You are on page 1of 3

3.2.

Nội kiểm tra chất lượng xét nghiệm HIV


1.2.1. Nguồn vật liệu nội kiểm và cách tự chuẩn bị mẫu nội kiểm
Nội kiểm tra chất lượng là hình thức sử dụng các vật liệu biết trước nồng độ hoặc
kết quả nhằm kiểm tra, đánh giá các loạt thực hiện xét nghiệm có đảm bảo được tính
chính xác trong quá trình thực hiện hay không. Nội kiểm tra chất lượng xét nghiệm được
xem là thiết yếu là được quy định bắt buộc phải có trong các tiêu chuẩn công nhận chất
lượng phòng xét nghiệm cho các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế. Đối với xét nghiệm
HIV, nội kiểm tra chất lượng xét nghiệm tuân thủ theo các hướng dẫn dành cho xét
nghiệm định tính.
Bộ mẫu nội kiểm chuẩn gồm 3 mẫu với 3 mức nồng độ: Dương tính mạnh, dương
tính yếu và âm tính. Nguồn cung cấp mẫu nội kiểm có thể từ:
- Nhà cung cấp độc lập với sinh phẩm (bên thứ 3): nguồn thương mại hoặc từ
phòng xét nghiệm tham chiếu quốc gia/khu vực
- Nhà sản xuất sinh phẩm, mẫu nội kiểm theo sinh phẩm
- Phòng xét nghiệm tự chuẩn bị
Trong trường hợp không có nguồn mẫu nội kiểm độc lập, căn cứ theo hướng dẫn
thực hiện đánh giá quyết định 2429/QĐ-BYT, phòng xét nghiệm xem vạch chứng trên
test thử là kết quả nội kiểm tra.
Trong trường hợp tự chuẩn bị, phòng xét nghiệm có thể lưu trữ các mẫu âm tính và
dương tính từ các lần thực hiện trước đó, lưu trữ theo đúng điều kiện bảo quản mẫu và
thực hiện cho lần xét nghiệm tiếp theo.
Phòng xét nghiệm cũng có thể tiến hành pha loãng mẫu bậc 2 và chuẩn bị mẫu nội
kiểm dương tính yếu để lưu trữ và thực hiện nội kiểm. Trong trường hợp này, cần phải
xác định nồng độ của mẫu nội kiểm theo các bước như sau:
- Chuẩn bị 10 ống mẫu đánh số từ 1 – 10
- Cho vào ống số 1: 200ul huyết thanh, huyết tương mẫu HIV dương tính
- Cho vào ống số 2 đến ống số 10: 100 ul huyết thanh, huyết tương âm tính
- Thực hiện xét nghiệm HIV từ ống số 1 đến ống số 10
- Xác định nồng độ cho kết quả dương mờ không rõ vạch
- Xác định nồng độ pha loãng mẫu nội kiểm cách lùi 3 nồng độ pha loãng bậc hai
từ nồng độ cho kết quả dương tính mờ.
- Tiến hành pha loãng mẫu nội kiểm theo nồng độ đã lựa chọn từ ban đầu, bảo
quản lưu trữ ở nhiệt độ - 200C để sử dụng trong vòng 1 năm.
Ống Ống
Ống số Ống 1 Ống 2 Ống 3 Ống 4 Ống 5 Ống 6 Ống 7 Ống 9
8 10
Thao Hút lần lượt 100 ul huyết thanh dương tính từ ống 1 vào ống 2, trộn đều,rồi lần lượt
tác thực làm các thao tác tương tự tiếp theo từ ống số 2 đến hết ống số 10, các ống sẽ được
hiện pha loãng bậc 2 từ mẫu gốc
Ống Ống
Ống số Ống 1 Ống 2 Ống 3 Ống 4 Ống 5 Ống 6 Ống 7 Ống 9
8 10
100ul 100ul 100ul 100ul 100ul 100ul 100ul 100ul 100ul 100ul

Ống 200ul 100ul 100ul 100ul 100ul 100ul 100ul


100ul 100ul 100ul
mẫu
huyết huyết huyết
2ml Huyết huyết huyết huyết huyết huyết huyết
tương tương tương
dùng thanh tương tương tương tương tương tương
âm âm âm
pha dươn âm âm âm âm âm âm
tính tính tính
loãng g tính tính tính tính tính tính tính
HIV HIV HIV
mẫu HIV HIV HIV HIV HIV HIV HIV
Tỉ lệ
pha 1 1/2 1/4 1/8 1/16 1/32 1/64 1/128 1/256 1/512
loãng
Kết quả
giả +++ +++ +++ ++ ++ ++ + + +/- -
định
Kết luận: nồng độ mẫu nội kiểm dương tính yếu cần pha loãng là 1/32
1.2.2. Thực hiện mẫu nội kiểm
Mẫu nội kiểm được chuẩn bị và thao tác giống như điều kiện của mẫu bệnh nhân
thống thường. Mẫu nội kiểm xét nghiệm HIV được thực hiện trước khi hoặc song song
trong quá trình thực hiện xét nghiệm. Sau khi kết quả mẫu nội kiểm được đánh giá đạt thì
phòng xét nghiệm mới được phép trả kết quả cho khách hàng.
Về tần xuất thực hiện mẫu nội kiểm xét nghiệm HIV:
- Đối với các hệ thống máy tự động và xét nghiệm ELISA, mẫu nội kiểm được
thực hiện định kỳ hàng ngày trước khi hoặc song song với quá trình thực hiện
mẫu xét nghiệm
- Đối với sinh phẩm nhanh mẫu nội kiểm âm và dương tính yếu được thực hiện
định kỳ hàng ngày, trong trường hợp số lượng mẫu PXN ít, có thể thực hiện hàng
tuần hoặc cách 20 mẫu xét nghiệm thì thực hiện 1 lần.
- Khi thay đổi Lot hóa chất mới
- Khi bảo trì, sửa chữa, thay thế thiết bị máy móc
- Khi có nhân viên mới thực hiện xét nghiệm
Trong trường kết quả nội kiểm không đạt, phòng xét nghiệm tạm ngưng thực hiện
xét nghiệm cho khách hàng, tiến hành điều tra nguyên nhân các yếu tố có thể ảnh hưởng
đến sai sót như:
- Hệ thống máy xét nghiệm
- Hóa chất xét nghiệm, chuẩn máy hư hỏng
- Người thực hiện xét nghiệm
- Chất lượng mẫu nội kiểm
- Các vật tư liên quan
Sau khi điều tra nguyên nhân và tiến hành khắc phục hoàn tất, phòng xét nghiệm
cần đánh giá kết quả xét nghiệm đã thực hiện từ lần nội kiểm đạt gần nhất, thực hiện xét
nghiệm, phát hành kết quả xét nghiệm mới và thu hồi kết quả cũ để lưu trữ hồ sơ.

You might also like