You are on page 1of 3

Câu 1 : Vì sao lại thiện chủ trương hòa với tưởng

Khi bước vào cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược, đồng thời
phải thường xuyên phải đối phó với sự chống trả điên cuồng của quân
Tưởng cùng bọn tay sai, nhưng Đảng ta vẫn kiên trì cuộc đấu tranh để
đạt tới hòa hoãn. Ta hoà hoãn với Tưởng và bọn tay sai ở phía Bắc, đồng
thời đẩy mạnh kháng chiến chống Pháp ở phía Nam. Để đạt được hòa
hoãn với quân Tưởng, ta phải nhân nhượng nhiều điều, trong đó có điều
quan trọng như Đảng phải tuyên bố tự giải tán, phải cho bọn Việt quốc,
Việt cách tham gia chính quyền cách mạng…Những nhân nhượng đó đã
gây ra những khó khăn, phức tạp mới và là những điều ta không muốn.
Nhưng trước tình thế sống còn của độc lập dân tộc, của chính quyền
cách mạng, thì sự nhân nhượng cùng những biện pháp đấu tranh khác
để đạt tới hòa hoãn là điều cần thiết, là sự đúng đắn của Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Hòa với Tưởng, ta phá được âm mưu của chúng định
dùng vũ lực lật đổ chính quyền cách mạng, lập chính quyền của bọn tay
sai. Việc cho bọn tay sai Tưởng tham gia chính quyền nhà nước vừa phá
được luận điệu tuyên truyền “Việt Minh, cộng sản độc quyền”, phá được
sức ép đòi Chính phủ ta phải từ chức, chúng cũng không thực hiện được
ý đồ phá hoại, tiến tới giành chính quyền bằng biện pháp chính trị, ngoại
giao. Trái lại, bọn phản động hoàn toàn bất lực, tự lột mặt nạ trước nhân
dân và trốn chạy theo đế quốc. Chính quyền cách mạng không hề thay
đổi về tính chất và ngày càng được cũng cố. Đảng Cộng sản Đông
Dương ra thông báo tự ý giải tán là vì yêu cầu của tình thế và là một sách
lược nhân nhượng để đạt tới hòa hoãn. Thực chất là Đảng rút vào hoạt
động bí mật, vẫn tiếp tục phát triển củng cố, vẫn lãnh đạo cách mạng,
lãnh đạo chính quyền.
Việc Hòa với Tưởng ta có điều kiện để tập trung lực lượng chống Pháp,
cuộc hòa hoãn này đối với Pháp là một bất lợi. Pháp coi Tưởng và ta như
đồng mình với nhau để ngăn chặn mưu đồ của Pháp, hơn một năm quân
Tưởng đóng quân trên đất nước ta, chúng ta đã thực hiện được hòa hoãn
với chúng. Kết quả cuối cùng kẻ địch không thực hiện được dã tâm của
chúng, trái lại, ta thực hiện được mục tiêu chiến lược là giữ vững độc lập,
giữ vững chính quyền. Việc hòa với Tưởng là hòa với một kẻ thù trực tiếp
nguy hiểm, nhưng không phải kẻ thù chính để phân hóa, cô lập, tập trung
lực lượng đấu tranh bằng biện pháp quân sự chống kẻ thù chính.
Nhờ sách lược hòa hoãn, nhân nhượng với thực dân Pháp, mà gần một
năm tạm hòa bình, đã cho chúng ta thời giờ để xây dựng lực lượng căn
bản, đặc biệt việc ký Hiệp định Sơ bộ 6/3 và Tạm ước ngày 14/9 là được
xem là những phương thuốc hồi sinh cho Nam Bộ và miền Nam Trung
Bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói nói “Chúng ta cần hòa bình để xây
dựng nước nhà, cho nên chúng ta đã ép lòng mà nhân nhượng để giữ
hòa bình”(2). Trong hoàn cảnh đó hòa hoãn, nhân nhượng tuy là vấn đề
sách lược, nhưng lại là một chủ trương lớn, có ý nghĩa chiến lược.
Ta chủ trương hòa hoãn là nhằm giành thắng lợi cho cách mạng. Nhưng
việc thực hiện chủ trương này cũng còn tùy thuộc cả phản ứng của kẻ
thù. Để đạt được hòa hoãn cũng là một cuộc đấu tranh. Ta khoét sâu
những chổ yếu của địch, những mâu thuẫn trong nội bộ chúng.
Việc thực hiện hòa hoãn, không cách nào khách là chúng ta phải nhân
nhượng. Nhân nhượng nhiều hay ít phụ thuộc trước hết vào so sánh lực
lưỡng giữa ta và địch, đồng thời cũng do kết quả tài năng đấu tranh của
ta. Mỗi cuộc hòa hoãn có hoàn cảnh khác nhau nên sự nhân nhượng
cũng khác nhau. Những nhân nhượng của ta với quân Tưởng và bọn tay
sai là những nhân nhượng lớn, trên những vấn đề quan trọng của cách
mạng. Nhưng những nhân nhượng đó không vi phạm nguyên tắc của
cách mạng lúc này là giữ vững độc lập thống nhất của Tổ quốc mà biểu
hiện tập trung là giữ vững chính quyền cách mạng.
Việc ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3 là một nhân nhượng của ta. Tạm ước
14/9 lại là một bước nhân nhượng nữa để cố cứu vãn nền hòa bình
mỏng manh. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng
lấn tới. Chúng ta không thể chấp nhận tối hậu thư như đòi giải giáp Quân
đội Quốc gia, đòi trao toàn bộ quyền lực cai quản đất nước ta cho Pháp.
Toàn dân ta đã đứng lên kháng chiến. Đó là quan điểm, cách thức giải
quyết mối quan hệ giữa mềm dẻo linh hoạt về sách lược với giữ vững
nguyên tắc chiến lược, đó cũng là sự khác biệt hoàn toàn với tư tưởng
hữu khuynh đầu hàng thủ tiêu đấu tranh, “hòa giải”, “hợp tác” với kẻ thù
bất cứ giá nào
Đánh giá sách lược hòa hoãn, nhân nhượng với kẻ thù thời kỳ 1945 –
1946, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẫn khẳng định “Những biện pháp cực kỳ
sáng suốt đó đã được ghi vào lịch sử cách mạng nước ta như một mẫu
mực tuyệt vời của sách lược Lê-nin-nít về lợi dụng những mâu thuẫn
trong hàng ngũ địch và về nhân nhượng có nguyên tắc”(6). Chủ tịch Hồ
Chí Minh thường căn dặn cán bộ rằng “Nguyên tắc của ta thì phải vững
chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt”, nghĩa là phải “dĩ bất biến ứng
vạn biến”. Người luôn nêu cao ngọn cờ đại nghĩa là độc lập và thống nhất
Tổ quốc, đó là nguyên tắc bất biến để ứng phó với mọi tình huống. Khi
mà thực dân Pháp gây ra cuộc chiến tranh ở Nam Bộ, Người đã khẳng
định: nếu cần phải hy sinh, nếu cần phải kháng chiến “để giữ gìn chủ
quyền độc lập của Việt Nam, để cho con cháu Việt Nam khỏi kiếp nô lệ,
thì chúng ta vẫn kiên quyết hy sinh và kháng chiến”
Độc lập, thống nhất cũng chính là ngọn cờ để tập hợp lực lượng toàn
dân tộc, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, chống kẻ thù xâm lược. Chính nhờ
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sách lược linh hoạt hòa hoãn,
nhân nhượng với kẻ thù, giữ vững nguyên tắc chiến lược mà cách mạng
đã vượt qua những thử thách hiểm nghèo, giành thắng lợi từng bước,
đưa cách mạng cả nước tiến lên, vững chắc đi tới thắng lợi hoàn toàn.

You might also like