You are on page 1of 2

Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp.

Con người ông rất mực tài


hoa, uyên bác, có đóng góp lớn cho sự phát triển nền văn học dân tộc. Đặc biệt ông đã khẳng
định được tài năng của mình qua truyện ngắn “Chữ người tử tù”,  một tác phẩm kết tinh tài
năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng, được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét là “Một
văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”. Sự thành công này không thể kể đến những hình
tượng nhân vật độc đáo mà nổi bật lên hình tượng ông Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”, một
con người không chỉ có tài mà còn có cái tâm trong sáng; mặc dù chí lớn không thành nhưng tư
thế vẫn hiên ngang bất khuất.

Chữ người tử tù là tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân trích trong tập truyện ấy và Huấn Cao
là nhân vật được ông miêu tả đặc sắc nhất. Đó là anh hùng thời loạn hội tụ những phẩm chất
tài năng: khí phách hiên ngang – thiên lương trong sáng – tài hoa uyên bác. Huấn Cao là một
nguyên mẫu lịch sử có thật của thế kỉ XIX, là hiện thân của võ tướng – người anh hùng của
cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương, một nhà thơ, nhà thư pháp Cao Bá Quát lững lẫy một thời. Qua
ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, nguyên mẫu lịch sử này đã tự nhiên đi vào trang văn và hiện
lên lung linh sáng tỏa trên từng con chữ.

Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp. “Tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” của ông nổi
tiếng khắp một vùng tỉnh Sơn. Ngay cả viên quản ngục cũng biết “chữ ông Huấn Cao đẹp lắm,
vuông lắm (…). Có được chữ ông Huấn Cao mà treo trong nhà là có một báu vật trên đời”. Cho
nên, “sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu
đối do tay ông Huấn Cao viết”. Để có được chữ ông Huấn Cao, viên quản ngục đã thiết đãi
người tử tù này vô cùng cung kính. Không phải ai Huấn Cao cũng cho chữ. Ông không bao giờ
ép mình cho chữ vì vàng ngọc, hay quyền thế. Ông chỉ trân trọng những ai biết yêu quý cái đẹp,
cái tài. Cho nên, suốt đời, Huấn Cao chỉ viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba
người bạn thân.Qua đây cta có thể thấy, tác giả hết mực ca ngợi tài hoa của Huấn Cao đồng
thời còn thể hiện đc quan niệm, tư tưởng kính trọng, ngưỡng mộ bậc tài hoa và trân trong
phương pháp nghệ thuật cổ truyền của cha ông.

Trước uy quyền của nhà lao, con người ấy càng sáng tỏa. Trò tiểu nhân thị oai, dọa dẫm của
bọn tiểu lại giữ tù càng làm cho ông thêm phần ngang ngạo. Ông vẫn giữ thái độ bình thản,
xem thường, dỗ gông, phủi rệp, hóm hỉnh đùa vui. Huấn Cao “cúi đầu thúc mạnh đầu thang
gông xuống đất đánh thuỳnh một cái” làm vỡ tan đi chốn trang nghiêm của chốn ngục tù. Đó là
thái độ ngang tàng, bất chấp luật pháp của một xã hội dơ bẩn.
Người xưa thường nói “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại” (Một ngày ở trong tù bằng nghìn thu
ở ngoài). Thay vì buồn rầu, chán nản “gậm một mối căm hờn trong cũi sắt” thì ông lại thản
nhiên nhận rượu thịt và ăn uống no say coi như một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình.
Chứng tỏ ông nào xem nhà tù là chốn ngục tăm tối mà chỉ xem nhà tù như một chốn dừng chân
để nghỉ ngơi “Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù”.
Đối với quản ngục, Huấn Cao rất: lạnh lùng, khinh bạc xưng hô “ta – ngươi”, miệt thị hạ nhục
“Ngươi bảo ta cần gì, ta chỉ cần ngươi đừng đặt chân vào đây nữa”. Cách trả lời ngang tàng,
ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang, kiên cường; “đến cái
chết chém cũng còn chẳng sợ nữa là…” Ông không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị
mình xúc phạm. Huấn Cao rất có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của
mình lên trên những loại dơ bẩn “cặn bã” của xã hội. “Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng
khuất”. Nhân cách của Huấn Cao quả là trong sáng như pha lê, không hề có một chút trầy xước
nào. Theo ông, chỉ có “thiên lương”, bản chất tốt đẹp của con người mới là đáng quý. Có lẽ
chính vì vậy mà khi nghe tin xử trảm: ông vẫn thản nhiên, không sợ hãi, chỉ khẽ mỉm cười, bất
chấp cái chết, coi thường cái chết.Huấn Cao sống một cuộc sống mà bình sinh chọc trời khuấy
nước mặc dầu với những hình tích và hành trạng bí ẩn đầy màu sắc truyền thuyết. Con người
ấy đối lập mình với thế giới, với chế độ mà mình đang sống bởi tự ý thức được mình, ý thức
được phẩm giá của mình, kiêu hãnh đứng riêng ra và cao hơn với xung quanh và cảm thấy cô
độc trong niềm kiêu hãnh đó.
Giữa cảnh sống đó, nhân cách và tài năng của Huấn Cao càng rực sáng hơn, Huấn Cao đã
vượt lên khỏi những ràng buộc của hoàn cảnh để sống với chính bản thân mình dù rằng ông
đang ở trong cảnh tù đày, cá nằm trên thớt. Nguyễn Tuân đã dùng những lời thật đẹp để tả lại
khung cảnh “một ngôi sao Hôm nhấp nháy như muốn trụt xuống phía chân trời không định (…);
bấy nhiêu âm thanh phức tạp bay cao dần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính
vị muốn từ biệt vũ trụ…” khung cảnh này mang hàm ý nói về Huấn Cao. Ông cũng là 1 vị tinh
tú, ngôi sao sáng nhưng sắp phải từ biệt cuộc đời vì ước mơ riêng của mình.

Cuối cùng đó chính là cái thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả của ông Huấn Cao. Điều
đó được thể hiện qua cảnh cho chữ - cảnh tượng được nhận xét là “xưa nay chưa từng có”.
Trước đó, Huấn Cao tự nhận rằng: "Đời ta cũng mới viết có bộ tứ bình và một bức trung đường
cho ba người bạn của ta thôi. Ta nhất sinh không vì vàng bạc hay quyền quý mà ép mình phải
viết chữ bao giờ". Con chữ của ông không bao giờ được viết bừa bãi mà phải quý lắm, trân
trọng lắm ông mới trao tặng những nét chữ "tung hoành cả đời người" của mình. Vậy mà ông
lại cho chữ một người xa lạ là người quản ngục, cũng bởi cảm nhận được thiên lương trong
sáng cùng tấm lòng biệt nhỡn liên tài. Cảnh cho chữ hiện lên thật đẹp giữa người trân trọng
từng con chữ và người viết chữ "đậm tô từng nét chữ trên vuông lụa bạch trắng tinh", người tử
tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng nhưng vẫn toát lên nhuệ khí tài hoa vượt bậc. Sau khi cho
chữ, Huấn Cao còn khuyên: "Ở đây lẫn lộn, ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này
không phải là nơi để treo một bức lụa với những nét chữ vuông tươi tắn nói lên cái hoài bão
tung hoành của một đời con người". Đối với ông, cái đẹp không thể tồn tại cùng với cái xấu xa,
tàn ác.

Như vậy, qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã khiến cho người đọc hiểu thêm
được về sự tài hoa, uyên bác và cái đẹp cũng như niềm đam mê cái đẹp. Ngoài ra, nó còn là
sự hi sinh cho cái đẹp và cái tâm thế luôn luôn bảo vệ cái đẹp. Có thể nói "Chữ người tử tù" với
bút pháp sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, với ngôn ngữ văn xuôi giàu có và góc cạnh, với
vẻ đẹp tuyệt vời của Huấn Cao, tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang
bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.

You might also like