You are on page 1of 3

1.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, cơ sở của mối liên hệ bắt
nguồn từ sự vận động và phát triển thường xuyên trên thế giới (SAI)
Tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật
hiện tượng. Các sự vật hiện tượng tạo thành thế giới dù có đa dạng, phong phú,
có khác bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của 1 thế giới
duy nhất, thống nhất – thế giới vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó mà tồn tại
trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định.
2. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguồn gốc của cơ sở
phát triển là do sự tác động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày
càng cao của thực tiễn (SAI)
Sự phát triển bao giờ cũng mang tính khách quan. Bởi vì như trên đã phân tích
theo quan điểm duy vật biện chứng nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong
bản thân sự vật. Đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh
trong sự tồn tại và vận động của sự vật. Nhờ đó sự vật luôn luôn phát triển. Vì
thế sự phát triển là tiến trình khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con
người.
3. Vì con người có thể phân đoạn được thời gian theo ý mình nên thời gian
mang tính chủ quan (SAI)
Tính khách quan nghĩa là không gian và thời gian là thuộc tính của vật
chất tồn tại gắn liền với nhau và gắn liền với vật chất. Vật chất tồn tại
khách quan, do đó không gian và thời gian là thuộc tính của nó nên cũng
tồn tại khách quan.
Thời gian là khách quan vì nó là 1 thuộc tính của vật chất.
“Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại
cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta khép lại, chụp lại,
phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Đây là định nghĩa khoa học
nhất, hoàn chỉnh nhất về vật chất của V.I.Lenin trong tác phẩm Chủ nghĩa duy
vật và Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. Định nghĩa trên đã đề cập đến nội
dung chủ yếu sau:
- Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào
ý thức bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức
được.
- Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác
động lên giác quan của con người.
- Cảm giác, ý thức, tư duy là sự phản ánh vật chất lên con người, tức con
người có khả năng nhận thức được vật chất thực tại khách quan.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng vật chất tồn tại bằng vận động và vận
động của vật chất diễn ra trong không gian và thời gian. Vì vậy vận động,
không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất.
- Vận động; theo quan điểm siêu hình vận động là sự di chuyển vị trí cả vật
thể trong không gian, thời gian, nguồn gốc của sự vận động là ở bên ngoài
sự vật hiện tượng. Còn theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động là mọi
sự biến đổi nói chung. Xét về bản chất, vận động là phương thức tồn tại của
vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất. Vận động không do ai sáng tạo ra
và cũng không mất đi mà nó tồn tại vĩnh viễn. Nguồn gốc vận động là do sự
vật hiện tượng quy định. Các hình thức cơ bản của vận động bao gồm: vận
động cơ học, vật lý, hóa học, sinh học và xã hội.
- Không gian và thời gian sự vận động ấy không ở đâu khác ngoài không gian
và thời gian.

4. Trạng thái của mâu thuẫn thay đổi từ đối lập đến khác biệt đều chuyển hóa
trong quá trình phát triển của sự vật hiện tượng (SAI)
Vì là phải từ khác biệt -> đối lập -> xung đột -> chuyển hóa
Trong sự tác động qua lại của các sự vật đối lập thì đấu tranh của các mặt đối
lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho
mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược
nhau. Sự khác nhau đó ngày càng phát triển và đi đến đối lập. Khi 2 mặt đối lập
xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn
được giải quyết.
5. Sẽ không có sự chuyển hóa vật chất nếu không có trạng thái đứng yên tương
đối.
Đứng yên chỉ biểu hiện của 1 trạng thái vận động, đó là vận động, đó là vận
động trong thăng bằng, trong sự ổn định tương đối, biểu hiện thành 1 sự vật
nhất định khi nó còn là nó chưa bị phân hóa thành cái khác. Chính nhờ trạng
thái ổn định đó mà sự vật thực hiện được sự chuyển hóa tiếp theo. Không có
đứng im tương đối thì không có sự vật nào cả. Do đó đứng im còn được biểu
hiện như một quá trình vận động trong phạm vi chất của sự vật còn ổn định,
chưa thay đổi.

You might also like