You are on page 1of 4

ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH – PHẦN TỰ LUẬN

PHẦN 1 : DỰ ÁN
Bài 1:

Thời gian (ngày)


Hoạt động Hoạt động a m b
trước đó
A - 1 3 5
B - 1 2 3
C A 1 2 3
D A 2 3 4
E B 3 4 11
F CD 3 4 5
G DE 1 4 6
H FG 2 4 5

a. Vẽ sơ đồ.
b. Điền vào bảng :

Thời gian (ngày)


Hoạt động Hoạt động a m b ET 𝛔𝟐
trước đó
A - 1 3 5
B - 1 2 3
C A 1 2 3
D A 2 3 4
E B 3 4 11
F CD 3 4 5
G DE 1 4 6
H FG 2 4 5

c. Tìm đường tới hạn và tính độ dài đường tới hạn theo ET.
d. Dự án dự kiến làm trong vòng bao lâu ?
e. Khách hàng yêu cầu dự án làm xong trong 16 ngày, liệu có khả thi?
f. Khách hàng yêu cầu dự án làm xong trong 12 ngày, liệu có khả thi?
(yêu cầu phải trên 50% mới khả thi).
Bài 2:
1. Giả định có sơ đồ và các dữ liệu như bảng dưới đây :

Hoạt động
Hoạt động NT (tuần) CT (tuần) NC ($) CC ($)
trước đó

A - 4 3 3000 3900
B A 3 2 4300 4400
C A 5 3 3200 3800
D A 10 6 1700 2000
E B 4 2 2200 2400
F D 2 1 5000 5600
G C,E,F 9 8 600 1200

a. Vẽ sơ đồ
b. Tính đường tới hạn
c. Ước tính tổng chi phí trực tiếp cho dự án dựa trên mức chi phí thông thường, và chi phí sau mỗi
giai đoạn cắt giảm : 23, 22, 21, 20, 19, 18, 17, 16.
d. Nếu chi phí gián tiếp cho các giai đoạn là 230 (23w) – 220 (22w) – 210 (21w) – 200 (20w) – 190
(19w) – 200 (18w) – 220 (17w). Xác định mốc thời gian thực hiện có tổng chi phí thấp nhất.
KIỂM ĐỊNH NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA MỘT CHUỖI
CUNG ỨNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Trên đây chúng ta có một mô hình sản xuất thiết bị máy khoan với thiết kế hệ thống dạng one-
size-fit-all nên có thể tương thích ngược lại với các nhà máy khác. Tuy nhiên, nhà máy này lại
yêu cầu công đoạn lắp ráp cuối cùng (Final Assembly) cần phải được đo kiểm độc lập với các
phần còn lại.
Với công đoạn Drilling, hiện tại đang có 10 máy có sẵn trong nhà máy, mỗi máy cần 2 nhân
công vận hành và công ty đang có sẵn 12 nhân công vận hành. Dự kiến nếu cần thì chủ nhà máy
vẫn có thể tuyển thêm. Mỗi công nhân làm việc 1 ca 10 tiếng, trong đó cứ 4h làm việc thì sẽ có 1
suất nghỉ 30p. Năng suất đầu ra cho mỗi máy là 300 linh kiện khoan/h. Lương cho mỗi công
nhân được xác định rơi vào khoản 700 VND/sản phẩm/công nhân. Nhà máy làm việc 6
ngày/tuần. Giá trị mỗi máy tại đây khoảng 400 triệu VND.
Với công đoạn Lắp ráp thứ nhất, hiện tại công ty xác định buộc phải xài máy tự động vì sai sót
do con người ở công đoạn này rất khó để xử lý. Vì thế, giai đoạn này sẽ có 4 máy nhập hoàn toàn
từ Nhật về, với giá mỗi máy 1.5 tỷ VND. Các máy này sẽ làm việc song song cùng với công
đoạn Drilling – nếu nhân công Drilling nghỉ về nhà, máy này cũng sẽ tắt, và nếu công nhân giải
lao, máy cũng sẽ nghỉ. Thiết bị này cho đầu ra đến 400 linh kiện/máy/giờ trung bình – đã trừ hao
thời gian nghỉ và khởi động lại máy, và tỷ lệ lỗi đạt chuẩn Six Sigma.
Với công đoạn lắp ráp cuối cùng, tại workstation sẽ có cả người và máy cùng tham gia vận hành,
sơn sửa, và chuẩn hóa sản phẩm trước khi đưa sản phẩm. Có 10 máy cho 10 người cùng với 40
người làm công đoạn kiểm tra chất lượng (QC) cuối quy trình. 10 máy này cho năng suất 390
linh kiện/máy/h và người thì cho đầu ra là 300 linh kiện/người/giờ – bất kể là người vận hành
máy hay người kiểm định chất lượng.
Lương chung của các công nhân ở giai đoạn lắp ráp cuối là 4.000.000 VND/tháng – tức
1.000.000 VND/tuần. Chi phí mua nguyên liệu cho máy Khoan là 400 VND/đơn vị, cho máy lắp
ráp thứ nhất là 900 VND/đơn vị. Ngoài ra, nhà máy tốn khoản 668.900.000 VND/tháng, chưa
bao gồm điện & nước – 300.000.000 VND/tháng theo gói hỗ trợ doanh nghiệp. Mỗi sản phẩm
công nghiệp bán ra có giá khoản 50000 VND/sản phẩm linh kiện.
1. Tính đầu ra của toàn bộ quy trình.
2. Công ty dự kiến làm 2 ca trừ quy trình kiểm tra cuối cùng cũng như mua thêm 4 máy Lắp
ráp tự động mới. Đánh giá đầu ra của quy trình và đâu là điểm thắt cổ chai.
3. Tính điểm hòa vốn của công ty với giá bán 50000 VND/sản phẩm, với việc đã mua thêm
4 máy và doanh nghiệp làm 2 ca theo yêu cầu phần 2.
4. So sánh chi phí đầu ra của cả 2 phương pháp ban đầu và phương pháp tăng ca.

You might also like