You are on page 1of 2

Bài 9.

NHẬT BẢN
III. Tình hình phát triển kinh tế
a. Trước năm 1973
- Sau Chiến tranh thế giới II (1945): kinh tế suy sụp nghiêm trọng
- 1950 – 1973 (bước nhảy vọt thần kì)
+ 1952: khôi phục ngang mức trước chiến tranh
+ 1955 – 1973: tốc độ tăng trưởng cao
+ Nguyên nhân tăng trưởng:
 Chú trọng đầu tư, hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật
mới
 Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai
đoạn (xem thêm SGK)
 Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng: vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ
sở sản xuất nhỏ, thủ công.
b. Sau năm 1973
- 1973 – 1974 và 1979 – 1980: tốc độ tăng trưởng giảm do khủng hoảng dầu mỏ
- 1986 – 1990: tốc độ tăng trưởng khá do điều chỉnh chiến lược phát triển
- Từ 1991 tốc dộ tăng trưởng chậm lại
- Hiện nay, Nhật Bản là 1 trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới
IV. Các ngành kinh tế
1.Công nghiệp
- Chiếm 30,1% GDP (2017)
- Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì
- Cơ cấu ngành đa dạng gồm CN truyền thống và CN hiện đại, một số ngành chiếm vị trí
cao trên thế giới - (xem bảng 9.4 SGK)
- Phân bố: vùng ven biển, đặc biệt ven Thái Bình Dương
- Mức độ tập trung công nghiệp cao nhất ở đảo Hôn-su (phía nam và đông nam)
2.Dịch vụ
- Khu vực kinh tế quan trọng, chiếm 68,7% GDP (2017)
- Thương mại và tài chính là 2 ngành có vai trò to lớn.
- Thương mại
+ Đứng thứ 4 thế giới
+ Bạn hàng khắp thế giới, quan trọng: Hoa Kì, Trung Quốc, EU, ĐNA, …
- GTVT biển
+ Có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng thứ 3 thế giới
+ Các cảng lớn: Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tokyo, Ô-xa-ca, …
- Tài chính – ngân hàng
+ Đứng đầu trên thế giới
+ Đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều
3.Nông nghiệp
- Đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế. Chiếm tỉ trọng rất thấp trong cơ cấu GDP
(1,1%GDP năm 2017).
- Diện tích đất nông nghiệp ít (dưới 14% diện tích lãnh thổ).
- Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và
công nghệ hiện đại  tăng năng suất và chất lượng nông sản.
- Nông sản chính: lúa gạo (chiếm 50% diện tích canh tác), tơ tằm (sản lượng đứng đầu thế
giới), chè, thuốc lá, bò, lợn, …
- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản phát triển mạnh, giá trị cao.
V. Bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn (HS tự học)

You might also like