You are on page 1of 23

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN

-----------------⸙ ∆⸙ -----------------

BÁO CÁO CUỐI KÌ MÔN HỌC HỆ THỐNG SCADA


ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT HAI BỒN
NƯỚC ĐƠN

GVHD: Ts. Trân Vi Đô


NHÓM: 6
SVTH:
Huỳnh Thanh Đô - 20151083
Nguyễn Thị Tuyết Xuân - 20151062
Nguyễn Quỳnh Như - 20151105

Tp. Hồ Chí Minh tháng 5 năm 2022


Mục lục
Phụ lục hình ảnh ......................................................................................................... 3
Lời nói đầu ..................................................................................................................4
Chương 1: Tổng quan hệ thống scada ........................................................................5
1.1 Khái quát về SCADA ........................................................................................5
1.2 Cấu trúc của hệ thống ........................................................................................6
1.3 Chức năng chung của hệ thống SCADA .......................................................... 7
1.4 Ứng dụng ...........................................................................................................7
Chương 2: hệ thống điều khiển và giám sát hai bồn nước ........................................ 9
2.1 Cấu trúc hệ thống .............................................................................................. 9
2.2 Qui trình vận hành của hệ thống .....................................................................11
Chương 3: Mô phỏng hệ thống trên TIA-portal và win cc .....................................12
3.1 Môi trường mô phỏng. .................................................................................... 12
3.1.1 Mô phỏng trên Factory IO. ....................................................................... 12
3.1.1.1 Tổng quan. ............................................................................................ 12
3.1.1.2 Các hệ thống, đối tượng trong Factory IO. ........................................... 12
3.1.1.3 Thiết kế hệ thống ảo trên Factory I/O. .................................................. 12
3.2 Thiết kế hệ thống. ............................................................................................13
3.2.1 Chương trình PLC. ................................................................................ 13
3.2.2 Giao diện HMI trên WINCC. ................................................................... 14
3.2.3 Tính năng của giao diện HMI. ..................................................................20
3.3 Chạy mô phỏng. .............................................................................................. 20
Chương 4: kết quả và kết luận ................................................................................. 23
4.1 Kết quả đạt được. ............................................................................................ 23
4.2 Kết luận ........................................................................................................... 23

2
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Hình Tên ảnh Trang
1.1 Hệ thống SCADA 6
1.2 Cấu trức hệ thống SCADA 7
2.1 PLC S7 1200 1214 DC/DC/DC 9
2.2 HMI KTP700 BASIC - 6AV2123-2GB 9
2.3 Van điện từ 10
2.4 Cảm biến mực nước 10
3.1 Thiết lập các mô hình tương ứng trong FACTORY I/O 12
3.2 Kéo thả thiết bị để lắp ghép các thiết bị. 13
3.3 Hệ thống 2 bồn nước. 13
3.4 Chương trình PLC 14
3.5 Giao diện kết nối 14
3.6 Giao diện thiết kế HMI 15
3.7 Bảng Alarm view. 16
3.8 Giao diện OVERVIEW 17
3.9 Giao diện CONTROL 17
3.10 Giao diện SETTING 18
3.11 Giao diện ALARM 18
3.12 Giao diện PID VALUE 1. 20
3.13 Giao diện PID VALUE 2. 20
3.14 Chương trình PLC đang chạy mô phỏng. 21
3.15 Giao diện hệ thống chạy mô phỏng trên wincc. 21
3.16 Giao diện mô phỏng trên FACTOR/IO 22

3
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật và sự phát triển mạnh mẽ của
ngành kỹ thuật máy tính, đã cho ra đời các thiết bị điều khiển như: CNC, PLC, robot công
nghiệp… Các thiết bị này cho phép chúng ta khắc phục được nhiều nhược điểm của hệ thống điều
khiển trước đó, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và yêu cầu về kinh tế
trong lĩnh vực kỹ thuật trong sản xuất. Tuy nhiên, để người dùng hiểu rỏ và sử dụng được những gì
người lập trình viết thì người ta tích hợp cả HMI vào trong PLC.
Với sự phát triển vượt trội của khoa học và công nghệ ngày nay thì việc ứng dụng suy nghĩ
logic cho khả trình PLC để tự động hóa quá trình sản xuất trong công nghiệp mang lại lợi ích vô
cùng lớn, mục tiêu nhằm tăng năng suất lao động, giảm sức người, nâng cao chất lượng sảng phẩm
tối ưu hóa quá trình sản xuất đang làm vấn đề vô cùng cấp thiết và mang tính đáp ứng vô cùng cao.
Vì vậy cho nên, nhận thấy được tầm quan trọng ấy nhóm đã chọn đề tài “Điều khiển và giám sát
mực nước của 2 bồn nước đơn”. Đề tài có nhiều ứng dụng quan trọng trong nhiều lĩnh vực như
điều khiển mực nước trong nhà máy,… Giúp người giám sát lẫn người sử dụng hiểu được cốt lõi
của quy trình cũng như quá trình hoạt động của chương trình thông qua màn hình giám sát HMI,
tránh rủi ro kỹ thuật cao.
Trong quá trình tiềm hiểu và tiến hành làm mô phỏng cũng như báo cáo, bản thân nhóm
em đã cố gắng hết sức tham khảo, vận dụng những kiến thức đã được học, tìm tòi, học hỏi và tích
lũy được kinh nghiệm. Tuy nhiên do thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm nhóm em còn non
kém nên bản báo cáo không thể tránh khỏi được những thiếu sót. Do đó, em rất mong nhận được
những ý kiến cũng như những lời nhận xét quý giá của Thầy để đề tài báo cáo của nhóm được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của giảng viên hướng dẫn
Thầy Trần Vi Đô đã giúp nhóm em hoàn thành được đề tài này.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn !

4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG SCADA
1.1 Khái quát về SCADA
SCADA (Supervisory control and data acquisition) có nghĩa là điều khiển giám sát
và thu thập dữ liệu. Nó là một hệ thống phần mềm và phần cứng cho phép các tổ chức
công nghiệp:
 Kiểm soát các quy tình công nghiệp tại chỗ hoặc từ xa.
 Theo dõi, thu thập và xử lý dữ liệu thời gian thực.
 Tương tác trực tiếp với các thiết bị như cảm biến, van, máy bơm, động cơ và hơn thế
nữa thông qua các phần mềm giao diện người – máy (HMI).
 Ghi lại sự kiện vào tệp nhật ký (log file).
Hệ thống SCADA rất quan trọng đối với các tổ chức công nghiệp vì chúng giúp
duy trì hiệu quả, xử lý dữ liệu cho các quyết định thông minh hơn và truyền đạt các vấn
đề hệ thống để giúp giảm thiểu thời gian chết.
Kiến trúc SCADA cơ bản bắt đầu bằng các bộ điều khiển logic lập trình (PLC)
hoặc các thiết bị đầu cuối từ xa (RTUs). PLC và RTU là các máy vi tính giao tiếp với một
loạt các đối tượng như máy nhà máy, HMI, cảm biến và thiết bị đầu cuối, sau đó định
tuyến thông tin từ các đối tượng đó đến máy tính có phần mềm SCADA. Phần mềm
SCADA xử lý, phân phối và hiển thị dữ liệu, giúp các nhà khai thác và các nhân viên
khác phân tích dữ liệu và đưa ra các quyết định quan trọng.

5
Hình 1.1 Hệ thống SCADA.
1.2 Cấu trúc của hệ thống
Cấu tạo hệ thống SCADA gồm có 3 cấp thành phần chính:
Cơ cấu chấp hành
Gồm các thiết bị đo lường như bộ chuyển đổi tín hiệu đo lường, cảm biến,bộ
truyền tín hiệu đo và chấp hành như biến tần, van động cơ và các bộ điều khiển van. Đây
là thành phần có nhiệm vụ trực tiếp điều khiển và đo đạc các thông số.
Cấp điều khiển
Thiết bị trạm đầu xa RTU và các thiết bị điều khiển logic PLC + HMI.Nắm giữ vai
trò nhận tín hiệu từ các thiết bị đo lường và các lệnh từ trung tâm để trực tiếp điều khiển
các cơ cấu chấp hành.
Cấp thu thập dữ liệu và giám sát
Bao gồm màn hình giao diện HMI và hệ thống của máy chủ. Với vai trò giám sát
các hoạt động của hệ thống, trực tiếp gửi các lệnh điều khiển cho hệ thống và thu thập tất
cả các dữ liệu từ hệ thống.

6
Hình 1.2 Cấu trúc hệ thống SCADA.
1.3 Chức năng chung của hệ thống SCADA
Hệ thống SCADA thực hiện chức năng thu thập dữ liệu từ xa, các số liệu về sản lượng,
các thông số vận hành ở các trạm biến áp thông qua đường truyền số liệu được truyền về
trung tâm, lưu trữ ở hệ thống máy tính chủ.
 Dùng các cơ sở số liệu đó: Để cung cấp những dịch vụ về điều khiển giám sát hệ
thống điện
 Hiển thị các trạng thái về quá trình hoạt động của thiết bị điện, hiển thị đồ thị, hiển
thị sự kiện, báo động, hiển thị báo cáo sản xuất.
 Thực hiện điều khiển từ xa quá trình Đóng Cắt máy cắt, dao cách ly, dao tiếp địa,
thay đổi các giá trị của đầu phân áp máy biến thế, đặt giá trị của rơle...
 Thực hiện các dịch vụ: Về truyền số liệu trong hệ và ra ngoài hệ, việc đọc viết số liệu
lên PLC /RTU, trả lời các bản tin yêu cầu của cấp trên về số liệu, về thao tác
 Một hệ SCADA kết hợp phần cứng lẫn phần mềm vi tính để tự động hóa việc điều
khiển giám sát cho một đối tượng trong hệ thống điện .
1.4 Ứng dụng
Hệ thống Scada cho phép các công ty, doanh nghiệp cho phép quản lý, thu thập dữ liệu

7
để kiểm soát các loại thiết bị, máy móc. Với nhiều ưu điểm và tính năng ưu việt, hệ thống
này hiện được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như: dầu khí, năng
lượng, thực phẩm,…với nhiều lợi ích nổi bật như:
 Cải thiện chất lượng sản phẩm: Thông qua việc phân tích hoạt động các nhà quản lý
sẽ tìm cách ngăn chặn và hạn chế các lỗi trong việc sản xuất
 Tăng cường năng suất: Nhờ việc phân tích quy trình sản xuất, các doanh nghiệp tìm
ra giải pháp tăng hiệu quả sản xuất cũng như cải tiến kỹ thuật.
 Giảm thiểu chi phí bảo trì, vận hành: Khi lắp đặt hệ thống Scada, doanh nghiệp
không cần nhiều nhân sự để quản lý. Ngoài ra, chi phí để chi trả cho việc bảo trì,
kiểm tra cũng giảm đảm kể.
 Bảo toàn chi phí đầu tư: Hệ thống Scada được thiết kế mở cho phép chủ doanh
nghiệp thay đổi, chỉnh sửa theo quy mô sản xuất từ đó loại bỏ các hao hụt theo thời
gian.

8
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT HAI BỒN
NƯỚC
2.1 Cấu trúc hệ thống
Gồm có 3 thành phần chính:
Khối điều khiển: sử dụng PLC S7-1200 và HMI KTP700 BASIC - 6AV2123-2GB03-
0AX0
- PLC S7-1200:

Hình 2.1 PLC S7 1200 1214 DC/DC/DC.


Nguyên lí hoạt động: dựa trên chương trình được lập trình sẵn, lấy tín hiệu từ cảm
biến rồi sử lí rồi đưa ra tín hiệu điều khiển khối chấp hành, kết nối với HMI nhập tín hiệu
từ người dùng.
- HMI:

Hình 2.2 HMI KTP700 BASIC - 6AV2123-2GB

9
Nguyên lí hoạt động: có bảng điều khiển cơ bản, hỗ trợ các thao tác phím và cảm
ứng. Kết nối với PLC cho phép người dùng thao tác trên màn hình để điều khiển hệ thống.
Khối chấp hành:
- Van điện từ:

Hình 2.3 Van điện từ.


Nguyên lí hoạt động: van tự động sử dụng điện áp 220V AC để hoạt động. Nó
được sử dụng để mở hoặc ngắt dòng lưu chất lưu thông trên hệ thống đường ống.
- Cảm biến mực nước:

Hình 2.4 Cảm biến mực nước.


Nguyên lí hoạt động: Khi sử dụng chúng ta chỉ cần thả phần đầu dò xuống đáy
giếng khoan, tank chứa nước ngầm, sông hồ và đưa tín hiệu 4-20ma ngõ ra về PLC hay

10
bộ hiển thị là được.
Khối thu thập dữ liệu và giám sát: sử dụng máy tính để thu thập dữ liệu từ PLC xuất ra
file excel để người dùng giám sát.
2.2 Qui trình vận hành của hệ thống
Hệ thống vận hành theo 2 chế độ Auto với mực nước đặt trước và Manual do người sử
dụng điều khiển.

Bắt đầu

Start ? S

Mode
Auto Chạy chế độ
? Auto

Manual

Chạy theo chế


độ Manual

Đ
Stop
?

S
Khi nhấn nút Start hệ thống sẽ kiểm tra xem đng ở chế độ nào và cho thực hiện
chương trình điều khiển van đóng mở theo chế độ đó với các thông số mặc định hoặc do
người dùng cài đặt. Khi ấn nút Stop thì hệ thống sẽ dừng lại.
11
CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG HỆ THỐNG TRÊN TIA-PORTAL VÀ
WIN CC
3.1 Môi trường mô phỏng.
3.1.1 Mô phỏng trên Factory IO.
3.1.1.1 Tổng quan.
Factory IO la phần mềm mô phỏng hệ thống 3D rất trực quan va hiện đại. Hỗ
trợ mô phỏng Process chuyên nghiệp với nhiêu hãng PLC, thư viện đa dang sát
thực tế.
Có nhiều ứng dụng đã mô phỏng khá sát thựu với phần mềm này trước khi áp
dụng thực tế. Đem lại hiệu quả cao, thỏa mãn trải nghiệm khách hàng.
3.1.1.2 Các hệ thống, đối tượng trong Factory IO.
Factory IO được thiết kế sẵn 20 mô hình dựa theo các ứng dụng công nghiệp. Các hệ
thống, đối tượng trong Factory IO thường được cung cấp sẵn trong thư viện Factory IO
để thiết kế dây chuyền, hệ thống theo nhu cầu riêng của bạn. Các thư viện này có thể
được thấy khi mở phần mềm Factory IO lên ở góc bên phải gồm các thư viện như băng
tải nặng, băng tải nhẹ, cảm biến..... Bạn lựa chọn nhóm thiết bị rồi kéo thả là có thể lắp
ghép mô hình dễ dàng.
3.1.1.3 Thiết kế hệ thống ảo trên Factory I/O.
Khởi tạo dự án.
Mở phần mềm Factory IO bước tiếp theo chọn New để khai tạo project mới.

Hình 3.1 Thiết lập các mô hình tương ứng trong FACTORY I/O

12
Sau khi khởi động project, ta tiếp tục thiết kế mô hình điều khiển hai bồn nước.
Chọn thiết bị và bắt đầu lắp ghép mô hình nhà máy:

Hình 3.2 Kéo thả thiết bị để lắp ghép các thiết bị.
Hệ thống hoàn chỉnh:

Hình 3.3 Hệ thống hai bồn nước.


3.2 Thiết kế hệ thống.
3.2.1 Chương trình PLC.
Chương trình PLC bao gồm 1 hàm main, 2 hàm con, 2 hàm PID, 1 hàm Startup.
Hàm main:
- Khối xử lí tín hiệu vào Analog từ cảm biến
- Các tiếp điểm thường đóng, tiếp điểm thường hở cho các phím chức năng
Các hàm con điều khiển cơ cấu chấp hành theo tín hiệu nhận từ bên ngoài để vận hành hệ
thống.

13
Các hàm PID so sánh tín hiệu vào và tín hiệu đặt để điều khiển hệ thống theo mong muốn.
Hàm Startup để khởi tạo giá trị ban đầu cho hệ thống vận hành.

Hình 3.4 Chương trình PLC.


3.2.2 Giao diện HMI trên WINCC.
Kết nối WINCC với PLC:

Hình 3.5 Giao diện kết nối.

14
Hình 3.6 Giao diện thiết kế HMI.
Sau khi kết nối chúng ta tiến hành thiết kế giao diện điều khiển và giám sát dựa vào các
khối chức năng như:
- Khối Test:

Chúng ta có thể kết nối với các bit của chương trình PLC sử dụng tương tự như
nút nhấn vật lí
- Khối I/O Field:

Kết nối với vùng nhớ của PLC và nhập các thông số theo ý mong muốn của người sử
dụng.

15
- Khối Switch:

Sử dụng như công tắc với các trạng thái ON/OFF.


- Bảng Alarm view :

Hình 3.7 Bảng Alarm view.


Có chức năng hiển thị các trạng thái cảnh báo của hệ thống theo chương trình đã cài đặt
trước.
Ngoài ra còn các biểu tượng để phục vụ cho việc thiết kế thêm sinh động.
Sau khi lấy các khối chức năng ra ta bắt đầu kết nối với chương trình PLC đã viết để
hoàn thành giao diện điều khiển và giám sát.
Giao diện có tất cả 6 trang:
Trang OVERVIEW: cho phép người dùng điều khiển on/off hệ thống và quan sát hoạt
động của hệ thống.
16
Hinh 3.8 Giao diện OVERVIEW.
Trang CONTROL: chọn các trạng thái điều khiển cho hệ thống.

Hinh 3.9 Giao diện CONTROL.

17
Trang SETTING: Cài đặt các thông số hoạt động của hệ thống.

Hình 3.10 Giao diện SETTING.


Trang ALARM: Hiển thị và điều khiển cảnh báo cho hệ thống.

Hinh 3.11 Giao diện ALARM.


18
Trang PID VALUE 1: Cài đặt các thông số PID cho van bơm nước vào bồn 1.

Hinh 3.12 Giao diện PID VALUE 1.


Trang PID VALUE 2: Cài đặt các thông số PID cho van bơm nước vào bồn 2.

Hinh 3.13 Giao diện PID VALUE 2.

19
3.2.3 Tính năng của giao diện HMI.
Tính năng điều khiển:
+ Cho phép điều chạy dừng hệ thống ở trang OVERVIEW.
+ Điều khiển độc lập hoặc cả 2 bồn nước cùng một lúc khi người dùng chọn chế
độ ở trang CONTROL.
+ Công tắc qui định chế đọ chạy PID hay chạy bằng thông số độ mở van xả và van
bơm ở trang CONTROL
Tính năng cài đặt : truy cập vào trang SETTING
+ Cài đặt thông số mở van xả nước,và thiết lặp độ cao mực nước mong muốn của
bồn khi chạy chế độ PID.
+ Chỉnh sửa các thông số KP,KI,KD của bộ điều khiển PID.
+ Phím ấn Reset để dưa các thông số hệ thống về mặc định.
Tính năng cảnh báo:
+ Hệ thống sẽ tự cảnh báo nếu mực nước trong bồn vượt quá giới hạn cho phép.
+ Có nút nhấn cảnh báo khi người dùng cần phát tín hiệu cảnh báo.
Tính năng bảo mật:
+ Hệ thống cung cấp cho người dùng 1 tài khoàn trong đó qui định các quyền có
thể thao tác trên giao diện HMI.
Tính năng thu thập dữ liệu:
+ Hệ thống cho phép xuất file Excel trên máy tính về dữ liệu cảnh báo của hệ
thống phục vụ cho mục đích giám sát.
3.3 Chạy mô phỏng.
Để mô phỏng hệ thống ta cần thực hiện các bước sau:
- Chạy mô phỏng chương trình PLC trên PLC SIM:

20
Hình 3.14 Chương trình PLC đang chạy mô phỏng.
- Chạy mô phỏng giao diện HMI trên WINCC:

Hình 3.15 Giao diện hệ thống chạy mô phỏng trên wincc.

21
- Chạy phần mên FACTORY I/O với khối chấp hành đã được thiết kế:

Hình 3.16 Giao diện mô phỏng trên FACTOR/IO


Sau đó điều khiển hệ thống theo mục đích yêu cầu cụ thể dựa trên các chức năng đã được
thiết kế.

22
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN
4.1 Kết quả đạt được.
Phân cứng:
 Thiết kế hoàn chỉnh hệ thống trên phần mền mô phỏng FACTORY I/O.
 Lựa chọn thiết bị thực tế thay thế cho các thiết bị mô phỏng.
Phân mền:
 Viết chương trình điều khiển hệ thống trên TIA PORTAL.
 Kết nối và mô phỏng thành công giao diện điều khiển và giám sát trên WINCC.
 Áp dụng các kiến thức đã được học vào việc thiết kế tính năng cho hệ thống.
 Điều khiển hệ thống chạy đúng theo mong muốn và chức năng đã được cài đặt.
Kỹ năng:
 Củng cố kiến thức đã được học trong suốt quá trình hoàn thành đồ án.
 Trao dồi thêm kỹ năng lập trình PLC
 Kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng phân chia công việc.
4.2 Kết luận
Sau khi tiến hành thực hiện và hoàn thành đề tài nhóm chúng em đã đạt được yều
cầu đặt ra cho đề tài. Hiểu biết hơn về mô học Hệ thống SCADA, có cơ hội tự mình thực
hiện trao dồi kinh nghiệm cho bản thân hơn.
Về mặt hạn chế: Nhóm cần phân bổ thời gian hợp lí hơn, tìm hiểu thêm những tính
năng mới cho hệ thống.

23

You might also like