You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA NGÔN NGỮ HỌC


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07/2023


I/ Dẫn vào đề tài:
Nhà nghiên cứu Ngôn ngữ học Sara Mills trong cuốn Discourse nhận định
diễn ngôn là thuật ngữ “có phạm vi nghĩa khả hữu rộng nhất so với bất cứ thuật
ngữ nào khác thuộc lý luận văn học và văn hóa”.
Tiến sĩ Richard Nordquist1 cũng nêu nhận định của mình về diễn ngôn: In
linguistics, discourse refers to a unit of language longer than a single sentence.2
(Tạm dịch: Trong ngôn ngữ học, diễn ngôn đề cập đến một đơn vị ngôn ngữ dài
hơn một câu đơn.)
Ferdinal de Saussure, khi nói về diễn ngôn dưới góc độ ngôn ngữ học, cũng
chỉ ra sự đối lập lời nói - ngôn ngữ, trở thành nền móng quan trọng tạo nên sự
phân biệt giữa discourse (diễn ngôn) là cấu trúc tĩnh và text (văn bản) là cấu trúc
mang tính động. Về vấn đề phân tích diễn ngôn, có thể xem đường hướng ngữ
pháp chức năng hệ thống của Halliday là phổ biến nhất và được chú ý nhất. Thuật
ngữ Hệ thống chức năng dùng để chỉ ngôn ngữ như một “mạng lưới” của hệ thống,
liên quan đến việc tạo nghĩa, đến việc sử dụng ngôn ngữ, gắn với ngữ cảnh và
thực tế. Cũng theo đường hướng này, Halliday hướng tới phân tích diễn ngôn theo
các siêu chức năng, cụ thể là siêu chức năng kinh nghiệm, siêu chức năng liên
nhân và siêu chức năng văn bản.
Để làm rõ hơn đường hướng phân tích diễn ngôn này, xin được chọn truyện
ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao làm nội dung nghiên cứu chính cho đề tài
này.

II/ Phân tích diễn ngôn theo đường hướng ngữ pháp chức năng hệ thống
trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao:
1/ Đôi nét về tác giả và tác phẩm:
Nam Cao (1915 – 1951), là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo và cũng là một
chiến sĩ. Ông là một trong số những nhà văn hiện thực lớn trước Cách mạng Tháng
Tám. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông trở thành một nhà báo, một trong những
nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nam Cao có nhiều đóng góp quan trọng đối với

1
Ph.D, University of Georgia.
việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ
20.
Tên tuổi của Nam Cao gắn liền với nhiều tác phẩm văn học hiện thực nổi
tiếng, có thể kể đến là Chí Phèo, Lão Hạc,…. Trong đó, Chí Phèo là tác phẩm đã
để lại trong lòng độc giả ấn tượng sâu sắc, không chỉ về bối cảnh, nhân vật mà
còn là những bộc tả chân thực nhất về xã hội phong kiến xưa, cũng như sự phê
phán đối với tư tưởng hủ bại trong thời kỳ đen tối này.
2/ Đoạn trích được phân tích:
Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người
khác lại không thể được. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện
của những người lương thiện... Hắn băn khoăn nhìn thị Nở, như thăm dò. Thị vẫn
im lặng, cười tin cẩn, hắn thấy tự nhiên nhẹ người. Hắn bảo thị:
- Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?
Thị không đáp, nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra. Hắn thấy thế
cũng không có gì là xấu. Bằng một cái giọng nói và một vẻ mặt rất phong tình
theo ý hắn, hắn bảo thị:
- Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.
Thị lườm hắn. Một người thật xấu khi yêu cũng lườm. Hắn thích chí khanh
khách cười. Lúc tỉnh táo, hắn cười nghe thật hiền. Thị Nở lấy làm bằng lòng lắm.
Bấy giờ thì mấy bát cháo ý chừng đã ngấm. Hắn thấy lòng rất vui. Hắn bẹo thị
Nở một cái làm thị giẫy nẩy người lên. Và hắn cười, hắn lại bảo:
- Đằng ấy còn nhớ gì hôm qua không?
Thị phát khẽ hắn một cái, làm cái vẻ không ưa đùa. Sao mà e lệ thế. Xấu mà
e lệ thì cũng đáng yêu. Hắn cười ngất, và muốn làm thị thẹn thùng hơn nữa, hắn
véo thị một cái thật đau vào đùi. Lần này thì không những thị nẩy người. Thị kêu
lên choe choé. Thị nắm cổ hắn mà giúi xuống. Chúng tỏ tình với nhau, không cần
đến những cái hôn. Ai lại hôn, khi có những cái môi nức nẻ như bờ ruộng vào kỳ
đại hạn và cái mặt rạch ngang dọc như mặt thớt. Vả lại, có những cách âu yếm
bình dân hơn, chúng cấu véo hoặc phát nhau... thiết thực biết mấy...
Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi. Chúng cũng nhận thấy thế, và
nhất định lấy nhau. Như thế năm ngày chẵn, thị ở nhà hắn cả ngày lẩn đêm, trừ
những lúc đi kiếm tiền. Hắn không còn kinh rượu nhưng cố uống cho thật ít. Để
cho khỏi tốn tiền, nhưng nhất là để tỉnh táo mà yêu nhau. Đàn bà không có men
như rượu, nhưng cũng làm người say. Và hắn say thị lắm. Nhưng thị lại là người
dở hơi. Đến hôm thứ sáu, thì thị bỗng nhớ rằng thị có một người cô ở đời. Người
cô ấy nội ngày nay sẽ về. Thị nghĩ bụng: hãy đừng yêu, để hỏi cô thị đã.
3/ Phân tích:
Ở đoạn trích trên, đặc trưng trường (field) được thể hiện rất rõ ràng. Đặt vào
trong bối cảnh xã hội phong kiến, có thể thấy những người như Chí Phèo và Thị
Nở là những kẻ bị “hất” ra ngoài lề xã hội. Hai con người bị xã hội “ruồng bỏ” lại
đến với nhau, vì đối phương đã cho mình được sống đúng nghĩa là một con người.
Chí Phèo, từ một kẻ “nát” rượu, tối ngày say xỉn rồi chửi rủa người khác, lại
trở thành một con người hoàn toàn khác khi đối diện với Thị Nở: “Giá cứ thế này
mãi thì thích nhỉ?”; “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”. Cũng như
bao con người, Chí cũng mơ ước có một cuộc sống yên bình, tốt đẹp. Những câu
từ đó, ta tưởng chừng như Chí sẽ không bao giờ thốt ra được. Sự bông đùa của
một con người bị xã hội ghét bỏ trong bầu khí “tăm tối” lại như chiếc chìa khóa
mở ra con đường cho những tia sáng hy vọng chiếu rọi vào.
Đó chính là hiện thực (reality) mà Nam Cao đã nêu rõ khi lấy bối cảnh đương
thời, nơi mà rất nhiều con người bị đẩy ra ngoài lề xã hội, bị vu cáo, ghét bỏ, đấu
tố nhằm thỏa mãn mục đích “mua vui” cho những kẻ thống trị. Họ cũng chỉ có
mơ ước nho nhỏ, được sống trong yên bình. Qua đó, tác giả cho thấy sự phê phán
đối với xã hội hủ bại này, đồng thời thể hiện sự thương cảm với những phận đời
đáng thương ấy.
Những từ ngữ được dùng để diễn tả hành động của Chí và thị dường như
không “bình thường” như những người khác. Họ “tỏ tình” với nhau bằng những
tiếng kêu choe chóe hay hành động nắm cổ hắn giựt xuống. Có ai lại nghĩ đây là
những điều mà các cặp “tình yêu mới chớm nở” sẽ làm. Nam Cao cố tình dùng
những từ ngữ có sự kích động mạnh để mô tả hình ảnh này, tạo nên sự đối lập
giữa hành động và tư tưởng, làm cho độc giả trở nên hứng thú với mạch truyện.
Đoạn trích trên cũng đã khái quát được phần nào khao khát được sống hạnh
phúc của Chí Phèo và thị Nở. Cả hai đều là những người “đồng cảnh ngộ”, người
thì bị xã hội sỉ vả, dồn ép đến tột cùng, người thì bị coi thường vì ngoại hình thô
kệch. Xã hội đó là nơi mà sự bất công mới là lẽ sống, nơi người ta dùng quyền
lực xã hội để chèn ép những con người yếu thế hơn, cũng chỉ vì mục đích “mua
vui” cho bản thân. Việc Nam Cao lựa chọn sử dụng những từ ngữ mang tính quyết
liệt, mạnh mẽ đã ảnh hưởng sâu sắc đến các yếu tố khác chi phối trong tác phẩm.
Nó cũng cho thấy quan điểm của chính tác giả trong quá trình tạo lập diễn ngôn,
một quan điểm mang tính hiện thực rất cao. Đó là dù cho xã hội ngoài kia đầy dẫy
những hiểm độc, tai tiếng thì ở đâu đó, vẫn còn những con người luôn thấu hiểu,
cảm thông cho những hoàn cảnh khốn khổ, bị ruồng bỏ, bị gạt ra khỏi đời sống
xã hội.
Yếu tố cũng đối lập với nhất định trong đoạn: Chúng sẽ làm thành một cặp
rất xứng đôi. Chúng cũng nhận thấy thế, và nhất định lấy nhau. Như thế năm
ngày chẵn, thị ở nhà hắn cả ngày lẩn đêm, trừ những lúc đi kiếm tiền. Từ chỗ chỉ
nhận thức được một cách “mập mờ” việc cả hai người có tình cảm với nhau đã đi
đến việc xác định sẽ lấy nhau. Đó cũng là cách viết rất hay của Nam Cao khi dùng
hình ảnh tuy đối lập nhưng cũng có phần tăng tiến lên. Tác giả cũng thể hiện sự
cảm thán của mình về cách thể hiện tình yêu của cặp đôi này thông qua câu thiết
thực biết mấy. Dường như tác giả có quan điểm rất khác về tình yêu, đặc biệt trong
thời đại phong kiến: tình yêu thể hiện cách mạnh mẽ, thậm chí là “cuồng tín”, như
có những cách âu yếm bình dân hơn, chúng cấu véo hoặc phát nhau. So với những
lời nói có phần “sáo rỗng” thì những hành động đó, với Nam Cao, chính là tình
yêu đẹp, một tình yêu đích thực.
Về cấu trúc trong diễn ngôn của đoạn trích, Nam Cao đã hướng đến một chủ
đề duy nhất, đó là tình cảm của Chí và thị Nở dành cho nhau. Tác giả cũng đã
khéo léo sử dụng những phương thức liên kết tạo độ mạch lạc cho câu văn như
Vả lại, Và, Nhưng…. Những tình tiết mà đoạn trích nêu trên thể hiện cũng thể hiện
sự liên kết logic, đi theo một trật tự rất hợp lý: ban đầu là hai người còn đang có
ý thăm dò động thái của đối phương, rồi dần dần, đôi bên mở ra cho nhau những
niềm hy vọng mới, là sự đón nhận lẫn nhau.

III/ Kết
Qua phân tích đoạn trích trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao từ
đường hướng phân tích ngữ pháp chức năng, tôi nhận thấy, khi nghiên cứu diễn
ngôn cần đặt việc phân tích vào bối cảnh xã hội đương thời; văn hóa của mỗi
vùng, miền và sự liên hệ giữa ngôn ngữ với con người. Cũng thông qua đó, từ
những hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ, cũng có thể tác động đến ngôn cảnh giao
tiếp, ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương thức nhằm tạo lập diễn ngôn cho
phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. R.Nordquist (2020). Definition and Examples of Discourse.
https://www.thoughtco.com/discourse-language-term-
1690464#:~:text=In%20linguistics%2C%20discourse%20refers%20to,the%20w
ay%20that%20conversations%20flow.
2. C.Bally, A.Sechehaye (1916). Cours de linguistique génerale.
3. Nam Cao (1941). Chí Phèo. NXB.Văn nghệ

You might also like