You are on page 1of 6

1

CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ II – MÔN KHTN 7

Họ và tên: Lớp:

Phần I. Tự luận
Câu 1.
a. Nêu vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.
b. Mô tả con đường hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng của cây từ môi trường ngoài vào miền lông
hút, vào rễ, lên thân cây và lá cây.
c. Nêu vai trò thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng, mở khí khổng trong quá trình thoát hơi nước.
d. Nêu các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.
e. Phân biệt được sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống
các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống).
f. Vì sao cần tưới nước và bón phân hợp lí cho cây? Tưới nước và bón phân hợp lí cho cây được thực
hiện theo những nguyên tắc nào?
Câu 2.
a. Nêu khái niệm cảm ứng ở sinh vật và vai trò cảm ứng đối với sinh vật. Lấy ví dụ về các hiện tượng
cảm ứng ở thực vật và động vật.
b. Ở thực vật có những hình thức cảm ứng nào? Con người vận dụng các hình thức cảm ứng ở thực vật
trong trồng trọt như thế nào để tăng năng suất cây trồng? Mỗi hình thức lấy 1 ví dụ.
c. Tập tính ở động vật là gì? Lấy ví dụ minh hoạ. Tập tính có vai trò gì trong đời sống của động vật?
d. Người ta ứng dụng tập tính của động vật trong thực tiễn như thế nào? Nêu 3 ví dụ minh họa.
Phần II. Trắc nghiệm
Bài 22. Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
Câu 1. Nhiệt độ thuận lợi cho quá trình hô hấp tế bào ở sinh vật là khoảng
A. 25 – 35 oC. B. 20 – 30 oC. C. 20 – 35 oC. D. 30 – 35 oC.
Câu 2. Hô hấp tế bào xảy ra chậm hàm lượng oxygen trong không khí giảm xuống dưới
A. 5%. B. 8%. C. 10 %. D. 15%.
Câu 3. Nồng độ khí carbon dioxide khoảng bao nhiêu thì thuận lợi cho hô hấp tế bào?
A. Khoảng 0,3%. B. Khoảng 0,1%. C. Khoảng 0,03%. D. Khoảng 0,01%.
Câu 4. Nồng độ khí CO2 gây ức chế hô hấp là:
A. 3 - 5%. B. 2 - 4%. C. 2 - 5%. D. 8 -10%.
Câu 5. Cây xanh thường hô hấp mạnh vào
A. ban ngày B. ban đêm. C. buổi sáng. D. cả ngày lẫn đêm
Câu 6. Vì sao để bảo quản nông sản, cần đưa cường độ hô hấp về mức tối thiểu?
A. Hô hấp tế bào tạo ra các chất gây độc cho nông sản.
B. Hô hấp tế bào phân giải chất hữu cơ của tế bào, làm giảm chất lượng nông sản.
C. Hô hấp tế bào xảy ra liên tục sẽ gây chết tế bào, làm hỏng nông sản.
D. Hô hấp tế bào tổng hợp quá nhiều chất hữu cơ cho tế bào gây sự tăng trưởng quá mức của nông sản.
2

Câu 7. Cây bị ngập úng lâu ngày sẽ chết vì


A. lá cây không quang hợp được. B. rễ cây không hấp thụ được oxygen để hô hấp.
C. rễ cây hấp thụ quá nhiều nước. D. lá cây không thoát hơi nước kịp.
Câu 8. Khi trồng trọt cần xới tơi đất trồng giúp:
A. nước mưa dễ thấm vào đất, cây không bị mất nước.
B. cây hấp thu tốt phân bón.
C. đất thoáng khí, tăng khả năng hô hấp của cây trồng.
D. các loài động vật có lợi cho cây trồng phát triển (giun đất, ..
Câu 9. Không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ vào ban đêm vì
A. cây xanh quang hợp tạo ra nhiều O2 làm tăng cường độ hô hấp cho người.
B. cây và hoa hô hấp tạo ra nhiều CO2 làm tăng nồng độ CO2 trong môi trường dễ gây ngạt cho cơ thể người.
C. cây và hoa hô hấp tạo ra nhiều O2 làm tăng nồng độ O2 trong môi trường, dễ gây ngạt cho cơ thể người.
D. cây và hoa chiếm không gian của con người.
Câu 10. Sau khi thu hoạch các loại hạt (ngô, thóc, đậu, lạc,…) cần thực hiện biện pháp nào để bảo
quản?
A. Để trong túi nylon kín hoặc đục lỗ và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
B. Để trong túi nylon hút chân không.
C. Để nơi khô ráo, thoáng khí.
D. Phơi khô hoặc sấy khô.
Câu 11. Người ta thường bảo quản hạt giống bằng phương pháp bảo quản khô. Nguyên nhân chủ yếu là vì
A. hạt khô không còn hoạt động hô hấp.
B. hạt khô làm giảm khối lượng nên dễ bảo quản, cất trữ.
C. hạt khô có cường độ hô hấp đạt mức tối thiểu giúp hạt sống ở trạng thái ngủ.
D. sinh vật gây hại không thể xâm nhập vào hạt khô.
Câu 12. Các phương pháp nào sau đây được sử dụng để bảo quản các loại quả: cam, xoài, nho, lê,…
để quả tươi, ngon?
A. Biện pháp bảo quản lạnh và điều kiện nồng độ CO2 cao.
B. Cả 3 biện pháp: khô, lạnh, nồng độ CO2 cao.
C. Biện pháp bảo quản khô, điều kiện nồng độ CO2 cao. D. Biện pháp bảo quản khô và bảo quản lạnh.
Bài 23. Trao đổi khí ở sinh vật
Câu 1. Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình
A. lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO 2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi
trường.
B. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí O2 và CO2 từ cơ thể ra môi trường.
C. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí O2 từ cơ thể ra môi trường.
D. lấy khí O2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường.
Câu 2. Trao đổi khí giữa cơ thể sinh vật với môi trường diễn ra theo cơ chế nào?
A. Khuếch tán. B. Hấp thu. C. Thẩm thấu. D. Tán xạ.
Câu 3. Sự trao đổi khí của thực vật thực hiện qua bộ phận nào?
A. Ti thể. B. Tế bào biểu bì lá. C. Lục lạp. D.Khí khổng
3

Câu 4. Nói về khí khổng, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa rồi giảm dần.
B. Khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá (đối với cây trên cạn) và ở mặt trên đối với cây thủy
sinh.
C. Khi cây trồng bị khô hạn hoặc thiếu ánh sáng sẽ làm cho khí khổng mở nhỏ.
D. Khí khổng đóng hoàn toàn vào buổi tối.
Câu 5. Giun đất trao đổi khí qua cơ quan nào?
A. Hệ thống ống khí. B. Mang. C. Da. D. Phổi.
Câu 6. Khi nói về sự di chuyển của khí O2 và khí CO2 diễn ra ở phổi, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. O2 từ máu ra phế nang. B. O2 từ phế nang vào máu.
C. CO2 từ máu ra phế nang nhờ các kênh protein. D. CO2 từ phế nang vào máu.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây về sự trao đổi khí ở thực vật là đúng?
A. Độ mở của khí khổng tăng dần từ sáng đến tối.
B. Ở tất cả các loài thực vật, khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt trên của lá.
C. Khi cây thiếu ánh sáng và nước, quá trình trao đổi khí sẽ tăng.
D. Lau bụi cho lá là một biện pháp giúp quá trình trao đổi khí ở thực vật diễn ra thuận lợi.
Câu 8. Xét các loài sinh vật sau: tôm, cua, châu chấu, trai, giun đất, ốc. Loài nào hô hấp bằng mang?
A. cua, châu chấu, ốc, giun đất. B. tôm, cua, trai, mực.
B. tôm, châu chấu, trai, ốc. D. tôm, cua, châu chấu, giun đất.
Câu 9. Tại sao để bắt dế, người ta thường đổ nước vào hang dế?
A. Dế không thể trao đổi khí ở dưới nước, nên chui ra khỏi hang.
B. Dế nhẹ nên có thể nổi trên nước và đẩy ra khỏi hang.
C. Trong nước có các khí độc làm dế phải chui ra khỏi hang.
D. Dế hô hấp qua da nên bị ngộp thở nếu có nước vào hang.
Câu 10. Để biết cá còn tươi hay không, người ta thường làm gì?
A. Quan sát vây cá, vây còn nguyên vẹn, không bị rách thì cá còn tươi.
B. Quan sát mang cá, mang cá màu đỏ hồng, không nhớt thì còn tươi.
C. Quan sát thân cá, thân cá màu hồng bạc thì còn tươi.
D. Quan sát mang cá, mang cá màu đỏ sẫm, không nhớt thì còn tươi.
Câu 11. Tác nhân nào sau đây không gây hại cho đường dẫn khí?
A. Khói thuốc lá. B. Vi khuẩn. C. Bụi. D. Khí nitrogen.
Câu 12. Nối thông tin ở cột thứ nhất với thông tin cột thứ hai để tạo thành câu hoàn chỉnh về sự phù
hợp giữa cấu tạo của khí khổng với chức năng trao đổi khí ở thực vật.
Đặc điểm của khí khổng Ý nghĩa
1. Khí khổng thường tập trung ở mặt dưới của lá a. tạo khe khí khổng để hơi nước thoát
2. Khí khổng thông với các khoang chứa không khí ở ra và khí đi ra, đi vào lá.
bên trong phiến lá. b. thuận lợi cho quá trình thoát hơi
3. Mỗi khí khổng gồm 2 tế bào hình hạt đậu nằm sát nước.
nhau, thành ngoài mỏng và thành trong dày. c. tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực
4. Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng tiếp làm thoát hơi nước nhanh.
4

ra làm cho thành dày căng theo và khí khổng mở. d. thuận tiện cho việc trao đổi khí và
5. Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày thoát hơi nước.
duỗi thẳng, khí khổng đóng lại e. hạn chế thoát hơi nước.
A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d, 5-e. B. 1-b, 2-d, 3-a, 4-e, 5-c.
C. 1-c, 2-d, 3-a, 4-b, 5-e. D. 1-d, 2-a, 3-e, 4-c, 5-b.
Bài 26. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
Câu 1. Nước được cung cấp cho cơ thể người từ những nguồn nào?
A. Thức ăn và nước uống. B. Hơi thở.
C. Thoát hơi nước qua da, toát mồ hôi. D. Bài tiết nước tiểu và phân.
Câu 2. Hệ tuần hoàn nhận chất nào từ hệ hô hấp?
A. Chất dinh dưỡng. B. Chất thải. C. Khí carbon dioxide. D. Khí oxygen.
Câu 3. Hoạt động nào dưới đây không làm mất nước của cơ thể?
A. Luyện tập thể thao trước khi thi đấu. B. Ăn các loại món ăn có nhiều rau, củ.
C. Đi vệ sinh. D. Thực hiện các hoạt động lao động nặng.
Câu 4. Trong các hoạt động nào dưới đây, có bao nhiêu hoạt động giúp bảo vệ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh?
I. Rửa tay trước khi ăn. II. Ăn tối muộn trước khi ngủ. III. Ăn chín, uống sôi.
IV. Vừa ăn vừa xem điện thoại. V. Không ăn thức ăn đã bị ôi thiu.
VI. Ăn thịt, cá tái để không bị mất chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 5. Hoạt động nào sau đây không giúp bảo vệ tim và mạch máu?
A. Lao động vừa sức, nghỉ ngơi hợp lí. B. Thường xuyên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ.
C. Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. D. Kiểm tra sức khoẻ định kì.
Câu 6. Theo khuyến nghị năm 2012 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em ở tuổi vị thành niên cần
40mL nước/ 1kg thể trọng mỗi ngày. Dựa vào khuyến nghị, lượng nước cần uống mỗi ngày của một
bạn học sinh lớp 7 có cân nặng 40 kg là bao nhiêu?
A. 800mL. B. 160mL. C. 1600mL. D. 80mL.
Câu 7. Ở người, dòng máu vận chuyển trong vòng tuần hoàn phổi (vòng tuần hoàn nhỏ) theo chiều:
A. tâm thất phải  động mạch phổi  mao mạch ở phổi  tĩnh mạch phổi  tâm nhĩ trái.
B. mao mạch ở phổi  tâm thất phải  động mạch phổi  tâm nhĩ trái  tĩnh mạch phổi.
C. động mạch phổi  mao mạch ở phổi  tâm thất phải  tâm nhĩ trái  tĩnh mạch phổi.
D. tĩnh mạch phổi  mao mạch ở phổi  tâm thất phải  động mạch phổi  tâm nhĩ trái.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Máu sau khi trao đổi tại mao mạch của các cơ quan đổ về tâm nhĩ phải của tim.
B. Tốc độ máu chảy trong tĩnh mạch chậm hơn trong động mạch.
C. Chỉ có nước tiểu mới chứa các chất bài tiết ra khỏi cơ thể.
D. Trong cùng điều kiện môi trường, nhu cầu nước của người ở các lứa tuổi đều giống nhau.
Câu 9 Hãy ghép chức năng của các loại mạch máu trong hệ tuần hoàn ở người.
Loại mạch Chức năng
1. Động mạch a. Vận chuyển máu từ các cơ quan về tim.
2. Tĩnh mạch b. Trao đổi chất giữa máu với các tế bào.
5

3. Mao mạch c. Vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan.


A. 1-a, 2-c, 3-b. B. 1-b, 2-c, 3-a.
C. 1-c, 2-a, 3-b. D. 1-b, 2-a, 3-c.
Câu 10. Ăn uống không hợp vệ sinh là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp. Bao
nhiêu thói quen dưới đây có thể gây ra tiêu chảy cấp ở người?
I. Rửa tay trước khi đi ăn uống. II. Ăn chín, uống sôi.
III. Ăn những đồ ăn không rõ xuất xứ sản phẩm. IV. Sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn.
V. Không rửa tay sau khi đi ngoài, dọn phân, giặt rửa cho trẻ sơ sinh.
VI. Không xử lý phân bón, phân chuồng sạch sẽ, làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4
Bài 29. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Câu 1. Phát biểu nào sau đây về sinh trưởng ở sinh vật là đúng?
A. Sinh trưởng ở sinh vật là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng về số lượng
và kích thước tế bào làm cơ thể lớn lên.
B. Sinh trưởng ở sinh vật là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng về số lượng
và kích thước các hệ cơ quan làm cơ thể lớn lên.
C. Sinh trưởng ở sinh vật là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng về số lượng
và kích thước cơ quan làm cơ thể lớn lên.
D. Sinh trưởng ở sinh vật là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng về số lượng
và kích thước các loại mô tế bào làm cơ thể lớn lên.
Câu 2. Phát triển của sinh vật là
A. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.
B. quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm
cơ thể lớn lên.
C. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan ở các giai đoạn.
D. quá trình biến đổi hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.
Câu 3. Sinh trưởng có vai trò gì đối với cơ thể sinh vật?
A. Phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể. B. Làm cơ thể lớn lên.
C. Giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường. D. Làm thay đổi hình thái của cơ thể.
Câu 4. Ở sinh vật đơn bào, quá trình sinh trưởng có đặc điểm gì?
A. Chỉ tăng số lượng tế bào. B. Chỉ tăng kích thước tế bào.
C. Không diễn ra quá trình sinh trưởng. D. Tăng cả kích thước và số lượng tế bào.
Câu 5. Nối cột A với cột B sao cho phù hợp.
Cột A Cột B
a. Hạt nảy mầm.
b. Cây cao lên.
1. Sinh trưởng c. Gà trống bắt đầu biết gáy.
2. Phát triển d. Cây ra hoa.
e. Diện tích phiến lá tăng lên.
f. Lợn con tăng cân từ 2 kg lên 4 kg.
6

A. 1-b,d,f và 2-a,c,e. B. 1-b,e,f và 2-a,c,d.


C. 1-a,b,e và 2-c,d,f. D. 1-a,b,f và 2-c,d,e.

Câu 6. Khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển, nhận định nào dưới đây sai?
A. Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thái mới.
B. Sinh trưởng và phát triển có mối liên quan mật thiết với nhau, nối tiếp, xen kẽ nhau.
C. Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển.
D. Quá trình sinh trưởng luôn diễn ra trước quá trình phát triển.
Câu 7. Nối tên các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật với các ví
dụ tương ứng.
Yếu tố Ví dụ
1. Chất dinh a. Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn, các loài sâu ngừng sinh
dưỡng sản.
2. Nước b. Các loại rau bắp cải, su hào, củ cải phát triển tốt ở 13 - 15 oC.
3. Nhiệt độ c. Cây lúa thiếu đạm thì sinh trưởng chậm, thừa đạm thì sinh trưởng nhanh, phát
4. Ánh sáng triển chậm.
d. Nòng nọc chỉ có thể sống dưới nước, ếch có thể sống trong nước hoặc trên cạn.
A. 1-c, 2-d, 3-b, 4-a. B. 1-b, 2-d, 3-a, 4-c. C. 1-a, 2-d, 3-c, 4-b. D. 1-d, 2-a, 3-b, 4-c.
Câu 8. Các nhân tố tác động như thế nào đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật?
A. Các nhân tố tác động tích cực lên sinh trưởng và phát triển của sinh vật. 
B. Các nhân tố tác động theo chu kì lên sinh trưởng và phát triển của sinh vật. 
C. Các nhân tố tác động tiêu cực lên sinh trưởng và phát triển của sinh vật. 
D. Các nhân tố tác động tổng hợp lên sinh trưởng và phát triển của sinh vật. 
Câu 9. Người sinh trưởng nhanh nhất ở giai đoạn nào?
A. Giai đoạn thai nhi 4 tháng tuổi và giai đoạn trưởng thành.
B. Giai đoạn thai nhi 4 tháng tuổi và giai đoạn dậy thì.
C. Giai đoạn sơ sinh và giai đoạn dậy thì.
D. Giai đoạn thai nhi 4 tháng tuổi và giai đoạn sơ sinh.
Câu 10. Vào mùa đông, một số cây có hiện tượng rụng lá nhằm
A. giảm sự thoát hơi nước, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
B. giảm sự trao đổi chất, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
C. giảm quá trình quang hợp, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
D. giảm quá trình hô hấp, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
Câu 11. Cho ví dụ sau: Giống gà ri có khối lượng tối đa đạt được là 2,5 kg. Hãy cho biết ví dụ trên
chứng minh nhân tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật?
A. Đặc điểm của loài. B. Nhiệt độ. C. Ánh sáng. D. Dinh dưỡng.
Câu 12. Các loại rau bắp cải, su hào, củ cải phát triển tốt ở mức nhiệt độ là
A. 13oC – 15oC. B. 23oC – 25oC. C. 25oC – 35oC. D. 20oC – 25oC.

You might also like