You are on page 1of 2

I .

PHẨN ĐỌC HIỂU (3 điểm):


  Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4.
“(…) Vậy phải giải thích thế nào về việc hàng nghìn người dân “hôi” sạch xe
bia bị đổ trên cầu Bến Thuỷ ngày 26/11/2011, về vụ “hôi” bia tương tự
ngày 4/12/2013 ở Biên Hoà? Vì dân nghèo không có tiền mua bia ư? Họ có
tiền mua xe máy cơ mà? Khi xem video do camera giao thông ghi lại vụ ở Biên
Hoà, tôi lại thấy đa số người đi đường và sống hai bên đường ở Biên Hoà lao
vào “hôi” bia, giống y hệt cảnh tôi nhìn thấy ở Hà Nội năm 1986. Trong các vụ
cháy nhà, cháy ki-ốt bán hàng, cháy chợ ở các địa phương nước ta, hôi của gần
như là phần không thể thiếu. Người dân đã có cuộc sống đầy đủ hơn, hàng hoá
không còn khan hiếm, nhưng “tính hôi của” không thay đổi mấy.
Chúng ta ghét cay ghét đắng các quan tham. Nhưng quan từ đâu mà ra? Họ
cũng từ dân ra, hết nhiệm kỳ quan lại về làm dân. Họ là con, là chồng hoặc vợ,
là bố hoặc mẹ, là ông hoặc bà trong các gia đình dân. Quan có từ trên trời rơi
xuống đâu? Nếu quan nào đó tham, phải chăng người đó đã có sẵn máu tham
từ trước khi làm quan, từ khi là dân? Khi một người có sẵn máu hôi của, thì khi
làm quan, tham nhũng cũng là một kiểu hôi của với mức độ lớn hơn, hình thức
tinh vi hơn mà thôi. Tôi không tin rằng khi còn làm dân thì họ chưa có máu
tham, đến khi làm quan mới đổ đốn ra. Quan mà giữ được thanh liêm trong một
xã hội mà sự tử tế bị “mất giá” trên diện rộng, khi họ nắm nhiều quyền trong
tay, mà lương của họ thì thấp hơn lương chuyên viên ở các doanh nghiệp trung
bình, kể ra cũng khó. Để quan bớt tham, không có cách nào khác cách “4
Không” mà Singapore và nhiều nước khác làm: sao cho quan không muốn
tham, không cần tham, không dám tham, không thể tham những gì không phải
của mình.
Nhưng với người dân chúng ta thì sao? Cần làm gì để chế ngự lòng tham và tẩy
sạch dòng máu tham? Không phải chỉ đối với của cải, mà đối với nhiều thứ
khác. Vượt đèn đỏ là “cướp” đường, “cướp” sự an toàn giao thông. Chen
hàng, xô đẩy là “cướp” thời gian, “cướp” cơ hội của người khác. Bán thực
phẩm, hàng hoá độc hại là “cướp” sức khoẻ của đồng loại. Nhiều hành vi xấu
xa xảy ra ở nước ta, tạo thành một xã hội kém văn minh, kém an toàn có chung
một nguồn gốc là “lòng tham”.
Khi nào nước ta không còn xảy ra những vụ người dân hôi của, nhiều hành vi
xấu xa khác sẽ biến mất theo. Khi đó, chắc chắn chính quyền cũng sẽ liêm
chính hơn. Cần phải làm bất kỳ điều gì để lấy lại giá trị đã bị mất đi rất nhiều
của sự tử tế.”
 ( Lương Hoài Nam- http://vnexpress.net/tin- tuc/gocnhin/long-tham –
3340448.html)
 
 Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của 01 biện pháp nghệ thuật được sử
dụng trong đoạn văn sau:
      “Vượt đèn đỏ là “cướp” đường, “cướp” sự an toàn giao thông. Chen
hàng, xô đẩy là “cướp” thời gian, “cướp” cơ hội của người khác. Bán thực
phẩm, hàng hoá độc hại là “cướp” sức khoẻ của đồng loại”
 Câu 3:Tác giả đã tự trả lời cho câu hỏi của mình như thế nào
     ” Vậy phải giải thích thế nào về việc hàng nghìn người dân “hôi” sạch xe
bia bị đổ trên cầu Bến Thuỷ ngày 26/11/2011, về vụ “hôi” bia tương tự
ngày 4/12/2013 ở Biên Hoà?”
Câu 4 :Theo anh/chị, nguồn gốc của lòng tham là do đâu?
 
PHẦN LÀM VĂN (7 điểm):
Câu 1 (2 điểm).  
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200  chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về
câu hỏi sau: ” Cần làm gì để chế ngự lòng tham và tẩy sạch dòng máu tham?”

Câu 2: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ qua Sóng – Xuân Quỳnh. Từ đó liên
hệ với vẻ đẹp của Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)

You might also like