You are on page 1of 2

Nguyễn Khuyến là một “nhà thơ của dân tình, làng cảnh Việt Nam”.

Thơ
ông nói lên tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu gia đình, bạn bè, phản ánh
cuộc sống thuần khổ của nông dân, châm biếm đả kích tầng lớp thống trị, đồng
thời bộc lộ tấm lòng ưu ái với dân, với nước. Trong số tác phẩm đặc sắc đó,
không thể không kể đến bài thơ “Ông phỗng đá” – đỉnh cao chói sáng trong thơ
trào phúng của Nguyễn Khuyến. Bài thơ là lời tự trào của tác giả khi đứng trước
hình ảnh ông phỗng đá trên hòn non bộ.
Hai câu thơ đầu là câu hỏi tu từ khắc họa hình ảnh ông phỗng đá:
Ông đứng đó làm chi hỡi ông?
Trơ trơ như đá, vững như đồng
Câu hỏi tu từ ngay khi vừa mở đầu vừa như là một sự băn khoăn, vừa như là sự
mỉa mai và ngụ ý châm biếm của tác giả. Câu thơ cất lên phải chăng như một sự
thăm dò công việc của ông phỗng đá. Thán từ “ hỡi” kết hợp với đại từ “ông”
làm cho câu thơ mang giá trị biểu cảm cao, bộc lộ cảm xúc dâng trào. Tác giả
hỏi ông phỗng đá đứng đó làm gì, dường như cũng có thêm sự mỉa mai, bởi vì
chính bản thân ông phỗng đá cũng đâu biết mình đang làm công việc gì. Câu thơ
tiếp theo càng làm rõ thêm bức chân dung về ông phỗng đá:
“Trơ trơ như đá, vững như đồng”
Từ láy “trơ trơ”, kết hợp với hình ảnh so sánh “ như đá”, “vững như đồng” càng
làm rõ nét thêm hình ảnh của ông phỗng đá. Đó phải chăng là hình ảnh phỗng đá
đứng bất động mặc kệ sự biến động của trời đất, hình ảnh ông phỗng đá trơ trơ
không quan tâm tới xung quanh, lúc nào cũng vậy, cũng đứng đó như một kẻ bù
nhìn? Hay là sự mỉa mai, phê phán của nhà thơ về những thói xấu ở đời, thói xấu
của bọn quan lại không biết xót thương tới những cảnh lầm than của người dân
trong cái xã hội cùng cực đó.
Hai câu thơ tiếp theo mở ra giúp ta hiểu rõ hơn về công việc, cũng như
hình ảnh ông phỗng, đồng thời hiểu rõ được dụng ý mỉa mai sâu cay tầng lớp
thống trị và tấm lòng nhà thơ:
“Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
Non nước đầy vơi có biết không?
Những câu hỏi ấy của nhà thơ như là lời tự trào, như một tiếng hú, tiếng
kêu thất thanh trong nhân loại.Câu thơ “Đêm ngày giữ gìn cho ai đó?”, ý hỏi
ông phỗng đá đang ngày đêm gìn giữ điều gì, có phải đang níu kéo cái đạo lý
cương thường một thời của Nho giáo đang mất dần vị thế độc tôn? Câu thơ cuối
cùng như là một sự trách móc khéo léo mà thâm thúy của nhà thơ. Hình ảnh
“non nước đầy vơi” gợi mở ra nhiều ý nghĩa. Non nước đầy vơi ấy không chỉ là
hình ảnh giang sơn, núi đầy vơi như nào, khung cảnh ra sao. Mà “non nước đầy
vơi” ở đây chính là cái thực trạng xã hội khi đó Nguyễn Khuyến sống. Đó là cái
xã hội phong kiến đầy biến động: Thực dân Pháp đang rêu rao xâm lược, triều
đình thì bạc nhược, quan lại thì bù nhìn, các phong trào đấu tranh yêu nước thì
dập tắt. Với việc sử dụng liên tiếp hai câu hỏi tu tiếp ở đây không chỉ thể hiện
thái độ mỉa mai, châm biếm của tác giả trước sự vô cảm, vô trách nhiệm của
đám quan lại, triều đình phong kiến trước an nguy của đất nước, sự suy vọng
của dân tộc. Mà phải chăng đó là sự tự trách mình của chính nhà thơ? Nguyễn
Khuyến thấy mình như một kẻ thừa thãi trong guồng máy thống trị phong kiến.
Ông trách mình vô dụng, trách bản thân cũng như một ông phỗng, cũng chỉ biết
đứng nhìn chứ không giúp gì được cho dân, cho nước.
Lối trào phúng của Nguyễn Khuyến trong bài thơ này là lối trào phúng
gián tiếp, kín đáo và thâm thúy, ý định trào phúng của tác giả không bộc lộ trên
bề mặt văn bản mà chìm sâu sau hình ảnh và từ ngữ. Không những thế, tác giả
còn sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hết sức tài tình, ngôn ngữ, hình ảnh gần
gũi đối với quê hương. Các từ láy, biện pháp tu từ so sánh được sử dụng linh
hoạt trong bốn câu thơ khiến cho bài thơ trở nên đặc sắc. Đặc biệt, là cách sử
dụng câu hỏi tu từ ba trên bốn dòng thơ, hỏi mà không có người trả lời, đã khơi
dậy trong lòng đọc giả biết bao suy tư, băn khoăn về xã hội một thời. Tất cả
những biện pháp nghệ thuật ấy đã giúp phần làm nổi bật hình ảnh ông phỗng đá
giữa hòn núi non bộ, đồng thời còn là sự phê phán của tác giả giữa thực trạng xã
hội đó, cái xã hội mà ở đó, quan lại triều đình thờ ơ trước sự sống còn của những
người dân thấp cổ bé họng.
Tuy chỉ là một bài thơ ngắn, thế nhưng tác phẩm không chỉ giúp ta hiểu rõ
hơn về nghệ thuật thơ trào phúng, mà còn khiến tả cảm nhận rõ hơn thực trạng
xã hội phong kiến với những “ông phỗng” thờ ơ trước vận mệnh của nhân dân.
Chính vì thế, lớp bụi thời gian có thể phủ nhòa đi mọi thứ, nhưng bài thơ này
cùng giá trị châm biếm, mỉa mai sâu cay thì vẫn còn mãi như minh chứng cho
tấm lòng lo lắng cho “non nước” của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

You might also like