You are on page 1of 7

Màu vàng là ko có trong slide

Tin giả

 Intro

 Bạn có biết con số 63% này có nghĩa là gì không?


Theo thống kê thì đó có đến 63% người đọc các
bài viết trên Facebook đều đang đọc thông tin
giả mạo.
 Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu, khảo sát bằng bảng hỏi
trực tuyến với gần 300 người sử dụng mạng xã hội ở Việt
Nam, từ 16 - 40 tuổi, không phân biệt vùng miền. Trong
Đọc số 275 người trả lời, có đến 88% số người cập nhật
thông tin qua mạng Internet, và 45.5% khai thác tin tức
qua mạng xã hội hoặc thông qua những đường link được
dẫn từ mạng xã hội.
 Con số đáng ngạc nhiên theo khảo sát trực tuyến của
chúng tôi cho thấy, 95,3% tổng số người được hỏi, tương
đương với 262/275 người, khẳng định họ đã từng tiếp cận
với tin giả.
 Con số này tăng lên rất nhiều khi đề cập đến quy mô một
quốc gia hoặc toàn cầu. Và những người đã từng tiếp cận
với tin giả ít nhiều chịu tác động từ tin tức đó. Hệ
quả mà nó để lại có thể rất lớn dù tin giả đó là trò
đùa vô ý hay được chủ ý tạo ra.

Welcom -> Content -> trước khi vào định


nghĩa có Video

• Khái niệm
+"Tin tức giả mạo“  không phải là mới, là một biểu hiện đã trở
nên phổ biến trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2016. Việc sử dụng thuật
ngữ này khá lạm phát kể từ đó đã thay đổi ý nghĩa của nó, làm
cho nó trở thành một khái niệm mơ hồ và khó khăn. Thuật ngữ này
hiện đang được sử dụng như (a) một thuật ngữ xúc phạm tố cáo
truyền thông và báo chí; và (b) một thuật ngữ ô cho các hình
thức thông tin sai lệch, sai lầm hoặc bịa đặt khác nhau.
Màu vàng là ko có trong slide
-Tin giả (tiếng Anh: fake news), còn được gọi là tin rác hoặc
tin tức giả mạo, theo định nghĩa của từ điển Collins là “những
thông tin sai, thường là giật gân”, được phát tán dưới vỏ bọc
tin tức. Trong khi đó một số hãng tin tức định nghĩa, tin tức
giả là những tin tức hoặc câu chuyện trên internet không đúng sự
thật.
-Thông tin sai lệch thường được các phóng viên trả tiền cho các
trang đăng tin để được đăng các tin tức này, một thực tế phi đạo
đức được gọi là báo chí trả tiền.
+Tin tức kỹ thuật số đã mang lại và tăng việc sử dụng tin tức
giả, hoặc báo chí màu vàng (yellow journalism).
+Tin tức sau đó thường được nhắc lại là thông tin sai trên
phương tiện truyền thông xã hội nhưng đôi khi cũng tìm được
đường đến những phương tiện truyền thông chính thống.

• Nguyên nhân

-1. sự phát triển của khoa học công nghệ


-2. do người thiếu hiểu biết vô tình chia sẻ, phát tán thông
tin sai với mục đích câu like, câu bình luận… tiếp tay cho việc
lan tràn tin giả.
 do những người có hiểu biết, có tri thức, nhưng cố tình
thổi phồng, đưa tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng, vô căn
cứ nhằm gây bất ổn tình hình trật tự xã hội.
-3. do các chính sách bảo mật và những bất cập quản lí trên
mạng xã hội khiến cho thông tin sai sự thật nhanh chóng lan
truyền rộng rãi
 không chỉ vậy, chế tài xử lí các vi phạm chưa đủ sức răn đe
các đối tượng có hành vi phát tán thông tin sai sự thật.

+Theo Luật An ninh mạng và sau đó là Nghị định 15/2020/NĐ-CP mới


chỉ có mức phạt tương đối nhẹ từ 10-20 triệu đối với hành vi lợi
dụng mạng xẫ hội để cung cấp chia sẻ thông tin giả mạo xuyên
tạc,...

Trước khi vào thực trạng là video


• Thực trạng

- Tin tức giả có xu hướng trở nên phổ biến trong công chúng
với sự hiện diện của các nền tảng truyền thông xã hội..
+ Với sự phổ biến của phương tiện truyền thông xã hội, các cá
nhân có thể dễ dàng truy cập tin tức giả hoặc nội dung tương tự.
Màu vàng là ko có trong slide
+ Một nghiên cứu xem xét số lượng tin tức giả mạo được người xem
truy cập vào năm 2016 và thấy rằng mỗi cá nhân đã tiếp xúc với
ít nhất một hoặc nhiều tin tức giả mạo hàng ngày. Kết quả là tin
tức giả xuất hiện khắp nơi trong cộng đồng người xem và nó lan
truyền khắp nơi trên internet

-Thông tin sai sự thật xuất hiện tràn lan trên các nền tảng mạng
xã hội trong lúc dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã đặt ra
bài toán nan giải không chỉ cho bản thân các tập đoàn công nghệ,
mà còn cho thế giới cũng như cho chính người dùng.
+Đáng lưu ý là, những thông về tình hình dịch bệnh covid-19 thời
gian qua đã thu hút số lượng lớn sự quan tâm, theo dõi của người
dân. Tuy nhiên những thông tin giả mạo về tình hình dịch bệnh
covid-19 do vậy càng làm phức tạp thêm tình hình chính trị, xã
hội của đất nước, địa phương; Làm hoang mang dư luận, ảnh hưởng
không tốt đến tâm lý người dân và có khả năng gây mất ổn định xã
hội nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời. 

+ Đặc biết tin tức giả mạo rất tiêu cực đến đời sống chính trị,
kinh tế và văn hóa - xã hội của đất nước; gây nguy cơ mất an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đặc biệt là nguy cơ mất
phương hướng lựa chọn các giá trị, lối sống và niềm tin của một
bộ phận không nhỏ trong giới trẻ - thế hệ tương lai của đất
nước.

VIDEO

Không những thế trước mỗi kỳ Đại hội Đảng, các đối phản
động thường đưa các thông tin xấu độc, nói xấu đảng, nói xấu chế
độ để làm lung lạc lòng tin của nhân dân với Đảng, làm phức tạp
thêm tình hình về an ninh chính trị của đất nước và địa phương.

+Đặc biệt vào năm 2017 có một nhân vật được rất nhiều người chú
ý. Đó là Nguyễn Viết Dũng hay tự danh là Dũng Phi Hổ.sinh năm
1986 tại Yên Thành – Nghệ An. Y sinh ra trong một gia đình thuần
nông. Bản thân Nguyễn Viết Dũng là một người rất ham học như bao
người con xứ Nghệ khác. Y cũng đã từng tham gia cuộc thi Đường
lên đỉnh Olympia và cũng đã đậu vào trường Đại học Bách khoa Hà
Nội (năm 2004) với số điểm rất cao (29/30đ). Tuy nhiên,chỉ trong
2 năm học ở Hà Nội, y lại có thái độ tự mãn với những gì mình đã
làm được, chơi bời lêu lổng, bị các đối tượng xấu dụ dỗ, lôi kéo
Và kết quả là bị nhà trường đuổi học năm 2006
Màu vàng là ko có trong slide
Sau khi bị đuổi học, y càng bày tỏ thái độ bất mãn và tiến
hành các hoạt động phản động, liên lạc với bè lũ ăn không ngồi
dồi và thực hiện các hành động chống phá Đảng, nhà nước. Hắn còn
ngông cuồng mang cờ vàng ba sọc vào cắm tại dinh Độc lâp để quay
video đăng lên MXH. Trong thời gian từ 30/4/2017 đến ngày
19/5/2017 Nguyễn Viết Dũng có hành vi đăng tải trên facebook cá
nhân “Dũng phi hổ” nhiều bài viết do Dũng tự soạn thảo, sao chép
và chỉnh sửa ý kiến cá nhân có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phỉ báng
chính quyền nhân dân, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ nhằm
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó hắn
đã bị tuyên phạt 7 năm tù và 5 năm quản chế
TỪ ĐÓ NHẮC NHỞ CHÚNG TA LUÔN LUÔN GIỮ CẢNH GIÁC CAO ĐỘ, ĐỀ PHÒNG

• Hậu quả

 Rất khó để biết chính xác, ảnh hưởng của tin giả lớn thế
nào, nhưng có thể nói là rất lớn. Facebook có 2 tỉ người
dùng, Twitter tuy nhỏ bằng 1/10 nhưng cũng đến hơn 330
triệu tài khoản. Thời lượng chúng ta đang sử dụng mạng xã
hội mỗi ngày chắc chắn là đủ để tiếp nhận cực kỳ nhiều
luồng thông tin, và rủi ro tồn tại tin tức giả là rất cao .
Tin fake lan truyền trên mạng ảo, nhưng hậu quả chúng gây
ra là thật. Một tin tức không được kiểm chứng đã vội lan
truyền có thể dễ dàng hủy hoại danh dự của một người, gây
ra những vụ đánh hội đồng, đập phá tài sản của người vô tội
vì nghi ngờ người này có thể "thôi miên" và "bắt cóc".

 VIDEO
- 1. Gây nên bất ổn định xã hội
+Khi tung tin giả và nhận được sự “hưởng ứng” của cộng đồng, dư
luận… đồng nghĩa với việc đối tượng tung tin giả đã dẫn dắt dư
luận theo hướng sai lệch, làm người ta tin vào những điều mình
xuyên tạc, dàn dựng, bóp méo… và suy luận theo cách mình muốn;
từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Từ việc làm giảm, mất
uy tín, danh dự; ảnh hưởng tới cuộc sống, gia đình, người thân
của một cá nhân; đến việc ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh
doanh của toàn xã hội. Thậm chí ảnh hướng tới lòng tin của người
dân với luật pháp, chính sách, sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước…
Màu vàng là ko có trong slide

⁃ 2. Làm suy yếu các phương tiện truyền thông chính thống
và làm cho các nhà báo khó khăn hơn trong việc đưa tin về những
câu chuyện quan trọng
⁃3. Tin tức giả mạo còn tiềm ẩn nguy cơ hạ thấp uy tín của
Đảng, gây mât an ninh của quốc gia khi kẻ xấu cố tình đưa tin
sai sự thật liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị của đất
nước.
+ Trong một số trường hợp, nó còn có thể ảnh hưởng đến quyết
định về dân như việc bỏ phiếu cho các cuộc bầu cử
⁃4. Khiến người đọc hoang mang
+Tin giả và các loại thông tin sai lệch khác có thể xuất hiện
dưới nhiều dạng. Chúng cũng có thể có tác động lớn, bởi vì thông
tin định hình thế giới quan và cách suy nghĩ của cá nhân, hơn
nữa, việc ra quyết định cũng được dựa vào thông tin. Vì vậy, nếu
thông tin được thấy trên Web được tạo ra, phóng đại hoặc bị bóp
méo, điều này có thể ảnh hưởng đến việc ra một quyết định đúng
đắn.

⁃5. có thể tạo ra các định kiến về chủng tộc, hoặc dẫn đến
hành vi bạo lực trên các kênh trực tuyến

• Phòng chống tin giả


Trong cuộc chiến chống tin giả, mỗi cá nhân có vai trò quan
trọng trong việc tiếp nhận và truyền tải thông tin. Việc chống
lại thông tin giả, sai lệch không chỉ để bảo vệ chính mỗi cá
nhân khi sử dụng mạng xã hội mà còn thể hiện trách nhiệm với
cộng đồng. Dưới đây là một số cách phòng ngừa tin giả:
Ø Một là, nâng cao nhận thức cho mọi người dân về tác hại của
tin giả cũng như hành vi vi phạm pháp luật trong tạo dựng và
tán phát tin giả.
Ø Hai là, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong phòng,
chống tin giả.
Ø Ba là, nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng và các điều
kiện bảo đảm cho phòng, chống tin giả.
Ø Bốn là, tăng cường thông tin chính thống, bảo đảm chính xác,
kịp thời, góp phần ngăn chặn tin giả.
Ø Năm là, phối hợp chặt chẽ với các nhà mạng trong quản lý, xử
lý tin giả.
Màu vàng là ko có trong slide
 VIDEO

Trên là những cách phòng chống tin giả trên mạng xã hội. Không
chỉ có vậy mọi người có thể tham khảo thêm 10 thủ thuật phát
hiện tin giả dưới đây sẽ giúp mỗi chúng ta trở thành người tiêu
dùng tin tức thông minh trên không gian mạng.

1 # Hãy luôn đặt hoài nghi về tiêu đề

+Những câu chuyện tin tức sai thường có tiêu đề giật gân, phóng
đại hoặc cố tình gây chú ý. Tin tức giả thường sử dụng các tiêu
đề hấp dẫn để tăng lượng độc giả, chia sẻ trực tuyến và doanh
thu nhấp chuột trên Internet.

2 # Kiểm tra kỹ đường dẫn URL

+Một URL giả mạo hoặc URL giống nhau có thể là dấu hiệu cảnh báo
về tin tức giả. Các trang tin tức giả cố gắng bắt chước các
nguồn tin tức xác thực bằng cách thực hiện các thay đổi nhỏ đối
với URL. Truy cập trang web để so sánh URL với các nguồn được
thiết lập.

3 # Điều tra nguồn tin

+Kiểm tra nguồn tin tức để chắc chắn nó được viết bởi một nguồn
đáng tin cậy. Nguồn phải có danh tiếng về độ chính xác. Nếu câu
chuyện đến từ một tổ chức xa lạ, hãy truy cập phần "Giới thiệu"
trên trang web để tìm hiểu thêm về tổ chức và nhà xuất bản.

4 # Chú ý định dạng bất thường

+Tin tức giả mạo thường có lỗi chính tả và ngữ pháp, lỗi hiển
thị hoặc font chữ không thống nhất. Hãy đọc kỹ nếu thấy những
dấu hiệu này.

5 # Kiểm tra ảnh và video

+Tin tức giả mạo thường chứa hình ảnh hoặc video đã bị can thiệp
chỉnh sửa phục vụ ý đồ mục đích bóp méo sự thật. Đôi khi, bức
ảnh có thể là xác thực nhưng được đưa ra khỏi bối cảnh gốc. Vì
vậy, cần xác minh nguồn gốc của hình ảnh.

6 # Kiểm tra ngày xuất bản


Màu vàng là ko có trong slide
+Tin tức giả mạo có thể chứa các mốc thời gian không có ý nghĩa,
hoặc thay đổi làm sai lệch thời gian của những sự kiện, cố tình
tạo ra sự không logic về thời gian cho mục đích xấu.

7 # Kiểm tra các dẫn chứng

+Kiểm tra độ chính xác của tác giả bằng cách kiểm tra các nguồn
dẫn chứng của bài viết để xác định tin chính xác hay không. Bạn
nên kiểm tra độ chính xác của tác giả. Thiếu bằng chứng hoặc
trích dẫn thông tin từ của các chuyên gia giấu tên có thể là dấu
hiệu chỉ ra một tin tức giả mạo.

8 # Xem các bài viết hoặc tin tức tương tự trên các nguồn và
trang web khác

+Nếu không có tổ chức tin tức nào khác đưa tin về cùng một câu
chuyện đó, rất có thể nó là câu chuyện hoặc tin tức giả mạo.

9 # Tìm hiểu xem có phải là câu chuyện đùa?

+Tìm hiểu xem thông tin đưa ra có phải là câu chuyện phiếm. Vì
không có giới hạn rõ ràng để phân biệt một câu chuyện bịa đặt và
lời nói đùa, câu chuyện chế hài ước mang tính giải trí. Do đó,
trong trường hợp này cần tìm hiểu nguồn đăng tin xem liệu có
phải là nơi thường xuyên đăng nội dung giả mạo.

10 # Các câu chuyện được làm sai lệch có chủ ý

+Một số câu chuyện hay thông tin được giả mạo có mục đích hết
sức tinh vi. Vì vậy, hãy suy nghĩ kỹ càng về những thông tin này
và chỉ chia sẻ nếu bản thân nhận thức là nó đáng tin cậy.

Cuối cùng tựu chung lại thì điểm chung của các tin fake là những
tin mang tính chất giật gân, với chủ đề và hình ảnh gợi tính đau
Outtro xót, hoặc gây kích động. Cảm xúc bốc đồng từ người đọc bị lợi
dụng, là nguồn cơn cho những cú click chia sẻ thiếu trách nhiệm,
khiến sự lan tỏa của tin fake ngày càng mạnh hơn

You might also like