You are on page 1of 96

Tailieumontoan.

com


Điện thoại (Zalo) 039.373.2038

CÁC DẠNG TOÁN


NÂNG CAO ĐẠI SỐ LỚP 8

Tài liệu sưu tầm, ngày 8 tháng 12 năm 2020


1
Website:tailieumontoan.com

CHỦ ĐỀ 1: PHÉP NHÂN ĐƠN THỨC - ĐA THỨC

A.TÓM TẮT LÝ THUYẾT:


1. Quy tắc nhân đơn thức với đa thức:
Muốn nhân 1 đơn thức với 1 đa thức ta nhân đơn thức với từng hạng tử của
đa thức rồi cộng các tích với nhau.
A(B + C) = AB + AC
2. Quy tắc nhân đa thức với đa thức:
Muốn nhân một đa thức với 1 đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này
với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.
(A + B)(C + D) = AC + AD + BC + BD
B. CÁC VÍ DỤ.
Ví dụ 1: Thực hiện phép nhân:
a) (- 2x)(x3 – 3x2 – x + 1)
2 1 1
b) (- 10x3 + y - z )(− xy )
5 3 2
c) (x3 + 5x2 – 2x + 1)(x – 7)
Giải
a) (- 2x)(x3 – 3x2 – x + 1) = - 2x4 + 3x3 + 2x2 – 2x
2 1 1 1
b) (- 10x3 + y - z )(− xy ) = 5x4y – 2xy2 + xy
5 3 2 5
c) (x3 + 5x2 – 2x + 1)(x – 7) = x4 – 2x3 – 37x2 + 15x – 7
1
Ví dụ 2: Tính giá trị của biểu thức: x(x – y) + y(x + y) tại x = - và y = 3
2
Giải
Ta có: x(x – y) + y(x + y) = x2 – xy + xy + y2 = x2 + y2
1 1 9
Khi x = - và y = 3, giá trị của biểu thức là: ( - )2 + 32 =
2 2 4
Chú ý: Trong các dạng bài tập « TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC », việc thực hiện
phép nhân và rút gọn rồi mới thay giá trị của biến vào sẽ làm cho việc tính toán giá trị biểu
thức được dễ dàng và thường là nhanh hơn.
Ví dụ 3: Tính C = (5x2y2)4 = 54 (x2)4 (y2)4 = 625x8y8

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
2
Website:tailieumontoan.com

Chú ý: Lũy thừa bậc n của một đơn thức là nhân đơn thức đó cho chính nó n lần.
Để tính lũy thừa bậc n một đơn thức, ta chỉ cần:
- Tính lũy thừa bậc n của hệ số
- Nhân số mũ của mỗi chữ cho n.
Ví dụ 4: Chứng tỏ rằng các đa thức sau không phụ thuộc vào biến:
a) F = x(2x + 1) – x2(x + 2) + (x3 – x + 3)
b) G = 4(x – 6) – x2(2 + 3x) + x(5x – 4) + 3x2(x – 1)
Giải
a) Ta có: F = x(2x + 1) – x2(x + 2) + (x3 – x + 3)
= 2x2 + x – x3 – 2x2 + x3 – x + 3 = 3
Kết quả là một hằng số, vậy đa thức trên không phụ thuộc vào giá trị của x.
b) Ta có: G = 4(x – 6) – x2(2 + 3x) + x(5x – 4) + 3x2(x – 1)
= 4x – 24 – 2x2 – 3x3 + 5x2 – 4x + 3x3 – 3x2 = - 24
Kết quả là một hằng số, vậy đa thức trên không phụ thuộc vào giá trị của x.
Ví dụ 5: Tìm x, biết:
a) 5x(12x + 7) – 3x(20x – 5) = - 100
b) 0,6x(x – 0,5) – 0,3x(2x + 1,3) = 0,138
Giải
a) 5x(12x + 7) – 3x(20x – 5) = - 100
 60x2 + 35x – 60x2 + 15x = -100
 50x = -100 => x = - 2
b) 0,6x(x – 0,5) – 0,3x(2x + 1,3) = 0,138
 0,6x2 – 0,3x – 0,6x2 – 0,39x = 0,138
 -0,69x = 0,138 => x = 0,2

DẠNG BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ

DẠNG 1/ THỰC HIỆN PHÉP TÍNH:


* Phương pháp:
Thực hiện nhân ĐƠN THỨC với ĐA THỨC ; nhân ĐA THỨC với ĐA THỨC để
thực hiện phép tính.
Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
3
Website:tailieumontoan.com

* Bài tập vận dụng:


1) 3x2(2x3 – x + 5) 2) (4xy + 3y – 5x)x2y
4 1
3) (3x2y – 6xy + 9x)(- xy) 4) - xz(- 9xy + 15yz) + 3x2 (2yz2 –
3 3
yz)
5) (x3 + 5x2 – 2x + 1)(x – 7) 6) (2x2 – 3xy + y2)(x + y)
7) (x – 2)(x2 – 5x + 1) – x(x2 + 11)
8) [(x2 – 2xy + 2y2)(x + 2y) - (x2 + 4y2)(x – y)] 2xy
9) -3ab.(a2 - 3b) 10) (x2 – 2xy + y2 )(x - 2y)
11) (x + y + z)(x – y + z) 12) 12a2b(a - b)(a + b)
13) (2x2 - 3x + 5)(x2 - 8x + 2)

DẠNG 2: TOÁN TÌM x


* Phương pháp:
- Thực hiện nhân ĐƠN THỨC với ĐA THỨC ; nhân ĐA THỨC với ĐA
THỨC
- Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang vế trái, các hạng tử không chứa ẩn
(hằng số) sang vế phải.
- Từ đó tìm ra x.
* Bài tập vận dụng.
Bài 1: Tìm x biết
1 2 1 1
a) x − ( x − 4). x = −14.
4 2 2
b) 3(1 - 4x)(x - 1) + 4(3x - 2)(x + 3) = - 27
c) (x + 3)(x2 - 3x + 9) – x(x - 1)(x+1) = 27.
d) 6x(5x + 3) + 3x(1 – 10x) = 7
e) (3x – 3)(5 – 21x) + (7x + 4)(9x – 5) = 44
f) (x + 1)(x + 2)(x + 5) – x2(x + 8) = 27
Bài 2: Tìm x biết: (-2 + x2) (-2 + x2) (-2 + x2) (-2 + x2) (-2 + x2) = 1
Hướng dẫn
Một biểu thức mà có lũy thừa bậc lẻ bằng 1 thì số đó phải bằng 1
(-2 + x2)5 = 1

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
4
Website:tailieumontoan.com

=> (-2 + x2) = 1 hay x2 = 3


Vậy x = 3 hoặc x = - 3
Bài 3: Cho các đa thức: f(x) = 3x2 – x + 1 và g(x) = x – 1
a)Tính f(x).g(x)
5
b)Tìm x để f(x).g(x) + x2[1 – 3.g(x)] =
2
Hướng dẫn
a) Ta có:
f(x).g(x) = (3x2 – x + 1)(x – 1) = 3x3 – 3x2 – x2 + x + x – 1 = 3x3 – 4x2 + 2x – 1
b) Ta có:
f(x).g(x) + x2[1 – 3.g(x)] = (3x3 – 4x2 + 2x – 1 ) + x2[1 – 3(x – 1)]
= 3x3 – 4x2 + 2x – 1 + x2(1 – 3x + 3)
= 3x3 – 4x2 + 2x – 1 + x2 – 3x3 + 3x2
= 2x – 1 .
5
Do đó f(x).g(x) + x2[1 – 3.g(x)] =
2
5 5 7 7
⇔ 2x – 1 = ⇔ 2x = 1 + ⇔ 2x = ⇔ x=
2 2 2 4
DẠNG 3: RÚT GỌN RỒI TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC:
* Phương pháp:
- Thực hiện nhân ĐƠN THỨC với ĐA THỨC ; nhân ĐA THỨC với ĐA THỨC
- Cộng (trừ) các đơn thức đồng dạng với nhau để có được dạng rút gọn của biểu
thức.
- Thay giá trị của biến vào biểu thức rút gọn để tính giá trị của biểu thức.
* Bài tập vận dụng.
1
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức: E = x(x – y) + y(x + y) tại x = - và y = 3
2
Giải
Ta có: E = x(x – y) + y(x + y) = x2 – xy + xy + y2 = x2 + y2
1 1 9
Khi x = - và y = 3, giá trị của biểu thức E = ( - )2 + 32 =
2 2 4
Bài 2: Tính giá trị của các biểu thức sau :
A = 5x(4x2 - 2x + 1) – 2x(10x2 - 5x - 2) với x = 15.

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
5
Website:tailieumontoan.com
−1 1
B = 5x(x - 4y) - 4y(y - 5x) với x = ;y= −
5 2
1
C = 6xy(xy – y2) - 8x2(x - y2) - 5y2(x2 - xy) với x = ; y = 2.
2
1 2
D = (y2 + 2)(y - 4) – (2y2 + 1)( y – 2) với y = -
2 3

DẠNG 4: CM BIỂU THỨC CÓ GIÁ TRỊ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO GIÁ TRỊ
CỦA BIẾN SỐ.
* Phương pháp:
- Thực hiện nhân ĐƠN THỨC với ĐA THỨC ; nhân ĐA THỨC với ĐA THỨC
- Cộng (trừ) các đơn thức đồng dạng với nhau để rút gọn biểu thức.
- Nếu biểu thức sau khi rút gọn là một hằng số thì kết luận biểu thức hông phụ
thuộc vào biến số.
* Bài tập vận dụng.
Chứng minh các biểu thức sau không phụ thuộc vào biến số:
A = (3x - 5)(2x + 11) - (2x + 3)(3x + 7)
B = (x - 5)(2x + 3) – 2x(x – 3) + x + 7
D = x(2x + 1) – x2(x + 2) + (x3 – x + 3)
E = 4(x – 6) – x2(2 + 3x) + x(5x – 4) + 3x2(x – 1)

DẠNG 5: CHỨNG MINH CÁC ĐẲNG THỨC:


* Phương pháp:
- Thực hiện nhân ĐƠN THỨC với ĐA THỨC ; nhân ĐA THỨC với ĐA THỨC để
biến đổi vế phức tạp của đẳng thức sao cho kết quả bằng vế còn lại, khi đó đẳng thức được
chứng minh.
- Nếu cả hai vế đằng thức cùng phức tạp, ta có thể biến đổi đồng thời cả 2 vế của
đẳng thức sao cho chúng cùng bằng 1 biểu thức thứ ba, hoặc cũng có thể lấy biểu thức vế
trái trừ biểu thức vế phải và biến đổi có kết quả bằng 0 thì chứng tỏ đẳng thức đã cho được
chứng minh.
* Bài tập vận dụng.
Bài 1: Chứng minh đẳng thức sau:
a) a(b – c) – b(a + c) + c(a – b) = - 2bc
Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
6
Website:tailieumontoan.com

b) a(1 – b)+ a(a2 – 1) = a(a2 – b)


c) a(b – x) + x(a + b) = b(a + x)
Hướng dẫn
a) a(b – c) – b(a + c) + c(a – b) = - 2bc
VT = a(b – c) – b(a + c) + c(a – b) = ab – ac – ab – bc + ac – bc = - 2bc = VP
Vậy đẳng thức được chứng minh.
b) a(1 – b)+ a(a2 – 1) = a(a2 – b)
VT = a – ab + a3 – a = a3 – ab = a(a2 – b) = VP.
Vậy đẳng thức được chứng minh.
c) a(b – x) + x(a + b) = b(a + x)
VT = ab – ax + ax + bx = ab + bx = b(a + x) = VP
Vậy đẳng thức được CM
Bài 2: Chứng minh các đẳng thức sau:
a) (a + b + c)(a2 + b2 + c2 – ab – bc – ca) = a3 + b3 + c3 – 3abc
b) (3a + 2b – 1)(a + 5) – 2b(a – 2) = (3a + 5)(a + 3) + 2(7b – 10)
Bài 3: Cho a + b + c = 2p. CMR 2bc + b2 + c2 – a2 = 4p(p – a)
Hướng dẫn
Xét VP = 4p(p – a) = 2p (2p – 2a) = (a + b + c) (a + b + c – 2a) = (a + b + c)(b + c –
a)
= (ab + ac – a2 + b2 + bc – ab + bc + c2 – ac )
= b2 + c2 + 2bc – a2 = VT
Vậy đẳng thức được c/m

DẠNG 6: TOÁN LIÊN QUAN VỚI NỘI DUNG SỐ HỌC.


* Phương pháp:
Bài toán thường gặp: Tìm số tư nhiên; tìm các số tự nhiên liên tiếp; ... thỏa mãn yêu
cầu nào đó
Chú ý:
- Có thể gọi các số tự nhiên liên tiếp là: n ; n + 1; n + 2; n + 3 ; ....
- Có thể gọi các số tự nhiên chẵn liên tiếp là: 2n ; 2n + 2; 2n + 4 ; 2n + 6 ; ....
- Có thể gọi các số tự nhiên lẻ liên tiếp là: 2n + 1 ; 2n + 3; 2n + 5 ; ....

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
7
Website:tailieumontoan.com

* Bài tập vận dụng


Bài 1. Tìm 3 số chẵn liên tiếp, biết rằng tích của hai số đầu ít hơn tích của hai
số cuối 192 đơn vị.
Bài 2. Tìm 4 số tự nhiên liên tiếp, biết rằng tích của hai số đầu ít hơn tích của
hai số cuối 146 đơn vị.

DẠNG 7: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC CÓ QUY LUẬT (TOÁN NÂNG
CAO).
3 1 1 432 4
Bài1/ Tính giá trị của: M = .(2 + )− . −
229 433 229 433 229.433
1 1 4 118 5 8
Bài 2/ Tính giá trị của biểu thức : N= 3. . − .5 − +
117 119 117 119 117.119 39
Bài 3/ Tính giá trị của các biểu thức :
a) A = 5x5 - 5x4 + 5x3 - 5x2 + 5x - 1 tại x = 4.
b) B = x2006 – 8.x2005 + 8.x2004 - ...+8x2 - 8x – 5 tại x = 7.
Bài 4: Tính giá trị của biểu thức:
M = x10 – 25x9 + 25x8 – 25x7 + … - 25x3 + 25x2 – 25x + 25 với x = 24
Hướng dẫn
Thay 25 = x + 1 ta được:
M = x10 - (x + 1)x9 + (x + 1)x8 – (x + 1)x7 + … - (x + 1)x3 + (x + 1)x2 – (x + 1)x + 25
M = x10 – x10 – x9 + x9 + x8 – x8 – x7 + … - x4 – x3 + x3 + x2 – x2 – x + 25
M = 25 – x
Thay x = 24 ta được:
M = 25 – 24 = 1
Bài 7: Tính giá trị của các biểu thức sau:
a) A = x3 – 30x2 – 31x + 1 , tại x = 31
b) B = x5 – 15x4 + 16x3 – 29x2 + 13x , tại x = 14
Hướng dẫn
a) Vì x = 31 , nên thay 30 = x – 1, ta có
A = x3 – (x – 1)x2 – x.x + 1 = x3 – x3 + x2 – x2 + 1 = 1
Vậy với x = 31 thì A = 1
b) Vì x = 14 , nên thay 15 = x + 1 ; 16 = x + 2 ; 29 = 2x + 1 ; 13 = x -1, ta có

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
8
Website:tailieumontoan.com

B = x5 – (x + 1)x4 + (x + 2)x3 – (2x + 1)x2 + x(x – 1)


= x5 – x5 – x4 + x4 + 2x3 – 2x3 – x2 + x2 – x = -x
Vậy với x = 14 thì B = - 14

DẠNG 8: BÀI TOÁN CHỨNG MINH CHIA HẾT


* Phương pháp:
Muốn chứng minh một biểu thức A chia hết cho một số a nào đó ta làm như sau:
- Dùng tính chất chia hết:
+ Cần chứng minh chia hết cho 2 => chứng minh A có dạng 2k
+ Cần chứng minh chia hết cho 3 => chứng minh A có dạng 3k
+ Cần chứng minh chia hết cho 5 => chứng minh A có dạng 2k
......
+ Cần chứng minh chia hết cho a => chứng minh A có dạng a.k
- Kết hợp tính chất chia hết của một tổng (một hiệu) cho một số.
* Bài tập vận dụng:
Bài 1/
a) CMR với mọi số nguyên n thì : (n2 - 3n + 1)(n + 2) – n3 + 2 chia hết cho 5.
b) CMR với mọi số nguyên n thì : (6n + 1)(n+5) –(3n + 5)(2n – 10) chia hết cho
2.
Đáp án: a) Rút gọn BT ta được 5n2 + 5n chia hết cho 5
b) Rút gọn BT ta được 24n + 10 chia hết cho 2.
Bài 2: CMR
a) 817 – 279 – 913 chia hết cho 405
b) 122n + 1 + 11n + 2 chia hết cho 133
Hướng dẫn
a) 817 – 279 – 913 chia hết cho 405
Ta có: 817 – 279 – 913 = (34)7 – (33)9 – (32)13 = 328 – 327 – 326 = 326(9 – 3 – 1)
= 326 . 5 = 34.5.322 = 405. 322
=> chia hết cho 405
Hay 817 – 279 – 913 chia hết cho 405
b) 122n + 1 + 11n + 2 chia hết cho 133

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
9
Website:tailieumontoan.com

Ta có: 122n + 1 + 11n + 2 = 122n . 12 + 11n . 112 = 12. 144n + 121. 11n
= 12.144n – 12.11n + 12.11n + 121.11n
= 12(144n – 11n) + 11n(12 + 121)
= 12.(144 – 11) .M + 133.11n trong đó M là 1 biểu thức.
Mỗi số hạng đều chia hết cho 133, nên 122n + 1 + 11n + 2 chia hết cho 133.
Bài 3: Cho x là số gồm 22 chữ số 1, y là số gồm 35 chữ số 1. CMR: xy – 2 chia hết
cho 3
Hướng dẫn
Vì x gồm 22 chữ số 1 nên x chia cho 3 dư 1, hay x có dạng: x = 3n + 1 (n ∈ Z)
Vì y gồm 35 chữ số 1 nên y chia cho 3 dư 2, hay y có dạng: y = 3m + 2 (m ∈
Z)
Khi đó xy – 2 = (3n + 1)(3m + 2) – 2 = 9n.m + 6n + 3m + 2 – 2
= 3(3n.m + 2n + m) = 3k ; với k = 3n.m + 2n + m ∈ Z
Vậy xy – 2 chia hết cho 3.
Bài 4: Cho các biểu thức: A = 5x + 2y ; B = 9x + 7y
a) Rút gọn biểu thức 7A – 2B
b) CMR: Nếu các số nguyên x, y thỏa mãn 5x + 2y chia hết cho 17 thì 9x + 7y
cũng chia hết cho 17.
Hướng dẫn
a) Ta có: 7A – 2B = 7(5x + 2y) – 2(9x + 7y) = 35x + 14y – 18x – 14y = 17x
b) Nếu có x, y thỏa mãn A = 5x + 2y chia hết cho 17 , ta c/m B = 9x + 7y cũng chia hết
cho 17.
Ta có 7A – 2B = 17x  17
Mà A  17 nên 7A  17
Suy ra 2B  17
Mà (2,17) = 1 . Suy ra B  17

PHẦN LUYỆN TẬP

Bài 1. Làm tính nhân:


a) 3x(5x2 - 2x - 1); b) (x2 - 2xy + 3)(-xy);
Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
10
Website:tailieumontoan.com
1 2 2 2
c) x y(2x3 - xy2 - 1); d) x(1,4x - 3,5y);
2 5 7
1 2 3 4
e) xy( x2 - xy + y2); f)(1 + 2x - x2)5x;
2 3 4 5
Bài 2. Đơn giản biểu thức rồi tính giá trị của chúng.
−3
a) 3(2a - 1) + 5(3 - a) với a = .
2
b) 25x - 4(3x - 1) + 7(5 - 2x) với x = 2,1.
c) 4a - 2(10a - 1) + 8a - 2 với a = -0,2.
1
d) 12(2 - 3b) + 35b - 9(b + 1) với b =
2
Bài 3. Thực hiện phép tính sau:
a) 3y2(2y - 1) + y - y(1 - y + y2) - y2 + y;
b) 2x2.a - a(1 + 2x2) - a - x(x + a);
c) 2p. p2 -(p3 - 1) + (p + 3). 2p2 - 3p5;
d) -a2(3a - 5) + 4a(a2 - a).
Bài 4. Chứng minh rằng giá trị các biểu thức sau không phụ thuộc vào biến x.
a) x(2x + 1) - x2(x + 2) + (x3 - x + 3);
b) x(3x2 - x + 5) - (2x3 +3x - 16) - x(x2 - x + 2);
Bài 5. Chứng minh rằng các biểu thức sau đây bằng 0;
a) x(y - z) + y((z - x) + z(x - y);
b) x(y + z - yz) - y(z + x - zx) + z(y - x).
Bài 6. Thực hiện phép tính:
a) (5x - 2y)(x2 - xy + 1); b) (x - 1)(x + 1)(x + 2);
1 2 2 1
c) x y (2x + y)(2x - y); d) ( x - 1) (2x - 3);
2 2
1 1
e) (x - 7)(x - 5); f) (x - )(x + )(4x - 1);
2 2
Bài 7. Chứng minh:
a) (x - 1)(x2 - x + 1) = x3 - 1; b) (x3 + x2y + xy2 + y3)(x - y) = x3 - y3;
Bài 8. Thực hiện phép nhân:
a) (x + 1)(1 + x - x2 + x3 - x4) - (x - 1)(1 + x + x2 + x3 + x4);
b) ( 2b2 - 2 - 5b + 6b3)(3 + 3b2 - b);
Bài 9. Viết các biểu thức sau dưới dạng đa thức:
Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
11
Website:tailieumontoan.com

a) (2a - b)(b + 4a) + 2a(b - 3a);


b) (3a - 2b)(2a - 3b) - 6a(a - b);
c) 5b(2x - b) - (8b - x)(2x - b);
d) 2x(a + 15x) + (x - 6a)(5a + 2x);
Bài 10. Chứng minh rằng giá trị các biểu thức sau không phụ thuộc vào biến y:
a) (y - 5)(y + 8) - (y + 4)(y - 1);
b) y4 - (y2 - 1)(y2 + 1);
Bài 11. Tìm x, biết:
a) (2x + 3)(x - 4) + (x - 5)(x - 2) = (3x - 5)(x - 4);
b) (8x - 3)(3x + 2) - (4x + 7)(x + 4) = (2x + 1)(5x - 1);
c) 2x2 + 3(x - 1)(x + 1) = 5x(x + 1);
d) (8 - 5x)((x + 2) + 4(x - 2)(x + 1) + (x - 2)(x + 2);
e) 4(x - 1)( x + 5) - (x +2)(x + 5) = 3(x - 1)(x + 2).

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1


PHÉP NHÂN ĐƠN THỨC – ĐA THỨC

Bài 1. Thực hiện các phép tính sau:


a) ( x 2 –1)( x 2 + 2 x ) b) (2 x − 1)(3x + 2)(3 – x ) c) ( x + 3)( x 2 + 3x – 5)
d) ( x + 1)( x 2 – x + 1) e) (2 x 3 − 3x − 1).(5x + 2) f) ( x 2 − 2 x + 3).( x − 4)
Bài 2. Thực hiện các phép tính sau:
2
a) −2 x 3 y(2 x 2 – 3y + 5yz) b) ( x – 2 y)( x 2 y 2 − xy + 2 y) c) xy( x 2 y – 5 x + 10 y )
5
2 2 1 
d) x y.(3 xy – x 2 + y ) e) ( x – y)( x 2 + xy + y 2 ) f)  xy –1 .( x 3 – 2 x – 6)
3 2 

Bài 3. Chứng minh các đẳng thức sau:


a) ( x − y)( x 4 + x 3 y + x 2 y 2 + xy3 + y 4 ) =x 5 − y 5
b) ( x + y)( x 4 − x 3 y + x 2 y 2 − xy3 + y 4 ) =x 5 + y 5
c) (a + b)(a3 − a2b + ab2 − b3 ) =a4 − b4
d) (a + b)(a2 − ab + b2 ) = a3 + b3

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
12
Website:tailieumontoan.com

Bài 4. Thực hiện các phép tính, sau đó tính giá trị biểu thức:
a) A = ( x − 2)( x 4 + 2 x 3 + 4 x 2 + 8x + 16) với x = 3 . ĐS: A = 211
b) B = ( x + 1)( x 7 − x 6 + x 5 − x 4 + x 3 − x 2 + x − 1) với x = 2 . ĐS: B = 255
c) C = ( x + 1)( x 6 − x 5 + x 4 − x 3 + x 2 − x + 1) với x = 2 . ĐS: C = 129
d)
= D 2 x (10 x 2 − 5 x − 2) − 5 x (4 x 2 − 2 x − 1) với x = −5 . ĐS: D = −5
Bài 5. Thực hiện các phép tính, sau đó tính giá trị biểu thức:
1
a) A = ( x 3 − x 2 y + xy 2 − y3 )( x + y) với x = 2, y = − . ĐS:
2
255
A=
16

b) B =(a − b)(a4 + a3b + a2b2 + ab3 + b4 ) với a = 3, b = −2 . ĐS:


B = 275
1 1
c) C = ( x 2 − 2 xy + 2 y 2 )( x 2 + y 2 ) + 2 x 3 y − 3x 2 y 2 + 2 xy3 với x = − .
− ,y = ĐS:
2 2
3
C=
16
Bài 6. Chứng minh rằng các biểu thức sau không phụ thuộc vào x:
a) A = (3x + 7)(2 x + 3) − (3x − 5)(2 x + 11)
b) B= ( x 2 − 2)( x 2 + x − 1) − x( x 3 + x 2 − 3x − 2)
c) C= x( x 3 + x 2 − 3x − 2) − ( x 2 − 2)( x 2 + x − 1)
= x (2 x + 1) − x 2 ( x + 2) + x 3 − x + 3
d) D
e) E = ( x + 1)( x 2 − x + 1) − ( x − 1)( x 2 + x + 1)
Bài 7. * Tính giá trị của đa thức:
a) P( x ) = x 7 − 80 x 6 + 80 x 5 − 80 x 4 + ... + 80 x + 15 với x = 79 ĐS: P(79) = 94
b) Q( x ) = x14 − 10 x13 + 10 x12 − 10 x11 + ... + 10 x 2 − 10 x + 10 với x = 9 ĐS: Q(9) = 1
c) R( x ) =x 4 − 17 x 3 + 17 x 2 − 17 x + 20 với x = 16 ĐS: R(16) = 4
d) S( x ) = x10 − 13x 9 + 13x 8 − 13x 7 + ... + 13x 2 − 13x + 10 với x = 12 ĐS:
S(12) = −2

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
13
Website:tailieumontoan.com
CHỦ ĐỀ 2: NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ
Cho A và B là các biểu thức. Ta có một số hằng đẳng thức đáng nhớ sau:
HẰNG ĐẲNG THỨC VIẾT DẠNG HẰNG ĐẲNG THỨC VIẾT DẠNG
TỔNG TÍCH
* Bình phương của tổng * Hiệu hai bình phương
(A + B)2 = A2 + 2AB + B2 A2 – B2 = (A + B)(A – B)
* Bình phương của hiệu * Tổng hai lập phương
(A – B)2 = A2 – 2AB + B2 A3 + B3 = (A + B)(A2 – AB + B2)
* Lập phương của tổng * Hiệu hai lập phương
(A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3 A3 - B3 = (A - B)(A2 + AB + B2)
* Lập phương của hiệu
(A - B)3 = A3 - 3A2B + 3AB2 - B3

*Chú ý: Các hằng đẳng thức mở rộng


(A + B + C)2 = A2 + B2 + C2 + 2AB + 2BC + 2AC
(A – B + C)2 = A2 + B2 + C2 – 2AB – 2BC + 2AC
(A – B – C)2 = A2 + B2 + C2 – 2AB + 2BC – 2AC
(A + B – C)2 = A2 + B2 + C2 + 2(AB - AC – BC)
(A + B + C)³ = A³ + B³ + C³ + 3(A + B)(A + C)(B + C)
A4 + B4 = (A + B)(A3 - A2B + AB2 - B3)
A4 - B4 = (A - B)(A3 + A2B + AB2 + B3)
An + Bn = (A + B) (An-1 – An-2 B + An-3 B2 – An-4 B3 +…….. +(-1)n-1 B n-1)
An - Bn = (A + B) (An-1 + An-2 B + An-3 B2 + An-4 B3 +…….. + B n-1)

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ 2


HẲNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ

DẠNG 1: Khai triển biểu thức. Đưa biểu thức về dạng hằng đẳng thức.
I/ Phương pháp.
- Nhận diện số A và số B trong hẳng đẳng thức.
- Viết khai triển theo đúng công thức của hằng đẳng thức đã học.
II/ Bài tập vận dụng.
Bài 1: Viết các biểu thức sau dưới dạng tổng.

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
14
Website:tailieumontoan.com
1) (5x + 3yz)2 2) (y2x – 3ab)2 3) (x2 – 6z)(x2 + 6z) 4) (2x – 3)3
2
2 1 
5) (a + 2b) 3
6) (5x + 2y) 2
7) (-3x + 2) 2
8)  x + y 
3 3 
2 2 2 3
 5   4   5  1 
9)  2 x − y 10)  x + y 2  11)  2 x 2 + y  12)  − x 
 2   3   3   2 
3
1 
13) ( 2 x − 1) 14) ( 2 x − 3 y ) 15) ( 0, 01− xy ) 16)  + x 
3 3 3

2 
17) ( 2 x + 1) 18) ( 2 x + 3 y ) 19) ( 0, 01+ xy )
3 3 3

Bài 2: Viết các biểu thức sau dưới dạng tổng.


1) ( x + y + z ) 2) ( x − y + z ) 3) (x – 2y + z)2 4) (2x – y + 3)2
2 2

Bài 3: Viết các biểu thức sau dưới dạng bình phương của một tổng hay một hiệu:
25
1) x2 + 2x + 1 2) x2 + 5x + 3) 16x2 – 8x + 1 4) 4x2 + 12xy + 9y2
4
1 9 x2 x2 1 1
5) x2 + x + 6) x2 - 3x + 7) +x+1 8) - x+
4 4 4 4 2 4
Bài 4: Viết các biểu thức sau dưới dạng lập phương của một tổng hay một hiệu:
1
a) x3 + 3x2 + 3x + 1 b) 27y3 – 9y2 + y -
27
c) 8x6 + 12x4y + 6x2y2 + y3 d) (x + y)3(x – y)3
Bài 5: Viết các biểu thức sau dưới dạng tích
1 1 1
a) 1, 242 − 0, 242 b) − 8 x3 c) x 2 − x + d) x 2 + x +
8 4 4
Bài 7 : Viết các biểu thức sau dưới dạng tích
a) x 4 + 4 x 2 + 4;9a 4 + 24a 2b2 + 16b4 b) 4a 2b2 − c 2d 2 ; a 3 + 27; x16 − y16
1
c) x3 − 125; −64 + x 3 d) 8 x 3 + 60 x 2 y + 150 xy 2 + 125 y 3
8
Bài 8: Viết các biểu thức sau dưới dạng tích
4 12 2 2 4 4
a) 9 x 2 + 30 x + 25; x 4 − 16 x 2 b) x y − 9 x4 − y
9 5 25
c) a 2 y 2 + b2 x 2 − 2axby d) 64 x 2 − ( 8a + b )
2

e) 100 − ( 3x − y ) g) 27x 3 − a 3b3


2

Bài 9 : Viết biểu thức sau dưới dạng tích


a) 27 x 3 − 27 x 2 + 3x + 1
b) x 3 − 3x 2 + 3x − 1

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
15
Website:tailieumontoan.com
1
c) + x3
27
d) 0,001 − 1000x 3
DẠNG 2: Rút gọn biểu thức
I/ Phương pháp.
- Khai triển các hằng đẳng thức có trong biểu thức.
- Rút gọn các đơn thức đồng dạng.
II/ Bài tập vận dụng.
Bài 1: Rút gọn biểu thức:
a) A = (x + y)2 – (x – y)2
b) B = (x + y)2 – 2(x + y)(x – y) + (x – y)2
c) C = (x + y)3 - (x – y)3 – 2y3
Bài 2: Rút gọn biểu thức
a) E = (2x + 3)2 – 2(2x + 3)(2x + 5) + (2x + 5)2
b) F = (x2 + x + 1)(x2 – x + 1)(x2 – 1)
c) G = (a + b – c)2 + (a – b + c)2 – 2(b – c)2
d) H = (a + b + c)2 + (a – b – c)2 + (b – c – a)2 + (c – a – b)2
Bài 3: Rút gọn biểu thức.
a) A = (x + y)2 - (x - y)2
b) B = (a + b)3 + (a - b)3 - 2a3
c) C = 98.28 - (184 - 1)(184 + 1)
DẠNG 3: Điền đơn thức thích hợp vào các dấu * trong đẳng thức.
I/ Phương pháp.
- Quan sát 2 vế cửa đẳng thức, xem đẳng thức thuộc hằng đẳng thức nào đã học.
- Từ vị trí số hạng đã biết trong hằng đẳng thức, xác định số hạng cần điền vào dấu *
II/ Bài tập vận dụng.
1) 8x3 + * + * + 27y3 = (* + *)3
2) 8x3 + 12x2y + * + * = (* + *)3
3) x3 - * + * - * = (* - 2y)3
4) (* – 2)(3x + *) = 9x2 – 4
5) 27x3 – 1 = (3x – *)(* + 3x + 1)
6) * + 1 = (3x + 1)(9x2 - * + 1)
7) (2x + 1)2 = * + 4x + *
8) (* - 1)2 = 4x2 - * + 1
Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
16
Website:tailieumontoan.com
9) 9 - * = (3 – 4x)(3 + 4x)
10) (4x2 – 3) = (2x - *)(* + 3)
DẠNG 4: Tính nhanh:
I/ Phương pháp.
- Đưa tổng, hiệu, tích các số về dạng hằng đẳng thức
- Thực hiện phép tính trong hằng đẳng thức.
II/ Bài tập vận dụng.
Bài 1: Tính nhanh
1) 1532 + 94 .153 + 472
2) 1262 – 152.126 + 5776
3) 38.58 – (154 – 1)(154 + 1)
4) (2 + 1)(22 + 1)(24 + 1) … (220 + 1) + 1
Bài 2: Dựa vào các hằng đẳng thức để tính nhanh
a. 252 - 152 b. 2055 - 952 c. 362 - 142
d. 9502 - 8502 e. 1, 242 − 2, 48.0, 24 + 0, 242
Bài 3. Tính:
a/ A = 12 – 22 + 32 – 42 + … – 20042 + 20052
b/ B = (2 + 1)(22 +1)(24 + 1)(28 + 1)(216 + 1)(232 + 1) – 264
DẠNG 5: Chứng minh biểu thức dương hoặc âm với mọi giá trị của biến x.
I/ Phương pháp.
- Đưa biểu thức về dạng hằng đẳng thức, khi đó nếu :
+ Biểu thức A có dạng (a ± b)2 thì A ≥ 0
+ Biểu thức A có dạng (a ± b)2 + c (c là hằng số dương) thì A > 0
+ Biểu thức A có dạng - (a ± b)2 thì A ≤ 0
+ Biểu thức A có dạng - (a ± b)2 - c (c là hằng số dương) thì A < 0
II/ Bài tập vận dụng
Bài 1: Chứng minh rằng
a) – x2 + 4x – 5 < 0 với mọi x
b) x4 + 3x2 + 3 > 0 với mọi x
c) (x2 + 2x + 3)(x2 + 2x + 4) + 3 > 0 với mọi x
Bài 2: Chứng minh các biểu thức sau nhận giá trị dương với mọi giá trị của biến:
a) A = x2 – x + 1
b) B = (x – 2)(x – 4) + 3

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
17
Website:tailieumontoan.com
c) C = 2x2 – 4xy + 4y2 + 2x + 5

DẠNG 6: Chứng minh đẳng thức.


I/ Phương pháp.
- Dùng hằng đẳng thức biến đổi một vế của đẳng thức sao cho bằng vế còn lại
II/ Bài tập vận dụng
Bài 1: Chứng minh: (a + b + c)2 = a2 + b2 + c2 + 2ab + 2bc + 2ac
Bài 2: Chứng minh:
a) a3 + b3 = (a + b)3 - 3ab(a + b)
b) a3 – b3 = (a - b)3 + 3ab(a – b)
Bài 3: Chứng minh các đẳng thức sau:
a) (a2 + b2)2 – 4a2b2 = (a + b)2(a – b)2
b) (a2 + b2)(x2 + y2) = (ax – by)2 + (bx + ay)2
c) a3 – b3 + ab(a – b) = (a – b)(a + b)2
d)(a – b)3 + (b – c)3 + (c – a)3 = 3(a – b)(b – c)(c – a)

DẠNG 7: Tìm x trong phương trình f(x) = 0.


I/ Phương pháp
Cách 1:
- Đưa f(x) về một trong các dạng hằng đẳng thức sau: A2 – B2 ; A3 + B3 ; A3 - B3 ; A4 - B4
H(x) = 0
- Khai triển các hằng đẳng thức trên ta được: f(x) = 0 ⇔ H(x).K(x) =
0⇔
K(x) = 0
H(x) và K(x) là các đa thức đơn giản chứa x.
Cách 2:
- Nếu f(x) không đưa được về dạng các hằng đẳng thức như Cách 1 thì ta khai triển f(x)
thành tổng các đơn thức
- Rút gọn các đơn thức đồng dạng sao cho chỉ còn lại a.x = c
c
=> x =
a
A1 = 0

Chú ý: Nếu f(x) = A + A + A + ... => f(x) = 0  A 2 = 0
2
1
2
2
2
3
..... = 0

II/ Bài tập vận dụng.
Bài 1 : Tìm x.

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
18
Website:tailieumontoan.com
a) 9x2 – 6x – 3 = 0
b) x3 + 9x2 + 27x + 19 = 0
c) x(x + 5)(x – 5) – (x + 2)(x2 – 2x + 4) = 3
Hướng dẫn
a) 9x2 – 6x – 3 = 0
 9x2 – 2.3x.1 + 1 – 4 = 0
 (3x – 1)2 – 4 = 0 (Hiệu của hai bình phương)
 (3x – 1 + 2)(3x – 1 – 2) = 0
 (3x + 1)(3x – 3) =0
 1
3 x + 1 = 0 3 x = −1  x=−
  ⇔ 3 x = 3 ⇔  3
3 x − 3 = 0 
x = 1
b) x3 + 9x2 + 27x + 19 = 0
 x3 + 3.x2.3 + 3.x.32 + 33 – 8 =0
 (x + 3)3 – 8 = 0
 (x + 3)3 – 23 = 0 (Hiệu của hai lập phương)
 (x + 3 – 2)[(x + 3)2 + 2(x + 3) + 4] = 0
 (x + 1)(x2 + 6x + 9 + 2x + 6 + 4) =0
 (x + 1)(x2 + 8x + 19) = 0
 (x + 1)[x2 + 2.4x + 16 + 3] = 0
 (x + 1)[(x + 4)2 + 3] = 0
 x + 1 = 0 Vì (x + 4)2 + 3 > 0 , với mọi giá trị của biến x.
 x = -1
c) x(x + 5)(x – 5) – (x + 2)(x2 – 2x + 4) = 3
 x(x2 – 25) – (x3 + 8) – 3 = 0
 x3 – 25x – x3 – 8 – 3 = 0 (Thu gọn đồng dạng)
 - 25x = 11
11
x=-
25
Bài 2: Tìm x, y, z biết rằng: x2 + 2x + y2 – 6y + 4z2 – 4z + 11 = 0
Hướng dẫn
x2 + 2x + y2 – 6y + 4z2 – 4z + 11 = 0
 (x2 + 2x + 1) + (y2 – 6y + 9) + (4z2 – 4z + 1) = 0
 (x + 1)2 + (y – 3)2 + (2z – 1)2 = 0 (Tổng các bình phương)

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
19
Website:tailieumontoan.com

x + 1 = 0  x = −1
 
⇔ y − 3 = 0 ⇔ y = 3
2 z − 1 = 0 
 z =
1
 2
Bài 3: Giải các phương trình sau:
a) x2 – 4x + 4 = 25
b) (5 – 2x)2 – 16 = 0
c) (x – 3)3 – (x – 3)(x2 + 3x + 9) + 9(x + 1)2 = 15
Bài 4. Tìm x, biết:
a) (2x + 1)2 - 4(x + 2)2 = 9
b) (x + 3)2 - (x - 4)( x + 8) = 1
c) 3(x + 2)2 + (2x - 1)2 - 7(x + 3)(x - 3) = 36
d)(x - 3)(x2 + 3x + 9) + x(x + 2)(2 - x) = 1
e) (x + 1)3 - (x - 1)3 - 6(x - 1)2 = -19.
DẠNG 8: Dùng hằng đẳng thức so sánh hai số.
I/ Phương pháp.
- Vận dụng hằng đẳng thức A2 – B2 = (A – B)(A + B)
- Biến đổi số phức tạp về dạng: kN – 1 => Khi đó số kN – 1 < kN
II/ Bài tập vận dụng.
Bài 1: So sánh hai số sau:
a) 2003.2005 và 20042
b) 716 – 1 và 8(78 + 1)(74 + 1)(72 + 1)
Hướng dẫn
a) 2003.2005 và 20042
Ta có: 2003.2005 = (2004 – 1)(2004 + 1) = 20042 – 1 < 20042
b) 716 – 1 và 8(78 + 1)(74 + 1)(72 + 1)
Ta có: 716 – 1 = (78)2 – 1 = (78 + 1)(78 – 1)
= (78 + 1)(74 + 1)(74 – 1) = (78 + 1)(74 + 1)(72 + 1)(72 – 1)
= (78 + 1)(74 + 1)(72 + 1)(7 + 1)(7 – 1)
= (78 + 1)(74 + 1)(72 + 1)8.6 > (78 + 1)(74 + 1)(72 + 1).8
Bài 2: So sánh hai số A và B biết :
A = 20162 và B = 2015 . 2017
Bài 3: So sánh hai số M và N biết :

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
20
Website:tailieumontoan.com
M = 216 và N = (2 + 1)(22 + 1) (24 + 1) (28 + 1)
Hướng dẫn
Ta có: N = (2 – 1) (2 + 1) (22 + 1) (24 + 1) (28 + 1)
= (22 – 1) (22 + 1)(24 + 1) (28 + 1)
= (24 – 1) (24 + 1) (28 + 1)
= (28 – 1)(28 + 1)
= 216 – 1
Suy ra : N = 216 – 1 < 216
Vậy : N < M
Bài 4: So sánh hai số M và N biết :
M = 22016 và N = (2 + 1)(22 + 1) (24 + 1) …(21008 + 1)
Hướng dẫn
Ta có: N = (2 – 1) (2 + 1) (22 + 1) (24 + 1) …(21008 + 1)
= (22 – 1) (22 + 1)(24 + 1) …(21008 + 1)
= (24 – 1) (24 + 1) …(21008 + 1)
= (28 – 1)…(21008 + 1)
= 22016 – 1
Suy ra : N = 22016 – 1 < 22016 . Mà: M = 22016 . Vậy : N < M
Bài 5: So sánh hai số P và Q biết :
P = 4(32 + 1)(34 + 1) …(364 + 1) và Q = 3218 – 1
Hướng dẫn
1 2
Ta có : P = 4.(32 + 1).(34 + 1) …(364 + 1) = .(3 - 1). (32 + 1).(34 + 1) …(364 + 1)
2
1 4 1
= .(3 - 1).(34 + 1) …(364 + 1) = .(364 - 1).(364 + 1)
2 2
1 128
= .(3 – 1)
2
1 1
Mà < 1 => .(3128 – 1) < 3128 – 1
2 2
Vậy P < Q.
DẠNG 9: Tìm giá trị nhỏ nhất hay giá trị lớn nhất.
I/ Phương pháp:
* Nếu biểu thức A ≤ m với ∀x ∈ thuộc điều kiện và có giá trị x = xo thỏa mãn điều kiện (Nếu
có) để A = m
=> A đạt GTLN = m khi x = xo

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
21
Website:tailieumontoan.com
* Nếu biểu thức A ≥ m với ∀x ∈ thuộc điều kiện và có giá trị x = xo thỏa mãn điều kiện (Nếu
có) để A = m
=> A đạt GTNN = m khi x = xo
* Dùng hằng đẳng thức biến đổi A về dạng:
- Nếu A = (kx + c)2 + d ≥ d => Amin = d  kx + c = 0
- Nếu A = - (kx + c)2 + d ≤ d => Amax = d  kx + c = 0
II/ Bài tập vận dụng.
Bài 1: Tìm GTNN hoặc GTLN của các biểu thức sau:
a/ A = x2 – 4x + 7
b/ B = x2 + 8x
c/ C = - 2x2 + 8x – 15
Hướng dẫn
a/ A = x2 – 4x + 7 = x2 – 4x + 4 + 3 = ( x - 2)2 + 3 > 3
Dấu “ =” xảy ra ⇔ x – 2 = 0 ⇔ x = 2
Vậy giá trị nhỏ nhất của biểu thức A là 3 khi x = 2.
b/ B = x2 + 8x = (x2 + 8x + 16 ) – 16 = (x – 4)2 – 16 > - 16
Dấu “ =” xảy ra ⇔ x – 4 = 0 ⇔ x = 4
Vậy giá trị nhỏ nhất của biểu thức A là -16 khi x = 4.
c/ C = - 2x2 + 8x – 15 = – 2(x2 – 4x + 4) – 7 = – 2( x - 2)2 – 7 < - 7
Dấu “ =” xảy ra ⇔ x – 2 = 0 ⇔ x = 2
Vậy giá trị lớn nhất của biểu thức A là - 7 khi x = 2.
Bài 2: Tìm giá trị nhỏ nhất của các biểu thức:
a) M = x2 – 4x + 7 = x2 – 4x + 4 + 3 = (x – 2)2 + 3
b) N = (x2 – 4x – 5)(x2 – 4x – 19) + 49
Hướng dẫn
a) M = x2 – 4x + 7 = x2 – 4x + 4 + 3 = (x – 2)2 + 3
Ta thấy: (x – 2)2 ≥ 0 nên M ≥ 3
Hay GTNN của M bằng 3
Giá trị này đạt được khi (x – 2)2 = 0 ⇔ x – 2 = 0 ⇔ x = 2
b) N = (x2 – 4x – 5)(x2 – 4x – 19) + 49
= (x2 – 4x – 5 )(x2 – 4x – 5 – 14) + 49
= (x2 – 4x – 5)2 – 14(x2 – 4x – 5) + 49
= (x2 – 4x – 5)2 - 2.7(x2 – 4x – 5 ) + 72
= (x2 – 4x – 5 – 7 )2 = (x2 – 4x – 12 )2
Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
22
Website:tailieumontoan.com
Ta thấy : (x2 – 4x – 12)2 ≥ 0 nên N ≥ 0
Hay GTNN của N bằng 0
Giá trị này đạt được khi x2 – 4x – 12 = 0 ⇔ (x – 6)(x + 2) = 0
⇔ x = 6 ; hoặc x = -2
c) P = x2 – 6x + y2 – 2y + 12 = x2 – 6x + 9 + y2 – 2y + 1 + 2 = (x – 3)2 + (y – 1)2 + 2
Ta thấy: (x – 3)2 ≥ 0; và (y – 1)2 ≥ 0 nên P ≥ 2
Hay GTNN của P bằng 2
Giá trị này đạt được khi x – 3 = 0 và y – 1 = 0
⇔ x = 3 và y = 1
Bài 3: Tìm GTNN của biểu thức A = (x2 + 1)2 + 4 nếu có.
1
Bài 4: Cho x và y là các số hữu tỉ và x ≠ y .Tìm GTNN của biểu thức B = (x – y)2 + 2
2
nếu có.
Bài 5: Tìm GTNN của các biểu thức sau:
a) A = x2 – 4x + 9
b) B = x2 – x + 1
c) C = 2x2 – 6x
Hướng dẫn
a) A = x2 – 4x + 9
Ta có : A = x2 – 4x + 4 + 5 = (x – 2)2 + 5
Ta thấy (x – 2)2 ≥ 0, nên (x – 2)2 + 5 ≥ 5
Hay GTNN của A bằng 5 , giá trị này đạt được khi (x – 2)2 = 0
⇔ x–2=0 ⇔ x=2
b) B = x2 – x + 1
1 1 3 1 3
Ta có: B = x2 – 2. x + + = (x - )2 +
2 4 4 2 4
3 1
Vậy GTNN của B bằng , giá trị này đạt được khi x =
4 2
3 9 9 3 9
c) C = 2x2 – 6x = 2(x2 – 3x) = 2[(x2 – 2. x + ) − ] = 2(x - )2 -
2 4 4 2 2
9 3
Vậy GTNN của C bằng - , giá trị này đạt được khi x =
2 2
Bài 4: Tìm GTLN của các đa thức:
a) M = 4x – x2 + 3
b) N = x – x2

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
23
Website:tailieumontoan.com
c) P = 2x – 2x2 – 5
Hướng dẫn
a) M = 4x – x2 + 3 = - x2 + 4x – 4 + 7 = 7 – (x2 – 4x + 4) = 7 – (x – 2)2
Ta thấy: (x – 2)2 ≥ 0 ; nên - (x – 2)2 ≤ 0 .
Do đó: M = 7 – (x – 2)2 ≤ 7
Vậy GTLN của biểu thức M bằng 7, giá trị này đạt được khi x = 2
1 1 1 1 1
b) N = x – x2 = - x2 + 2. x - + = − (x − ) 2
2 4 4 4 2
1 1
Vậy GTLN của N bằng , giá trị này đạt được khi x =
4 2
1 1 19 19 1 19
c) P = 2x – 2x2 – 5 = 2( - x2 + x – 5) = 2[( - x2 + 2. x– )– ] = - - (x - )2 ≤ -
2 4 4 2 2 2
19 1
Vậy GTLN của biểu thức P bằng - , giá trị này đạt được khi x =
2 2

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2


HẰNG ĐẲNG THỨC

Bài 1. Điền vào chỗ trống cho thích hợp:


..........
a) x 2 + 4 x + 4 = b) x 2  − 8x  +16 =.......... c) ( x + 5)( x − 5) =...........
d) x 3 + 12 x 2 + 48x + 64 =...... e) x 3 − 6 x 2 + 12 x − 8 =...... f) ( x + 2)( x 2 − 2 x + 4) =......
g) ( x − 3)( x 2 + 3x + 9) =....... h) x 2 + 2 x + 1 =...... i) x 2 –1 = ......
k) x 2 + 6 x + 9 =....... l) 4 x 2 – 9 = ....... m) 16 x 2 – 8x + 1 =......
n) 9 x 2 + 6 x + 1 =....... o) 36 x 2 + 36 x + 9 =........ p) x 3 + 27 =....
Bài 2. Thực hiện phép tính:
a) (2 x + 3y)2 b) (5x – y)2 c) (2 x + y 2 )3
2 3

d)  x 2 + y  .  x 2 − y  e)  x +  f)  x 2 − y 
2 2 1 2 1
 5  5   4 3 2 

g) (3x 2 – 2 y)3 h) ( x − 3y)( x 2 + 3xy + 9 y 2 ) i) ( x 2 − 3).( x 4 + 3x 2 + 9)


k) ( x + 2 y + z)( x + 2 y – z) l) (2 x –1)(4 x 2 + 2 x + 1) m) (5 + 3x )3
Bài 3. Tính giá trị biểu thức bằng cách vận dụng hằng đẳng thức:
a) A = x 3 + 3x 2 + 3x + 6 với x = 19
Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
24
Website:tailieumontoan.com

b) B =x 3 − 3x 2 + 3x với x = 11
ĐS: a) A = 8005 b) B = 1001 .
Bài 4. Chứng minh các biểu thức sau không phụ thuộc vào x:
a) (2 x + 3)(4 x 2 − 6 x + 9) − 2(4 x 3 − 1) b) (4 x − 1)3 − (4 x − 3)(16 x 2 + 3)
c) 2( x 3 + y3 ) − 3( x 2 + y 2 ) với x + y =
1 d) ( x + 1)3 − ( x − 1)3 − 6( x + 1)( x − 1)
( x + 5)2 + ( x − 5)2 (2 x + 5)2 + (5 x − 2)2
e) f)
x 2 + 25 x2 + 1
ĐS: a) 29 b) 8 c) –1 d) 8 e) 2 f) 29
Bài 5. Giải các phương trình sau:
a) ( x − 1)3 + (2 − x )(4 + 2 x + x 2 ) + 3x( x + 2) =
17 b) ( x + 2)( x 2 − 2 x + 4) − x( x 2 − 2) =
15

c) ( x − 3)3 − ( x − 3)( x 2 + 3x + 9) + 9( x + 1)2 =


15 d)
x ( x − 5)( x + 5) − ( x + 2)( x 2 − 2 x + 4) =
3
10 7 2 11
ĐS: a) x = b) x = c) x = d) x = −
9 2 15 25
Bài 6. So sánh hai số bằng cách vận dụng hằng đẳng thức:
a) A = 1999.2001 và B = 20002 b) A = 216 và B =
(2 + 1)(22 + 1)(24 + 1)(28 + 1)

c) A = 2011.2013 và B = 20122 d) A = 4(32 + 1)(34 + 1)...(364 + 1) và=


B 3128 − 1

Bài 7. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:


a) A = 5x – x 2 b) B = x – x 2 c) C 4 x – x 2 + 3
=

d) D = –x 2 + 6 x − 11 e) E =5 − 8x − x 2 f) F = 4 x − x 2 + 1
Bài 8. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:
a) A x 2 – 6 x + 11
= b) B x 2 – 20 x + 101
= c) C = x 2 − 6 x + 11
d) D =( x − 1)( x + 2)( x + 3)( x + 6) e) E = x 2 − 2 x + y 2 + 4 y + 8 f) x 2 − 4 x + y 2 − 8y + 6
G x 2 – 4 xy + 5y 2 + 10 x – 22 y + 28
g)=
HD: g) G = ( x − 2 y + 5)2 + ( y − 1)2 + 2 ≥ 2
Bài 9. Cho a + b =S và ab = P . Hãy biểu diễn theo S và P, các biểu thức sau đây:

a) =
A a2 + b2 b) B= a3 + b3 c) C= a4 + b4

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
25
Website:tailieumontoan.com

CHUYÊN ĐỀ 3
PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ
PHƯƠNG PHÁP ĐẶT NHÂN TỬ CHUNG

I/ Thế nào là “phân tích đa thức thành nhân tử” ?


* Phân tích đa thức thành nhân tử tức là phân tích đa thức đó thành
tích các đa thức (mỗi đa thức trong tích gọi là một nhân tử)
II/ PHƯƠNG PHÁP ĐẶT NHÂN TỬ CHUNG.
Bước 1: Chỉ ra nhân tử chung của các hạng tử trong đa thức.
VD: Đa thức: 2x2 – 4x
Nhận xét: các hạng tử có nhân tử chung là 2x
Bước 2: Đặt Nhân tử chung ra ngoài ngoặc khi đó trong ngoặc là tổng
các các nhân tử còn lại của các hạng tử.
2x2 – 4x = 2x.x – 2x. 2 = 2x.(x – 2)
Chú ý:
+ Nhiều khi để làm xuất hiện nhân tử chung ta cần đổi dấu các hạng tử.
+ Tính chất đổi dấu hạng tử: A = - (- A)
III/ BÀI TẬP VẬN DỤNG.
Bài 1: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử.
a) 3 x 2 − 6x b) 2xy + 2xyz
c) 15x 2 y − 9x 2 y 2 d) 27 x 3 + 6x 2
e) 2x 2 ( x − 3) − x ( x − 3) f) (3x – 6y)x + y(x – 2y)
Bài 2: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử. (Đổi dấu hạng tử để xuất hiện
nhân tử chung).
2 2
a) 3(x – y) – 5x(y – x) b) x(y − 1) + y(1 − y)
5 5
c) x(x – 1) – y(1 – x)
d) 7x(5x – y) + 2(5x – y) – 3y(y – 5x)

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
26
Website:tailieumontoan.com

e) 2y(3 – x) + 3xy(x – 3)
IV/ CÁC DẠNG TOÁN LIÊN QUAN.
DẠNG 1: Tính nhanh.
Phân tích biểu thức ra thừa số rồi tính.
Bài 3: Tính nhanh
a) 85. 12,7 + 5,3. 127
b) 52. 143 – 52. 39 – 8. 26
c) 15. 91,5 + 150. 0,85
d) 37,5 . 6,5 – 6,6.7,5 + 3,5.37,5
DẠNG 2: Tính giá trị biểu thức.
* Phân tích biểu thức thành nhân tử.
* Thay giá trị của biến vào biểu thức đã phân tích.
Bài 4: Phân tích biểu thức thành nhân tử rồi tính giá trị biểu thức.
a) x 2 + xy + x tại x = 77 ; y = 22
b) x(x – y) + y(y – x) tại x = 53, y = 3
c) x(x – 1) – y(1 – x) tại x = 2001; y = 1999

DẠNG 3: Toán Tìm x


Dùng phương pháp đặt nhân tử chung, đưa phương trình về phương trình tích
A(x).B(x).... = 0 (vế trái là tích các đa thức và mỗi đa thức là một thừa số)
=  A(x) 0= x
⇔  B(x) =0 ⇒  x =
....... ...

Bài 5: Tìm x (Giải phương trình)


a) x 3 − 13x =
0 b) 5x(x – 2000) – x + 2000 = 0
c) 2x(x – 2) + 3(x – 2) = 0 d) x + 5x2 = 0
d) x + 1 = (x + 1)2 e) x3 + x = 0
f) x ( x − 2 ) + x − 2 =0 g) 5 x ( x − 3) − x + 3 =0.

h) x 2 ( x − 3) + 12 − 4 x =
0

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
27
Website:tailieumontoan.com

DẠNG 4: Chứng minh một biểu thức lũy thừa chia hết cho số a
Dùng phép toán lũy thừa (đã học Lớp 6) và phương pháp Đặt Nhân Tử Chung để
phân tích biểu thức lũy thừa thành nhân tử trong đó có một nhân tử là số a
 Biểu thức đã cho chia hết cho số a
Bài 6: Chứng minh: 55n + 1 – 55n chia hết cho 54
Bài 7: Chứng minh: 56 – 104 chia hết cho 54
Bài 8: Chứng minh: n2(n + 1) + 2n(n + 1) luôn chia hết cho 6 với mọi số nguyên n.

DẠNG 5: Tìm cặp số nguyên (x, y) thỏa mãn đẳng thức.


* Phân tích một vế của đẳng thức thành tích của hai thừa số, vế còn lại là một số
nguyên n.
* Phân tích số nguyên n thành tích hai thừa số bằng tất cả các cách, từ đó tìm
ra số nguyên x, y.
Bài 9. Tìm các cặp số nguyên (x, y) thoả mãn một trong các đẳng thức sau:
a) x + y = xy
b) xy – x + 2(y – 1) = 13
Giải
a) Ta có x + y =xy được viết thành: xy − x − y =0.
Do đó suy ra: x ( y − 1) − ( y − 1) =
1 hay ( y − 1)( x − 1) =
1

 y −1 = 1  y − 1 =−1
Mà 1 =
1.1 =( −1) .( −1) nên:  hoặc 
 x − 1 =1  x − 1 =−1
x = 2 x = 0
Do đó  hoặc  .
y = 2 y = 0
Vậy ta có hai cặp số nguyên cần tìm là ( 0,0 ) và ( 2, 2 ) .
b) Phân tích vế trái ra thừa số ta có:
xy − x + 2 ( y − 1) = x ( y − 1) + 2 ( y − 1) = ( y − 1)( x + 2 ) .
Vế phải bằng 13 =
1.13 =
13.1 =( −1) .( −13) =( −13) .( −1) nên ta lần lượt có:
 y − 1 =1  y − 1 =13  y − 1 =−1  y − 1 =−13
 ;  ;  ; 
x + 2 = 13  x + 2 =1  x + 2 =−13  x + 2 =−1

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
28
Website:tailieumontoan.com

x = 11  x = −1  x = −15  x = −3
Hay:  ;  ; ; .
 y = 2  y = 14  y = 0  y = −12

Vậy ta có 4 cặp số nguyên cần tìm là: (11, 2 ) ; ( −1;14 ) ; ( −15;0 ) ; ( −3; −12 ) .

CHỦ ĐỀ 3
PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ
PHƯƠNG PHÁP DÙNG HẰNG ĐẲNG THỨC

I/ KIẾN THỨC CẦN NHỚ.


Nếu đa thức là một vế của hằng đẳng thức đáng nhớ nào đó thì có thể
dùng hằng đẳng thức đó để biểu diễn đa thức này thành tích các đa thức.
* Những hằng đẳng thức đáng nhớ:
(A + B)2 = A2 + 2AB + B2 (A - B)2 = A2 - 2AB + B2
A2 - B2 = (A + B)(A - B)
(A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3 (A - B)3 = A3 - 3A2B +
3AB2-B3
A3 + B3 = (A+B) (A2 - AB + B2) A3 - B3 = (A - B)(A2 + AB +
B2)
Ví dụ: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
1) x2 – 4x + 4 = ( x − 2 )
2

2) x 2 − 9 = ( x − 3)( x + 3)
3) ( x + y )2 − ( x − y )2 = [ ( x + y ) + ( x − y )][ ( x + y ) − ( x − y )] = 2 x.2 y = 4 xy
II/ BÀI TẬP VẬN DỤNG.
Bài 1: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử.
1) 25x2 - 10xy + y2 2) 2 x2y2 - 6 2 xy + 9 3) 4y2 + 4y + 1
4) 8x3 + 36x2y + 54xy2 + 27y3 5) 27y3 – 27y2x + 9yx2 – x3 6) (x - y)3 –
(x+y)3
7) (x + 1)3 + (x – 1)3 8) (xy + 4)2 – (2x + 2y)2 9) 81x2 – 64y2

10) ( a + b − 5 ) − 4 ( ab + 2 )
2 2 1
11) (x – 1)2 – (x + 1)2 12) 8x3 -
2 2

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
29
Website:tailieumontoan.com
1 2 1
13) x – 64y2 14) x3 +
25 27
Bài 2: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử. (Đổi dấu hạng tử để xuất hiện
hằng đẳng thức).
1) - 16x2 + 8xy - y2 2) - 8x3 - 36x2y - 54xy2 - 27y3
3) 10x – 25 – x2 4) – 2x2 - 10 2 x – 25 5) – 27x3 - 8
III/ CÁC DẠNG TOÁN LIÊN QUAN.
DẠNG 1: Tính nhanh.
Phân tích biểu thức ra thừa số rồi tính.
Bài 3: Tính nhanh
a) 252 - 152
b) 872 + 732 – 272 - 132
c) 20022 – 22
DẠNG 2: Tính giá trị biểu thức.
* Phân tích biểu thức thành nhân tử.
* Thay giá trị của biến vào biểu thức đã phân tích.
Bài 4: Phân tích biểu thức thành nhân tử rồi tính giá trị biểu thức.
1 1
a) x 2 + x + tại x = 49,75
2 16
b) x2 – y2 – 2y – 1 tại x = 93, y = 6
c) 27y3 – 27y2x + 9yx2 – x3 tại x = 28; y = 9
DẠNG 3: Toán Tìm x
Dùng phương pháp đặt nhân tử chung, đưa phương trình về phương trình
tích
A(x).B(x).... = 0 (vế trái là tích các đa thức và mỗi đa thức là một
thừa số)
= A(x) 0= x
⇔  B(x) =0 ⇒  x =

....... ...

Bài 5: Tìm x (Giải phương trình)

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
30
Website:tailieumontoan.com
1
1) (2x – 1)2 – (x + 3)2 = 0 2) x3 - x =0 3) x3 – 0,25x = 0
4
1
4) x2 – x + =0 5) x2 – 10x = - 25 6) 4x2 – 4x = - 1
4
7) (2x – 1)2 - 25 = 0 8) 27x3 + 27x2 + 9x + 1 = 0
9) 9x2(x + 1) – 4(x + 1) = 0 10) (x + 1)3 – 25(x + 1) = 0

DẠNG 4: Chứng minh một biểu thức lũy thừa chia hết cho số a
Dùng phép toán lũy thừa (đã học Lớp 6) và phương pháp Đặt Nhân Tử Chung để
phân tích biểu thức lũy thừa thành nhân tử trong đó có một nhân tử là số a
=> Biểu thức đã cho chia hết cho số a
Bài 6: Chứng minh: 29 - 1 chia hết cho 73
Bài 7: Chứng minh: (n + 3)2 – (n – 1)2 chia hết cho 8 với mọi số nguyên n.
Bài 8: Chứng minh: (n + 6)2 - (n - 6)2 chia hết cho 24 với mọi số nguyên n.

DẠNG 5: Tìm cặp số nguyên (x, y) thỏa mãn đẳng thức.


* Phân tích một vế của đẳng thức thành tích của hai thừa số, vế còn lại là một số
nguyên n.
* Phân tích số nguyên n thành tích hai thừa số bằng tất cả các cách, từ đó tìm
ra số nguyên x, y.
Bài 9. Tìm các cặp số nguyên (x, y) thoả mãn một trong các đẳng thức sau: x2
– y2 = 21

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
31
Website:tailieumontoan.com

CHỦ ĐỀ 3
PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ
PHƯƠNG PHÁP NHÓM HẠNG TỬ

I/ KIẾN THỨC CẦN NHỚ


Bước 1: Chọn và nhóm 2 hoặc 3 …hạng tử thành một nhóm sao cho mỗi
nhóm sau khi phân tích thành nhân tử thì các nhóm này có thừa số chung,
hoặc liên hệ các nhóm là hằng đẳng thức.
Bước 2:
+ Nếu các nhóm có thừa số chung: Đặt thừa số chung của các nhóm làm
Nhân tử chung ra ngoài ngoặc khi đó trong ngoặc là tổng các các thừa số còn
lại của các nhóm.
+ Nếu liên hệ các nhóm tạo thành hằng đẳng thức thì vận dụng hằng
đẳng thức.
Ví dụ: Phân tích thành nhân tử:
x2 – 2xy + y2 – z2 = (x2 – 2xy + y2) – z2 (Thực hiện nhóm hạng tử)
= (x – y)2 – z2 (Hằng đẳng thức hiệu hai bình
phương)
= (x – y – z)(x – y + z)
Chú ý:
+ Nhiều khi để làm xuất hiện thừa số chung (nhân tử chung) ta cần đổi
dấu các hạng tử.
+ Tính chất đổi dấu hạng tử: A = - (- A)
II/ BÀI TẬP VẬN DỤNG.
Bài 1: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử. (Nhóm xuất hiện thừa số
chung)
a) x2 – xy + x - y b) xz + yz – 5x – 5y c) 3x2 – 3xy – 5x +
5y
d) x3 – 3x2 – 4x + 12 e) 45 + x3 – 5x2 – 9x f) x4 + x3 + x + 1

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
32
Website:tailieumontoan.com

Bài 2: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử. (Nhóm xuất hiện hằng đẳng
thức).
1) x3 – x + y3 - y 2) x2 – 2xy – 4z2 + y2
3) x(x – 1) – y(1 – x) 4) x3 + 6x2y + 12xy2 + 8y3
5) x2 – 2xy + y2 – xz + yz 6) x2 – y2 – x + y

7) 3x2 + 6xy + 3y2 – 3z2 8) x2 – 2xy + y2 – z2 + 2zt – t2


9) x3 + x2 – xy + y2 + y3 10) x2 – 6(x + 3) - 9
Bài 3: Phân tích biểu thức thành nhân tử rồi tính giá trị biểu thức.
a) 4x2 – y2 + 4x + 1 tại x = 10 ; y = 5
b) x2 – y2 - 2y - 1 tại x = 93, y = 6
Bài 4: Tìm x (Giải phương trình)
Dùng phương pháp đặt nhân tử chung, đưa phương trình về phương trình
tích
A(x).B(x).... = 0 (vế trái là tích các đa thức và mỗi đa thức là một
thừa số)
= A(x) 0= x
⇔  B(x) =0 ⇒  x =

....... ...

a) 2(x + 3) – x2 – 3x = 0 b) 4x2 – 25 – (2x – 5)(2x +


7) = 0
c) x3 + 27 + (x + 3)(x – 9) = 0 d) x3 – 3x2 – 4x + 12 = 0

Bài 6: Chứng minh một biểu thức lũy thừa chia hết cho số a
Dùng phép toán lũy thừa (đã học Lớp 6) và phương pháp Đặt Nhân Tử
Chung để phân tích biểu thức lũy thừa thành nhân tử trong đó có một nhân tử là số
a
 Biểu thức đã cho chia hết cho số a
Vận dụng: Chứng minh: n3 + 3n2 – n – 3 chia hết cho 48 với mọi số
nguyên n lẻ.
Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
33
Website:tailieumontoan.com

CHỦ ĐỀ 3: PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ


BÀI TẬP TỔNG ÔN
1. Phân tích đa thức thành nhân tử:
a) 7 x + 7 y b) 2 x 2 y − 6 xy 2
c) 3 x ( x − 1) + 7 x 2 ( x − 1) d) 3 x ( x − a ) + 5a ( a − x )

2. Phân tích đa thức thành nhân tử:


a) 6 x 4 − 9 x3 b) 5 y10 + 15 y 6
c) 9 x 2 y 2 + 15 x 2 y − 21xy 2 d) x 2 y 2 z + xy 2 z 2 + x 2 yz 2
3. Phân tích đa thức thành nhân tử:
a) x 2 − 6 xy + 9 y 2 b) x3 + 6 x 2 y + 12 xy 2 + 8 y 3
c) x3 − 64 d) 125x3 + y 6

e) 0,125 ( a + 1) − 1.
3

4. Phân tích đa thức thành nhân tử:


a) 2 x ( x + 1) + 2 ( x + 1) ( )
b) y 2 x 2 + y − zx 2 − zy

c) 4 x ( x − 2 y ) + 8 y ( 2 y − x ) d) 3 x ( x + 1) − 5 x 2 ( x + 1) + 7 ( x + 1)
2

5. Phân tích đa thức thành nhân tử:


a) ( 2 x + 1) − ( x − 1) b) 9 ( x + 5 ) − ( x − 7 )
2 2 2 2

c) 25 ( x − y ) − 16 ( x + y ) d) 49 ( y − 4 ) − 9 ( y + 2 )
2 2 2 2

6. Phân tích đa thức thành nhân tử:


a) x 4 + x3 + x + 1 b) x 4 − x3 − x + 1
c) x 2 y + xy 2 − x − y d) ax 2 + a 2 y − 7 x − 7 y
e) ax 2 + ay − bx 2 − by f) x ( x + 1) + x ( x − 5 ) − 5 ( x + 1)
2 2

7. Phân tích đa thức thành nhân tử:


a) 3 x 2 − 12 y 2 b) 5 xy 2 − 10 xyz + 5 xz 2
c) x 3 + 3 x 2 + 3 x + 1 − 27 z 3 .
8. Phân tích đa thức thành nhân tử:
a) x 2 − 2 xy + y 2 − xz + yz
b) x 2 − y 2 − x + y
c) a 3 x − ab + b − x

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
34
Website:tailieumontoan.com

d) a 3 x − ab + b − x
e) 3 x 2 ( a + b + c ) + 36 xy ( a + b + c ) + 108 y 2 ( a + b + c )
9. Phân tích đa thức thành nhân tử:
a) x 2 − x − 6 b) x + 4 x 2 − 5
c) x3 − 19 x − 30 d) x 4 + x 2 + 1
10. Phân tích đa thức thành nhân tử:
a) ab ( a − b ) + bc ( b − c ) + ca ( c − a )

b) (a + b + c) − a 3 − b3 − c 3
3

c) 4a 2b 2 − ( a 2 + b 2 − c 2 )
2

11. Phân tích đa thức thành nhân tử:

a) (1 + x 2 ) − 4 x (1 − x 2 ) (x − 8 ) + 36
2 2
b) 2

c) 81x 4 + 4
12. Tính giá trị biểu thức
432 − 112
a)
( 36.5) − ( 27.5)
2 2

973 + 833
b) − 97.83
180
c) A= x ( 2 x − y ) − z ( y − 2 x ) với
= x 1,=
2; y 1,=
4; z 1,8.
d) B = ( x − 1) x 2 − 4 x ( x − 1) + 4 ( x − 1) với x = 3.
13. Tìm x biết:
a) ( 2 x − 1) − 25 =
2
0
b) 8 x3 − 50 x =
0
c) ( x − 2) ( x2 + 2x + 7 ) + 2 ( x2 − 4) − 5 ( x − 2) =
0
14. Tìm x biết:
a) 3 x ( x − 1) + x − 1 =0 b) 2 ( x + 3) − x 2 − 3 x =
0

c) 4 x 2 − 25 − ( 2 x − 5 )( 2 x + 7 ) =
0 d) x3 + 27 + ( x + 3)( x − 9 ) =
0

15. Chứng minh rằng:


a) 29 − 1 chia hết cho 73
b) 56 − 104 chia hết cho 9.
16. Chứng minh rằng với mọi số nguyên n thì:

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
35
Website:tailieumontoan.com

a) ( n + 3) − ( n − 1) chia hết cho 8


2 2

b) ( n + 6) − ( n − 6) chia hết cho 24.


2 2

17. Chứng minh rằng với n lẻ thì:


a) n 2 + 4n + 3 chia hết cho 8.
b) n3 + 3n 2 − n − 3 chia hết cho 48.
18. Tìm các cặp số nguyên ( x, y ) thoả mãn một trong các đẳng thức sau:
a) y ( x − 2 ) + 3 x − 6 =
1 b) xy + 3 x − 2 y − 7 =0
c) xy − x + 5 y − 7 =0
19. Phân tích đa thức thành nhân tử:

(x + x ) + 4 ( x 2 + x ) − 12
2
a) 2

b) (x 2
+ x + 1)( x 2 + x + 2 ) − 12

(x + 4 x + 8) + 3x ( x 2 + 4 x + 8) + 2 x 2
2
c) 2

d) ( x + 1)( x + 2 )( x + 3)( x + 4 ) − 24
20. Phân tích đa thức thành nhân tử:
a) 2 x3 − 5 x 2 + 8 x − 3
b) 3 x 3 − 14 x 2 + 4 x + 3
c) 12 x 2 + 5 x − 12 y 2 + 12 y − 10 xy − 3.
21. Cho a + b + c =0, Chứng minh các đẳng thức sau:
a) a 3 + b3 + c3 =
3abc
(
b) 2 a 5 + b5 += )
c5 5abc a 2 + b 2 + c 2 ( )
(a + b2 + c2 ) = 2 ( a 4 + b4 + c4 ).
2
c) 2

22. Cho 3 số a, b, c thoả mãn a + b + c =


1 và a 3 + b3 + c3 =
1 . Chứng minh
a 2005 + b 2005 + c 2005 =
1.
23. Cho a, b, c là 3 cạnh tam giác. Chứng minh rằng:
a) a 3 + b3 + c3 + 2abc < a 2 ( b + c ) + b 2 ( c + a ) + c 2 ( a + b )

b) (a + b + c) ≤ 9bc
2

c) 2a 2b 2 + 2b 2c 2 + 2c 2 a 2 − a 4 − b 4 − c 4 > 0
d) 4a 2b 2 > ( a 2 + b 2 − c 2 )
2

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
36
Website:tailieumontoan.com

CHỦ ĐỀ 4: CHIA ĐƠN THỨC, ĐA THỨC

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ


1. Chia đơn thức cho đơn thức
* Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B (trường hợp A chia hết cho B)
ta làm như sau :
+ Chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B.
+ Chia lũy thừa của từng biến trong A cho lũy thừa cùng biến đó trong
B.
+ Nhân các kết quả vừa tìm được với nhau.
* Với mọi x ≠ 0, m, n ∈ N ta có :
xm : xn = xm-n (nếu m > n)
xm : xn = 1 (nếu m = n)
(xm)n = xm.n
x0 = 1 ; 1n = 1
(-x)n = xn nếu n là một số chẵn
(-x)n = -xn nếu n là số lẻ
(x – y)2 = (y – x)2
(x – y)n = (y – x)n với n là số chẵn
2. Chia đa thức cho đơn thức
Muốn chia đa thức A cho đơn thức B (trường hợp các hạng tử của đa
thức A đều chia hết cho đơn thức B), ta chia mỗi hạng tử của A cho B rồi cộng
các kết quả với nhau.
3. Định lý Bezout
Dư trong phép chia đa thức f(x) cho nhị thức bậc nhất x – a là f(a)
Hệ quả : Đa thức f(x) chia hết cho nhị thức bậc nhất x – a khi và chỉ khi
f(a) = 0

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
37
Website:tailieumontoan.com

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP.


DẠNG 1: CHIA ĐƠN THỨC CHO ĐƠN THỨC
Bài toán 1 : Thực hiện phép tính chia đơn thức cho đơn thức.
a) 10x3y2z : (-4xy2z) f) (−35xy5z) : (−12xy4)
b) 32x2y3z4 : 14y2z g) x3y4 : x3y
c) 25x4y5z3 : (-3xy2z) h) 18x2y2z : 6xyz
d) 5x3y2z : (-2xyz) i) 27x4y2z : 9x4y
e) (-12x5y4) : (-4x2y) k) 5x3y : 23xy
DẠNG 2: CHIA ĐA THỨC CHO ĐƠN THỨC
Bài toán 2 : Thực hiện phép tính.
a) (4x5 – 8x3) : (-2x3)
b) (9x3 – 12x2 + 3x) : (-3x)
c) (xy2 + 4x2y3 – 3x3y4) : (-2xy2)
d) (-3x2y3 + 4x3y4 – y4y5) : (-x2y3)
e) [2(x – y)3 – 7(y – x)2 – (y – x)] : (x – y)
f) [3(x – y)5 – 2(x – y)4 + 3(x – y)2] : [5(x – y)2]
DẠNG 3 : CHIA ĐA THỨC MỘT BIẾN ĐÃ SẮP XẾP.
Bài toán 3 : Thực hiện phép chia.
a) (2x3 – 5x2 – x + 1) : (2x + 1)
b) (x3 – 2x + 4) : (x + 2)
c) (6x3 – 19x2 + 23x – 12) : (2x – 3)
d) (x4 – 2x3 – 1 + 2x) : (x2 – 1)
e) (6x3 – 5x2 + 4x – 1) : (2x2 – x + 1)
f) (x4 – 5x2 + 4) : (x2 – 3x + 2)
g) ( x3 – 2x2 – 5x + 6 ) : ( x + 2 )
h) ( x3 – 2x2 + 5x + 8) : ( x + 1 )
DẠNG 4: TÌM THƯƠNG VÀ DƯ TRONG PHÉP CHIA ĐA THỨC
Phương pháp giải :

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
38
Website:tailieumontoan.com

Từ điều kiện đề bài trên, ta đặt phép chia A : B được kết quả là thương Q và
dư R.
Bài toán 4 : Tìm thương Q và dư R sao cho A = B.Q + R biết.
a) A = x4 + 3x3 + 2x2 – x – 4 và B = x2 – 2x + 3
b) A = 2x3 – 3x2 + 6x – 4 và B = x2 – x + 3
c) A = 2x4 + x3 + 3x2 + 4x + 9 và B = x2 + 1
d) A = 2x3 – 11x2 + 19x – 6 và B = x2 – 3x + 1
e) A = 2x4 – x3 – x2 – x + 1 và B = x2 + 1
DẠNG 5: TÌM ĐIỀU KIỆN CỦA m ĐỂ ĐA THỨC A CHIA HẾT CHO ĐA
THỨC B
I/ Phương pháp giải:
* Thực hiện phép chia A : B để tìm biểu thức dư R theo m
Để A chia hết cho B thì R = 0 => m =
* Tìm số nguyên n để A chia hết cho B (với A , B là các biểu thức theo n)
- Thực hiện A : B tìm số dư là số nguyên k, thương là biểu thức Q
- Viết A = Q.B + k
- Để A chia hết cho B  k chia hết cho B  B là Ư(k) => n =
II/ Các ví dụ.
Ví dụ 1: Tìm giá trị nguyên của n để giá trị biểu thức 4n3 – 4n2 – n + 4 chia hết
cho giá trị của biểu thức 2n + 1.
Giải
Thực hiện phép chia 4n3 – 4n2 – n + 4 cho 2n + 1, ta được :
4n3 – 4n2 – n + 4 = (2n + 1).(n2 + 1) + 3
Từ đó, để có phép chia hết điều kiện là 3 chia hết cho 2n + 1, tức là cần
tìm giá trị nguyên của n để 2n + 1 là ước của 3, ta được :
2n + 1 = 3 n = 1
2n + 1 = 1 n = 0
2n + 1 = -3 n = -2
2n + 1 = -1 n = -1

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
39
Website:tailieumontoan.com

Vậy n = 1, n = 0, n = 2 thỏa mãn điều kiện đầu bài.


Ví dụ 2: Tìm m sao cho đa thức A chia hết cho đa thức B biết
A = 8x2 – 26x + m và B = 2x – 3
Giải
A : B được thương là 4x – 7 và số dư là m – 21
Để A chia hết cho B thì m – 21 = 0  m = 21
III/ Vận dụng.
Bài toán 5: Tìm m sao cho đa thức A chia hết cho đa thức B biết.
b) A = x3 + 4x2 + 4x + m và B = x + 3
c) A = x3 – 13x + m và B = x2 + 4x + 3
d) A = x4 + 5x3 – x2 – 17x + m + 4 và B = x2 + 2x – 3
e) A = 2x4 + mx3 – mx – 2 và B = x2 – 1
Bài toán 6 : Cho các đa thức sau:
A = x3 + 4×2 + 3x – 7 B=x+4
a) Tính A : B
b) Tìm x ∈ Z sao cho A chia hết cho B
Bài toán 7 : Tìm x, biết.
a) (8x2 – 4x) : (-4x) – (x + 2) = 8
b) (2x4 – 3x3 + x2) : (-x2) + 4(x – 1)2 = 0
Bài toán 8 : Tìm giá trị nguyên của n để giá trị của biểu thức A chia hết cho
giá trị của biểu thức B biết.
a) A = 8n2 – 4n + 1 và B = 2n + 1
b) A = 3n3 + 8n2 – 15n + 6 và B = 3n – 1
c) A = 4n3 – 2n2 – 6n + 5 và B = 2n – 1
DẠNG 6 : ỨNG DỤNG ĐỊNH LÝ Bezout
I/ Định lý:
Dư trong phép chia đa thức f(x) cho nhị thức bậc nhất x – a là f(a)
Hệ quả : Đa thức f(x) chia hết cho nhị thức bậc nhất x – a khi và chỉ khi f(a) = 0

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
40
Website:tailieumontoan.com

II/ Vận dụng.


Bài toán 9 : Không làm phép chia hãy tìm số dư khi :
a) Khi f(x) = x3 + 2x2 – 4x + 3 chia cho x – 2
b) Khi f(x) = x4 – 3x2 + 2x – 1 chia cho x + 1
c) Khi f(x) = x3 – 3x2 + 4x – 5 chia cho x – 2
d) Khi f(x) = x27 + x9 + x3 + x chia cho x – 1
Bài toán 10 : Chứng minh :
a) x50 + x10 + 1 chia hết cho x20 + x10 + 1
b) x2012 + x2008 + 1 chia hết cho x2 + x + 1

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1


CHIA ĐA THỨC CHO ĐƠN THỨC

Bài 1. Thực hiện phép tính:


a) (−3)5 : (−3)3 b) (− z )7 : (− z )3 c) y12 : (− y10 )
d) (4x 7 ) : (2x)3 e) (−5x 2 )5 : (−3x)2 f) ( x3 y 2 )3 : ( xy 2 )2
Bài 2. Thực hiện phép tính:
a) ( x − 3)9 : ( x − 3)6 b) ( x + 2)4 : ( x + 2)3 c) ( x 2 + 4x + 4)5 : ( x 2 + 4x + 4)
1 25
d) 2( x 2 + 1)5 : ( x 2 + 1) e) 5( x − y )5 : ( x − y )3
4 7
Bài 3. Thực hiện phép tính:
a) 6x 2 y 2 : 3xy b) 6 x 2 y 3 : 3xy 3 c) 8x 2 y 3 : 2xy
d) 5x 2 y 5 : xy3 e) (−4 x 4 y3 ) : 2 x 2 y f) xy3z4 : (−2 xz3 )
3 3 3  1 2 2
g) x y :− x y  h) 9 x 2 y 4 z :12 xy3 i) (2 x 3 y)(3xy 2 ) : 2 x 3 y 2
4  2 

(3a2b)3 (ab3 )2 (2 xy 2 )3 (3 x 2 y )2
k) l)
( a 2 b 2 )4 (2 x 3 y 2 )2

Bài 4. Thực hiện phép tính:


a) (2 x 3 − x 2 + 5x ) : x b) (3x 4 − 2 x 3 + x 2 ) : (−2 x ) c) (−2 x 5 + 3x 2 – 4 x 3 ) : 2 x 2

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
41
Website:tailieumontoan.com
 1 
d) ( x 3 – 2 x 2 y + 3 xy 2 ) :  − x  e) 3( x − y)5 − 2( x − y)4 + 3( x − y)2  : 5( x − y)2
 2 

Bài 5. Thực hiện phép tính:


3 3 9 5 3 3
a) (3x 5 y 2 + 4 x 3 y3 − 5x 2 y 4 ) : 2 x 2 y 2 b)  a6 x 3 + a3 x 4 − ax  : ax
5 7 10  5

c) (9 x 2 y3 − 15x 4 y 4 ) : 3x 2 y − (2 − 3x 2 y)y 2 d)
(6 x 2 − xy ) : x + (2 x 3 y + 3 xy 2 ) : xy − (2 x − 1) x
3
e) ( x 2 − xy) : x + (6 x 2 y 5 − 9 x 3 y 4 + 15x 4 y 2 ) : x 2 y3
2

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2


CHIA ĐA THỨC CHO ĐA THỨC

Bài 1. Thực hiện phép tính:


a) ( x 3 – 3x 2 ) : ( x – 3) b) (2 x 2 + 2 x − 4) : ( x + 2)
c) ( x 4 – x –14) : ( x – 2) d) ( x 3 − 3x 2 + x − 3) : ( x − 3)
e) ( x 3 + x 2 –12) : ( x – 2) f) (2 x 3 − 5x 2 + 6 x –15) : (2 x – 5)
g) (−3x 3 + 5x 2 − 9 x + 15) : (5 − 3x ) h) (− x 2 + 6 x 3 − 26 x + 21) : (2 x − 3)
Bài 2. Thực hiện phép tính:
a) (2 x 4 − 5x 2 + x 3 − 3 − 3x ) : ( x 2 − 3) b) ( x 5 + x 3 + x 2 + 1) : ( x 3 + 1)
c) (2 x 3 + 5x 2 – 2 x + 3) : (2 x 2 – x + 1) d) (8x − 8x 3 − 10 x 2 + 3x 4 − 5) : (3x 2 − 2 x + 1)
e) (− x 3 + 2 x 4 − 4 − x 2 + 7 x ) : ( x 2 + x − 1)
Bài 3. Thực hiện phép tính:
a) (5x 2 + 9 xy − 2 y 2 ) : ( x + 2 y)
b) ( x 4 − x 3 y + x 2 y 2 − xy3 ) : ( x 2 + y 2 )
c) (4 x 5 + 3xy 4 − y 5 + 2 x 4 y − 6 x 3 y 2 ) : (2 x 3 + y3 − 2 xy 2 )
d) (2a3 + 7ab2 − 7a2b − 2b3 ) : (2a − b)
Bài 4. Thực hiện phép tính:
a) (2 x + 4 y)2 : ( x + 2 y) − (9 x 3 − 12 x 2 − 3x ) : (−3x ) − 3( x 2 + 3)

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
42
Website:tailieumontoan.com

b) (13x 2 y 2 − 5x 4 + 6 y 4 − 13x 3 y − 13xy3 ) : (2 y 2 − x 2 − 3xy)


Bài 5. Tìm a, b để đa thức f ( x ) chia hết cho đa thức g( x ) , với:
a) f ( x ) = x 4 − 9 x 3 + 21x 2 + ax + b , g( x ) = x 2 − x − 2
b) f ( x ) = x 4 − x 3 + 6 x 2 − x + a , g( x ) = x 2 − x + 5
c) f ( x )= 3x 3 + 10 x 2 − 5 + a , g( x=) 3x + 1
f ( x ) x 3 – 3 x + a , g( x ) = ( x –1)2
d)=
ĐS: a) a = 1, b = −30
Bài 6. Thực hiện phép chia f ( x ) cho g( x ) để tìm thương và dư:
a) f ( x ) = 4 x 3 − 3x 2 + 1 , g( x ) = x 2 + 2 x − 1
b) f ( x ) =2 − 4 x + 3x 4 + 7 x 2 − 5x 3 , g( x ) =+
1 x2 − x

c) f ( x=) 19 x 2 − 11x 3 + 9 − 20 x + 2 x 4 , g( x ) =+
1 x2 − 4x

d) f ( x ) = 3x 4 y − x 5 − 3x 3 y 2 + x 2 y3 − x 2 y 2 + 2 xy3 − y 4 , g( x ) =x 3 − x 2 y + y 2
Bài 7: Cho biết đa thức f ( x ) chia hết cho đa thức g( x ) . Tìm đa thức thương:
a) f ( x ) =x 3 − 5x 2 + 11x − 10 , g( x )= x − 2 ĐS: q( x ) = x 2 − 3x + 5
b) f ( x ) = 3x 3 − 7 x 2 + 4 x − 4 , g( x )= x − 2 ĐS: q( x )= 3x 2 − x + 2
Bài 8: Phân tích đa thức P( x ) = x 4 − x 3 − 2 x − 4 thành nhân tử, biết rằng một nhân
tử có dạng:
x 2 + dx + 2 .

ĐS: P( x )= ( x 2 − x + 2)( x 2 − 2) .
Bài 9: Với giá trị nào của a và b thì đa thức x 3 + ax 2 + 2 x + b chia hết cho đa thức
x2 + x + 1 .

ĐS:= b 1.
a 2,=

Bài 10: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) x 3 − x 2 − 14 x + 24 b) x 3 + 4 x 2 + 4 x + 3 c) x 3 − 7 x − 6
d) x 3 − 19 x − 30 e) a3 − 6a2 + 11a − 6
Bài 11: Tìm các giá trị a, b, k để đa thức f ( x ) chia hết cho đa thức g( x ) :
a) f ( x ) = x 4 − 9 x 3 + 21x 2 + x + k , g( x ) = x 2 − x − 2 . ĐS: k = −30 .

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
43
Website:tailieumontoan.com

b) f ( x ) = x 4 − 3x 3 + 3x 2 + ax + b , g( x ) = x 2 − 3x + 4 . ĐS: a = 3, b = −4 .
Bài 13: Tìm tất cả các số tự nhiên k để cho đa thức f (k ) =k 3 + 2k 2 + 15 chia hết
cho nhị thức g(k )= k + 3 .
ĐS:= k 3.
k 0,=

CHỦ ĐỀ 5: TỔNG ÔN CHƯƠNG I

Bài 1. Thực hiện phép tính:


a) (3x 3 − 2 x 2 + x + 2).(5x 2 ) b) (a2 x 3 − 5x + 3a).(−2a3 x )
c) (3x 2 + 5x − 2)(2 x 2 − 4 x + 3) d) (a4 + a3b + a2b2 + ab3 + b4 )(a − b)
Bài 2. Rút gọn các biểu thức sau:
a) (a2 + a − 1)(a2 − a + 1) b) (a + 2)(a − 2)(a2 + 2a + 4)(a2 − 2a + 4)
c) (2 + 3y)2 − (2 x − 3y)2 − 12 xy d) ( x + 1)3 − ( x − 1)3 − ( x 3 − 1) − ( x − 1)( x 2 + x + 1)
Bài 3. Trong các biểu thức sau, biểu thức nào không phụ thuộc vào x:
a) ( x − 1)3 − ( x + 1)3 + 6( x + 1)( x − 1) b) ( x + 1)( x 2 − x + 1) − ( x − 1)( x 2 + x + 1)
c) ( x − 2)2 − ( x − 3)( x − 1) d) ( x + 1)( x 2 − x + 1) − ( x − 1)( x 2 + x + 1)
e) ( x − 1)3 − ( x + 1)3 + 6( x + 1)( x − 1) f) ( x + 3)2 − ( x − 3)2 − 12 x
Bài 4. Tính giá trị của các biểu thức sau:
a) A = a3 − 3a2 + 3a + 4 với a = 11 b) B = 2( x 3 + y3 ) − 3( x 2 + y 2 ) với x + y =
1

Bài 5. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:


a) 1 + 2 xy − x 2 − y 2 b) a2 + b2 − c2 − d 2 − 2ab + 2cd
c) a3b3 − 1 d) x 2 ( y − z) + y 2 (z − x ) + z2 ( x − y)
e) x 2 − 15x + 36 f) x12 − 3x 6 y 6 + 2 y12
g) x 8 − 64 x 2 h) ( x 2 − 8)2 − 784
Bài 6. Thực hiện phép chia các đa thức sau: (đặt phép chia vào bài)
a) (35x 3 + 41x 2 + 13x − 5) : (5x − 2) b) ( x 4 − 6 x 3 + 16 x 2 − 22 x + 15) : ( x 2 − 2 x + 3)

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
44
Website:tailieumontoan.com

c) ( x 4 − x 3 y + x 2 y 2 − xy3 ) : ( x 2 + y 2 ) d) (4 x 4 − 14 x 3 y − 24 x 2 y 2 − 54 y 4 ) : ( x 2 − 3xy − 9 y 2 )
Bài 7. Thực hiện phép chia các đa thức sau:
a) (3x 4 − 8x 3 − 10 x 2 + 8x − 5) : (3x 2 − 2 x + 1)
b) (2 x 3 − 9 x 2 + 19 x − 15) : ( x 2 − 3x + 5)
c) (15x 4 − x 3 − x 2 + 41x − 70) : (3x 2 − 2 x + 7)
d) (6 x 5 − 3x 4 y + 2 x 3 y 2 + 4 x 2 y3 − 5xy 4 + 2 y 5 ) : (3x 3 − 2 xy 2 + y3 )
Bài 8. Giải các phương trình sau:
a) x 3 − 16 x =
0 b) 2 x 3 − 50 x =
0 c) x 3 − 4 x 2 − 9 x + 36 =
0

d) 5x 2 − 4( x 2 − 2 x + 1) − 5 =0 e) ( x 2 − 9)2 − ( x − 3)2 =
0 f) x 3 − 3x + 2 =0

g) (2 x − 3)( x + 1) + (4 x 3 − 6 x 2 − 6 x ) : (−2 x ) =
18

Bài 9. Chứng minh rằng:


a) a2 + 2a + b2 + 1 ≥ 0 với mọi giá trị của a và b.
b) x 2 + y 2 + 2 xy + 4 > 0 với mọi giá trị của x và y.
c) ( x − 3)( x − 5) + 2 > 0 với mọi giá trị của x.
Bài 10. Tìm giá trị lớn nhất hoặc giá trị nhỏ nhất của các biểu thức sau:
a) x 2 + x + 1 b) 2 + x − x 2 c) x 2 − 4 x + 1
d) 4 x 2 + 4 x + 11 e) 3x 2 − 6 x + 1 f) x 2 − 2 x + y 2 − 4 y + 6
g) h(h + 1)(h + 2)(h + 3)

CHỦ ĐỀ 6: PHÂN THỨC ĐẠI SỐ

A/ KIẾN THỨC CẦN NHỚ.


1. Phân thức đại số:
* Một phân thức đại số (hay nói gọn là phân thức) là một biểu thức có dạng
A
, trong đó A, B là những đa thức, B là đa thức khác đa thức 0
B
A là tử thức (tử).
B là mẫu thức
* Mỗi một đa thức cũng được coi là một đa thức có mẫu là 1.

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
45
Website:tailieumontoan.com

2. Hai phân tức bẳng nhau:


A C A C
Với hai phân thức và , ta nói = nếu A.D = B.C
B D B D
B/ CÁC DẠNG BÀI TẬP.
DẠNG 1: Dùng định nghĩa hai phân thức bằng nhau.
I/ Phương pháp
A C A
* Để chứng minh đẳng thức = ta cần chứng minh A.D = B.C thì kết luận
B D B
C
=
D
A C
* Để kiểm tra phân thức có bằng phân thức không thì ta xét các tích
B D
A.D và B.C
A C
+ Nếu A.D = B.C thì kết luận =
B D
A C
+ Nếu A.D ≠ B.C thì kết luận không bằng
B D
A C
* Để tìm mẫu thức (tử thức) chưa biết trong phân thức bằng nhau =
B D
 A.D = B.C
Từ đó dùng phép chia đa thức (rút gọn nhân tử chung) có được mẫu
thức (tử thức) cần tìm.
II/ Bài tập vận dụng.
Bài 1. Dùng định nghĩa hai phân thức bằng nhau chứng minh các đẳng thức
sau:
x 2 y 3 7 x3 y 4 x2 ( x + 2) x 3 − x x2 − 6x + 9
a) = b) = c) =
x ( x + 2) x+2 3+ x 9 − x2
2
5 35 xy

x3 − 4 x − x 2 − 2 x 5 y 20 xy 3x ( x + 5) 3x
d) = e) = f) = ;
10 − 5 x 5 7 8x 2 ( x + 5) 2

x + 2 ( x + 2 )( x + 1) x 2 − x − 2 x 2 − 3x + 2 x3 + 8
g) = h) = i) = x + 2.
x −1 x2 −1 x +1 x −1 x2 − 2x + 4
Bài 2. Ba phân thức sau có bằng nhau không?
x2 + x − 2 x + 2 x2 − 4
; ; .
x2 −1 x + 1 x2 − x − 2

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
46
Website:tailieumontoan.com

Bài 2. Dùng định nghĩa hai phân thức bằng nhau, hãy tìm đa thức A trong
mỗi đẳng thức sau.
A 6 x 2 + 3x 4 x 2 − 3x − 7 4 x − 7
a) = ; b) = ;
2x −1 4x2 −1 A 2x + 3
4x2 − 7 x + 3 A x2 − 2x x2 + 2x
c) = 2 ; d) 2 = .
x −1
2
x + 2x +1 2 x − 3x − 2 A
Bài 3. Bạn Lan viết các đẳng thức sau và đố các bạn trong nhóm học tập tìm
ra chỗ sai. Em hãy sửa sai cho đúng.
5 x + 3 5 x 2 + 13 x + 6 x +1 x2 + 3
a) = ; b) = 2 ;
x−2 x2 − 4 x + 3 x + 6x + 9
x2 − 2 x + 2 2 x2 − 5x + 3 2 x2 − x − 3
c) = ; d) = .
x2 −1 x + 1 x 2 + 3x − 4 x 2 + 5 x + 4
DẠNG 2: Tìm điều kiện của biến để phân thức có nghĩa, bằng 0, khác 0.
I/ Phương pháp.
A
* Điều kiện phân thức có nghĩa (Tìm tập xác định) là mẫu thức B ≠ 0.
B
A
Chú ý: Trước khi tìm điều kiện để có nghĩa ta cần phân tích mẫu
B
thức B thành nhân tử.
A A = 0
* Để phân thức = 0 thì 
B B ≠ 0
A A ≠ 0
* Để phân thức ≠ 0 thì 
B B ≠ 0
II/ Bài tập vận dụng.
Bài 6. Tìm điều kiện của các phân thức sau:
3 x2 + 3 x 2x +1
a) b) c) d) .
5x + 2 x2 − 6 x + 9 x + 3x
2
x − 3x + 2
2

Bài 7. Tìm các giá trị của biến để các biểu thức sau bằng 0.
3x − 1 x2 − x x 2 − 3x + 2
a) b) c)
x2 − 5 2x +1 x2 + 1
x2 − 2x x 4 + x3 + x + 1 x4 − 5x2 + 4
d) 2 e) 4 3 f) 4 .
x − 4x + 4 x − x + 2 x2 − x + 1 x − 10 x 2 + 9
DẠNG 3: Chứng minh một phân thức luôn có nghĩa.
I/ Phương pháp.
Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
47
Website:tailieumontoan.com
A
Để chứng minh phân thức luôn có nghĩa ta cần chứng minh mẫu thức B ≠
B
0 với mọi giá trị của biến tức là phải biến đổi B về một trong các dạng sau:
B = a + [f(x)]2 hoặc B = - a - [f(x)]2 với số a > 0
B = a + |f(x)| hoặc B = - a - |f(x)| với số a > 0
II/ Bài tập vận dụng.
Bài 1: Chứng minh các phân thức sau luôn có nghĩa:
−3 3x − 5 7x -1
a) b) c)
2x + 72
−(3 x − 1) − 2
2
x + 2x + 4
2

x2 x
d) e)
x − 4x+5
2
x −x+7
2

Bài 2: Chứng minh các phân thức sau luôn có nghĩa:


x− y 2x − y
a) b)
x y − 2 xy + 3
2 2
x + y 2 − 2x + 2
2

DẠNG 4: Tìm GTNN, GTLN của phân thức.


I/ Phương pháp.
* T = a + [f(x)]2 ≥ a Hoặc T = a + |f(x)| ≥ a
=> GTNN của T bằng a khi f(x) = 0
* T = b - [f(x)]2 ≤ b Hoặc T = a - |f(x)| ≤ a
=> GTLN của T bằng b khi f(x) = 0
a
* Nếu a > 0 và T > 0 thì nhỏ nhất (hoặc lớn nhất) khi T lớn nhất (hoặc nhỏ
T
nhất)
II/ Bài tập vận dụng.
3+ | 2 x − 1|
Bài 1: Tìm GTNN của phân thức .
14
Hướng dẫn
Vì mẫu thức là 14 > 0 => phân thức có GTNN khi 3 + |2x – 1| có GTNN
Vì |2x – 1| ≥ 0 nên 3 + |2x – 1| ≥ 3
1
=> 3 + |2x – 1| có GTNN bằng 3 khi 2x – 1 = 0  x =
2
3+ | 2 x − 1| 3
=> GTNN của phân thức bằng
14 14
Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
48
Website:tailieumontoan.com
−4 x 2 + 4 x
Bài 2: Tìm GTLN của phân thức
15
Hướng dẫn
Vì mẫu thức là 15 > 0 => phân thức có GTLN khi – 4x2 + 4x có GTLN
Ta có: – 4x2 + 4x = 1 – (2x – 1)2
Vì – (2x – 1)2 ≤ 0 nên 1 – (2x – 1)2 ≤ 1
1
=> 1 – (2x – 1)2 có GTLN bằng 1 khi 2x – 1 = 0  x =
2
−4 x 2 + 4 x 1
=> GTLN của phân thức bằng
15 15
5
Bài 3: Tìm GTLN của phân thức:
x + 2x + 2
2

Hướng dẫn
Vì Tử thức là 5 > 0 và mẫu thức x2 + 2x + 2 = (x + 1)2 + 1 > 0
=> phân thức có GTLN khi (x + 1)2 + 1 có GTNN
Vì (x + 1)2 ≥ 0 nên (x + 1)2 + 1 ≥ 1
=> (x + 1)2 + 1 có GTNN bằng 1 khi x + 1 = 0  x = - 1
5
=> GTLN của phân thức bằng 5 khi x = - 1
x + 2x + 2
2

3
Bài 4: Tìm GTLN của phân thức:
2+ | 2 x − 5 |

Hướng dẫn
Vì Tử thức là 3 > 0 và mẫu thức 2 + |2x – 5| > 0
=> phân thức có GTLN khi 2 + |2x – 5| có GTNN
Vì |2x – 5| ≥ 0 nên 2 + |2x – 5| ≥ 2
5
=> 2 + |2x – 5| có GTNN bằng 2 khi 2x - 5 = 0  x =
2
3 3 5
=> GTLN của phân thức bằng khi x =
2+ | 2 x − 5 | 2 2

Bài 5: Tìm GTNN của các phân thức


x2 + 4x + 6 4 + 2 |1 − 2 x |
a) b)
3 15
Bài 6: Tìm GTLN của các phân thức

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
49
Website:tailieumontoan.com
12 5
a) b)
3+ | 5 x + 1| + | 2 y − 1| 4x + 4x + 2 y + y2 + 3
2

DẠNG 5: Tìm giá trị nguyên của biến để phân thức nhận giá trị nguyên.
I/ Phương pháp.
a
Với phân thức (tử thức a là số nguyên)
f (x)

Bước 1: Tìm điều kiện để f(x) ≠ 0


a
Bước 2: Phân thức nhận giá trị nguyên thì f(x) phải là Ước của số a
f (x)

Bước 3: Giải f(x) = Ư(a) để tìm x.


II/ Bài tập vận dụng.
Bài 1. Tìm các giá trị nguyên của biến để phân thức sau nhận giá trị nguyên:
3
x + x +1
2

Bài 2. Tìm các giá trị nguyên của biến để phân thức sau nhận giá trị nguyên:
6
;
x −3
Bài 3. Tìm các giá trị nguyên của biến để các phân thức sau nhận giá trị
2
nguyên:
1+ | 2 x − 1|

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
50
Website:tailieumontoan.com

BÀI TẬP TỔNG HỢP

PHÂN THỨC BẰNG NHAU.


Bài 1. Chứng minh các đẳng thức sau:
3y 6 xy −3 x 2 3x 2 2( x − y ) −2
a)
= ( x ≠ 0) b) = ( y ≠ 0) c) = ( x ≠ y)
4 8x 2y −2 y 3( y − x ) 3

2 xy 8 xy 2 1− x x −1 2a −2a
d) = (a ≠ 0, y ≠ 0) e)= ( y ≠ 2) f)= (b ≠ 0)
3a 12ay 2−y y−2 −5b 5b

Bài 2. Chứng minh các đẳng thức sau:


x −2 23 − x 3 3x −3 x(x − y )
a)
= ( x ≠ 0) b)
= ( x ≠ ± y)
−x x ( x 2 + 2 x + 4) x+y y2 − x 2

x + y 3a( x + y )2
c)
= (a ≠ 0, x ≠ − y )
3a 9a2 ( x + y )
x −2
Bài 3. Với những giá trị nào của x thì hai phân thức sau bằng nhau: 2
x − 5x + 6
1

x −3
(2 x + 1)( x − 2) x −2
Bài 4. Cho hai phân thức A = , B= . Hãy xét sự bằng nhau của
3(2 x + 1) 3

chúng trong các trường hợp sau:


a) x ∈ N b) x ∈ Z c) x ∈ Q
x +1 ( x + 1)( x + 2) ( x + 1)(3 x − 2)
Bài 5. Cho ba phân thức A = , B= , C= . Hãy xét sự
5 5( x + 2) 5(3 x − 2)

bằng nhau của chúng trong các trường hợp sau:


a) x ∈ N b) x ∈ Z c) x ∈ Q
TÌM ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÂN THỨC CÓ NGHĨA.
Bài 8. Tìm điều kiện xác định của phân thức:
x2 − 4 2x − 1 x2 − 4
a) b) c)
9 x 2 − 16 x − 4x + 4
2
x2 −1
5x − 3 x 2 − 5x + 6 2
d) e) f)
2x 2 − x x2 − 1 ( x + 1)( x − 3)

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
51
Website:tailieumontoan.com
2x + 1
g) 2
x − 5x + 6
Bài 9. Tìm điều kiện xác định của phân thức:
1 x2y + 2x 5x + y
a) 2 2
b) 2
c) 2
x +y x − 2x + 1 x + 6 x + 10
x+y
d)
( x + 3)2 + ( y − 2)2

TÌM ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÂN THỨC BẰNG 0, KHÁC 0


Bài 1. Tìm các giá trị của biến số x để phân thức sau bằng không:
2x − 1 x2 − x 2x + 3
a) b) c)
5 x − 10 2x 4x − 5
( x − 1)( x + 2) ( x − 1)( x + 2) x2 − 1
d) e) f)
x2 − 4x + 3 x2 − 4x + 3 x2 − 2x + 1
Bài 2. Tìm các giá trị của biến số x để phân thức sau bằng không:
x2 − 4 x 3 − 16 x x3 + x2 − x − 1
a) b) c)
x 2 + 3 x − 10 x 3 − 3x 2 − 4 x x3 + 2 x − 3
Bài 3. Tìm các giá trị của biến số x để phân thức sau khác không:
x −1 x2 − 2 x x +3
a) b) c)
2x − 10 2x -1 4x − 7

CHỨNG MINH MỘT PHÂN THỨC LUÔN CÓ NGHĨA.


Bài 1. Chứng minh các phân thức sau luôn có nghĩa:
3 3x − 5 5x + 1
a) 2
b) 2
c) 2
x +1 ( x − 1) + 2 x + 2x + 4

x2 − 4 x+5
d) 2
e) 2
−x + 4x − 5 x +x+7
Bài 2. Chứng minh các phân thức sau luôn có nghĩa:
x+y 4
a) 2 2
b) 2 2
x + 2y + 1 x + y − 2x + 2

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
52
Website:tailieumontoan.com

CHỦ ĐỀ 7: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN THỨC ĐẠI SỐ:

A/ KIẾN THỨC CƠ BẢN:


1/ Tính chất:
A A.M
- Tính chất 1: = (M là đa thức khác đa thức 0).
B B.M
A A: M
- Tính chất 2: = (M là nhân tử chung khác 0).
B B:M
A −A
2/ Quy tắc đổi dấu: = .
B −B
B/ CÁC DẠNG TOÁN
DẠNG 1: Điền đa thức thích hợp vào chỗ trống trong đẳng thức.
I/ Phương pháp.
Bước 1: Phân tích tử thức và mẫu thức đã biết trong đẳng thức thành
nhân tử.
Bước 2: Nhận biết nhân tử chung được chia đi (hoặc nhân vào), rồi
dùng tính chất cơ bản của phân thức để điền đa thức vào chỗ trống
II/ Bài tập vận dụng.
Bài 1: Điền một đa thức thích hợp vào chỗ trống trong đẳng thức sau:
x − x2 x
=
5 x − 5 ...
2

Hướng dẫn
x − x2 x x(1 − x) x x(1 − x) x
=  =  =
5 x − 5 ...
2
5( x − 1) ...
2
−5(1 − x)(1 + x) ...

Để có được vế trái của đẳng thức ta chia cả tử và mẫu của vế phải cho
nhân tử chung là (1 – x).
=> Đa thức cần điền vào chỗ trống là - 5 (1 + x)
Bài 2. Điền một đa thức thích hợp vào chỗ trống trong các đẳng thức sau:
x 2 + 8 3 x3 + 24 x ... 3 x 2 − 3 xy − x 2 + 2 xy − y 2 ...
a) = b) = c) = 2 ;
2x −1 ... x − y 3 ( y − x )2 x+ y y − x2

x3 + x 2 ... 5x + 5 y 5x2 − 5 y 2
d) = ; e) = .
x −1 x −1
2
... 2 y − 2x

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
53
Website:tailieumontoan.com

Bài 3. Biến đổi mỗi phân thức sau thành một phân thức bằng nó và có tử thức
là đa thức A cho trước.
4x + 3 8x2 − 8x + 2
a) , A= 12x 2 +9x b) , A= 1 − 2x ;
x2 − 5 ( 4 x − 2 )(15 x − 1)
DẠNG 2: Biến đổi (Viết) cặp phân thức đã cho thành cặp phân thức bằng
nó và có cùng tử (hoặc cùng mẫu).
I/ Phương pháp.
* Trường hợp 1: Tử thức (Mẫu thức) phân tích được thành nhân tử.
+ Tử thức phân tích được thành nhân tử và cần viết dưới dạng cùng tử
thì lấy phân thức này nhân với nhân tử riêng của tử thức của phân thức kia
và ngược lại.
+ Mẫu thức phân tích được thành nhân tử và cần viết dưới dạng cùng
mẫu thì lấy phân thức này nhân với nhân tử riêng của mẫu thức của phân
thức kia và ngược lại.
A C
* Trường hợp 2: Với cặp phân thức: và mà tử và mẫu không phân
B D
tích được thành nhân tử, ta biến đổi thành
A.C C.A
+ Cặp phân thức bằng nó và có cùng tử thức là: và
B.C D.A
A.D C.B
+ Cặp phân thức bằng nó và có cùng mẫu thức là: và
B.D D.B
II/ Bài tập vận dụng.
Bài 1. Dùng tính chất cơ bản của phân thức để biến đổi mỗi cặp phân thức
sau thành một cặp phân thức bằng nó và có cùng tử thức.
3 x −1 x+5 x 2 − 25
a) và ; b) và ;
x+2 5x 4x 2x + 3
Bài 2. Dùng tính chất cơ bản của phân thức hoặc quy tắc đổi dấu để biến đổi
mỗi cặp phân thức sau thành một cặp phân thức bằng nó và có cùng mẫu
thức:
3x 7x + 2 4x 3x
a) và ; b) và ;
x −5 5− x x +1 x −1

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
54
Website:tailieumontoan.com
2 x−4 2x x+3
c) và ; d) và
x + 8 x + 16
2
2x + 8 ( x + 1)( x − 3) ( x + 1)( x − 2 )
Bài 3. Viết các phân thức sau dưới dạng những phân thức có cùng mẫu thức:
x x y
a) x 2 và b) và
x +1 2y x
2x + y x x +1 1− x
c) và d) và 4 5 .
x −y
3 3
x− y 5 4
x y x y

Bài 4. Viết các phân thức sau dưới dạng những phân thức có cùng tử thức:
1 x−2 x y
a) và b) và
x x+3 y x

x2 − y 2 x+ y x3 y 2 x2 y3
c) 2 và d) và
2 x − xy x x− y x+ y

DẠNG 3: Một số bài toán khác.


Bài 1. Các phân thức sau có bằng nhau không?
x3 y 3 x2 x2 x2
a) và b) và
xy 3 y x + y2 x2 + y 2
1− x x −1 −3( x − 1) 3( x − 1)
c) và d) và ;
( x − 1)(3 − x) ( x − 1)( x − 3) (1 − x) 2
( x − 1) 2

Bài 2. Hãy viết các phân thức sau dưới dạng một phân thức có mẫu thức là 1
- x3
x2 x x +1
a) b) c) .
x3 − 1 x −1 x + x +1
2

Bài 3. áp dụng quy tắc đổi dấu để viết các phương trình bằng các phân thức
sau:
− xy 2 1 − x2 y 2 − x2 −2 x + 1
a) ; b) c) d) .
2x − x x −1 x− y −x − 2

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
55
Website:tailieumontoan.com

CHỦ ĐỀ 8: RÚT GỌN PHÂN THỨC

A/ PHƯƠNG PHÁP:
- Phân tích cả tử và mẫu thành nhân tử (nếu cần) để tìm nhân tử chung.
- Chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung đó.
- Chú ý: Có khi cần đổi dấu ở tử hoặc mẫu để nhận ra nhân tử chung
của tử và mẫu
Tính chất: A = - ( - A)
B/ BÀI TẬP ÁP DỤNG:
DẠNG 1: Rút gọn phân thức đã cho.
* Thực hiện các bước của rút gọn một phân thức.
* Chứng minh biểu thức không phụ thuộc vào biến tức là ta đi rút gọn biểu
thức sao cho kết quả rút gọn là một hằng số.
Bài 1. Rút gọn các phân thức sau:
14 xy 5 (2 x − 3 y ) 8 xy (3 x − 1)3 20 x 2 − 45
a) ; b) c)
21x 2 y (2 x − 3 y ) 2 12 x 3 (1 − 3 x) (2 x + 3) 2
5 x 2 − 10 xy 80 x3 − 125 x 9 − ( x + 5) 2
d) e) f)
2(2 y − x)3 3( x − 3) − ( x − 3)(8 − 4 x) x2 + 4 x + 4
32 x − 8 x 2 + 2 x3 5 x3 + 5 x x2 + 5x + 6
g) h) i) .
x3 + 64 x4 −1 x2 + 4x + 4
10 xy 2 ( x + y ) x 2 − xy − x + y 3 x 2 − 12 x + 12
J) k) l)
15 xy ( x + y )3 x 2 + xy − x − y x4 − 8x

7 x 2 + 14 x + 7 2a 2 − 2ab x 2 − xy
n) m) o)
3x 2 + 3x ac + ad − bc − bd y 2 − x2
2x − 2 y 2 − 2a x2 − 6 x + 9
ơ) 2 p) 3 q) 2
x − 2 xy + y 2 a −1 x − 8 x + 15
x 4 − 2 x3 x7 − x4 ( x + 2) 2 − ( x − 2) 2
v) u) ư)
2 x 4 − x3 x6 − 1 16 x
24,5 x 2 − 0,5 y 2 a 3 − 3a 2 + 2a − 6 (a − b)(c − d )
x) y) ; z) .
3,5 x 2 − 0,5 xy a2 + 2 (b 2 − a 2 )(d 2 − c 2 )

Bài 2. Đổi dấu ở tử hoặc ở mẫu rồi rút gọn phân thức:

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
56
Website:tailieumontoan.com

45 x(3 − x) y 2 − x2
a) ; b) .
15 x( x − 3)3 x3 − 3 x 2 y + 3 xy 2 − y 3

Bài 3. Chứng minh các biểu thức sau không phụ thuộc vào biến x.
x2 − y 2 2ax − 2 x − 3 y + 3ay
a) ; b) ;
( x + y )(ay − ax) 4ax + 6 x + 6 y + 6ay

DẠNG 2: Chứng minh đẳng thức.


Để chứng minh đẳng thức ta biến đổi một vế (hoặc biến đổi cả hai vế) của đẳng
thức bằng cách rút phân thức của vế đó sao cho hai vế của đẳng thức bằng nhau.
Bài 1. Chứng minh các đẳng thức sau:
x 2 y + 2 xy 2 + y 3 xy + y 2 x 2 + 3 xy + 2 y 2 1
a) = ; b) = .
2 x 2 + xy − y 2 2x − y x + 2 x y − xy − 2 y
3 2 2 3
x− y

Bài 2. Chứng minh các đẳng thức sau:


x5 − 1 2 x 2 + xy − y 2 x+ y
a) = x 4 + x3 + x 2 + x + 1 ; b) = .
x −1 2 x − 3xy + y
2 2
x− y

DẠNG 3: Tính giá trị biểu thức:


Bước 1: Rút gọn biểu thức đó cho đơn giản
Bước 2:
+ Nếu bài cho biết rõ giá trị của biến thì thay giá trị đó vào biểu thức rút gọn
để tính.
+ Nếu bài cho đẳng thức liên hệ giữa các biến, thì rút biến này theo biến kia rồi
thay vào biểu thức rút gọn sao cho biến bị triệt tiêu, từ đó tính được giá trị của biểu
thức.
Bài 1: Tính giá trị của các biểu thức sau:
ax 4 − a 4 x 1 x3 + x 2 − 6 x
a) với a = 3, x = ; b) với x = 98
a + ax + x
2 2
3 x3 − 4 x
x3 + 3x 1 x 4 − 2 x3 1
c) với x = − ; d) với x = − ;
3x + x
3 5
2 2x − x
2 3
2
10ab − 5a 2 1 1 a7 + 1
e) với a = , b = ; f) 15 8 với a = 0,1;
16b − 8ab
2
6 7 a +a
2x − 4 y x2 − 9 y 2
g) với x + 2y = 5; h) với 3x - 9y = 1.
0, 2 x 2 − 0,8 y 2 1,5 x + 4,5 y
a −b
Bài 2. Cho 3a2 + 3b2 = 10ab và b > a > 0. Tính giá trị của biểu thức P = .
a+b
Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
57
Website:tailieumontoan.com

CHỦ ĐỀ 9: BÀI TẬP RÚT GỌN PHÂN THỨC.

Bài 1. Rút gọn các phân thức sau:


x 2 − 16 x2 + 4x + 3 15 x ( x + y )3
a) ( x ≠ 0, x ≠ 4) b) ( x ≠ −3) c) ( y + ( x + y ) ≠ 0)
4x − x2 2x + 6 5y( x + y )2

5( x − y ) − 3( y − x ) 2 x + 2 y + 5 x + 5y x 2 − xy
d) ( x ≠ y) e) ( x ≠ − y) f) ( x ≠ y, y ≠ 0)
10( x − y ) 2 x + 2 y − 5 x − 5y 3 xy − 3y 2

2ax 2 − 4ax + 2a 4 x 2 − 4 xy
g) (b ≠ 0, x ≠ ±1) h) ( x ≠ 0, x ≠ y )
5b − 5bx 2 5x 3 − 5x 2 y

( x + y )2 − z2 x 6 + 2 x 3y3 + y 6
i) ( x + y + z ≠ 0) k) ( x ≠ 0, x ≠ ± y )
x+y+z x 7 − xy 6

Bài 2. Rút gọn các biểu thức.


m4 − m ab 2 + a 3 − a 2b
a) ; b) ;
2m 2 + 2m + 2 a 3b + b 4
xy + 1 − x − y ax + ay − bx − by
c) ; d) ;
y + z − 1 − yz ax − ay − bx + by
a 2 + b 2 − c 2 + 2ab a 2 − b2
e) ; f) ;
a 2 − b 2 + c 2 + 2ac a 2 − a − b − b2
a3 + 1 a 3 (b 2 − c 2 ) + b3 (c 2 − a 2 ) + c3 (a 2 − b 2 )
g) ; h) ;
2a 2 + 4a + 2 a 2 (b − c) + b 2 (c − a ) + c 2 (a − b)
x 2 − (a + b) x + ab x 2 + a 2 − b 2 − 2bc + 2ax − c 2
i) ; j) ;
x 2 − (a − b) x − ab x 2 + b 2 − a 2 + 2bx − 2ac − c 2
3x3 − 2 x 2 + 4 x − 5 x x−2
k) ; l) .
6 x 2 + 3x − 9 x2 − 5x + 6
a 2 x − b2 x 1 − (2a + 3b) 2
n) ; m) ;
ax + bx 2a + 3b + 1
33 x − 33 y 24 m − 24 n
o) ; ơ) ;
3x + 3 y 22 n + 22 m
a 2 (b − c) + b 2 (c − a ) + c 2 (a − b) 2 x 3 − 7 x 2 − 12 x + 45
p) ; q) 3 ;
ab 2 − ac 2 − b3 + bc 2 3 x − 19 x 2 + 33 x − 9
x3 − y 3 + z 3 + 3 xyz x3 + y 3 + z 3 − 3 xyz
u) ; ư) .
( x + y ) 2 + ( y + z ) 2 + ( z − x) 2 ( x − y ) 2 + ( y − z ) 2 + ( z − x) 2

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
58
Website:tailieumontoan.com

Bài 3: Rút gọn, rồi tính giá trị các phân thức sau:
(2 x 2 + 2 x )( x − 2)2 1 x 3 − x 2 y + xy 2
a) A = với x = b) B = với x =
−5, y =
10
( x 3 − 4 x )( x + 1) 2 x 3 + y3

Bài 4: Rút gọn các phân thức sau:


(a + b)2 − c2 a2 + b2 − c2 + 2ab
a) b)
a+b+c a2 − b2 + c2 + 2ac
2 x 3 − 7 x 2 − 12 x + 45
c)
3 x 3 − 19 x 2 + 33 x − 9
Bài 5: Rút gọn các phân thức sau:
a3 + b3 + c3 − 3abc x 3 − y3 + z3 + 3 xyz
a) b)
a2 + b2 + c2 − ab − bc − ca ( x + y )2 + ( y + z)2 + ( z − x )2

x 3 + y3 + z3 − 3 xyz a 2 ( b − c ) + b 2 (c − a ) + c 2 ( a − b )
c) d)
( x − y )2 + ( y − z)2 + ( z − x )2 a 4 (b2 − c2 ) + b 4 (c2 − a2 ) + c 4 (a2 − b2 )

a 2 ( b − c ) + b 2 (c − a ) + c 2 ( a − b ) x 24 + x 20 + x16 + ... + x 4 + 1
e) f)
ab2 − ac2 − b3 + bc2 x 26 + x 24 + x 22 + ... + x 2 + 1
Bài 6: Chứng minh các đẳng thức sau:
x −2 23 − x 3 3x −3 x(x − y )
a)
= ( x ≠ 0) b)
= ( x ≠ ± y)
−x x ( x 2 + 2 x + 4) x+y y2 − x 2

x + y 3a( x + y )2
c)
= (a ≠ 0, x ≠ − y )
3a 9a2 ( x + y )

Bài 7: Tìm giá trị của biến x để:


1
a) P = đạt giá trị lớn nhất ĐS:
x2 + 2x + 6
1
max P = khi x = −1
5
x2 + x + 1
b) Q = đạt giá trị nhỏ nhất ĐS:
x2 + 2x + 1
3
min Q
= = khi x 1
4
Bài 8: Chứng minh rằng phân thức sau đây không phụ thuộc vào x và y:
( x 2 + a)(1 + a) + a2 x 2 + 1 3 xy − 3 x + 2 y − 2 9 x 2 − 1  1 
a) b) −  x ≠ , y ≠ 1
( x 2 − a)(1 − a) + a2 x 2 + 1 y −1 3x − 1  3 

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
59
Website:tailieumontoan.com

ax 2 − a axy + ax − ay − a ( x + a)2 − x 2
c) − ( x ≠ −1, y ≠ −1) d)
x +1 y +1 2x + a

x 2 − y2 2ax − 2 x − 3y + 3ay
e) f)
( x + y )(ay − ax ) 4ax + 6 x + 9 y + 6ay

Bài 9. Tìm các giá trị của x để các phân thức sau bằng 0.
x 4 + x3 + x + 1 x4 − 5x2 + 4
a) ; b) .
x 4 − x3 + 2 x 2 − x + 1 x 4 − 10 x 2 + 9
Bài 10. Viết gọn biểu thức sau dưới dạng một phân thức.
A = (x2 - x + 1)(x4 - x2 + 1)(x8 - x4 + 1)(x16 - x8 + 1)(x32 - x16 + 1).
HD:
Nhân biểu thức A với x2 + x + 1, từ đó xuất hiện những biểu thức liên hợp
nhau
x2 + y 2 + z 2
Bài 11. Rút gọn biết rằng x + y + z = 0.
( y − z ) 2 + ( z − x) 2 + ( x − y ) 2
3x − 2 y
Bài 12. Tính giá trị của phân thức A = , biết rằng 9x2 + 4y2 = 20xy, và 2y
3x + 2 y

< 3x <0.
HD
9 x 2 + 4 y 2 − 12 xy 20 xy − 12 xy 8 xy 1
Ta có A = 2 2 = = =
9 x + 4 y 2 + 12 xy 20 xy + 12 xy 32 xy 4
1
Do 2y < 3x < 0 ⇒ 3x − 2 y > 0,3x + 2 y < 0 ⇒ A < 0 . vậy A = − .
2
(14 + 4)(54 + 4)(94 + 4)...(214 + 4)
Bài 13. Rút gọn biểu thức: P = .
(34 + 4)(7 4 + 4)(114 + 4)...(234 + 4)

HD
Xét n4 + 4 = (n2 + 2)2 - 4n2 = (n2 +2n + 2)(n2 - 2n + 2) = [n(n - 2) + 2][n(n + 2)
+ 2]
Do đó P =
(−1.1 + 2)(1.3 + 2) (3.5 + 2)(5.7 + 2) (19.21 + 2)(21.23 + 2) −1.1 + 2 1
⋅ ⋅ .... ⋅ = =
(1.3 + 2)(3.5 + 2) (5.7 + 2)(7.9 + 2) (21.23 + 2)(23.25 + 2) 23.25 + 2 577
1
Bài 14. Cho phân số A = (mẫu có 99 chữ số 0). Tính giá trị của A với
1, 00...01

200 chữ số thập phân.


Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
60
Website:tailieumontoan.com

HD
10100
Ta có A = . Nhân tử và mẫu với 10100 - 1, ta được:
10100 + 1
100  100

10100 (10100 − 1) 99...9 00...0


A= = = 0, 99...9 
 00...0
10200 − 1 
99...9 100 100
200

(Theo quy tắc đổi số thập phân tuần hoàn đơn ra phân số).
(a 2 + b 2 + c 2 )(a + b + c) 2 + (ab + bc + ca ) 2
Bài 15. Cho phân thức: M =
(a + b + c) 2 − (ab + bc + ca )

a) Tìm các giá trị của a, b, c để phân thức có nghĩa.


b) Rút gọn biểu thức M.
HD:
a) Điều kiện để phân thức M có nghĩa là mẫu thức kác 0.
Xét (a + b + c)2 - (ab + bc + ca) = 0 ⇔ a2 + b2 + c2 + ab + bc + ca = 0.

⇔ 2a2 + 2b2 + 2c2 +2ab + 2bc + 2ca = 0

⇔ (a + b)2 + (b + c)2 + (c + a)2 = 0

⇔ a+b=b+c=c+a

⇔ a = b = c.

Vậy điều kiện để phân thức M có nghĩa là a, b, c không đồng thời bằng
0,
tức là a2 + b2 + c2 ≠ 0.
b) Do (a + b + c)2 = a2 + b2 + c2 + 2ab + 2bc + 2ca
Đặt a2 + b2 + c2 = x; ab + bc + ca = y. Khi đó (a + b + c)2 = x + 2y.
x( x + 2 y ) + y 2 x 2 + 2 xy + y 2 ( x + y ) 2
Ta có M = = = = x + y = a 2 + b 2 + c 2 + ab + bc + ca
x + 2y − y x+ y x+ y

(Điều kiện là a2 + b2 + c2 ≠ 0)

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
61
Website:tailieumontoan.com

CHỦ ĐỀ 10: QUY ĐỒNG MẪU THỨC NHIỀU PHÂN


THỨC.
A/ KIẾN THỨC CẦN NHỚ.
1/ Tìm mẫu thức chung của nhiều phân thức:
- Phân tích các mẫu thành nhâ tử (nếu cần).
- Lập tích các nhân tử bằng số và chữ:
+) Nhân tử bằng số là BCNN của các số ở mẫu.
+) Nhân tử bằng chữ là luỹ thừa với số mũ lớn nhất.
2/ Quy đồng mẫu thức.
- Tìm mẫu thức chung.
- Xác định các nhân tử phụ: nhân tử phụ là thương của mẫu thức chung
với từng mẫu thức.
- Nhân cả tử và mẫu của từng phân thức với nhân tử phụ của nó.
B/ BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1. Tìm điều kiện để các phân thức sau có nghĩa và tìm mẫu thức chung
của chúng:
x xy 1 3 xy y
a) , b) , c) ,
16 20 4 x 6y 8 15
x y xy yz xz xy yz zx
d) , e) , , f) , ,
2y 2 x 8 12 24 2z 3x 4 y

Bài 2. Tìm điều kiện để các phân thức sau có nghĩa và tìm mẫu thức chung
của chúng:
5 4 7 x y z 2a x y
a) , , b) , , c) , , 2 2
2 x − 4 3 x − 9 50 − 25 x 4 + 2a 4 − 2a 4 − a2 b 2 2a + 2b a − b

3 x −2 1 2 x4 + 1
d) , 2 e) , f) , x2 + 1
2x + 6 x + 6x + 9 2
x − 2x + 1 2
x + 2x 2
x −1
Bài 3. Qui đồng mẫu thức các phân thức sau:
x x+2 1
a) , ,
2
2 x + 7 x − 15 2
x + 3 x − 10 x+5
1 1 1
b) 2
, 2
, 2
− x + 3x − 2 x + 5x − 6 −x + 4x − 3
Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
62
Website:tailieumontoan.com
3 2x x
c) , ,
3
x −1 x + x +1 2 x −1
x y z
d) 2 2 2
, 2 2 2
,
x − 2 xy + y − z x + 2 yz − y − z x − 2 xz − y 2 + z2
2

Bài 4. Quy đồng mẫu thức các phân thức sau:


25 14 11 3
a) , ; b) , ;
14 x y 21xy 5
2
102 x y 34 xy 3
4

3x + 1 y − 2 1 x +1 x −1
c) , ; d) , 2 4, ;
12 xy 4 9 x 2 y 3 6 x y 9 x y 4 xy 3
3 2

3 + 2x 5 2 4x − 4 x −3
e) , 2 2, ; f) , ;
10 x y 8 x y 3 xy 5
4
2 x( x + 3) 3 x( x + 1)
2x x−2 5 3
g) , ; h) , .
( x + 2) 2 x( x + 2) 2
3
3 x − 12 x (2 x + 4)( x + 3)
3

Bài 5. Quy đông mẫu thức các phân thức sau.


7 x − 1 5 − 3x x +1 x+2
a) , ; b) , ;
2x2 + 6 x x2 − 9 x − x 2 − 4 x + 2 x2
2

4 x 2 − 3x + 5 2x 6 7 4 x− y
c) , 2 , ; d) , , 2 ;
x −1
3
x + x +1 x −1 5x x − 2 y 8 y − 2 x2
5x2 4x 3 x x +1 x −1
e) 3 , 2 , ; f) , 2 , 2 ;
x + 6 x + 12 x + 8 x + 4 x + 4 2 x + 4
2
x −1 x − x x + x +1
3

a−x a+x a−d a+d


g) , 2 ; h) , 2
6 x − ax − 2a 3 x + 4ax − 4a 2
2 2
a + ab + ad + bd a + ab − ad − bd
2

x y z
i) , 2 , 2 ;
x − 2 xy + y − z x − y + 2 yz − z x − 2 xz − y 2 + z 2
2 2 2 2 2

1 3 2 x x2 − y 2
j) , , 2 ; k) , 2 ,x+ y;
x +1 2x + 2 x − x +1
3
x − y x − 2 xy + y 2
x2 2x +1 x +1
l) , 2 , 2 .
6 x − 7 x − 3 2 x − 7 x + 6 3x − 5 x − 2
2

Bài 6. Quy đồng mẫu thức các phân thức:


a+ x b+ x b−a 2x +1 x + 2a
a) , , ; b) , 2 ;
axb3 a 2 xb 2 axb 2 x − 4ax + 4a x − 2ax
2 2

a+x a−x a+b a−c


c) , 2 ; d) , 2 ;
6 x − ax − 2a 3 x + 4ax − 4a 2
2 2
a − bc + ac − ab a − bc + ac − b 2
2

x x+2 x −1 x+2 x 2x +1
e) , 2 , 2 ; f) , , .
x − 27 x − 6 x + 9 x + 3 x + 9
3
x − 3 x + 2 −2 x + 5 x − 3 −2 x 2 + 7 x − 6
2 2

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
63
Website:tailieumontoan.com

Bài 7. Quy đồng mẫu thức các phân thức (có thể đổi dấu để tìm MTC cho
thuận tiện).
x −1 x +1 1 2x −1 a−x 2x2 −1
a) , , ; b) , 2 , ;
2x + 2 2x − 2 1 − x2 x + a − x + ax − a 2 x3 + a 3
24 4x 18 x +1 x 2x −1
c) , , 2 ; d) , 4 , 7 ;
4x − x x − 2x 2x + x
3 2
2 x − x x + 2 x + 4 x − 8x
2 4 2

2x y 4 xy
e) , , 2 .
x − 3 xy + 2 y −3 x + 4 xy − y 3 x − 7 xy + 2 y 2
2 2 2 2

Bài 8. Rút gọn rồi quy đồng mẫu thức các phân thức sau.
x2 − 5x + 6 2 x2 − 7 x + 5 x3 − 2 x 2 − x + 2 x3 − 5 x + 4
a) , 2 ; b) 3 2 , ;
x2 − 4 −x + 4x − 3 x + x − 4 x − 4 x3 + 2 x 2 − 3x − 4
x3 − 2 x 2 + 5 x + 26 x3 + 4 x 2 + 10 x + 12
c) , ;
x3 − 5 x 2 + 17 x − 13 x3 − x 2 + 2 x + 16
x 2 + y 2 + z 2 + 2 xy + 2 yz + 2 zx x3 + y 3 + z 3 − 3 xyz
d) , .
x 2 − y 2 − z 2 − 2 yz ( x − y ) 2 + ( y − z ) 2 + ( z − x) 2

Bài 9. Cho biểu thức B = 2x3 + 3x2 - 29x + 30 và hai phân thức
x x+2
, 2
2 x + 7 x − 15 x + 3 x − 10
2

a) Chia đa thức B lần lượt cho các mẫu của hai phân thức đã cho.
b) Quy đồng mẫu thức của hai phân thức đã cho.
1 2
Bài 10. Cho hai phân thức: , 2 . Chứng tỏ rằng có thể chọn đa
x − 4x − 5 x − 2x − 3
2

thức
x3 - 7x2 + 7x + 15 làm mẫu thức cung để quy đồng mẫu thức hai phân thức đã
cho. Hãy quy đồng mẫu thức.

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
64
Website:tailieumontoan.com

CHỦ ĐỀ 11: PHÉP CỘNG CÁC PHÂN THỨC ĐAI SỐ.

A/ KIẾN THỨC CẦN NHỚ.


1) Cộng hai phân thức cùng mẫu: Cộng tử với tử và giữ nguyên mẫu
2) Cộng hai phân thức có mẫu thức khác nhau:
- Quy đồng mẫu thức các phân thức.
- Cộng hai phân thức cùng mẫu (sau khi đã quy đồng).
B/ BÀI TẬP ÁP DỤNG:
Bài 1. Cộng các phân thức cùng mẫu thức:
1− 2x 3 + 2 y 2x − 4 x2 − 2 2− x
a) + + ; b) + ;
6 x3 y 6 x3 y 6 x3 y x( x − 1) 2
x( x − 1) 2
3x + 1 x2 − 6x x 2 + 38 x + 4 3 x 2 − 4 x − 2
c) + ; d) + .
x 2 − 3x + 1 x 2 − 3x + 1 2 x 2 + 17 x + 1 2 x 2 + 17 x + 1
Bài 2. Cộng các phân thức khác mẫu thức:
5 7 11 4x + 2 5 y − 3 x +1
a) 2
+ 2
+ ; b) + + ;
6 x y 12 xy 18 xy 15 x 3 y 9 x 2 y 5 xy 3
3 3x − 3 3x − 2 x3 + 2 x 2x 1
c) + + ; d) + 2 + ;
2x 2x −1 2x − 4x2 x +1 x − x +1 x +1
3

y 4x 1 3 x − 14
e) + 2 ; f) + 2 + 2 ;
2 x − xy y − 2 xy
2
x + 2 x − 4 ( x + 4 x + 4)( x − 2)
1 1
g) + ; h)
x + 2 ( x + 2)(4 x + 7)
1 1 1
+ + ;
x + 3 ( x + 3)( x + 2) ( x + 2)(4 x + 7)

Bài 3. Dùng quy tắc đổi dấu để tìm mẫu thức chung rồi thực hiện phép cộng.
4 2 5x − 6 1 − 3x 3x − 2 3x − 2
a) + + ; b) + + ;
x + 2 x − 2 4 − x2 2x 2x −1 2x − 4x2
1 1 x x2 + 2 2 1
c) + + 2 ; d) + 2 + ;
x + 6x + 9 6x − x − 9 x − 9
2 2
x −1 x + x +1 1− x
3

x x 4 xy
e) + + 2 .
x − 2 y x + 2 y 4 y − x2

Bài 4. Cộng các phân thức:

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
65
Website:tailieumontoan.com
1 1 1
a) + + ;
( x − y )( y − z ) ( y − z )( z − x) ( z − x)( x − y )
4 3 3
b) + + ;
( y − x)( z − x) ( y − x)( y − z ) ( y − z )( x − z )
1 1 1
c) + + ;
x( x − y )( x − z ) y ( y − x)( y − z ) z ( z − x)( z − y )
4 3 3
d) + + ;
(a − x)(c − x) (a − x)(a − c) (a − c)( x − c)
1 1 1
e) + + .
a (a − b)(a − c) b(b − a )(b − c) c(c − a )(c − b)

Bài 5. Làm tính cộng các phân thức.


11x + 13 15 x + 17 2x +1 32 x 2 1− 2x
a) + ; b) + + 2 ;
3x − 3 4 − 4x 2x − x 1− 4x
2 2
2x + x
1 1 2x x4
c) + 2 + ; d) + x3 + x 2 + x + 1 ;
x + x + 1 x − x 1 − x3
2
1− x
5 3 x x +1 2x + 3
e) + + 3; f) + ;
2
2 x y 5 xy 2
y 2 x + 6 x( x + 3)

3x + 5 25 − x x4 + 1
g) 2 + ; h) x + 2
+1;
x − 5 x 25 − 5 x 1 − x2
4 x 2 − 3 x + 17 2x −1 6
i) + 2 + ;
x −1
3
x + x +1 1− x
Bài 6. Cho hai biểu thức:
1 1 x −5 3
A= + + , B=
x x + 5 x( x + 5) x+5

Chứng tỏ rằng A = B.
Bài 7. Tính giá trị của biểu thức :
2x 1 1
a) A = + 2 + 2 với x = 10;
1− x 3
x − x x + x +1
x4
b) B = + x3 + x 2 + x + 2 với x = -99
1− x
C/ CÁC BÀI TẬP NÂNG CAO
x2 + 5
Bài 8. Tìm các số a và b sao cho phân thức viết được thành
x3 − 3x − 2
a b
+
x − 2 ( x + 1) 2

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
66
Website:tailieumontoan.com

HD: Dùng một trong hai phương pháp (hệ số bất định hoặc xét giá trị riêng)
để tìm a và b sau khi quy đồng.
Bài 9. Chứng minh các biểu thức sau không phụ thuộc vào x
x− y y−z z−x
a) + + ;
xy yz zx
y z x
b) + + .
( x − y )( y − z ) ( y − z )( z − x) ( z − x)( x − y )

Bài 10. Cộng các phân thức :


1 1 1
+ + .
(b − c)(a + ac − b − bc) (c − a )(b + ab − c − ac) (a − b)(c + bc − a 2 − ab)
2 2 2 2 2

(Đề thi học sinh giỏi lớp 8 toàn quốc 1980)


Bài 11. Rút gọn biểu thức :
1 1 2 4 8
A= + + + + .
1 − x 1 + x 1 + x 1 + x 1 + x8
2 4

x2 − x + 2 A B C
Bài 12. Tìm các số A, B, C để có : = + + .
( x − 1) 3
( x − a ) ( x − 1)
3 2
x −1
a 2 + 3ab 2a 2 − 5ab − 3b 2 a 2 + an + ab + bn
Bài 13. Chứng minh hằng đẳng thức : + = .
a 2 − 9b 2 6ab − a 2 − 9b 2 3bn − a 2 − an + 3ab

CHỦ ĐỀ 12: PHÉP TRỪ CÁC PHÂN THỨC ĐẠI SỐ.

A/ KIẾN THỨC CẦN NHỚ.


1) Phân thức đối:
- Hai phân thức được gọi là đối nhau nếu tổng của chúng bằng 0.
A −A −A A
- Công thức: − = và − = .
B B B B
2) Phép trừ:
A C A
- Quy tắc: Muốn trừ phân thức cho phân thức , ta cộng với
B D B
C
phân thức đối của
D
A C A −C
- Công thức: − = +
B D B D

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
67
Website:tailieumontoan.com

B/ BÀI TẬP ÁP DỤNG:


Bài 1. Làm tính trừ các phân thức:
3x − 2 7 x − 4 3 x + 5 5 − 15 x
a) − ; b) − ;
2 xy 2 xy 4 x3 y 4 x3 y
4 x + 7 3x + 6 9x + 5 5x − 7
c) − ; d) − ;
2x + 2 2x + 2 2( x − 1)( x + 3) 2( x − 1)( x + 3) 2
2

xy x2 5x + y 2 5 y − x2
e) 2 2 − 2 2 ; f) − ;
x −y y −x x2 y xy 2
x x x+9 3
g) − ; h) − 2 ;
5 x + 5 10 x − 10 x − 9 x + 3x
2

3 x−6 x 4 − 3x 2 + 2
i) − 2 ; j) x 2 + 1 − ;
2x + 6 2x + 6x x2 −1
x + 1 1 − x 2 x(1 − x) 3x + 1 1 x+3
k) − − ; l) − + ;
x −3 x +3 9 − x2 ( x − 1) 2
x + 1 1 − x2
5 4 − 3x 2 3x + 2 6 3x − 2
n) − −3; m) − 2 − 2 .
2x2 + 6x x2 − 9 x − 2x +1 x −1 x + 2x +1
2

Bài 2. Theo định nghĩa của phép trừ, khi viết


A C E A −C − E
− − = + + .
B D F B D F
Áp dụng điều này để làm các phép tính sau:
1 1 3x − 6 18 3 x
a) − − ; b) − 2 − 2 .
3x − 2 3x + 2 4 − 9 x 2 ( x − 3)( x − 9) x − 6 x + 9 x − 9
2

Bài 3. Rút gọn các biểu thức :


3x 2 + 5 x + 1 1− x 3 1 x2 + 2
a) − 2 − ; b) + 1 − ;
x −1
3
x + x +1 x −1 x2 − x + 1 x3 + 1
7 x 36
c) − + 2 .
x x + 6 x + 6x
Bài 4. Thực hiện phép tính:
1 2 3
a) + − ;
( x − 1)( x − 2) ( x − 2)( x − 3) ( x − 3)( x − 1)
1 1 1
b) A = + − .
a (a − b)(a − c) b(b − a )(b − c) (a − c)(c − b)

Bài 5. Tính giá trị của các biểu thức:


1 x2 + 2
a) A = 2 +1− 3 với x = 99;
x − x +1 x +1

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
68
Website:tailieumontoan.com
2x +1 1− 2x 2 1
b) B = + − với x = .
4x − 2 4x + 2 1− 4x 2
4
C/ CÁC BÀI TOÁN NÂNG CAO
Bài 6. Rút gọn các biểu thức :
a a a 1
a) A = + + + ;
x( x + a ) ( x + a )( x + 2a ) ( x + 2a )( x + 3a ) x + 3a
1 1 1 1
b) B = + + + ... + ;
2.5 5.8 8.11 (3n + 2)(3n + 5)

HD:
3 3 3 3
b) Thực hiện nhân hai vế với 3 ta được 3.B = + + + ... +
2.5 5.8 8.11 (3n + 2)(3n + 5)
3 1 1
Từ đó ta có = −
(3n + 2)(3n + 5) 3n + 2 3n + 5
3 1 1 3 1 1
Xét từng số hạng cụ thể : = − ; = − ; …..;
2.5 2 5 5.8 5 8
3 1 1
= −
(3n + 2)(3n + 5) 3n + 2 3n + 5
3 3 3 3 1 1 3n + 5 − 2 3(n + 1)
+ + + ... + = − = =
2.5 5.8 8.11 (3n + 2)(3n + 5) 2 3n + 5 2(3n + 5) 2(3n + 5)
3(n + 1) n +1
Hay 3.B = ⇔B=
2(3n + 5) 2(3n + 5)
1 1 1 1
c) C = + + + ... + .
1.2 2.3 3.4 n(n + 1)

HD : Thực hiện như phần trên


Bài 7. Chứng minh các biểu thức sau không phụ thuộc vào các biến x, y, z.
x+z x+ y y+z
− − .
( x − y )( y − z ) ( x − z )( y − z ) ( x − y )( x − z )

Bài 8. Thực hiện phép tính :


1 1 1
a) A = + + ;
(a − b)(a − c) (b − a )(b − c) (c − a )(c − b)
1 1 1
b) B = + + ;
a (a − b)(a − c) b(b − a )(b − c) c(c − a )(c − b)
bc ac ab
c) C = + + ;
(a − b)(a − c) (b − a )(b − c) (c − a )(c − b)

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
69
Website:tailieumontoan.com

a2 b2 c2
d) D = + + ;
(a − b)(a − c) (b − a )(b − c) (c − a )(c − b)

Bài 9. Xác định các số hữu tỷ a, b, c sao cho:


1 ax + b c
a) = + ;
( x + 1)( x − 1) x + 1 x − 1
2 2

1 1 1
Đáp số: Dùng phương pháp đồng nhất ta được a = − , c = ,b= − .
2 2 2
1 a b c
b) =+ + ;
x( x + 1)( x + 2) x x + 1 x + 2
1 1
ĐS : a =; b =
−1; c =
2 2
1 a b c
c) = + + .
( x + 1) ( x + 2) x + 1 ( x + 1)
2 2
x+2

ĐS: a = -1; b = 1; c = 1)
Bài 10. Cho abc = 1 (1)
1 1 1
a+b+c = + + (2)
a b c
Chứng minh trong 3 số a, b, c tồn tại một số bằng 1.
HD
bc + ac + ab
Từ (2) : a + b + c =
abc
Do abc = 1 nên a + b + c = ab + bc + ca (3)
Để chứng minh trong 3 số a, b, c có một số bằng 1 ta chúng minh: (a -
1)(b - 1)(c - 1) = 0
Xét (a - 1)(b - 1)(c - 1) = (ab - a - c + 1)(c - 1) = (abc - ab - ac + a - bc + b + c
- 1)
= (abc - 1) + (a + b + c) - (ab + bc + ca)
Từ (1) và (3) suy ra biểu thức trên bằng 0, tồn tại một trong ba thừa số a
- 1, b - 1, c - 1 bằng 0, do đó tồn tại một trong ba số a, b, c bằng 1.
x 2x − 3y
Bài 11. Cho 3y - x = 6. Tính giá trị của biểu thức : A= + .
y−2 x−6
3 y − 6 2 x − ( x + 6)
HD : A = + = 3 +1 = 4 .
y−2 x−6

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
70
Website:tailieumontoan.com
x2 y 2 z 2 x2 + y 2 + z 2
Bài 12. Tìm x, y, z biết : + + = .
2 3 4 5
HD:
x2 y 2 z 2 x2 + y 2 + z 2  x2 x2   y 2 y 2   z 2 z 2 
Từ + + = suy ra :  −  +  −  +  −  = 0
2 3 4 5  2 5   3 5   4 5
3 2 2 2 1 2
⇒ x + y + z = 0 ⇒ x = y = z = 0.
10 15 20
1 1
Bài 13. Tìm x, y biết: x2 + y 2 + 2
4.
+ 2 =
x y

HD
Ta có
2
 2 1   2 1     1  1
2
 1 1 
 x + 2  +  y + 2  =⇒
4  x 2 + 2 − 2  +  y 2 + 2 − 2  =⇒
0 x−  + y−  =0
 x   y   x   y   x  y

 1
 x = x  x = 1
2

⇒ ⇒ 2 => Có bốn đáp số như sau:


y = 1  y = 1
 y

x 1 1 -1 -1
y 1 -1 1 -1
1 1 1 1 1 1
Bài 14. Cho biết : + + =2 (1), 2 + 2 + 2 =
2 (2). Chứng minh rằng a + b + c
a b c a b c
= abc.
HD
1 1 1  1 1 1 
Từ (1) suy ra : + 2 + 2 + 2 + +  = 4
 ab ac bc 
2
a b c
1 1 1 a+b+c
Do (2) nên : + + =1 ⇒ =1 ⇒ a + b + c = abc
ab ac bc abc
x y z a b c a 2 b2 c2
Bài 15. Cho + + =0 (1) , + + =2 (2). Tính giá trị biểu thức: 2 + 2 + 2 .
a b c x y z x y z

HD
Từ (1) suy ra : bcx + acy + abz = 0 (3)
a 2 b2 c2  ab ac bc 
Từ (2) suy ra : 2
+ 2 + 2 + 2 + +  = 4
x y z  xy xz yz 

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
71
Website:tailieumontoan.com

a 2 b2 c2 abz + acy + bcx


Do đó : 2
+ 2 + 2 =4 − 2 =4
x y z xyz
1 1 1 3
Bài 16. Cho (a + b + c)2 = a2 + b2 + c2 và a, b, c khác 0. CMR: 3
+ 3+ 3= .
a b c abc
HD
Từ giả thiết suy ra : ab + bc + ca = 0.
ab + bc + ca 1 1 1
Do đó : =0 ⇒ + + =0
abc a b c
Sau đó chứng minh rằng nếu x + y + z = 0 thì x3 + y3 + z3 = 3xyz.
a b c b c a
Bài 17. Cho + + = + + . Chứng minh rằng trong ba số a, b, c tồn tại hai
b c a a b c
số bằng nhau.
HD
Từ giả thiết suy ra : a2c + ab2 + bc2 = b2c + ac2 +a2b
⇒ a 2 (c − b) − a (c 2 − b 2 ) + bc(c − b) =
0

⇒ (c − b)(a 2 − ac − ab + bc) =0 ⇒ (c − b)(a − b)(a − c) =0

Tóm lại một trong các thừa số c- b, a - b, a - c bằng 0. Do đó trong ba số


a, b, c tồn tại hai số bằng nhau.
Bài 18. Tìm các giá trị nguyên của x để phân thức sau có giá trị nguyên :
2 x3 − 6 x 2 + x − 8 5
a) A = ; ĐS : A= 2 x 2 + 1 − ⇒ x ∈ {−2; 2; 4;8}
x −3 x −3
x 4 − 2 x3 − 3x 2 + 8 x − 1 3
b) B = ; ĐS : B = x 2 − 4 + ⇒ x ∈ {0; 2}
x2 − 2x + 1 ( x − 1) 2
x 4 + 3x3 + 2 x 2 + 6 x − 2 2
c) C = . ĐS : C = x 2 + 3x − ⇒ x ∈ {0}
x2 + 2 x +2
2

1 1 2 4 8
Bài 19. Rút gọn biểu thức : A = + + + +
1 − x 1 + x 1 + x 1 + x 1 + x8
2 4

HD
Rút gọn bằng cách quy đồng từng đôi một :
1 1 2 4 8 2 2 4 8 4 4 8
A= + + + + = + + + = + +
1 − x 1 + x 1 + x 1 + x 1 + x 1 − x 1 + x 1 + x 1 + x 1 − x 1 + x 1 + x8
2 4 8 2 2 4 8 4 4

8 8 16
= + =
1 − x 1 + x 1 − x16
8 8

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
72
Website:tailieumontoan.com

Chú ý: Khi trình bày phải viết thêm điều kiện để biểu thức có nghĩa.
Bài 20. Rút gọn biểu thức :
3 5 2n + 1
B= + + ... +
[ n(n + 1)]
2 2 2
(1.2) (2.3)

HD
Ta tách từng phân thức thành hiệu của phân thức rồi dùng phương
2k + 1 (k + 1) 2 − k 2 1 1
pháp khử liên tiếp, ta được : = = 2−
k (k + 1)
2 2
k (k + 1)
2 2
k (k + 1) 2
1 1 1 1 1 1 1 n(n + 2)
Do đó B = − 2 + 2 − 2 + ... + 2 − =
1− =2
2
1 2 2 3 n (n + 1) 2
(n + 1) 2
(n + 1)

CHỦ ĐỀ 14: BÀI TẬP CÁC PHÉP TOÁN VỀ PHÂN


THỨC

Bài 1. Thực hiện phép tính:


x − 5 1− x x − y 2y x2 − x 1 − 4x
a) + b) + c) +
5 5 8 8 xy xy

5 xy 2 − x 2 y 4 xy 2 + x 2 y x +1 x −1 x + 3 5 xy − 4 y 3 xy + 4 y
d) + e) + + f) +
3 xy 3 xy a−b a−b a−b 2x y 2 3
2 x2 y3

2 x 2 − xy xy + y 2 2 y 2 − x 2
g) + +
x−y y−x x−y

Bài 2. Thực hiện phép tính:


2x + 4 2 − x 3x 2 x − 1 2 − x x +1 x2 + 3
a) + b) + + c) +
10 15 10 15 20 2x − 2 2 − 2x2

1 − 2x 2x 1 x 2x − y x2 6 1
d) + + e) 2
+
2
f) + +
2x 2x − 1 2x − 4x 2 xy − y xy − x x2 − 4x 6 − 3x x + 2

2 x 2 − 10 xy 5y − x x + 2 y 2 1 −3 x x 2 + y2
g) + + h) + + i) x + y +
2 xy y x x + y x − y x 2 − y2 x+y

Bài 3. Thực hiện phép tính:

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
73
Website:tailieumontoan.com
2x y 4 1 3 xy x−y
a) + + 2 b) +
3 3
+
x + 2 xy xy − 2 y x − 4 y2 x−y y −x x + xy + y 2
2
2 2

2x + y 16 x 2x − y 1 1 2 4 8 16
c) + + d) + + + + +
2 x 2 − xy y2 − 4 x 2 2 x 2 + xy 1 − x 1 + x 1 + x 2 1 + x 4 1 + x 8 1 + x16

Bài 4. Thực hiện phép tính:


1 − 3x x + 3 2( x + y )( x − y ) −2 y 2 3x + 1 2 x − 3
a) − b) − c) −
2 2 x x x+y x+y

xy x2 − 1 4x −1 7x −1
d) − e) −
2x − y y − 2x 3x 2 y 3x 2 y

Bài 5. Thực hiện phép tính:


4 x + 1 3x + 2 x +3 x 9 x +3 1
a) − b) − + c) −
2 3 x x − 3 x 2 − 3x x2 − 1 x2 + x
1 4 −10 x + 8 3 2x − 1 2 3x x
d) − − e) + − f) −
3x − 2 3x + 2 9 x 2 − 4 2x2 + 2x x2 − 1 x 5 x + 5y 10 x − 10 y

4a2 − 3a + 5 1 − 2a 6 5x 2 − y2 3x − 2 y x + 9y 3y
g) − − h) − i) 2 2

2
3
a −1 a + a +1 a −1
2 xy y x − 9y x + 3 xy

3x + 2 6 3x − 2 3 x−6 x4 + 1
k) − 2 − 2 l) − m) x2 + 1 −
x − 2x + 1 x − 1 x + 2x + 1 2x + 6 2x2 + 6x x2 + 1
2

5 10 15
n) − −
a + 1 a − (a + 1) a + 1
2 3

Bài 6. Thực hiện phép tính:


1 6x 2x2 15 x 2 y 2
a) . b) .3 xy 2 c) 3 . 2
x y y 7y x

2x2 y 5 x + 10 4 − 2 x x 2 − 36 3
d) . e) . f) .
x − y 5x 3 4x − 8 x + 2 2 x + 10 6 − x

x 2 − 9y2 3 xy 3 x 2 − 3y 2 15 x 2 y 2 a3 − 2 b3 6a + 6b
g) . h) . i) .
x 2 y2 2 x − 6y 5 xy 2y − 2 x 3a + 3b a2 − 2ab + b2

Bài 7. Thực hiện phép tính:


2x 5  18 x 2 y 5  25 x 3 y 5
a) : 2 2
b) 16 x y :  −  c) :15 xy 2
3 6x2  5  3

x 2 − y2 x + y a2 + ab a+b x + y x 2 + xy
d) : e) : f) :
6x2y 3 xy b − a 2a2 − 2b2 y − x 3 x 2 − 3y 2

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
74
Website:tailieumontoan.com
1 − 4x2 2 − 4x 5 x − 15 x 2 −9 6 x + 48 x 2 − 64
g) : h) : 2 i) :
x 2 + 4 x 3x 4x + 4 x + 2x + 1 7x − 7 x 2 − 2x + 1
4 x − 24 x 2 − 36 3 x + 21 x 2 − 49 3 − 3x 6 x 2 − 6
k) : l) : m) :
5x + 5 x 2 + 2 x + 1 5x + 5 x 2 + 2 x + 1 (1 + x) 2 x +1

Bài 8. Thực hiện phép tính:


2− x 1 2 x  6 x 2 + 10 x
a)  2 
b) 
1 3x
−  :  + x − 2 + :
x +x x +1   x   1 − 3x 3x + 1  1 − 6 x + 9 x
2

1   x−3 x +1  x + 2 x + 3 
c) 
9 x 
+ : 2 −  d) : : 
 x − 9 x x + 3   x + 3x 3x + 9 
3
x + 2  x + 3 x +1 

Bài 9. Rút gọn các biểu thức sau:


1 1 x x −1
+ −
x y x
a) b) x + 1 x c) 1 −
1 1 x x +1 x
− − 1−
x y x −1 x x +1

2 x y a−x x
1− + +
y x
d) x +1 e) f) a a−x
x2 − 2 x−y x+y a+ x x
1− + −
x2 − 1 x+y x−y a a+ x

Bài 10. Tìm các giá trị nguyên của biến số x để biểu thức đã cho cũng có giá
trị nguyên:
x3 − x2 + 2 x3 − 2 x2 + 4 2 x3 + x2 + 2 x + 2
a) b) c)
x −1 x −2 2x + 1
3 x 3 − 7 x 2 + 11x − 1 x 4 − 16
d) e)
3x − 1 x 4 − 4 x 3 + 8 x 2 − 16 x + 16
Bài 11. * Phân tích các phân thức sau thành tổng các phân thức mà mẫu thức
là các nhị thức bậc nhất:
2x − 1 x2 + 2x + 6 3 x 2 + 3 x + 12
a) b) c)
x 2 − 5x + 6 ( x − 1)( x − 2)( x − 4) ( x − 1)( x + 2) x

Bài 12. * Tìm các số A, B, C để có:


x2 − x + 2 A B C
a) = + +
( x − 1)3 3
( x − 1) 2
( x − 1) x −1

x2 + 2x − 1 A Bx + C
b) = +
( x − 1)( x + 1) x − 1 x 2 + 1
2

Bài 13. * Tính các tổng:


Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
75
Website:tailieumontoan.com
a b c
a) A = + +
(a − b)(a − c) (b − a)(b − c) (c − a)(c − b)

a2 b2 c2
b) B = + +
(a − b)(a − c) (b − a)(b − c) (c − a)(c − b)

Bài 14. * Tính các tổng:


1 1 1 1 1 1 1
a) A = + + + ... + HD: = −
1.2 2.3 3.4 n(n + 1) k (k + 1) k k + 1
1 1 1 1
b) =
B + + + ... + HD:
1.2.3 2.3.4 3.4.5 n(n + 1)(n + 2)
1 11 1  1
= + −
k (k + 1)(k + 2) 2  k k + 2  k + 1

Bài 15. * Chứng minh rằng với mọi m ∈ N , ta có:


4 1 1
a) = +
4m + 2 m + 1 (m + 1)(2m + 1)
4 1 1 1
b) = + +
4m + 3 m + 2 (m + 1)(m + 2) (m + 1)(4m + 3)
4 1 1 1
c) = + +
8m + 5 2(m + 1) 2(m + 1)(3m + 2) 2(3m + 2)(8m + 5)
4 1 1 1
d) = + +
3m + 2 m + 1 3m + 2 (m + 1)(3m + 2)

CHỦ ĐỀ 15. BÀI TẬP ÔN CHƯƠNG II

Bài 1. Thực hiện phép tính:


8 2 1 x+y x−y 2y2
a) + + b) − +
( x 2 + 3)( x 2 − 1) x2 + 3 x +1 2( x − y ) 2( x + y ) x 2 − y 2

x −1 x +1 3 xy ( x − a)( y − a) ( x − b)( y − b)
c) − + d) + −
x3 x3 − x2 x3 − 2 x2 + x ab a(a − b) b(a − b)

x3 x2 1 1 x 3 + x 2 − 2 x − 20 5 3
e) − − + f) − +
x −1 x +1 x −1 x +1 2
x −4 x +2 x −2

x−y x + y   x 2 + y2  xy
g)  +  . + 1 . h)
 x + y x − y   2 xy  x 2 + y2
1 1 1
+ +
(a − b)(b − c) (b − c)(c − a) (c − a)(a − b)
Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
76
Website:tailieumontoan.com

 a2 − (b + c)2  (a + b − c)  x 2 − y2 1  x 2 y2  x − y
i) k)  −  −  :
(a + b + c)(a2 + c2 − 2ac − b2 )  xy x+y y x   x

Bài 2. Rút gọn các phân thức:


25 x 2 − 20 x + 4 5 x 2 + 10 xy + 5y 2 x2 − 1
a) b) c)
25 x 2 − 4 3 x 3 + 3y 3 x3 − x2 − x + 1

x3 + x2 − 4 x − 4 4 x 4 − 20 x 3 + 13 x 2 + 30 x + 9
d) e)
x 4 − 16 (4 x 2 − 1)2

Bài 3. Rút gọn rồi tính giá trị các biểu thức:
a2 + b2 − c2 + 2ab
a) với a =
4, b =
−5, c =
6
a2 − b2 + c2 + 2ac
16 x 2 − 40 xy x 10
b) 2
với =
8 x − 24 xy y 3

x 2 + xy + y 2 x 2 − xy + y 2

x+y x−y
c) với=
x 9,=
y 10
x2
x−y−
x+y

Bài 4. Biểu diễn các phân thức sau dưới dạng tổng của một đa thức và một
phân thức với bậc của tử thức nhỏ hơn bậc chủa mẫu thức:
x2 + 3 x2 − 1 x 4 − x3 + 4 x2 − x + 5 x5 − 2x4 − x − 3
a) b) c) d)
x2 − 1 x2 + 1 x2 + 1 x +1

Bài 5. Tìm các giá trị nguyên của x để biểu thức sau cũng có giá trị nguyên:
1 −1 x3 − x2 + 2 x3 − 2 x2 + 4
a) b) c) d)
x+2 2x + 3 x −1 x −2
3x 2 + 3x
Bài 6. Cho biểu thức: P = .
( x + 1)(2 x − 6)

a) Tìm điều kiện xác định của P.


b) Tìm giá trị của x để P = 1 .
x+2 5 1
Bài 7. Cho biểu thức: P = − +
x +3 2
x + x −6 2− x

a) Tìm điều kiện xác định của P.


b) Rút gọn biểu thức P.

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
77
Website:tailieumontoan.com
−3
c) Tìm x để P = .
4
d) Tìm các giá trị nguyên của x để biểu thức P cũng có giá trị nguyên.
e) Tính giá trị của biểu thức P khi x 2 – 9 = 0 .
(a + 3)2  6a − 18 
Bài 8. Cho biểu thức:
= P ⋅ 1 − .
2a2 + 6a  a2 − 9 
a) Tìm điều kiện xác định của P.
b) Rút gọn biểu thức P.
c) Với giá trị nào của a thì P = 0; P = 1.
x x2 + 1
Bài 9. Cho biểu thức:
= P + .
2x − 2 2 − 2x2

a) Tìm điều kiện xác định của P.


b) Rút gọn biểu thức P.
1
c) Tìm giá trị của x để P = − .
2
x 2 + 2 x x − 5 50 − 5 x
Bài 10. Cho biểu thức: P= + + .
2 x + 10 x 2 x ( x + 5)

a) Tìm điều kiện xác định của P.


b) Tìm giá trị của x để P = 1; P = –3.
2 3 6x + 5
Bài 11. Cho biểu thức: P = + − .
2 x + 3 2 x + 1 (2 x + 3)(2 x − 3)

a) Tìm điều kiện xác định của P.


b) Rút gọn biểu thức P.
c) Tìm giá trị của x để P = –1.
1 2 2 x + 10
Bài 12. Cho biểu thức: P = + − .
x + 5 x − 5 ( x + 5)( x − 5)

a) Tìm điều kiện xác định của P.


b) Rút gọn biểu thức P.
c) Cho P = –3. Tính giá trị của biểu thức
= Q 9 x 2 – 42 x + 49 .
3 1 18
Bài 13. Cho biểu thức: P = + − .
x + 3 x − 3 9 − x2

a) Tìm điều kiện xác định của P.


Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
78
Website:tailieumontoan.com

b) Rút gọn biểu thức P.


c) Tìm giá trị của x để P = 4.
x2 2 x − 10 50 + 5 x
Bài 14. Cho biểu thức: P = + + .
5 x + 25 x x 2 + 5x
a) Tìm điều kiện xác định của P.
b) Rút gọn biểu thức P.
c) Tìm giá trị của x để P = –4.
3 x 2 + 6 x + 12
Bài 15. Cho biểu thức: P =
x3 − 8
a) Tìm điều kiện xác định của P.
b) Rút gọn biểu thức P.
4001
c) Tính giá trị của P với x = .
2000
 1 x x2 + x +1  2x + 1
Bài 16. Cho biểu thức:
= P 

− . : 2
 x + 2x +1
.
 x − 1 1 − x 3 x + 1 

a) Tìm điều kiện xác định của P.


b) Rút gọn biểu thức P.
1
c) Tính giá trị của P khi x = .
2
x 2 + 2 x x − 5 50 − 5 x
Bài 17. Cho biểu thức: P= + + .
2 x + 10 x 2 x ( x + 5)

a) Tìm điều kiện xác định của P.


b) Rút gọn biểu thức P.
1
c) Tìm giá trị của x để P = 0; P = .
4
d) Tìm giá trị của x để P > 0; P < 0.
 x +1 3 x + 3  4x2 − 4
Bài 18. Cho biểu thức: P =  + − . 5 .
 2x − 2 x2 − 1 2x + 2 
a) Tìm điều kiện xác định của P.
b) CMR: khi giá trị của biểu thức được xác định thì nó không phụ
thuộc vào giá trị của biến x?

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
79
Website:tailieumontoan.com

 5x + 2 5 x − 2  x 2 − 100
Bài 19. Cho biểu thức:
= P  + . .
 x 2 − 10 x 2 + 10  x 2 + 4
a) Tìm điều kiện xác định của P.
b) Rút gọn biểu thức P.
c) Tính giá trị của P khi x = 20040.
x 2 − 10 x + 25
Bài 20. Cho biểu thức: P = .
x 2 − 5x
a) Tìm điều kiện xác định của P.
5
b) Tìm giá trị của x để P = 0; P = .
2
c) Tìm giá trị nguyên của x để P cũng có giá trị nguyên.

CHỦ ĐỀ 16: MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH.


PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN

A/ CHUẨN KIẾN THỨC


1/ Phương trình một ẩn
* Phương trình ẩn x có dạng A( x ) = B( x ) (1), trong đó A(x), B(x) là các
biểu thức của cùng biến x.
Ví dụ 1. 3 ( x − 1) + 5 =2 x là phương trình ẩn x
t +5t = 2t là phương trình ẩn t
x 2 − 1= 2 x + 2 là phương trình ẩn x
* Nếu với x = x0 ta có A( x0 ) = B( x0 ) thì x = x0 là nghiệm của đa thức
A( x ) = B( x ) (ta còn nói x0 thỏa mãn hay nghiệm đúng phương trình đã cho).

* Một phương trình có thể có một, hai, ba,… nghiệm hoặc không có
nghiệm nào, hoặc có vô số nghiệm.
* Phương trình không có nghiệm gọi là phương trình vô nghiệm.
2/ Giải phương trình
* Giải phương trình là tìm tập nghiệm của phương trình đó

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
80
Website:tailieumontoan.com

* Tập hợp các nghiệm của phương trình được gọi là tập nghiệm của
phương trình đó, ký hiệu là S.
Ví dụ 2. Phương trình x = 2 có tập nghiệm S = {2}
Phương trình x 2 = −3 có tập nghiệm S = ∅
Phương trình x 2 + 1 = 1 + x 2 có tập nghiệm S = ℜ
3/ Phương trình tương đương
* Hai phương trình tương đương là hai phương trình có cùng tập
nghiệm.
* Dùng kí hiệu " ⇔ " để chỉ hai phương trình tương đương
Ví dụ 3. x − 2 = 0 ⇔ x = 2
3 x + 2 = 4 x − 1 ⇔ x − 3= 0
4/ Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn
* Phương trình bậc nhất một ẩn là phương trình có dạng ax + b = 0,
trong đó a, b là hai hằng số và a ≠ 0.
Ví dụ 4. 2x + 1 = 0 là phương trình bậc nhất một ẩn có: a = 2; b = 1
5/ Hai quy tắc biến đổi phương trình
* Quy tắc chuyển vế: Trong một phương trình ta có thể chuyển một
hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.
* Quy tắc nhận một số: Trong một phương trình ta có thể nhân (hoặc
chia) hai vế với cùng một số khác 0.
6/ Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn
Dùng quy tắc chuyển vế hay quy tắc nhân với một số.
Tổng quát phương trình ax + b= 0(a ≠ 0) được giải như sau:
−b
ax + b =0 (a ≠ 0) ⇔ ax =−b ⇔ x =
a
 −b 
Vậy: S =  
a 
b 0 (a ≠ 0) luôn có một nghiệm duy nhất
Nhận xét: Phương trình ax +=
−b
x=
a
Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
81
Website:tailieumontoan.com

Ví dụ 5. Giải phương trình 3 x − 1 =0


1
Ta có 3 x − 1 =0 ⇔ 3 x =1 ⇔ x =
3
1 
Vậy S =  
3
B/ CÁC DẠNG TOÁN.
DẠNG 1: Giải phương trình bậc nhất.
b 0 (a ≠ 0) được giải như sau:
ax +=
−b
ax + b =0 (a ≠ 0) ⇔ ax =−b ⇔ x =
a
 −b 
Vậy: S =  
a 
Bài 1. Giải các phương trình sau
a) 12 – 6x = 0 ĐS: S = {2} b) 2x + x + 120 = 0 ĐS: S = {−40}
c) x – 5 = 3 – x ĐS: S = {4} d) 7 – 3x = 9 – x ĐS: S = {−1}
−5 2
e) x + 1= x − 10 ĐS: S = {9} f) 2(x + 1) = 3 + 2x ĐS: S = {∅}
9 3
DẠNG 2: Tìm m để phương trình đã cho có nghiệm xo
Đưa phương trình về dạng: ax + b = 0 (1)
Thay nghiệm x = xo vào (1) ta được phương trình ẩn m => m =
Bài 2. Tìm m sao cho phương trình
−14
a) 2x – 3m = x + 9 nhận x= -5 là nghiệm ĐS: m =
3
b) 4 x + m 2 =
22 nhận x = 5 là nghiệm ĐS: m = ± 2
Bài 10. Tìm giá trị k sao cho phương trình có nghiệm x0 được chỉ ra:
a) 2 x + k =x –1 ; x0 = −2

40 ; x0 = 2
b) (2 x + 1)(9 x + 2k ) – 5( x + 2) =
c) 2(2 x + 1) + 18 = 3( x + 2)(2 x + k ) ; x0 = 1
80 ; x0 = 2
d) 5(k + 3x )( x + 1) – 4(1 + 2 x ) =

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
82
Website:tailieumontoan.com

DẠNG 3 : Chứng minh hai phương trình tương đương.


Để chứng minh hai phương trình tương đương, ta có thể sử dụng một trong
các cách sau:
• Chứng minh hai phương trình có cùng tập nghiệm.
• Sử dụng các phép biến đổi tương đương để biến đổi phương trình này thành
phương trình kia.
• Hai qui tắc biến đổi phương trình:
– Qui tắc chuyển vế: Trong một phương trình, ta có thể chuyển một hạng
tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.
– Qui tắc nhân: Trong một phương trình, ta có thể nhân cả hai vế với cùng
một số khác 0.
Bài 3. Chứng minh hai phương trình sau là tương đương
x
x = - 3 và +1=0
3
Bài 4. Xét xem hai phương trình sau có tương đương không?
a) x 2 − 2 x = x 3 + 3 x − 1 và x = -1
b) ( x − 3)( x 2 + 1) = 2 x − 5 và x = 2
Bài 1. Xét xem các phương trình sau có tương đương hay không?
a) 3x = 3 và x − 1 =0 b) x + 3 =0 và 3 x + 9 =0
c) x − 2 =0 và ( x − 2)( x + 3) =
0 d) 2 x − 6 =0 và x ( x − 3) =
0

Bài 2. Xét xem các phương trình sau có tương đương hay không?
a) x 2 + 2 =0 và x ( x 2 + 2) =
0 b) x + 1 =x và x 2 + 1 =0
x 1 1
c) x + 2 =0 và =0 d) x 2 + = x + và x 2 + x =0
x+2 x x

e) x − 1 =2 và ( x + 1)( x − 3) =
0 f) x + 5 =0 và ( x + 5)( x 2 + 1) =
0

DẠNG 4: Chứng minh một số là nghiệm của phương trình.


Phương pháp: Dùng mệnh đề sau:
x0 là nghiệm của phương trình A( x ) = B( x ) ⇔ A( x0 ) = B( x0 )
x0 không là nghiệm của phương trình A( x ) = B( x ) ⇔ A( x0 ) ≠ B( x0 )

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
83
Website:tailieumontoan.com

Bài 11. Xét xem x0 có là nghiệm của phương trình hay không?
3
a) 3(2 − x ) + 1 = 4 − 2 x ; x0 = −2 b) 5x − 2 = 3x + 1 ; x0 =
2
c) 3x − 5 = 5x − 1 ; x0 = −2 d) 2( x + 4) =3 − x ; x0 = −2

e) 7 − 3 x =x − 5 ; x0 = 4 f) 2( x − 1) + 3x =
8 ; x0 = 2

7;
g) 5x − ( x − 1) = x0 = −1 h) 3x − 2 = 2 x + 1 ; x0 = 3

Bài 12. Xét xem x0 có là nghiệm của phương trình hay không?

a) x 2 − 3x + 7 =1 + 2 x ; x0 = 2 b) x 2 − 3x − 10 =
0 ; x0 = −2

c) x 2 − 3x + 4= 2( x − 1) ; x0 = 2 d) ( x + 1)( x − 2)( x − 5) =
0 ; x0 = −1

e) 2 x 2 + 3x + 1 =0 ; x0 = −1 f) 4 x 2 − 3x = 2 x − 1 ; x0 = 5
DẠNG 5: Số nghiệm của một phương trình.
Nếu phương trình sau biến đổi tương đương:
+ Có dạng 0.x = 0 => PT có vô số nghiệm.
+ Có dạng [f(x)]2 = k < 0 hoặc |f(x)| = k < 0 => PT vô nghiệm.
f (x) = k
+ Có dạng [f(x)]2 = k > 0 => Phương trình  => Nghiệm của phương
f (x) = − k

trình.
f (x) = k
+ Có dạng |f(x)| = k > 0 => Phương trình  => Nghiệm của phương
f (x) = −k
trình.
b
+ Có dạng a.x = b (a ≠ 0) => Phương trình có nghiệm duy nhất x =
a
Bài 1. Chứng tỏ các phương trình sau vô nghiệm:
a) 2 x + 5= 4( x − 1) − 2( x − 3) b) 2 x − 3= 2( x − 3)
c) x − 2 =−1 d) x 2 − 4 x + 6 =0

Bài 2. Chứng tỏ rằng các phương trình sau có vô số nghiệm:


a) 4( x − 2) − 3x = x − 8 b) 4( x − 3) + 16 = 4(1 + 4 x )
c) 2( x − 1) = 2 x − 2 d) x = x
e) ( x + 2)2 = x 2 + 4 x + 4 f) (3 − x )2 = x 2 − 6 x = 9

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
84
Website:tailieumontoan.com

Bài 3. Chứng tỏ rằng các phương trình sau có nhiều hơn một nghiệm:
a) x 2 − 4 =0 b) ( x − 1)( x − 2) =
0

c) ( x − 1)(2 − x )( x + 3) =
0 d) x 2 − 3x =
0

e) x − 1 =3 f) 2 x − 1 =
1

DẠNG 6: Tìm m để phương trình f(x) = 0 có nghiệm, vô nghiệm, hoặc vô số


nghiệm.
Biến đổi tương đương đưa phương trình về dạng: a.x = b
+ Nếu a = 0 và b = 0 thì pt vô số nghiệm.
+ Nếu a = 0 và b ≠ 0 thì pt vô nghiệm.
b
+ Nếu a ≠ 0 => Phương trình có nghiệm duy nhất x =
a
Bài 1: Tìm m để phương trình sau: (m – 1)x = m2 – 1
a) vô nghiệm
b) Vô số nghiệm.
c) có nghiệm duy nhất.
Bài 1: Tìm m để phương trình sau: 2(x – 1) – mx = 3
a) vô nghiệm
c) có nghiệm duy nhất.

CHỦ ĐỀ 17:
PHƯƠNG TRÌNH ĐƯA ĐƯỢC VỀ DẠNG ax + b = 0

A/ KIẾN THỨC CẦN NHỚ.


1/ Các phương trình mà hai vế của chúng là hai biểu thức hữu tỉ của ẩn,
không chứa ẩn ở mẫu thì có thể bằng phép biến đổi tương đương chúng ta sẽ
đưa được về dạng phương trình bậc nhất một ẩn.
2/ Cách thu gọn phương trình về dạng ax = b
* Quy đồng mẫu thức hai vế (nếu có dạng phân thức
* Nhân hai vế cho mẫu thức để khử mẫu thức

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
85
Website:tailieumontoan.com

* Chuyển hạng tử chứa ẩn sang một vế, các hằng số sang vế kia
* Thu gọn và giải pt.
B/ CÁC DẠNG BÀI TẬP VẬN DỤNG.
DẠNG 1: Phương trình chứa dấu ngoặc, tổng của các hạng tử có chứa biến
bậc nhất.
- Thực hiện bỏ dấu ngoặc.
- Thực hiện phép tính ở hai vế và chuyển vế đưa phương trình về dạng ax = c.
Bài 1. Giải các phương trình sau:
a) 4 x –10 = 0 b) 7 – 3x= 9 − x c) 2 x – (3 – 5=
x ) 4( x + 3)

d) 5 − (6 − x ) = 4(3 − 2 x ) e) 4( x + 3) =−7 x + 17 f) 5( x − 3) − 4= 2( x − 1) + 7
g) 5( x − 3) − 4= 2( x − 1) + 7 h) 4(3x − 2) − 3( x − 4) = 7 x + 20
ĐS:
5 13 5
a) x = b) x = −1 c) x = 5 d) x = e) x =
2 9 11

f) x = 8 g) x = 8 h) x = 8
DẠNG2: Phương trình có chứa tích của các đa thức bậc nhất (mx + n)
- Thực hiện nhân các đa thức, khai triển hằng đẳng thức.
- Thực hiện phép tính ở hai vế và chuyển vế sao cho triệt tiêu được các biến lũy
thừa bậc 2 trở lên.
- Đưa phương trình về dạng ax = c rồi tìm x
Bài 2. Giải các phương trình sau:
a) (3x − 1)( x + 3) = (2 − x )(5 − 3x ) b) ( x + 5)(2 x − 1) = (2 x − 3)( x + 1)
c) ( x + 1)( x + 9) = ( x + 3)( x + 5) d) (3x + 5)(2 x + 1) = (6 x − 2)( x − 3)
e) ( x + 2)2 + 2( x − 4) = ( x − 4)( x − 2) f) ( x + 1)(2 x − 3) − 3( x − 2) = 2( x − 1)2
ĐS:
13 1 1
a) x = b) x = c) x = 3 d) x = e) x = 1
19 5 33
f) vô nghiệm
Bài 3. Giải các phương trình sau:
Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
86
Website:tailieumontoan.com

a) (3x + 2)2 − (3x − 2)2 =5x + 38 b) 3( x − 2)2 + 9( x − 1)= 3( x 2 + x − 3)


c) ( x + 3)2 − ( x − 3)2 = 6 x + 18 d) ( x –1)3 =
– x ( x + 1)2 5 x (2 – x ) –11( x + 2)

e) ( x + 1)( x 2 − x + 1) − 2 x= x( x − 1)( x + 1) f) ( x – 2)3 + (3x –1)(3x + 1) = ( x + 1)3


ĐS:
a) x = 2 b) x = 2 c) x = 3 d) x = −7 e) x = 1
10
f) x =
9
DẠNG 3: Phương trình chứa mẫu là các hằng số:
* Phương pháp 1:
- Thực hiện quy đồng mẫu ở hai vế rồi khử mẫu, đưa phương trình về dạng 1.
- Thực hiện cách giải như dạng 1 hoặc dạng 2.
* Phương pháp 2:
- Thêm vào (bớt đi) ở hai vế của phương trình (hoặc ở mỗi hạng tử) cùng một
số
Bài 4. Giải các phương trình sau:
x 5 x 15 x x 8x − 3 3x − 2 2 x − 1 x + 3
a) − − = −5 b) − = +
3 6 12 4 4 2 2 4
x − 1 x + 1 2 x − 13 3(3 − x ) 2(5 − x ) 1 − x
c) − − 0
= d) + = −2
2 15 6 8 3 2
3(5 x − 2) 7x x + 5 3 − 2x 7+ x
e) − 2= − 5( x − 7) f) + x−
=
4 3 2 4 6
x − 3 x +1 x + 7 3 x − 0,4 1,5 − 2 x x + 0,5
g) + = −1 h) + =
11 3 9 2 3 5
ĐS:
30
a) x = b) x = 0 c) x = −16 d) x = 11 e) x = 6
7
53
f) x =
10
28 6
g) x = − h) x = −
31 19
Bài 5. Giải các phương trình sau:
2x − 1 x − 2 x + 7 x + 3 x −1 x + 5
a) − = b) − = +1
5 3 15 2 3 6

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
87
Website:tailieumontoan.com
2( x + 5) x + 12 5( x − 2) x x − 4 3x − 2 2x − 5 7x + 2
c) + − = + 11 d) + −
= x −
3 2 6 3 5 10 3 6
2( x − 3) x − 5 13 x + 4 3x − 1  1  4x − 9
e) + = f) −x −  =
7 3 21 2  4 8

ĐS:
a) x tuỳ ý b) x tuỳ ý c) x tuỳ ý d) vô nghiệm
e) vô nghiệm f) vô nghiệm
Bài 6. Giải các phương trình sau:
( x − 2)( x + 10) ( x + 4)( x + 10) ( x − 2)( x + 4) ( x + 2)2 ( x − 2)2
a) − = b) − 2(2 x + 1) = 25 +
3 12 4 8 8
(2 x − 3)(2 x + 3) ( x − 4)2 ( x − 2)2 7 x 2 − 14 x − 5 (2 x + 1)2 ( x − 1)2
c) = + d) = −
8 6 3 15 5 3
(7 x + 1)( x − 2) 2 ( x − 2)2 ( x − 1)( x − 3)
e) =
+ +
10 5 5 2
ĐS:
123 1 19
a) x = 8 b) x = −9 c) x = d) x = e) x =
64 12 15
Bài 7. Giải các phương trình sau: (Biến đổi đặc biệt)
x +1 x + 3 x + 5 x + 7
a) + = + (HD: Cộng thêm 1 vào các hạng
35 33 31 29
tử)
x − 10 x − 8 x − 6 x − 4 x − 2
b) + + + + = (HD: Trừ đi 1 vào các hạng tử)
1994 1996 1998 2000 2002
x − 2002 x − 2000 x − 1998 x − 1996 x − 1994
= + + + +
2 4 6 8 10
x − 1991 x − 1993 x − 1995 x − 1997 x − 1999
c) + + + + =
9 7 5 3 1
x − 9 x − 7 x − 5 x − 3 x −1
= + + + + (HD: Trừ đi 1 vào các hạng tử)
1991 1993 1995 1997 1999
x − 85 x − 74 x − 67 x − 64
d) + + + 10
= (Chú ý: 10 = 1 + 2 + 3 + 4 )
15 13 11 9
x − 1 2 x − 13 3 x − 15 4 x − 27
e) − = − (HD: Thêm hoặc bớt 1 vào các
13 15 27 29
hạng tử)
ĐS:
Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
88
Website:tailieumontoan.com

a) x = −36 b) x = 2004 c) x = 2000 d) x = 100 e) x = 14


.
Bài 8. Giải các phương trình sau: (Biến đổi đặc biệt)
x +1 x + 3 x + 5 x + 7 x + 29 x + 27 x + 17 x + 15
a) + = + b) − = −
65 63 61 59 31 33 43 45
x + 6 x + 8 x + 10 x + 12 1909 − x 1907 − x 1905 − x 1903 − x
c) + = + d) + + + +4=
0
1999 1997 1995 1993 91 93 95 91
x − 29 x − 27 x − 25 x − 23 x − 21 x − 19
e) + + + + + =
1970 1972 1974 1976 1978 1980
x − 1970 x − 1972 x − 1974 x − 1976 x − 1978 x − 1980
= + + + + +
29 27 25 23 21 19
ĐS:
a) x = −66 b) x = −60 c) x = −2005 d) x = 2000 e) x = 1999 .
DẠNG 4: Một số bài toán liên quan.
Bài 9: Cho phương trình (ẩn x): 4x2 – 25 + k2 + 4kx = 0
a) Giải phương trình với k = 0
b) Giải phương trình với k = – 3
c) Tìm các giá trị của k để phương trình nhận x = – 2 làm nghiệm.
Bài 10: Cho phương trình (ẩn x): x3 + ax2 – 4x – 4 = 0
a) Xác định m để phương trình có một nghiệm x = 1.
b) Với giá trị m vừa tìm được, tìm các nghiệm còn lại của phương trình.
Bài 11: Cho phương trình (ẩn x): x3 – (m2 – m + 7)x – 3(m2 – m – 2) = 0
a) Xác định a để phương trình có một nghiệm x = – 2.
b) Với giá trị a vừa tìm được, tìm các nghiệm còn lại của phương trình.

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
89
Website:tailieumontoan.com

CHỦ ĐỀ 18: PHƯƠNG TRÌNH TÍCH

A/ KIẾN THỨC CẦN NHỚ.


* Để đưa phương trình về phương trình tích:
+ Chuyển hết các hạng tử sang một vế để phương trình có dạng f(x) = 0
+ Bằng các phương pháp phân tích đa thức f(x) thành nhân tử ta có
phương trình tích.
* Để giải phương trình tích, ta áp dụng công thức:
 A( x ) = 0
0 hoặc B( x ) = 0 ⇔ 
A( x ).B( x ) ⇔ A( x ) =
 B( x ) = 0
Ta giải hai phương trình A( x ) = 0 và B( x ) = 0 , rồi lấy tất cả các nghiệm
của chúng.
B/ BÀI TẬP VẬN DỤNG.
Bài 1. Giải các phương trình sau:
a) (5x − 4)(4 x + 6) =
0 b) (3,5x − 7)(2,1x − 6,3) =
0

c) (4 x − 10)(24 + 5x ) =
0 d) ( x − 3)(2 x + 1) =
0

e) (5x − 10)(8 − 2 x ) =
0 f) (9 − 3x )(15 + 3x ) =
0

ĐS:
4 3 5 5
a) x = ;x = − b)=
x 2;=
x 3 c) x = ;x = − d)
5 2 2 24
1
x = 3; x = −
2
e)=
x 2;=
x 4 f) x = 3; x = −5
Bài 2. Giải các phương trình sau:
a) (2 x + 1)( x 2 + 2) =
0 b) ( x 2 + 4)(7 x − 3) =
0

c) ( x 2 + x + 1)(6 − 2 x ) =0 d) (8x − 4)( x 2 + 2 x + 2) =


0

ĐS:
1 3 1
a) x = − b) x = c) x = 3 d) x =
2 7 2
Bài 3. Giải các phương trình sau:

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
90
Website:tailieumontoan.com

a) ( x − 5)(3 − 2 x )(3x + 4) =
0 b) (2 x − 1)(3x + 2)(5 − x ) =
0

c) (2 x − 1)( x − 3)( x + 7) =
0 d) (3 − 2 x )(6 x + 4)(5 − 8x ) =
0

e) ( x + 1)( x + 3)( x + 5)( x − 6) =


0 f) (2 x + 1)(3x − 2)(5x − 8)(2 x − 1) =
0

ĐS:
 3 4 1 2  1  3 2 5
a)
= S 5; ; −  b) S =  ; − ; = 5 c)
= S  ;3; − 7 d)=
S  ;− ; 
 2 3 2 3  2  2 3 8
 1 2 8 1
e) S ={−1; − 3; − 5;6} f) S = − ; ; ; 
 2 3 5 2

Bài 4. Giải các phương trình sau:


a) ( x − 2)(3x + 5) = (2 x − 4)( x + 1) b) (2 x + 5)( x − 4) = ( x − 5)(4 − x )
c) 9 x 2 − 1= (3x + 1)(2 x − 3) d) 2(9 x 2 + 6 x + 1) = (3x + 1)( x − 2)
e) 27 x 2 ( x + 3) − 12( x 2 + 3x ) =
0 f) 16 x 2 − 8x + 1= 4( x + 3)(4 x − 1)
ĐS:
1 1 4
a) x = 2; x = −3 b)=
x 0;=
x 4 c) x =
− ;x =
−2 d) x =
− ;x =

3 3 5
4 1
e) x = −3; x = f) x =
0; x =
9 4
Bài 5. Giải các phương trình sau:
a) (2 x − 1)2 =
49 b) (5x − 3)2 − (4 x − 7)2 =
0

c) (2 x + 7)2 = 9( x + 2)2 d) ( x + 2)2= 9( x 2 − 4 x + 4)


e) 4(2 x + 7)2 − 9( x + 3)2 =
0 f) (5x 2 − 2 x + 10)2 = (3x 2 + 10 x − 8)2
ĐS:
10 13
a) x = 4; x = −3 b) x =
−4; x = c) x = 1; x = − d) =
x 1;=
x 4
9 5
23 1
e) x =
−5; x =
− f) x = 3; x = −
7 2
Bài 6. Giải các phương trình sau:
a) (9 x 2 − 4)( x + 1) = (3x + 2)( x 2 − 1) b) ( x − 1)2 − 1 + x 2 = (1 − x )( x + 3)
c) ( x 2 − 1)( x + 2)( x − 3) = ( x − 1)( x 2 − 4)( x + 5) d) x 4 + x 3 + x + 1 =0
e) x 3 − 7 x + 6 =0 f) x 4 − 4 x 3 + 12 x − 9 =0

g) x 5 − 5x 3 + 4 x =
0 h) x 4 − 4 x 3 + 3x 2 + 4 x − 4 =0
Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
91
Website:tailieumontoan.com

ĐS:
2 1 7
a) x = −1; x = b) x = 1; x = −1
− ;x = c) x =
1; x =
−2; x = d)
3 2 5
x = −1
e) x = 1; x = 2; x = −3 f) x = 1; x = −3
g) x =
0; x =
1; x =
−1; x =
2; x =
−2 h) x =
−1; x =
1; x =
2

Bài 7. Giải các phương trình sau: (Đặt ẩn phụ)


a) ( x 2 + x )2 + 4( x 2 + x ) − 12 =
0 b) ( x 2 + 2 x + 3)2 − 9( x 2 + 2 x + 3) + 18 =
0

c) ( x − 2)( x + 2)( x 2 − 10) =


72 d) x( x + 1)( x 2 + x + 1) =42

e) ( x − 1)( x − 3)( x + 5)( x + 7) − 297 =


0 f) x 4 − 2 x 2 − 144 x − 1295 =
0

ĐS:
a) x = 1; x = −2 b) x =
0; x =
1; x =
−2; x =
−3 c) x = 4; x = −4 d)
x = 2; x = −3

e) x = 4; x = −8 f) x =
−5; x =
7

CHỦ ĐỀ 19: PHƯƠNG TRÌNH CHỨA ẨN Ở MẪU

Các bước giải phương trình chứa ẩn ở mẫu:


Bước 1: Tìm điều kiện xác định của phương trình.
Bước 2: Qui đồng mẫu hai vế của phương trình, rồi khử mẫu.
Bước 3: Giải phương trình vừa nhân được.
Bước 4: (Kết luận) Trong các giá trị của ẩn tìm được ở bước 3, các giá
trị thoả mãn điều kiện xác định chính là các nghiệm của phương trình đã
cho.

Bài 1. Giải các phương trình sau:


4 x − 3 29 2x − 1 4x − 5 x
a) = b) =2 c) = 2+
x −5 3 5 − 3x x −1 x −1
7 3 2x + 5 x 12 x + 1 10 x − 4 20 x + 17
d) = e) − 0
= f) + =
x +2 x −5 2x x+5 11x − 4 9 18
Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
92
Website:tailieumontoan.com

ĐS:
136 11 41
a) x = b) x = c) x = 3 d) x =
17 8 4
5
e) x = − f) x = 2
3
Bài 2. Giải các phương trình sau:
11 9 2 14 2+ x 3 5
a)= + b) − = −
x x +1 x − 4 3 x − 12 x − 4 8 − 2 x 6
12 1 − 3x 1 + 3x x+5 x + 25 x −5
c) = − d) − =
1 − 9x 2 1 + 3x 1 − 3x 2
x − 5x 2 x − 50 2 x 2 + 10 x
2

x +1 x −1 16  x −1 x +1 x −1
e) − = f)  1 −  ( x + 2)= +
x −1 x +1 x −1
2  x +1 x −1 x +1

ĐS:
a) x = 44 b) x = 5 c) x = −1 d) vô nghiệm
e) x = 4 f) x = 3
Bài 3. Giải các phương trình sau:
6x + 1 5 3 2 x −1 x−4
a) + = b) − + 0
=
x 2 − 7 x + 10 x −2 x −5 x2 − 4 x ( x − 2) x ( x + 2)

1 1 x ( x − 1)2 1 6 5
c) − = − d) − =
3 − x x + 1 x − 3 x2 − 2x − 3 x − 2 x + 3 6 − x2 − x

2 2 x 2 + 16 5 x +1 x −12( x + 2)2
e) − = f) − =
x+2 x3 + 8 x2 − 2x + 4 x2 + x + 1 x2 − x + 1 x6 − 1
ĐS:
9 3
a) x = b) vô nghiệm c) x = d) x = 4
4 5
5
e) vô nghiệm f) x = −
4
Bài 4.Giải các phương trình sau:
8 11 9 10 x x x x
a) + = + b) − = −
x − 8 x − 11 x − 9 x − 10 x −3 x −5 x −4 x −6
4 3 1 2 3 6
c) − +1 =0 d) + + =
x 2 − 3x + 2 2x2 − 6x + 1 x −1 x − 2 x − 3 x − 6

ĐS:

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
93
Website:tailieumontoan.com
19 9 6 12
a)=
x 0;=
x b)=
x 0;=
x c)=x 0;=x 3 d)= ;x
x =
2 2 5 5
6x − 1 2x + 5
Bài 5: Tìm x sao cho giá trị của hai biểu thức và bằng nhau.
3x + 2 x−3
y + 5 y +1 −8
Bài 6: Tìm y sao cho giá trị của hai biểu thức − và bằng
y −1 y − 3 (y − 1)(y − 3)

nhau.
x + a x − a a(3a + 1)
Bài 7: Cho phương trình (ẩn x): − =
a − x a + x a2 − x 2
a) Giải phương trình với a = – 3.
b) Giải phương trình với a = 1.
c) Giải phương trình với a = 0.
1
d) Tìm các giá trị của a sao cho phương trình nhận x = làm nghiệm.
2
Bài 8: Tìm các giá trị của a sao cho mỗi biểu thức sau có giá trị bằng 2.
2a 2 − 3a − 2 3a − 1 a − 3
a) b) +
a2 − 4 3a + 1 a + 3
10 3a − 1 7a + 2 2a − 9 3a
c) − − d) +
3 4a + 12 6a + 18 2a − 5 3a − 2
5 4
Bài 9: Cho 2 biểu thức: A = và B = . Hãy tìm các giá trị của m để
2m + 1 2m − 1
hai biểu thức ấy có giá trị thỏa mãn hệ thức:
a) 2A + 3B = 0 b) AB = A + B

GIẢI TOÁN LẬP PHƯƠNG TRÌNH - HỆ PHƯƠNG TRÌNH


DẠNG 2: TOÁN TÌM SỐ GỒM HAI, BA CHỮA SỐ

* Kiến thức về cấu tạo số:


+ Số có hai chữ số có dạng: =
ab 10a + b . Điều kiện: a, b ∈ N , 0 < a ≤ 9, 0 ≤ b ≤ 9 .

+ Số có ba chữ số có dạng: abc = 100a + 10b + c . Điều kiện:


a, b, c ∈ N , 0 < a ≤ 9, 0 ≤ b, c ≤ 9 .

* Gọi ẩn x có thể là chữ số hàng đơn vị (hàng chục,…) rồi dùng mối liên hệ
giữa các chữ số để viết chữ số hàng còn lại.
Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
94
Website:tailieumontoan.com

Bài 1: Một số tự nhiên có hai chữ số, tổng các chữ số của nó là 16, nếu
đổi chỗ hai chữ số cho nhau được một số lớn hơn số đã cho là 18 đơn vị.
Tìm số đã cho
Hướng dẫn
Nếu gọi chữ số hàng chục là x
Điều kiện của x ? (x ∈ N, 0 < x < 10).
Chữ số hàng đơn vị là : 16 – x
Số đã cho được viết 10x + 16 - x = 9x + 16
Đổi vị trí hai chữ số cho nhau thì số mới được viết : 10 ( 16 – x ) + x =
160 – 9x
Số mới lớn hơn số đã cho là 18 nên ta có phương trình : (160 – 9x) – (9x
+ 16) = 18
Giải phương trình ta được x = 7 (thỏa mãn điều kiện).
Vậy chữ số hàng chục là 7; Chữ số hàng đơn vị là 16 – 7 = 9.
Số cần tìm là 79.
Một số tự nhiên có hai chữ số, tổng các chữ số của nó là 16, nếu đổi chỗ
hai chữ số cho nhau được một số lớn hơn số đã cho là 18 đơn vị. Tìm số đã
cho.
Bài 2: Tìm một số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng tổng hai chữ số là 12 và
nếu đổi chỗ hai chữ số thì được một số mới lớn hơn số đó là 36.
ĐS: 48
Bài 3: Tìm một số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng tổng hai chữ số là 10 và
nếu viết số đó theo thứ tự ngược lại thì được một số mới nhỏ hơn số đó là 36.
ĐS: 73
Bài 4: Một số tự nhiên có 5 chữ số. Nếu thêm chữ số 1 vào bên phải hay bên
trái số đó ta được một số có 6 chữ số. Biết rằng nếu viết thêm vào bên phải số
đó thì được một số lớn gấp ba lần số nhận được khi ta viết thêm vào bên trái
số đó. Tìm số đó.
ĐS: 42857.

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC
95
Website:tailieumontoan.com

Bài 5: Một số có hai chữ số, trong đó chữ số hàng chục gấp 3 lần chữ số hàng
đơn vị. Nếu đổi chỗ hai chữ số ta được một số có hai chữ số nhỏ hơn số ban
đầu 18 đơn vị. Tìm số đó.
ĐS: 31.
Bài 6: Một số tự nhiên có hai chữ số có tổng các chữ số bằng 7. Nếu thêm chữ
số 0 vào giữa hai chữ số ta được một số có 3 chữ số lớn hơn số đã cho là 180.
Tìm số đó.
ĐS: 25.

Liên hệ tài liệu word toán SĐT và zalo: 039.373.2038 TÀI LIỆU TOÁN HỌC

You might also like