You are on page 1of 2

1.

Y phục thời chúa Nguyễn (1738-1802)

Thời chúa Nguyễn, nước ta có nhiều sự phân biệt giữa hai Xứ Đàng Trong và Xứ Đàng Ngoài. Xứ Đàng
Trong bao gồm miền Trung và Nam từ đất Quảng Bình trở vào dần thay đổi cách ăn mặc theo lễ giáo
mà để tham chước, bỏ đi tục ngoài Bắc của chúa Trịnh “Năm Mậu Ngọ (1738), Thế tôn Hiếu võ
Hoàng đế định lại sắc phục, các quan văn võ chăm chước theo chế độ đời Hán Đường. Đến Đại Minh
thì hình thức mới (nguyên văn Tân Chế: chỉ về nhà Thanh đang cai trị), mới chế phẩm phục quan chế
ngày nay, đã ban hành trong Hội điển, gồm đủ cả văn chất, còn y phục gia thất khí cụ, hàng sĩ thứ đại
lược như thể chế nhà Minh, bỏ hết tục xấu ở Bắc Hà, mà là một nước y quan văn hiến vậy”. Ảnh
hưởng lớn của y phục Nam Hà là lấy từ các mẫu thức xưa trong điển lễ, kết hợp với việc đối chiếu
kiểu dáng đời Minh và gần nhất là đời Thanh để chỉnh đốn việc ăn mặc.

Bên cạnh tham khảo các điển chế, điển lễ, người Nam Kỳ còn chịu sự ảnh hưởng của người Minh
hương ở Đông và Tây Nam Kỳ, sự ảnh hưởng thói ăn ở, sinh hoạt rất đậm nét “y phục, gia thất, khí
cụ, hàng sĩ thứ đại lược như thể chế nhà Minh”, cho nên việc thay đổi này còn tạo sự khác biệt lớn
giữa Bắc Hà và Nam Hà.

Bốn mươi năm sau, tác giả sách “Một chuyến du hành đến Nam Hà” vào năm 1778 đã ghi nhận “Đàn
ông, đàn bà Nam Hà đều bận y phục giống nhau, đây là một bộ đồ khiêm tốn mà tôi từng được thấy,
chúng gồm một bộ áo dài thả lỏng, cổ nhỏ cài nút, bắt chéo qua bên ngực, trong không khác gì một
áo dài ngủ, ống tay rất dài và rộng phủ kín hai bàn tay”. Dáng áo mà tác giả miêu tả là dạng áo dài cài
nút, cổ đứng với tay áo dài và rộng thường gọi là áo thụng và dường như đã thành phổ biến trong cả
xứ. “Trang phục của người An nam hoàn toàn giống kiểu trang phục của triều Minh. Đầu tay áo nhỏ
và dài hơn bàn tay khoảng một thước. Quần được đọc là gonto, giống với kiểu nobakama của đất
nước chúng ta. Người ta đeo dây lưng ở trên quần.

Cho đến khi Nguyễn Vương tức vị Hoàng đế, nhà Nguyễn đã củng cổ việc thay đổi y phục tại Bắc Hà
nhằm thống nhất giống như y phục Nam Hà từ Quảng Bình vào Nam và mạnh mẽ vào đời Minh
Mạnh và Thiệu Trị. Sự thay đổi y phục tại nước ta lúc đó chỉ ảnh hưởng đến người Việt là chủ yếu,
còn đối với các dân tộc khác đều thuận tình theo phong tục của họ, như tại Nam Kỳ các dân tộc Việt,
Hoa, Khơ me và cách ăn mặc của họ vẫn giữ những đặc trưng riêng, dễ nhận ra. Còn y phục tại Bắc
Hà, các quan lại thường tuân theo quy định của triều đình như bận quần với áo năm thân, người
bình dân vẫn giữ thói quen bận váy, áo tứ thân.

2. Y phục thời kỳ sơ Nguyễn (1802-1862)

Những người nơi khác đến đây, khi Việt Nam chấm dứt chiến tranh đều chung nhận định về sự “sặc
sỡ” của y phục ở Gia Định, “sự xuất hiện nhiều thuyền bè có tính cách nhẹ nhàng như bay mà đa số
thuyền ấy chỉ được bơi bởi một người đờn bà duy nhất trong y phục đẹp như tranh (sặc sỡ) thực
mới lạ và thú vị, trong khi một số lượng lớn tàu bổn xứ với các kích thước khác nhau, đi theo các
hướng vào kinh rạch, tạo nên một cảnh tượng bận rộn và sống động” và coi đó như là một đặc trưng
về cách ăn mặc “đẹp như tranh”. Ngoài ra, John White tiếp cận Sài Gòn vào thời điểm những năm
1819, con mắt lạ lẫm của một người Mỹ mới đến Việt Nam còn có mỗi quan tâm đến y phục của
người bổn xứ “tại Sài Gòn, từ những người chúng tôi đã thấy trước đó; không có nhiều sự khác biệt
trong y phục của giới tánh khác nhau. Nữ giới của cấp bậc được phân biệt bởi số lượng trang phục
họ mặc; cái dưới là dài nhất và có màu sắc khác nhau, mang lại cho chúng vẻ ngoài khá lòe loẹt. Khi
họ ra ngoài, họ đội một chiếc nón được đương bằng những sợi mảnh bằng tre, không thấm nước bởi
một lớp sơn bóng mịn. Nó ở dạng một chiếc đĩa bay ngược và đang bảo vệ dưới cằm bằng một chiếc
cung thanh mảnh gắn trên mỗi bên của nó giống như tay cầm của một chiếc xô nước. Một số lớp cao
hơn làm bằng sừng, gỗ mun, ngà voi và thậm chí bằng bạc hoặc vàng. Giày của họ là Trung Quốc
(giày Tàu). Họ có những người phục vụ, họ mang một cái tủ nhỏ, thường được làm bằng một số gỗ
thơm, được trang trí và dát bằng vàng và bạc, với một số ngăn để chứa các loại bia, trầu… có thể
thấy sự thể hiện y phục của người phụ nữ lúc bây giờ thông qua số lượng áo mà họ mặc trên người
để phân biệt giàu nghèo, bên cạnh đó có một cái nón úp ngược làm bằng tre, phía dưới có gắn chiếc
cung… đó là chiếc nón cụ với quai có thể làm bằng mây, đồi mồi… tựa như cây cung hình vuông vậy
cho thấy sự nhìn nhận kỹ càng của tác giả về cách ăn mặc của người Sài Gòn nói riêng và Nam Kỳ
đương thời nói chung và khá tỉ mỉ hơn sự giới thiệu về phép ăn mặc đương thời như: Quần áo của
họ hiếm khi được cởi ra vào ban đêm hoặc ban ngày, sau khi đã được mặc lần đầu; ngoại trừ những
trường hợp hành lễ, khi họ được thay tạm bằng trang phục khác, vẫn còn mục nát theo thời gian và
bẩn thỉu khi họ được phép tự cởi ra.

You might also like