You are on page 1of 6

LỊCH SỬ CÔ HƯƠNG x TỔNG ÔN CHUYÊN SÂU 2023

| BÀI TEST SỐ 23 - LỊCH SỬ THẾ GIỚI - CHUYÊN ĐỀ 1 + 2 |

Câu 1: Hội nghị Ianta (2/1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
A. đã hoàn toàn kết thúc. B. bước vào giai đoạn kết thúc.
C. đang diễn ra vô cùng ác liệt. D. bùng nổ và ngày càng lan rộng.
Câu 2: Cơ quan chính Liên Hợp quốc, có nhiệm vụ giải quyết tranh chấp giữa các nước trên
cơ sở luật pháp quốc tế là
A. Ban Thư kí. B. Đại hội đồng.
C. Tòa án quốc tế. D. Hội đồng Bảo an.
Câu 3: Cơ quan nào dưới đây không thuộc tổ chức Liên hợp quốc?
A. Đại hội đồng. B. Ban Thư kí.
C. Hội đồng bộ trưởng. D. Hồi đồng Kinh tế và Xã hội.
Câu 4: Việc phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc trong Hội nghị I-an-ta (2/1945)
chủ yếu là ở
A. châu Âu, châu Mỹ. B. châu Á, châu Âu.
C. châu Á, châu Phi. D. châu Á, châu Úc.
Câu 5: Cơ quan nào dưới đây giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế
giới của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Đại hội đồng. B. Toà án quốc tế.
C. Hội đồng Bảo an. D. Hội đồng quản thác.
Câu 6: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, mối quan
hệ giữa Mỹ và Liên Xô là
A. đối đầu. B. hợp tác. C. đối tác. D. đồng minh.
Câu 7: Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta (2-1945) về việc đóng quân tại các nước nhằm giải
giáp phát xít, Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. Pháp. B. Mỹ. C. Liên Xô. D. Anh.
Câu 8: Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ hai khẳng định vị
thế hàng đầu của
A. Anh, Liên Xô, Mỹ, Nhật, Pháp. B. Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Liên Xô.
C. Liên Xô, Pháp, Mỹ, Đức, Trung Quốc. D. Anh, Mỹ, Trung Quốc, Liên Xô, Ấn Độ.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta (2 – 1945)?
A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
B. Nhanh chóng khắc phục hậu quả của chiến tranh.
C. Thống nhất mục tiêu tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
D. Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp phát xít.
om
.C
al
ci
ffi
iO
h
nT
e uO
Li
i
Ta
Câu 10: Việc Liên Xô là một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc có ý nghĩa như thế nào trong quan hệ quốc tế?
A. Thể hiện là tổ chức quốc tế có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình an ninh thế
giới.
B. Góp phần hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với tổ chức Liên hợp quốc
C. Tổ chức quốc tế quan trọng nhất trong đời sống chính trị quốc tế sau năm 1945.
D. Khẳng định vai trò tối cao của năm nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc.
Câu 11: Quyết định nào của ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh trong hội nghị I-an-ta góp phần
kết thúc nhanh chóng Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Buộc các nước phát xít phải kí hiệp ước đầu hàng vô điều kiện.
B. Sử dụng bom nguyên tử để diệt trừ hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.
C. Thỏa thuận để kết thúc chiến tranh bằng phương pháp hoà bình.
D. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
Câu 12: Để nhanh chóng tiêu diệt Chủ nghĩa phát xít, Hội nghị Ianta đã thống nhất
A. Sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật.
B. Liên Xô sẽ vào giải giáp quân phiệt Nhật ở Châu Á.
C. Hồng quân Liên Xô sẽ tấn công vào sào huyệt Béc-lin của Đức.
D. thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc để đoàn kết chống phát xít.
Câu 13: Quyết định nào dưới đây của Hội nghị Ianta (2 – 1945) đã tạo điều kiện cho thực dân
Pháp trở lại xâm lược Đông Dương?
A. Liên Xô không được đưa quân đội vào Đông Dương.
B. Quân Anh sẽ mở đường cho thực dân Pháp chiếm lại Đông Dương.
C. Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
D. Đồng ý cho quân Trung Hoa Dân quốc và quân Anh vào Đông Dương.
Câu 14: Quyết định nào dưới đây của Hội nghị Pốtxđam (7/1945) đã tạo ra những khó khăn
mới cho cách mạng Đông Dương sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Liên Xô sẽ tham gia kháng Nhật ở Châu Á khi chiến tranh châu Âu kết thúc.
B. Quân Anh sẽ mở đường cho thực dân Pháp chiếm lại Đông Dương.
C. Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
D. Đồng ý cho quân Trung Hoa Dân quốc và quân Anh vào Đông Dương.
Câu 15: Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị
Ianta (2/1945) là
A. phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng giữa các nước.
B. quan điểm khác nhau về tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
C. thành lập Liên hợp quốc để duy trì hòa bình an ninh thế giới.
D. giải quyết hậu quả do Chiến tranh thế giới thứ hai để lại.
Câu 16: Sự kiện nào sau đây mở ra một chương mới cho chính sách “đa phương hóa”, “đa dạng
hóa” quan hệ đối ngoại của Việt Nam?
A. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977).
om
.C
al
ci
ffi
iO
h
nT
e uO
Li
i
Ta
B. Việt Nam tham gia vào tổ chức WTO (2007).
C. Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN (1995).
D. Việt Nam tham gia vào Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
Câu 17: Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường
quốc đã
A. trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới.
B. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
C. mang lại quyền lợi cho các nước lớn.
D. thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
Câu 18: Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương, ba
cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh đã thống nhất mục tiêu chung là gì?
A. Sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật.
B. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
C. Liên Xô tham gia chống Nhật ở châu Á.
D. Quân đội Anh, Mỹ sẽ tấn công phát xít Đức ở Tây Âu.
Câu 19: Nhận xét nào không đúng khi nói về Hội nghị cấp cao ở I-an-ta tháng 2/1945?
A. Thành lập một tổ chức quốc tế mới là Liên hợp quốc.
B. Vi phạm đến quyền tự quyết của một số quốc gia trên thế giới.
C. Liên quan mật thiết tới hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau này.
D. Mỹ nắm quyền điều khiển hội nghị theo mục đích riêng của mình.
Câu 20: Những quyết định của Hội nghị I-an-ta (2/1945) đã tác động như thế nào đến quan hệ
quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chấm dứt trật tự Véc-sai – Oa-sinh-tơn. B. Tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.
C. Tạo ra khuôn khổ của trật tự thế giới mới. D. Mở ra thời kì hòa bình trên phạm vi thế giới.
Câu 21: Trật tự hai cực Ianta có điểm khác biệt nào sau đây so với trật tự thế giới theo hệ thống
Vécxai-Oasinhtơn?
A. Hình thành gắn với kết cục của chiến tranh thế giới.
B. Được thiết lập từ quyết định của các cường quốc.
C. Bị chi phối bởi quyền lợi của các cường quốc.
D. Có hai hệ thống xã hội đối lập về chính trị.
Câu 22: Những quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) dẫn đến
A. sự tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
B. sự xác lập trật tự hai cực, hai phe, Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
C. sự mâu thuẫn về ý thức hệ giữa những nước thắng trận và bại trận.
D. sự tan rã bước đầu của mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Liên Xô.
Câu 23: Nội dung nào dưới đây là ảnh hưởng của Hội nghị Ianta (2/1945) đối với tình hình thế
giới?
A. Dẫn tới sự chia cắt của một số quốc gia.
B. Đưa chiến tranh bước vào giai đoạn đỉnh cao.
om
.C
al
ci
ffi
iO
h
nT
e uO
Li
i
Ta
C. Thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
D. Thúc đẩy xu hướng liên kết kinh tế thế giới.
Câu 24: Trong những năm 60 của thế kỷ XX, Liên Xô đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực khoa
học - kĩ thuật?
A. Phóng thành công tên lửa đạn đạo.
B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
D. Phóng tàu vũ trụ đưa I. Gagarin bay vòng quanh trái đất.
Câu 25: Một trong những chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000

A. ngả về phương Tây.
B. thực hiện chính sách hòa bình.
C. bình thường hóa quan hệ với các nước Đông Nam Á.
D. khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước Tây Âu.
Câu 26: Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga là
A. quốc gia kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô.
B. quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác.
C. quốc gia nắm mọi quyền hành ở Đông Âu.
D. quốc gia đứng đầu Liên bang Xô viết.
Câu 27: Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đi đầu trong lĩnh vực
A. công nghiệp nhẹ. B. công nghiệp nặng.
C. công nghiệp vũ trụ. D. sản xuất nông nghiệp.
Câu 28: Nhận định nào dưới đây về chính sách đối ngoại của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX là đúng?
A. Trung lập, tích cực. B. Hòa hoãn, tích cực.
C. Hòa bình, trung lập. D. Tích cực tiến bộ.
Câu 29: Liên Xô bước vào xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội giai đoạn
1950 - 1973 trong hoàn cảnh nào?
A. Đất nước đang lâm vào tình trạng khủng hoảng mọi mặt.
B. Khắc phục được hoàn toàn những hậu quả chiến tranh.
C. Chiến tranh lạnh bùng nổ và ngày càng lan rộng.
D. Đạt được thế cân bằng về kinh tế, quân sự với Mỹ.
Câu 30: Nhiệm vụ trọng tâm của các kế hoạch 5 năm ở Liên Xô từ 1950 đến những năm 1970

A. viện trợ cho các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
B. tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
C. xây dựng khối chủ nghĩa xã hội vững mạnh, đối trọng với Mỹ và Tây Âu
D. xây dựng hợp tác hóa nông nghệp và quốc hữu hóa nền công nghiệp quốc gia.
om
.C
al
ci
ffi
iO
h
nT
e uO
Li
i
Ta
Câu 31: Cách mạng dân chủ nhân dân được hoàn thành ở các nước Đông Âu trong những năm
1948 - 1949 đánh dấu
A. sự xác lập hoàn chỉnh của cục diện hai cực, hai phe.
B. bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
C. bước phát triển mới của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
D. chủ nghĩa xã hội thắng thế hoàn toàn ở châu Âu.
Câu 32: Nhân tố quan trọng nào giúp Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế 1946 -
1950?
A. Tinh thần tự lực tự cường. B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. Những tiến bộ khoa học kĩ thuật. D. Sự hợp tác giữa các nước XHCN.
Câu 33: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục
kinh tế trong điều kiện chủ quan thuận lợi nào?
A. Chủ nghĩa phát xít đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
B. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản.
C. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
D. Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ.
Câu 34: Sau khi nổi dậy giành chính quyền từ tay phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai,
nhân dân các nước Đông Âu đã thành lập nhà nước
A. Cộng hòa tổng thống. B. Quân chủ lập hiến.
C. Dân chủ đại nghị. D. Dân chủ nhân dân.
Câu 35: Nguyên nhân trực tiếp nào đòi hỏi Liên Xô phải bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh
tế trong những năm 1945 - 1950?
A. Mỹ và các nước tư bản tăng cường bao vây, cô lập kinh tế.
B. Xây dựng nền kinh tế mạnh đủ sức chạy đua vũ trang với Mĩ.
C. Tổn thất nặng nề về người và của do bị chiến tranh tàn phá.
D. Tiến hành công cuộc xây dựng CNXH đã bị gián đoạn từ năm 1941.
Câu 36: Cách mạng dân chủ nhân dân được hoàn thành ở các nước Đông Âu trong những năm
1946 - 1949 đã chứng tỏ điều gì?
A. Tình trạng đối đầu với các nước Tây Âu tạm thời lắng xuống.
B. Chủ nghĩa xã hội thắng thế hoàn toàn ở châu Âu.
C. Chủ nghĩa tư bản không duy trì được vị thế ở châu Âu.
D. Bước phát triển mới của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Câu 37: Nội dung nào thể hiện vị thế công nghiệp của Liên Xô trong những năm 1950 đến nửa
đầu những năm 70 của thế kỉ XX?
A. Siêu cường kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
B. Cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới sau Mỹ.
C. Trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
D. Là cường quốc có tổng sản phẩm kinh tế lớn nhất thế giới.
om
.C
al
ci
ffi
iO
h
nT
e uO
Li
i
Ta
Câu 38: Vai trò quốc tế của Liên bang Nga sau khi Liên Xô tan rã là gì?
A. Nga tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về quân sự với Mỹ.
B. Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hệp quốc.
C. Nga giữ vai trò chủ yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
D. Nga tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 39: Nội dung nào không phải là hoàn cảnh của Liên Xô khi bước vào thực hiện kế hoạch
khôi phục kinh tế (1945 - 1950)?
A. Bị tổn thất nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Những mâu thuẫn nội bộ trong phe xã hội chủ nghĩa.
C. Bị Mỹ và các nước tư bản bao vây kinh tế, cô lập chính trị.
D. Phong trào cách mạng thế giới đang phát triển mạnh mẽ.
Câu 40: Đâu là ý nghĩa của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô giai đoạn 1950 - 1973?
A. Là cơ sở để Liên Xô vượt qua mọi khủng hoảng, khó khăn.
B. Liên Xô có điều kiện để đối trọng với Mỹ trên mọi lĩnh vực.
C. Là cơ sở để Liên Xô đóng góp vai trò tích cực trong quan hệ quốc tế.
D. Quyết định đến thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

om
.C
al
ci
ffi
iO
h
nT
e uO
Li
i
Ta

You might also like