You are on page 1of 6

Câu 1: (Đề THPT QG - 2018) Trùng hợp propilen thu được polime có tên gọi là

A. polipropilen. B. polietilen. C. polistiren. D. poli(vinyl


clorua).
Câu 2: (Đề THPT QG - 2018) Trùng hợp vinyl clorua thu được polime có tên gọi là
A. poli(vinyl clorua). B. polipropilen. C. polietilen. D. polistiren.
Câu 3: (Đề TSCĐ - 2007) Polivinyl axetat (hoặc poli(vinyl axetat)) là polime được điều chế
bằng phản ứng trùng hợp
A. C2H5COO-CH=CH2. B. CH2=CH-COO-C2H5.
C. CH3COO-CH=CH2. D. CH2=CH-COO-CH3.
Câu 4: (Đề TSĐH B - 2008) Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là
A. PE. B. amilopectin. C. PVC. D. cao su lưu
hóa.
Câu 5: (Đề MH - 2018) Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?
A. Amilozơ. B. Xenlulozơ. C. Amilopectin. D. Polietilen.
Câu 6: (Đề THPT QG - 2018) Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
A. Polistiren. B. Polipropilen. C. Tinh bột. D. Polietilen.
Câu 7: (Đề TSCĐ - 2011) Cho các polime: (1) polietilen, (2) poli(metyl metacrylat), (3)
polibutađien, (4) polistiren, (5) poli(vinyl axetat) và (6) tơ nilon-6,6. Trong các polime
trên, các polime có thể bị thuỷ phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là:
A. (1), (4), (5). B. (1), (2), (5). C. (2), (5), (6). D. (2), (3), (6).
Câu 8: (Đề TSĐH B - 2010) Các chất đều không bị thuỷ phân trong dung dịch H2SO4 loãng nóng
là:
A. tơ capron; nilon-6,6; polietilen.
C. nilon-6,6; poli(etylen-terephtalat); polistiren.
B. polietilen; cao su buna; polistiren.
D. poli(vinyl axetat); polietilen; cao su buna.
Câu 9: (Đề MH lần III - 2017) Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?
A. Polisaccarit. B. Poli(vinyl clorua).
C. Poli(etylen terephatalat). D. Nilon-6,6.
Câu 10: (Đề TSĐH B - 2009) Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp

A. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en.
B. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.
C. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en.
D. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.
Câu 11: (Đề TSĐH B - 2012) Cho các chất: caprolactam (1), isopropylbenzen (2), acrilonitrin
(3), glyxin (4), vinyl axetat (5). Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo
polime là
A. (1), (2) và (3). B. (1), (2) và (5). C. (1), (3) và (5). D. (3), (4) và
(5).
Câu 12: (Đề THPT QG - 2015) Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử
lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là
phản ứng
A. trùng ngưng. B. trùng hợp. C. xà phòng hóa. D. thủy phân.
Câu 13: (Đề THPT QG - 2017) Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poli(etylen terephtalat). B. Poliacrilonitrin.
C. Polistiren. D. Poli(metyl metacrylat).
Câu 14: (Đề MH - 2019) Polietilen (PE) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A. CH2=CH2. B. CH2=CH-CH3. C. CH2=CHCl. D. CH3-CH3.
Câu 15: (Đề THPT QG - 2017) Phân tử polime nào sau đây chỉ chứa hai nguyên tố C và H?
A. Poli(vinyl clorua). B. Poliacrilonitrin. C. Poli(vinyl axetat). D. Polietien
Câu 16: (Đề THPT QG - 2018) Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí X.
Biết khí X tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa trắng. Công thức của khí X

A. C2H4. B. HCl. C. CO2. D. CH4.
Câu 17: (Đề TSCĐ - 2007) Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế
bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH2=CHCOOCH3.
C. C6H5CH=CH2. D. CH3COOCH=CH2.
Câu 18: (Đề TN THPT QG - 2020) Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: capron, xenlulozơ
axetat, visco, nilon-6,6?
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 19: (Đề TSCĐ - 2007) Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ
capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ tằm và tơ enang. B. Tơ visco và tơ nilon-6,6.
C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron. D. Tơ visco và tơ axetat.
Câu 20: (Đề TN THPT QG - 2020) Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: xenlulozơ axetat,
visco, nitron, nilon-6,6?
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 21: (Đề TSĐH A - 2010) Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ
nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22: (Đề MH - 2019) Cho các polime: poli(vinyl clorua), xenlulozơ, policaproamit,
polistiren, xenlulozơ triaxetat, nilon-6,6. Số polime tổng hợp là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23: (Đề TN THPT QG - 2020) Có bao nhiêu polime được điều chế bằng phản ứng trùng
hợp trong các polime: polietilen, poli(vinyl clorua), poli(metyl metacrylat),
poliacrilonitrin?
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 24: (Đề TSĐH B - 2013) Trong các polime: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron,
những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là
A. sợi bông, tơ visco và tơ nilon-6. B. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron.
C. sợi bông và tơ visco. D. tơ visco và tơ nilon-6.
Câu 25: (Đề THPT QG - 2017) Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?
A. Tơ nitron. B. Tơ tằm. C. Tơ nilon-6,6. D. Tơ nilon-6.
Câu 26: (Đề THPT QG - 2017) Tơ nào sau đây được sản xuất từ xenlulozơ?
A. Tơ nitron. B. Tơ visco. C. Tơ nilon-6,6. D. Tơ capron.
Câu 27: (Đề TSĐH A - 2007) Nilon–6,6 là một loại
A. tơ axetat. B. tơ poliamit. C. polieste. D. tơ visco.
Câu 28: (Đề THPT QG - 2019) Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ nitron. B. Tơ tằm.
C. Tơ capron. D. Tơ xenlulozơ axetat.
Câu 29: (Đề THPT QG - 2019) Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?
A. Tơ tằm. B. Tơ capron.
C. Tơ visco. D. Tơ xenlulozơ axetat.
Câu 30: (Đề THPT QG - 2019) Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ nilon-6. B. Tơ tằm. C. Tơ nilon-6,6. D. Tơ visco.
Câu 31: (Đề TN THPT QG – 2020) Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng
ngưng?
A. Poli (vinyl clorua). B. Polietilen
C. Poli (hexametylen adipamic). D. Poli (butadien).
Câu 32: (Đề THPT QG - 2019) Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?
A. Tơ tằm. B. Tơ visco.
C. Tơ nilon-6,6. D. Tơ xenlulozơ axetat.
Câu 33: (Đề MH – 2021) Phân tử polime nào sau đây có chứa nitơ?
A. Polietilen. B. Poli(vinyl clorua).
C. Poli(metyl metacrylat). D. Poliacrilonitrin.
Câu 34: (Đề TSĐH B - 2011) Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco,
tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 35: (Đề TSĐH A - 2010) Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren;
(3) nilon-7; (4) poli(etylenterephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli(vinyl axetat), các polime
là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là:
A. (1), (3), (6). B. (1), (2), (3). C. (1), (3), (5). D. (3), (4), (5).
Câu 36: (Đề TSĐH A - 2012) Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. Tơ nitron. B. Tơ visco.
C. Tơ xenlulozơ axetat. D. Tơ nilon-6,6.
Câu 37: (Đề TSĐH A - 2011) Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế
tạo tơ tổng hợp?
A. Trùng hợp vinyl xianua.
B. Trùng ngưng axit ε-aminocaproic.
C. Trùng hợp metyl metacrylat.
D. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic.
Câu 38: (Đề TSĐH A - 2011) Cho sơ đồ phản ứng:
CH  CH ⎯⎯⎯
+ HCN
→ X; X ⎯⎯⎯
trïng hîp
→ polime Y; X+CH 2 = CH − CH = CH 2 ⎯⎯⎯⎯→
®ång trïng hîp
polime Z
Y và Z lần lượt dùng để chế tạo vật liệu polime nào sau đây?
A. Tơ nitron và cao su buna-S. B. Tơ capron và cao su buna.
C. Tơ nilon-6,6 và cao su cloropren. D. Tơ olon và cao su buna-N.
Câu 39: (Đề TSĐH B - 2014) Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản
xuất cao su buna?
A. But-2-en. B. Penta-1,3-đien.
C. Buta-1,3-đien. D. 2-metylbuta-1,3-đien.
Câu 40: (Đề TSCĐ - 2012) Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.
B. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.
C. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.
D. Tơ nilon–6,6 được điều chế từ hexametylen điamin và axit axetic.
Câu 41: (Đề TSĐH B - 2009) Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tơ visco là tơ tổng hợp.
B. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
C. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit).
D. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương
ứng.
Câu 42: (Đề THPT QG - 2019) Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp.
B. PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
C. Tơ tằm thuộc loại tơ nhân tạo.
D. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
Câu 43: (Đề THPT QG - 2019) Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
B. Poliacrylonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
C. Polibutađien được dùng để sản xuất cao su buna.
D. Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng cộng HCl vào etilen.
Câu 44: (Đề THPT QG - 2019) Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
B. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian.
C. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
D. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
Câu 45: (Đề THPT QG - 2019) Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Poli(metyl metacrylat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
B. Trùng hợp axit ε-amino caproic thu được policaproamit.
C. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
D. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
Câu 46: (Đề MH - 2021) Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
B. Sợi bông, tơ tằm đều thuộc loại tơ thiên nhiên.
C. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không phân nhánh.
D. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
Câu 47: (Đề TN THPT QG – 2021) Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sau khi lưu hóa, tính đàn hồi của cao su giảm đi.
B. Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ thiên nhiên.
C. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
D. Polietilen là polime được dùng làm chất dẻo.
Câu 48: (Đề TN THPT QG – 2021) Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
B. Tơ poliamit kém bền trong môi trường axit.
C. Cao su thiên nhiên có thành phần chính là polibutađien.
D. Tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ tổng hợp.
Câu 49: (Đề TN THPT QG – 2021) Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ bán tổng hợp.
B. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng etilen.
C. Cao su lưu hóa có tính đàn hồi kém hơn cao su thường.
D. Tơ poliamit rất bền trong môi trường axit.
Câu 50: (Đề TN THPT QG – 2021) Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tơ poliamit rất bền trong môi trường axit.
B. Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ bán tổng hợp.
C. Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.
D. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng etilen.

You might also like