You are on page 1of 6

PHÒNG GD&ĐT TP THANH HOÁ KỲ THI ĐỊNH HƯỚNG VÀO LỚP 10 THPT

TRƯỜNG THCS TRẦN MAI NINH NĂM HỌC 2023 - 2024


ĐỀ CHÍNH ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN
THỨC Ngày thi 24 tháng 02 năm 2023
Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có: 02 trang
Đề Lẻ:
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm):
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau
trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp
con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những
thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay thất
bại, tuyết đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy
tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston
Churchill, từng nói, “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn
người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn”. Sẽ có những người bị ám
ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy
nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần
tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn
nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách
tích cực”
(“Học vấp ngã để từng bước thành công - John C.Maxwell”)
Câu 1: (0,5 điểm)
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2: (0,5 điểm)
Chỉ ra thành phần biệt lập và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: Như
chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, “Người bi quan nhìn
thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi
khó khăn”. 
Câu 3: (1,0 điểm) 
Hãy xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong
câu: “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan
nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn”
Câu 4: (1,0 điểm)
Em có đồng tình với quan điểm: “Thất bại giúp con người đúc kết được kinh
nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý
nghĩa” Vì sao? 
1
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm):
Câu 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (2,0 điểm)
Từ nội dung ngữ liệu ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
Câu 2: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (5,0 điểm)
Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt
mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi
bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về,
tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.
Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ,
cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận
trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm
và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được
một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một
tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài,
cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà
anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà
ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của
anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây
lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược,
anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối
năm năm mươi tám – năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ –
ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút
cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là
không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi
lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh
thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.
Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.
(Trích Chiếc lược ngà, SGK Ngữ văn 9 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam - 2020)
Cảm nhận của em về tình cha trong đoạn trích trên?
Từ đó nhận xét về đời sống tình cảm của con người Nam Bộ trong chiến tranh ác
liệt.
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
……………………HẾT……………………

2
HƯỚNG DẪN CHẤM THI ĐỊNH HƯỚNG VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2023 - 2024
ĐỀ LẺ
Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU
1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5
2 - Thành phần biệt lập trong câu: Sir Winston Churchill. 0,5
- Gọi tên thành phần biệt lập: thành phần phụ chú.
- HS chỉ ra được: 0,5
- Tương phản đối lập.
3 - Điệp từ “khó khăn”, “cơ hội”.
- Tác dụng: Làm cho câu văn có nhịp điệu, giàu giá trị tạo hình. Qua đó
nhấn mạnh cách nhìn của một người đối với khó khăn và cơ hội. 0,5
Học sinh viết một đoạn văn ngắn, được tự do bày tỏ quan điểm của 1, 0
4 mình và lí giải vì sao lại có quan điểm trên.
+ Gợi ý quan điểm đồng tình: Từ thất bại, con người có thêm kinh
nghiệm, biết nhận ra thiếu sót để trau dồi bản thân. Thất bại còn là cơ
hội kiểm chứng năng lực và ý chí của bản thân. Thành công đạt được
có ý nghĩa bởi đó là thành công bằng gian khổ ,bằng sự nỗ lực không
ngừng. Còn nếu thành công dễ dàng đạt được thì mãi mãi ta không biết
cách trân trọng, không biết rằng mình có thể vượt khó như thế nào và
năng lực thật của mình ra sao. Do đó, con người thật sự cần phải trải
qua thất bại trên hành trình cuộc đời như một cách để tự rèn luyện, trau
dồi nỗ lực vươn lên khiến những thành công đạt được thêm phần ý
nghĩa.
Lưu ý: GV chấm cho điểm trường hợp HS có cách lý giải khác nhưng
phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức của dân tộc. Yêu cầu: Lập luận
chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục.
II T LẬP VĂN BẢN
1 Nghị luận xã hội 2,0
a - Đảm bảo thể thức của một đoạn văn nghị luận xã hội Mở đoạn giới thiệu 0,25
vấn đề nghị luận; Thân đoạn làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai được luận
điểm; Kết đoạn khái quát được nội dung nghị luận.
b - Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,25
c - Triển khai nội dung đoạn văn hợp lý: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, 1,0
kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giải thích:
- Thất bại: là trạng thái, cảm giác hụt hẫng bế tắc khi không (chưa) thể đạt
được mục tiêu,ước muốn của bản thân; thất bại có thể là thua cuộc trước ai
đó…
- Thành công: là đạt được những kết quả theo ý muốn: là công việc, dự định
3
được hoàn thành tốt đẹp xuất sắc…
- Mẹ là người phụ nữ có công sinh thành dưỡng dục mỗi người.
- Thất bại và thành công là hai khái niệm đối lập nhưng được đặt trong mối
quan hệ qua từ mẹ.
- Nghĩa của câu tục ngữ : Việc thất bại trở thành động lực, nền tảng, khởi
nguồn cho thành công về sau.
- Lời khuyên từ câu tục ngữ: mỗi người cần biết chấp nhận thất bại, đừng sợ
thất bại, cần biết rút ra bài họcvà kinh nghiệm để thành công.
 Phân tích: Vì sao thất bại lại tạo ra được thành công?
- Không ai không từng gặp thất bại, ngay cả những người thành công (HS
lấy dẫn chứng)
- Thất bại mang đến cho chúng ta những kinh nghiệm, giúp ta được trải
nghiệm, biết lượng sức mình, biết điều gì lên làm, điều gì không nên làm …
- Thất bại giúp chúng ta rèn luyện ý chí, lòng kiên trì và quyết tâm để thành
công.
- Thất bại giúp chúng ta nhận ra bản thân cần phải khiêm tốn, nghiêm túc
học hỏi, trau dồi kiến thức, rèn kĩ năng…
* Bàn luận mở rộng.
- Khẳng định: Những người không nản chí, không buông xuôi, biết nỗ lức
phấn đấu, biết nhìn lại thất bại, biết lấy thất bại làm động lực: họ đã thành
công.
(HS lấy dẫn chứng )
- Phê phán những người không biết cô gắng, thường bi quan, chán nản khi
gặp thất bại.
- Phê phán những người vẫn bảo thủ, sau nhiều lần thất bại nhưng không
biết đúc rút kinh nghiệm và thay đổi…
- Phê phán những người vin vào quan điểm thất bại là mẹ thành công
để trông chờ vận may …
* Bài học nhận thức và hành động
- Phải nhận thức được: không nên nản chí, cần rèn luyện bản lĩnh mạnh mẽ
vươn lên sau mỗi lần thất bại.
- Hs cần phải cố gắng trau dồi kiến thức và kĩ năng, không ngại khó khăn,
phải quyết tâm đạt được ước mơ…
* Kết đoạn: Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ đối với mỗi người trong
cuộc sống.
d - Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải 0,25
mới mẻ về vấn đề.
e - Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những qui tắc về chuẩn chính tả, 0,25
dùng từ, đặt câu.
Câu (Chung cho cả đề chẵn, lẻ) 5,0
2
a - Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: 0,25
- Mở bài giới thiệu được vấn đề.

4
- Thân bài triển khai được vấn đề.
- Kết bài khái quát được vấn đề.
b - Xác định đúng vấn đề nghị luận. hợpvẻ đẹp của tình cha con trong đoạn 0,25
trích( trích truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng)
từ đó nhận xét về tình cảm của tác giả đối với con người Nam Bộ trong
chiến tranh
c - Triển khai vấn đề cần nghị luận: HS biết vận dụng tốt các thao tác lập
luận, kết hợp chặt chẽ giữ lý lẽ và dẫn chứng phù, đảm bảo các yêu cầu sau:
I. Mở bài.
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm. 0,5
- Giới thiệu đoạn trích cần phân tích để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận:
Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, một trong những chi tiết cảm động của
truyện là đoạn trích nhà văn kể về việc ông Sáu làm chiếc lược ngà cho con
gái và ông đã hy sinh khi chưa kịp trao cho con cây lược. Đoạn trích thể
hiện tình phụ tử sâu nặng thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt .
(không cho điểm tối đa trường hợp HS mở bài đối không giới thiệu đươc vị
trí, nội dung đoạn trích).
II. Thân bài.
1,Giới thiệu khái quát về nhân vật ông Sáu và những sự việc chính
xảy ra trước đoạn trích cần nghị luận.
- Ông Sáu là người dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước, tham gia kháng chiến 0,25
từ những ngày đầu, khi đó bé Thu –con gái ông chưa đầy một tuổi.
- Xa nhà đi kháng chiến suốt tám năm, suốt tám năm không được gặp mặt
con.
- Được về phép thăm nhà ba ngày…
- Trở lại căn cứ tham gia kháng chiến chống Mỹ: Ông Sáu thương nhớ con,
day dứt ân hận vì trót đánh con trong bữa cơm chiều – bữa cơm cuối cùng
trong ba ngày nghỉ phép.
2. Vẻ đẹp về tình cha trong đoạn trích.
2.1. Tình yêu thương con thắm thiết,sâu nặng được biểu hiện: khi ông Sáu
làm chiếc lược ngà cho con.
- Đoạn trích thể hiện nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau của nhân vật ông
Sáu và tất cả những cảm xúa đều hướng về bé Thu, con gái ông: 1,25
+ Ông Sáu từ thương nhớ, ân hận vì đánh con trong lúc nóng giận; vui
mừng, sung sướng khi nhật được khúc ngà voi (xuất phát từ ý tưởng muốn
làm cho con một cây lược bằng ngà).
+ Ông Sáu rất kì công, khổ công khi làm cây lược: đập mỏng vỏ đan 20 ly
để làm chiếc cưa…; tỉ mỉ, cố công như một người thợ bạc cưa từng chiếc
rang lược: gò lung tẩn mẩn khắc từng nét chữ yêu thương . Ông dồn hết tâm
trí công sức vào việc làm cây lược đẻ thực hiện lời dặn của con (Ba về mua
cho con một cây lược, nghe ba!).
=> Chiếc lược ngà là vật quý giá, thiêng liêng làm vơi nỗi ân hận và chứa
đựng tấm long người cha yêu thương con thắm thiết trong cảnh ngộ éo le

5
của chiến tranh.
2.2. Tình yêu thương con mãnh liệt, sâu nặng được biểu hiện thật cảm động
trước lúc ông Sáu hy sinh.
- Bị trúng đạn từ máy bay Mỹ, trước lúc hy sinh ông Sáu móc cây lược trong
túi áo đưa cho bác Ba, nhìn bác Ba hồi lân như muốn gửi gắm điều gì. Và 0,75
ông Sáu đã nhắm mắt đi xuôi sau khi bác Ba cúi xuống khẽ nói về điều mà
ông Sáu muốn gửi gắm bác Ba.
* Đánh giá chung
Nghệ thuật thể hiện nội dung nghị luận .Việc lựa chọn ngôi kể: người kể là
ông Ba, bạn thân, đồng đội của ông Sáu khiến cho câu chuyện chân thực xúc
động. Xây dựng tình huống éo le. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật hình 0,5
ảnh chiếc lược ngà mang ý nghĩa biểu tượng. Ngôn ngữ kể chuyện đậm chất
Nam Bộ.
- Đánh giá chung
- Với những giá trị nghệ thuật đặc sắc, đoạn trích đã tập trung thể hiện Tấm
lòng của người cha dành cho con gái
- Đoạn trích mang đến cho người đọc thấm thía những nỗi đauthương mất
mát do chiến tranh gây ra , nhưng trên hết là sự khẳng định sức sống bất diệt
của tình cha con sâu nặng và cao đẹp.
- Đoạn trích xoay quanh một kỉ vật đơn sơ mà vô giá chứa đựng tình phụ tử
thiêng liêng sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
3, Nhận xét về tình cảm của tác giả đối với con người Nam Bộ trong
chiến tranh éo le ,ác liệt
- Nhà văn Nguyễn Quang Sáng là người gắn bó, am hiểu về con người Nam
Bộ trong kháng chiến.
0,5
- Nhà văn ca ngợi tình cảm gia đình thiêng liêng của con người Nam Bộ:
chiến tranh dù ác liệt nhưng không thể giết nổi tình cảm của ông Sáu dành
cho con nghĩa là trong khói lửa chiến tranh, tình cảm nghĩa tình của con
người Nam Bộ lại càng trở nên sâu nặng, thiêng liêng.
(HS có nhiều cách diễn đạt ý này, giáo viên chấm linh hoạt cho điểm nếu ý
kiến bày tỏ có sức thuyết phục)
III. Kết bài
- Nêu cảm nhận chung về tình cha trong truyện ngắn Chiếc lược ngà.
- Khẳng định :Sức sống của những tác phẩm viết về chiến tranh , viết về đời 0,25
sống tình cảm gia đình, sự hy sinh cao cả của con người Nam Bộ.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện thể hiện những suy nghĩ, 0,25
sáng tạo mới mẻ về nội dung.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những qui tắc về chuẩn chính tả, 0,25
dùng từ, đặt câu.

Lưu ý: Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng
quát, tránh đếm ý cho điểm. Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính chất định hướng, khi chấm
bài, giáo viên cần căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá, cho điểm hợp lí.

You might also like