You are on page 1of 15

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 2

Họ và tên: Kiều Anh Quân


Mã sinh viên: N22DCPT076
Lớp học: D22CQPT01-N
Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Tất Mão
1. Truyền thông đa phương tiện (Multimedia) là gì? ................................ 4

a) Đa phương tiện là gì?.................................................................................. 4

b) Sự khác nhau giữ truyền thông đa phương tiện và công nghệ đa phương
tiện ................................................................................................................ 4

- Truyền thông đa phương tiện ..................................................................... 4


- Công nghệ đa phương tiện .......................................................................... 5
2. Tình hình thực tế và xu hướng trong tương lai của ngành đa phương
tiện……………………………………………………………………….6
a) Tình hình thực tế …………………………………………………………6
b) Xu hướng tương lai……………………………………………………….6

- Vai trò…………………………………………………………………….6
- Nghề nghiệp ……...………………………………………………………6
- Nhân lực………………………………………………………………….6
3. Giới thiệu về các lĩnh vực thuộc Truyền thông và Công nghệ đa
phương tiện…………………………………………………………….6
a) Graphic Design – Thiết kế đồ họa …………………………………6
b) Web Design – Thiết kế trang web …………………………………7
c) Animation – Hoạt họa………………………………………………7
d) Filmaker – Làm phim ………………………………………………8
e) Game Design – Thiết kế trò chơi ………………………………….9
4. Liên hệ bản thân……………………………………………………….10
a) Lĩnh vực bản thân mình yêu thích ………………………………...10
b) Ngành nghề yêu thích trong lĩnh vực trên ……………………….10
c) Những người thành công và có sức ảnh hưởng ………………….13
d) Quy trình sản xuất…………………………………………………13

5. Kết luận ……………………………………………………………….15

3|Page
Hiểu rõ về truyền thông & công nghệ đa phương tiện
(------)
1. Truyền thông đa phương tiện (multimedia) là gì?
a) Đa phương tiện là gì?
Đa phương tiện là việc sử dụng nhiều loại phương tiện truyền thông
(media) và nội dung (content) sử dụng một dạng hoặc nhiều dạng khác
nhau. Multimedia bao gồm tổ hợp văn bản, audio, hình ảnh, hoạt hình,
video và những nội dung mang tính tương tác nhằm đem đến nội dung
mục đích cho người trải nghiệm
Mảng đa phương tiện được phân chia thành hai nhánh
• Truyền thông đa phương tiện
• Công nghệ đa phương tiện

b) Sự khác nhau giữa truyền thông đa phương tiện và công nghệ đa


phương tiện
- Truyền thông đa phương tiện: là ngành có sự kết hợp giữa tính thẫm mỹ và
ứng dụng của sản phẩm vào cuộc sống. Có thể kể đến sự kết hợp giữa hai
yếu tố mỹ thuật và công nghệ được áp dụng trong lĩnh vực sau: truyên
thông (quảng cáo, truyền hình, bản tin, …), giải trí (game, điện ảnh, hoạt
hình, …), y học (mô phỏng, tư vấn khám chữa bệnh từ xa, …), giáo dục
(hướng nghiệp, minh họa trực quan, …) và nhiều lĩnh vực khác nhau trong
cuộc sống

4|Page
- Công nghệ đa phương tiện: là ngành được thiết kế đặc biệt với kết hợp giữa
nghệ thuật và kỹ thuật (cụ thể là công nghệ thông tin và truyền thông). Áp
dụng những lĩnh vực tương tự ngành truyền thông đa phương tiện với sự
kết hợp giữa hai yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật

➢ Ngành công nghệ đa phương tiện sẽ tập trung vào xây dựng, lập trình các
ứng dụng, đồng thời thiết kế ứng dụng để phục vụ cho ngành truyền
thông. Còn ngành truyền thông đa phương tiện sẽ vận dụng những thiết bị
đa phương tiện có sẵn để sản xuất chương trình, xây dựng chương trình
truyên thông

5|Page
2. Tình hình thực tế và xu hướng trong tương lai của ngành đa phương
tiện
a) Tình hình thực tế:
Việc nối mạng Internet toàn cầu cùng với sự phát triển như vũ bão của công
nghê như những năm gần đây, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ
thống truyền thông – báo chí Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng,
nhận biết loại hình truyền thông mơi: truyền thông & công nghệ đa phương
tiện đóng một vài trò quan trọng trong nền kinh tế, xã hội và đời sống con
người
b) Xu hướng trong tương lai:
- Vai trò: Công nghệ đa phương tiện đóng một vai trò quan trọng trong và
xã hội, công nghệ đã giúp con người giải quyết tốt các vấn đề việc làm và
đời sống nhờ sự phát triển đa phương tiện, …
- Nghề nghiệp: trong lĩnh vực ngành nghề thuộc công nghệ trong những năm
gần đây nằm trong top các ngành nghề có nhu cầu cao và mức lương cạnh
tranh nhất. Điều đó dẫn đến số lượng học sinh chọn lựa và yêu thích ngành
nghề này tăng lên đáng kể.
- Nhân lưc: hiện nay việc thiếu hụt nhân lực có chuyên môn giỏi trong nghề
Công nghệ đa phương tiện tại Việt Nam là rất lớn. Vì vậy khi có kiến thức
chuyên môn, được đào tạo bài bản thì cơ hội có việc làm là rất lớn
3. Giới thiệu về các lĩnh vực thuộc Truyền thông & Công nghệ đa phương
tiện.
a) Graphic Design – Thiết kế đồ họa
- Ý nghĩa: Đây là loại hình nghệ thuật phối hợp các yếu tố hình ảnh, kiểu
chữ, nhằm truyền tải đến người xem một thông điệp, một nội dung hoặc
một mục đích nào đó. Những sản phẩm thiết kế đồ họa gồm có: poster phim
ảnh, biển quảng cáo, tấm áp phích tuyên truyền hay những cuốn tạp chí, …

6|Page
- Ngành nghề:
+ Magazine Design – Thiết kế tạp chí, báo
+ Advertising – Thiết kế quảng cáo
+ Book Design – Thiết kế sách, ấn phẩm
+ Corporate Identity – Thiết kế Logo
+ Package Design – Thiết kế bao bì

b) Web Design – Thiết kế trang web


- Ý nghĩa: Thiết kế website là công việc tạo một trang web cho cá nhân,
công ty, doanh nghiệp hoặc tổ chức. Với sự phát triển bùng nổ của mạng
internet toàn cầu, xu hướng tìm kiếm thông tin, mua bán và giao dịch trực
tuyến ngày càng tăng. Đối với các doanh nghiệp, đây là thị trường màu mỡ
để kinh doanh. Đối với các cá nhân, tổ chức nhỏ đây là công cụ để tìm kiếm
tiếng nói và thương hiệu của mình. Những lý do nêu trên và nhiều khía
cạnh khác là yếu tố tác động mạnh mẽ cho sự phát triển của Web Design.
- Ngành nghề:
+ Web Design
+ Web Development

c) Animation – Hoạt họa


- Ý nghĩa: Hoạt họa là một hình thức sử dụng ảo ảnh quang học và sử chuyển
động do nhiều hình ảnh tĩnh được chiếu tiếp diễn liên tục. Đây được xem
là loại hình nghệ thuật toàn diện độc lập, vì thế phim hoạt hình/ thiết kế đồ

7|Page
họa hoạt hình đã trở thành một trong những khía cạnh quan trọng của ngành
công văn hóa sáng tạo mà nhiều quốc gia hết sức coi trọng.
- Ngành nghề:
+ Animator – Họa sĩ hoạt hình
• Họa sĩ 2D/3D
• Graphic Motion
• Stop Motion
• Họa sĩ phân cảnh/ chất liệu/ ánh sáng
+ Họa sĩ diễn hoạt
+ Họa sĩ ý niệm

d) Filmaker – Làm phim


- Ý nghĩa: Phim được tạo ra bằng cách ghi hình con người và vật thể bằng
máy quay hoặc tạo ra hình ảnh bằng các kỹ năng hoạt hạo. Với nhu cầu
được trải nghiệm, giải trí và đắm chìm vào những nội dung cuốn hút, những
thước phim đẹp mắt và diễn xuất của những diễn viên thì lĩnh vực làm phim
trong thời đại ngày nay đang chiếm ưu thế lớn trong thị hiểu của người dân.
- Ngành nghề:
+ Director – Đạo diễn
+ Biên tập viên
+ Cameraman – Người quay phim

8|Page
+ Post Producer – Người sẩn xuất hậu kỳ

e) Game Design – Thiết kế game


- Ý nghĩa: game design chính là quá trình phát triển một trò chơi từ lúc nó
còn là một ý tưởng được ấp ủ và sau nhiều quá trình sáng tạo và phát triển
để có thể ra mắt một trò chơi hoàn chỉnh. Trong thời buổi công nghệ như
hiện nay, ngành công nghiệp game phát triển với tốc độ vô cùng nhanh
chóng. Tiềm năng của ngành cũng như định hướng phát triển lâu dài cũng
tăng lên theo cấp số nhân, chính vì thế game design ngày càng có được sự
quan tâm của rất nhiều bạn trẻ đầy tài năng và nhiệt huyết
- Ngành nghề:

+ GAMEPLAY DESIGNER
+ SYSTEM DESIGNER
+ SCRIPTING DESIGNER
+ LEVEL DESIGNER
+ UX DESIGNER
+ OPERATION DESIGNER

9|Page
4. Liên hệ bản thân
a) Lĩnh vực bản thân yêu thích:
- Game design
- Lý do: lĩnh vực này đã được nhem nhóm từ khi em học cấp 3. Với sự tiếp
xúc với game từ rất nhỏ em đã được trải nghiệm và cảm nhận những tựa
game có cốt truyện lôi cuốn kèm theo những phần hành động nghẹt thở
nhưng vẫn không thiếu phần kỷ xảo, hình ảnh chu đáo, tỉ mỉ, chân thực để
lại cho người chơi ấn tượng sâu sắc, chính vì thế đó là mồi lửa đầu tiên
thắp cháy lên ngọn lửa đam mê này.
b) Ngành nghề yêu thích trong lĩnh vực trên
- Gameplay Designer là người có vai trò quan trọng trong việc thiết kế
gameplay. Bạn sẽ là người quyết định: “Game đó được chơi như thế nào?”,
“Cơ chế điều khiển ra sao?”, “Lối chơi có gì đặc biệt so với các sản phẩm
khác?”, Bạn hợp tác cùng các Game Devs để truyền tải những ý tưởng và
hiện thực hoá game. Vai trò của gameplay là thiết kế Gameplay, thiết kế
Game Mechanic và đóng góp xây dựng các Game Element quan trọng.

- System Designer đảm đương công việc thiết kế các hệ thống quan trọng
trong game. Công việc này đòi hỏi bạn nhiều kinh nghiệm làm việc nhiều
năm. Bạn sẽ làm việc khá nhiều với Game Devs và cần làm việc với cả
Client Devs và Server Devs (trong trường hợp game của bạn là Game
Online). Nếu bạn có hiểu biết và trang bị kiến thức về kỹ thuật tại các mảng
này sẽ đem lại lợi thế rất lớn cho bản thân.

10 | P a g e
- Scripting Designer là một vị trí cực kì quan trọng. Bạn sẽ là cầu nối giữa
những ý tưởng và khả năng thực thi. Vị trí này đòi hỏi bạn cả kĩ năng tổng
quát về Game Design và kỹ thuật. Scripting Designer là một vị trí đa dụng
và hấp dẫn đối với các bạn là Game Devs nhưng có mong muốn trở thành
Game Designer.

- Level Designer là người nắm bắt tâm lý người chơi để sáng tạo những màn
chơi phù hợp với nội dung game. Nếu bạn thích vị trí này, bạn nên đầu tư
chuyên môn về Toán, Tâm lý, Kiến trúc, … Level Designer cần hợp tác
với rất nhiều Game Artist, Animator và thậm chí là Enviroment Modeler
(nếu game của bạn là game 3D) để kết hợp với nhau tạo nên game có phiên
bản tốt nhất.

- UX Designer là những người liên quan đến đồ họa nhiều nhất trong tất cả
vị trí trong team Game Design. UX Designer phụ trách thiết kế các yếu tố,
kịch bản liên quan đến trải nghiệm người dùng. Đó có thể là nghe, nhìn,
thao tác, cảm nhận, … UX Designer sẽ làm việc khá nhiều với Game Artist,
Animator, VFX Artist và thậm chí là Composer, Sound Design. Với mục

11 | P a g e
đích kết hợp các yếu tố trong game và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho
người chơi

- Operation Designer là vị trí khá phổ biến tại Việt Nam trong những năm
đầu của ngành Game. Operation Designer được gọi với nhiều cái tên khác
như vận hành game hay game maser (GM). Operation Designer sẽ đảm
nhận công việc cập nhật và bảo trì cho một sản phẩm đã hoàn thiện và
chính thức ra mắt. Operation Designer sẽ làm việc nhiều với System
Designer và Marketer để phục vụ nhu cầu ra mắt các tính năng, sự kiện để
khai thác và vận hành sản phẩm. Mục đích chính hướng đến việc tối ưu
hóa doanh thu và duy trì sức khỏe cũng như dòng đời của game.

12 | P a g e
c) Những người thành công và có sức ảnh hưởng

- Miyamoto Shigeru là nhà thiết kế sản


xuất và giám đốc sáng tạo trò chơi điện tử
người Nhật Bản. Ông là một trong những giám đốc
đại diện tại Nintendo. Ông là người sáng tạo ra một
số thương hiệu nằm trong số những trò chơi điện
tử được hoan nghênh nhất và bán chạy nhất mọi
thời đại, bao gồm Mario và The Legend of Zelda.

- Ken Levine là nhà phát triển trò chơi người Mỹ. Ông
là giám đốc sáng tạo và đồng sáng lập của Ghost Story
Games (trước đây gọi là Irrational Games ). Anh ấy
đã lãnh đạo việc tạo ra sê - ri BioShock và cũng được
biết đến với tác phẩm Thief: The Dark
Project và System Shock 2. Levine được Game
Informer vinh danh là một trong những "Người kể
chuyện của thập kỷ" và là nhân vật của năm 2007 của
Mạng 1UP. Anh ấy đã nhận được giải thưởng "Thành
tựu trọn đời" đầu tiên của Golden Joystick cho công
việc của mình.

d) Quy trình sản xuất


» Pre-Production (Tiền kỳ):
Tiền kỳ là giai đoạn vô cùng quan trọng, làm tiền
đề cho sự phát triển ý tưởng của một trò chơi, các
công việc trong giai đoạn này bao gồm:

13 | P a g e
• Bàn luận và thống nhất cốt truyện hoàn chỉnh
• Xây dựng tuyến nhân vật phù hợp với cốt truyện
• Tạo storyboard
• Thiết kế các thử thách tăng cấp bậc và cách hoạt động của trò chơi
• Lập bảng chi phí
• …
Game Designer là những người thực hiện và chịu trách nhiệm phần tiền kỳ. Sau
khi hình thành và phát triển tất cả các công đoạn trên, họ cần tổng hợp thành một
bộ tài liệu ghi chép đầy đủ ý tưởng và cách thức thực hiện để các thành viên ở
những giai đoạn sau, cụ thể là các Game Artist thực hiện hóa ý tưởng và bám sát
các yêu cầu ban đầu.
» Production (Sản xuất):
Giai đoạn sản xuất chiếm phần lớn thời gian
và tài nguyên trong quá trình tạo ra một trò
chơi điện tử. Mọi công đoạn đều phải đảm bảo
tính tối ưu hóa và hạn chế sai sót nhiều nhất
có thể. Các nhiệm vụ ở mảng Art cần thực
hiện trong khâu sản xuất bao gồm: Modeling,
Animation, Texturing, Lighting, FX, … và
mảng Development sẽ bắt đầu thực hiện song
song.
Ở giai đoạn này, vị trí “xương sườn” của toàn bộ game là những người lập trình
game, hỗ trợ kỹ thuật (Tech Artist). Họ sẽ đi xuyên suốt quy trình làm game để
đảm bảo được sự liên kết và xử lý những lỗi có thể xảy ra trong quá trình làm
game.
Vào cuối giai đoạn sản xuất, bộ phận Test game sẽ liên tục kiểm tra và phản hồi
những vấn đề cần khắc phục trước khi tung ra thị trường. Một sản phẩm hoàn
thiện là sản phẩm ổn định, đầy đủ các tính năng và không có lỗi.
» Post-Production (Hậu kỳ):
Thông thường giai đoạn hậu kỳ thuộc về bộ phận Marketing của nhà phát hành
game. Từ giai đoạn sản xuất đã có thể dần hé lộ những chi tiết trong game với
khán giả công chúng, nhưng hậu kỳ mới là lúc đội ngũ Truyền thông hoạt động
mạnh mẽ nhất. Thời điểm này, các tựa game sẽ xuất hiện trên nhiều đầu báo, tạp
chí, blog hay review của các youtuber, streamer, …

14 | P a g e
Đây cũng là giai đoạn mà nhà phát triển game (Game Developer) sẽ tiếp tục cải
thiện trò chơi trong những trường hợp có lỗi mới. Thông thường, nhà phát hành
sẽ ra mắt trước các bản dùng thử để khán giả trải nghiệm và phản hồi những lỗi
phát sinh. Sau đó các nhà lập trình game sẽ sửa chữa đồng thời ra mắt thêm các
tính năng mới để giữ chân và thu hút thêm người chơi.
5. Kết luận
Game với mọi hình thức và thể loại đã là một giá trị tinh thần qua các thập kỷ.
Mỗi game đều có những góc nhìn mới mẻ, thú vị kể các câu chuyện qua gameplay
một cách độc đáo cho người chơi một trải nghiệm mới. Đó là lí do em theo đuổi
ngành làm game. Đây là lĩnh vực sẽ giúp em kích thích tư duy, sáng tạo và sự
phát triển về mặt tinh tế. Trải qua những buổi học của môn “Nhập môn đa phương
tiện” đã giúp em hiểu rõ hơn về ngành học của mình và lĩnh vực mà mình đang
theo đuổi.

Em cảm ơn thầy đã đọc và đánh giá bài tiểu luận của em


1. https://maac.edu.vn/vi/quy-trinh-san-xuat-game-va-nhung-vi-tri-quan-trong-trong-mang-
game-
art/#:~:text=%C4%90%E1%BB%83%20s%E1%BA%A3n%20xu%E1%BA%A5t%20m%E1%BB%99t
%20t%E1%BB%B1a,qua%203%20giai%20%C4%91o%E1%BA%A1n%20n%C3%A0y.

15 | P a g e

You might also like