You are on page 1of 3

Dàn ý Nói với con

MB:
Trong khúc nhạc “Quê Hương” của Giáp Văn Thạch từng vang vọng những lời ca tha thiết
rằng:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ...
Sẽ không lớn nổi thành người”
Quê hương gợi cho ta biết bao kỷ niệm, đó là nơi cuộc sống ta được bắt đầu, được nuôi
dượng và dậy lên những ký ức ấu thơ đầy lung linh. Mà bởi thế đã có rất nhiều thơ ca được
viết nên để nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn mình, nơi chôn rau cắt rốn. Trong “ Nói với
con” của Y Phương, đó cũng là những lời dặn dò mộc mạc ấy nhưng hơn hết, người cha trong
tác phẩm còn muốn con mình phải tự hào về quê hương, sống đúng với bản chất của người
đồng mình giản dị, kiên cường và từ đó thể hiện nhiều thông điệp triết lý, đặc biệt từ 2 khổ
thơ sau:
“ Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuồng ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
TB:
1. Tổng:
+ Nói với con là một trong những tác phẩm thành công nhất của Nhà Thơ Y Phương, một trong
những tác giả có chất riêng đặc sắc
+ Vì được viết bởi một người con của dân tộc Tày, Nói với con được thể hiện qua những câu
từ bình dị, đơn giản nhưng hàm chứa nhiều hình ảnh tượng trưng cao, kết nối chặt chẽ với
thiên nhiên.
+ Bên cạnh đó, tác phẩm được ra đời vào 1980( sau 5 năm kể từ năm Giải phóng Miền Nam,
Đất nước độc lập) như một lời nhắc nhở cho cả người đọc và chính tác giả rằng chúng ta không
được quay lưng với những giá trị truyền thống nhất là khi thời bình được lập lại, đất nước đang
trên đà đổi mới
2. Phân:
2.1 Những nỗi buồn, những ước mơ của người đồng mình
+> Tiếng gọi Người đồng mình lại một lần nữa cất lên sau những hình ảnh “cho đi những tấm
lòng” nhưng ở lần này, họ xuất hiện với hình tượng riêng biệt khác ………
“Cao Đo Nỗi Buồn – Xa Nuôi chí lớn” Một điểm đặc biệt cho phong cách của thơ Y Phương
“Lấy cái cao, cái trưởng thành về mặt thể xác đo cho nỗi buồn phức tạp, lấy cái nghĩ xa
để nuôi nên ý chí”.
=> Qua nghệ thuật tăng tiến, Y Phương làm rõ được sự phát triển của con người nói chung và
dân tộc riêng khi gắn liền với nhiều nỗi âu lo hơn, nhiều khát vọng hơn, đòi hỏi nhiều ý chí
bền bỉ hơn. Để qua đó, chính người con và cả chính người đọc cũng hiểu được khái niệm sống
đích thực.
2. 2 Tinh thần chịu thương chịu khó, mộc mạc nhưng đầy nghị lực
+> Tiếp nối cho những lời kể về Người đồng Minh là những lời dặn dò của người cha cho đứa
con sắp đi xa ……………..
+ Điệp cấu trúc Sống…Không đầy nhịp nhàng, vang vọng mang theo sự cứng rắn, nghiêm
khắc trong yêu cầu của ông:
- Như đá không chê đá gập ghềnh
- Trong Thung Không chê thung nghèo đói
 Bắt gặp lại những hình ảnh giản dị, tả thực đời sống người dân tộc với thiên nhiên:
đá, thung mà từ ấy khái quát tinh thần sống kiên cường, mạnh mẽ, chịu thương chịu
khó của người đồng mình trước gian nan từ thiên nhiên hoang dã
 Dù là mệt nhọc, dù là thiếu thốn họ vẫn sống gắn liên với thiên nhiên, thích nghi với
môi trường khắc nghiệt. Vì thiên nhiên là mẹ, là nơi đã nuôi dưỡng cả cuộc đời, cả tổ
tiên của họ trước kia. Thể hiện lòng chung thủy, biết ơn và nhớ về quê hương
 Yêu cầu người con phải có những phẩm chất mạnh mẽ, bền chí và không được kêu
than trước những khó khăn trên con đường đi xa của mình để
“ Lên Thác Xuống Ghềnh - Không Lo cực nhọc”
2.3 Sức mạnh phát triển của người Đông mình:
+> Điều cuối cùng của người cha cất lên, nhẹ nhàng ,tha thiết …

+ Thô sơ da thịt= dầm nắng đi núi, dầm mưa đi rừng-> Họ không hề nhỏ bé về sức mạnh,
tinh thàn
+ Mà mạnh mẽ hơn la đằng khác, họ có thể tự lập, tự “đục đá” để làm giàu cho quê hương
bằng trí óc, bằng năng lực của mình.
+ Nhưng dù luôn cống hiến sức mình cho quê hương phát triển, họ vẫn lưu giữ những giá trị,
văn hóa truyền thống, những phong tục từ cha ông để làm đẹp nên cuộc sống của họ.
Cũng từ ấy mà niềm tự hào được bộc bạch trong tác giả, trong người cha, người con và cả
người đọc, vang lên thiết tha lời nhắc nhở cho mỗi người“ Lên Đường- Không bao giờ nhỏ bé
được- Nghe con.”
3. Hợp( Khái quát lại nghệ thuật, nội dung và trả lời câu hỏi trọng tâm- liên hệ chủ đề)

Từ những hình ảnh giản dị đầy sáng tạo, từ cách dùng từ mộc mạc, đặc biệt, mang đậm chất
dân tộc và từ những dư âm vang vọng sau mỗi câu thơ, tác phẩm gợi lên cho ta nhiều cảm xúc
bồi hồi khi nhớ lại về cội nguồn của mình. Quê Hương, Gia đình mỗi người chỉ có một nên cho
dù đi xa khỏi cội nguồn đến đâu, trái tim ta nhất định phải hướng về nơi ấy vì “ Người ta chỉ
có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể tách quê hương ra
khỏi con người”

KB:

Y Phương đã thực sự thành công truyền cảm cho người đọc trong tác phẩm của. Đó là những
cảm giác bồi hồi, suy nghẫm về sự gắn bó bền chặt giữa người, thiên nhiên lẫn cả tình phụ tử
thấm thiết trong từng lời dạy. Cũng lẽ thế mà sau khi đọc lên tác phẩm, những dư âm vẫn còn
văng vẳng, mang theo tình yêu quê hương len lẫn trong ta. Một tác phẩm hay và đầy giá trị!

You might also like