You are on page 1of 4

Đề 9

BÀI 1: LUẬT DOANH NGHIỆP


Tình huống 1:

a. Căn cứ quy định của Luật DN thì 1 DN bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn
- Theo Nghị quyết, quyết định của chủ DN đối với DN tư nhân, của Hội đồng tv đối với cty
hợp danh, của Hội đồng tv, chủ sở hữu công ty đối với cty TNHH, của Đại hội đồng cổ
đông đối với cty cổ phần
- Cty không còn đủ số lượng tv tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06
tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình DN
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có
quy định khác.
Vì vậy trong trường hợp này được giải thể vì nó thuộc trường hợp 2: Theo Nghị quyết,
quyết định của chủ DN đối với DN tư nhân Xuân Thủy

b. Để giải quyết giải thể doanh nghiệp trong trường hợp này:
Cần tuân thủ các quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp, bao gồm thông báo với cơ
quan chức năng và các bên liên quan, giải quyết các khoản nợ, thanh lý tài sản, chấm dứt
hợp đồng lao động với nhân viên và nộp các giấy tờ liên quan.
- Bước 1: Thông qua nghị quyết,quyết định giải thể. Nghị quyết, quyết định giải thể Doanh
nghiệp phải bao gồm nội dung sau:
+ Tên, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp ( DNTN Xuân Thủy)
+ Lý do giải thể (Do gặp khó khăn về thị trường và
hoạt động kinh doanh không có hiệu quả, chủ doanh nghiệp muốn chấm dứt hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tìm cơ hội đầu tư khác bằng cách giải thể
doanh nghiệp.)
+ Thời hạn, thủ tục, thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp,
thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt qua 6 tháng, kể từ ngày
thông qua quyết định giải thể
+ Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động
+ Họ tên, chữ kí của chủ DNTN
Bước 2: Chủ DN tư nhân trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản DN
Bước 3: Công bố giải thể DN
Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp và
biên bản họp phải gửi đến:
+ Cơ quan ĐKKD
+ Cơ quan thuế
+ Người lao động
Nghị quyết, quyết định phải được đăng trên Cổng thông tin quốc gia về ĐKDN và được
niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của DN.
Bước 4: Thanh toán các khoản nợ DN
- Các khoản nợ của DN được thanh toán theo thứ tự ưu tiên:
+ Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm XH-YT, bảo hiểm thất nghiệp theo quy
định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động thỏa ước lao động tập thể
và hợp đồng lao động đã ký kết.
+ Nợ thuế
+ Các khoản nợ khác.
- Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể DN và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ DN
và các thành viên.

Bước 5: Nộp hồ sơ
- Người đại diện theo pháp luật của DN gửi hồ sơ giải thể DN cho cơ quan đăng kí kinh
doanh trong 5 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết khoản nợ của doanh nghiệp.
- Trong 180 ngày, không nhận được ý kiến về giải thể doanh nghiệp hoặc phản đối của các
bên có liên quan bằng văn bản trong 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan
đăng kí kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lí của doanh nghiệp trên cơ sở dữ liệu quốc
gia về đăng kí doanh nghiệp
- Xóa tên doanh nghiệp
- Kết thúc giải thể.

Tình huống 2:

1-Theo Điều 422-Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thì Cá nhân giao kết hợp đồng chết,
pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt sự tồn tại mà hợp đồng thì phải cho chính cá nhân,
pháp nhân đó thực hiện
Vậy khi chủ DNTN Thịnh Phát chết thì công ty TNHH Tuấn Cường có thể chấm dứt hợp đồng.
3-Theo điều 407,408 của BLDS năm 2015, hợp đồng vô hiệu do chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn
chế hành vi dân sự xác lập, thực hiện
Vậy trong trường hợp này , hợp đồng sẽ bị vô hiệu vì chủ DNTN Thịnh Phát bị tâm thần nên k
có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi.
2.Theo điều 407- 408 bộ luật dân sự 2015 , hợp đồng vô hiệu do chưa thành niên, bị mất
năng lực hành vi dân sự, khó khăn trong nhận thức, điều chỉnh hành vi, bị hạn chế hành vi
dân sự xác lập và thực hiện .
Trường hợp này chủ DNTN TP bị khởi tố và tạm giam nên mất năng lực hành vi dân sự.Vì vậy
hợp đồng bị vô hiệu
4. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 về quyền bán doanh nghiệp của chủ
doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của
mình cho người khác. Sau khi bán doanh nghiệp,chuyển giao doanh nghiệp,  chủ doanh
nghiệp tư nhân không  phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu
doanh nghiệp nữa.
Nhưng Chủ DNTN Thịnh Phát phải thông báo ngay cho bên kia biết về chấm dứt hợp đồng
nếu chủ DNTN Thịnh Phát muốn chấm dứt đơn phương hợp để bán quyền sở hữu cho doanh
nghiệp khác.

5. Vấn đề quản lý doanh nghiệp tư nhân được Luật doanh nghiệp 2014 ghi nhận tại Điều 185 như sau:
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách
nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chủ DNTN Thịnh Phát phải ghi rõ trong hợp đồng về vấn đề này, và đảm bảo phải thực hiện
nghĩa vụ như hợp đồng đã ký kết.
6.Ông Tuấn và ông Cường muốn nhượng quyền cho ông A bà B thì ông A và bà B này phải là
thành viên hiện hữu trong công ty, còn nếu ông A và bà B không phải là thành viên trong
công ty thì phải chờ các thành viên còn lại trong công ty trong 30 ngày nếu không mua hoặc
không mua hết phần vốn góp đó. Theo điều 52 Luật DN 2020 như sau:
+ Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn
của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán.
+ Chuyển nhượng cùng với điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại không phải là
thành viên trong công ty nếu các thành viên còn lại không mua hoặc không mua hết trong
thời hạn 30 ngày kể từ chào bán.
+Sau khi chuyển nhượng thì thành viên chuyển nhượng vẫn có quyền và nghĩa vụ
đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về
người mua lại phần vốn góp này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.
Vậy muốn chuyển nhượng phần vốn góp cần hoàn thành các thủ tục chuyển nhượng vốn và
thông báo với công ty Thịnh Phát
7.DN tư nhân Thịnh Phát có thể chấm dứt hợp đồng đơn phương với Công ty TNHH 2 thành
viên Tuấn Cường vì giám đốc công ty TC đã bị vi phạm về trách nhiệm pháp lý , có mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế, DN tư nhân TP có thể có quyền yêu
cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ thực hiện, hai bên có thể thỏa thuận về việc bên vi
phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải
chịu phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại hợp đồng, DN tu nhân TP phải thông báo
ngay cho bên kia về chấm dứt hợp đồng , nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường.
8.Ông T và ông C thuê ông C làm giám đốc, ông C có thể đại diện cty Tuấn Cường nhưng phải
ghi rõ báo cáo trong hợp đồng cho DNTN TP biết, mọi sự trách nhiệm vẫn thuộc vào ông T và
ông C, ngoài ra cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về nhân sự và quản lý doanh
nghiệp.

BÀI 2: LUẬT PHÁ SẢN


Câu hỏi 1:

- Ông Nguyên được yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần Bắc Á. Vì ông là cổ
đông chiến lược của công ty, có cổ phần sở hữu lên đến 35% tổng số cổ phần của cty
trong thời gian thỏa mãn quy định :”Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số CP
phổ thông trở lên trong thời gian liên tục 6 tháng”
- Cơ sở pháp lý: Luật phá sản tại điều 5 Luật phá sản 2014 về người có quyền và nghĩa vụ
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Nếu Ông Nguyên có quyền nộp đơn thì ông Nguyên nộp tại Tòa án nhân dân
- Cơ sở pháp lý: dựa vào luật phá sản điều 29 về đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của cổ
đông hoặc nhóm cổ đông, thành viên HTX hoặc HTX thành viên của liên hợp tác xã.
Câu hỏi 2:
- Ngày 15/03/2018, sau nhiều lần yêu cầu thanh toán nhưng không được, các chủ nợ là A,B,C đã tiến
hành xử lý các tài sản bảo đảm của công ty CP Bắc Á để thu hồi nợ. Việc làm của A,B.C là đúng vì
Pháp luật cho phép cưỡng chế trên tài sản bảo đảm như là một biện pháp hữu hiệu giúp chủ
nợ thu hồi được nợ ngay cả khi người mắc nợ có khả năng nhưng không thực hiện nghĩa vụ.
Tài sản bảo đảm trở thành đối tượng hạn chế giao dịch với bên thứ ba nhằm để phục vụ cho
việc xử lý nợ. Chủ nợ được quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Theo cơ sở pháp lý: Bộ
Luật Dân sự 2015 về tài sản bảo đảm, Luật phá sảm 2014
Câu hỏi 3:
HDTD có giá trị pháp lý. Vì đây là 1 hợp đồng được 2 bên thỏa thuận và ký kết đầy đủ các điều
khoản, cty Bắc Á đã sử dụng xe tải của mình để cầm cố khoản vay. Cơ sở pháp lý là : Luật doanh
nghiệp 2014 và các quy định liên quan đến HĐTD.
Câu hỏi 4:
- HNCN trong trường hợp này là k hợp lệ. Vì có: người đại diện pháp luật của công ty, vì có ông Nguyên
(người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ theo điều 5 Luật phá sản), có các chủ nợ tgia Hội
Nghị đại diện sở hữu 60,8% khoản nợ k bảo đảm của cty (điều kiện tối thiểu 51%).Cơ sở pháp lý :
theo luật phá sản tại điều 79: Luật phá sản 2014 về Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ
Câu hỏi 5:
Các chủ nợ sẽ được thanh toán theo tỷ lệ của mỗi người trong tổng số nợ không không bảo đảm và
bảo đảm 1 phần.
Công thức: số tài sản hiện có*(số tiền mượn/tổng số nợ)
Tổng nợ đã mượn: 6+4+2+800+200+500=13.5 tỷ
Chủ nợ D sẽ được thanh toán: 6*(6/13.5)= 2.667 tỷ
E: 6*(4/13.5)=1.778 tỷ
F: 6*(2/13.5)=889 triệu
G: 6*(0.8/13.5)=356 triệu
H: 6*(0.2/13.5)=89 triệu
M: 6*(0.5/13.5)=222 triệu

You might also like