You are on page 1of 21

Một số khái niệm cơ bản

Chu trình, đồ thị liên thông


Một số bài tập minh hoạ

Lý thuyết đồ thị

Trần Nguyễn Nam Hưng

Sinh viên K21 Trường ĐHKHTN, ĐHQG TpHCM

Ngày 5 tháng 5 năm 2022

Trần Nguyễn Nam Hưng Lý thuyết đồ thị


Một số khái niệm cơ bản
Chu trình, đồ thị liên thông
Một số bài tập minh hoạ

Giới thiệu nội dung

1 Một số khái niệm cơ bản

2 Chu trình, đồ thị liên thông

3 Một số bài tập minh hoạ

Trần Nguyễn Nam Hưng Lý thuyết đồ thị


Một số khái niệm cơ bản
Chu trình, đồ thị liên thông
Một số bài tập minh hoạ

Đồ thị

Định nghĩa 1
Một đồ thị a G = (V , E ), trong đó V là tập các đỉnh b , còn
E là họ các cạnh c có đầu mút thuộc vào V . Hai đỉnh v , w
được gọi là kề nhau d nếu có cạnh nối v và w .
a
graph
b
vertex
c
edge
d
adjacent

Trần Nguyễn Nam Hưng Lý thuyết đồ thị


Một số khái niệm cơ bản
Chu trình, đồ thị liên thông
Một số bài tập minh hoạ

Đồ thị

Trong đồ thị dưới đây, V = {A, B, C , D, E } và


E = {(A, B), (A, D), (B, E ), (B, C ), (E , C ), (C , D)}. Hai đỉnh
A, B kề nhau còn hai đỉnh A, E không kề nhau.

Trần Nguyễn Nam Hưng Lý thuyết đồ thị


Một số khái niệm cơ bản
Chu trình, đồ thị liên thông
Một số bài tập minh hoạ

Bậc

Định nghĩa 2
Cho một đỉnh v , bậc a của đỉnh v theo định nghĩa là số cạnh
nhận v là một trong hai đầu mút.
a
degree

Ví dụ, trong đồ thị ở slide trước, đỉnh A và đỉnh D có bậc là 2,


còn đỉnh B có bậc là 3.

Trần Nguyễn Nam Hưng Lý thuyết đồ thị


Một số khái niệm cơ bản
Chu trình, đồ thị liên thông
Một số bài tập minh hoạ

Bậc

Định lý 1 (Bổ đề bắt tay – Handshaking lemma)


Cho đồ thị G = (V , E ) bao gồm n đỉnh và m cạnh. Gọi
d1 , d2 , . . . , dn lần lượt là bậc của n đỉnh này. Khi này, ta có

d1 + d2 + · · · + dn = 2m.

Trần Nguyễn Nam Hưng Lý thuyết đồ thị


Một số khái niệm cơ bản
Chu trình, đồ thị liên thông
Một số bài tập minh hoạ

Đường đi

Định nghĩa 3
Một đường đi a trong G là một dãy luân phiên các đỉnh và
cạnh
V1 , E1 , V2 , E2 , V3 , E3 , . . . , Vn , En , Vn+1
trong đó V1 , V2 , . . . , Vn , Vn+1 là các đỉnh, E1 , E2 , . . . , En là các
cạnh thoả mãn Ei nối Vi với Vi+1 , i = 1, 2, . . . , n. Ta gọi
đường đi này là đường đi từ V1 đến Vn+1 , và n được gọi là độ
dài b của đường đi này.
a
path
b
length

Trần Nguyễn Nam Hưng Lý thuyết đồ thị


Một số khái niệm cơ bản
Chu trình, đồ thị liên thông
Một số bài tập minh hoạ

Chu trình

Định nghĩa 4
Một chu trình a là một dãy các đỉnh phân biệt V1 , V2 , . . . , Vn
(n ≥ 3) sao cho các cặp đỉnh

(V1 , V2 ), (V2 , V3 ), . . . , (Vn−1 , Vn ), (Vn , V1 )

kề nhau.
a
cycle

Trần Nguyễn Nam Hưng Lý thuyết đồ thị


Một số khái niệm cơ bản
Chu trình, đồ thị liên thông
Một số bài tập minh hoạ

Ví dụ minh hoạ

Trong hình vẽ trên, dãy các đỉnh và cạnh

A, (A, B), B, (B, C ), C , (C , F ), F

tạo thành đường đi từ A đến F có độ dài là 3. Còn 4 đỉnh


C , F , E , D theo thứ tự đó tạo thành chu trình độ dài 4.
Trần Nguyễn Nam Hưng Lý thuyết đồ thị
Một số khái niệm cơ bản
Chu trình, đồ thị liên thông
Một số bài tập minh hoạ

Đồ thị liên thông

Định nghĩa 5
Một đồ thị được gọi là liên thông a nếu với mọi cặp đỉnh, tồn
tại một đường đi nối hai đỉnh đó. Trong trường hợp ngược lại,
đồ thị được gọi là không liên thông b .
a
connected
b
disconnected

Các đồ thị trong các ví dụ nêu trên đều là đồ thị liên thông.
Còn đồ thị gồm 3 đỉnh nhưng chỉ có 1 cạnh thì không là đồ thị
liên thông.

Trần Nguyễn Nam Hưng Lý thuyết đồ thị


Một số khái niệm cơ bản
Chu trình, đồ thị liên thông
Một số bài tập minh hoạ

Thành phần liên thông


Tập các đỉnh V của G có thể được phân hoạch một cách duy
nhất thành các tập rời nhau V1 , V2 , . . . , Vk sao cho hai đỉnh
thuộc cùng một tập khi và chỉ khi giữa chúng có một đường
đi. Chẳng hạn, với đồ thị dưới đây,

ta có V1 = {A, B, C , D}, V2 = {E , F , G , H, I }.

Trần Nguyễn Nam Hưng Lý thuyết đồ thị


Một số khái niệm cơ bản
Chu trình, đồ thị liên thông
Một số bài tập minh hoạ

Với mỗi i, đặt Ei là tập các cạnh nối hai đỉnh nào đó của Vi .
Khi này, các đồ thị Gi = (Vi , Ei ) đều là các đồ thị liên thông,
và được gọi là các thành phần liên thông 1 của G . Chẳng
hạn, với ví dụ nêu trên, đồ thị có hai thành phần liên thông
G1 = (V1 , E1 ), G2 = (V2 , E2 ), trong đó

V1 = {A, B, C , D}, V2 = {E , F , G , H, I }

E1 = {AB, BC , CD, DA, CA},


E2 = {EF , FH, EH, FG , GH, GI }.

1
component
Trần Nguyễn Nam Hưng Lý thuyết đồ thị
Một số khái niệm cơ bản
Chu trình, đồ thị liên thông
Một số bài tập minh hoạ

Bài 1
Cho một đồ thị gồm n đỉnh, mỗi đỉnh có bậc không nhỏ hơn
n
. Chứng minh rằng với hai đỉnh phân biệt bất kỳ, luôn tồn tại
2
một đường đi có độ dài không vượt quá 2 từ đỉnh này đến
đỉnh kia.

Trần Nguyễn Nam Hưng Lý thuyết đồ thị


Một số khái niệm cơ bản
Chu trình, đồ thị liên thông
Một số bài tập minh hoạ

Bài 2
Cho đồ thị G = (V , E ) có đúng 2 đỉnh bậc lẻ là A, B. Chứng
minh rằng tồn tại một đường đi từ A đến B.

Trần Nguyễn Nam Hưng Lý thuyết đồ thị


Một số khái niệm cơ bản
Chu trình, đồ thị liên thông
Một số bài tập minh hoạ

Bài 3
Cho G = (V , E ) là đồ thị liên thông. Một cạnh được gọi là
cầu a nếu bỏ đi cạnh này thì đồ thị thu được mất tính liên
thông. Chứng minh rằng e không phải là cầu khi và chỉ khi e
là cạnh của một chu trình.
a
bridge

Trần Nguyễn Nam Hưng Lý thuyết đồ thị


Một số khái niệm cơ bản
Chu trình, đồ thị liên thông
Một số bài tập minh hoạ

Bài 4 (P386, Tạp chí Pi)


Cho đồ thị G = (V , E ) có các đỉnh là V1 , V2 , . . . , Vn và thoả
mãn điều kiện : Vi , Vj kề nhau khi và chỉ khi |i − j| ≤ 2.
Chứng minh rằng đồ thị này chứa một chu trình duy nhất.

Trần Nguyễn Nam Hưng Lý thuyết đồ thị


Một số khái niệm cơ bản
Chu trình, đồ thị liên thông
Một số bài tập minh hoạ

Bài 5
Chứng minh rằng một đồ thị n đỉnh và liên thông thì có ít
nhất n − 1 cạnh.

Trần Nguyễn Nam Hưng Lý thuyết đồ thị


Một số khái niệm cơ bản
Chu trình, đồ thị liên thông
Một số bài tập minh hoạ

Bài 6
Ta gọi một đồ thị là cây a nếu đồ thị đó liên thông và không
chứa chu trình. Chứng minh rằng :
1 Nếu một đồ thị là cây thì với hai đỉnh phân biệt bất kỳ,
tồn tại duy nhất một đường đi giữa hai đỉnh đó.
2 Một đồ thị n đỉnh và là cây thì có đúng n − 1 cạnh.

a
tree

Trần Nguyễn Nam Hưng Lý thuyết đồ thị


Một số khái niệm cơ bản
Chu trình, đồ thị liên thông
Một số bài tập minh hoạ

Bài 7
Cho bàn cờ vua 8 × 8. Hỏi có bao nhiêu cách đặt hai quân
Vua, một quân Vua trắng, một quân Vua đen lên bàn cờ này
sao cho chúng không ăn nhau ?

Trần Nguyễn Nam Hưng Lý thuyết đồ thị


Một số khái niệm cơ bản
Chu trình, đồ thị liên thông
Một số bài tập minh hoạ

Bài 8
Hỏi một đồ thị bao gồm n đỉnh và không liên thông thì có tối
đa bao nhiêu cạnh ?

Trần Nguyễn Nam Hưng Lý thuyết đồ thị


Một số khái niệm cơ bản
Chu trình, đồ thị liên thông
Một số bài tập minh hoạ

Bài 9 (Vietnam TST 2019)


Trong một quốc gia có n ≥ 2 thành phố. Giữa hai thành phố
bất kỳ có đường bay trực tiếp theo hai chiều. Người ta muốn
cấp phép khai thác cho các đường bay trên cho một số hàng
hàng không với các điều kiện sau đây :
Mỗi đường bay chỉ được cấp phép cho một hàng duy nhất.
Di chuyển bằng đường bay của 1 hàng hàng không tùy ý,
người ta có thể đi từ 1 thành phố bất kỳ tới các thành
phố còn lại.
Hỏi có thể cấp phép cho bao nhiêu hãng hàng không ?

Trần Nguyễn Nam Hưng Lý thuyết đồ thị

You might also like