You are on page 1of 6

Bài tập lớn VLBD

SV hãy xem lý thuyết về mạch đóng ngắt dùng BJT ở slide 28 và 29 của DCBD-Ch05-BJT-
P2_co BJT switch.pdf, và mạch đóng ngắt relay dùng BJT npn trong RELAY DRIVING
BASICS.pdf.
SV sẽ lắp mạch như trong video này của GV https://youtu.be/dOQ8eHZKahY để khảo sát sự
đóng ngắt relay và đặc tuyến truyền đạt của BJT.

Giá trị điện trở của cuộn dây relay có thể được tìm thấy trong Songle 5V Relay Datasheet.pdf, độ
lợi beta hFE của BJT thì trong BJT 2N3906-D.pdf.
Nguồn cung cấp thì SV có thể dùng nguồn 5V của Arduino Uno, hoặc nguồn 4.5V khi lắp 3 viên
pin tiểu AA vào hộp pin 3. Tín hiệu vào điều khiển Vi thì có thể lấy từ Arduino Uno (qua code
Example Blink) hoặc kích trực tiếp từ nguồn 4.5V. Để tăng dần Vi khảo sát đặc tuyến truyền đạt,
SV dùng biến trở để làm cầu phân áp cho 5V (hoặc 4.5V), xoay biến trở lấy giá trị ra chạy từ 0
đến 5V (hoặc 4.5V), đưa vào chân Vi.
1) SV tập mua theo danh sách các linh kiện đính kèm. Có thể mua online trên thegioiic hoặc mua
ở khu B cao ốc A Nguyễn Kim, tìm khu vực quanh sạp B19 (hình đính kèm, tọa độ Google Maps
10.761462498167656, 106.66212480736912). Nếu nhóm mua ở Nhật Tảo và có video minh
chứng thì điểm câu 1 sẽ cao hơn.

2) SV lắp mạch của riêng nhóm mình và khảo sát xem giá trị Vi bao nhiêu (X trong hình) thì
relay bắt đầu ON. Quay lại video, với sự xuất hiện thuyết minh của các thành viên trong nhóm,
để minh chứng.

3) So sánh mạch đã khảo sát bên trên, với module relay có kèm opto trên thị trường.
Mỗi nhóm 4 SV, được +/1 SV nếu muốn. Hạn nộp báo cáo MS Word (và link video minh chứng
đính kèm) là 11:59pm ngày 16/06/2023.
Mạch đóng ngắt relay sử dụng transistor

Ở hình vẽ trên ta sử dụng Trans NPN để đóng ngắt Rơ le đóng tiếp điểm thường
mở, nguyên lý hoạt động  như sau:

Khi “Tin hieu” đưa vào là mức 0 (Tức =0V) thì Q1 không dẫn do không có dòng IBE
>> Role không làm việc.

Khi “Tin hieu” đưa vào là mức 1 (Tức =5V) thì sẽ qua R1 hạn dòng, phân áp qua R3
làm cho Q1 dẫn thông lúc này ta có dòng Ice là dòng điện chạy qua cuộn dây >> Q1
>> Mát, Role đóng tiếp điểm thường mở (ĐK thiết bị nào đó).

Diot D1 trong mạch có tác dụng chống lại dòng điện cảm ứng do cuộn đây sinh ra
làm hỏng transistor.

Mục đích của R1 là tạo dòng vào cực B của trans tới ngưỡng bão hòa để trans hoạt
động như 1 chiếc khóa có điều kiện.

Lưu ý:   Dòng vào của Tin hiệu là rất nhỏ không thể chạy thẳng Role được nên ta
mới sử dụng transistor để kích dòng cho role.
https://www.youtube.com/watch?v=B94vdxAsITo&ab_channel=SatyamSingh ( Mạch
mô phỏng )

You might also like