You are on page 1of 15

BÁO CÁO PHÂN TÍCH

CTCP CẢNG CÁT LÁI - CLL

CTCP CẢNG CÁT LÁI


NỘI DUNG:
Thông tin cổ phiếu Ngày 26/06/2014
Mã chứng khoán CLL  Vài nét về công ty - Trang 2
Ngành Hỗ trợ hàng hải  Vị thế của công ty - Trang 3

Sàn giao dịch HOSE  KQKD 2009-2012 -Trang 4

KLCP 24.000.000  KQKD 2013 - Trang 5


 Triển vọng ngành - Trang 6
 CLL được thành lập bởi TCT Tân Cảng Sài Gòn và Công ty Dịch vụ Công ích Thanh
 Triển vọng công ty – Trang 7
niên xung phong, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ cảng biển, bốc xếp
và vận tải đường bộ. CLL sở hữu hệ thống cầu cảng, bến bãi và các thiết bị xếp dỡ hiện  Phân tích SWOT – Trang 9
đại với sản lượng xếp dỡ trung bình đạt trên 40.500 container/tháng.  Định giá – Trang 9
 CLL có lợi thế vị trí chiến lược, có nguồn cầu ổn định từ TCT Tân Cảng Sài Gòn và hoạt  Quan điểm đầu tư - Trang 12
động tại khu cảng container lớn nhất Việt Nam.
 Trong giai đoạn 2009-2012, CLL có KQKD khá tốt với doanh thu tăng 24,5% CAGR và
LNST tăng 13,7% CAGR, chủ yếu do đóng góp của mảng cảng biển và xếp dỡ. Năm Cam kết, Điều khoản sử dụng tại Trang
2013 doanh thu của công ty đạt gần 200 tỷ đồng (+14,5% yoy, vượt 2,3% KH) và LNST 15
đạt 82 tỷ đồng (+24,2% yoy, vượt 19% KH), chủ yếu nhờ sự đóng góp của hoạt động xếp Thống kê cổ phiếu theo một số tiêu chí của
dỡ và hoạt động vận tải. VCBS cập nhật tại

 Chúng tôi cho rằng đà tăng trưởng của mảng dịch vụ cảng biển không còn khi cầu cảng www.vcbs.com.vn/Research/Report.aspx
B7 đã hoạt động hết công suất và hoạt động vận tải tàu biển ra xa khỏi khu vực Tp. Hồ Tin vĩ mô, tài chính và doanh nghiệp cập
Chí Minh. CLL đang có kế hoạch đẩy mạnh phát triển sang lĩnh vực vận tải đường bộ với nhật tại www.vcbs.com.vn
đà tăng có thể đạt 20%/năm tới năm 2018. Theo kết quả định giá, giá trị hợp lí của cổ VCBS Bloomberg Page: <VCBS><go>
phiếu CLL khi lần đầu được giao dịch là khoảng 25.800 đồng/CP.

Chỉ tiêu tài chính 2010 2011 2012 2013


DTT (tỷ đồng) 117 154 169 199
+/- yoy (%) 34% -87% 10% 18%
LNST (tỷ đồng) 45 51 66 82
+/- yoy (%) 0% 12% 31% 24%
TTS (tỷ đồng) 420 533 485 515
+/- yoy (%) 1% 27% -9% 6%
VCSH (tỷ đồng) 194 324 327 374
+/- yoy (%) 29% 67% 1% 15%
Nợ/TTS (%) 54% 39% 33% 27%
TS LN gộp (%) 62% 63% 58% 54%
TS LN ròng(%) 39% 33% 39% 41%
Nguyễn Quang Huy
BV (đồng) 12.938 13.518 13.617 15.600 + 84 4 39366425 (ext.120)
nqhuy@vcbs.com.vn
EPS - TTM (đồng) 3.013 2.113 2.759 3.427
ROA (%) 11% 10% 14% 16%
26.06.2014
ROE (%) 23% 16% 20% 22% Bộ phận Nghiên cứu-Phân tích
VCBS

26.06.2014 Trang | 1
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
CTCP CẢNG CÁT LÁI – CLL

Vài nét về công ty Lịch sử hình thành và phát triển: CTCP Cảng Cát Lái (CLL) được thành lập ngày 27/08/2007
nhằm thực hiện dự án đầu tư xây dựng và khai thác cầu cảng xếp dỡ hàng container của cảng Tân
Cảng Cát Lái. Các cổ đông sáng lập chính của CLL là Công ty Dịch vụ công ích Thanh niên xung
phong và TCT Tân Cảng Sài Gòn. Với vốn điều lệ ban đầu là 150 tỷ đồng, hiện tại CLL đã tăng
vốn điều lệ lên 240 tỷ đồng sau đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu và
phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược, cán bộ công nhân viên trong năm 2011.

Cơ cấu cổ đông: Sở hữu của cổ đông nhà nước chiếm hơn 49% thông qua Công ty Dịch vụ Công
ích Thanh niên xung phong (24,4%), TCT Tân Cảng Sài Gòn (20,9%) và Công ty Vận tải biển
Đông (3,4%). Hơn 50% số cổ phần còn lại được nắm giữ bởi các cổ đông trong nước, trong đó
chủ yếu là cổ đông cá nhân, là cán bộ nhân viên công ty và TCT (769 cổ đông ~ 40,6%).

Công ty DV công ích Thanh niên xung


24% phong
47%
TCT Tân Cảng Sài Gòn

21% Công ty Vận tải biển Đông

5% 3%
TCL

Khác

Theo số liệu tại ngày 22/4/2014, Nguồn: CLL

Cung cấp các dịch vụ cảng biển Lĩnh vực hoạt động chính:
là ngành kinh doanh chính
Dịch vụ cảng biển: là hoạt động chủ yếu của CLL, chiếm 75% DT năm 2013. CLL tập trung
cung cấp các dịch vụ cảng biển cho TCT Tân Cảng Sài Gòn thực hiện các hoạt động xuất nhập
tàu.
Dịch vụ xếp dỡ: chiếm 13% DT năm 2013, bao gồm dịch vụ xếp dỡ tại bãi container cho TCT
Tân Cảng Sài Gòn và Công ty Kho vận Tân Cảng. Đồng thời, CLL hợp tác với CTCP Đại lý Giao
nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng (TCL) để xếp dỡ tại bến xà lan B7.
Vận tải: chiếm khoảng 9% DT năm 2013, là hoạt động CLL mới đưa vào vận hành, vận chuyển
cho ngành cao su, vận chuyển hàng hóa trong khu vực Tp. Hồ Chí Minh, miền Trung, Nam Lào
và Campuchia. Công ty muốn mở rộng phát triển mảng hoạt động này trong tương lai.

Năng lực hoạt động: CLL sở hữu hệ thống cầu cảng, bến bãi và các thiết bị xếp dỡ hiện đại với
sản lượng xếp dỡ trung bình đạt trên 40.500 container/tháng.
Dịch vụ cảng biển: Công ty khai thác cầu cảng container số 7 (B7) với chiều dài 216m, cầu
chính rộng 36m, cầu dẫn rộng 15m. Công suất thiết kế của cầu cảng này là 400.000 TEUs/năm và
hiện tại công ty đã khai thác được 100% công suất thiết kế (~ 13% sản lượng hàng hóa qua cảng
Tân Cảng Cát Lái). Cầu cảng B7 có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 30.000 DWT (~ 2.500
TEUs). Một số thiết bị hiện đại được dùng để thực hiện các dịch vụ tại cầu cảng như dàn cẩu bờ
K.E 15, K.E 16 và Kocks 19 với sức nâng trên 40 tấn.
Dịch vụ xếp dỡ: (1) xếp dỡ tại bãi container với sản lượng bình quân 22.000 TEUs/tháng. (2) xếp
dỡ tại bến xà lan B7 dài 22m, rộng 8m, có khả năng tiếp nhận sà lan trọng tải 2.200 DWT. Bến

26.06.2014 Trang | 2
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
CTCP CẢNG CÁT LÁI – CLL

này chủ yếu cung cấp các dịch vụ trung chuyển nội thủy với sản lượng đạt 105.000 TEUs trong
năm 2013.
Hoạt động Năng lực hoạt động
Dịch vụ cảng biển 400.000 TEUs/năm
Xếp dỡ 369.000 TEUs năm 2013
1. tại bãi container 22.000 TEUs/tháng~264.000 TEUs/năm
2. tại bến sà lan B7 105.502 TEUs năm 2013
Kho bãi container 6,2 ha
Vận tải 30 xe đầu kéo, DT 150 triệu đồng/xe/tháng
Nguồn: CLL

Cấu trúc tổ chức công ty: CLL có 1 công ty con là Công ty TNHH Dịch vụ Bảo vệ Thanh Niên
Xung Phong (CLL nắm giữ 51,2%). Công ty có vốn điều lệ 8,2 tỷ đồng với ngành nghề kinh
doanh chính là dịch vụ bảo vệ.
Vị thế công ty Vị trí chiến lược: Cầu cảng B7 của CLL thuộc khu vực cảng Tân Cảng – Cát Lái, là nơi có vị trí
chiến lược khi nằm trong trung tâm tứ giác phát triển kinh tế (bao gồm TP. Hồ Chí Minh, Đồng
Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu). Đây là khu vực tập trung nhiều cơ sở sản xuất của các
doanh nghiệp FDI và chiếm trên 70% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Sản lượng hàng hóa lớn tạo ra nguồn cầu ổn định cho dịch vụ cảng. CLL thực hiện việc cung
cấp các dịch vụ cảng biển, dịch vụ bốc xếp tại bãi và bến tàu cho TCT Tân Cảng Sài Gòn tại khu
vực Cảng Tân Cảng – Cát Lái. Cảng Tân Cảng-Cát Lái là cảng hàng hóa lớn và hiện đại nhất Việt
Nam, dẫn đầu cả nước về sản lượng container xuất nhập khẩu và nằm trong số 34 cảng container
có sản lượng thông qua lớn nhất trên thế giới. Sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua
Cảng Cát Lái (bao gồm của Công ty và Hệ thống cảng của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn)
ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm gần đây là 8,6%. Trong năm 2013, khu cảng
này đạt sản lượng 3,2 triệu TEUs, chiếm khoảng 86% thị phần sản lượng container xuất nhập
khẩu thông qua các cảng tại khu vực TP. Hồ Chí Minh và 42% thị phần container xuất nhập khẩu
cả nước. Do đó, nhu cầu về các dịch vụ của CLL cũng được kỳ vọng sẽ tăng theo.

Thị phần container XNK tại Tp.HCM Thị phần container XNK cả nước

Khác
14%
Tân
Cảng -
Cát Lái
Tân Cảng Khác 42%
- Cát Lái 58%
86%

Nguồn: CLL, VCBS tổng hợp

26.06.2014 Trang | 3
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
CTCP CẢNG CÁT LÁI – CLL

Thông tin một số mã trong ngành hỗ trợ hàng hải


Tương quan các doanh nghiệp
TTS VCSH Nợ/TT TS LN ROA ROE
Mã (tỷ đồng) (tỷ đồng) S ròng ttm ttm EPS BVPS
CLL 513 391 23,7% 41,4% 16,1% 21,2% 3.447 16.295
DVP 951 764 19,6% 39,4% 20,7% 25,7% 4.917 19.112
DXP 261 208 20,3% 28,5% 19,0% 23,8% 6.284 26.391
PDN 376 278 26,0% 22,1% 13,2% 17,9% 6.044 33.818
SFI 587 253 54,0% 7,7% 6,2% 14,3% 4.166 29.060
STG 195 142 27,1% 3,6% 12,1% 16,5% 2.808 16.980
TCL 803 445 40,0% 12,2% 10,3% 18,5% 3.932 21.241
TMS 851 661 22,2% 24,4% 11,7% 15,0% 4.308 28.651
VSC 1.158 928 19,9% 30,4% 21,0% 26,2% 8.474 32.389
TB 633 452 28,1% 23,3% 14,5% 19,9% 4.931 24.882
Số liệu cập nhật đến Q1.2014, Nguồn: VCBS

CLL hoạt động hiệu quả hơn các Các mã được dùng để so sánh với CLL thuộc phân ngành cấp 4 ICB: Dịch vụ hỗ trợ hàng hải.
doanh nghiệp cảng tại miền Nam CLL là công ty có quy mô tương đối nhỏ với tài sản và VCSH đều thấp hơn so với trung bình
ngành. Tuy nhiên công ty đang hoạt động khá hiệu quả, phản ảnh qua các chỉ số tài chính như tỷ
suất lợi nhuận ròng đạt 41,4%, cao nhất trong số các công ty được liệt kê, cho thấy các chi phí
phát sinh đã được quản lý tốt. Đồng thời các hệ số sinh lời ROA và ROE đều trên trung bình
ngành, cao hơn các công ty khác tại khu vực phía Nam và chỉ thua kém 3 cảng tại Hải Phòng là
DVP, DXP và VSC (hệ thống cảng phía Bắc có sự cân bằng cung cầu trong khi phía Nam đang
thừa cung).
Tuy nhiên khả năng sinh lời trên vốn điều lệ của CLL tương đối thấp khi EPS và BVPS đều thấp
hơn so với trung bình ngành.

Kết quả kinh doanh và tài chính


KQKD 2009-2012

Doanh thu và lợi nhuận Chi phí

Doanh thu LNST 2009 2010 2011 2012 2013


Tỷ suất LN gộp Tỷ suất LN ròng
91

100
Tỷ đồng

250 80% 90
Tỷ đồng

71

199 70% 80
200 70
57

169 60%
154 60
44

150 50% 50
39

117
40% 40
28

26

100 87 82 30
16

30%
14

66 20
51
9
9

45 45
8
8

20%
6

5
4

10
3
3

50
0
0

10% 0
0 0% Giá vốn CP tài QLDN Thuế
2009 2010 2011 2012 2013 hàng bán chính TNDN

Nguồn: CLL

26.06.2014 Trang | 4
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
CTCP CẢNG CÁT LÁI – CLL

KQKD tăng khá với doanh thu CLL trong giai đoạn này đã có sự tăng trưởng khá, cụ thể doanh thu tăng 24,5% CAGR và LNST
tăng 24,5% CAGR và LNST tăng tăng 13,7% CAGR.
13,7% CAGR.
Doanh thu tăng cao với sự đóng góp của 2 mảng kinh doanh chính là dịch vụ cảng biển (chiếm
trên 85% DT, tăng 20% CAGR) và dịch vụ bốc xếp (chiếm khoảng 8% DT, tăng 37% CAGR).
Hoạt động cảng biển được đẩy mạnh do nhu cầu về dịch vụ cảng biển từ TCT Tân Cảng Sài Gòn
ngày càng cao, đồng thời trong năm 2012 CLL đã đầu tư thêm 1 cẩu Kocks 19 cho TCT thuê tại
cầu cảng B2 với giá 23 tỷ đồng/năm. Hoạt động bốc xếp cũng bắt đầu phát triển mạnh từ năm
2010 (DT năm 2010 tăng 87% yoy) khi công ty đưa vào khai thác bến sà lan B7. Ngoài ra CLL
bắt đầu ghi nhận thu nhập tiền điện tại cảng từ năm 2010 và doanh thu hoạt động vận tải đường
bộ từ năm 2011. 2 mảng này đóng góp khoảng hơn 12,6 tỷ đồng trong năm 2012 (~8% DT).
Tuy nhiên biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng có xu hướng giảm dần với mức giảm lần
lượt từ 68% xuống 58% và 52% xuống còn 39% do các hoạt động phụ (xếp dỡ, tiền điện, vận tải)
có biên lợi nhuận hoạt động thấp và giảm mạnh từ khoảng 60% năm 2010 xuống còn 40% năm
2012 trong khi biên lợi nhuận hoạt động của dịch vụ cảng biển ổn định ở mức 60%. Cụ thể, giá
vốn hàng bán tăng 37% CAGR do (1) chi phí khấu hao tăng với việc công ty liên tục đưa vào sử
dụng cầu bến và các thiết bị xếp dỡ hàng năm, (2) chi phí nhân công tăng do lương trung bình của
công nhân viên đã tăng hơn 2 lần trong vòng 3 năm và (3) chi phí dịch vụ mua ngoài tăng hơn 14
tỷ đồng (~ +143% yoy) trong năm 2012. Đồng thời, so với năm 2009, chi phí tài chính tăng gấp 2
lần trong năm 2010 và gấp 3 lần trong năm 2011 do chi phí lãi vay và lỗ chênh lệch tỷ giá tăng
cao. Năm 2010 và 2011, công ty đã gia tăng vay nợ chịu lãi khoảng 15%, đồng thời tỷ giá liên
ngân hàng trong 2 năm này đã được NHNN điều chỉnh tăng khoảng 16%. Ngoài ra bắt đầu từ
năm 2011, CLL không còn được hưởng chính sách miễn thuế như trước nên chi phí thuế TNDN
tăng 4-5 tỷ đồng.

KQKD 2013 Năm 2013 CLL có doanh thu đạt gần 200 tỷ đồng (+14,5% yoy, vượt 2,3% KH) và LNST đạt 82
tỷ đồng (+24,2% yoy, vượt 19% KH) nhờ sự đóng góp chính của hoạt động xếp dỡ và hoạt động
Tăng cao nhờ hoạt động xếp dỡ
và vận tải vận tải. Doanh thu của mảng xếp dỡ tăng gần gấp đôi, lên 25 tỷ đồng do trong Q4.2012 công ty
đã đầu tư 2 cẩu khung Kalmar 6+1 bốc xếp tại bãi container và mang về doanh thu gần 16 tỷ
đồng. Mảng vận tải cũng được tập trung phát triển khi CLL mua 1 xe ô tô, 20 xe đầu k o, 35 sơ-
mi rơ-mooc và thu về hơn 17 tỷ đồng doanh thu (tăng hơn 300% so với năm 2012). Trong khi đó
mảng cung cấp dịch vụ cảng biển chỉ có doanh thu tăng nhẹ hơn 3% do công ty giữ nguyên giá
hợp đồng dịch vụ và cho thuê cẩu Kocks 19 như năm 2012 với TCT.
Giá vốn hàng bán trong năm 2013 vẫn chưa được cải thiện, đã tăng khoảng 28% yoy nên tỷ suất
lợi nhuận gộp tiếp tục giảm xuống còn 54% (biên LN giảm do 2 hoạt động xếp dỡ và vận tải có
biên LN thấp hơn được đẩy mạnh). Chi phí nguyên vật liệu (xăng dầu, điện…) tăng gần 8 tỷ đồng
(~ +138% yoy) và chi phí nhân công tăng hơn 6 tỷ đồng do công ty đã tăng gấp đôi số công nhân
viên trong năm qua lên 94 người từ 47 người năm trước để đáp ứng cho việc mở rộng mảng vận
tải. Tuy nhiên nhờ việc giảm đáng kể các chi phí tài chính như chi phí lãi vay (giảm 6,6 tỷ đồng
do CLL giảm dần vay nợ), lỗ chênh lêch tỷ giá (giảm 2 tỷ đồng do số dư nợ vay ngoại tệ giảm) và
không phải chịu thua lỗ từ việc bán tài sản như năm 2012 (trong năm 2012 CLL bị lỗ khoảng 5 tỷ
đồng từ việc thanh lý 4 cẩu khung RTG 3+1) nên tỷ suất lợi nhuận ròng lại tăng và giúp cho lợi
nhuận ròng tăng cao hơn mức tăng của doanh thu. Có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của
CLL phát triển theo chiều sâu và đạt hiệu quả cao hơn giai đoạn trước đó khi tăng trưởng doanh
thu đang có xu hướng chững lại trong khi lợi nhuận đạt tốc độ tăng cao hơn.

26.06.2014 Trang | 5
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
CTCP CẢNG CÁT LÁI – CLL

Các thông tin tài chính khác

Cơ cấu tài sản và nguồn vốn tại thời điểm 31/3/2014

2010 2011 2012 Q1.2014

500

Tỷ đồng
400
300
200
100
0
Tiền và tương Các khoản Hàng tồn kho, Tài sản cố Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn VCSH
đương tiền phải thu ròng định

Nguồn: CLL

Cơ cấu tài chính lành mạnh Tại thời điểm 31/3/2014, trong cơ cấu tài sản của CLL, tài sản cố định chiếm đến 85%, chủ yếu là
cầu bến và các thiết bị xếp dỡ. Do đó chi phí khấu hao tài sản luôn lớn nhất trong số các chi phí
sản xuất kinh doanh (khoảng 40%-50% tổng chi phí SXKD).
Lượng vốn huy động được trong đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ trong năm 2011 được
CLL đầu tư mua sắm tài sản và trả dần nợ vay. Vì vậy, hệ số nợ của công ty đã giảm đáng kể từ
54% năm 2010 xuống còn 24% hiện tại, trong đó hệ số nợ chịu lãi vay chỉ ở mức 18%.
Các khoản phải thu cũng tăng đột biến trong thời gian qua, lên hơn 35 tỷ đồng và chiếm đến gần
70% tài sản ngắn hạn. Trong đó, dư nợ phải thu từ TCT Tân Cảng Sài Gòn là chủ yếu, gần 80%
tổng công nợ phải thu. Doanh thu từ TCT đạt khoảng 15 tỷ đồng/tháng và sẽ được thanh toán vào
thời điểm cuối của tháng kế tiếp nên số dư này không đáng lo ngại. Ngoài ra, khả năng thanh toán
của CLL khá tốt khi hệ số thanh toán nhanh và thanh toàn tiền mặt lần lượt ở mức 1,1 và 0,3 lần.
Nhờ lợi nhuận tăng đều hàng năm nên EPS của công ty cũng tăng dần và ở mức 3.427 đồng/CP
năm 2013. Đồng thời, CLL duy trì chính sách trả cổ tức cao và ổn định, khoảng 18%-22% trong
vòng 5 năm trở lại đây.

Triển vọng ngành

Tổng kim ngạch XNK Sản lượng container thông quan

350 308 Sản lượng container Tổng sản lượng


Triệu USD

300 264
Triệu tấn

8 350
229
Triệu TEUs

250
204 7 300
200 157 6 250
150 127 5
200
4
100 150
3
50 2 100
1 50
0
2009 2010 2011 2012 2013 2014E 0 0
2009 2010 2011 2012 2013

Nguồn: Tổng cục Hải quan Nguồn: World Bank, VCBS tổng hợp

26.06.2014 Trang | 6
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
CTCP CẢNG CÁT LÁI – CLL

Sản lượng hàng hóa qua hệ thống Hoạt động của ngành cung cấp dịch vụ cảng biển và xếp dỡ hàng hóa tại cảng ảnh hưởng lớn bởi
cảng Việt Nam tiếp tục tăng sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu do 90% hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển
nhưng đã có sự dịch chuyển hoạt bằng đường biển. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2009-2013 đã tăng trưởng 20%
động vận tải biển ra khỏi khu vực CAGR và dự báo tăng khoảng 16,7% lên 308 tỷ USD trong năm 2014 (Theo Bộ Công Thương).
Tp. Hồ Chí Minh BMI cũng dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2018 sẽ tăng khoảng
6%-7% hàng năm (loại bỏ yếu tố lạm phát).
Cùng với sự tăng trưởng của hoạt động xuất nhập khẩu, sản lượng hàng hóa qua hệ thống cảng
biển của Việt Nam tăng dần hàng năm. Tổng sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển
Việt Nam trong giai đoạn 2009-2013 tăng khoảng 6,8% CAGR lên 326 triệu tấn, trong đó sản
lượng hàng container tăng mạnh 11,4% CAGR, đạt khoảng 7,6 triệu TEUs năm 2013. Theo quy
hoạch phát triển hệ thống cảng biển của Thủ tướng Chính phủ thì lượng hàng thông qua toàn hệ
thống dự kiến sẽ đạt 500-600 triệu tấn trong năm 2015 và 900-1.100 triệu tấn năm 2020. Do đó
tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp hỗ trợ hàng hải trong thời gian tới là rất lớn.
Tại khu vực phía Nam, cảng Cái M p đã được đưa vào sử dụng để giải quyết tình trạng ùn tắc tại
khu vực cảng Tp. Hồ Chí Minh. Đây là cảng nằm cách Tp. Hồ Chí Minh 85 km, có lợi thế là cảng
nước sâu nhất tại Việt Nam với độ sâu luồng 14m, so với 8,5m tại cảng khu vực cảng Tân Cảng
Cát Lái. Theo cục Hàng Hải Việt Nam trong thời gian tới các hãng tàu container cập cảng tại Việt
Nam sẽ thay thế tàu chạy tuyến nội Á có trọng tải nhỏ bằng tàu trọng tải lớn 3.000-4.000 TEUs
và không thể vào được các cảng tại Tp. Hồ Chí Minh. Hiện nay, đã có sự chuyển dịch hoạt động
vận tải biển sử dụng tàu lớn ra khỏi khu vực Tp. Hồ Chí Minh với tốc độ tăng trên 30%/năm nên
hoạt động của các cảng trong khu vực này sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Triển vọng công ty Trong năm 2014, chúng tôi dự báo CLL có thể đạt 215 tỷ đồng DTT (+8,3% yoy) và 77 tỷ đồng
LNST (-6,6% yoy) với việc công ty tiếp tục ký kết được hợp đồng cung cấp dịch vụ cảng biển trị
giá 148 tỷ đồng với TCT Tân Cảng Sài Gòn và tập trung đẩy mạnh phát triển mảng xếp dỡ và vận
tải. Công ty đặt kế hoạch LNST chỉ đạt 76 tỷ đồng thì chúng tôi nghĩ đây là mục tiêu khả thi.
Về dài hạn, CLL khó có được tiềm năng tăng trưởng trong mảng dịch vụ cảng biển do cầu cảng
B7 đã hoạt động hết công suất. Tuy nhiên công ty vẫn có khả năng phát triển hoạt động xếp dỡ và
vận tải ở mức tăng trưởng khoảng 15%-20%/năm tới năm 2018. Chúng tôi cho rằng vận tải sẽ trở
thành hoạt động chủ lực của CLL trong thời gian sắp tới. Triển vọng của các mảng hoạt động như
sau:

Dịch vụ cảng biển


BMI dự báo sản lượng hàng containter thông qua hệ thống cảng của Tân Cảng Sài Gòn có thể
tăng khoảng 9% CAGR và đạt 5,9 triệu TEUs năm 2018. Tuy nhiên, số liệu dự báo này có được
chủ yếu do sản lượng hàng qua Cảng Tân Cảng Cái M p được kỳ vọng sẽ tăng cao trong thời
gian tới. Cảng Tân Cảng Cái Mép hiện đang chiếm gần 70% thị phần tại khu vực Cái Mép Thị
Vải. Sản lượng container qua cảng Cát Lái được chúng tôi dự bảo chỉ có mức tăng trưởng trung
bình khoảng 3%/năm và đạt 3,7 triệu TEUs tới năm 2018.

26.06.2014 Trang | 7
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
CTCP CẢNG CÁT LÁI – CLL

Sản lượng container thông qua hệ thống cảng Tân Cảng Sài Gòn

Tân Cảng Cát Lái Tân Cảng Sài Gòn

7000

Nghìn TEUs
6000

5000

4000

3000

2000

1000

0
2009 2010 2011 2012 2013 2014F 2015F 2016F 2017F 2018F

Nguồn: BMI, VCBS tổng hợp

Dịch vụ cảng biển không còn đà Trong năm 2013, TCT đưa thêm 1 cầu tàu số 8 vào khai thác và nâng tổng năng lực khai thác từ
tăng trưởng 3,5 triệu TEUs lên 4,8 triệu TEUs. Chúng tôi cho rằng với việc các cầu cảng tại cảng Tân Cảng
Cát Lái vẫn chưa hoạt động hết công suất (sản lượng năm 2013 chỉ đạt 3,2 triệu TEUs) trong khi
cầu cảng B7 quản lý bởi CLL đã đạt công suất tối đa (400.000 TEUs) thì khả năng tăng sản lượng
không dễ. Do đó chúng tôi dự báo doanh thu từ cung cấp dịch vụ cảng biển của CLL không còn
đà tăng trưởng. Doanh thu năm 2014 được kỳ vọng sẽ tương đương với năm 2013 khi CLL tiếp
tục ký 2 hợp đồng cung cấp dịch vụ và cho thuê cẩu Kocks cho TCT, thu về 148 tỷ đồng.

Mảng xếp dỡ có thể tăng trưởng Xếp dỡ hàng hóa


15%/năm cho đến năm 2018
Hoạt động xếp dỡ tại bãi container và tại bến sà lan vẫn có tiềm năng phát triển trong tương lai
khi sản lượng hàng qua hệ thống cảng của TCT tiếp tục tăng và cảng Tân Cảng Cái M p đi vào
hoạt động ổn định. Bến sà lan có nhiệm vụ là nơi trung chuyển hàng hóa giữa cảng Cát Lái và
cảng tại Cái M p, đồng thời đảm nhận việc giao nhận hàng hóa giữa cảng Cát Lái và các cảng
khu vực miền Tây do hệ thống hạ tầng đường bộ chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển. Chúng
tôi kỳ vọng mảng xếp dỡ có thể tăng trưởng 15%/năm cho đến năm 2018.

Doanh thu vận tải năm 2014 có Vận tải


thể đạt 30 tỷ đồng và tăng 20%
Vận tải cho ngành cao su, vận tải hàng hóa đường bộ trong nước và quốc tế (Lào, Campuchia…)
hàng năm trong 4 năm tiếp theo
là hoạt động mới và đang được CLL tập trung đầu tư khai thác. Từ T3-T10.2013 CLL đã mua
mới các phương tiện vận tải với giá trị hơn 40 tỷ đồng và mang lại hơn 17 tỷ dồng doanh thu.
Năm 2014, CLL sẽ tiếp tục mua thêm 20 xe đầu kéo trong Q3 và trang bị thêm các xe Sơ-mi rơ
mooc cho hoạt động này. Chúng tôi dự báo doanh thu vận tải năm 2014 có thể đạt 30 tỷ đồng và
tăng 20% hàng năm trong 4 năm tiếp theo.
Ngoài ra, CLL còn có kế hoạch đầu tư kinh doanh vận tải xe taxi. Tuy nhiên với khó khăn trong
quá trình xin giấy ph p, CLL đang cân nhắc giữa 2 phương án là (1) mua lại 1 hãng taxi tại
Tp.Hồ Chí Minh hoặc (2) thành lập hãng xe tại Đồng Nai, sau đó mới chuyển về Tp. Hồ Chí
Minh. Chúng tôi thấy rằng phương án kinh doanh vận tải xe khách của CLL vẫn chỉ nằm ở giai
đoạn chủ chương đề án, đồng thời chúng tôi không có thông tin về quy mô cũng như phương
pháp hoạt động của đội xe nên không đưa hoạt động này vào dự phóng doanh thu.

26.06.2014 Trang | 8
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
CTCP CẢNG CÁT LÁI – CLL

Phân tích SWOT Điểm mạnh Điểm yếu

 Vị trí địa lý chiến lược trong vùng tứ  Cầu cảng B7 đã hoạt động hết công
giác phát triển kinh tế Đông Nam Bộ suất trong khi chưa có kế hoạch mở
rộng
 Khai thác cầu cảng tại khu cảng
container lớn nhất Việt Nam  Độ sâu luồng nước thấp hơn cảng tại
khu vực Cái Mép Thị Vải
 Nhu cầu hàng hóa ổn định từ TCT
Tân Cảng Sài Gòn và các thành viên

 Hưởng thuế suất ưu đãi 20% tới năm


2018

Cơ hội Thách thức

 Kim ngạch xuất nhập khẩu, sản lượng  Hoạt động vận tải biển đang chuyển ra
hàng thông quan tăng trưởng đều hàng xa khỏi khu vực Tp. Hồ Chí Minh.
năm
 Rủi ro tỷ giá do có vay nợ ngoại tệ 4,8
 Tính thanh khoản và khả năng tăng triệu USD
vốn khi được niêm yết
 Rủi ro giá nguyên vật liệu dầu nhớt
làm tăng chi phí hoạt động

Định giá

Giá trị hợp lí: 23.660 đồng/CP Phương pháp so sánh tương đối

Chúng tôi lấy thông tin tài chính của 8 công ty trong ngành dịch vụ hỗ trợ hàng hải và tính trung
bình P/E và P/B của các công ty này.

Mã EPS BVPS P (VNĐ) P/E P/B


DVP 4.917 19.112 39.000 7,93 2,04
DXP 6.284 26.391 37.500 5,97 1,42
PDN 6.044 33.818 41.400 6,85 1,22
SFI 4.166 29.060 30.500 7,32 1,05
STG 2.808 16.980 21.500 7,66 1,27
TCL 3.932 21.241 23.100 5,87 1,09
TMS 4.308 28.651 35.000 8,12 1,22
VSC 8.474 32.389 60.500 7,14 1,87
Trung bình 4.931 24.882 7,11 1,40
Nguồn: VCBS tổng hợp

EPS CLL BVPS CLL P/E trung bình P/B trung bình Giá
3.447 7,11 24.508
16.295 1,40 22.813
Chúng tôi tính giá hợp lí của cổ phiếu CLL theo trung bình của cả 2 phương pháp và có giá trị là
23.660 đồng/CP.

26.06.2014 Trang | 9
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
CTCP CẢNG CÁT LÁI – CLL

Giá hợp lí: 28.902 đồng/CP Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do (FCFE)

Giả định mô hình


TSCĐ: TSCĐ hữu hình năm 2014 được ước tính dựa trên kế hoạch đầu tư mua sắm phương tiện
vận tải của CLL hơn 60 tỷ đồng. Số liệu năm 2015 trở đi ước tính dựa trên tốc độ tăng tài sản cố
định trong giai đoạn 2012-2014 với việc công ty tiếp tục chiến lược đầu tư sang mảng vận tải.
Phương tiện vận tải mua mới được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong vòng 10 năm.
Nhà cửa, vật kiến trúc đang được CLL khấu hao trung bình 16,2 năm và máy móc, thiết bị đang
được khấu hao trong 11,8 năm. TSCĐ vô hình gồm phần mềm máy tính sẽ hết khấu hao trong
năm 2014, trong khi quyền sử dụng đất sẽ tiếp tục được khấu hao trong khoảng 44 năm tới.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Năm 2014 CLL bắt đầu thực hiện nâng cấp bãi container và
cầu cảng trong 2 giai đoạn với tổng chi phí là 26,9 tỷ đồng. Do đó chi phí xây dựng cơ bản trong
năm 2014 và 2015 được ước tính sẽ tăng 13,45 tỷ đồng mỗi năm.
Nợ vay: Nợ vay ngắn hạn của CLL là phần nợ vay dài hạn được chuyển dần qua hàng năm. Nợ
vay dài hạn năm 2014 được dự báo tăng 30 tỷ đồng do công ty có kế hoạch tăng vay vốn để đầu
tư mua sắm thiết bị. Con số này giảm dần trong những năm tiếp theo và CLL sẽ không còn vay
nợ sau năm 2018 do công ty trả nợ dần nhờ khoản lợi nhuận còn lại sau khi chia cổ tức tương đối
dồi dào.
Vốn góp và cổ tức: Mô hình được xây dựng trên giả định rằng CLL sẽ giữ nguyên vốn điều lệ tới
năm 2018. Cổ tức duy trì 22% trong 2 năm 2014, 2015 và tăng lên 30% trong 3 năm tiếp theo.
Tăng trưởng doanh thu thuần: như đã đề cập ở phần Triển vọng doanh nghiệp, hoạt động dịch vụ
cảng biển đã hoạt động hết công suất và không còn đà tăng trưởng. Mảng xếp dỡ và vận tải được
kỳ vọng có mức tăng lần lượt là 15% và 20% hàng năm trong 5 năm tới.
Tỷ suất lợi nhuận gộp: Tỷ suất lợi nhuận của CLL được dự báo sẽ giảm dần do công ty tăng tỷ
trọng hoạt động vận tải và xếp dỡ với tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với dịch vụ cảng biển. Tỷ suất
lợi nhuận gộp của từng hoạt động trong 5 năm tới được ước tính sẽ tương đương năm 2013 (dịch
vụ cảng biển khoảng 60% và các hoạt động khác 33%)
Doanh thu và chi phí tài chính: Doanh thu tài chính được ước tính trên khoản tương đương tiền
và lãi suất tiền gửi ngắn hạn dựa trên yield curve của trái phiếu chính phủ ngày 6/6/2014. Chi phí
lãi vay (chiếm phần lớn trong chi phí tài chính) được tính dựa trên tổng nợ vay (ngắn hạn và dài
hạn) và lãi suất cho vay dài hạn cũng tính theo yield curve nói trên.
Chi phí khác: chi phí QLDN được dự báo sẽ tăng dần do công ty mở rộng sang lĩnh vực vận tải
và được tính dựa trên doanh thu. Chi phí này chiếm 4,6% DT năm 2013 và tăng dần lên 5,0%
năm 2018. Thuế TNDN được tính dựa trên tỷ suất thuế ưu đãi 20% công ty được hưởng từ năm
2014 đến năm 2018.

Xác định tỷ lệ chiết khấu

Yếu tố xác định tỷ lệ chiết khấu Số liệu


Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm (rf) 8,7%
Trung bình unlevered beta 8 công ty ngành cảng biển 0,43
Levered beta CLL 0,53
Phần bù rủi ro thị trường (Rm-rf) theo Damodaran 7,97%
Tỷ lệ chiết khấu : k = rf +Beta x (Rm-rf) 12,9%

26.06.2014 Trang | 10
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
CTCP CẢNG CÁT LÁI – CLL

Xác định tốc độ tăng trưởng sau năm 2018

Yếu tố xác định tốc độ tăng trưởng Số liệu


Tỉ lệ tái đầu tư 2014-2018 (b) 0,24
ROE bình quân 2014-2018 (ROE bq) 18,4%
Tốc độ tăng trưởng vĩnh viễn: g = ROE bq x b 4,41%

Xác định giá trị cổ phiếu CLL

Dòng tiền được dự phóng dựa vào các giả định mô hình về kết quả kinh doanh và tình hình tăng
giảm tài sản của CLL. Số liệu chi tiết về bảng cân đối tài sản và kết quả kinh doanh cho giai đoạn
2014-2018 nằm trong phần phụ lục.

Dự báo dòng tiền 2014-2018 (Đơn vị: Tỷ đồng)

2014F 2015F 2016F 2017F 2018F


LNTT 96 100 104 110 117
Điều chỉnh cho các khoản
Khấu hao tài sản 44 50 57 64 72
Chi phí lãi vay 5 5 4 3 2

(Tăng)/giảm các khoản phải thu ngắn hạn 1 -1 -2 0 -2


Tăng/(giảm) các khoản phải trả 7 1 2 2 2

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 152 156 165 179 192

Tiền chi/thu từ mua sắm/thanh lý TSCĐ -60 -60 -66 -73 -80

Tăng/giảm nợ vay -11 -23 -30 -29 -28

FCFE 81 73 69 77 83

Giá trị hiện tại của FCFE 81 65 54 54 51

Giá trị hiện tại FCFE lũy kế 2014-2018 305

Giá trị hiện tại của FCFE sau 2018 388

Tổng giá trị của CLL 694

Giá trị cổ phiếu CLL (đồng) 28.902

Mức giá hợp lí: 25.800 đồng/CP Kết quả định giá

Giá trị hợp lí của cổ phiếu CLL được tổng hợp từ 2 phương pháp trên với phân bố tỷ trọng không
bằng nhau. Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do sử dụng nhiều giả định về tình hình hoạt
động kinh doanh của CLL trong vòng 5 năm tới. Đồng thời tốc độ tăng trưởng sau năm 2018
được tính toán từ kết quả của giai đoạn 2014-2018 với thay đổi nhỏ của tốc độ tăng trưởng này có
thể tạo ra thay đổi rất lớn đến giá trị của cổ phiếu CLL. Do đó, chúng tôi phân bổ tỷ trọng cho 2

26.06.2014 Trang | 11
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
CTCP CẢNG CÁT LÁI – CLL

phương pháp so sánh tương đối và FCFE lần lượt là 60% và 40%.

Phương pháp So sánh tương đối FCFE

Giá hợp lí theo phương pháp 23.660 28.902

Tỷ trọng 60% 40%

Giá trị cổ phiếu CLL 25.800

Từ đó, mức giá hợp lí của CLL là 25.800 đồng/cổ phiếu.

Quan điểm đầu tư CLL có tốc độ tăng trưởng cao trong lĩnh vực kinh doanh cảng biển trong thời gian qua do có
nhiều ưu thế cạnh tranh. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng đà tăng trưởng của mảng không còn khi
cầu cảng B7 đã hoạt động hết công suất và hoạt động vận tải tàu biển ra xa khỏi khu vực Tp. Hồ
Chí Minh. CLL đang có kế hoạch đẩy mạnh phát triển sang lĩnh vực vận tải đường bộ với đà tăng
có thể đạt 20%/năm tới năm 2018. Theo kết quả định giá, giá trị hợp lí của cổ phiếu CLL khi lần
đầu được giao dịch là khoảng 25.800 đồng/CP.

26.06.2014 Trang | 12
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
CTCP CẢNG CÁT LÁI – CLL

Phụ lục

Dự báo KQKD 2014-2018

2014F 2015F 2016F 2017F 2018F

Doanh thu 214,908,484,985 225,196,687,035 237,328,119,391 251,639,266,602 268,529,085,893


Cảng biển 148,000,004,000 148,000,004,000 148,000,004,000 148,000,004,000 148,000,004,000
Xếp dỡ 28,588,013,662 32,876,215,712 37,807,648,068 43,478,795,279 50,000,614,570
Tiền điện 8,320,467,323 8,320,467,323 8,320,467,323 8,320,467,323 8,320,467,323
Vận tải 30,000,000,000 36,000,000,000 43,200,000,000 51,840,000,000 62,208,000,000
Lợi nhuận gộp 110,879,801,125 114,274,907,801 118,278,280,479 123,000,959,059 128,574,599,425
Doanh thu tài chính 995,667,006 2,218,576,571 2,522,304,261 3,751,603,476 4,774,207,055
Chi phí tài chính -5,799,958,078 -6,132,454,337 -5,227,919,590 -4,065,490,464 -2,547,707,358
Chi phí tiền lãi -4,862,282,971 -5,141,024,795 -4,382,725,539 -3,408,225,505 -2,135,821,317
Chi phí bán hàng 0 0 0 0 0
Chi phí QLDN -10,100,698,794 -10,809,440,978 -11,629,077,850 -12,581,963,330 -13,426,454,295
Thu nhập khác 0 0 0 0 0
Chi phí khác 0 0 0 0 0
Phần lãi liên doanh liên kết 0 0 0 0 0
LNTT 95,974,811,259 99,551,589,058 103,943,587,300 110,105,108,740 117,374,644,828
Thuế TNDN -19,194,962,252 -19,910,317,812 -20,788,717,460 -22,021,021,748 -23,474,928,966
Tỷ suất thuế 20% 20% 20% 20% 20%
LNST 76,779,849,007 79,641,271,246 83,154,869,840 88,084,086,992 93,899,715,862
Lợi ích của CĐ thiểu số 0 0 0 0 0
CĐ của tổng công ty 76,779,849,007 79,641,271,246 83,154,869,840 88,084,086,992 93,899,715,862

26.06.2014 Trang | 13
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
CTCP CẢNG CÁT LÁI – CLL

Dự báo bảng cân đối tài sản 2014-2018

2014F 2015F 2016F 2017F 2018F


Tài sản
Tài sản ngắn hạn 46,394,676,786 58,748,768,598 62,151,124,078 71,561,733,588 84,389,827,234
Tiền và tương đương tiền 20,578,936,511 32,596,986,658 34,440,412,915 45,272,347,467 55,423,263,626
Các khoản phải thu ngắn hạn 19,248,896,785 19,763,890,451 21,284,587,160 21,605,146,982 23,650,437,204
Phải thu khách hàng 15,804,346,632 15,632,964,267 16,964,101,095 17,727,820,476 19,056,014,227
Trả trước người bán 3,259,274,170 3,908,795,004 4,076,081,023 3,646,980,812 4,330,508,144
Phải thu khác 185,275,983 222,131,179 244,405,042 230,345,694 263,914,833
Hàng tồn kho, ròng 0 0 0 0 0
Tài sản lưu động khác 6,566,843,489 6,387,891,489 6,426,124,004 4,684,239,139 5,316,126,404
Tài sản dài hạn 491,896,831,516 495,070,229,529 503,456,760,005 511,057,286,964 521,402,626,454
Tài sản cố định 481,145,238,749 484,693,108,360 493,212,952,002 502,145,268,698 512,222,351,245
Tài sản cố định hữu hình 392,881,054,833 404,018,285,260 414,793,024,311 425,167,447,243 435,099,782,427
Nguyên giá 570,611,565,763 630,152,943,689 695,907,262,077 768,522,820,154 848,715,564,965
Hao mòn lũy kế -177,730,510,930 -226,134,658,429 -281,114,237,766 -343,355,372,911 -413,615,782,537
Tài sản cố định vô hình 68,809,471,189 67,224,823,100 65,640,175,011 64,055,526,922 62,470,878,833
Nguyên giá 79,232,404,441 79,232,404,441 79,232,404,441 79,232,404,441 79,232,404,441
Hao mòn lũy kế -10,422,933,252 -12,007,581,341 -13,592,229,430 -15,176,877,519 -16,761,525,608
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 19,454,712,727 13,450,000,000 12,779,752,680 12,922,294,533 14,651,689,985
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2,000,000,000 2,000,000,000 2,000,000,000 2,000,000,000 2,000,000,000
Tài sản dài hạn khác 8,751,592,767 8,377,121,169 8,243,808,003 6,912,018,266 7,180,275,209
Tổng cộng Tài sản 538,291,508,301 553,818,998,127 565,607,884,083 582,619,020,552 605,792,453,688

Nợ phải trả 139,920,484,087 128,606,702,667 110,040,718,783 91,767,768,260 73,841,485,534


Nợ ngắn hạn 44,732,916,551 53,616,027,015 55,246,935,015 57,170,876,376 59,441,485,534
Vay ngắn hạn 12,696,891,884 20,196,891,884 20,196,891,884 20,196,891,884 20,196,891,884
Phải trả nhà cung cấp ngắn hạn 9,199,400,999 9,808,966,997 10,527,742,603 11,375,664,201 12,376,369,621
Các khoản phải trả về thuế 8,158,384,236 8,158,384,236 8,158,384,236 8,158,384,236 8,158,384,236
Phải trả người lao động 2,853,639,783 2,853,639,783 2,853,639,783 2,853,639,783 2,853,639,783
Chi phí phải trả 150,481,080 150,481,080 150,481,080 150,481,080 150,481,080
Phải trả khác 11,674,118,569 12,447,663,035 13,359,795,429 14,435,815,191 15,705,718,930
Nợ dài hạn 95,187,567,536 74,990,675,652 54,793,783,768 34,596,891,884 14,400,000,000
Phải trả dài hạn khác 14,400,000,000 14,400,000,000 14,400,000,000 14,400,000,000 14,400,000,000
Vay dài hạn 80,787,567,536 60,590,675,652 40,393,783,768 20,196,891,884 0
Dự phòng trợ cấp thôi việc 0 0 0 0 0

Nguồn vốn chủ sở hữu 398,371,024,214 425,212,295,460 455,567,165,300 490,851,252,292 531,950,968,154


Vốn đầu tư của chủ sở hữu 240,000,000,000 240,000,000,000 240,000,000,000 240,000,000,000 240,000,000,000
Thặng dư vốn cổ phần 15,723,448,000 15,723,448,000 15,723,448,000 15,723,448,000 15,723,448,000
Quỹ đầu tư phát triển 17,950,065,862 17,950,065,862 17,950,065,862 17,950,065,862 17,950,065,862
Quỹ dự phòng tài chính 9,102,522,649 9,102,522,649 9,102,522,649 9,102,522,649 9,102,522,649
LNST chưa phân phối 115,594,987,703 142,436,258,949 172,791,128,789 208,075,215,781 249,174,931,643

Tổng cộng nguồn vốn 538,291,508,301 553,818,998,127 565,607,884,083 582,619,020,552 605,792,453,688

26.06.2014 Trang | 14
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
CTCP CẢNG CÁT LÁI – CLL

CAM KẾT
Chúng tôi, bộ phận phân tích và nghiên cứu thị trường của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), cam kết rằng các thông tin đưa ra trong Báo
cáo này được xử lý một cách chân thực và chuẩn mực nhất.Chúng tôi cam kết tuân thủ đạo đức nghề nghiệp ở mức độ tối đa có thể đạt được.

ĐIỀU KHOẢN SỬ DỤNG


Báo cáo này được xây dựng bởi bộ phận phân tích và nghiên cứu thị trường của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) cùng/hoặc với sự hợp tác
của một hoặc một số bộ phận của VCBS nhằm cung cấp các thông tin cập nhật về thị trường trong ngày.

Bản thân báo cáo này và/hoặc bất kỳ nhận định, thông tin nào trong báo cáo này không phải là các lời chào mua hay bán bất kỳ một sản phẩm tài chính,
chứng khoán nào được phân tích trong báo cáo và cũng không là sản phẩm tư vấn đầu tư hay ý kiến tư vấn đầu tư nào của VCBS hay các đơn vị/thành
viên liên quan đến VCBS. Do đó, nhà đầu tư chỉ nên coi báo cáo này là một nguồn tham khảo. VCBS không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước những
kết quả ngoài ý muốn khi quý khách sử dụng các thông tin trên để kinh doanh chứng khoán.
Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập, đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên, do các nguyên nhân chủ
quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố, VCBS không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng
như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.
Báo cáo này thuộc bản quyền của VCBS. Mọi hành động sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung báo cáo và/hoặc xuất bản mà không có sự cho phép
bằng văn bản của VCBS đều bị nghiêm cấm.

CÔNG TYCHỨNG KHOÁN VIETCOMBANK


Tầng 12,17 tòa nhà Vietcombank
198 Trần Quang Khải, Hà Nội

Tel: 84 – 4 – 39 366990
Fax: 84 - 4 - 39 360 262

Trụ sở chính Hà Nội : Tầng 12&17, Toà nhà Vietcombank, số 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
ĐT: (84-4)-39367518/19/20
Chi nhánh Hồ Chí Minh : Lầu 1&7, Tòa nhà Green Star, số 70 Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (84-8)-38208116
Chi nhánh Đà Nẵng : Tầng 2, Toà nhà TCT Du lịch Hà Nội, số 10 đường Hải Phòng, Phường Hải Châu 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
ĐT: (84-511)-33888991 - Số máy lẻ: 12/13
Chi nhánh Cần Thơ : Tầng trệt, Tòa nhà Bưu điện, số 2 Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
ĐT: (84-710)-3750888
Chi nhánh Vũng Tàu : Tầng trệt, số 27 Đường Lê Lợi, TP. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
ĐT: (84-64)-3513974/75/76/77/78
Phòng Giao dịch Phú Mỹ : Toà nhà Lawrence Sting, số 801 Nguyễn Lương Bằng, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
Hưng ĐT: (84-8)-54136573
Văn phòng Đại diện An Giang : Tầng 6, Toà nhà Nguyễn Huệ, số 9/9 Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Xuyên, TP. Long Xuyên, Tỉnh An Giang
ĐT: (84-76)-3949841
Văn phòng Đại diện Đồng Nai : F240-F241 Đường Võ Thị Sáu, Khu phố 7, Phường Thống Nhất, TP. Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai
ĐT: (84-61)-3918812

26.06.2014 Trang | 15

You might also like