You are on page 1of 7

https://www.facebook.

com/MOLluyenthihoahoc/

CHƯƠNG VIII: ANCOL - PHENOL


CHỦ ĐỀ
CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ANCOL
Nội dung:
- Ancol tác dụng với Na
- Ancol tác dụng với CuO
- Đốt cháy ancol

A. LÍ THUYẾT
I. ANCOL TÁC DỤNG VỚI Na

- Ancol tác dụng với kim loại kiểm tạo ra ancolat và giải phóng H2:
𝑎
R(OH)a + aNa ⎯
⎯→ R(ONa)a + H2.
2
- Ancolat là chất rắn dễ bị thủy phân hoàn toàn:
R(ONa)a + aH2O ⎯ ⎯→ R(OH)a + aNaOH
Nhận xét:
- Kim loại kiềm tác dụng với dung dịch rượu thì kim loại kiềm tác dụng với cả ancol và H2O giải
phóng khí H2.
1
- Một ancol đơn chức có: nH2 = nancol .
2
- Một ancol đa chức có: nH2 ≥ nancol .
1
- Chứng minh một trong hai ancol đa chức trong hỗn hợp: nH2 > nancol .
2

Ví dụ 1: Cho 14,2g hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với
Na dư thu được 4,48 lít khí H2. Xác định CTPT của hai ancol trên.
Hướng dẫn:
nH2 = 0,2 mol.
̅OH:
Đặt công thức chung của hai ancol có dạng R

̅OH + Na ⎯
R ̅ONa + 1 H2.
⎯→ R
2
0,4 mol ← 0,2 mol
14,2
MR̅OH = ̅ + 17 = 35,5 → R
= 35,5 → R ̅ = 18,5 → CH3-(15) < 18,5 < C2H5-(29)
0,4
Vậy hai ancol là CH3OH và C2H5OH.

NĂM HỌC 2021 - 2022 HỌC HỎI LÀ MỘT VIỆC PHẢI TIẾP TỤC SUỐT ĐỜI - HCM 1
Ví dụ 2: Cho 8,6g hỗn hợp 2 ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, tác dụng với 6,9g
Na thu được 15,25g chất rắn. Xác định CTPT hai ancol.
Hướng dẫn:
Nhận xét: Chất rắn thu được có thể là Na dư và natri ancolat sinh ra.
8,6g hỗn hợp ancol + 6,9g Na ⎯ ⎯→ 15,25g chất rắn + khí H2.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mH2 = mancol + mNa − mrắn = 8,6 + 6,9 – 15,25 = 0,25 mol → nH2 = 0,125 mol.
̅OH + Na ⎯
R ⎯→ R ̅ONa + 1 H2.
2
0,25 0,25 ← 0,125 mol
→ mNaphản ứng = 0,25.23 = 5,75 < 6,9 → Na dư ancol hết.
8,6
→ MR̅OH = ̅ + 17 = 34,4 → R
= 34,4 → R ̅ = 17,4 → CH3-(15) < 17,4 < C2H5-(29)
0,25
Vậy hai ancol là CH3OH và C2H5OH.

II. ANCOL TÁC DỤNG VỚI CuO

Phản ứng oxi hoá ancol bằng CuO, t°:


⎯→ Anđehit
+ Ancol bậc I ⎯
RCH2OH + CuO RCHO + Cu + H2O
+ Ancol bậc II ⎯
⎯→ Xeton

Nhận xét:
- CuO màu đen chuyển thành Cu màu đỏ → dùng nhận biết ancol bậc I và II.
- Khối lượng chất rắn giảm chính là khối lượng oxi trong oxit CuO phản ứng.
- mhỗn hợp khí = mancol ban đầu + m[O] .
- Sản phẩm sau phản ứng tham gia phản ứng tráng gương → Ancol ban đầu bậc I.
+ Ancol bậc III → Không phản ứng

Ví dụ 1: Nung ancol etylic với 16g CuO, sản phẩm thu được có chứa 2,7g H2O. Tính khối lượng
ancol etylic phản ứng và hiệu suất phản ứng.
Hướng dẫn:
to
CH3CH2OH + CuO ⎯⎯
→ CH3CHO + Cu + H2O
0,15 mol 0,15 mol ← 0,15 mol
0,15
→ mCH3CH2OH = 0,15.46 = 6,9 (g) → H = . 100 = 75%.
0,2

NĂM HỌC 2021 - 2022 HỌC HỎI LÀ MỘT VIỆC PHẢI TIẾP TỤC SUỐT ĐỜI - HCM 2
Ví dụ 2: Oxi hóa 6g một ancol no, đơn chức thu được 5,8g một andehit. Biết phản ứng hoàn toàn.
Tìm CTPT ancol trên.
Hướng dẫn:
Oxi hóa ancol cho andehit → ancol bậc I → CTPT có dạng RCH2OH.
to
RCH2OH + CuO ⎯⎯
→ RCHO + Cu + H2O
(R + 31)(g) (R + 29)(g)
6(g) 5,8(g)
R+31 R+29
→ = → R = 29 (C2H5 ) → Ancol: CH3CH2CH2OH. CTPT: C3H8O.
-
6 5,8

III. ĐỐT CHÁY ANCOL

Phản ứng đốt cháy ancol X:


- Nếu: nH2 O > nCO2 → Ancol no, mạch hở.
- Công thức phân tử tổng quát: CnH2n+2Ox (n≥1;x≥1)
- Phương trình hoá học tổng quát:
to
O2 ⎯⎯
→ nCO2 + (n+1)H2O
3n+1−x
Cn H2n+2 Ox +
2
Nhận xét: nX = nH2 O − nCO2
nCO2
Bảo toàn nguyên tố C: Số C = n =
nX

Hoặc lập tỉ số dựa vào hệ số phương trình hoá học.


n nCO2
Ví dụ: = →n=?
n+1 nH2 O

Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 1,52 gam một ancol X thu được 1,344 lít CO2 (đktc) và 1,44 gam
H2O. Công thức phân tử của X là?
Hướng dẫn:
nCO2 = 0,06 mol; nH2O = 0,08 mol
Ta có: nH2O > nCO2 → Ancol X no, mạch hở.
Gọi công thức của ancol X là CnH2n+2Ox (n≥1;x≥1).
→ nX = nH2O − nCO2 = 0,08 – 0,06 = 0,02 mol.
nCO2 0,06
Số C = n = = =3
nX 0,02

→ Công thức phân tử của X có dạng C3H8Ox (0,02 mol)


1,52
Ta có: MX = = 76 → n = 2. Vậy công thức phân tử của X là C3H8O2.
0,02

NĂM HỌC 2021 - 2022 HỌC HỎI LÀ MỘT VIỆC PHẢI TIẾP TỤC SUỐT ĐỜI - HCM 3
Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn hai ancol đơn chức X, Y đồng đẳng kế tiếp nhau người ta thấy tỉ số
mol CO2 và H2O là 5 : 7. Công thức của X, Y là?
Hướng dẫn:
Nhận thấy: : nH2 O > nCO2 → Ancol no, đơn chức, mạch hở.
Gọi công thức chung của hai ancol là CxH2x+2O (x≥1).
Phương trình hoá học:
to
O2 ⎯⎯
→ xCO2 + (x+1)H2O
3𝑥
Cx H2x+2 O +
2
x nCO2 5
Lập tỉ số : = = → x = 2,5
x+1 nH2 O 7

Mặt khác, hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng → Hai ancol là C2H5OH và C3H7OH.

B. BÀI TẬP

BÀI TOÁN ANCOL TÁC DỤNG VỚI Na


Câu 1: Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức X, Y, Z thấy thoát ra 0,336
lít khí H2 (đkc). Khối lượng muối natri ancolat thu được là :
A. 2,4 gam. B. 1,9 gam. C. 2,85 gam. D. 3,8 gam.
Câu 2: 13,8 gam ancol A tác dụng với Na dư giải phóng 5,04 lít H2 ở đktc, biết MA < 100. Vậy A
có công thức cấu tạo thu gọn là:
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H6(OH)2. D. C3H5(OH)3.
Câu 3: Cho 42 gam 1 ancol no, mạch hở, đơn chức l X phản ứng vừa đủ với Na thu được H 2 và
57,4 gam muối. Vậy X là
A. CH4O. B. C2H6O. C. C3H8O. D. C4H10O.
Câu 4: Cho 68,913 gam 1 ancol hai chức Z phản ứng hết với Na thu được 24,8976 lít H2 (đktc).
Vậy Z là
A. C2H6O2. B. C3H8O2. C. C4H10O2. D. C5H10O2.
Câu 5: Cho 10,1 gam hỗn hợp X gồm 2 ankanol đồng đẳng liên tiếp phản ứng với Na dư thu được
2,8 lít H2 (đktc). Vậy công thức của 2 ankanol trong hỗn hợp X là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H7OH và C4H9OH. D. C4H9OH và C5H11OH.
Câu 6: Cho 1 ancol mạch hở Z (trong đó có số nguyên tử oxi bằng số nguyên tử cacbon) phản ứng
hoàn toàn với 2,3 gam Na thu được 4,97 gam chất rắn và 1,008 lít H2 (đktc). Vậy Z là
A. C2H6O2. B. C3H8O3. C. C4H10O4. D. C5H10O5.
Câu 7: Cho 0,8 mol hỗn hợp A gồm 3 ancol có công thức phân tử lần lượt là C 2H6O2, C3H8O2 và
C5H12O2 phản ứng vừa đủ với Na, phản ứng xong thu được V lít H2 (đktc). Vậy giá trị của V là
A. 4,48. B. 8,96. C. 17,92. D. 35,84.

NĂM HỌC 2021 - 2022 HỌC HỎI LÀ MỘT VIỆC PHẢI TIẾP TỤC SUỐT ĐỜI - HCM 4
Câu 8: Cho m gam hỗn hợp M gồm metanol, etanol và propenol phản ứng vừa đủ với Na thu được
V lít H2 (đktc) và (m + 3,52) gam muối. Vậy giá trị của V là
A. 3,584. B. 1,792. C. 0,896. D. 0,448.
Câu 9: Cho 37 gam hỗn hợp X gồm etanol, etilen glicol và glixerol phản ứng vừa đủ với Na thu
được V lít H2 (đktc) và 50,2 gam muối. Vậy giá trị của V là
A. 6,72. B. 4,48. C. 2,24. D. 13,44.
Câu 10: Cho 13,8 gam ancol A tác dụng với Na dư giải phóng 5,04 lít H2 ở đktc, biết MA < 100.
Vậy A có công thức cấu tạo thu gọn là:
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H6(OH)2. D. C3H5(OH)3.
Câu 11: Cho 3,38 gam hỗn hợp X gồm CH 3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với
Na, thấy thoát ra 672 ml H2 (đktc) và thu được hỗn hợp chất rắn X1 có khối lượng là:
A. 3,61 gam. B. 4,70 gam. C. 4,76 gam. D. 4,04 gam.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Nguyễn Trãi – Thái Bình, năm 2015)
Câu 12: Hòa tan một lượng ancol X vào nước thu được 6,4 gam dung dịch Y, nồng độ của
X trong Y là 71,875%. Cho 6,4 gam dung dịch Y tác dụng với lượng dư Na thu được 2,8 lít
H2 (đktc). Số nguyên tử H có trong công thức phân tử ancol X là:
A. 10. B. 4. C. 8. D. 6.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ, năm 2015)
Câu 13: Cho 11 gam một hỗn hợp hai ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng
hết với Na, thu được 3,36 lít khí (ở đktc). Công thức của hai ancol trên là
A. C2H5OH và C4H9OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H5OH và C4H7OH. D. CH3OH và C2H5OH.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Việt Yên – Bắc Giang, năm 2015)
Câu 14: Cho 3,35 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng
đẳng phản ứng với Na dư thu được 0,56 lít H2 (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của 2 ancol
đó là:
A. C5H11OH, C6H13OH. B. C3H7OH, C4H9OH.
C. C4H9OH, C5H11OH. D. C2H5OH, C3H7OH.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đa Phúc – Hà Nội, năm 2015)

BÀI TÓAN ANCOL TÁC DỤNG VỚI CuO


Câu 1: Cho m gam một ancol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi
phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ
khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là :
A. 0,92. B. 0,32. C. 0,64. D. 0,46.
Câu 2: Oxi hoá 9,2 gam ancol etylic bằng CuO đun nóng thu được 13,2 gam hỗn hợp gồm anđehit,
axit, ancol dư và nước. Hỗn hợp này tác dụng với Na sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Phần trăm ancol
bị oxi hoá là :
A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 90%.

NĂM HỌC 2021 - 2022 HỌC HỎI LÀ MỘT VIỆC PHẢI TIẾP TỤC SUỐT ĐỜI - HCM 5
Câu 3: Cho m gam ancol no đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng, sau khi phản ứng
hoàn toàn khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32g. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ lệ khối đối với
hiđrô là 15,5, giá trị của m là:
A. 0,64. B. 0,46. C. 0,32. D. 0,92.
Câu 4: Dẫn hơi C2H5OH qua ống đựng CuO nung nóng được 11,76 gam hỗn hợp X gồm anđehit,
ancol dư và nước. Cho X tác dụng với Na dư được 2,24 lít H2 (ở đktc). % ancol bị oxi hoá là
A. 80%. B. 75%. C. 60%. D. 50%.
Câu 5: Oxi hóa 4,6 gam etanol bằng CuO nung nóng được hỗn hợp X gồm anđehit, ancol
dư và nước. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Cho X tác dụng với Na dư thì thể tích H2 (đktc)
thu được là
A. 1,12. B. 0,448. C. 11,2. D. 4,48.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Thanh Chương 1 – Nghệ An, năm 2015)
Câu 6: Cho hỗn hợp A gồm hai rượu đơn chức liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đem
oxi hoá hoàn toàn hỗn hợp A bằng CuO thu được hỗn hợp gồm anđehit và xeton (hỗn hợp
B). Tỉ khối của B so với A bằng 65/67. Công thức của hai ancol là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C4H7OH và C5H9OH.
C. C2H5OH và C3H7OH. D. C4H7OH và C3H5OH.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Việt Yên – Bắc Giang, năm 2015)
Câu 7: Dẫn hơi C2H5OH qua ống đựng CuO nung nóng thu được 11,76 gam hỗn hợp X gồm
anđehit, ancol dư và nước. Làm lạnh X rồi cho X tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (ở
đktc). Phần trăm ancol bị oxi hoá là
A. 60%. B. 75%. C. 80%. D. 50%.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT Chúc Động – Hà Nội, năm 2015)

BÀI TOÁN ĐỐT CHÁY ANCOL


Câu 1: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí
CO2 (đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là :
𝑉 𝑉 𝑉 𝑉
A. m = 𝑎 − . B. m = 2𝑎 − . B. m = 2𝑎 − . B. m = 𝑎 + .
5,6 11,2 22,4 5,6
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 0,1 mol etilen glicol và 0,2 mol ancol M thu
được 35,2 gam CO2 và 19,8 gam H2O. Mặt khác cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư thu
được 0,3 mol H2. Vậy ancol M là
A. C3H8O. B. C3H8O2. C. C3H8O3. D. C4H10O2.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai ancol X và Y là đồng đẳng kế tiếp của nhau, thu
được 0,3 mol CO2 và 0,425 mol H2O. Mặt khác, cho 0,25 mol hỗn hợp M tác dụng với Na (dư), thu
được chưa đến 0,15 mol H2. Công thức phân tử của X, Y là:
A. C2H6O2, C3H8O2. B. C2H6O, CH4O. C. C3H6O, C4H8O. D. C2H6O, C3H8O.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 24,8 gam hỗn hợp gồm ancol metylic, ancol etylic, ancol propylic cần
hết V lít O2 (đktc) thu được 2,6 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Vậy giá trị của V là
A. 57,36. B. 35,84. C. 33.60. D. 44,80.

NĂM HỌC 2021 - 2022 HỌC HỎI LÀ MỘT VIỆC PHẢI TIẾP TỤC SUỐT ĐỜI - HCM 6
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 1 ankanol X thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Vậy X là
A. CH4O. B. C2H6O. C. C3H8O. D. C4H10O.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 3,48 gam hỗn hợp X gồm 2 ankanol đồng đẳng liên tiếp cần vừa đủ
4,032 lít O2 (đktc). Vậy công thức phân tử của 2 ankanol trong hỗn hợp X là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H7OH và C4H9OH. D. C4H9OH và C5H11OH.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 1 ankanol X cần hết 13,44 lít O2 (đktc) thu được CO2 và 9 gam H2O.
Vậy X là
A. CH4O. B. C2H6O. C. C3H8O. D. C4H10O.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức, thuộc cùng dãy dồng đẳng thu được
3,808 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là
A. 5,42. B. 5,72. C. 4,72. D. 7,42.
Câu 11: X là một ancol (rượu) no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam
oxi, thu được hơi nước và 6,6 gam CO2. Công thức của X là
A. C3H6(OH)2. B. C2H4(OH)2. C. C3H5(OH)3. D. C3H7OH.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần – Sở GD & Đào Tạo tỉnh Thanh Hóa, năm 2015)
Câu 12: Một hỗn hợp X gồm hai ancol mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon và hơn kém
nhau một nhóm -OH. Để đốt cháy hết 0,1 mol hỗn hợp X cần 8,4 lít O 2 (đktc) và thu được
13,2 gam CO2. Biết rằng khi oxi hóa hỗn hợp X bởi CuO trong sản phẩm có một anđehit đa
chức. Hai ancol trong hỗn hợp X có công thức cấu tạo là
A. CH2(OH)-CH2-CH2OH và CH3-CH2CH2OH.
B. CH3-CH(OH)-CH2OH và CH2(OH)-CH(OH)-CH2OH.
C. CH2(OH)-CH2-CH2OH và CH2(OH)-CH(OH)-CH2OH.
D. CH2(OH)-CH2-CH2-CH2OH và CH3-CH(OH)-CH(OH)-CH2OH.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ, năm 2015)
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích hơi ancol no A mạch hở, thu được CO2 và H2O có
tổng thể tích gấp 5 lần thể tích hơi ancol A đã dùng (ở cùng điều kiện). Vậy số công thức cấu
tạo của A là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Hà Giang, năm 2015)
Câu 14: Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với rượu (ancol) X, chỉ thu được một anken
duy nhất. Oxi hoá hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO 2 (ở đktc) và 5,4 gam
nước. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Nam Phù Cừ – Hưng Yên, năm 2015)

NĂM HỌC 2021 - 2022 HỌC HỎI LÀ MỘT VIỆC PHẢI TIẾP TỤC SUỐT ĐỜI - HCM 7

You might also like