You are on page 1of 6

1. Theo Hồ Chí Minh,Chủ nghĩa Cộng sản có mấy giai đoạn ?

A. 1 giai đoạn
B. 2 giai đoạn
C. 3 giai đoạn
D. Không có giai đoạn nào
Đáp án: B
Chủ nghĩa cộng sản có 2 giai đoạn:
+ Chủ nghĩa xã hội: Giai đoạn thấp
+ Chủ nghĩa cộng sản: Giai đoạn cao
2. Hồ Chí Minh quan niệm dân chủ nghĩa là:
A. Dân là chủ
B. Dân làm chủ
C. Dân là chủ và dân làm chủ
D. Dân là chủ và quyền lực thuộc về nhân dân
Đáp án: C
Hồ Chí Minh khẳng định và giải thích “Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân dân làm chủ”
“Nước ta là nước dân chủ., địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”

3. Theo Hồ Chí Minh, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là:
A. Chỉ bảo vệ lợi ích của tập thể
B. Loại bỏ lợi ích cá nhân
C. Bảo vệ lợi ích cá nhân
D. Không dày xéo lên lợi ích cá nhân
Đáp án: D
Đối với mỗi người, phải đánh thắng kẻ địch bn trong là chủ nghĩa cá nhân bởi chủ nghĩa cá nhân
như một thứ vi trùng độc hại, sản sinh ra bệnh tham lam, bệnh kiêu ngạo, bệnh háo danh, bệnh
vô tổ chức, vô kỷ luật,… Những thứ bệnh đó không chỉ làm hại người đó mà còn làm hại đến
nhân dân, đến tổ chức đảng.
4. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, luận điểm Đảng Cộng Sản Việt Nam là “Đảng của
giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam” nhằm:
A. Xác định vị thế cầm quyền của Đảng
B. Xác định bản chất giai cấp của Đảng
C. Xác định chức năng của Đảng
D. Xác định vai trò lãnh đạo của Đảng
Đáp án B:
Vì nói tới một đảng cộng sản chân chính trước hết phải nhận thức đó là đảng của giai cấp công
nhân, tức là nói tới tính giai cấp, đảng mang bản chất giai cấp công nhân. Đảng ta từ lúc ra đời
và suốt quá trình xây dựng theo tư tưởng Hồ Chí Minh luôn giữ vững bản chất giai cấp công
nhân. Những biểu hiện cụ thể là xác định mục tiêu, lý tưởng cách mạng, đi tới chủ nghĩa cộng
sản mà giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội.
5. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo, vừa là
người đầy tớ trung thành của nhân dân, Đảng phải chăm lo mối quan hệ giữa
Đảng với dân nhằm:
A. Xác định năng lực cầm quyền của Đảng
B. Xác định phương thức cầm quyền của Đảng
C. Xác định vị thế cầm quyền của Đảng
D. Xác định bản chất cầm quyền của Đảng
Đáp án C:
Vì luận điểm này đã chỉ rõ vấn đề bản chất nhất trong mối quan hệ giữa một đảng cộng sản cầm
quyền với quần chúng nhân dân, khẳng định rõ vai trò đội tiên phong, bản chất giai cấp công
nhân của Đảng và đó củng là lý do của sự ra đời và tồn tại của Đảng.

6. Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là?
a. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
b. Độc lập tự do cho dân tộc, ấm no hạnh phúc cho nhân dân
c. Chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước của dân, do
dân, vì dân
d. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nông nghiệp hiện đại, đời sống
người dân ngày càng được cải thiện
Đáp án: A
Giải thích: Hồ Chí Minh quan niệm mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là nâng cao đời sống
nhân dân. Theo Người, muốn nâng cao đời sống nhân dân phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mục
tiêu nâng cao đời sống toàn dân là tiêu chí tổng quát để khẳng định và kiểm nghiệm tính chất xã
hội chủ nghĩa của các lý luận chủ nghĩa xã hội và chính sách thực tiễn. (Tham khảo: Mục I.3.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (GT, Tr.105)
7. Theo Hồ Chí Minh, động lực quan trọng nhất của chủ nghĩa xã hội là?
e. Kinh tế
f. Chính trị
g. Văn hóa
h. Con người
Đáp án: D
Giải thích: Theo Hồ Chí Minh, động lực của chủ nghĩa xã hội biểu hiện ở các phương diện: vật
chất và tinh thần, nội sinh và ngoại sinh. Nhưng tất cả các yếu tố đó đều phải thông qua một
nhân tố để phát huy: nhân tố con người. Do đó, con người được Hồ Chí Minh coi là động lực
quan trọng nhất của chủ nghĩa xã hội. (Nội dung liên quan: Chương 3, mục I. Tư tưởng Hồ Chí
Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam)

8. Có bao nhiêu nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong kỳ quá độ:
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Đáp án: A
Giải thích: Có 4 nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kì quá độ:
Thứ nhất, mọi tư tưởng, hành động phải được thực hiện trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin.
Thứ hai, phải giữ vững độc lập dân tộc.
Thứ ba, phải đoàn kết, học tập kinh nghiệm của các nước anh em.
Thứ tư, xây phải đi đối với chống.
(Trích) II Mục 3b

9. Nguyên tắc thứ tư “xây phải đi đối với chống”, vậy đâu là vấn đề mà nguyên
tắc trên đề cập tới?
A. Các nước tư bản như: Mĩ, Pháp, Anh…
B. "Tự diễn biến", "Tự chuyển hóa"
C. Tư bản chủ nghĩa
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Đáp án: B
Giải thích: Theo nguyên tắc thứ tư (II Mục 3b) :Đối với mỗi người phải đánh thắng kẻ địch bên
trong là chủ nghĩa cá nhân bởi chủ nghĩa cá nhân như một thứ vi trùng độc hại, sản sinh ra bệnh
tham lam, bệnh kiêu ngạo, bệnh háo danh, bệnh vô tổ chức, vô kỷ luật, v.v - những thứ bệnh
không chỉ làm hại cho người đó mà còn làm hại đến nhân dân, đến tổ chức Đảng.

10. Nguyên tắc thứ ba, phải đoàn kết, học tập kinh nghiệm của các nước anh em.
Vậy, Đảng và nhà nước ta đã thực hiện như thế nào?
A. Làm như các nước anh em: Liên Xô, Lào,..
B. Làm như các nước lớn trong khối xã hội chủ nghĩa: Trung Quốc, Liên Xô
C. Vận dụng, học tập kinh nghiệm của các nước anh em và sáng tạo theo điều kiện tập quán,
lịch sử,.. của Việt Nam
D. Tất cả các ý trên đều sai
Đáp án: C
Giải thích: Hồ Chí Minh quan niệm “sự đoàn kết giữa lực lượng các nước xã hội chủ nghĩa và sự
đoàn kết nhất trí giữa các đảng cộng sản và công nhân tất cả các nước có ý nghĩa quan trọng
bậc nhất”. Trong sự đoàn kết này, cách mạng Việt Nam phải học tập kinh nghiệm của các nước
anh em song không được áp đặt những kinh nghiệm ấy một cách máy mốc mà phải vận dụng
nó một cách sáng tạo. Mặc dù đánh giá rất cao thành tựu xây dựng chủ nghĩa Xã hội ở Liên Xô,
song Hồ Chí Minh khẳng định “Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán
khác, có lịch sử địa lý khác,... ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội”. (Trích
Nguyên tắc thứ ba II Mục 3b trang 71)

Câu 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra đời của Đẳng Cộng sản Việt Nam
A. Chủ nghĩa Mác-Lênin
B. Phong trào công nhân
C. Phong trào yêu nước
D. Sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước

Câu 2: Khi mới thành lập, Đảng ta có tên gọi là gì?


A. Đảng cộng sản Việt Nam
B. Đảng lao động Việt Nam
C. Đảng cộng sản Đông dương
D. Cả a,b,c đề sai
Câu 3: “Việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn Đảng, làm cho mỗi Đảng viên, mỗi chi bộ đều ra
sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân” câu nói
trên của Hồ Chí Minh ở tác phẩm nào của Người?
A. Đạo đức cách mạng
B. Đường cách mệnh
C. Bản di chúc
D. Sửa đổi lối làm việc

Câu 4: Theo Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam là:
A. Tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại
B. Chủ nghĩa Mác-Lênin
C. Tinh hoa văn hóa nhân loại
D. Tinh hoa văn hóa dân tộc

Câu 5: Hồ Chí Minh khẳng định: " Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất
lớn và vô cùng tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi ”. Câu nói
trên ở tác phẩm nào?
A. Đạo đức cách mạng
B. Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân
C. Đường cách mệnh
D. Liên Xô vĩ đại

Câu 6: Có bao nhiêu nguyên tắc xây dựng đảng theo Tư tưởng Hồ Chí Minh?
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6

Câu 7: Trong các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, nguyên tắc nào được Chủ tịch Hồ Chính
Minh tâm đắc nhất?
A. Kỷ luật nghiêm minh, tự giác
B. Đoàn kết thống nhất trong Đảng
C. Tập trung dân chủ
D. Tự phê bình và phê bình

Câu 8: Hồ Chí Minh coi đâu là “giặc nội xâm”, “ giặc ở trong lòng”?
A. Ngụy quyền- Ngụy quân
B. Tham ô, lãng phí, quan liêu
C. Phản tặc
D. Phá hoại của công

Câu 9: Đại biểu các tổ chức nào đã tham dự đại hội thành lập Đảng năm 1930?
A. Đông Dương Cộng Sản Đảng, An Nam Cộng Sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên
Đoàn
B. Đông Dương Cộng Sản Đảng và An Nam Cộng Sản Đảng
C. An Nam Cộng Sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn
D. Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn và Đông Dương Cộng Sản Đảng

Câu 10. Đảng là người lãnh đạo, là …........... của nhân dân là tư tưởng nhất
quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng,
khẳng định rõ vai trò ..............., bản chất giai cấp công nhân của Đảng.
A. Người đầy tớ; đội tiên phong
B. Người tôi tớ, đội tiền phong
C. Người dẫn đầu, đội tiên phong
D. Người đầy tớ trung thành, đội tiên phong

Câu hỏi trắc nghiệm chương IV:


Câu 1: Theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, “dân là chủ” có nghĩa là:

A. Mọi quyền lợi đều thuộc về nhân dân


B. Xác định vị thế của dân
C. Xác định nghĩa vụ của dân
D. Xác định trách nhiệm của dân

Câu 2: Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, Nhà nước Việt Nam mới mang bản chất gì?

A. Giai cấp công nhân.


B. Giai cấp nông dân
C. Giai cấp nông dân và công nhân.
D. Giai cấp nông dân, công nhân và tri thức

Câu 3: Theo Hồ Chí Minh, để thực hiện dân chủ trong xã hội, trước tiên cần thực hiện dân chủ trong tổ
chức nào?

A. Dân chủ trong chính quyền các cấp


B. Dân chủ trong quốc hội
C. Dân chủ trong tổ chức đảng
D. Dân chủ trong các đoàn thể nhân dân

Câu 4: Bầu cử các đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp của dân vào các cơ quan quyền lực
nhà nước thuộc loại hình dân chủ nào?

A. Gián tiếp
B. Vừa trực tiếp vừa gián tiếp
C. Trực tiếp
D. Tự do

Câu 5: Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước dẫn đến hệ quả:

A. Nhân dân có quyền bãi miễn nhà nước


B. Nhân dân có quyền quản lý nhà nước
C. Nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước
D. Nhân dân có quyền phê bình nhà nước

Câu 6: Dưới đây là một số luận điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân. Luận điểm
nào trực tiếp thể hiện tư tưởng nhà nước vì dân?

A. Nước ta là nước dân chủ


B. Cách mệnh rồi thì quyền trao cho dân chúng nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người
C. Hễ chính phủ nào mà có hại cho dân chúng thì dân chúng phải đạp đổ chính phủ ấy đi và gây nên
chính phủ khác
D. Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân phải ta phải hết sức tránh

Câu 7: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tham khảo mô hình nhà nước nào để xây dựng nhà nước của dân, do
dân, vì dân?

A. Nhà nước phong kiến


B. Nhà nước tư sản
C. Nhà nước xô viết
D. Cả 3 kiểu nhà nước kể trên

Câu 8: Một trong những nguyên tắc cơ bản để xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân là gì?

A. Quyền lực tập trung vào trong tay nhà nước


B. Nhà nước quản lí mọi mặt của xã hội
C. Quyền lực thuộc về nhân dân
D. Nhân dân làm chủ

Câu 9: Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước Việt Nam thể hiện trên mấy phương diện:

A. 2 phương diện
B. 3 phương diện
C. 4 phương diện
D. 5 phương diện

Câu 10: Chọn phương án đúng theo Tư tưởng Hồ Chí Minh

A. Pháp luật đúng là pháp luật thể hiện và bảo vệ được lợi ích của dân
B. Pháp luật đúng là pháp luật thể hiện và bảo vệ được lợi ích của giai cấp cầm quyền
C. Pháp luật đúng là pháp luật duy trì sự cầm quyền của Đảng
D. Cả a, b, c đều sai

You might also like