You are on page 1of 2

Chu Thùy Liên sinh năm 1966, quê ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên là một nhà

thơ nữ
tiêu biểu trong số đông đảo các nhà thơ dân tộc thiểu số. Đọc tập "Thuyền đuôi én", chúng
ta không thể bỏ qua sáng tác mang tên "Mùa hoa mận". Bằng ngòi bút tài năng, tâm hồn
trong sáng, bà đã khắc họa chân thực bức tranh thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt của con
người Tây Bắc.
Tác phẩm được sáng tác vào tháng chạp năm 2006, chỉ với ba khổ thơ ngắn gọn. Mỗi khổ
đều được mở đầu bằng câu "Cành mận bung cánh muốt" đã khéo léo gợi ra cảnh sắc thiên
nhiên vào mùa hoa nở. Trước hết, đó là khung cảnh:
"Cành mận bung cánh muốt
Lũ con trai háo hức chơi cù
Lũ con gái rộn ràng khăn áo
Bóng bay nâng ước mơ con trẻ"
Câu thơ mở đầu "cành mận bung cánh muốt" được lặp lại nguyên vẹn ở cả ba khổ thơ trở
thành hình ảnh chủ đạo có sức sáng tạo kỳ diệu. Động từ "bung" kết hợp với tính từ "muốt"
mở ra không gian đặc trưng của miền núi Tây Bắc khi tiết trời ấm áp, cảnh vật hài hoà, trên
những cành cây xù xì đầy rêu mốc, sắc trắng của hoa mận bừng nở gọi mùa xuân đến với
đất trời và khiến lòng người không khỏi cảm thấy bồn chồn, nao nức. Hình ảnh hoa mận
bung cánh muốt báo hiệu xuân về, là cái cớ để nhà thơ tuôn trào những cảm xúc về quê
hương mình với những sinh hoạt bình dị, thân thương mà thiêng liêng. Dưới tán cây, trẻ con
hồn nhiên vui đùa qua phép điệp cú pháp "lũ con trai háo hức chơi cù"/"lũ con gái rộn ràng
khăn áo" đã góp phần nhấn mạnh niềm vui chờ đón, xốn xang, của con người khi mùa
xuân đến. Các từ láy "háo hức", "rộn ràng" đã diễn tả khí thế phấn khởi của con trẻ được
hòa mình vào các trò chơi truyền thống, đám con gái thì xùng xính trong khăn áo rực rỡ sắc
màu đón Tết. Hình ảnh tinh nghịch khiến nhà thơ liên tưởng đến "Bóng bay nâng ước mơ
con trẻ". Dường như, những chùm bóng kia chính là thứ để lũ trẻ vùng cao gửi gắm mơ
ước. Phải chăng, chúng đang hi vọng về một tương lai tươi sáng ở phía trước?
Bức tranh về cuộc sống sinh hoạt tiếp tục được điểm tô nhờ sự xuất hiện của người lớn:
"Cành mận bung cánh muốt
Giục mẹ xôn xang lá, gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già bản hối hả làm đu"
Hoa đã nở, xuân đã về và Tết cũng sắp ghé thăm bản làng. Phép nhân hóa "Cành mận
bung cánh muốt"kết hợp với điệp cấu trúc "giục mẹ…", "giục cha…", "giục người già…"cho
thấy tín hiệu hoa mận bung cánh có sức tác động mãnh liệt, đem hơi thở của mùa xuân,
sức xuân, những niềm vui rộn ràng đến với lòng người. Điệp từ "giục" gợi không khí khẩn
trương, rộn rã, tưng bừng của con người chuẩn bị tết theo phong tục của người miền núi.
Từ láy "xôn xang" gợi niềm xúc động rạo rực từ bên trong lòng người khi tất bật chuẩn bị
những món ăn ngày Tết theo phong tục của người miền núi đã cho thấy mẹ vội vã chuẩn bị
lá, gạo để gói bánh, thổi xôi cúng thần linh, tổ tiên. Người cha "vui lòng căng cánh nỏ",
người già bản "hối hả làm đu". Từ ngữ "vui lòng" và "hối hả" là một cách diễn đạt gần gũi
với người Tây Bắc, thể hiện sự vội vã, niềm vui, phấn khởi đang căng tràn trong lòng người
cha, người già khi mùa xuân tươi mới đang về. Chính họ đã giữ gìn và phát huy những giá
trị giàu bản sắc văn hóa của dân tộc mình để truyền cho con cháu mai sau.
Ngôi nhà đặc trưng của người vùng cao cũng được tái hiện khéo léo trong những câu thơ
kết:
"Cành mận bung cánh muốt
Nhà trình tường ủ hương nếp
Giục lửa hồng nở hoa trong bếp
Cho người đi xa nhớ lối trở về…"
Điệp khúc "cành mận bung cánh muốt" kết hợp cùng với phép nhân hóa đã "giục lửa
hồng…"đối với những người Tây Bắc, hoa mận không chỉ là tín hiệu mùa xuân mà còn là tín
hiệu của quê hương, giục người đi xa trở về. Thấp thoáng trong sắc trắng hoa mận là hình
ảnh ngôi nhà thân thương đã cất chứa, lưu giữ biết bao hương vị quê hương. Đó là mùi
thơm của hương nếp, của bếp lửa bập bùng qua "Nhà trình tường ủ hương nếp" gợi mùi
hương lúa nếp nồng nàn như bọc kín không gian, lòng người cũng ngất ngây rạo rực trong
men say của lúa nếp ủ hay hương say của mùa xuân. Hình ảnh ẩn dụ "lửa hồng nở hoa
trong bếp"gửi hình ảnh ngọn lửa bập bùng ấm áp, quen thuộc, tươi vui gợi cảm giác đoàn
tụ, quây quần. Càng nghĩ tới, nhân vật trữ tình càng cảm thấy nhớ nhung da diết, khôn
nguôi. Câu thơ cuối "Cho người đi xa nhớ lối trở về" là tâm tình, ước muốn được trở về quê
nhà.
Qua "Mùa hoa mận", ta như được hòa mình vào không gian tươi đẹp, trong trẻo của vùng
đất phía Tây Bắc. Chỉ với ba khổ thơ ngắn gọn, cùng ngôn ngữ gợi hình gợi cảm, sử dụng
nhiều từ láy, tính từ. Chu Thùy Liên đã lột tả rõ nét khung cảnh nên thơ, rất đỗi giản dị. Để
rồi, từ ấy, nhắc nhở mỗi người hãy luôn nhớ về quê hương - nơi chôn rau cắt rốn.

You might also like