You are on page 1of 5

GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI THÂN THỂ

CHO HỌC SINH LỚP 1


Thời gian thực hiện: Ngày 06 tháng 04 năm 2023

1. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức, kĩ năng:
- Học sinh nhận biết, nói và nhớ được tên bốn bộ phận của vùng riêng tư
trên cơ thể.
- Giúp học sinh nhận diện được các tình huống đe dọa và xâm hại.
- Dạy học sinh một số kĩ năng: bảo vệ và phòng tránh khi có người
muốn chạm đến vùng riêng tư trên cơ thể.
- Quan sát các hình ảnh để phân biệt được hành động nào là tốt, hành
động nào là xấu đối với học sinh.
- Giúp học sinh nói không và tránh xa người có hành vi động chạm hay
đe doạ đến sự an toàn của bản thân.
- Thực hành nói với người lớn đáng tin cậy để được giúp đỡ khi cần
hoặc gặp nguy hiểm.
2. Năng lực:
+ Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Phân biệt được một số việc nên làm và không nên
làm để bảo vệ vùng riêng tư của cơ thể
- Giao tiếp, hợp tác: Nêu được cách bảo vệ vùng riêng tư của cơ thể.
Quan sát các hình ảnh để phân biệt được hành động nào là tốt, hành
động nào là xấu đối với học sinh.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Lựa chọn cách giải quyết vấn đề
và thực hiện được hoặc cách ứng xử phù hợp.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Thực hành nói không và tránh xa người có hành vi động chạm hay đe
doạ đến sự an toàn của bản thân. Thực hành nói với người lớn tin cậy để
được giúp đỡ khi cần.
3. Phẩm chất:
- Hào hứng, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Cẩn thận, tuân thủ các quy định về an toàn khi tiến hành quan sát và
vận dụng.
- Ham tìm hiểu, học hỏi.
- Tích cực vận dụng kiến thức kỹ năng học được vào đời sống hằng
ngày.
2. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: laptop, búp bê, hình ảnh và video phục vụ bài học, nhạc bài
hát: “Head shoulders knees&Toes”, “Năm ngón tay xinh”.
- Học sinh: bảng con
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động Mở đầu: (5 phút)
* Mục tiêu: Tạo bầu không khí thoải
mái, gây hứng thú cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- Cho học sinh vận động theo bài hát: - Học sinh hát và vận động
“Head shoulders knees&Toes”
- Giáo viên đặt câu hỏi: Trong bài hát - Học sinh trả lời câu hỏi
có nhắc đến các bộ phận nào?
2. Hoạt động hình thành nhận thức
của học sinh về việc phòng chống
xâm hại thân thể.
* Hoạt động 1: Nhận biết các vùng
riêng tư trên cơ thể.
* Mục tiêu:
- Nêu được các vùng riêng tư của cơ
thể.
* Cách tiến hành
- Giáo viên chiếu hình ảnh mô phỏng - Học sinh lắng nghe và quan sát
cơ thể búp bê trên powerpoint và giới cô giới thiệu các vùng riêng tư
thiệu 4 vùng riêng tư: vùng miệng, trên Powerpoint
vùng ngực, vùng giữa 2 đùi và vùng
mông. Đây là 4 vùng riêng tư trên cơ
thể của mỗi người mà không ai được
tự ý chạm vào hoặc không ai có thể
bắt các em chạm vào đó.
- Giáo viên sử dụng mô hình búp bê
và đặt câu hỏi cho học sinh: “Trên - Học sinh trả lời
búp bê có những điểm nào thuộc vùng
riêng tư?”
- Giáo viên cho học sinh lên chỉ các
vùng riêng tư trên cơ thể búp bê - Học sinh lên chỉ các vùng riêng
tư trên cơ thể búp bê.
Hoạt động 2: Nhận biết hành vi
đụng chạm an toàn và không an
toàn
* Mục tiêu:
- Quan sát các hình ảnh để phân biệt
được hành động nào là tốt, hành động
nào gây hại.
- Học sinh biết được hành động nào là
tốt, hành động nào không tốt
* Cách tiến hành
- Giáo viên cho học sinh xem video về
đụng chạm an toàn, không an toàn và - Học sinh quan sát và lắng nghe
giúp học sinh hiểu: Khi chúng ta được
những người yêu thương và tin tưởng
chạm vào chúng ta thì đó là những
đụng chạm tốt và an toàn còn khi
người lạ có hành động đụng chạm vào
các vùng riêng tư trên cơ thể và những
đụng chạm đó khiến các em sợ hãi,
không thoải mái đó chính là đụng
chạm không an toàn.
- Giáo viên đặt câu hỏi: “Nếu các em
bị người lạ đụng chạm vào vùng riêng - Học sinh trả lời theo hiểu biết
tư của mình thì các em sẽ làm gì? của mình
- Giáo viên giúp học sinh hiểu: Nếu có
người lạ đụng chạm vào các vùng
riêng tư trên cơ thể thì các em phải hét - Học sinh lắng nghe
thật lớn, bỏ chạy và hãy kể ngay cho
bố mẹ, ông bà hoặc cô giáo để mọi
người sẽ giúp đỡ các em có cách
phòng tránh những đụng chạm không
an toàn đó.
- Giáo viên tổ chức trò chơi: “Thử tài
của bé”
+ Luật chơi: Lần lượt câu hỏi sẽ xuất
hiện trên màn hình. Mỗi học sinh ghi
- Học sinh quan sát, lắng nghe
đáp án vào bảng con của mình. Khi có
hiệu lệnh hết giờ thì các em giơ bảng
lên.
+ Câu hỏi 1: Ai là người có thể đụng
chạm vào vùng riêng tư trên cơ thể - Học sinh ghi câu trả lời vào bảng
của các em? và giơ lên.
++ Đáp án 1: Ông bà, bố, mẹ
++ Đáp án 2: Hàng xóm, người xa lạ

+ Câu hỏi 2: Khi bị người lạ đụng


chạm vào vùng riêng tư trên cơ thể các - Học sinh ghi câu trả lời vào bảng
em sẽ làm gì? và giơ lên
++ Đáp án 1: Để im và không phản
ứng
++ Đáp án 2: La hét và bỏ chạy

+ Câu hỏi 3: Nếu bị người khác đụng


chạm vào vùng riêng tư các em sẽ kể - Học sinh ghi câu trả lời vào bảng
với ai? và giơ lên
++ Đáp án 1: Kể với bố mẹ và cô
giáo
++ Đáp án 2: Một mình không kể
với ai
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương
học sinh

3. Kết thúc
- Củng cố lại kiến thức
- Giáo viên và học sinh đứng dậy vận
động bài: “Năm ngón tay xinh” - Học sinh vận động
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
……………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
………………………………

You might also like