You are on page 1of 12

PHẠM VI ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II - LỚP 11 HÓA

NĂM HỌC 2022- 2023

A. Phạm vi ôn tập kiểm tra cuối kì 2:


Chương 7: Hidrocacbon
Chương 8: Ancol, Phenol
Chương 9: Andehit- Xeton- Axit cacboxylic;
I/ Phần tự luận:
Dạng 1 : Hoàn thành phương trình phản ứng, viết CTCT và gọi tên.
1/ Cho dãy chuyển hoá điều chế sau :Toluen B C D.
Xác định Chất D( D là HCHC đơn chức) và hoàn thành sơ đồ ?
2/ Hoàn thành các PTHH trong sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
CH4  X Y  C2H5OH  CH3COOH  Z  T CH4.
Các chữ cái kí hiệu thay cho các hợp chất hữu cơ.
3/ Hoàn thành sơ đồ phản ứng:
C2H2 600ºC, C X Y Z +HNO3 (1:3) T↓ vàng

A↓ trắng
4/ X + NaOH A

B +NaOH, to CH4 +O2, to, NO D → E → C2H5OH


Biết X, D, E là HCHC đều chứa 3 nguyên tố C, H, O.
Dạng 2: Nhận biết
1/ Có 4 hợp chất: phenol, benzen, glixerol, ancol etylic. Nêu thứ tự các chất hoá học dùng làm thuốc thử để
phân biệt 4 chất đó , Viết PTHH xảy ra?
2/ Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các chất lỏng riêng biệt bị mất nhãn:
C2H5OH, C6H5ONa, C6H5OH, C6H6 CHO, C6H5COOH
3/Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các chất lỏng không màu riêng biệt đựng trong các lọ mất nhãn:
HCHO; HCOOH; CH3COOH; C2H3COOH; C6H5OH; C2H5OH; C3H5(OH)3.
4/ Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các chất lỏng không màu riêng biệt đựng trong các lọ mất nhãn:
HCHO; HCOOH; CH3COOH; C2H3COOH; C6H5OH; C2H5OH; C2H4(OH)2.
5/ Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các chất lỏng không màu riêng biệt đựng trong các lọ mất nhãn:
CH3CHO; HCOOH; CH3COOH; C2H3COOH; C6H5OH; C3H7OH; C3H5(OH)3.
Dạng 3: Xác định CTPT, CTCT
* Ancol:
1/ Đốt cháy hỗn hợp 2 ancol đồng đẳng có số mol bằng nhau thu được CO2 và hơi nước có tỉ lệ mol nCO2 : nH2O
= 2:3. Xác định công thức phân tử của 2 ancol?
2/ Cho 3,38 gam hỗn hợp A gồm CH3OH, C2H5OH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 672 ml khí
(đktc) và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B được hỗn hợp rắn B1 có khối lượnglà ?
3/ Cho 0,05 mol ancol X tác dụng với Kali dư tạo ra 1,68 lit H2 (đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol
X sinh ra CO2 và H2O theo tỉ lệ mol nH2O:nCO2= 4:3. Vậy CTCT của X là ?
4/ Viết CTCT các đồng phân thơm có cùng công thức phân tử C7H8O vừa tác dụng được với Natri vừa tác
dụng được với NaOH ?
5/ Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H6O2. Biết X tác dụng với KOH theo tỉ lệ mol 1: 2. Vậy số đồng
phân cấu tạo của X là ?
6/ Đun 82,8 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức đồng đẳng kế tiếp nhau với H2SO4 đặc ở 140oC (Hphản ứng =100%)
thu được 66,6 gam hỗn hợp các ete có số mol bằng nhau. Công thức của 3 ancol là ?
7/ Lấy 5,3 gam hỗn hợp 2 ankanol đồng đẳng kế tiếp tác dụng hết với Na, khí H2 sinh ra dẫn ống sứ đựng bột
CuO nung nóng dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,9 gam H2O. vậy CTCT của 2 ancol là?
8/ Đun 132,8 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức với H2SO4 đặc ở 140oC (H=100%) thu được 111,2 gam hỗn hợp
các ete có số mol bằng nhau. Số mol của mỗi ete trong hỗn hợp ?
9/ Chia m gam hỗn hợp 2 ankanol thành 2 phần bằng nhau:
P1: đốt cháy hoàn toàn thu được 2,24 lit khí CO2 (đktc)
P2: bị dehidrat hóa hoàn toàn thu được hỗn hợp 2 anken. Nếu đốt cháy hết 2 anken này thì thu được
bao nhiêu gam H2O ?
10/ Đun nóng hỗn hợp 2 ancol no đơn chức với H2SO4 đặc ở to = 140oC thu được 21,6 gam H2O và 72 gam hỗn
hợp 3 ete. Biết 3 ete thu được có số mol bằng nhau và phản ứng xảy ra hoàn toàn. CTCT của 2 ancol là?
11/ Một hỗn hợp X gồm 2 ancol no A, B có cùng số nguyên tử cacbon, có khối lượng 18,2 gam. Tỉ khối hơi
của X so với H2 là 36,4. Chia X làm 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1 và cho toàn bộ sản phẩm
qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 37,5 gam kết tủa. Phần 2 phản ứng vừa đủ với 225 ml dung dịch HCl
(hiệu suất 100%).
1. Xác định công thức phân tử của A, B. 2. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl.
12/ X là ancol no đa chức mạch hở. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol X cần 3,5 mol O2.
Công thức, tên của X ?
13/ Cho 3,04 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với Na vừa đủ, sau phản ứng
thu được 4,36 gam chất rắn. Công thức phân tử của 2 ancol và thể tích khí hiđro (đktc) là ?
14/ Đun nóng hỗn hợp 2 ancol no đơn chức với H2SO4 đặc ở to = 140oC thu được 21,6 gam H2O và 72 gam hỗn
hợp 3 ete. Biết 3 ete thu được có số mol bằng nhau và phản ứng xảy ra hoàn toàn. CTCT của 2 ancol là?
15/ Cho m gam 1 ancol no đơn chức X qua bình đựng CuO dư nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối
lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối hơi đối với H2 là 15,5. Giá trị của m
là ?
* Andehit- Xeton
Bài 1: Oxi hóa 53,2 gam hỗn hợp gồm một ancol đơn chức và 1 andehit đơn chức, hiệu suất phản ứng là 100%
ta thu được một axit hữu cơ duy nhất.Lượng axit sinh ra tác dụng với a gam dung dịch hỗn hợp NaOH 2% và
Na2CO3 13,25% thu được dung dịch chỉ chứa muối hữu cơ có nồng độ 21,87%.
a, Tìm CTPT của ancol và andehit? b, Tìm khoảng xác định của m? Nếu m = 400 gam, tính mancol và mandehit?
Bài 2: Hỗn hợp A gồm một andehit là đồng đẳng của HCHO và một axit no đơn chức. Lượng Ag thu được khi
oxi hóa hoàn toàn lượng andehit trong A bằng phản ứng tráng bạc cho tác dụng với HNO3 dư thu được 0,2016
lit NO. Lượng axit trong A tác dụng với Na2CO3 dư thu được 0,336 lit CO2. Đốt cháy toàn bộ hỗn hợp A lượng
CO2 tạo thành hấp thụ hoàn toàn vao 435ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch B. Cho B tác dụng với
dung dịch CaCl2 dư thu đươc 10,05 gam kết tủa.Tìm CTCT và tính khối lượng mỗi chất trong A (các thể tích
đo ở đktc).
Bài 3. Một HCHC (D) mạch không nhánh có 3 nguyên tố C, H, O. Chất D chỉ chứa các nhóm chức có nguyên
tử H linh động. Cho D tác dụng với Na dư thu được H2 có số mol bằng số mol của D.
a, D có thể có loại nhóm chức nào?
b, D phản ứng với CuO nung nóng tạo ra andehit. Lấy 13,5 gam D phản ứng vừa đủ với Na2CO3 thu được 16,8
gam muối E và có khí CO2 bay ra. Xác định CTCT của D?
Bài 4. Chia hỗn hợp gồm 2 anđehit no, đơn chức làm 2 phần bằng nhau.
- Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn thu được 1,08 gam nước.
- Phần 2 tác dụng với H2 dư (Ni,to) thu được hỗn hợp X. Đem đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được thể tích
CO2 ở đktc là bao nhiêu lít?
Bài 5. Trộn 3,36 g anđehit đơn chức X với m gam anđehit đơn chức Y (Mx> My) rồi thêm nước vào để được
0,1 lít dung dịch Z với tổng nồng độ các anđehit là 0,8M. Thêm từ từ dung dịch AgNO3/NH3 dư vào dung dịch
Z rồi đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được 21,6 gam Ag. CTCT , tên của X, Y là ?
Bài 6. Hỗn hợp X gồm 2 andehit là đồng đẳng liên tiếp. Chia hỗn hợp X thành 2 phần bằng nhau:
P1: tác dụng với H2 (xt) thu được hỗn hợp 2 ancol đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ancol này thu được
6,6 gam CO2 và 4,5 gam H2O
P2: tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được m gam Ag kết tủa
Vậy CTPT của 2 andehit là ?
* Axit cacboxylic
Bài 1: Để trung hòa a gam hợp 2 axit đồng đẳng liên tiếp của axit fomic cần dùng 100ml dung dịch NaOH
0,3M. Mặt khác đem đốt cháy a gam hỗn hợp đó và cho sản phẩm lần lượt đi qua bình 1 đựng P2O5 và bình 2
đựng KOH rắn thấy khối lượng bình 1 tăng b gam, còn bình 2 tăng (3,64+b) gam.
a/ Hãy xác định CTPT của các axit?
b/ Thành phần % khối lượng axit có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn trongX.
Bài 2. Clo hóa metan được hỗn hợp X gồm 3 dẫn xuất. Thủy phân hết hỗn hợp X trong dung dịch NaOH dư
thu được hỗn hợp Y gồm các hợp chất hữu cơ, cho hỗn hợp Y tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít khí(đktc).
Trung hòa hết Y cần dùng vừa đủ 100ml NaOH 1M. Mặt khác nếu đem Y đi tráng gương thu được 64,8 gam
Ag. Vậy thể tích metan (đktc) đã phản ứng ?
Bài 3. Hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic đơn chức mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn
toàn 4,02 gam X, thu được 2,34 gam H2O. Mặt khác 10,05 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu
được 12,8 gam muối. Công thức của 2 axit là ?
Bài 4. X là một hợp chất hữu cơ mạch hở chứa C, H, O có M= 90g/mol. Cho X tác dụng với Na dư cho số mol
H2 bằng số mol X phản ứng. Mặt khác, X có phản ứng với NaHCO3. Viết CTCT có thể có của X.
Bài 5.Trung hòa 5,48 gam hỗn hợp axit axetic, phenol và axit benzoic cần dùng 600ml dung dịch NaOH 0,1M.
Cô cạn dung dịch sau phản ứng được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng ?
Bài 6: Hỗn hợp A gồm 2 axit hữu cơ X và Y no mạch hở (X đơn chức). Nếu lấy số mol X bằng số mol Y rồi
lần lượt cho X tác dụng hết với NaHCO3 và Y tác dụng hết với Na2CO3 thì lượng CO2 thu được luôn bằng
nhau. Đốt cháy hoàn toàn 11,2 gam hỗn hợp A được 15,4 gam CO2. Mặt khác trung hòa 8,4 gam A cần 200ml
dung dịch NaOH 0,75M.
a, Tìm CTPT và viết CTCT của X, Y biết chúng có mạch C không nhánh?
b, Tính thành phần % về khối lượng mỗi chất trong A?
Bài 7. Hỗn hợp A gồm 2 axit hữu cơ X và Y no mạch hở (X đơn chức). Nếu lấy số mol X bằng số mol Y rồi
lần lượt cho X tác dụng hết với NaHCO3 và Y tác dụng hết với Na2CO3 thì lượng CO2 thu được luôn bằng
nhau. Đốt cháy hoàn toàn 11,2 gam hỗn hợp A được 15,4 gam CO2. Mặt khác trung hòa 8,4 gam A cần 200ml
dung dịch NaOH 0,75M. Hãy: xác định CTPT và viết CTCT của X, Y biết chúng có mạch C không nhánh?
 Nội dung phần chuyên:
Câu 1:
1. Ancol X chứa 34,78% Oxi, ancol X tách nước, thu được một anken, dẫn anken sục qua dung dịch B chứa
nước Br2 có lẫn một ít NaI và NaCl.
a) Xác định công thức cấu tạo của ancol X và anken.
b) Xác định sản phẩm thu được khi sục anken qua dung dịch B? Giải thích?
2. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
(A) (B) + (C)
(B) + dd AgNO3 trong NH3  (D)  + (E) + (F)
(D) + (G)  (B) + (H) 
2(B)  (I) (I) + (C) (K) n(K)  (L)n
Câu 2: Cho 2 anken tác dụng hoàn toàn với H2O thu được hỗn hợp R gồm hai ancol no đơn chức mạch hở
đồng đẳng kế tiếp. Chia hỗn hợp R thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 cho tác dụng với Na dư thu được 1,568 lit H2.
- Phần 2 đun với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 5,742 gam hỗn hợp 3 ete. Hiệu suất tạo ete từ ancol có khối
lượng mol nhỏ hơn là 50% và hiệu suất từ ancol có khối lượng mol lớn hơn là 60%.
Hãy tính khối lượng mỗi ancol trong R.
Câu 3:
Xăng sinh học (xăng pha etanol) được coi là giải pháp thay thế cho xăng truyền thống. Xăng pha etanol là xăng
được pha 1 lượng etanol theo tỉ lệ đã nghiên cứu như: xăng E85 (pha 85% etanol), E10 (pha 10% etanol), E5
(pha 5% etanol),...
1) Tại sao xăng pha etanol được gọi là xăng sinh học ? Viết các phương trình hóa học để chứng minh.
2) Tại sao xăng sinh học được coi là giải pháp thay thế cho xăng truyền thống ? Biết khi đốt cháy 1 kg xăng
truyền thồng thì cần 3,22 kg O2.
Câu 4: Xác định sản phẩm tạo thành khi thực hiện phản ứng tách nước từ các ancol sau với xúc tác axit H+
a) propan-1,2- diol
b) 2- metylpropan-1,2- diol
c) 2- metylbutan- 2,3- diol
Câu 5: So sánh và giải thích lực axit của dãy hợp chất sau:
a) o-metylphenol, m-metylphenol, p-metylphenol
b) o-bromphenol, m- bromphenol, p-bromphenol
c) o-metoxiphenol, m- metoxiphenol, p-metoxiphenol
Câu 6: Khi đun một hỗn hợp đẳng phân tử gồm một ancol bậc I và một ancol bậc III cùng thuộc dãy đồng
đẳng của metanol với axit sunfuric ở 140oC, người ta thấy cứ tạo ra 26,4 gam ete thì tách ra 5,4 gam nước. Biết
rằng số mol ete không đối xứng gấp 10 lần số mol mỗi ete đối xứng.
a) Hãy xác định công thức cấu tạo của 2 ancol và 3 ete.
b) Vì sao phản ứng lại ưu tiên tạo thành ete không đối xứng.
c) Viết phương trình hóa học khi cho ete không đối xứng tác dụng với HI. Giải thích hướng của phản ứng.

II/ Phần Trắc nghiệm:


II.1. Hidrocacbon
Câu 1: Cho ankan X (C6H14) phản ứng với Cl2 (as) tạo ra 3 dẫn xuất monoclo. Tên của X là:
A. neo hexan. B. iso hexan. C. 3 – metyl pentan. D. 3 – metyl butan.
Câu 2: Đốt cháy hết một mol hiđrocacbon X tạo ra 5 mol CO2. Khi cho X phản ứng với Cl2 (as) tạo ra một
dẫn xuất monoclo. Tên gọi của X là
A. iso pentan. B. xiclo hexan. C. neo pentan. D. n – butan.
Câu 3: Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là:
A. 1-clo-2-metylbutan. B. 2-clo-2-metylbutan. C. 2-clo-3-metylbutan. D. 1-clo-3-metylbutan.
Câu 4: Khi clo hóa C5H12 với tỷ lệ mol 1:1 thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC của ankan
đó là
A. 2,2-đimetylpropan. B. 2-metylbutan. C. pentan. D. 2-đimetylpropan.
Câu 5: Cho 4 chất: metan, etan, propan và n-butan. Số lượng chất tạo được một sản phẩm thế monoclo duy
nhất là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Khi clo hóa một ankan có công thức phân tử C6H14, người ta chỉ thu được 2 sản phẩm thế monoclo.
Danh pháp IUPAC của ankan đó là
A. 2,2-đimetylbutan. B. 2-metylpentan. C. n-hexan. D. 2,3-đimetylbutan.
Câu 7: Khi clo hóa hỗn hợp 2 ankan, người ta chỉ thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Tên gọi của 2 ankan
đó là
A. etan và propan. B. propan và iso-butan.
C. iso-butan và n-pentan. D. neo-pentan và etan.
Câu 8: Đốt cháy hết một hidrocacbon X được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. X phản ứng với Cl2(1:1) thì
thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tìm X.
A. 2 - metyl butan. B. etan.
C. 2,2 - đimetyl propan. D. 2 - metyl propan.
Câu 9: Hiđrocacbon X mạch hở chỉ chứa liên kết xích ma và có hai nguyên tử C bậc III trong phân tử. Đốt
cháy hết 1V chất X được 6V CO2 (cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). X phản ứng với Cl2 thì số
dẫn xuất monoclo tạo ra là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 10: 2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một
ancol duy nhất. A có tên là
A. etilen. B. but - 2-en.
C. hex- 2-en. D. 2,3-dimetylbut-2-en.
Câu 11: Dẫn 2 mol một olefin X qua dung dịch brom dư, khối lượng bình sau phản ứng tăng 56 gam. Vậy
công thức phân tử của X là
A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10.
Câu 12: Dẫn từ từ 8,4 gam hỗn hợp X gồm but-1-en và but-2-en lội chậm qua bình đựng dung dịch Br2, khi
kết thúc phản ứng thấy có m gam brom phản ứng. Giá trị của m là
A. 12 gam. B. 24 gam. C. 36 gam. D. 48 gam.
Câu 13: Cho 8,960 lít (đktc) anken X qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình brom tăng
22,4 gam. Biết X có đồng phân hình học. Công thức cấu tạo của X là
A. CH2 = CH - CH2 - CH3. B. CH3 - CH = CH - CH3.
C. CH2 = CH - CH - CH2 - CH3. D. (CH3)2 C = CH2.
Câu 14: Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng
clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là
A. C3H6. B. C4H8. C. C2H4. D. C5H10.
Câu 15: Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối
lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là
A. 0,05 và 0,1. B. 0,1 và 0,05. C. 0,12 và 0,03. D. 0,03 và 0,12.

II.2 Ancol- Phenol:


Câu 1: Chất nào sau đây là ancol etylic?
A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. CH3OH. D. HCHO.
Câu 2: Công thức tổng quát của ancol no, mạch hở là:
A. R(OH)n. B. CnH2n + 2Ox. C. CnH2n + 2 – x (OH)x. D. CnH2n + 2O.
Câu 3: Công thức chung của ancol no, hai chức, mạch hở là
A. CnH2nO2 . B. CnH2n+2O . C. CnH2n-2O2 . D. CnH2n+2O2 .
Câu 4: Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3(CH2)2CH2OH là
A. propan-1-ol. B. butan-1-ol. C. butan-2-ol. D. pentan-2-ol.
Câu 5: Chất nào sau đây thuộc loại ancol no, đơn chức, mạch hở?
A. HCHO. B. C2H4(OH)2. C. CH2=CH- CH2 - OH. D. C2H5 - OH.
Câu 6: Công thức phân tử của etanol là
A. C2H4O. B. C2H6O. C. C2H6. D. C2H4O2.
Câu 7: Ancol etylic không tác dụng với chất nào sau đây?
A. CuO. B. O2. C. KOH. D. Na.
Câu 8: Metanol là chất rất độc, chỉ một lượng nhỏ vào cơ thể cũng có thể gây mù lòa, lượng lớn hơn có
thể gây tử vong. Công thức của metanol là
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. HCHO. D. CH3CHO.
Câu 9: Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3CH2CH2OH là
A. pentan-1-ol. B. propan-1-ol. C. pentan-2-ol. D. propan-2-ol.
Câu 10: Ancol no, đơn chức, mạch hở ứng với CTPT chung nào sau đây?
A. CnH2n + 2OH ( n 1). B. CnH2n – 1OH ( n 2).
C. CxH2x +1OH ( x 1). D. CxHyOH ( x 1).
Câu 11: Chất nào trong số các chất sau đây chứa chức ancol?
A. Axit etanoic. B. Etanol. C. Phenol. D. Etanal.
Câu 12: Hợp chất (CH3)3C-OH có tên thay thế là
A. 2-metylpropan-2-ol. B. 1,1-đimetyletanol. C. trimetylmetanol. D. butan-2-ol.
Câu 13: Chất nào sau đây thuộc loại ancol bậc một?
A. (CH3)3COH. B. CH3CH(OH)CH2CH3.
C. CH3CH(OH)CH3. D. CH3CH2OH.
Câu 14: Có bao nhiêu ancol đồng phân, công thức phân tử C3H8O?
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 15: Số ancol đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12O tác dụng với CuO đun nóng sinh ra andehit

A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 16: Ancol C4H10O có mấy đồng phân?
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Câu 17: Ancol C5H12O có mấy đồng phân?
A. 5. B. 8. C. 7. D. 6.
Câu 18: Ứng với công thức C5H11OH thì số ancol no đơn chức bậc I là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 19: Ancol C4H10O2 có mấy đồng phân?
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Câu 20: Số đồng phân ancol bậc 2 có cùng công thức phân tử C5H12O là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 21: Có bao nhiêu ancol thơm, công thức C8H10O?
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 22: Ancol nào sau đây là ancol bậc hai?
A. Butan-2-ol. B. Butan-1-ol. C. Propan-1-ol. D. 2-metylpropan-2-ol.
Câu 23: Chất X có công thức cấu tạo . Tên gọi của X là
A. 2–metylpropan–2–ol. B. butan–2–ol.
C. 2–metylpropan–1–ol. D. butan–1–ol.
Câu 24: Có bao nhiêu ancol bậc II,no, đơn chức, hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có
68,18% khối lượng là cacbon:
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 25: Tên quốc tế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3 là
A. 2-etyl butan-3-ol. B. 3-metyl pentan-2-ol.
C. 4-etyl pentan-2-ol. D. 3-etyl hexan-5-ol.

Câu 26: . Tên nào dưới đây ứng với ancol trên?
A. 2-metylpentan-1-ol. B. 4-metylpentan-2-ol.
C. 4-metylpentan-1-ol. D. 3-metylhexan-2-ol.
Câu 27: Ancol etylic không tác dụng với chất nào sau đây:
A. Na. B. NaOH. C. CuO. D. O2.
Câu 28: Cho C2H5OH tác dụng với CuO nung nóng thu được anđehit có công thức cấu tạo là:
A. CH3CHO. B. HCOOH. C. CH3COOH. D. C2H5CHO.
Câu 29: Ở điều kiện thích hợp, chất nào sau đây không tác dụng với ancol metylic?
A. NaOH. B. Na. C. C2H5OH. D. CH3COOH.
Câu 30: Thực hiện phản ứng đề hiđrat hóa ancol etylic thu được anken X. Tên gọi của X là
A. Etilen. B. Propilen. C. Axetilen. D. Propen.
Câu 31: Ancol nào sau đây có khả năng tạo phức với Cu(OH)2?
A. C3H7OH. B. HOCH2CH2CH2OH.
C. C3H5(OH)3. D. CH3OH.
Câu 32: Cho 6,4 gam một ancol no, đơn chức, mạch hở A tác dụng hoàn toàn với Na dư, sau phản ứng thu
được 2,24 lít khí H2 (đktc). Công thức của A là
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C4H9OH.
Câu 33: Cho 30 gam ancol đơn chức X tác dụng hết với natri tạo ra 5,6 lít khí H2 (đktc). Công thức của X là
A. C2H5OH. B. C3H7OH. C. C3H5OH. D. CH3OH.
Câu 34: Cho 2,84 gam hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức X, Y tác dụng vừa đủ với Na. Sau phản ứng thu
được 4,6 gam chất rắn và bao nhiêu lít H2 (ở đktc)?
A. 0,896 lít. B. 1,12 lít. C. 1,792 lít. D. 2,24 lít.
Câu 35: Cho 4,52 gam hỗn hợp X gồm C2H5OH, C6H5OH, CH3COOH tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra
896 ml khí (đktc) và m gam hỗn hợp rắn. Giá trị của m là
A. 5,44. B. 6,36. C. 5,40. D. 6,28.
Câu 36: Cho 15,2 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức tác dụng với Na vừa đủ, sau phản ứng thu được 21,8 gam
chất rắn và V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.
Câu 37: Cho 4,6 gam ancol đơn chức no mạch hở tác dụng vừa đủ với Na thu được 6,8 g muối khan. Công
thức của ancol là
A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C4H9OH.
Câu 38: Cho 0,1 mol ancol X phản ứng hết với Na dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Số nhóm chức –OH
của ancol X là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 39: Cho 1,24 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 336 ml khí H2
(đktc). Hỗn hợp các chất rắn chứa Na được tạo ra có khối lượng bao nhiêu?
A. 1,90 gam. B. 1,585 gam. C. 1,93 gam. D. 1,57 gam.
Câu 40: Cho 81,696 gam 1 ancol đơn chức no mạch hở X phản ứng vừa đủ với 40,848 gam Na. Vậy X là
A. metanol. B. etanol. C. propan-1-ol. D. butan-2-ol.
Câu 41: Cho 1,52 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với Na vừa đủ, sau
phản ứng thu được 2,18 gam chất rắn. Công thức phân tử của hai ancol là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H5OH và C4H7OH. D. C3H7OH và C4H9OH.
Câu 42: Ancol X mạch hở có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức. Cho 9,3 gam ancol X tác dụng với
Na dư, thu được 3,36 lít khí (đktc). Công thức cấu tạo của X là
A. CH3OH. B. CH3CH2OH.
C. HOCH2CH2OH. D. HOCH2CH(OH)CH2OH
Câu 43: Cho 7,8 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 4,6 gam
Na được 12,25 gam chất rắn. Đó là 2 ancol
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H5OH và C4H7OH. D. C3H7OH và C4H9OH.
Câu 44: Cho 7,8 gam hỗn hợp gồm C2H5OH và một ancol đơn chức X tác dụng với Na dư ta thu được 2,24
lít H2 (đktc). Vậy công thức ancol X là
A. C3H7OH B. C4H9OH
C. CH3OH D. CH2= CHCH2CH2OH
Câu 45: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được
4,48 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được a gam CO2. Giá trị của a là
A. 4,4 B. 8,8 C. 17,6 D. 13,2
Câu 46: Cho 0,8 mol hỗn hợp A gồm 3 ancol có công thức phân tử lần lượt là C2H6O2, C3H8O2 và C8H10O2
phản ứng vừa đủ với Na, phản ứng xong thu được V lít H2 (đktc). Vậy giá trị của V là
A. 4,48. B. 8,96. C. 17,92. D. 35,84.
Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở. Sau phản ứng thu được 15,68
lít khí CO2 ở đktc và 18 gam nước. Giá trị của m là
A. 15,2 gam. B. 10,4 gam. C. 16,6 gam. D. 12,8 gam
Câu 48: Đốt cháy hoàn toàn 4,712 gam một ancol no, hai chức, mạch hở thu được m gam CO2 và 4,464 gam
H2O. Giá trị của m là
A. 8,184. B. 6,688. C. 5,456. D. 10,032.
Câu 49: X là hỗn hợp chứa 3 ancol no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol X thu được 6,16 gam CO 2.
Thể tích (lít) khí O2 (đktc) tối thiểu cần dùng là
A. 3,136. B. 4,704. C. 3,584. D. 3,808
Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 3,808
lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là
A. 5,42. B. 7,42. C. 5,72. D. 4,72.

II.3. BÀI TẬP ANĐEHIT


Câu 1: HCHO có tên gọi là
A. Anđehit fomic. B. Metanal. C. Fomanđehit. D. Tất cả đều đúng.
Câu 2: Fomon còn gọi là fomalin có được khi:
A. Cho anđehit fomic hoà tan vào rượu để được dung dịch có nồng độ từ 35%-40%.
B. Cho anđehit fomic tan vào nước để được dung dịch có nồng độ từ 35%-40%.
C. Hoá lỏng anđehit fomic.
D. Cả b, c đều đúng.
Câu 3: Chất A là anđêhit không no, hở chứa một liên kết đôi và hai chức. Công thức tổng quát của A là:
A. CnH2n – 4O2 ( n ≥4). B. CnH2n – 2O2 ( n ≥4). C. CnH2n – 4O2 ( n ≥3). D. CnH2n O2 ( n ≥1).
Câu 4: Đốt cháy hết anđêhit A được CO2 và H2O với tỉ lệ mol là 1:1. Công thức tổng quát của A là:
A. CnH2nO ( n ≥3). B. CnH2n Ox ( n ≥ x). C. CnH2n – 2Ox ( n ≥ x). D. CnH2nO ( n ≥1).
Câu 5: Chất X là anđêhit có công thức là CnH2n – 2a – b(CHO)b. Số liên kết pi trong X là
A. a. B. b. C. a + b. D. a + b + 1.
Câu 6: Chất C4H8O có mấy đồng phân là anđêhit mạch hở
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 7: Có mấy anđêhit mạch hở có công thức đơn giản nhất là C2H3O:.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 8: Có mấy anđêhit có công thức phân tử là C8H8O, chứa vòng benzen:
A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 9: Chất C3H6O có bao nhiêu đồng phân mạch hở
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 10: Chất X là một anđêhit có công thức là CnH2n + 2 – a(CHO)a, dX/H2 = 36. Số chất thoả mãn X là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 11: Chất nào không phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường:
A. axit axetic. B. glixerol. C. etilen glicol. D. anđêhit axetic.
Câu 12: Cho các chất: Ag2O/NH3; H2; Cu(OH)2; Na; dung dịch Br2; dung dịch NaOH và dung dịch KMnO4.
Anđêhit fomic phản ứng được với mấy chất trong số các chất trên:
A. 5. B. 5. C. 7. D. 4.
Câu 13: Dãy gồm các chất điều chế trực tiếp ra anđêhit axetic bằng một phương trình phản ứng là:
A. C2H5OH; C2H4; C2H2. B. CH3COOH; C2H4; C2H2.
C. C2H5OH; HCOOCH3; C2H2. D. HCOOC2H3; C2H2; CH3Cl.
Câu 14: Anđêhit A phản ứng với H2 theo tỉ lệ 1:2 tạo ra chất hữu cơ Y. Kết luận đúng về A là:
A. anđêhit không no, đơn chức. B. anđêhit không no, có một nối đôi, 2 chức.
C. anđêhit no, hai chức. D. anđêhit no, đơn chức.
Câu 15: Phản ứng với chất nào sau đây không chứng minh tính khử của anđêhit:
A. dung dịch AgNO3/NH3. B. Cu(OH)2.
C. dung dịch Br2. D. H2 có xúc tác Ni, t0.
Câu 16: Hợp chất X khi đun nhẹ với dung dịch AgNO3/NH3 được chất Y. Khi cho Y phản ứng với dung dịch
NaOH thì thu được khí vô cơ A mùi khai. Tìm X:
A. HCHO và C6H5OH. B. HCOOH và C3H5(OH)3.
C. HCOONH4 và C2H5OH. D. HCHO và HCOOH.
Câu 17: Phương trình điều chế anđêhit axetic được sử dụng trong công nghiệp hiện đại là
A. C2H2 + H2O (800C, có xúc tác Hg2+ ). B. oxi hoá etanol bằng CuO, t0.
C. oxi hoá etilen bằng oxi có xúc tác. D. hiđrát hoá etilen có xúc tác H+.
Câu 18: Cho các chất axit axetic; glixerol; etanol; axetanđehit. Nhận biết các chất trên bằng
A. quỳ tím. B. dung dịch NaOH. C. Cu(OH)2/OH-. D. dung dịch HCl.
Câu 19: Cho sơ đồ phản ứng: C2H2  X  CH3COOH.
Trong sơ đồ trên mỗi mũi tên là một phản ứng, X là chất nào sau đây?
A. CH3COONa. B. C2H5OH. C. HCOOCH3. D. CH3CHO.
Câu 20: Cho các chất sau: CH3-CH2-CHO (1), CH2=CH-CHO (2), (CH3)2CH-CHO (3), CH2=CH-CH2-
OH (4). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, t0) cùng tạo ra một sản phẩm là:
A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4).
Câu 21: Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol HCOOH và 0,2 mol HCHO phản ứng với dung dịch AgNO3 dư/NH3 thì
lượng Ag thu được là
A. 216g. B. 108g. C. 21,6g. D. 10,8g.
Câu 22: Cho 8,8 gam anđehit axetic tác dụng với AgNO3 dư/NH3 đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam
kết tủa. Giá trị của m là
A. 21,6. B. 43,2. C. 27. D. 32,4.
Câu 23: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3)
trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng bạc tạo ra là
A. 43,2gam. B. 10,8 gam. C. 64,8 gam. D. 21,6 gam.
Câu 24: Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol anđehit fomic và 0,2 mol anđehit axetic tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa bạc. Giá trị của m là
A. 86,4 gam. B. 64,8 gam. C. 43,2 gam. D. 21,6 gam.
Câu 25: Cho 1,97 gam dung dịch fomalin tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 10,8 gam Ag.
Nồng độ phần trăm của anđehit fomic trong fomalin là
A. 49%. B. 40%. C. 50%. D. 38,07%.
Câu 26: Cho 14,1 gam hỗn hợp X gồm HCOOH và CH2(CHO)2 vào dung dịch AgNO3 dư/NH3 đến phản ứng
hoàn toàn thu được 75,6 gam Ag. Phần trăm khối lượng của HCOOH trong X là
A. 48,94%. B. 32,62%. C. 65,24%. D. 42,33%.
Câu 27: Cho 3,8 gam hỗn hợp X gồm HCHO và (CHO)2 vào dung dịch AgNO3 dư/NH3 đến phản ứng hoàn
toàn thu được 34,56 gam Ag. Phần trăm khối lượng của HCHO trong X là
A. 27,63%. B. 39,47%. C. 31,58%. D. 23,68%.
Câu 28: Cho X gồm 0,15 mol HCHO và 0,18 mol HCOOH phản ứng với AgNO3 dư trong NH3 được chất
rắn Y. Cho toàn bộ Y phản ứng với HNO3 loãng, dư được V lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất.
Giá trị của V là
A. 7,168. B. 4,928. C. 9,856. D. 21,504.
Câu 29: Cho 19 gam X gồm HCHO và (CHO)2 (có tỉ lệ mol tương ứng là 3:5) phản ứng với AgNO3 dư trong
NH3 được chất rắn Y. Cho toàn bộ Y phản ứng với HNO3 đặc, nóng, dư được V lít NO2 (đktc) là sản
phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là
A. 35,84. B. 24,64. C. 29,12. D. 17,92.
Câu 30: Hỗn hợp A gồm HCHO và một anđêhit T no, đơn, hở có tỉ lệ mol lần lượt là 1:2. Nếu cho 14,6 gam
A phản ứng với dung dịch AgNO3dư trong NH3 được 86,4 gam Ag. Công thức của Y là
A. C2H5CHO. B. CH3CHO. C. C3H7CHO. D. C4H9CHO.
Câu 31: Hỗn hợp X gồm anđêhit axetic và một anđêhit Y đơn chức. Cho 0,1 mol X phản ứng với dung dịch
AgNO3dư trong NH3 được 28,08 gam Ag. Công thức của Y là
A. C2H5CHO. B. C2H3CHO. C. (CHO)2. D. HCHO.
Câu 32: Cho 0,1mol X gồm hai anđêhit có khối lượng phân tử bằng nhau và đều nhỏ hơn 68 đvc phản ứng
với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 được 38,88g Ag. Công thức của hai anđêhit trong X là
A. HCHO; CH3CHO. B. C2H3CHO; C2H5CHO.
C. (CHO)2; C2H5CHO. D. C3H7CHO; CH2(CHO)2.
Câu 33: Hỗn hợp A gồm hai anđêhit no, đơn chức, hở là đồng đẳng kế tiếp nhau. Cho 11,8g A phản ứng với
Ag2O dư trong NH3 được a gam Ag. Cho a gam Ag phản ứng với HNO3 đặc nóng dư được 17,92 lít
NO2 là sản phẩm khử duy nhất của N+5 ở đktc. Hai anđêhit là
A. CH3CHO; C2H5CHO. B. HCHO; CH3CHO.
C. C2H5CHO; C3H7CHO. D. C3H7CHO; C4H9CHO.
Câu 34: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng
thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức
cấu tạo thu gọn của X là: A. HCHO. B. CH3CHO. C. OHC-CHO. D.
CH3CH(OH)CHO.
Câu 35: Hiđro ht 0,035mol hh X gồm 2 anđehit có m= 2,2gam cần 1,568 lít H2(đktc). Mặt khác, cũng lượng X
trên p/ứng với một lượng dư dd AgNO3/NH3 thì thu được 10,8 g Ag. CTCT của hai anđehit trong X là A. H-
CHO và OHC-CH2-CHO. B. CH2=C(CH3)-CHO và OHC-CHO. C. OHC-CH2-CHO và
OHC-CHO. D. CH2=CH-CHO và OHC-CH2-CHO.
Câu 36: Cho hỗn hợp HCHO và H2 qua ống đựng bột Ni nung nóng. Toàn bộ sản phẩm thu được đem hoà tan
trong bình đựng nước lạnh thấy khối lượng bìng tăng 1,564 gam. Thêm tiếp dd AgNO3/NH3 đến dư và đun nhẹ
thì thu được 7,776 gam Ag. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là: A. 20% B. 64% C. 80%
D. 36%
Câu 37. Cho 0,92 gam một hỗn hợp gồm C2H2 và CH3CHO tác dụng vừa đủ với AgNO3 trong dung dịch NH3
thu được 5,64 gam hỗn hợp rắn. Phần trăm khối lượng của C2H2 và CH3CHO tương ứng là
A. 28,26% và 71,74%. B. 26,74% và 73,26%. C. 25,73% và 74,27%. D. 27,95% và
72,05%.
Câu 38: Cho 13,6 g một HCHC X (C,H,O) t/dụng vừa đủ với 300ml dd AgNO3 2M trong NH3 thu được 43,2 g
bạc.Biết tỉ khối hơi của X với oxi bằng 2,125. CTCT của X a. CH3-CH2-CHO b. CH2=CH-CH2-CHO c. HC 
C-CH2-CHO d. HC  C-CHO
Câu 39: Cho 4,6 gam một ancol no, đơn chức phản ứng với CuO nung nóng, thu được 6,2 gam hỗn hợp X gồm
anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/
NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 16,2 B. 43,2 C. 10,8 D. 21,6
Câu 40: Hỗn hợp  M gồm 2 rượu đơn chức. Chia 45,6g hh M thành 3 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với Na
dư,được 0,15mol H2. Phần 2 pứ hoàn toàn với CuO ở t0 cao, được hh N chứa 2 anđehit. Toàn bộ lượng N pứ
hết với AgNO3/NH3 ,thu được 86,4g Ag. CTCT 2 rượu là    :
A. CH3OH và CH3CH2CH2OH      B. C2H5OH và CH3OH
C. C2H5OH và CH3CH2CH2OH     D. CH3OH và C4H9OH

II.3 BÀI TẬP AXIT CACBOXYLIC


Câu 1: Phản ứng giữa C2H5OH và CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) là phản ứng:
A. trùng hợp. B. este hoá. C. trùng ngưng. D. xà phòng hoá.
Câu 2: Axit nào sau đây có 2 nguyên tử H trong phân tử?
A. Axit axetic. B. axit oxalic. C. axit benzoic. D. axit maloic.
Câu 3: Axit nào sau đây không có 4 nguyên tử H trong phân tử?
A. axit axetic. B. axit acrylic. C. axit maloic. D. axit oxalic.
Câu 4: Axit nào sau đây có 6 nguyên tử C trong phân tử?
A. axit benzoic. B. axit metacrylic. C. axit ađipic. D. axit maloic.
Câu 5: Axit terephtalic có bao nhiêu nguyên tử H?
A. 4. B. 6. C. 8. D. 10.
Câu 6: Số nguyên tử C trong 2 phân tử axit isobutiric là
A. 4. B. 7. C. 6. D. 8.
Câu 7: Chất nào sau đây là axit acrylic?
A. CH2=CH–COOH. B. CH3–CH(OH) –COOH.
C. CH2=CH(CH3)–COOH. D. HOOC–CH2–COOH.
Câu 8: Chất nào sau đây là axit metacrylic?
A. CH2=CH–COOH. B. CH3–CH(OH) –COOH.
C. CH2=CH(CH3)–COOH. D. HOOC–CH2–COOH.
Câu 9: Chất A là anđêhit không no, hở chứa một liên kết đôi và hai chức. Công thức tổng quát của A là:
A. CnH2n – 4O2 ( n ≥4). B. CnH2n – 2O2 ( n ≥4). C. CnH2n – 4O2 ( n ≥3). D. CnH2n O2 ( n ≥1).
Câu 10: Axit X có công thức tổng quát là CnH2n – 2O4 thuộc loại axit nào sau đây:
A. no, đơn chức. B. không no, đa chức. C. no, hở và 2 chức. D. không no, đơn chức.
Câu 11: Chất X là hợp chất no, hở chứa một nhóm chức axit và một nhóm chức ancol là
A. CnH2n – 2O3 ( n ≥ 3). B. CnH2n O3 ( n ≥ 2). C. CnH2n + 2O3 ( n ≥ 3). D. CnH2n – 4O3 ( n ≥ 2).
Câu 12: Axit X no, mạch hở có công thức thực nghiệm là (C3H4O3)n. Vậy công thức phân tử của X là:
A. C9H12O9. B. C12H16O12. C. C3H4O3. D. C6H8O6.
Câu 13: Công thức chung của axit no, hai chức, mạch hở là
A. CnH2n-2 O4 với n nguyên dương, n ≥2. B. CnH2n+2O4 với n nguyên dương, n ≥ 2.
C. CnH2n-2O4 với n nguyên dương, n ≥3. D. CnH2nO4 với n nguyên dương, n≥2.
Câu 14: Chất C8H8O2 có số đồng phân là axit, chứa vòng benzen là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.
Câu 15: Chất C4H6O2 có mấy đồng phân là axit mạch hở:
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 16: Chất C9H8O2 có mấy đồng phân là axit, chứa vòng benzen:
A. 4. B. 7. C. 5. D. 6.
Câu 17: Trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, 1 lít hơi axit A có khối lượng bằng khối lượng 2 lít CO 2.
A là axit nào trong số các axit sau
A. Axit butiric. B. Axit oxalic. C. Axit acrylic. D. Axit metacrylic.
Câu 18: Vị chua của trái cây là do các axit hữu cơ có trong đó gây nên. Trong quả nho có chứa axit 2,3-
đihiđroxibutanđioic( axit tactric). Công thức phân tử của axit này là
A. C4H6O4. B. C4H6O6. C. C4H8O6. D. C4H6O5.
Câu 19: axit Benzoic được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm (kí hiệu là E-210) cho xúc xích, nước
sốt cà chua, mù tạt, bơ thực vật … Nó ức chế sự phát triển của nấm mốc, nấm men và một số vi
khuẩn. Công thức phân tử axit benzoic là
A. CH3COOH. B. HCOOH. C. C6H5COOH. D. (COOH)2
Câu 20: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng được với nước Br2?
A. CH3CH2CH2OH. B. CH3CH2COOH. C. CH2=CHCOOH. D. CH3COOCH3.
Câu 21: Dung dịch axit acrylic (CH2=CH-COOH) không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. Cu(OH)2. B. MgCl2. C. Br2. D. Na2CO3.
Câu 22: Hợp chất hữu cơ không làm mất màu brom trong CCl4 là
A. isobutilen. B. ancol anlylic. C. anđehit acrylic. D. anđehit ađipic.
Câu 23: Chất nào sau đây phản ứng được với NaHCO3?
A. Anđehit axetic. B. Phenol. C. Axit benzoic. D. Ancol bezylic.
Câu 24: Axit HCOOH không tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. dung dịch KOH. B. dung dịch Na2CO3.
C. dung dịch NaCl. D. dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 25: Phản ứng hóa học nào sau đây không xảy ra?
A. 2CH3COOH + 2Na   2CH3COONa + H2.
B. C6H5OH + CH3COOH   CH3COOC6H5 + H2O.
C. 2C2H5OH + 2Na   2C2H5ONa + H2.
D. CH3COOH + NaOH   CH3COONa + H2O.
Câu 26: Phản ứng nào chứng minh tính axit của axit axetic mạnh hơn phenol?
A. dung dịch NaOH. B. Na. C. dung dịch NaHCO3. D. dung dịch Br2.
Câu 27: Phân biệt các chất riêng biệt sau: phenol; axit axetic và axit acrylic bằng dung dịch nào
A. xôđa. B. NaOH. C. Br2. D. AgNO3 trongNH3.
Câu 28: Cho các chất: HCOOH; CH3CHO; C2H5OH; CH3COOH. Phân biệt các chất trên bằng
A. Na; dung dịch AgNO3/NH3.
B. dung dịch NaHCO3; dung dịch AgNO3/NH3.
C. quỳ tím; dung dịch NaHCO3.
D. dung dịch AgNO3/NH3; dung dịch NaOH.
Câu 29: Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Na, CuO, HCl. B. NaOH, Cu, NaCl. C. Na, NaCl, CuO. D. NaOH, Na, CaCO3.

Câu 30: Axit cacboxylic X mạch hở, chứa hai liên kết trong phân tử. X tác dụng với NaHCO3 (dư) sinh ra
khí CO2 có số mol bằng số mol X phản ứng. Chất X có công thức ứng với công thức chung là
A. CnH2n(COOH)2 ( n  0). B. CnH2n+1COOH ( n  0).
C. CnH2n -1COOH ( n  2). D. CnH2n -2 (COOH)2 ( n  2).
Câu 31: Axit acrylic không phản ứng với chất nào sau đây?
A. CaCO3. B. HCl. C. NaCl. D. Br2.
Câu 32: Đun hỗn hợp gồm ancol etylic và axit axetic (có axit H2SO4 đặc xúc tác) sẽ xảy ra phản ứng
A. este hóa. B. trùng hợp. C. trùng ngưng. D. xà phòng hóa.
Câu 33: Ancol X, anđehit Y, axit cacboxylic Z có cùng số nguyên tử H trong phân tử và đều no, đơn chức,
mạch hở. Đốt hoàn toàn hỗn hợp 3 chất trên (có số mol bằng nhau) thu được tỉ lệ mol giữa CO2 và
H2O là 11:12. Công thức phân tử của X, Y, Z là
A. CH4O, C2H4O, C2H4O2. B. C4H10O, C5H10O, C5H10O2.
C. C2H6O, C3H6O, C3H6O2. D. C3H8O, C4H8O, C4H8O2.
Câu 34: Thí nghiệm nào không xảy ra phản ứng hoá học?
A. Cho axit axetic vào dung dịch natri phenolat.
B. Cho nước brom vào axit fomic.
C. Cho axit axetic vào phenol (C6H5OH).
D. Cho dung dịch axit axetic vào đồng(II) hiđroxit.
Câu 35: Trung hòa 0,2 mol một axit cacboxylic X cần dùng 200 ml dd NaOH 1M thu được dung dịch chứa
19,2 gam một muối. Tên của X là
A. axit acrylic. B. axit axetic. C. Axit oxalic. D. axit propionic.
Câu 36: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Cho 5,4 gam X phản ứng hoàn
toàn với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Công thức của hai axit trong X là
A. C3H7COOH và C4H9COOH. B. CH3COOH và C2H5COOH.
C. C2H5COOH và C3H7COOH. D. HCOOH và CH3COOH.
Câu 37: Trung hòa hoàn toàn 1,8 gam một axit hữu cơ đơn chức X bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn
dung dịch sau phản ứng được 2,46 gam muối khan. Axit X là
A. CH3CH2COOH. B. HCOOH. C. CH3COOH. D. CH2=CHCOOH.
Câu 38: Cho 11,5 gam axit đơn chức X tác dụng với 0,4 mol NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô
cạn dung dịch thu được 23 gam rắn khan. Axit X là
A. HCOOH. B. CH3COOH. C. CH2=CHCOOH. D. C2H5COOH.
Câu 39: Cho 2,16 gam axit cacboxylic đơn chức X tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,02 mol KOH và
0,03 mol NaOH. Cô cạn dung dịch thu được sau khi phản ứng kết thúc còn lại 3,94 gam chất rắn
khan. Công thức của X là
A. CH3-CH2-COOH. B. CH2=CH-COOH. C. CHC-COOH. D. CH3-COOH.
Câu 40: Trung hòa hoàn toàn 6 gam axit cacboxylic đơn chức X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 8,2
gam muối. Công thức phân tử của X là
A. C2H4O2. B. CH2O2. C. C3H4O2. D. C3H6O2.
Câu 41: Trung hòa hoàn toàn 1,8 gam một axit hữu cơ đơn chức X bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn
dung dịch sau phản ứng được 2,46 gam muối khan. Axit X là:
A. CH3CH2COOH. B. HCOOH. C. CH3COOH. D. CH2=CHCOOH.
Câu 42: Cho 0,108 gam axit cacboxylic X đơn chức tác dụng với dung dịch NaHCO3 vừa đủ, thu được 0,141
gam muối. Tên gọi của X là
A. axit propionic. B. axit axetic. C. axit acrylic. D. axit fomic.

Câu 43:  So sánh tính axit của các chất sau đây:

CH2Cl-CH2COOH (1), CH3COOH (2), HCOOH (3), CH3-CHCl-COOH (4) :

A. (3) > (2) > (1 ) > (4) .    B. (4) > (2) > (1 ) > (3)    

C. (4) > (1) > (3). > (2).   D. (1)> (2) > (3) >(4)
Câu 44:  Sắp xếp các hợp chất: CH3COOH, C2H5OH và C6H5OH theo thứ tự tăng axit.   
A. C2H5OH < CH3COOH < C6H5OH .     B. C6H5OH < CH3COOH < C2H5OH
    C.CH3COOH < C6H5OH < C2H5OH .     D. C2H5OH < C6H5OH < CH3COOH
Câu 45: Hợp chất nào sau đây có tính axit mạnh nhất?
    A. CCl3-COOH.     B. CH3COOH.     c. CBr3COOH.     D. CF3COOH
Câu 46: So sánh nhiệt độ sôi của các chất sau: ancol etylic(1), clorua etyl(2), đietyl ete(3) và axit axetic(4).
    A. (1 ) > (2) > (3) > (4).     B. (4) > (3) > (2) > (1 )     C. (4) > (1) > (3) > (2) .     D. (1) > (2) > (3) > (4)
Câu 47:  Sắp xếp các chất sau đây theo trình tự tăng dần nhiệt độ sôi: CH3COOH (1), HCOOCH3 (2),
CH3CH2COOH (3), CH3COOCH3 (4), CH3CH2CH2OH (5)
    A. (3) > (5) > (1 ) > (2) > (4).     B. (1 ) > (3) > (4) > (5) > (2)
    C. (3) > (1) > (4) > (5) > (2).     D. (3) > (1) > (5) > (4) > (2)
Câu 48: Cho dung dịch CH3COOH 0,1M biết hằng số ion hoá (hay hằng số axit) của CH3COOH là
Ka = 1,8.10-5. Nồng độ cân bằng ion còn CH3COO- và độ điện li α là:
    A. 1,134.10-2 và 1,2%.     B. 0,67.10-3 và 0,67%     C. 2,68.10-3 và 2,68% .     D. 1,34.10-3 và 1,34% .
Câu 49: Người ta dùng a mol axit axetic phản ứng với a mol ancol etylic. Khi phản ứng đạt tới trạng thái cânn
bằng thì tỉ lệ tích nồng độ mol/lit các chất trong cân bằng như sau:    [CH3COOC2H5][H2O] / [CH3COOH]
[C2H5OH] = 4. Tỉ lệ phần trăm axit axetic chuyển hóa thành sản phẩm etyl axetat là:
    A. 60%.     B. 66.    C. 66,67%.    D. 70%

You might also like