You are on page 1of 4

10 NGÀY CHINH PHỤC ESTE + LIPIT | TYHH

BỔ TRỢ NGÀY 1: LÝ THUYẾT ESTE - VIP1


(Đăng ký khóa LIVEVIP2K6 mục tiêu 9+ inbox page TYHH)

Câu 1: Metyl axetat là hợp chất hữu cơ thuộc loại


A. ete. B. este. C. amin. D. axit cacboxylic.

Câu 2: Chất nào sau đây là este?


A. CH3COONa. B. CH3CHO. C. HCOOH. D. HCOOCH3.

Câu 3: Chất nào sau đây không phải este?


A. CH3COOC2H5. B. CH3OOCC2H5. C. (CH3CO)2O. D. CH3OCOC2H5.

Câu 4: Cho các chất có công thức cấu tạo sau: C2H2, C6H5OH, CH3COONa, C2H3COOCH3, C2H5OC2H5,
HCOOC6H5, CH3COC2H5, CH3OOCCH3, C2H3OCOCH3. Số chất thuộc loại este là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 5: Các chất hữa cơ đơn chức T1, T2, T3 có CTPT tương ứng là CH2O, CH2O2, C2H4O2. Chúng thuộc các
dãy đồng đẳng khác nhau. Công thức cấu tạo của T3 là
A. HCOOCH3. B. HCOOH. C. HO-CH2-CHO. D. CH3COOCH3.

Câu 6: Khi đun nóng axit axetic với ancol etylic thu được este nào sau đây?
A. CH3OOCC2H5. B. C2H5COOCH3. C. CH3COOCH3. D. C2H5OCOCH3.

Câu 7: Đun nóng axit acrylic với ancol etylic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được este có công thức cấu
tạo là
A. C2H3COOC2H5. B. CH3COOC2H3. C. C2H3COOCH3. D. C2H5COOC2H5.

Câu 8: Este nào sau đây không được điều chế từ axit cacboxylic và ancol tương ứng
A. C2H3COOCH3. B. CH3COOC2H3.
C. CH3OOC-COOCH3. D. HCOOCH2CH=CH2.

Câu 9: Este vinyl axetat được điều chế từ


A. ancol vinylic và axit axetic. B. anđehit axetic và axit axetic.
C. axetilen và axit axetic. D. etilen và axit axetic.

Câu 10: Phenyl axetat được điều chế trực tiếp từ:
A. axit axetic và phenol. B. anhiđrit axetic và ancol benzylic.
C. axit axetic và ancol benzylic. D. anhiđrit axetic và phenol.

Câu 11: Xét các este sau: vinyl axetat, vinyl benzoat, etyl axetat, isoamyl axetat, phenyl axetat, anlyl axetat. Số
este có thể điều chế trực tiếp bằng phản ứng của axit và ancol tương ứng (có H2SO4 đặc làm xúc tác) là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.

Câu 12: Chất X có công thức cấu tạo thu gọn HCOOC2H5. Tên gọi của X là
A. metyl fomat. B. etyl axetat. C. etyl fomat. D. metyl axetat.

1|TYHH
Câu 13: Este HCOOCH2CH3CH3 có tên là:
A. isopropyl fomat. B. propyl axetat. C. etyl axetat. D. propyl fomat.

Câu 14: Tên gọi của este HCOOCH(CH3)2 là:


A. isopropyl fomat. B. etyl axetat. C. propyl axetat. D. propyl fomat.

Câu 15: Este C2H5OCOC2H5 có tên gọi là


A. etyl fomat. B. vinyl propionat. C. etyl propionat. D. etyl axetat.

Câu 16: Este vinyl fomiat có công thức cấu tạo là


A. HCOOCH3. B. HCOOCH=CH2. C. CH3COOCH=CH2. D. HCOOCH2CH3.

Câu 17: Este CH3CH2COOC2H3 có tên là


A. Etyl propionat. B. Metyl propionat. C. Etyl metyl este. D. Vinyl propionat.

Câu 18: X có công thức cấu tạo CH2=CHCOOCH3. Tên gọi của X là
A. vinyl axetat. B. metyl acrylat. C. metyl fomat. D. metyl axetat.

Câu 19: Cho este có công thức cấu tạo: CH2=C(CH3)COOCH3. Tên gọi của este đó là
A. metyl metacrylat. B. metyl acrylat. C. metyl metacrylic. D. metyl acrylic.

Câu 20: Chất X có công thức cấu tạo CH2=CHCOOCH=CH2. Tên gọi của X là:
A. Etyl axetat. B. Propyl metacrylat. C. Vinyl acrylat. D. Vinyl metacrylat.

Câu 21: Etse X có công thức cấu tạo CH3COOCH2C6H5. Tên gọi của X là
A. phenyl axetat. B. benzyl axetat. C. phenyl axetic. D. metyl benzoat.

Câu 22: HCOOC6H5 có tên gọi là


A. phenyl axetat. B. metyl phenolat. C. benzyl axetat. D. phenyl fomat.

Câu 23: Tên gọi của este C6H5OCOC6H5 là


A. phenyl benzoat. B. phenyl axetat. C. benzyl benzoat. D. phenyl benzylic.

Câu 24: Este nào sau đây có phân tử khối là 72?


A. Etyl axetat. B. Metyl fomat. C. Vinyl fomat. D. Metyl axetat.

Câu 25: Este nào dưới đây có tỉ khối hơi so với oxi là 2,75?
A. vinyl acrylat. B. etyl axetat. C. metyl fomat. D. phenyl propionat.

Câu 26: Este mạch hở, đơn chức, chứa 50% C (về khối lượng) có tên gọi là?
A. Vinyl axetat. B. Metyl axetat. C. Etyl axetat. D. Vinyl fomat.

Câu 27: Khối lượng mol (g/mol) của este có mùi chuối chín là
A. 130. B. 144. C. 102. D. 116.

Câu 28: Benzyl propionat có mùi hương hoa nhài (lài), được dùng làm hương liệu cho nước hoa và một số loại
hóa mỹ phẩm khác. Chất này có phân tử khối bằng
A. 146. B. 164. C. 150. D. 152.

2|TYHH
Câu 29: Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2nO2  n  1 . B. CnH2n+2O2  n  1 . C. CnH2nO2  n  2  . D. CnH2n+2O2  n  2  .

Câu 30: Thủy phân hoàn toàn este E (no, mạch hở) trong dung dịch NaOH, thu được ancol metylic và muối của
một axit cacboxylic đơn chức. Công thức phân tử của E có dạng là
A. CnH2n – 4O2. B. CnH2n – 2O2. C. CnH2n – 2O4. D. CnH2nO2.

Câu 31: Este X (đơn chức, mạch hở) tạo bởi một ancol no, đơn chức và một axit cacboxylic có một liên kết đôi
C=C, đơn chức, mạch hở. Công thức phân tử của X có dạng là
A. CnH2nO2. B. CnH2n-2O2. C. CnH2n+2O2. D. CnH2n-4O2.

Câu 32: Este E (hai chức, mạch hở), phân tử có chứa một liên kết đôi C=C. Công thức phân tử của E là
A. CnH2n – 4O4. B. CnH2n – 4O2. C. CnH2n – 2O4. D. CnH2n – 2O2.

Câu 33: Este X (hai chức, mạch hở) tạo bởi một ancol no, hai chức và một axit cacboxylic có một liên kết đôi
C=C, đơn chức. Công thức phân tử của X có dạng là
A. CnH2n – 2O4. B. CnH2nO4. C. CnH2n – 6O4. D. CnH2n – 4O4.

Câu 34: Hợp chất hữu cơ T (mạch hở, chứa một chức este) tạo bởi một ancol no, hai chức và một axit cacboxylic
no, đơn chức. Công thức phân tử của T có dạng là
A. CnH2n – 2O2. B. CnH2nO3. C. CnH2nO2. D. CnH2n – 2O3.

Câu 35: Hợp chất hữu cơ E (mạch hở, chỉ chứa chức este) tạo bởi một ancol no, hai chức và một axit cacboxylic
no, đơn chức. Công thức phân tử của E có dạng là
A. CnH2n – 2O2. B. CnH2nO3. C. CnH2nO4. D. CnH2n – 2O4.

Câu 36: Hợp chất hữu cơ Y (mạch hở, chứa hai chức este) tạo bởi một axit cacboxylic no, đơn chức và một ancol
no, ba chức. Công thức phân tử của Y có dạng là
A. CnH2n – 4O6. B. CnH2n – 4O5. C. CnH2n – 2O5. D. CnH2n – 2O4.

Câu 37: Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử CnHnO2, với n > 2.
B. Các este thường có nhiệt độ sôi thấp, dễ bay hơi do không tạo liên kết hidro liên phân tử.
C. Phản ứng thủy phân este trong môi trường bazơ là phản ứng thuận nghịch.
D. Hợp chất HOOCCH3 thuộc loại este.

Câu 38: Ba chất hữu cơ X, Y, Z có cùng công thức phân tử C4H8O2, có đặc điểm sau:
- X có mạch cacbon phân nhánh, tác dụng được với Na và NaOH.
- Y được điều chế trực tiếp từ axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon.
- Z tác dụng được với NaOH và tham gia phản ứng tráng bạc.
Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. CH3CH(CH3)COOH, CH3CH2COOCH3, HCOOCH2CH2CH3.
B. CH3CH2CH2COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2CH3.
C. CH3CH(CH3)COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2CH3.
D. CH3CH2CH2COOH, CH3COOCH2CH3, CH3COOCH2CH3.

3|TYHH
Câu 39: Cho các phương trình phản ứng hóa học sau:
(1) X + NaOH 
t
 X1 + X2
(2) X2 + CuO 
t
 X3 + Cu +H2O
(3) X3 + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O 
t
 (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag.
(4) X1 + NaOH 
CaO,t
 X4 + Na2CO3.
(5) 2X4 
t
 X5 + 3H2.
Phát biểu nào sau đây là không đúng:
A. X2 chất lỏng rất độc, dùng làm nguyên liệu để điều chế axit axetic trong công nghiệp.
B. X5 tham gia phản ứng tráng bạc.
C. X có 6 nguyên tử H trong phân tử.
D. X1 tan trong nước tốt hơn so với X.

Câu 40: Hình vẽ minh họa điều chế isoamyl axetat trong phòng thí nghiệm

Cho các phát biểu:


(a) Hỗn hợp chất lỏng trong bình 1 gồm ancol isoamylic, axit axetic và axit sunfuric đặc.
(b) Trong phễu chiết lớp chất lỏng nặng hơn có thành phần chính là isoamyl axetat.
(c) Nhiệt kế dùng để kiểm soát nhiệt độ trong bình 1.
(d) Phễu chiết dùng tách các chất lỏng không tan vào nhau ra khỏi nhau.
(e) Isoamyl axetat tinh khiết có thể được sử dụng làm hương liệu phụ gia cho thực phẩm.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 1.

Tự Học - TỰ LẬP - Tự Do!


---------- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) -----------

4|TYHH

You might also like