You are on page 1of 11

12/3/2021

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Nêu định nghĩa Ký sinh trùng Y học


2. Phân biệt được tương quan ký sinh với các kiểu tương quan khác trong thế giới sinh vật.
3. Trình bày tính đặc hiệu của đời sống ký sinh.
4. Nêu được các khái niệm về: ký sinh trùng, ký chủ.
5. Vận dụng chu trình phát triển của đơn bào và giun sán vào việc kiểm soát bệnh.
6. Nêu sơ lược về phân bố địa bệnh ký sinh trùng.
7. Trình bày được mối tương quan các mắt xích trong dây chuyền lây nhiễm ký sinh trùng.
ĐẠI CƯƠNG VỀ KÝ SINH HỌC 8. Nêu được tác hại của ký sinh trùng trên cơ thể ký chủ.
9. Nêu được các nguyên tắc chẩn đoán bệnh do ký sinh trùng.
TS. BS Mai Anh Lợi 10. Viết đúng danh pháp ký sinh trùng.
1 2

1 2

1. ĐỊNH NGHĨA 2. TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC SINH VẬT


Sinh vật tương tác lẫn nhau, các sinh vật hoặc quần thể sinh vật tương tác với nhau quan
Ký sinh học là một môn học nghiên cứu những sinh vật sống bám vào bề mặt hay hệ cộng sinh (symbiosis) và trở nên đến nỗi không một loài nào có thể sống mà lại thiếu loài kia.
bên trong cơ thể một sinh vật khác một cách tạm thời, hay vĩnh viễn với mục đích có chỗ
Mối quan hệ giữa hai loài sinh vật tồn tại trong một thời gian gọi là cộng sinh, hay nói cách
trú ẩn và lấy chất bổ dưỡng để sinh sống
khác cộng sinh là kết hợp mật thiết và kéo dài giữa hai hay nhiều loài sinh vật không cùng loài.
Ký sinh trùng Y học là môn nghiên cứu các KST sống bám vào cơ thể và gây bệnh
cho con người đồng thời tìm những đặc điểm y học của KST, giải quyết mối quan hệ giữa Cộng sinh (symbiosis): từ này chia hai phần:
chúng và con người trong xã hội, trong tự nhiên và tìm biện pháp phòng chống KST. • Sym: together (sympathy/symphony) → cùng nhau
KST Y học liên hệ mật thiết đến nhiều ngành như sinh vật, vi sinh, miễn dịch, sinh
• Bio: life (biology/biome) → sự sống, cuộc sống.
học phân tử, dược, bệnh học, sinh lý bệnh, giải phẫu bệnh, … Sự phối hợp giữa các ngành
sẽ giải quyết các nội dung của KST Y học về cơ bản: dịch tễ, lâm sàng, chẩn đoán, điều trị • Symbiosis: living together → sống chung với nhau.
và phòng bệnh một cách hiệu quả

3 4

3 4

1
12/3/2021

2. TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC SINH VẬT 3. TÍNH ĐẶC HIỆU CỦA KÝ SINH

➢Cộng sinh: Sống chung với nhau 1. Về ký chủ


- Hai sinh vật sống chung với nhau, trong đó có ít nhất một sinh vật có lợi. ➢Hẹp
➢Các kiểu khác cộng sinh: Khi KST chỉ có thể sống ký sinh ở một loại ký chủ duy nhất.
- Hội sinh: hai sinh vật sống chung với nhau, một bên có lợi và một bên không có lợi VD: giun kim, giun đũa, giun tóc ký sinh trong ruột người.
cũng không bị hại. VD: Phong lan sống bám vào thân cây gỗ, …
➢Rộng
- Tương sinh: hai sinh vật sống với nhau và cả hai cùng có lợi. VD: địa y là sự phối
Khi KST có thể sống ở nhiều loài ký chủ khác nhau.
hợp giữa tảo và nấm. Nấm lấy thức ăn từ tảo và tảo lấy nước từ nấm, …
VD: Toxocara sp có thể ký sinh ở chó, mèo, người, …
- Ký sinh: hai sinh vật sống chung với nhau, một bên có lợi và một bên bị hại. VD:
KST sốt rét ký sinh ở người, …

5 6

5 6

3. TÍNH ĐẶC HIỆU CỦA KÝ SINH 4. CÁC LOẠI KÝ SINH TRÙNG

2. Về nơi ký sinh
1. KST bắt buộc: Muốn tồn tại thì KST phải ký sinh trong cơ thể ký chủ. VD: giun
➢Hẹp
đũa, giun kim, giun tóc…
KST chỉ có thể tồn tại ở một cơ quan, VD: giun đũa, giun móc, ký sinh trong ruột non
2. KST tuỳ nghi: KST này có thể sống tự do trong môi trường bên ngoài, có thể sống
người, giun tóc ký sinh trong ruột già người.
ký sinh trong cơ thể sinh vật khác, hoặc môi trường ngoài. VD: giun lươn.
➢Rộng
3. Nội KST: KST sống bám trong cơ thể sinh vật khác, VD: giun đũa Ascaris
KST có thể tồn tại ở nhiều cơ quan khác nhau, VD: Toxocara SP, Toxoplasma SP có thể
lumbricoides, giun kim Enterobius vermicularis, sán lá gan…
sống ký sinh và gây bệnh ở não, mắt, gan, phổi, thận, … của người.
4. Ngoại KST: KST sống bám trên bề mặt cơ thể (chấy, rận, …) hoặc trong da của ký
• Những KST có tính đặc hiệu hẹp về ký chủ dễ phòng chống hơn
chủ (con cái ghẻ).
• Những KST có tính đặc hiệu hẹp về cơ quan ký sinh thường có triệu chứng lâm sàng
và tác hại khu trú, tương đối dễ chẩn đoán và điều trị
7 8

7 8

2
12/3/2021

4. CÁC LOẠI KÝ SINH TRÙNG 5. CÁC LOẠI KÝ CHỦ


5. KST lạc chỗ:
KST di chuyển sang một cơ quan khác với cơ quan nó thường ký sinh. VD: giun đũa
1. Ký chủ vĩnh viễn: Khi KST sống ở giai đoạn trưởng thành hoặc đã định giống, VD:
Ascaris lumbricoides di chuyển đến ỗng dẫn mật …
người là ký chủ vĩnh viễn của giun đũa Ascaris lumbricoides, giun móc, sán lá gan,
sán dải bò Taenia saginata.
6. KST lạc chủ
KST sống bám ở một ký chủ nhất định nhưng do tiếp xúc giữa ký chủ này với một động 2. Ký chủ trung gian: Khi KST ở giai đoạn ấu trùng hoặc giai đoạn chưa định giống, có
vật khác nên có thể nhiễm qua động vật mới này. VD: ấu trùng giun đũa chó Toxocara canis thể chia thành KCTG 1 và KCTG 2 khi KST có hai giai đoạn ấu trùng, VD: sán lá ký
có thể đi lạc qua người. sinh ở người có ốc là KCTG 1, thực vật thuỷ sinh hay cá là KCTG 2.

7. KST ngẫu nhiên 3. Ký chủ chờ thời: Khi ký chủ nuốt KCTG 2, nhưng trong cơ thể của ký chủ này, KST
KST gặp ở một ký chủ khác với ký chủ mà nó thường ký sinh. VD: Gnathostoma vẫn ở giai đoạn giống hệt như trong cơ thể KCTG 2. VD: Loài chim ăn KCGĐ 2 như
spinigerum nhiễm qua người do người tình cờ ăn phải ký chủ trung gian 2, trong khi đó cá, ếch… chứa ấu trùng Gnathostoma spp
Gnathostoma spinigerum có ký chủ vĩnh viễn là loài ăn thịt.
9 10

9 10

5. CÁC LOẠI KÝ CHỦ 5. CÁC LOẠI KÝ CHỦ

4. Ký chủ chính và ký chủ phụ: 6. Trung gian truyền bệnh: Là côn trùng hoặc động vật thân mềm mang KST và truyền từ
➢ Ký chủ chính là sinh vật mà KST thường hay ký sinh người này sang người khác.

➢ Ký chủ phụ là sinh vật mà đôi khi có KST ấy ký sinh, ➢ Trung gian truyền bệnh sinh học: Khi KST có phát triển, tăng dân số. VD: muỗi
Anopheles là trung gian truyền bệnh sinh học của KSTSR.
VD: heo là ký chủ chính của Balantidium coli trong khi người là ký chủ phụ
➢ Trung gian truyền bệnh cơ học: Khi KST không tăng dân số. VD: ruồi chỉ đóng vai trò
5. Tàng chủ (reservoir) chuyên chở bào nang amip.
Là thú mang KST của người hoặc là nơi chứa KST có thể lây nhiễm sang người. VD: 7. Người lành mang mầm bệnh: Người mang KST trong c/thể nhưng không có b/hiện
mèo hoang là tàng chủ của sán lá gan Clonorchis sinensis; môi trường đất hay nước là bệnh. VD: người mang bào nang amip hay trứng giun đũa trong đường ruột và được
tàng chủ của amip, … phát hiện khi xét nghiệm phân.

11 12

11 12

3
12/3/2021

6. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN 6. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN

- Chu trình phát triển KST tồn tại ở ngoại cảnh và trong cơ thể ký chủ

- Các giai đoạn của KST diễn ra một cách liên tục theo thời gian và không gian - Suốt đời sống ở bên ngoài cơ thể ký chủ, KST có thể:

- Chu trình phát triển đơn giản hay phức tạp thông qua sự thích ứng của KST đối với ký + Duy trì ở trạng thái im lặng như bào nang, trứng hay ấu trùng, các dạng này đề
chủ và môi trường bên ngoài. kháng tốt với môi trường và tồn tại lâu dài

- Đa số KST phát triển đến giai đoạn trưởng thành hay định giống ở người. + Có thể trải qua sự phát triển tích cực và biến thái.

- Một số KST trải qua toàn bộ đời sống bên trong ký chủ, các thế hệ nối tiếp + Xa hơn, giai đoạn ấu trùng của KST có thể qua giai đoạn phát triển ở ký chủ trung
gian trước khi xâm nhập vào ký chủ vĩnh viễn.
- Một số khác, KST khi rời ký chủ, bị phơi nhiễm tuỳ theo sự thay đổi của môi trường
bên ngoài.

13 14

13 14

6. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN 6. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN

1. Vị trí của người trong chu trình phát triển của KST 1. Vị trí của người trong chu trình phát triển của KST
➢Người là ký chủ duy nhất: KST truyền từ người này sang người khác. ➢KST ký sinh xen kẽ người với đ/vật: KST ở người truyền sang động vật và ngược lại.
VD: Ascaris lumbricoides, Enterobius vermicularis, Entamoeba histolytica, … VD: Taea saginata, Taenia solium, …

15 16

15 16

4
12/3/2021

6. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN 6. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN

1. Vị trí của người trong chu trình phát triển của KST 1. Vị trí của người trong chu trình phát triển của KST
➢KST ký sinh ở người là một giai đoạn phụ, giai đoạn chính là ở động vật ➢Người là ngõ cụt ký sinh
Bình thường KST truyền qua lại giữa các động vật, đôi khi người tiếp xúc với động vật và KST truyền qua lại tự nhiên giữa các động vật, người tiếp xúc với thú có thể nhiễm ký
nhiễm KST. sinh trùng dưới dạng ấu trùng.
Nhiễm giun đũa chó, mèo hay giun móc chó Nhiễm ấu trùng g/xoắn Trichinella spiralis ở người

17 18

17 18

6. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN (Trực tiếp ngắn – giun


6. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN kim)

2. Các loại chu trình phát triển của KST:

➢Chu trình trực tiếp ngắn: KST khi rời ký chủ đã có tính lây nhiễm ngay và có thể xâm nhập
ký chủ mới ngay được. VD: Trùng roi, amip, giun kim Enterobius vermicularis, giun xoắn
Trichinella spiralis, … Trứng nở ra ấu
trùng ở ruột non
➢Chu trình trực tiếp dài: KST khi rời ký chủ cần thời gian phát triển ở ngoại cảnh đến giai
đoạn lây nhiễm. VD: Ascaris lumbricoides, Trichuris trichiura, Ancylostoma duodenale …

➢Chu trình gián tiếp: KST cần qua một hay hai ký chủ trung gian trước khi xâm nhập ký chủ
vĩnh viễn khác. VD: Qua một ký chủ TG như Taenia saginata, Taenia solium; Qua hai ký Trứng có phôi

chủ TG như sán lá ruột lớn Fasciolopsis buski và hầu hết các trường hợp sán lá
Giun trưởng thành
19 20

19 20

5
12/3/2021

6. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN (Trực tiếp dài – giun tóc) 6. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN (Gián tiếp dài – sán dải heo/bò)

Trứng chứa phôi

Ấu trùng

Trứng

Giun trưởng thành 21 22

21 22

7. PHÂN BỐ ĐỊA LÝ
8. CÁC MẮT XÍCH TRONG DÂY CHUYỀN LÂY NHIỄM KST
Sự tồn tại của KST ở từng vùng tuỳ thuộc vào:
❖ Sự có mặt và các thói quen của ký chủ thích hợp
1. Đường thải: (KST có thể rời cơ thể KC theo nhiều đường)
❖ KST dễ dàng được phóng thích của ký chủ
❖Chất ngoại tiết bao gồm
➢ Điều kiện môi trường thuận lợi cho sự sống sót của KST bên ngoài ký chủ.
➢ KST có chu trình phát triển đơn giản thường có mặt khắp thế giới hơn những ký ➢ Phân: hầu hết các KST đường ruột, thải ra dạng trứng, ấu trùng hay đốt sán; bào
sinh trùng có chu trình phát triển phức tạp. nang hay trứng nang của các loại đơn bào đường ruột.

➢ Điều kiện kinh tế và xã hội cũng có ảnh hưởng đến sự phân bố ký sinh trùng. ➢ Nước tiểu: trứng sán máng Schitosoma haematobium.
➢ Xứ nhiệt đới thuận lợi cho sự tồn tại, phát triển giai đoạn ấu trùng và sự lan truyền ➢ Đàm: trứng sán lá phổi Paragonimus spp.
mầm bệnh.
➢ Độ ẩm cần cho: Phát triển giai đoạn ấu trùng tự do, lan truyền phổ biến ký chủ
trung gian như các loài tiết túc, ốc sên và các loài cá.
23 24

23 24

6
12/3/2021

8. CÁC MẮT XÍCH TRONG DÂY CHUYỀN LÂY NHIỄM KST 8. CÁC MẮT XÍCH TRONG DÂY CHUYỀN LÂY NHIỄM KST

1. Đường thải: 2. Phương thức lây nhiễm ký sinh trùng


❖Qua da
➢Nuốt qua miệng: Do vệ sinh cá nhân kém hay do ăn sống, tái, người có thể nuốt nhiều loại
Giun chỉ Dracunculus medinensis, ấu trùng ruồi Dermatobia hominis. KST khác như amip Entamoeba histolytica, giun đũa Ascaris lumbricoides, …
❖Qua trung gian truyền bệnh
➢Đi chân đất, tiếp xúc đất: Giun móc, giun lươn, bọ chét Tunga penetrans.
➢ Muỗi Anopheles spp truyền KST sốt rét hay giun chỉ bạch huyết.
➢ Dịch tiết từ vết loét da: ấu trùng giun chỉ Onchocercus volvulus qua muỗi Simulium ➢Tiếp xúc nước: sán máng Schitosoma spp.
spp.. ➢Côn trùng đốt: Muỗi Anopheles cái chứa KST sốt rét
❖Khi ký chủ chết, trong cơ thể ký chủ có chứa ký sinh trùng
➢Hít qua đường hô hấp: Hít trứng giun kim Enterobius vermicularis, bào tử các loại vi nấm gây
Cừu có ấu trùng Echinococcus granulosus khi chết, chó sói ăn thịt cừu sẽ bị nhiễm
bệnh nội tạng như Histoplasma capsulatum, Penicillium marneffei.
sán.
25 ➢Giao hợp: trùng roi Trichomonas vaginalis. 26

25 26

8. CÁC MẮT XÍCH TRONG DÂY CHUYỀN LÂY NHIỄM KST 8. CÁC MẮT XÍCH TRONG DÂY CHUYỀN LÂY NHIỄM KST
3. Nguồn nhiễm KST
3. Nguồn nhiễm KST
➢Đất ô nhiễm phân người: Có thể nhiễm Ascaris lumbricoides, Trichuris trichiura, giun móc, giun
lươn Trongyloides stercoralis. ➢Côn trùng hút máu: Muỗi Anopheles cái truyền KST sốt rét.

➢Nước ô nhiễm phân: nhiễm bào nang amip Entamoeba histolytica, Cryptosporidium spp. ➢Chó: Toxocara canis, Echinococcus granulosus, vi nấm ngoài da Microsporum canis

➢Thực phẩm chứa mầm bệnh ký sinh trùng ➢Thú ăn cỏ: Bò, cừu, dê nhiễm Trichostrongylus spp.
- Thịt heo: Taenia solium, Trichinella spiralis ➢Người qua người: Giun kim Enterobius vermicularis, Trichomonas vaginalis
- Thịt bò: Taenia saginata, Sacrocytis ➢Cá thể nhiễm mầm bệnh từ chính họ: Giun kim Enterobius vermicularis, giun lươn
- Cá: Clonorchis sinensis, Opisthorchis, Diphyllobothrium latum Strongyloides stercoralis…

- Rau thuỷ sinh: Fasciolopsis buski, Fassciola spp

- Rau sống có bón phân người: trứng Taenia spp, Ascaris lumbricoides, bào nang amip, trùng
27
roi. 28

27 28

7
12/3/2021

8. CÁC MẮT XÍCH TRONG DÂY CHUYỀN LÂY NHIỄM KST 8. CÁC MẮT XÍCH TRONG DÂY CHUYỀN LÂY NHIỄM KST
4. Đường xâm nhập vào cơ thể người
5. Cơ thể cảm thụ
➢Miệng: nhiễm qua thức ăn, nước uống … nuốt bào nang, trứng nang của các đơn bào đường
➢Giới: nữ > nam Trichomonas vaginalis đường niệu dục,.
ruột, trứng, ấu trùng của các loại giun sán, …
➢Tuổi: trẻ em > người lớn Toxocara spp; Trẻ nhỏ > trẻ lớn như giun kim Enterobius
➢Da, niêm mạc: giun móc, giun lươn, sán máng, côn trùng hút máu truyền Plasmodium spp…
vermicularis …
➢Hô hấp: Enterobius vermicularis, Histoplasma capsulatum.
➢Nghề nghiệp: những người làm ruộng làm rẫy dễ nhiễm giun móc, giun lươn
➢Nhau thai: Plasmodium spp, Toxoplasma gondii. Strongyloides stercoralis.

➢Sinh dục: Trichomonas vaginalis. ➢Bệnh nền: bệnh tiểu đường dễ nhiễm trùng cơ hội như vi nấm Candida spp; bệnh
nhân nhiễm giun lươn Strongyloides stercoralis, có thêm một bệnh gì đó phải sử
➢Máu: Plasmodium spp, Toxoplasma gondii.
dụng corticoids kéo dài dễ làm bùng phát bệnh giun lươn Strongyloides stercoralis ác
➢Khác: ghép cơ quan, tai nạn phòng thí nghiệm, … tính.
29 30

29 30

8. CÁC MẮT XÍCH TRONG DÂY CHUYỀN LÂY NHIỄM KST 8. CÁC MẮT XÍCH TRONG DÂY CHUYỀN LÂY NHIỄM KST

➢Tình trạng miễn dịch của cơ thể


− Mức độ nặng của bệnh phụ thuộc miễn dịch cơ thể cũng như chủng của mầm bệnh
(cùng phơi nhiễm như nhau nhưng có người nhiễm người không)
− Những người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS, sử dụng hoá trị liệu chống ung thư,
ghép tạng, dễ nhiễm KST – vi nấm cơ hội như Toxoplasma gondii, Candida spp, …
➢Tình trạng dinh dưỡng
− Trẻ suy dinh dưỡng dễ nhiễm Giardia lamblia và ngược lại trẻ nhiễm Giardia lamblia gây
ra tình trạng kém hấp thu đường tiêu hóa, dễ đưa đến suy dinh dưỡng.
Sơ đồ các mắt xích trong dây chuyền lây nhiễm ký sinh trùng
31 32

31 32

8
12/3/2021

9. TÁC HẠI CỦA KST TRÊN CƠ THỂ KÝ CHỦ 9. TÁC HẠI CỦA KST TRÊN CƠ THỂ KÝ CHỦ

1. Tại chỗ 1. Tại chỗ


➢Gây phản ứng viêm: mạch máu giãn nở, huyết thanh, hồng cầu, bạch cầu tràn ra gây viêm ➢Gây tắc cơ học: VD giun đũa Ascaris lumbricoides tắc ruột non, Fasciola spp tắc ống dẫn
➢Thay đổi tế bào của mô: mật.

− TB phình to, quá dưỡng như P. vivax làm kích thước hồng cầu to ra. ➢Tiêu huỷ tế bào: VD: Plasmodium spp làm vỡ hồng cầu. Histoplasma capsulatum ký sinh
trong các mô bào (histiocytes) của hệ lưới nội mô và phá vỡ mô bào.
− Tăng số lượng TB rất nhiều như sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis.
➢Chèn ép mô ký chủ gây teo mô: ấu trùng Echinococcus granulosus.
− Biến đổi TB thành một loại khác (metaplasia): sán lá phổi Paragonimus
➢Ăn mô ký chủ: sán non Fasciola spp ăn gan ký chủ; ve tiết chất hoá lỏng mô ký chủ và hút
− Kết hợp gia tăng tế bào và tế bào tân sinh (trong niêm mạc ống dẫn mật)
vào cơ thể.
− Tế bào tăng trưởng không bình thường, tạo mô tân sinh (neoplasia), thành lập các khối u ác
tính: sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverini gây ung thư đường mật ở người.
➢Hút máu: muỗi; giun móc.

33 34

33 34

9. TÁC HẠI CỦA KST TRÊN CƠ THỂ KÝ CHỦ 9. TÁC HẠI CỦA KST TRÊN CƠ THỂ KÝ CHỦ

2. Toàn thân 2. Toàn thân


➢KST tước đoạt chất dinh dưỡng. VD: Ascaris lumbricoides hấp thụ protein, carbonhydrate trong ➢Gây các phản ứng dị ứng. VD: muỗi đốt; giun móc chui qua da…
thức ăn của ký chủ
➢Gây các biến đổi huyết học:
➢Phóng thích chất độc: VD: Plasmodium spp tiết hemolysin gây vỡ hồng cầu; Entamoeba
− Giun móc làm ký chủ mất máu liên tục, gây thiếu máu, thiếu sắt.
histolytica tiết histolysin gây tiêu mô ký chủ; Giun móc tiết chất kháng đông….
− Sán dải cá Diphyllobothrium latum đoạt sinh tố B12 khiến bị thiếu máu cận Biermer.
➢Làm giảm sức đề kháng. VD: Clonorchis sinesis làm giảm sức đề kháng, bệnh thường nặng có
− Plasmodium spp, Trypanosoma sp., Babesia sp. tiết hemolysin làm vỡ hồng cầu, gây
thể tử vong nếu bội nhiễm vi khuẩn lao.
thiếu máu đẳng sắc.
➢Chở mầm bệnh khác đến. VD giun lươn Strongyloides sp gây nhiễm trùng huyết Gram (-). Các − KST đa bào, đặc biệt loại ký sinh trong mô, gây tăng bạch cầu ái toan (BCAT) cao
côn trùng chuyên chở mầm bệnh (muỗi sốt rét, Dengue, giun chỉ bạch huyết, …) trong máu, theo biểu đồ Lavier.

35 36

35 36

9
12/3/2021

9. TÁC HẠI CỦA KST TRÊN CƠ THỂ KÝ CHỦ 9. TÁC HẠI CỦA KST TRÊN CƠ THỂ KÝ CHỦ

➢KST đường ruột tăng BCAT giai đoạn xâm nhập mô. Sự gia tăng BCAT vô hiệu hoá histamin
bằng histaminase giảm phản ứng viêm
➢Gây các đáp ứng miễn dịch

− Đáp ứng miễn dịch TB và dịch thể có lợi: Huỷ diệt, ngăn phát triển hoặc trung hoà độc tố
− Đôi khi gây hại:
+ Shock phản vệ (ấu trùng Echinococcus granulosus gây hen suyễn), nổi mề đay trong trường
hợp nhiễm giun sán, …
+ Viêm hạt (sán máng gây xơ hoá cơ quan như gan, lách, …), u hạt ở gan do Toxocara spp.
+ Phức hợp miễn dịch trong trường hợp nhiễm Plasmodium malariae gây bệnh thận.
Biểu đồ Lavier
37 38

37 38

10. BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG 10. BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG

1. Chẩn đoán (Lấy bệnh phẩm XN: đúng lúc, đúng loại, đúng nơi)
➢Gián tiếp (Miễn dịch chẩn đoán)
➢Trực tiếp

- Soi tươi, soi sau nhuộm, sau khi tập trung, sau khi cấy hoặc chích vào thú phòng thí nghiệm, - Tìm kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân bằng các kỹ thuật kết tủa, ngưng kết
nhuộm mẫu sinh thiết, … hồng cầu, cố định bổ thể, miễn dịch huỳnh quang, miễn dịch khuếch tán, miễn dịch hấp
phụ gắn men (ELISA), miễn dịch sắc ký định dạng, …
- Quan sát mắt thường, nhỏ hơn qua kính lúp, hay kính hiển vi quang học có độ phóng đại
nhỏ…hoặc nhỏ hơn nữa kính hiển vi chuyên dụng, kính hiển vi điện tử….hoặc phương pháp - Tìm kháng nguyên trong bệnh phẩm như phương pháp kháng thể đơn dòng, …
sinh học phân tử, …
XN phân tìm KSTĐR lưu ý

+ Tránh cho bệnh nhân uống các loại thuốc xổ, bột than, baryt, …
+ Tránh điều trị đặc hiệu trước khi lấy bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm.
39 40

39 40

10
12/3/2021

10. BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG 11. DANH PHÁP KÝ SINH TRÙNG


➢ Theo danh pháp quốc tế, một tên KST đầy đủ gồm hai chữ Latin: Tên giống viết hoa chữ cái đầu và
2. Điều trị nghiêng; Tên loài viết thường và nghiêng. Theo sau có thể kèm tên tác giả và năm mà ký sinh trùng
được mô tả, tên tác giả có thể một tên duy nhất hoặc hai tên. Ví dụ: Isospora belli Wenyon, 1923 hay
Nội khoa là chủ yếu, đa số thuốc diệt KST là hoá dược, có nhiều độc tính, nên cần hạn Isospora hominis (Rivolta, 1878) Dobell, 1919.
chế tác hại cho bệnh nhân.
➢ Mỗi KST tuỳ thuộc vào ngành (phylum), lớp, bộ, tộc (family), giống và loài.
Can thiệp ngoại khoa được áp dụng trong những trường hợp KST đóng kén như một ➢ Có những phân chia xa hơn nữa như dưới bộ, trên tộc, dưới tộc, dưới loài được sử dụng. Tên cuối của
khối u. VD: nang ấu trùng sán dải heo Cysticercus cellulosae tạo những cục u dưới da hay ở tộc là “id”. Trên tộc là “oidae”. Dưới tộc là “in”
não….
➢ Cách viết tên KST:
3. Dự phòng - Viết tắt: Chỉ viết tắt tên giống, không viết tắt tên loài. VD: Anopheles minimus thành A. minimus
Cần nhiều biện pháp nhằm: cắt đứt chu trình phát triển của KST ở một hoặc nhiều mắt - Sau tên giống: Có thể không viết tên loài mà viết sp hoặc spp tùy trường hợp. VD: Plasmodium sp
xích trong chu trình phát triển bằng nhiều biện pháp. Cần có sự hỗ trợ của cá nhân và cộng hoặc Plasmodium spp
đồng.
41 42

41 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Ký sinh trùng (2016), Ký sinh trùng Y học, Giáo trình Đào tạo
Bác sĩ đa khoa, NXB Y học.
2. Bộ Y tế (2007), Ký sinh trùng, Sách đào tạo Bác sĩ đa khoa, mã số: Đ.01.Y.08, Nhà xuất bản y
học.
3. Bộ môn Ký sinh học – Khoa Y, Đại học Y Dược TP HCM (2010), Ký sinh trùng Y học, Giáo trình
Đại học, NXB Y học.
4. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Bộ môn Ký sinh y học (2020), Ký sinh trùng Y học,
Giáo trình Đại học, NXB Đại học quốc gia TP. HCM.
5. Trần Xuân Mai (1992). “Góp phần nghiên cứu bệnh động vật ký sinh một chiều (ngõ cụt ký
sinh) lây truyền từ phân chó mèo sang người”, Luận án Phó tiến sỹ Khoa học Y Dược, Đại học Y
Dược, Thành phố Hồ Chí Minh

43

43

11

You might also like