You are on page 1of 6

Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại polime?

A. Propylamin. B. Alanin. C. Polietilen. D. Glucozơ.

Câu 2: Loại polime nào sau đây có chứa nguyên tố halogen?


D. PE.
A. Polibutađien. B. PVC. C. Tơ olon.

Câu 3: Nhựa PE được trùng hợp từ monome nào sau đây?


A. Axetilen. B. Etin. C. Propilen. D. Etilen.

Câu 4: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?


A. Tơ capron. B. Tơ tằm. C. Tơ nilon-6. D. Tơ visco.

Câu 5: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?


A. Tơ xenlulozo axetat. B. Tơ tằm. C. Tơ visco. D. Tơ nilon-6,6.

Câu 6: Thủy tinh plexiglas được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A. Caprolactam. B. Vinyl xianua. C. Metyl acrylat. D. Metyl metacrylat.

Câu 7: Polivinyl clorua (PVC) điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng
A. trao đổi. B. oxi hoá - khử. C. trùng hợp. D. trùng ngưng.

Câu 8: Cao su buna là sản phẩm thu được khi tiến hành trùng hợp
A. Vinyl clorua. B. Etilen. C. Buta-1,3-dien. D. Stiren.

Câu 9: Polime thiên nhiên X màu trắng, dạng sợi, không tan trong nước, có nhiều trong thân cây: đay, gai, tre,
nứa. Polime X là.
A. Glucozơ. B. Xenlulozơ. C. Tinh bột. D. Saccarozơ.

Câu 10: Polime nào sau đây thuộc loại polime tổng hợp?
A. Tinh bột. B. Polietilen. C. Xenlulozơ. D. Tơ tằm.

Câu 11: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?


A. Tơ nilon-6,6. B. Tơ nilon-6. C. Tơ visco. D. Tơ tằm.

Câu 12: Trùng hợp isopren tạo thành polime nào sau đây?
A. Polibutadien. B. Policaproamit. C. Polietilen. D. Poliisopren.

Câu 13: Trùng hợp stiren tạo thành polime nào sau đây?
A. Polibutađien. B. Polietilen. C. Poli(vinyl clorua). D. Polistiren.

Câu 14: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Tơ nitron. B. Polistiren. C. Tơ nilon-6,6. D. Poli(vinyl clorua).
Câu 15: Dãy gồm các polime bán tổng hợp là
A. tơ nilon-6,6 và cao su lưu hóa. B. tơ visco và cao su lưu hóa.
C. polietilen và tơ lapsan. D. tơ xenlulozơ axetat và tơ nitron.

Câu 16: Hợp chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng trùng hợp?
A. Metyl metacrylat. B. Axit ε - aminocaproic.
C. Etilen. D. Isopren.

Câu 17: Sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây được sử dụng để chế tạo tơ nitron (olon)?
A. CH2=CH–C6H5. B. CH2=C(CH3)COOCH3.
C. CH2=CH–CN. D. CH3COO–CH=CH2.

Câu 18: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?


A. Tơ tằm. B. Tơ xenlulozơ axetat.
C. Tơ nilon-6,6. D. Tơ capron.

Câu 19: Dãy gồm các polime tổng hợp là


A. tơ visco, nilon-6. B. tơ xenlulozơ, cao su thiên nhiên.
C. amilozơ, polietilen. D. nilon-6, nilon-6,6.

Câu 20: Poli (metyl metacrylat) là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng
để sản xuất thủy tinh hữu cơ (plexiglas). Polime này được điều chế bằng phản ứng trùng hợp este nào
sau đây?
A. CH2=C(CH3)OOCCH3. B. C6H5COOCH=CH2.
C. CH2=C(CH3)COOCH3. D. CH2=C(CH3)OOCC2H5.

Câu 21: Polime nào sau đây ứng với công thức (-NH-(CH2)5-CO-)n là
A. Poli(hexametylen adipamit). B. Policaproamit.
C. Poliacrilonitrin. D. Polienantamit

Câu 22: Nilon-6 thuộc loại tơ poliamit được tổng hợp bằng cách trùng hợp caprolactam hoặc trùng ngưng axit ε-
aminocaproic. Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là
A. (-NH-[CH2]5-CO)n. B. (-NH-[CH2]4-CO-)n.
C. (-NH-[CH2]6-CO)n. D. (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n.

Câu 23: Nhận xét nào sau đây không đúng?


A. Tơ nitron hay olon thuộc loại poliamit.
B. Phân tử cao su thiên nhiên được tạo thành từ các đơn vị isopren (C5H8).
C. Hầu hết các polime nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ khá rộng.
D. Tơ lapsan thuộc loại polime tổng hợp.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây sai?


A. Poli(metyl metacrylat) được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ.
B. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch mạng không gian.
C. Tơ visco thuộc loại tơ hóa học.
D. Poliacrylonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây sai?


A. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
B. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
C. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian.
D. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.

Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng?


A. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
B. Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ bán tổng hợp.
C. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian.
D. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

Câu 27: Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Tơ nitron (olon) được điều chế từ phản ứng trùng ngưng vinyl xianua.
B. Đồng trùng ngưng axit terephtalic với hexametylenđiamin thu được tơ nilon-6,6.
C. Thành phần nguyên tố trong tơ capron là C, H, O và N.
D. PS (polistiren) được tạo thành từ phản ứng trùng hợp isopren.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Tinh bột là chất rắn, tan nhiều trong nước lạnh.
B. Bông và tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
C. Dung dịch glyxin làm đổi màu quỳ tím.
D. Ở nhiệt độ thường, dung dịch glucozơ không phản ứng với Cu(OH)2.

Câu 29: Phát biểu nào sau đây sai?


A. Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin thu được polime có tính đàn hồi.
B. Poli(metyl metacrylat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
C. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
D. Amilopectin và xenlulozơ đều có cấu trúc mạch polime không phân nhánh.

Câu 30: Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Trùng ngưng metyl metacrylat thu được poli(metyl metacrylat).
B. Tinh bột thuộc loại polime thiên nhiên.
C. Đa số polime tan tốt trong các dung môi thông thường.
D. Tơ xenlulozơ axetat và tơ visco đều là tơ tổng hợp.

Câu 31: Phát biểu nào sau đây không đúng?


A. Policaproamit được điều chế bảng phản ứng trùng ngưng.
B. Cao su buna-N là polime tổng hợp.
C. Amilozơ có mạch không phân nhánh.
D. Poli(vinyl clorua) có tính đàn hồi.
Câu 32: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ bán tổng hợp.
B. Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.
C. Tơ poliamit rất bền trong môi trường axit.
D. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng etilen.

Câu 33: Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
B. Sợi bông, tơ tằm đều thuộc loại tơ thiên nhiên.
C. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
D. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không phân nhánh.

Câu 34: Phát biểu nào sau đây sai?


A. Trong các phân tử amin, nhất thiết phải chứa nguyên tử nitơ.
B. Saccarozơ không làm mất màu nước brom.
C. Poli(vinyl clorua) hay PVC dùng sản xuất chất dẻo.
D. Trong phân tử đipeptit mạch hở có chứa hai liên kết peptit.

Câu 35: Cho dãy các polime sau: poliacrilonitrin, poli (vinyl clorua), poli (hexametylen adipamit), poli (metyl
metacrylat). Số polime được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 36: Cho các polime sau: polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6, amilopectin, nilon-6, amilozơ. Số polime thiên
nhiên là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Câu 37: Cho dãy các polime sau: polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6, amilozơ, nilon-6, tơ nitron, polibutađien, tơ
visco, tơ lapsan. Số polime tổng hợp trong dãy là
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 38: Cho dãy các polime gồm: tơ tằm, tơ nitron, poli(metyl metacrylat), poli(vinyl clorua), tơ axetat, cao su
buna, poli(etylen terephtalat). Số polime được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp là
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 39: Cho các polime sau đây: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) tơ enang; (5) tơ visco; (6) nilon-6,6;
(7) tơ axetat. Những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là
A. (5), (6), (7). B. (2), (3), (6). C. (2), (3), (5), (7). D. (1), (2). (6).

Câu 40: Cho các loại tơ: tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.

Câu 41: Cho các polime: poli(vinyl clorua), tơ tằm, poli(metyl metacrylat), polietilen, nilon-6,6. Số polime được
điều chế bằng phương pháp trùng hợp là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 42: Cho các polime sau: polietilen, poliacrilonitrin, tơ visco, xenlulozơ, cao su buna-N, tơ nilon-6,6. Số
polime tổng hợp là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 43: Cho các polime: (1) polietilen, (2) poli(metyl metacrylat), (3) polibutađien, (4) polistiren, (5) poli(vinyl
axetat) và (6) tơ nilon-6,6. Trong các polime trên, các polime có thể bị thuỷ phân trong dung dịch axit
và dung dịch kiềm là:
A. (1), (4), (5). B. (1), (2), (5). C. (2), (5), (6). D. (2), (3), (6).

Câu 44: Cho các phát biểu sau:


(a) Một số polime của este được dùng để sản xuất chất dẻo như poli(metyl metacrylat).
(b) Lưu hóa cao su buna thu được cao su buna-S.
(c) Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
(d) Trong công nghiệp thực phẩm, saccarozơ là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát.

(e) Nhỏ dung dịch Gly-Ala-Gly vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 xuất hiện hợp chất màu tím.
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.

Câu 45: Cho các phát biểu sau:


(a) Trong một phân tử triolein có 3 liên kết π.
(b) Khử glucozơ bằng H2 (xúc tác Ni, t°) thu được sobitol.
(c) Các amino axit thiên nhiên kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống hầu hết là α-amino axit.
(d) Đipeptit Glu-Lys tác dụng tối đa với dung dịch HCl theo tỉ lệ mol 1: 2.
(đ) Tơ nilon thuộc loại tơ poliamit.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

You might also like