You are on page 1of 8

* Nội dung, ý nghĩa của truyện cười

a. Truyện cười là vũ khí đấu tranh của quần chúng nhân dân:

Ra đời và phát triển khi xã hội phong kiến Việt Nam rơi vào tình trạng
khủng hoảng trầm trọng, truyện cười – một hình thức đặc biệt của sự phủ
nhận, phê phán đã có tiền đề thuận lợi để tồn tại.

Nội dung các truyện cười dân gian thì thấy đa số đã xuất hiện trong thời kì suy
vong của giai cấp phong kiến. Thiên giai thoại về hai cha con ông đồ thời Lê
mạt sưu tập truyện tiểu lâm phần nào đã phản ánh sự thực ấy.

Như trên đã trình bày, truyện cười có ý nghĩa đấu tranh xã hội rất mạnh mẽ.
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống chế độ phong kiến đặc biệt phát triển
trong thời Lê mạt và thời Nguyễn. Cùng với các phong trào đấu tranh trên các
phương diện khác, văn học dân gian đã đóng góp nhiều trong việc thúc đẩy sự
tan rã nhanh chóng uy thế chính trị của giai cấp phong kiến. Để đánh đổ uy thế
này, truyện cười dân gian có một vai trò rất quan trọng.

Kể từ thế kỉ XVI trở đi, giai cấp phong kiến đã không còn tác dụng tích cực đối
với lịch sử. Qua hai thế kỉ chiến tranh phong kiến Nguyễn phân tranh, hết Lê -
Mạc phân tranh lại đến Trịnh tranh, giai cấp phong kiến ngày càng bóc lột nhân
dân thậm tệ, gây ra bao nhiêu cảnh đau khổ trong xã hội : Chế độ phong kiến
ngày càng đổ nát thì đạo đức phong kiến ngày càng biểu lộ tính chất gia tạo.
Cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII, các chúa Trịnh như Trịnh Tạc, Trịnh Căn
sau khi tạm hưu chiến với chúa Nguyễn, cũng muốn củng cố lại kỉ cương, phục
hồi lại lễ giáo. Nhưng chế độ phong kiến vẫn lao mạnh xuống vực thảm tiêu
vong. Rất nhiều cuộc nông dân khởi nghĩa ở khắp nơi trong nước, như sóng trào
dâng lên hết đợt này đến đợt khác, xói mòn dần nền tảng của ngôi lầu phong
kiến Ngôi lầu cũ kỉ tuy vẫn còn được tô lại vàng son lòe loẹt những đã mục
ruỗng ở bên trong Và phong trào Tây Sơn đã làm sụp đổ chế độ phong kiến, của
họ Nguyễn cũng như của họ Trịnh. Sau này, Nguyễn Ánh dựa vào bọn đại địa
chủ miền Nam và bọn tư bản xâm lược Pháp đã dựng lên một triều đại phản
động hơn bao giờ hết. Nhà Nguyễn đã ráng sức củng cố lại kỉ cương phong
kiến, phục hồi lại lễ giáo phong kiến một cách ngu xuẩn.
Khi giai cấp thống trị phơi bày đầy rẫy những mặt xấu, truyện cười đã chĩa mũi
nhọn vào chúng, phê phán những cái lố bịch mà chúng tạo nên. Đối tượng mà
truyện cười dân gian hướng đến đả kích khá rộng rãi, từ vua chúa đến những tên
nhà giàu, quan lại, hào lí, thầy cúng, thầy bói, nhà sư...

Ghécxen, nhà dân chủ cách mạng Nga khẳng định: “Cái cười là một trong
những vũ khí mạnh nhất chống lại tất cả những gì lỗi thời mà còn bám lấy
như một tàn dư to lớn ngăn cản cuộc sống tươi mới phát triển và đe dọa
những người yếu ớt”.

Giai cấp phong kiến từ lâu đã là một trở ngại trên con đường tiến hóa của dân
tộc. Cuộc đấu tranh chống giai cấp phong kiến đã có cỗi rễ lâu đời và trong giai
đoạn ngắc ngoài của nó, nó đã có một sức bám dai dẳng Nó đã ngoan cố tỏ ra
mình vẫn có vai trò với cuộc sống. Cho nên đối tượng của tiếng cười hài hước
trước hết là giai cấp phong kiến. Truyện cười dân gian đã phát triển đặc biệt
trong thời kì suy vong của giai cấp phong kiến chính vì khi ấy giai cấp này tiêu
biểu cho cái lỗi thời, cái phản động, cái hài hước.

Trước hết, đáng chú ý là những hệ thống truyện cười được lưu hành rộng rãi
như truyện Trạng Lợn, truyện Trạng Quỳnh, truyện Ba Giai, Tú Xuất v.v..
Những hệ thống truyện này phục vụ đắc lực cho mục đích của nhân dân là đánh
vào chế độ phong kiến.

Đúng với tinh thần đó, truyện cười Việt Nam đã làm rất tốt nhiệm vụ phản
phong, vạch trần cái mục ruỗng của chế độ. Các tác phẩm thuộc hình thức
truyện cười kết chuỗi như truyện Trạng Lợn, Trạng Quỳnh, Xiển Bột... đã
thực hiện triệt để điều này.

Những hệ thống truyện cười vạch rõ những cảnh ngược đời trong xã hội phong
kiến, sự giả tạo của những kẻ bóc lột, từ vua quan cho đến cường hảo, lái buôn
và những bọn tay sai của chúng. Trong những hệ câu nhại lại chữ thánh hiền" đã
phản ánh tư tưởng dao động và thái thống truyện này, ảnh hưởng của nho sĩ
nghèo có thể thấy rất rõ. Những độ bất mãn của họ. Câu : "Thiên tích thông
minh, Thành phù công dụng” trong Tam Tự Kinh đã được nhại là : “Thiên tích
thong manh, thánh nằm chỏng gọng". Ba chữ "Thủ chư dự" trong Kinh Dịch
được đọc là “Thủ trư dự, và được hiểu là "dự vào bữa đánh chén thủ lợn" vv...

Chính nho sĩ nghèo đã giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng thành hệ
thống các mẫu truyền vốn lưu hành trong dân gian. Cũng ở một số mẫu truyện
được họ đặt ra rồi đưa vào các hệ thống ấy. Truyện Trạng Lợn đã đem vua chúa,
quan lại, nho sĩ ra để làm trò đùa. Tuy nhiên trong hệ thống truyện này chưa có
sự bất mãn bùng nổ như trong hệ thống truyện về Trang Quỳnh. Truyện Trạng
Quỳnh đã kích mạnh mẽ vào toàn bộ giai cấp phong kiến từ nho sĩ (Ông Tù Cát.
Quan trường mác làm),phủ hào (Ông nọ bà kia), quan lại (Nhật bị trầu, Làm
quan thị, Chọi gà), chúa Trịnh Tương, muối cùng ngon, Chưa ngủ ngày. Cây
nhà lá vườn) vua Lê (Ăn trộm mèo, tiền sự thằng bảo thái) thấy linh (Cáy rẽ
ruộng chùa Liêu, Vay tiền chúa, Trả ơn chùa Liêu, Cúng thành hoàng, Bà Banh
mất thiêng, Phật say). Trong hệ thống truyện Trạng Quỳnh, lại không thiếu một
nội dung rất quen thuộc của truyện dân gian là việc để cao ý thức dân tộc Vua
Tàu thử sử, Sử Tàu mặc lõm). Nhưng nội dung quán xuyến toàn bộ tác phẩm là
tiến công vào mọi thiết chế của Nhà nước phong kiến từ thấp đến cao. Từ việc
đạt câu đối "Trời sinh ông Tú Cát - Đất nứt con bọ hung, "Miệng kẻ sang có
gang có thép - Đổ nhà khó vừa nho vừa thâm" để đả kích nho sĩ, quan lại, đến
việc giải thích hai chữ "ngọa sơn" để chửi chúa Trịnh, từ việc gọi thần Thành
hoàng một cách xách mé là chú (" Chú là kẻ cả trong làng, Ta là người sang
trong nước") đến việc làm thơ nhạo Phật :

Ông đứng chi mà đứng mãi đây?

Dập dềnh như tỉnh lại như say.

Vãi nào đã chuốc cho ông rượu?

Còn có cho tay một năm đầy

thì rõ ràng truyện Trạng Quỳnh không kiêng nể bất cứ một thứ uy quyền nào
của Nhà nước phong kiến. Nhân vật Trạng Quỳnh "không biết trên đầu có ai ấy
sau cùng có chết thì truyện mới kết thúc được. Nhưng để kết thúc truyện, tác giả
dân gian lại xây dựng tình tiết Trạng chết chúa cũng thăng hà". Trạng Quỳnh bị
Chúa đánh thuốc độc Trạng Quỳnh biết mình không tránh khỏi cái chết, nhưng
Trạng đã bày mẹo đánh lừa khiến chúa Trịnh cũng ăn phải thuốc độc mà chết
theo. Thế là "Trạng chết chúa cũng thăng hà, Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn".
Thế là đến khi chết rồi, Trạng Quỳnh vẫn chưa hết tiến công vào vua chúa.
Có thể nói truyện Trạng Quỳnh là hệ thống truyện cười có tính chiến đấu cao
nhất, tiêu biểu nhất trong thời kì suy vong của chế độ phong kiến. Các hệ thống
truyện Ba Giai, Tú Xuất, truyện Xiển Ngộ, truyền Ông Ó xuất hiện trong thế kỉ
XIX và đầu thế kỉ XX mang sắc thái của buổi giao thời, khi thực dân Pháp lống
ách thống trị của nó lên trên cải cách của Nhà nước phong kiến. Nếu như truyện
Ba Giai, Tà Xuất không có mục tiêu đả kích kiên định thì truyện Xiên Ngô đã
kế thừa được truyện Trạng Quỳnh về phương diện nhằm dùng, đánh thẳng vào
kẻ thù của nhân dân. Giống như ông tổ bốn đài là Trung Quỳnh, anh chàng Xiển
Ngộ đã kích vào địa chủ, cường hào, lí dịch (Con cò biết nói, Xin đất làm nhà,
Rao làng, Làm ma mẹ, v.v..) vào quan lại (Quan dây, Mừng học trò, Phe đơn li
dị, Và quan huyện, Xin tiền quan Tổng đốc, Nghênh tiếp quan Tổng đốc) vào
nhà vua (Từ chứng nan y, Trả lời vua, Chửi vua). Vì quá trình lưu hành trong
dân gian chưa lâu bằng hệ thống truyện Trạng Quỳnh cho nên ý vị của hệ thống
truyện Xiển Ngộ kém phần tinh tế, nhưng truyện Xiên Ngộ là bằng chứng về sự
nhạy bén của nhân dân trong việc kịp thời vạch ra ngay những mặt tiêu cực vừa
mới xuất hiện trong cuộc sống, tổ cáo ngay những tên hề tiêu cực khi chúng vừa
mới là mặt trên sâu khấu xã hội. Xiển Ngộ đã kích vào thói ninh Tây của quan
lại (Câu đối mừng tuổi) đã kích bọn thực dân (Bắt rượu lâu) bọn đội lốt cha cổ
(Thơ chỉ cụ dạo), bọn đi điểm làm tay sai cho giác (Chữ phúc).

Như vậy là trong những hệ thống truyện cười, đã hình thành những nhân vật mà
việc làm và lời nói gán với yêu cầu đấu tranh của nhân dân. Những nhân vật ấy
luôn luôn tìm cách tiến công vào giai cấp thống trị. Và từ lâu, Trạng Lợn, Trạng
Quỳnh ít nhiều đã đại biểu cho lí tưởng thẩm mĩ trong truyện cười dân gian, lí
tưởng gắn với sự phê phán những mặt trái của giai cấp thống trị, của xã hội cũ
đang tàn tạ.

Đằng sau mỗi câu chuyện, chúng ta thấy rõ sức mạnh, thái độ đấu tranh dứt
khoát và bền bĩ của quần chúng nhân dân. Với nội dung này, “truyện cười
không phải là loại truyện được đặt ra để giải trí đơn thuần, càng không phải
những viên thuốc an thần khiến con người có khổ, có thù quên hết thù, hết khổ”.

Đằng sau tiếng cười là những suy nghĩ hết sức nghiêm túc, có ý nghĩa xã hội
sâu sắc. Không cần dùng lí luận đao to búa lớn, chỉ bằng những tiếng cười đủ
cung bậc, truyện cười chứng minh rằng chế độ phong kiến đang trên đà tan rã
không thể cứu vãn, chế độ đó đáng bị lịch sử lên án” .
b. Truyện cười phê phán thói hư tật xấu của con người:

Hướng đến những nhược điểm thông thường và rất phổ biến của con người
cũng là một lối đi của truyện cười.

Với mục đích giáo dục nhẹ nhàng, truyện đã dùng tiếng cười để chỉ những
khiếm khuyết của con người về nhận thức, về tính cách, phẩm chất... Khoe
khoang, khoác lác, tham ăn tục uống, hà tiện, lười nhác, sợ vợ... những thói tật
đó không xấu quá mức nhưng sẽ là vật cản của con người trong quá trình sống
và sinh hoạt.

Với cái nhìn vừa độ lượng vừa nghiêm khắc, các tác giả dân gian đã đề cập đến
những nhược điểm ấy trong rất nhiều tác phẩm như: Lợn cưới áo mới, Con rắn
vuông, May không đi giày, Hả miệng chờ sung, Nếu phải tay tao... đều lấy đề
tài trong sinh hoạt của nhân dân và có tác dụng dụng châm biếm sâu sắc.

Nhưng sâu sắc nhất lại là những truyện đã kích vào những kẻ muốn học đòi theo
bọn thống trị hoặc xu phụ chúng, như Anh kẻ Nơi làm thơ huế tỉnh, Mời bác xơi
ngọc… Thơm rồi lại thối, Con vịt hai chân v...

Truyện Con vịt hai chân kể rằng có một anh tính hay ninh quan, hề có việc gì
hơi khác thường là lại tán tỉnh. Một hôm đang đứng hầu quan, trông ra sản thấy
con vịt đang ngủ, có một chân lên. Anh liền bẩm với quan rằng : "Bẩm quan
lớn, con vịt..", đang nói thì con vịt thức dậy, buông chân xuống. Quan hỏi :
"Con vịt làm sao ?" Anh ta luống cuống đáp: "Bẩm…. con vịt có hai chân ạ !".
Quan tưởng bị anh ta trêu, liền máng ràng "Vịt chủng hai chân thì mấy chân.
Rồi sai lính đè cổ anh nịnh ra, đét cho ba chục roi.

Truyện này thể hiện sự khinh bỉ cao độ đối với những kẻ mất cả nhân phẩm,
không xứng đáng đứng trong hàng ngũ nhân dân. Tác giả dân gian để cho anh
nịnh hót kia bị chính kẻ mà anh ta muốn nịnh đánh cho một trận. Và trận đòn
này thực là nhục nhã. Truyện vừa có ý nghĩa châm biếm sâu sắc, vừa có ý nghĩa
giáo dục thấm thía. Tất nhiên, trong loại truyện phê phán những thói xấu của
nhân dân, không phải lúc nào tác giả dân gian cũng có một thái độ cay độc như
trong trường hợp này.

Truyện khôi hài ngược lại thường có ý nghĩa mua vui là chính. Truyện khôi hài
thường hay để cập đến những vấn đề thuộc về nhận thức luận. Đó là trường hợp
như Ba anh mê ngủ, Vô tâm, Bất tỉnh nhân sự, Chồng mù vợ điếc, Xẩm xem
voi, Chảy. Trong truyện Ba anh mê ngủ kể ở trên, cái điều đáng cười là ba anh
chàng Giáp, Ất, Bính tuy đã mất cảm giác đúng đắn về hiện thực mà lại cứ làm
ra vẻ tỉnh táo, hơn nữa cứ tưởng như mình tỉnh táo lắm. Mâu thuẫn ấy có tính
chất hài hước. Tiếng cười bật lên để "tố cáo" mâu thuẫn ấy. Ngoài ra, nó không
có mục đích tố cáo một cái gì xấu xa trong nhân cách con người. Cảm giác mà
nó đem lại cho ta là một niềm vui hồn nhiên.

Truyện khôi hài lại có khi bao hàm tiếng cười trước những thiếu sót trên cơ thể
và trong lí trí của con người. Những truyện Chồng cấm vợ diếc, Xám xem
voi(1), gây ra tiếng cười đối với những người tàn tật mà lại có thể làm ta vui
được vì chúng không có mục đích đả kích vào những con người bất hạnh kia.
Tiếng cười mà những truyện ấy gây ra thường gắn liền với một sự thông cảm
đối với những thiếu sót mà thiên nhiên buộc họ phải chịu đựng Hơn nữa ở
truyện khỏi hài, với sự vạch ra một thiếu sót nào đó trong cơ thể hoặc lí trí của
con người, không những thường kèm theo một niềm thông cảm mà có khi lại
kèm theo một niềm thiện cảm. Truyện Cháy ! là một thí dụ. Một người sắp đi
chơi xa dặn con ràng ở nhà có ai đến chơi thì nói rằng bố đi vắng lâu mới về.
Nhưng anh ta sợ con mải chơi quên mất lời dạn, lại cẩn thận lấy bút viết câu trả
lời khách vào một mảnh giấy rồi đưa cho con mà bảo rằng hễ ai có hỏi thì cứ
đưa giấy ra. Chú bé bỏ giấy vào túi, đợi suốt cả ngày chẳng có ai đến chơi Tối
đến, bé ta mới tò mò giở mảnh giấy ra nghịch trước đèn, chẳng may thế nào làm
chảy mất. Hôm sau có người tới chơi, hỏi rằng "Bố cháu có nhà không ? Bé ta
ngơ ngác hối lâu, sờ vào túi khổng thấy mảnh giấy, liền đáp : "Mất rồi". Khách
giật mình, vội hỏi : "Mất bao giờ ?". Bé ta khi đó sực nhớ ra, trả lời : "Tối hôm
qua !". Khách hỏi dồn : "Tại sao mà mất ?". Bé ta lại đáp : "Cháy !". Sự hoảng
hốt của ông khách đã làm chúng ta cười. Các câu trả lời của chú bé lại càng làm
cho chúng ta cười to hơn. Ở đây chẳng ai có lỗi cả. Cha em bé thì là người cẩn
thận chu đáo. Em bé thì thực thà. Ông khách thì rất có lí do để hoảng hốt như
vậy. Có lỗi chăng là những từ "mất" và "cháy" gọn thon lỏn đã có thể hiểu theo
nhiều cách. Có lỗi chăng là luồng tư tưởng của ông khách đang nghĩ về người
bạn vắng mặt và luồng tư tưởng của em bé đang nghĩ về mảnh giấy tuy chạy
theo hai ngả khác nhau nhưng lại ngẫu nhiên ngoắc vào nhau ở hai từ ấy. Sở dĩ
có tình trạng ấy là vì em bé ngây thơ tuy không trả lời đúng vào câu hỏi của
người khách mà lại cứ có vẻ như trả lời đúng vào câu hỏi đó. Xét đến cùng, thì
sự ngây thơ của em bé là "thủ phạm" gây ra sự hiểu lầm. Chúng ta cười và phát
hiện ra "thủ phạm" nhưng lại chỉ càng thấy thích thú với sự ngây thơ mà thực
thà của em bé.

Truyện khôi hài có tính chất lí trí và rèn luyện lí trí bằng cách phơi bày những
mâu thuẫn mà tư duy lôgic phải phát hiện cho được nguyên nhân. Nhiều khi tác
giả dân gian đã vận dụng sự khôn ranh của mình để hấp dẫn công chúng.

Trong những truyện đã dẫn ở trên, tác giả dân gian nêu lên những hiện tượng
ngược đời, hoặc là sự mất cảm giác đúng đắn về hiện thực, sự mất khả năng
thích nghi với hiện thực, hoặc là sự chủ quan trong nhận thức, một thứ chủ quan
ngoan cố, hoặc là lời nói ngày thơ, dớ dẩn, dễ đánh lừa người ta. Đi sâu vào
từng truyện, chúng ta thấy rõ ý nghĩa triết học của chúng. Cho nên suy nghỉ cho
kĩ thì truyện khôi hài không chỉ có mục đích mua vui thuần túy. Truyện khôi hài
nêu ra những hiện tượng kì quặc, ngược đời, trái tự nhiên có thể xảy ra trong
cuộc sống hoặc ít nhiều được bịa đặt ra để thể nghiệm tư duy lôgic, thể nghiệm
óc quan sát và phân tích của chúng ta.

Cho nên việc sáng tác truyện khỏi hài cũng như việc thưởng thức mơ là một thứ
thể dục của trí tuệ". Tất nhiên cũng có những truyện không đặt ra yêu cầu ấy.
Đó là trường hợp một số ít truyện như kiểu truyện Tay ải tay ai, Tôi khiêng bà
v.v... Truyện Tay ải tay ai kể Tầng hai vợ chồng nhà kia, cứ tối đến lại rang ít
bỏng ngô đựng vào ai ra rồi để giữa giường. Hai vợ chồng nằm hạ bên. Hễ
chống thò tay vào rã bóc bỏng mà nấm phải tay vợ thì lại hỏi : "Tay ải tay ai ?".
Vợ bên ỏn ẻn đáp lại: Tay êm tay em .. Hề vợ năm phải tay chống tôi cũng hỏi
"Tay ải tay ai, chồng cũng lại nũng nịu đáp : "Tay ảnh tay anh .. Có thằng kẻ
trộm đứng rình ngoài nhà mãi đến quá nửa đêm mà tiếng hai vợ chồng cứ ẻm
với em, ảnh với anh mãi, sốt ruột tâm vì không thể hành động được gì cả. Sau
cùng tức quá, nó lẻn vào cạnh giường, thò tay vào ra bỏng ngô, bốc ăn. Người
vợ thò tay vào ra, chạm phải tay nó, lại nắm lấy hỏi : "Tay ải tay ai ?". Đương
lực mình, thàng kẻ trộm quát to : "Tay ổng tay ông !". Rồi ù té chạy mất Tiếng
cười ở đây có nguyên nhân ở sự nhắc lại cặp tiếng đôi khi thì đi và ai, khi thì êm
và em, khi thì ảnh và anh. Và sau cùng thì ông và ông. Tiếng cười có tính chất
cơ giới và không có ý nghĩa gì sâu sắc về nhận thức, không liên quan gì với việc
thể nghiệm tư duy lôgic”). Ở đây, xét cho kỉ chúng ta cười một phần vì muốn
cùng tác giả dân gian đùa một chút, trêu cợt đôi vợ chồng trẻ nọ, đôi vợ chồng
đã tỏ tình với nhau một cách kì quặc. Những truyện thuộc loại này có tính chất
mua vui và xuất hiện trên cơ sở của những hiện tượng có tính chất hài hước,
nhưng chủ yếu là trên cơ sở sinh hoạt lành mạnh, lạc quan của nhân dân.

Nhìn chung, kho tàng truyện cười của ta có nội dung rất phong phú, nội dung đó
có ý nghĩa nhân sinh rất sâu sắc. Đả kích những cái xấu xa độc ác của giai cấp
thống trị, phê phán những nét tiêu cực trong nội bộ nhân dân để cho cuộc sống
ngày một tiến lên, ngày một tốt đẹp hơn lên, truyện trào phúng có ý nghĩa chiến
đấu mạnh mẽ. Vạch rõ những hoàn cảnh oái oăm của cuộc sống, những hành
động trái tự nhiên, truyện khôi hài có mục đích mua vui là chính, nhưng xét đến
cùng thì tiếng cười mà nó gây ra có tác dụng như tiếng chuông cảnh báo, tố cáo
những cái gì đi ngược lại với quy luật chung của cuộc sống bình thường. Bất kì
trong trường hợp nào, tiếng cười hài hước chân chính cũng là người bạn đường
của lí trí sáng suốt, của tình cảm lành mạnh.

Khi tiếng cười giòn giã vang lên cũng là lúc một thói tật lộ diện. Trong trường
hợp này, tiếng cười có tác dụng uốn nắn con người, hướng con người dần đến
sự hoàn thiện. Tác giả dân gian đứng trên quan điểm đạo đức và lý tưởng thẩm
mĩ tốt đẹp của dân tộc để phủ định cái xấu. Tiếng cười sảng khoái, không ác ý
vang lên trong mỗi câu chuyện sẽ là sự nhắc nhở đầy thiện chí giúp con người
tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình một cách kịp thời.

You might also like