You are on page 1of 6

Câu 1.

Nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỷ
XIX. Rút ra các bài học kinh nghiệm từ sự thất bại đó
*Nguyên nhân thất bại:

Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, không
thể tập hợp, đoàn kết để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống Pháp.

Thiếu sự thống nhất, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa với nhau.

Cách đánh giăc chủ yếu là dựa vào địa thế hiểm trở (như khởi nghĩa Ba
Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy…)

Thực dân Pháp còn mạnh, tương quan lực lượng bất lợi cho ta…

 *Bài học kinh nghiệm:

Cần có một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo.

Phải có sự phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa.

Phải chủ động, linh hoạt trong cách đánh…

Câu 2. So sánh các xu hướng cứu nước trong phong trào yêu nước
đầu thế kỷ XIX. Nhận xét

*Giống nhau:

Nổ ra đầu thế kỉ XX, là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh lịch sử lúc bấy
giờ.

Do văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo, họ điều đoạn tuyệt vời với tư
tưởng trung quân, tiến hành đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân. Cả hai
phong trào đều chưa xây dựng được cơ sở vững chắc trong xã hội.

Thể hiện tinh thần yêu nước, kế thừa, phát huy truyền thống yêu nước bất
khuất của dân tộc.
Hạn chế tầm nhìn và tư tưởng nên kết quả đều thất bại.

*Khác nhau:

Phan Bội Châu Phan Châu Trinh


(phong trào Đông (phong trào Duy tân)
du)

Mục tiêu Xác định kẻ thù là Coi chế độ phong kiến


thực dân Pháp, mâu thối nát là kẻ thù, mâu
thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giai cấp nên đánh
thuẫn dân tộc nên đề đổ phong kiến để canh
ra mục tiêu đánh Pháp tân đất nước
giành độc lập dân tộc
Hình thức đấu Tiến hành theo đường Phản đối bạo động và
tranh lối vũ trang, bạo động, cầu viện nước ngoài, chủ
cầu viện nước ngoài, trương dựa vào Pháp cải
dựa vào Nhật để đánh cách, canh tân đất nước
Pháp sau mới đánh Pháp
Cơ sở xã hội Dựa vào tầng lớp trên, Dựa vào tầng lớp dưới
quan lại cũ, những những người nghèo khổ,
người giàu có đặc biệt là nông dân.

Câu 3. Phân tích nguyên nhân bùng nổ và thất bại của phong trào
Cần Vương
*Nguyên nhân bùng nổ
Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản
cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.

Phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay
hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi lên ngôi, bí
mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến
đấu.

Đêm ngày 4 rạng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp
tại đồn Mang Cá, toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt.
Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng
Tân Sở (Quảng Trị).
Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi xuống chiếu
Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà
kháng chiến.

*Nguyên nhân thất bại

Tính chất địa phương: sự thất bại của phong trào Cần Vương có nguyên
nhân từ sự kháng cự chỉ có tính chất địa phương. Các phong trào chưa quy
tụ, tập hợp thành một khối thống nhất đủ mạnh để chống Pháp. Các lãnh tụ
Cần Vương chỉ có uy tín tại nơi họ xuất thân, tinh thần địa phương mạnh
mẽ làm họ chống lại mọi sự thống nhất phong trào trên quy mô lớn hơn.
Khi các lãnh tụ bị bắt hay chết thì quân của họ hoặc giải tán hay đầu hàng.

Quan hệ với dân chúng: các đạo quân này không được lòng dân quê nhiều
lắm bởi để có phương tiện sống và duy trì chiến đấu, họ phải đi cướp phá
dân chúng.

Mâu thuẫn với tôn giáo: sự tàn sát vô cớ những người Công giáo của quân
Cần Vương khiến giáo dân phải tự vệ bằng cách thông báo tin tức cho phía
Pháp. Những thống kê của người Pháp cho biết có hơn 20.000 giáo dân đã
bị quân Cần Vương giết hại.

Mâu thuẫn sắc tộc: Chính sách sa thải các quan chức Việt và cho các dân
tộc thiểu số được quyền tự trị rộng rãi cũng làm cho các sắc dân này đứng
về phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi, các bộ lạc Thái,
Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương
với Trung Hoa làm cạn nguồn khí giới của họ. Quen thuộc rừng núi, họ
cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả.

Nền sản xuất lạc hậu, kém phát triển làm nền tảng, vì vậy vũ khí thô sơ
không thể chống lại vũ khí hiện đại của Pháp.

Lực lượng và chiến thuật: các cuộc khởi nghĩa không đủ mạnh, chỉ có thể
tấn công vào những chỗ yếu, sơ hở của địch; không đủ khả năng thực hiện
chiến tranh trực diện với lực lượng chính quy của địch.

Tinh thần chiến đấu: Ngoại trừ một số thủ lĩnh có tinh thần chiến đấu đến
cùng và chết vì nước, không ít thủ lĩnh quân khởi nghĩa nhanh chóng
buông vũ khí đầu hàng khi tương quan lực lượng bắt đầu bất lợi cho quân
khởi nghĩa, khiến phong trào nhanh chóng suy yếu và tan rã.
Câu 4. Tác dụng của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XIX (Đông du,
Duy tân)

Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, là sự tiếp nối truyền thống yêu nước,
đấu tranh bất khuất, kiên cường vì độc lập tự do của nhân dân ta trong bối
cảnh cả dân tộc đã trở thành thuộc địa. Đay cũng là phong trào có tính
cách mạng một cách rõ rệt.

Phong trào đa đề xướng chủ trương cứu nước mới, thoát ra khỏi phạm trù
và cách thức cứu nước theo tư tưởng phong kiến, hướng theo con đường
dân chủ tư sản, gắn giải phóng dân tộc với cải biến về xã hội, hòa nhập
vào trào lưu tiến hóa của nhân loại.

Phong trào đã thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, làm
thức tỉnh dân tộc, dấy lên ý thức tự lực, tự cường, với nhiều hình thức hoạt
động và cách biểu hiện vô cùng phong phú.

Phong trào đã đạt được những bước tiến rõ rệt về trình độ tổ chức, cách
thức hoạt động, cách thức đấu tranh vói một quy mô rộng lớn, vượt ra khỏi
phạm vi quốc gia, đặt cơ sở bước đầu cho việc tập hợp giai cấp, đoàn kết
các dân tộc có cùng cảnh ngộ chống chủ nghĩa đế quốc, chống áp bức và
cường quyền.

Phong trào đã có đóng góp xuất sắc về mặt văn hóa, tạo ra bước ngoặt về
ngôn ngữ, chữ viết và cải cách giáo dục ở Việt Nam.

Câu 5. So sánh phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ
XX

Phong trào yêu nước Phong trào yêu nước


cuối TK XIX đầu TK XX
Điều kiện lịch Cuối thế kỷ 19, nền kinh Đầu thế kỷ 20, do tác
sử tế, xã hội Việt Nam mang động của chương trình
tính chất của quan hệ sản khai thác thuộc địa lần
xuất phong kiến. Điều thứ nhất của thực dân
kiện về kinh tế, xã hội và Pháp, nền kinh tế-xã hội
hệ tư tưởng phong kiến đã Việt Nam bắt đầu biến
tác động đến phong trào đổi, xuất hiện những giai
yêu nước chống Pháp lúc cấp tiên tiến. Do những
đó, phong trào yêu nước tác động của phong trào
Việt Nam cuối thế kỷ 19 Duy Tân Minh Trị ở
theo hệ tư tưởng phong Nhật Bản, cuộc vận động
kiến (tiêu biểu là phong Duy Tân ở Trung Quốc
trào Cần Vương) và tư tưởng của cách
mạng tư sản Pháp nên
các sĩ phu yêu nước Việt
Nam thời đó đã hồ hởi
đón nhận những ảnh
hưởng của trào lưu mới
Mục tiêu Chống thực dân Pháp Đánh bại thực dân Pháp
giành độc lập, thiết lập trở và tay sai phong kiến bản
lại chế độ phong kiến xứ, khôi phục độc lập
thống nhất đất nước, đảm
bảo cho Việt Nam phát
triển tự do trên con
đường tư bản chủ nghĩa
Hệ tư tưởng Chịu tác động của hệ tư Có khuynh hướng dân
tưởng phong kiến, các sĩ chủ tư sản. Những nhà
phu và văn thân yêu nước yêu nước cho rằng Việt
chịu ảnh hưởng của tư Nam cần tiến hành một
tưởng Trung Quân, Ái cuộc cách mạng nhằm
Quốc. thay đổi thể chế nhà
nước theo chế độ dân
chủ tư sản phương Tây.
Lãnh đạo Các sĩ phu, văn thân có tư Những sĩ phu yêu nước
tưởng Trung Quân Ái đang trên con đường tư
Quốc, họ không đại diện sản hóa, có tư tưởng tiến
cho giai cấp phong kiến bộ mặc dù chưa hoàn
mà đại diện cho tinh thần toàn đoạn tuyệt với tư
độc lập dân tộc của nhân tưởng phong kiến, nhưng
dân Việt Nam cũng chưa hoàn toàn đi
theo con đường cách
mạng mới (cách mạng tư
sản)
Lực lượng Sĩ phu, văn thân yêu nước Sĩ phu yêu nước tiến bộ
và nông dân công nhân, nông dân,
học sinh, trí thức
Hình thức đấu Tiến hành khởi nghĩa vũ Tuyên truyền vận động
tranh trang, dựng cờ và lập căn đoàn kết, chuẩn bị thực
cứ để tổ chức khởi nghĩa lực, tìm kiếm sự giúp đỡ
chống Pháp bên ngoài, vận động cải,
mở mang và nâng cao
dân trí, dân quyền, xúc
tiến chuẩn bị vũ trang
báo động
Quy mô Diễn ra trên một số địa Diễn ra trên địa bàn
bàn có điều kiện thuận lợi rộng, ở cả trong và ngoài
cho việc xây dựng căn cứ nước, với sự tham gia
đấu tranh vũ trang, chủ của nhiều tầng lớp nhân
yếu thuộc các tỉnh từ dân
trung kỳ trở ra.

You might also like