You are on page 1of 6

CÂU 1: Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, Nhà nước Việt Nam mới mang bản

chất gì?
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp nông dân
C. Giai cấp nông dân và công nhân.
D. Giai cấp nông dân, công nhân và tri thức
Đáp án: A
CÂU 2: Theo quan điểm Hồ Chí Minh, Nhà nước Việt Nam mới là Nhà nước
mang bản chất giai cấp công nhân vì sao?
A. Nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo.
B. Bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện ở tính định hướng XHCN của sự
phát triển đất nước.
C. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và
hoạt động cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ.
D. Cả 3 ý trên.
Đáp án: D (trong giáo trình mục 1.2.1.1, gạch đầu dòng đầu tiên)
CÂU 3: “Hồ Chí Minh đã giải quyết hài hòa thống nhất giữa bản chất giai cấp với
tính nhân dân, tính dân tộc” được thể hiện ở những quan điểm nào?
A. Nhà nước ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của rất nhiều
thế hệ người Việt Nam.
B. Nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của dân tộc làm cơ bản.
C. Nhà nước ta đã đứng ra làm nhiệm vụ của cả dân tộc giao phó, đã lãnh đạo nhân
dân tiến hành các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập,tự do của Tổ quốc, xây
dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,góp
phần tích cực vào sự phát triển tiến bộ của thế giới.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Đáp án: D (trong giáo trình mục 1.2.1.1, gạch đầu dòng thứ hai)
CÂU 4: Trong TT HCM những vấn đề cơ bản về phương thức lãnh đạo của Đảng
chung
cho các thời kì. Đó là:
A. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng công tác kiểm tra.
B. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng hoạt động của các tổ chức Đảng và Đảng viên
của mình trong bộ máy cơ quan Nhà nước.
C. Đảng lãnh đạo bằng đường lối quan điểm chủ trương để Nhà nước thể chế hóa
thành pháp luật, chính sách, kế hoạch.
D. Cả 3 ý trên.
Đáp án: D (trong giáo trình mục 1.2.1.1)
CÂU 5: Điền vào chỗ trống: “Dân là chủ có nghĩa là xác định……hiển nhiên của
người dân, còn dân làm chủ lại nhấn mạnh đến…..và…...của nhân dân”
A. vị thế / quyền lợi / nghĩa vụ
B. quyền lợi / bổn phận / nghĩa vụ
C. bổn phận / trọng trách / quyền
D. ý nghĩa / trách nhiệm / vị thế
Đáp án: A (trong giáo trình mục 1.2.1.2, gạch đầu dòng thứ hai)
CÂU 6: Theo TT HCM việc xây dựng Nhà nước thể hiện:
A. Quyền tự do của nhân dân
B. Quyền bình đẳng của nhân dân.
C. Quyền là chủ và làm chủ của nhân dân.
D. Quyền mưu cầu hạnh phúc.
Đáp án: C (nội dung mục 1.2.1.2)
CÂU 7: Chọn phương án trả lời đúng nhất theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Nhà nước
của dân là:

A. Nhân dân lập nên, nhân dân ủng hộ


B. Dân là chủ Nhà nước, quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân
C. Nhà nước phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích cho nhân dân
D. Nhà nước do nhân dân tổ chức nên
Đáp án: B (trong giáo trình mục 1.2.1.3)
CÂU 8: Chọn phương án trả lời trong các câu sau: Nhà nước vì dân là Nhà nước...?
A. Nhân dân lập nên, nhân dân ủng hộ
B. Dân là chủ Nhà nước, quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân
C. Phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích cho dân
D. Chịu sự kiểm soát của nhân dân
Đáp án: C (trong giáo trình mục 1.2.1.4)
CÂU 9: Cuộc Tổng tuyển cử để lập Quốc hội rồi từ đó lập ra Chính phủ và các cơ
quan,bộ máy chính thức khác của Nhà nước mới được tiến hành thắng lợi vào ngày
tháng năm nào ?
A. 1-6-1946
B. 9-6-1947
C. 6-1-1946
D. 6-9-1947
Đáp án: C (trong giáo trình mục 1.2.2.1)
CÂU 10: Cuộc Tổng tuyển cử để lập Quốc hội được diễn ra vào ngày tháng năm
vào ngày 6-1-1946 với chế độ gì?
A. Phổ thông đầu phiếu, gián tiếp.
B. Phổ thông đầu phiếu, bỏ phiếu kín.
C. Phổ thông đầu phiếu, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
D. Phổ thông đầu phiếu, trực tiếp, biểu quyết.
Đáp án: C (trong giáo trình mục 1.2.2.1)
CÂU 11: Quốc hội khoá I nước Việt Nam dân chủ cộng hoà họp phiên đầu tiên vào
ngày tháng năm nào?
A. 2-3-1946.
B. 3-2-1946.
C. 3-2-1947.
D. 2-3-1947.
Đáp án: A (trong giáo trình mục 1.2.2.1)
CÂU 12: Nhà nước quản lý xã hội bằng nhiều biện pháp, trong đó quan trọng nhất
là:
A. Chính sách
B. Hiến pháp và pháp luật
C. Quân đội, công an, tòa án
D. Bộ máy
Đáp án: B (trong giáo trình mục 1.2.2.2)
CÂU 13: Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước dẫn đến hệ quả :
A. Nhân dân có quyền bãi miễn Nhà nước.
B. Nhân dân có quyền quản lý Nhà nước.
C. Nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước.
D. Nhân dân có quyền phê bình Nhà nước.
Đáp án: C (nội dung mục 1.2.3.1)
CÂU 14: Trong số những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước, Hồ Chí Minh đã
chỉ ra bao nhiêu căn bệnh cần đề phòng:
A. 7
B. 9
C. 6
D. 5
Đáp án: C (trong giáo trình mục 1.2.3.2, ý đầu tiên)
CÂU 15: Người “bênh vực lớp này, chống lại lớp khác, bệnh cậy thế, có người còn
kiêu ngạo, tưởng mình ở trong cơ quan Chính phủ là thần thánh rồi…” nằm trong
tiêu cực nào mà Hồ Chí Minh thường chỉ rõ trong quá trình lãnh đạo xây dụng Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa?
A. Đặc quyền, đặc lợi.
B. Tham ô, lãng phí, quan liêu.
C. Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo.
D. Cả 3 đều sai.
Đáp án: C (trong giáo trình mục 1.2.3.2, ý đầu tiên)
CÂU 16: Ngày 26/01/1946, Hồ Chí Minh ký lệnh nói rõ tội tham ô, trộm cắp của
công dân là tội gì?
A. Tù 50 năm
B. Tù 20 năm
C. Tù chung than
D. Tử hình
Đáp án: D (trong giáo trình mục 1.2.3.2, ý đầu tiên)
CÂU 17: Tìm ý SAI. Theo Hồ Chí Minh, giặc nội xâm bao gồm:
A. Tham ô
B. Lãng phí
C. Tội phạm
D. Quan lieu
Đáp án: C (giáo trình mục 1.2.3.2)
CÂU 18: Theo Hồ Chí Minh, muốn trừ sạch bệnh tham ô, lãng phí thì trước hết
phải tẩy sạch bệnh gì?
A. Kiêu ngạo
B. Đặc quyền, đặc lợi
C. Quan liêu
D. Tư túng, chia rẽ
Đáp án: C

You might also like