You are on page 1of 283

Lãnh Đạo Thuộc Linh

1
Lãnh Đạo Thuộc Linh

NỘI DUNG SỬA ĐỔI HOÀN TOÀN


THÊM PHẦN HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU

J.OSWALD SANDERS
© 1967,1980, 1994 by

The Moody Bible Institute


OF Chicago

Second Revision
All rights reserved. No part of this book may be reproduced
in any form without permission in writing from the
publisher, exceps in the case of brief quotations embodied
in articles of reviews.

2
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Mục Lục
LỜI TỰA CỦA CHỦ BÚT VỀ ẤN BẢN MỚI SỬA ĐỔI ....... 5

LỜI TỰA CHO ẨN BẢN ĐẦU TIÊN ................................... 8

Chương 1: MỘT ƯỚC MUỐN CAO QUÝ ....................... 10

Chương 2: TÌM KIẾM NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO ............17

Chương 3: NGUYÊN TẮC CHÍNH CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO

BẬC THẦY .......................................................................23

Chương 4: SỰ LÃNH ĐẠO THUỘC THỂ ......................... 32

VÀ THUỘC LINH ............................................................ 32

Chương 5: BẠN CÓ THỂ TRỞ THÀNH MỘT NHÀ LÃNH

ĐẠO HAY KHÔNG? ........................................................44

Chương 6: NHỮNG NHẬN ĐỊNH CỦA PHAO LÔ VỀ

LÃNH ĐẠO ..................................................................... 51

Chương 7: NHỮNG NHẬN ĐỊNH CỦA PHI-E-RƠ VỀ SỰ

LÃNH ĐẠO ..................................................................... 66

Chương 8: NHỮNG PHẨM CHẤT CĂN BẢN CỦA SỰ

LÃNH ĐẠO ..................................................................... 74

Chương 9: NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN THIẾT HƠN CỦA

SỰ LÃNH ĐẠO ..............................................................103

Chương 10: TRÊN TẤT CẢ MỌI ĐIỀU KHÁC .................125


3
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Chương 11: CẦU NGUYỆN VÀ SỰ LÃNH ĐẠO ........... 134

Chương 12: NGƯỜI LÃNH ĐẠO VÀ THÌ GIỜ .............. 151

Chương 13: NGƯỜI LÃNH ĐẠO VÀ VIỆC ĐỌC SÁCH .165

Chương 14: CẢI TIẾN SỰ LÃNH ĐẠO ........................... 180

Chương 15: GIÁ TRẢ CỦA SỰ LÃNH ĐẠO ................... 189

Chương 16: NHỮNG TRÁCH NHIỆM CỦA SỰ LÃNH ĐẠO 204

Chương 17: NHỮNG THỬ NGHIỆM CỦA SỰ LÃNH ĐẠO 213

Chương 18: NGHỆ THUẬT ỦY QUYỀN ........................ 223

Chương 19: THAY THẾ NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO ...... 232

Chương 20: TẠO THÊM NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO ..... 240

Chương 21: NHỮNG HIỂM HỌA CỦA SỰ LÃNH ĐẠO 250

Chương 22: NHÀ LÃNH ĐẠO NÊ-HÊ-MI ...................... 266

CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................................274

1. BÀI NGHIÊN CỨU MỘT ........................................... 275

2. BÀI NGHIÊN CỨU HAI ............................................. 276

3. BÀI NGHIÊN CỨU BA ............................................... 278

4. BÀI NGHIÊN CỨU BỐN ............................................279

5. BÀI NGHIÊN CỨU NĂM ........................................... 281

6. BÀI NGHIÊN CỨU SÁU .............................................282

4
Lãnh Đạo Thuộc Linh

LỜI TỰA CỦA CHỦ BÚT VỀ


ẤN BẢN MỚI SỬA ĐỔI

Trải qua khoảng thời gian hai mươi lăm năm, quyền Lãnh
Đạo Thuộc Linh của Oswald Sander đã được công nhận
như một công trình nghiên cứu cổ điển. Nguyên thủy đây là
một loạt các bài diễn thuyết được giải cho hội đồng công
giáo sĩ Hải Ngoại (Overseas Missionary Fellowship), sau đó
được in thành sách và quyển sách này đã được hàng ngàn
độc giả quý trọng về những nhận xét sâu sắc cùng sự khôn
ngoan đáng kính của nó. Như vậy tại sao cần phải sửa đổi
ấn bản đến từng câu một? Mối quan tâm của chúng tôi là
ngôn ngữ được dùng trong ấn bản đầu tiên càng ngày càng
khó đánh giá hết được năng lực của những tư tưởng của tác
giả Sander. Những Cơ Đốc nhân hiện đại đáng ra có thể
hưởng lợi được rất nhiều từ quyển sách thì rất dể bị bối rối
những trưng dẫn về những nhân cách không rõ ràng, những
lối diễn tả không còn hợp thời và những quan điểm vốn
thuộc về thời đại trước.
Vì thế mục đích chúng tôi là sửa đổi quyển Lãnh Đạo
Thuộc Linh cho hợp với các Cơ Đốc nhân hiện đang sống
trong thời đại hiện nay. Chúng tôi không thể nào cải tiến
được những nhận thức của tác giả Sanders, nhưng chúng
tôi đã cố gắng đổi mới cách viết của ông bằng cách xem
xét lại từng câu cho thật sáng tỏ và thích hợp với các độc

5
Lãnh Đạo Thuộc Linh

giả ngày nay. Mặc dù chúng tôi đã thay đổi nhiều cách đặt
câu và dùng chữ, chúng tôi vẫn giữ trung thực với ý nghĩa
nguyên thủy và ý địch của từng phân đoạn bản văn. Một số
những thay đổi đặc biệt rõ rệt được mô tả trong các phân
đoạn dưới đây.
Thứ nhất, sự lãnh đạo của giới phụ nữ dù không được thừa
nhận vẫn là một phần mạnh mẽ của sự truyền bá Tin Lành.
Trong ấn bản nguyên thủy, hầu như không thấy nhắc đến
giới phụ nữ có tham gia cùng với nam giới trong việc dẫn
dắt nhân loại về với Đấng Christ. Có lẽ tác giả Sanders
dùng chữ “người”, “các ông”, “ông”, “của ông”(trong tiếng
Anh là man, men, him, his) để chỉ về tất cả mọi người
không phân biệt giới tính. Trong thời đại của tác giả, người
ta dùng đại danh từ thuộc nam giới để chỉ về tất cả mọi
người. Nhưng có lẽ ông đã không dùng như vậy. Dù thế
nào đi nữa, khi thừa nhận vai trò của cả nam lẫn nữ trong
Hội Thánh của Đấng Christ, chúng tôi đã mở rộng cách
dùng chữ trong ấn bản mới này để bao gồm luôn cả hai
giới, ngoại trừ ở các phần đặc biệt rõ rệt khi tác giả Sanders
rõ ràng nhắm đến một giới mà thôi.
Thứ hai, chúng tôi đã thêm vào các ghi chú bản văn của
những người mà tác giả Sanders trưng dẫn, những người mà
hầu hết chúng ta hiện nay đều quên lãng. Tác giả Sanders
trưng dẫn những nhà Phục Hưng, những nhà Truyền đạo,
những học giả và những giáo sĩ, thường là từ giáo hội Anh
quốc. Ông cũng ưu thích các nhà lãnh đạo quân sự thuộc
6
Lãnh Đạo Thuộc Linh

thế chiến thứ hai mà tên họ có thể còn đúng hoặc không
còn đúng với các tên dòng họ gia đình. Khi nào có thể
được, phần ghi chú sẽ cung cấp thông tin về tiểu sử của
nhân vật đó.
Cuối cùng, chính bản văn Kinh Thánh Anh Ngữ đã trải qua
nhiều thay đổi kể từ ngày tác giả Sanders nói và viết những
trang sách này. Ngoại trừ các phần Kinh Thánh có nói rõ
chúng tôi đã dùng bản Kinh Thánh New Internatinal Vesion
cho ấn bản đổi mới này.
Có lẽ các độc giả sẽ nghe cũng như đọc những trang sách
này. Giống như một bài giảng hay, nhiều điểm quan trọng
được tác giả Sanders lặp lại, đôi khi các phân đoạn chuyên
chở những lời giải đi xa hơn điểm chính và các phân đoạn
sau cùng lại thường kết thúc đột ngột dường như diễn giả
thình lình nhận thấy mình không còn thì giờ và phải thu
vén lại cách nhanh chóng. Bởi vì quyển sách này nguyên
thủy là một loạt các bài diễn thuyết, nên chúng tôi đã cố
gắng giảm thiểu cảm nghĩ và lối văn nói. Chúng tôi hi vọng
quý độc giả sẽ cảm thấy tính tươi mới của những sứ điệp
này cũng như những thính giả đầu tiên đã từng nghe đến
gần ba thập niên qua.

7
Lãnh Đạo Thuộc Linh

LỜI TỰA CHO ẨN BẢN ĐẦU TIÊN


Quyển sách này được ẩn loát từ hai loại sứ điệp đã được
trình bày cho những nhà lãnh đạo của hội Overseas
Missionary Fellowship ở các hội nghị tại Singapore năm
1964 và 1966. Sau đó có đề nghị hãy diễn giải thêm và
chia sẻ những sứ điệp này cho công chúng rộng rãi hơn.
Tác giả đã tán thành đề nghị này.
Những nguyên tắc về lãnh đạo cả trong lĩnh vực thuộc thể
lẫn thuộc linh đều được trình bày và minh họa từ trong
Kinh Thánh lẫn trong các tiểu sử của những danh nhân của
Đức Chúa Trời. Không phải độc giả nào cũng có dịp đọc
được các tiểu sử đã được minh họa ở đây, vì thế tác giả đã
được khuyến khích để bao gồm thêm những biến cố thích
hợp từ đời sống của những người lãnh đạo thực sự thành
công. Khi có thể được, tác giả sẽ chỉ ra các nguồn tài liệu.
Trong trường hợp các phần Kinh Thánh trưng dẫn, tác giả
đã dùng bản dịch mà tác giả tin là chính xác và sáng sủa
nhất.
Tài liệu sách đã được trình bày trong hình thức có tính đến
mục đích giúp đỡ ngay cả những Cơ Đốc nhân non trẻ mà
Đức Thánh Linh đang hành động trong lòng để tạo ra một
ước vọng thánh muốn đặt tất cả các năng lực của mình sẵn
sàng cho Đấng Cứu Thế sử dụng. Ngoài ra, nếu quyển sách
này nhận được một ước muốn và làm sáng tỏ được một
mục đích tươi mới trong lòng của những người muốn tiến

8
Lãnh Đạo Thuộc Linh

tới trên con đường lãnh đạo, thì mục đích của quyển sách
này như vậy là đã thực hiện được rồi.
J.OSWALD SANDERS.

9
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Chương 1:
MỘT ƯỚC MUỐN CAO QUÝ
“Muốn lãnh đạo Hội Thánh là mong ước
một chức vụ cao quý.” II Ti-mô-thư 3:1 (Bản Diễn Ý)
“Còn ngươi, người còn tìm việc lớn cho mình hay sao?
Chở có tìm kiếm.” - Giê-rê-mi 45:5

Phần lớn các Cơ Đốc nhân đều dè dặt đối với ước
muốn trở nên người lãnh đạo. Họ không dám chắc về việc
có phải lẽ hay không khi một người muốn trở nên một nhà
lãnh đạo. Dù sao, chức vụ đi tìm người có phải hơn là
người đi tìm chức vụ hay không? Phải chăng tham vọng đã
chẳng gây sa ngã cho một số những nhà lãnh đạo trong Hội
Thánh đó sao? Phải chăng họ đã trở thành nạn nhân cho
“sự yếu đuối cuối cùng của những tâm hồn cao quý”? Văn
hào Shakespeare đã diễn tả một chân lý sâu xa khi nhân vật
Wolsey của ông đã nói với vị tướng vĩ đại người Anh:
Thưa Ngài Cromwell, tôi nài xin Ngài hãy bỏ đi những
tham vọng, các thiên sứ vì đó mà sa ngã, huống gì loài
người chúng ta. Dù mang hình ảnh của Đấng Tạo Hóa, liệu
có được buông tha?
Không nghi ngờ gì cả, các Cơ Đốc nhân phải biết đề
kháng một số loại tham vọng và phải từ bỏ hẳn khỏi đời
sống mình. Thế nhưng chúng ta cũng phải biết nhận thức
về những ước vọng khác cao quý, xứng đáng và đáng khen.
10
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Hai câu Kinh Thánh ở phần đầu chương này nêu lên một
lời cảnh cáo và một lời khích lệ về việc cần phải phân tách
giữa sự khác nhau. Khi ước vọng của chúng ta là muốn hầu
việc hữu hiệu hơn cho Đức Chúa Trời tức là nhận thức
được tiềm năng cao cả nhất của Đức Chúa Trời cho đời
sống chúng ta thì chúng là cần phải ghi nhớ hai câu Kinh
Thánh nầy trong trí và phải giữ cho nghiêm.
Một phần của tính chất nghiêm trọng nầy là sự khác
nhau giữa hoàn cảnh của Phao-lô và hoàn cảnh của chúng
ta. Chúng ta có thể hiểu lời tuyên bố của ông như là ngụ ý
về danh vọng và sự kính trọng dành cho các nhà lãnh đạo
Cơ Đốc ngày nay. Nhưng đó không phải là ý của Phao- lô.
Trong thời đại của ông, một giám mục phải đương đầu với
sự hiểm nguy rất lớn và trách nhiệm rất nặng nề. Phần
thưởng cho công tác lãnh đạo Hội Thánh là sự gian khổ, sự
khinh bỉ và sự khước từ. Người lãnh đạo phải là người đầu
tiên bị hỏa thiêu trong cơn bách hại, phải là người đứng
đầu trong danh sách những người chịu khổ nạn.
Dưới một hình ảnh như vậy, sự khích lệ của Phao-lô
dường như không có vẻ gì hấp dẫn đối với những người chỉ
muốn tìm kiếm địa vị trong Hội Thánh. Những người rỡm
đời không ai lại quan tâm đến một sự giao thác khó khăn
như vậy. Dưới những hoàn cảnh hiểm nguy lan tràn trong
thế kỷ đầu tiên, ngay cả những Cơ Đốc nhân mạnh mẽ nhất
cũng cần được khích lệ và thúc giục để làm người lãnh đạo.

11
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Vì thế Phao-lô đã gọi sự lãnh đạo là “một ước vọng cao


quý”.
Ngày nay, ở một số nơi trên thế giới các Cơ Đốc nhân
cũng đương đầu với một hoàn cảnh tương tự như vậy.
Những nhà lãnh đạo Hội Thánh tại Trung Hoa phần lớn đã
chịu khổ dưới tay người Cộng Sản. Mục sư của nhóm Bầy
Nhỏ ở Nepal đã chịu khổ nhiều năm tù sau khi các tín hữu
trong Hội Thánh đều đã được trả tự do. Ngày nay ở nhiều
nơi khó khăn rắc rối, sự lãnh đạo thuộc linh không phải là
công việc dành cho những người muốn tìm kiếm lợi ích ổn
định và điều kiện làm việc thỏa mái.
Phao-lô thúc giục chúng ta đến với công tác lãnh đạo
Hội Thánh, một công tác quan trọng nhất trên thế giới. Khi
những động cơ của chúng ta là đúng đắn, thì công việc nầy
đem lại phần thưởng vĩnh cửu. Trong thời của Phao-lô, chỉ
có một tình yêu sâu đậm dành cho Đấng Christ và một mối
quan tâm thực sự đối với Hội Thánh mới có thể động viên
người ta tham gia vai trò lãnh đạo. Nhưng ngày nay ở nhiều
nền văn hóa, khi những nhà lãnh đạo Cơ-đốc có danh vọng
và nhiều đặc ân, người ta tham muốn làm nhà lãnh đạo vì
những lý do không chính đáng và thường do tự đề cao.
Và vì thế Giê-rê-mi đã đưa ra cho Ba-rúc một vài lời
khuyên bảo thật đơn giản, thật khôn ngoan: “Còn người,
người còn tìm việc lớn cho mình hay sao? Chở có tìm
kiếm.” (Giê-rê-mi 45:5). Vị tiên tri không phải lên án tất cả
mọi tham vọng đều là tội lỗi, nhưng ông đã chỉ ra rằng
12
Lãnh Đạo Thuộc Linh

chính động cơ vị kỷ đã làm cho tham vọng sai trật đi “việc


lớn cho mình”. Muốn làm lớn không phải là một tội lỗi.
Chính cái động cơ quyết định tính chất của một tham vọng.
Chúa chúng ta không bao giờ dạy dỗ chống lại ước muốn
thành đạt những đỉnh cao, Ngài chỉ phơi bày và lên án
động cơ không xứng đáng mà thôi.
Tất cả các Cơ Đốc nhân đều được kêu gọi để phát triển
những tài năng thiên phú của mình, sử dụng hết cuộc đời
mình, để phát triển đến mức đầy trọn những năng lực và
quyền năng Chúa ban. Tuy nhiên Chúa Jêsus đã dạy rằng
cái ước vọng mà nó lấy bản ngã làm trung tâm thì đó là sai.
Khi nói với những mục sư sắp được tấn phong, nhà lãnh
đạo truyền giáo nổi danh là giám mục Stephen Neill đã nói
“Tôi có khuynh hướng nghĩ rằng tham vọng trong bất cứ ý
nghĩa thông thường nào của từ này thì đối với người bình
thường gần như luôn luôn là tội lỗi. Tôi chắc chắn rằng
trong Cơ Đốc nhân điều đó luôn luôn là tội lỗi, và đó là
điều khó bào chữa nhất nơi vị mục sư được tấn phong”.1
Tham vọng mà tập trung vào sự vinh hiển của Đức
Chúa Trời và sự thạnh vượng của Hội Thánh là một lực
lượng mạnh mẽ đem lại ích lợi.
Chữ tham vọng (ambition) xuất xứ từ một từ ngữ La-tinh
có nghĩa là “chiến dịch nhằm thăng chức”. Cụm từ nầy gợi
ý về một sự khác nhau của các yếu tố: được xã hội biết đến
và thừa nhận, được nổi danh, có địa vị cao, cầm quyền trên
người khác. Trong ý nghĩa này, người có tham vọng vui
13
Lãnh Đạo Thuộc Linh

hưởng quyền lực đến từ tiền bạc và uy quyền. Chúa Jêsus


không có thì giờ cho những tham vọng do bản ngã thúc đẩy
như thế. Người lãnh đạo thuộc linh thật sự sẽ không bao
giờ tham gia “chiến dịch nhằm thăng chức”.
Đối với các môn đồ “có tham vọng” của mình, Chúa
Jêsus công bố một tiêu chuẩn cao trọng mới: “Các ngươi
biết những người được tôn làm đầu cai trị các dân ngoại,
thì bắt dần phải phục mình, còn các quan lớn thì lấy quyền
thế trị dân. Song trong các ngươi không như vậy, trái lại, hễ
ai muốn làm lớn trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ; còn ai
trong các ngươi muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi mọi
người.” (Mác 10:42–44). Chúng ta sẽ đề cập đến lời tuyên
bố kỳ lạ nầy trong một chương sau.
Trong bất cứ khởi điểm nào khi nghiên cứu về sự lãnh
đạo thuộc linh, thì nguyên tắc chủ đạo sau đây phải được
đối diện thẳng thừng: Sự cao trọng thật, sự lãnh đạo thật,
được tìm thấy nơi việc bạn dâng mình phục vụ người khác,
chứ không phải là bạn thuyết phục hay dụ dỗ người khác
phục vụ cho mình. Sự phục vụ thật bao giờ cũng phải trả
giá. Thường thường sự phục vụ đó xảy ra như một báp-têm
đau đớn của sự chịu khổ. Nhưng người lãnh đạo thuộc linh
thật sự luôn tập chú vào sự phục vụ mà mình có thể hiến
dâng cho Chúa và cho người khác, chứ không phải tập chú
vào bổng lộc của chức vụ cao hay danh vị thánh. Chúng ta
phải nhắm đến việc đóng góp vào cuộc đời nhiều hơn là
lấy ra.
14
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Ông Samuel Brengle, nhà truyền đạo phục hưng vĩ đại


của hội Salvation Army (Cứu Thế Quân) đã nói, “Một trong
những sự mỉa mai rõ nét của lịch sử là sự bất kể hoàn toàn
các cấp bậc và chức tước trong những sự phán đoán cuối
cùng mà con người có đối với nhau. Sự đánh giá cuối cùng
của loài người tỏ ra rằng lịch sử không đếm xỉa chút xíu gì
đến cấp bậc hoặc chức tước một người đã mang, hoặc
chức vụ người đó đã giữ, nhưng chỉ để ý đến phẩm chất
những việc làm và đặc tính của tâm trí cùng tấm lòng người
đó mà thôi”.2
Ở một trong những sách bồi linh nổi tiếng của mình,
S.D.Gordon đã viết, “Hãy để một lần cho tham vọng một
người phù hợp sít sao với kế hoạch của Đức Chúa Trời
dành cho người đó, như thế người đó sẽ có được ngôi sao
Bắc Đẩu trước mặt dẫn đường vững chắc trên mọi lối biển
cả dường như không thấy bến bờ. Người đó sẽ có một la
bàn luôn chỉ đúng hướng xuyên qua đám sương mù dày
đặc nhất và cơn bão tố tàn khốc nhất, bất chấp những rặng
đá ngầm có nam châm”.
Nhà lãnh đạo vĩ đại, Công Tước Nikolaus Von
Zinzendorf (1700-1760), đã bị cám dỗ bởi chức tước và sự
giàu sang; thực vậy, ông được nổi danh nhờ chức danh
được nhắc đến ở đây. Nhưng thái độ của ông đối với sự
tham vọng được tóm trong một cầu tuyên bố đơn giản: “Tôi
có một đam mê: đó là Ngài, chỉ một mình Ngài mà thôi".
Zinzendorf đã chuyển từ chỗ tự tìm kiếm danh vọng cho
15
Lãnh Đạo Thuộc Linh

mình đến chỗ trở thành nhà sáng lập và lãnh đạo của Hội
Thánh Moravian. Những người theo ông đã học được từ
nhà lãnh đạo của mình và họ đã đi khắp thế giới với sự
đam mê của ông. Trước khi công tác truyền giáo được phổ
cập và tổ chức tốt, những người Moravians đã thiết lập
được các Hội Thánh hải ngoại có số tín hữu gấp ba lần
nhiều hơn số tín hữu quốc nội, đó là một sự thành đạt phi
thường. Thật vậy, cứ chín mươi hai người Moravians thì có
một người đã từ giã quê hương để ra đi làm giáo sĩ.
Vì cớ con cháu A-đam muốn làm lớn,
Mà Ngài đã trở nên nhỏ bé.
Vì cớ chúng ta không chịu sấp mình xuống,
Mà Ngài đã phải tự hạ mình.
Vì cớ chúng ta muốn cai trị,
Mà Ngài đã đến để phục vụ.

GHI CHÚ
1. Bài Address to Ordinands” của ông Stephen Neill, đăng
trên tạp chí The Record, số ra ngày 28 tháng 3 năm 1947,
trang 161. Ông Neill (19001984) đã phục vụ tại miền nam
Ấn Độ và về sau đã dạy môn Truyền Giáo Học.
2. Cuốn Samuel Logan Hrengle của C.W.Hall, (NXB New
York: Salvation Amy, năm 1933), trang 274. Ông Brengle
(1860–1939) được thế giới công nhận như là một diễn giả
thánh trong những thập niên đầu của thế kỷ này.
16
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Chương 2:
TÌM KIẾM NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO
“Vì chẳng phải từ phương đông, phương tây. Hay là từ
phương nam, mà có sự tôn cao đến. Bèn là Đức Chúa Trời
đoán xét: Ngài hạ kẻ này xuống, nhắc kẻ kia lên.”
Thi Thiên 75:6-7
Hãy cho tôi một người của Chúa, một người thôi, một
tiên tri gan dạ của Đức Chúa Trời, thì tôi sẽ đem lại hòa
bình trên đất, không phải bằng lưỡi gươm nhưng bằng sự
nguyện cầu. - George Liddell

Những người lãnh đạo thật sự thường là khan hiếm.


Mọi nhóm người đang tìm kiếm họ. Suốt cả Kinh Thánh,
Đức Chúa Trời cũng tìm kiếm những nhà lãnh đạo. “Đức
Giê-hô-va đã chọn lấy cho mình một người theo lòng Ngài, đặt
người ấy làm trưởng của dân sự Ngài.” (I Sa-mu-ên 13:14).
“Hãy đi rảo khắp các đường phố Giê-ru-sa-lem. Quan
sát và ghi nhận! Hãy tìm kiếm nơi các quảng trường, nếu
ngươi tìm được một người Làm điều công chính, tìm sự
chân thật. Thì Ta sẽ tha thứ cho cả thành." (Giê-rê-mi 5:1).
“Ta đã tìm một người trong vòng chúng nó, đựng xây
lại tường thành.” (Ê-xê-chi-ên 22:30).
Kinh Thánh bày tỏ cho chúng ta biết rằng, khi Đức
Chúa Trời tìm được một người sẵn sàng lãnh đạo, kết ước
17
Lãnh Đạo Thuộc Linh

trọn thành làm môn đồ Ngài và nhận lãnh trách nhiệm lo


cho người khác, thì người đó được Ngài sử dụng theo khả
năng. Những người lãnh đạo như thế dầu có những khiếm
khuyết, nhưng họ vẫn có thể trở thành những nhà lãnh đạo
thuộc linh. Đó là những người như Môi-se, Ghi-đê-ôn, và
Đa-vít. Và trong lịch sử của Hội Thánh, đó là những người
như Martin Luther, John Wesley, Adoniram Judson, William
Carey và nhiều người khác nữa.
Để làm một người lãnh đạo trong Hội Thánh, người đó
được đòi hỏi phải có sức mạnh và đức tin cao hơn người
thường. Tại sao nhu cầu về người lãnh đạo thì quá lớn mà
ứng viên cho chức vụ lãnh đạo thì quá ít ỏi? Mọi thế hệ đều
đối diện với sự đòi hỏi nghiêm ngặt về người lãnh đạo
thuộc linh và thế hệ nào cũng hoan nghinh số ít người tiến
đến để phục vụ.
Nhà Truyền Đạo Hội Methodist (Giám Lý) ở Anh Quốc,
ông William Sangster đã than thở, “Hội Thánh đang thiết
tha cần có những người lãnh đạo. Tôi chờ đợi để nghe một
tiếng nói, nhưng không có một âm thanh nào cả... Tôi
muốn lắng nghe hơn là nói lên nhưng không có âm vang
thúc giục nào để tôi lắng nghe”.2
Nếu thế giới đang cần lắng nghe tiếng nói của Hội
Thánh ngày nay, thì Hội Thánh cần có những nhà lãnh đạo
có thẩm quyền, phải thiêng liêng và phải biết hy sinh. Có
thẩm quyền, vì người ta mong muốn nhà lãnh đạo phải biết
mình đi đầu, và phải tin rằng mình có thể đi đến đó được.
18
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Phải thiêng liêng, vì nếu không có một mối quan hệ mật


thiết với Đức Chúa Trời, thì dù là một người hấp dẫn nhất,
có khả năng nhất, vẫn không thể nào dẫn dắt dân sự đến
cùng Đức Chúa Trời được. Phải biết hy sinh, vì đó là khuôn
mẫu của Chúa Jêsus là Đấng đã phó mình cho cả thể gian
và là Đấng kêu gọi chúng ta noi dấu chân Ngài.
Các Hội Thánh sẽ phát triển mọi mặt khi họ được dẫn
dắt bởi những nhà lãnh đạo thuộc linh, mạnh mẽ, với sự
đụng chạm của quyền năng siêu việt tỏa sáng trong sự phục
vụ Chúa của họ. Hội Thánh sẽ chìm đắm vào sự rối rắm và
bệnh hoạn nếu không có một người lãnh đạo như thế. Ngày
nay, những người giảng dạy với quyền năng thiêng liêng,
mạnh mẽ thật hiếm hoi và tiếng nói vang dội của Hội
Thánh đã trở thành một tiếng thầm thì đáng thương. Những
nhà lãnh đạo ngày nay, những người thật sự thiêng liêng,
phải chuyền lại ngọn đuốc sáng cho thế hệ trẻ để làm
nhiệm vụ hàng đầu của họ.
Nhiều người xem những nhà lãnh đạo như là những
người được thiên phú tự nhiên với sự thông minh, sức mạnh
bản thân và sự nhiệt thành. Những phẩm chất đó chắc chắn
làm tăng thêm tiềm năng của người lãnh đạo, nhưng không
phải để định nghĩa về người lãnh đạo thuộc linh. Những
người lãnh đạo thật sự phải sẵn sàng chịu khổ vì cớ những
mục tiêu đủ lớn để đòi hỏi sự vâng phục hết lòng của họ.
Những người lãnh đạo thuộc linh không phải là người
được chọn lựa, được bổ nhiệm hay được tạo thành bởi
19
Lãnh Đạo Thuộc Linh

những hội đồng của Hội Thánh hoặc các giới thẩm quyền
của Hội Thánh. Chỉ một mình Đức Chúa Trời tạo nên
những nhà lãnh đạo. Không phải một người trở thành nhà
lãnh đạo thuộc linh chỉ vì người đó đang giữ một chức vụ,
đang học môn học về lãnh đạo hoặc tự quyết định để làm
nhiệm vụ lãnh đạo nầy. Một người lãnh đạo phải có đủ
phẩm chất để làm người lãnh đạo thuộc tính.
Thường thường sự lãnh đạo có thẩm quyền chân chính
hay rơi vào những người mà nhiều năm trước đây đã tìm
kiếm… biết trước hết tìm kiếm nước Đức Chúa Trời. Rồi khi
người đó trưởng thành hơn, Đức Chúa Trời giao cho người
đó vai trò lãnh đạo và Thánh Linh của Đức Chúa Trời đồng
công hành động thông qua người đó. Khi con mắt dò kiếm
của Đức Chúa Trời tìm được một người có phẩm chất để
lãnh đạo thì Đức Chúa Trời xức dầu cho người đó bằng
Đức Thánh Linh và kêu gọi người đó vào chức vụ đặc biệt
(Công vụ 9:17; 22:21).
Ông Samuel Brengle, một nhà lãnh đạo đầy ơn đã phục
vụ nhiều năm trong hội Cứu Thế Quân, đã tóm lược con
đường dẫn đến uy quyền và lãnh đạo thuộc linh:
“Không phải đạt được bằng sự thăng chức nhưng là
bằng nhiều sự cầu nguyện và nước mắt. Đạt được bằng sự
xưng tội, tra xét tấm lòng và khiêm nhường trước Chúa, do
sự đầu phục, một sự can đảm hy sinh từ bỏ mọi thần tượng,
vác thập tự giá cách dũng cảm, không than phiền, và bằng
sự nhìn xem Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá mãi
20
Lãnh Đạo Thuộc Linh

mãi không hề phai nhạt. Không phải đạt được bằng cách
tìm kiếm những điều lớn lao cho riêng mình, nhưng giống
như Phao-lô, bằng cách kể những điều lợi cho mình như là
sự lỗ vì cớ Đấng Christ. Đây là một giá khá đắt mà người
lãnh đạo cần phải trả, không phải chỉ là người lãnh đạo
hữu danh nhưng thật sự là người lãnh đạo thuộc linh, một
người lãnh đạo có quyền lực được thừa nhận, được cảm
thấy cả ở trên thiên đàng, dưới đất và cả ở âm phủ nữa”.3
Đức Chúa Trời muốn bày tỏ cho những người như thế về
sức mạnh cả thể thật sự của Ngài là như thế nào (I Sử Ký 16:9).
Nhưng không phải tất cả những ai muốn làm người lãnh
đạo đều sẵn sàng trả giá cao như thế. Tuy nhiên ở đây
không có một sự thỏa hiệp nào: giá cao này, phải trả xong
trong nơi sâu kín của tấm lòng, trước khi có bất cứ chức vụ
công khai nào được tôn trọng. Chúa chúng ta đã nói rõ với
Gia-cơ và Giăng rằng địa vị cao trọng trong nước Đức Chúa
Trời đã để dành cho những tấm lòng xứng đáng, ngay ở
những nơi bí mật nhất mà không ai dò được, có được
những phẩm chất Chúa mong muốn. Quyền tối thượng của
Đức Chúa Trời dò xét tấm lòng chúng ta và kêu gọi chúng
ta vào chức vụ lãnh đạo phải được chúng ta kính cẩn tôn
trọng. Điều đó khiến cho chúng ta thật sự khiêm nhường.
Một điều cuối cùng nữa cần nói đến đó là lời cảnh cáo.
Nếu những người có ảnh hưởng trên những người khác mà
thất bại không dẫn người khác đến những vùng cao nguyên
thuộc linh, thì chắc con đường đi xuống dưới vực thẩm sẽ
21
Lãnh Đạo Thuộc Linh

chờ đợi họ. Người ta thường đồng hành cùng với nhau,
không ai tẻ tách, không ai đi riêng một mình.
GHI CHÚ
1. Henry George Liddell (1811–1898) là khoa trưởng của
khoa Christ Church thuộc viện đại học Oxford và là tuyến
uý của Nữ Hoàng Anh. Lewis Carroli đã viết quyển Alice in
Wonderkand (Alice trong xứ diệu kỳ) dành riêng cho con
gái của Liddell là cô Alice.
2. Trích dẫn trong quyển Doctor Sangster của Paul
E.Sangster (NXB London: Ephorth, năm 1962), trang 109.
William Sangster (1900-1960) là một nhà lãnh đạo của hội
Giám Lý Anh quốc.
3. Cuốn The Soul-Winner's Secret của Samuel Logan
Brengle, (NXB London: Salvation Army, 1918), trang 22.

22
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Chương 3:
NGUYÊN TẮC CHÍNH CỦA
NHÀ LÃNH ĐẠO BẬC THẦY
“Nhưng giữa các con thì không phải vậy. Trái lại, ai muốn
làm lớn trong các con thì phải làm đầy tớ, còn ai muốn
đứng đầu trong các con thì phải làm nô lệ cho mọi người.”
- Mác 10:43-44
Khi nói về tầm quan trọng của những nhà lãnh đạo có
năng lực trong Hội Thánh cũng giống như ở các cấp chính
phủ và các ngành thương mại chúng ta mong muốn rằng,
Kinh Thánh sẽ thường sử dụng đến từ liệu này. Thực ra, bản
Kinh Thánh King James (mà thế hệ của tôi được nuôi dưỡng)
chỉ dùng đến tư liệu lãnh đạo này có sáu lần. Vai trò của
người đầy tớ lại được dùng thường xuyên hơn. Chúng ta
không đọc thấy “Môi-se, nhà lãnh đạo của Ta”, nhưng là
“Môi-se, đầy tớ của Ta”. Và đây chính là điều Đấng Christ
đã dạy.1
Chúa Jêsus là một nhà cách mạng, không phải trong ý
nghĩa chiến tranh giải phóng, nhưng trong sự dạy dỗ của
Ngài về sự lãnh đạo. Từ “đầy tớ” được người ta nói đến
khắp nơi với rất ít danh dự, rất ít kính trọng. Hầu hết mọi
người đều xa lánh vai trò ít giá trị đó. Tuy nhiên khi Chúa
Jêsus sử dụng từ liệu này, nó lại đồng nghĩa với sự cao trọng
và đó chính là một ý tưởng cách mạng.

23
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Đấng Christ dạy rằng nước Đức Chúa Trời là một cộng
đồng mà ở đó mỗi thành viên phục vụ lẫn nhau. Phao-lô đã
viết cùng dòng tư tưởng đó: “… hãy lấy lòng yêu thương mà
phục vụ nhau.”(Ga-la-ti 5:13). Sự phục vụ với lòng yêu
thương của chúng ta cũng phải lan ra cho thế giới có cần
chung quanh chúng ta. Nhưng trong hầu hết các Hội Thánh,
rất ít người mang lấy gánh nặng này.
Chúa Jêsus đã biết ý tưởng về người lãnh đạo như
“người đầy tớ yêu dấu của mọi người” không có vẻ hấp dẫn
đối với phần đông dân chúng. Ai cũng muốn đời sống mình
được bảo đảm. Nhưng “làm đầy tớ” là đòi hỏi của Ngài
dành cho những ai muốn làm người lãnh đạo trong vương
quốc của Ngài.
Sự tương phản rõ rệt giữa ý tưởng chung của chúng ta
về người lãnh đạo và lời tuyên bố đầy tính cách mạng của
Chúa Jêsus không thấy ở đâu rõ hơn là ở Mác 10:42-43:
“Các con biết rằng những người được tôn làm nhà cầm
quyền dân ngoại thì thống trị dân; các quan chức cao cấp
thì dùng quyền lực mà cai trị. Nhưng giữa các con thì
không phải vậy. Trái lại, ai muốn làm lớn trong các con thì
phải làm đầy tớ.”
Đây thật là một tư tưởng cách mạng đến nỗi những sứ
đồ thân cận nhất với Chúa Jêsus, là Gia-cơ và Giăng, đã sử
dụng người mẹ đầy tham vọng của họ trong một kế hoạch
nhằm bảo đảm chiếm được địa vị cao trong vương quốc
sắp đến của Chúa trước khi mười người kia nhận được
24
Lãnh Đạo Thuộc Linh

phần của họ. Hai môn đồ này coi trọng lời hứa của Chúa
Jêsus về việc ngồi trên ngai vinh hiển và xét đoán các chi
phái Y-sơ-ra-ên (Ma-thi-ơ 19:28), nhưng họ đã hiểu lầm
cách làm thế nào để vào đó.
Bất chấp tình thân hữu của họ, Chúa Jêsus đã không
nhường một bước nào với chiến dịch nhằm thăng chức của
họ. Ngài trả lời họ, “các ngươi không hiểu điều mình xin”
(Ma-thi-ơ 20:22). Gia-cơ và Giăng đều muốn sự vinh hiển,
chứ không muốn chén sỉ nhục; muốn mão triều thiên, chứ
không muốn thập tự giá; muốn vai trò ông chủ, chứ không
muốn làm đầy tớ. Chúa Jêsus đã dùng cơ hội này để đưa tới
hai nguyên tắc lãnh đạo mà Hội Thánh không bao giờ được
quên.
 Quyền tối thượng về chức vụ lãnh đạo thuộc linh.
“Nhưng việc ngồi bên phải hay bên trái Ta thì Ta không
cho được, vị trí ấy dành cho những người đã được định
sẵn.” (Mác 10:40).
Một sự hưởng ứng chung có thể như thế này: vinh dự
và cấp bậc dành cho những người đã tự chuẩn bị và nỗ lực
làm việc để đạt cho được. Nhưng ở đây chúng ta thấy sự
khác biệt căn bản trong lời dạy của Chúa Jêsus và ý tưởng
của con người. Đức Chúa Trời đã định chỗ cho chức vụ
thuộc linh và vai trò lãnh đạo theo ý chỉ tối thượng của
Ngài. Bản dịch Good News Bible dịch câu 40 như sau:
“Chính Đức Chúa Trời là Đấng ban những địa vị này cho
những ai mà Ngài đã chuẩn bị họ”.
25
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Sự lãnh đạo thuộc linh có hiệu quả không phải xảy đến
như là kết quả của sự huấn luyện thần học hoặc bằng cấp
của Chủng Viện, Chúa Jêsus đã dạy các môn đồ của Ngài,
“ấy chẳng phải các ngươi đã chọn Ta bèn là Ta đã chọn và
lập các ngươi” (Giăng 15:16). Sự lựa chọn tối thượng của
Đức Chúa Trời đem lại sự yên tâm lớn cho những công tác
viên Cơ Đốc. Chúng ta có thể thành thật nói rằng, “Tôi ở
đây không phải do một người hay một nhóm người nào lựa
chọn, nhưng là do sự chỉ định tối thượng của Đức Chúa
Trời”.
 Sự chịu khổ của chức vụ lãnh đạo thuộc linh. “Các con
có thể uống được chén Ta uống, và chịu được báp-têm
Ta chịu không?” (Mác 10:38).
Không chút rào đón. Không nói loanh quanh. Không né
tránh thực tế. Chúa Jêsus chân thành nêu lên giá phải trả
của sự phục vụ trong vương quốc của Ngài. Nhiệm vụ thật
to lớn và khó khăn, người nam người nữ nào muốn hướng
đến nhiệm vụ đó phải mở rộng đôi mắt, mở rộng tấm lòng
sẵn sàng đi theo Thầy đến suốt chặng đường.
Đáp ứng câu hỏi thăm dò của Chúa, các môn đồ trả lời
không chút ngập ngừng, “Được” (chúng tôi có thể!). Thật là
đáng thương với tầm nhìn hạn hẹp! Nhưng Chúa Jêsus biết
trước những gì đang chờ đợi họ. Họ sẽ thực sự uống chén
và biết rõ phép Báp-têm mà Chúa đã chịu. Gia-cơ sẽ bị xử
tử và Giăng sẽ chấm dứt quãng đời của mình trong ngục
thất quạnh hiu.
26
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Nếu các môn đồ đã hình dung mình phải học tập lãnh
đạo như vậy mà không được hưởng bổng lộc bao nhiêu,
hẳn Chúa Jêsus đã làm họ vỡ mộng rồi. Thật ngạc nhiên
biết bao khi khám phá thấy rằng sự cao trọng xảy đến thông
qua thân phận tôi tớ và cương vị lãnh đạo xảy đến thông
qua việc trở nên tôi tớ cho mọi người.
Trong tất cả những lời được ghi lại của Chúa Jêsus, chỉ
có một lần Ngài nói rằng Ngài sẽ nêu một “gương” cho các
môn đồ, rồi sau đó Ngài rửa chân cho họ (Giăng 13:15).
Chỉ có một lần trong suốt cả Tân Ước, một trước giả đã nêu
lên một “tấm gương” (I Phi-e-rơ 2:21), và đó là tấm gương
chịu khổ. Phục vụ và chịu khổ là cặp anh em sanh đôi
trong lời dạy và cuộc đời của Chúa chúng ta. Điều này
không thể xảy đến mà không có điều kia cặp theo. Và có
tôi tớ nào lại lớn hơn Chủ của mình đâu.
TINH THẦN TÔI TỚ
Sự dạy dỗ của Chúa Jêsus về tinh thần tôi tớ và sự chịu
khổ không chỉ có ý khích lệ thái độ tốt. Chúa Jêsus còn
muốn truyền đạt tinh thần tôi tớ, sự kết ước cá nhân và hiểu
Ngài muốn nói gì khi Ngài phán, “Ta ở giữa các con như
người phục vụ vậy” (Lu-ca 22:37). Có những hành động
phục vụ đơn thuần được thực hiện mà không phải phát
xuất từ những động cơ thuộc linh.
Trong Ê-sai 42, chúng ta đọc thấy về thái độ và những
động cơ nội tâm mà Đấng Mê-si-a sắp đến sẽ bày tỏ ra như
người tôi tớ lý tưởng của Đức Giê-hô-va. Khi dân Y-sơ-ra-ên
27
Lãnh Đạo Thuộc Linh

đã thất bại không sống đúng lý tưởng này, thì Đấng Mê-si
sẽ thành công. Và những nguyên tắc của đời sống Chúa sẽ
là khuôn mẫu cho đời sống chúng ta.
Thái độ tùy thuộc. “Đây là đầy tớ Ta, Người mà Ta
nâng đỡ,” (Ê-sai 42:1). Câu này nói về Đấng Mê-si sắp đến.
Chúa Jêsus đã làm ứng nghiệm lời tiên tri bằng cách tự
mình làm trống không mọi đặc quyền thiên thượng ("Chính
Ngài đã tự bỏ mình đi”, Phi líp 2:2), Ngài từ bỏ những đặc
ân của thần tánh Ngài để trở nên hoàn toàn lệ thuộc vào
Đức Chúa Trời. Ngài đồng hóa chính mình hoàn toàn với
nhân tánh của chúng ta. Thật là một sự nghịch lý lớn lao.
Khi chúng ta biết tự mình “làm cho trống không” và nương
dựa hoàn toàn vào Đức Chúa Trời, thì Đức Thánh Linh sẽ
sử dụng chúng ta.
Thái độ chấp nhận. “Là Người mà Ta đã chọn, và linh
hồn Ta hài lòng.” (Ê-sai 42:1). Đức Chúa Trời lấy làm đẹp
lòng đầy tớ của Ngài là Jêsus. Và sự ưa thích nầy có tính
cách hỗ tương lẫn nhau. Trong một câu Kinh Thánh khác
nói về Đấng Mê-si sắp đến, Đức Chúa Con đã làm chứng,
“Lạy Đức Chúa Trời của con, con vui thích làm theo ý muốn
Chúa, luật pháp Chúa ở trong lòng con.” (Thi Thiên 40:8).
Thái độ khiêm tốn. “Người sẽ chẳng kêu la, cũng
chẳng lên tiếng, chẳng để ngoài đường phố nghe tiếng
mình.” (Ê-sai 42:2). Không nói đinh tai nhức óc, cũng
không phô trương, người tôi tớ của Đức Chúa Trời thi hành
một chức vụ dường như lặng lẽ. Thật là khác với một số
28
Lãnh Đạo Thuộc Linh

khá đông các diễn giả tự quảng cáo ngày nay cả bên trong
lẫn bên ngoài Hội Thánh.
Chính đây là điểm mà ma quỉ đã cám dỗ Chúa Jêsus,
nó thúc đẩy Ngài cố đâm đầu nhảy từ nóc đền thờ xuống
đất (Ma-thi-ơ 4:5). Nhưng Chúa Jêsus không tìm sự nổi
danh ở đầu trang nhật báo, Ngài cũng không rơi vào âm
mưu của ma quỉ.
Quá kín đáo và lặng lẽ đến nỗi công việc của Người
Đầy Tớ vĩ đại này khiến cho một số người hoài nghi đến cả
sự thực hữu của Ngài. Chúa Jêsus đã làm điển hình cho lời
mô tả về Đức Chúa Trời được tìm thấy sau này trong sách
Ê-sai: “Ngài thật là Đức Chúa Trời ẩn mình” (Ê-sai 45:15).
Phẩm hạnh này dường như được tất cả các đạo binh của
thiên đàng chia sẻ. Ngay cả hình ảnh chúng ta có được về
Chê-ru-bim các thiên sứ tôi tớ của Đức Chúa Trời cũng sử
dụng bốn trong sáu cánh của họ để che mặt và che chân.
Các thiên sứ cũng bằng lòng với công việc kín đáo, giấu tên
(Ê-sai 6:2).
Thái độ đồng cảm. “Người sẽ không bẻ cây sậy đã giập,
và chẳng tắt tim đèn gần tàn.” (Ê-sai 42:3). Tôi tớ của Chúa
cảm thông với người yếu đuối, thường hiểu những người
lầm lỡ. Biết bao lần chúng ta thường không chịu cảm thông
với những người đồng hành với chúng ta. Thế nhưng Người
Đầy Tớ lý tưởng của Chúa không giẫm bừa lên người yếu
đuối, kẻ ngã lòng. Ngài rịt lành những vết thương và nhen
lại ngọn lửa yếu ớt trở thành ngọn lửa bùng cháy.
29
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Nhiều người trong chúng ta, thậm chí cả những công


tác viên Cơ Đốc, thấy một người có đời sống yếu đuối thì
“bỏ đi qua”. Chúng ta thường tìm kiếm một chức vụ có
nhiều phần thưởng và xứng đáng với tài năng chúng ta hơn
là chia gánh mặt yếu của nhân loại. Nhưng theo nhãn quan
của Đức Chúa Trời, làm việc để nâng đỡ những người đang
bị giày đạp trên đời là một việc làm cao quý.
Trong phòng xử án, ngọn đèn của Phi-e-rơ chảy héo
hắt làm sao, nhưng trong ngày Lễ Ngũ Tuần ông đã thành
ngọn đuốc cháy sáng biết bao! Người tôi tớ lý tưởng của
Đức Chúa Trời đã làm cho đời sống một người khốn khổ trở
thành một ngọn đuốc sáng tươi.
Thái độ lạc quan. “Người sẽ không mòn mỏi, không
ngã lòng. Cho đến khi thiết lập xong công lý trên mặt đất”
(Ê-sai 42:4). Thái độ bị quan là thái độ đối nghịch với người
lãnh đạo. Hy vọng và lạc quan là những phẩm chất cần
thiết cho tôi tớ của Đức Chúa Trời, là người chiến đấu với
các quyền lực của sự tối tăm đang bao trùm linh hồn của
những con người, nam lẫn nữ. Người tôi tớ lý tưởng của
Đức Chúa Trời luôn luôn lạc quan cho đến khi mọi việc
của Đức Chúa Trời được hoàn tất.
Chịu xức dầu. “Ta đã đặt thần Ta trên người” (Ê-sai
42:1). Những phẩm chất lãnh đạo nói trên như: đáng tin,
chấp nhận, khiêm tốn, đồng cảm hoặc lạc quan vẫn chưa
đủ cho chức vụ lãnh đạo. Nếu không có sự đụng chạm của
quyền năng siêu nhiên, thì những phẩm chất trên cũng khô
30
Lãnh Đạo Thuộc Linh

héo như cát bụi. Vì thế Đức Thánh Linh đã đến ngự trên
Người tôi tớ lý tưởng Đức Chúa Trời. “Thể nào Đức Chúa
Trời đã xức dầu cho Đức Chúa Jêsus người Na-xa-rét bằng
Đức Thánh Linh và quyền năng, rồi Ngài đi khắp nơi làm
việc nhân đức và chữa lành tất cả những người bị ma quỷ
áp chế, vì Đức Chúa Trời ở cùng Ngài” (Công vụ 10:38).
Chức vụ của Chúa Jêsus bắt đầu khi Đức Thánh Linh ngự
xuống trên Ngài trong lễ Báp-têm và từ đó Đầy tớ Chúa đã
bắt đầu làm rung chuyển thế giới.
Liệu chúng ta có cao trọng hơn Chúa của chúng ta
chăng? Chúng ta có thi hành chức vụ cách hiệu quả mà
không cần Thánh Linh của Đức Chúa Trời hành động trong
chúng ta mỗi giờ mỗi phút hay không? Đức Chúa Trời cũng
xức dầu cho chúng ta y như vậy. Mong chúng ta hãy theo
sát Tôi Tớ Thánh của Chúa và nhận lãnh Đức Thánh Linh là
Đấng bày tỏ cho chúng ta biết nhiều hơn về Thầy của
chúng ta.
GHI CHÚ
1. Bài “The Community Clue” của Paul S.Rees đăng trên
báo Life of Faith số ra ngày 26 September 1976, trang 3

31
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Chương 4:
SỰ LÃNH ĐẠO THUỘC THỂ
VÀ THUỘC LINH
“Thưa anh em, khi đến với anh em, tôi không dùng những
lời cao siêu hay khôn ngoan … nhưng chính là sự thể hiện
quyền năng của Thánh Linh.”
- I Cô-rinh tô 2:1-4

Lãnh đạo là gây ảnh hưởng, là khả năng của một


người gây ảnh phưởng để những người khác đi theo sự lãnh
đạo của mình. Những nhà lãnh đạo nổi tiếng luôn luôn biết
rõ điều này.
Nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại Bernard Montgomery đã
nói về sự lãnh đạo bằng những lời sau đây: “Lãnh đạo là
khả năng và ý chí tập hợp mọi người, nam cũng như nữ,
nhằm vào một mục đích chung và gây được niềm tin tưởng
ở họ”.1 Một gương mẫu tuyệt vời về lời tuyên bố này là Sir
Winston Churchill, nhà lãnh đạo Anh quốc trong Thế Chiến
Thứ 2.
Đô Đốc Hải quân Nimitz đã nói: “Lãnh đạo có thể
được định nghĩa như là phẩm chất gây được sự tin tưởng
đầy đủ nơi những thuộc hạ để họ sẵn sàng chấp nhận quan
điểm và thi hành mệnh lệnh của mình”.

32
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Có lần tướng Charles Gordon đã hỏi ông Li Hung


Chang, một nhà lãnh đạo Trung Hoa, hai câu hỏi: “Lãnh
đạo là gì? Loài người được chia ra như thế nào?” Li Hung
đã trả lời: “Chỉ có ba hạng người: những người không thể
lay chuyển, những người có thể lay chuyển và những người
lay chuyển họ!”
Ông John R.Mott, một nhà lãnh đạo có tầm cỡ thế giới
giữa vòng các sinh viên, tin rằng “một nhà lãnh đạo là một
người biết rõ đường đi, là người đi đầu và là người lôi kéo
người khác đi theo mình”.2
Ông P.T.Chandapilla, một nhà lãnh đạo sinh viên Ấn
Độ, đã định nghĩa về lãnh đạo Cơ Đốc như là một chức
nghiệp kết hợp cả phẩm chất nhân loại và thiên thượng
trong chức vụ hầu việc Chúa và dân sự của Ngài nhằm đem
phước hạnh đến cho người khác.3
Tổng thống Harry S.Truman (1945-1953) đã nói một
cách thuyết phục rằng: “Một người lãnh đạo là một người
có khả năng khiến những người khác làm điều họ không
muốn làm và lại thích làm điều đó”.
Sự lãnh đạo thuộc linh kết hợp được cả phẩm chất
thuộc thể lẫn thuộc linh. Tuy nhiên, ngay cả các phẩm chất
thuộc thể cũng đều là những ân tứ siêu nhiên, vì tất cả
những điều tốt lành đều từ Đức Chúa Trời mà đến. Chẳng
hạn như nhân cách của một người. Tưởng Montlomery đã
nói rằng, “mức độ ảnh hưởng sẽ tùy thuộc nơi nhân cách,
‘cái phần rực sáng’ mà người đó có khả năng, là ngọn lửa
33
Lãnh Đạo Thuộc Linh

cháy bừng bên trong, là chất nam châm thu hút tấm lòng
của những người khác hướng về người đó”.4 Cả những
phẩm chất thuộc thể lẫn thuộc linh sẽ đạt đến hiệu quả tối
đa của nó khi những phẩm chất đó được sử dụng để phục
vụ Chúa và vì sự vinh hiển của Ngài.
Tuy nhiên sự lãnh đạo thuộc linh vượt trỗi hơn khả
năng của nhân cách và tất cả các tài năng thiên nhiên khác.
Nhân cách của nhà lãnh đạo thuộc linh gây ảnh hưởng đến
người khác là vì nó được phản chiếu, được thâm nhập,
được ban quyền năng bởi Đức Thánh Linh. Khi nhà lãnh
đạo dùng quyền kiểm soát đời sống mình cho Đức Thánh
Linh, thì quyền phép Đức Thánh Linh sẽ tuôn tràn qua
người đó đến với những ngươi khác.
Chúng ta chỉ có thể lãnh đạo người khác đến nơi mà
mình có thể đến được. Chỉ vạch hướng đi cho người ta thì
không đủ. Nếu chúng ta không bước đi, thì không ai có thể
đi theo và chúng ta không lãnh đạo được ai cả.
Tại một buổi Đại Hội các nhà lãnh đạo truyền giáo ở
Trung Hoa, cuộc thảo luận chuyển qua đề tài lãnh đạo và
phẩm chất người lãnh đạo. Cuộc thảo luận thật sôi nổi,
mạnh mẽ. Dẫu vậy, có một người cứ ngồi yên lặng lắng
nghe. Rồi vị chủ tọa yêu cầu ông D.E.Hoste, Tổng Giám
Đốc Hội Truyền Giáo Trung Hoa nội địa (China Inłand
Mission), phát biểu ý kiến. Cả hội trường im phăng phắt.
Vừa nháy mắt, Ông Hoste vừa nói với giọng rất cao:
“Theo tôi, có lẽ cách thử nghiệm tốt nhất để xem một người
34
Lãnh Đạo Thuộc Linh

có phẩm chất lãnh đạo hay không là xem thử có ai đi theo


người đó không.”5
BẨM SINH HAY ĐƯỢC TẠO THÀNH?
Người lãnh đạo là do bẩm sinh hay được tạo thành?
Chắc chắn là cả hai. Một mặt, sự lãnh đạo là “phẩm chất
vừa né tránh vừa tác động” đến trực tiếp từ Đức Chúa Trời.
Mặt khác, những kỹ năng lãnh đạo được phân phối rộng rãi
giữa mọi cộng đồng và phải được tài bồi cũng như phát huy
thêm nữa. Thông thường những kỹ năng của chúng ta cứ
nằm âm ỉ đó cho đến khi một biến cố nào đó dấy lên.
Một số người trở thành những nhà lãnh đạo nhờ may
mắn và gặp thời. Một biến cố xảy đến, không có ai có
phẩm chất hơn đứng ra và thế là một nhà lãnh đạo khai
sinh. Nhưng những cuộc thăm dò cặn kẽ hơn thường bày tỏ
rằng sự lựa chọn không phải là ngẫu nhiên nhưng là do kết
quả của sự huấn luyện thầm kín khiến người đó thích hợp
với vai trò lãnh đạo. Giô-sép là một thí dụ tuyệt vời. Ông
trở thành Thủ Tướng của Ai Cập thông qua những hoàn
cảnh mà mọi người thường gọi là “những ngôi sao may
mắn”. Thật ra, sự thăng chức của ông là kết quả của mười
ba năm huấn luyện kín dấu, mạnh mẽ dưới bàn tay của
Đức Chúa Trời.
Khi so sánh giữa sự lãnh đạo thuộc thể và sự lãnh đạo
thuộc linh,chúng ta thấy sự khác nhau như thế nào.

35
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Thuộc thể Thuộc linh

﹣ Tự tin ﹣ Tin cậy Đức Chúa Trời


﹣ Biết người ﹣ Cũng biết Chúa nữa
﹣ Tự quyết định ﹣ Tìm kiếm ý Chúa
﹣ Có tham vọng ﹣ Khiêm nhường
﹣ Tạo nhiều phương pháp ﹣ Theo gương của Chúa
﹣ Thích ra lệnh ﹣ Thích vâng lời Chúa
﹣ Tìm phần thưởng riêng ﹣ Yêu Chúa và yêu người
﹣ Độc lập ﹣ Nương dựa nơi Chúa

Người không có khiếu lãnh đạo thuộc thể không thể trở
nên những nhà lãnh đạo lớn ngay lúc họ trở lại cùng Chúa.
Thế nhưng một cuộc nghiên cứu về lịch sử Hội Thánh cho
thấy rằng đôi khi Đức Thánh Linh ban ân tứ và những phẩm
chất tiềm ẩn trước. Khi sự việc xảy ra, một nhà lãnh đạo
xuất hiện liền. Học giả A.W.Tozer đã viết:
“Một nhà lãnh đạo thật và an toàn, có thể là một người
không muốn lãnh đạo, nhưng bị ràng buộc vào một địa vị
nào đó bởi sự thúc đẩy của Đức Thánh Linh bên trong và sự
thúc đẩy của hoàn cảnh... Từ thời Phao-lô cho đến nay,
khó có được một nhà lãnh đạo lớn nếu không có Đức
Thánh Linh ràng buộc và mệnh lệnh Chúa giao để người ấy
hoàn thành một chức vụ mà người ấy rất ít muốn làm. Một
người có tham vọng để lãnh đạo thì không đủ phẩm chất
36
Lãnh Đạo Thuộc Linh

làm một nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo thực sự không
muốn cai trị trên di sản của Đức Chúa Trời, nhưng sẽ khiêm
nhường, mềm mại, hi sinh và sẵn sàng vâng phục khi Đức
Thánh Linh chọn một người khác để lãnh đạo”.6
Tiểu sử của ông Sangster có chứa đựng một văn bản
viết tay khi vị truyền đạo và học giả người Anh nầy cảm
thấy một sự tin tưởng đang lớn dần để nhận thêm vai trò
lãnh đạo trong Hội Thánh Giám Lý.
Đây là ý muốn của Đức Chúa Trời cho tôi. Tôi không
chọn điều đó. Tôi tìm cách trốn tránh. Nhưng nó cứ đến.
Một điều khác cũng đến nữa. Một cảm nghĩ chắc chắn
rằng Đức Chúa Trời không chỉ muốn tôi làm một nhà
truyền đạo mà thôi. Ngài cũng muốn tôi làm một nhà lãnh
đạo, lãnh đạo Hội Thánh Giám Lý.
Tôi cảm thấy có một sứ mạng làm việc dưới quyền
Chúa để đem sự phục hưng đến cho chi nhánh này của Hội
Thánh Ngài (Giám Lý), bất kể danh tiếng của tôi, bất kể lời
bình luận nào của những người lớn tuổi và những kẻ ghen
tị.
Tôi đã ba mươi sáu tuổi rồi. Nếu tôi phải hầu việc Đức
Chúa Trời theo cách này, tôi không thể nhút nhát đối với
nhiệm vụ nầy như trước nữa, tôi phải làm.
Tôi đã xem xét lòng tôi để xem thử tôi có tham vọng
không. Tôi tin chắc rằng tôi không có như vậy. Tôi ghét sự
phê bình có thể xảy ra và lời nói huyên thuyên đau đớn của

37
Lãnh Đạo Thuộc Linh

người khác. Âm thầm nghiên cứu sách và phục vụ những


người đơn sơ là nhiệm vụ của tôi. Xin Chúa giúp đỡ tôi.
Trong lúc hoang mang và không dám tin, tôi nghe tiếng
Chúa phán với tôi: “Ta muốn phát ngôn qua con”. Ôi lạy
Chúa, có bao giờ một sứ đồ lại nhút nhát với nhiệm vụ của
mình? Con không dám nói “không”, nhưng giống như tiên
tri Giô-na, còn muốn chạy trốn thật xa".7
Có lần thánh Francis ở Assisi đối diện với một người
anh em, người ấy lặp đi lặp lại, “Tại sao lại là anh? Tại sao
lại là anh?"
Francis trả lời, theo lối nói ngày nay, “Tại sao cái gì?”
Người anh em đó trả lời: “Tại sao mọi người đều muốn gặp
anh? Nghe anh? Vâng lời anh? Anh không đẹp trai, không
học thức, không xuất thân từ gia đình qúy phái. Thế mà cả
thiên hạ dường như muốn theo anh".
Francis ngước mặt lên trời, quì xuống ngợi khen Đức
Chúa Trời và quay qua người đang chất vấn: Bạn có muốn
biết không? Đó là vì con mắt của Đấng Chí Cao đã muốn
như vậy. Ngài tiếp tục xem xét cả người lành lẫn kẻ dữ, và
khi đôi mắt cực thánh của Ngài không tìm thấy giữa vòng
những tội nhân người nào nhỏ bé hơn, bất toàn hơn, tội lỗi
hơn nên Ngài đã chọn tôi để hoàn thành công tác lớn lao
mà Ngài đang thực hiện; Ngài đã chọn tôi vì Ngài không
thể tìm được người nào vô dụng hơn và Ngài muốn làm bối
rối ngạc nhiên cho giới quyền quí, cao sang, người mạnh
mẽ, người đẹp đẽ và người học thức ở thế gian này.
38
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Tướng Montgomery đã lược kê ra bảy phẩm chất của


một nhà lãnh đạo quân sự và mỗi phẩm chất đều tương ứng
với phẩm chất người lãnh đạo trong cuộc chiến thuộc linh:
(1) không sa lầy vào chi tiết (2) không nhỏ mọn lặt vặt, (3)
không vênh váo khoa trương, (4) biết chọn người đặt đúng
nhiệm vụ, (5) tin tưởng người khác làm được việc không
cần người lãnh đạo can thiệp vào, (6) có khả năng đưa ra
những quyết định rõ ràng, (7) khêu gợi được sự tin tưởng.9
John Mott hoạt động nhiều giữa giới sinh viên và những
thử nghiệm của ông bao gồm nhiều lãnh vực khác nhau.
Điều đòi hỏi cần thiết nơi người lãnh đạo dù nam hay nữ là
(1) làm tốt được những việc nhỏ; (2) biết tập chú vào những
điều ưu tiên, (3) sử dụng tốt thời giờ nhàn rỗi, (4) có khả
năng tập trung vào một công việc, (5) biết cách khai thác đà
phát triển, (6) tiến bộ không ngừng, (7) chiến thắng sự ngã
lòng và các hoàn cảnh “bất khả” và (8) hiểu biết những
điểm yếu của mình.10
Đời sống một người thôi cũng có khả năng to lớn để
làm việc thiện hoặc làm việc ác. Chúng ta để lại một ảnh
hưởng khó phai trên những người bước vào vòng ảnh
hưởng của chúng ta, cho dù chúng ta không hề biết đến
điều đó. Tiến sĩ John Geddie đã đến Aneityum vào năm
1848 và đã làm việc tại đó hai mươi bốn năm. Người ta đã
viết những lời như sau để tưởng nhớ ông.

39
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Năm 1848, khi ông đặt chân đến, nơi đây không có
một Cơ Đốc nhân nào cả. Năm 1872, khi ông ra đi, nơi đây
không còn người nào chưa tin Chúa.
Khi ngọn lửa nhiệt thành của Hội Thánh đầu tiên bắt
đầu thu hút những người qui đạo với mức độ phi thường,
Đức Thánh Linh đã dạy một bài học kỳ diệu về sự lãnh đạo.
Hội Thánh có rất ít người lãnh đạo để chăm lo cho tất cả
các nhu cầu, nhất là giữa vòng những người nghèo và
những góa phụ. Một đội ngũ các nhà lãnh đạo đang có cần.
“Vậy, xin anh em hãy chọn trong số mình bảy người được
tiếng tốt, đầy dẫy Thánh Linh và khôn ngoan, chúng tôi sẽ
giao trách nhiệm nầy cho họ” (Công vụ 6:3) Những nhà
lãnh đạo mới này trước hết và trên hết phải đầy dẫy Đức
Thánh Linh. Sự thuộc linh không dễ để định nghĩa, nhưng
bạn có thể nói đến khi thấy sự hiện diện của nó. Đó là mùi
hương thơm trong khu vườn của Chúa, là quyền năng thay
đổi bầu không khí xung quanh bạn, là ảnh hưởng khiến cho
Đấng Christ trở nên thực tế cho những người khác. Nếu
những chấp sự mà được đòi hỏi phải đầy dẫy Thánh Linh
thì lẽ nào những người giảng dạy Lời Đức Chúa Trời lại
kém thiếu sao? Những mục tiêu thuộc linh chỉ có thể thành
đạt được bởi những con người thuộc linh biết sử dụng
những phương pháp thuộc linh. Những Hội Thánh và
những cơ quan truyền giáo của chúng ta sẽ thay đổi biết
bao nếu những người lãnh đạo đều được đầy dẫy Đức
Thánh Linh! Tâm trí và tấm lòng thế tục, dù có tài năng và

40
Lãnh Đạo Thuộc Linh

nhân cách đáng yêu bao nhiêu, vẫn không có chỗ đứng
trong vai trò lãnh đạo Hội Thánh.
John Mott đã nắm bắt thật giỏi trọng tâm của sự lãnh
đạo thuộc linh: Lãnh đạo có nghĩa là phục vụ tối đa, lãnh
đạo có nghĩa là không vị kỷ, là sự thu hút hết lòng vào công
việc vĩ đại nhất thế gian: xây dựng vương quốc của Chúa
Jêsus Christ, Chúa chúng ta.
GHI CHÚ
1. Cuốn Memoirs of Field-Marshal Montgomery của
Bernard L.Motgomery (NXB Cleveland: World, 1958), trang
70. Bernard Law Montgomery (1887–1976) đã đánh dấu
của mình trong cuộc Thế Chiến Thứ Hai như là vị tướng
lãnh Đồng Minh đầu tiên giáng một đòn quyết định đánh
bại quân Trục, ở El Alamein tại Bắc Phi, tháng 10 năm
1942. Ông được phong Tước Hiệp Sĩ vào tháng 11 năm đó.
Chester Nimitz (1885–1966), được trưng dẫn trong bản văn
của Sanders, là tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương và khu
vực biển Thái Bình Dương trong Thế Chiến Thứ II.
Charles George Gordon (1833–1885) cũng được trưng dẫn,
như là một nhà lãnh đạo quân sự khác thường, hiệu quả
của nước Anh ở Trung Hoa trong những thập niên 1860 (vì
đó ông được gọi là “Gordon Trung Quốc") và ở Phi Châu,
là nơi ông tử trận tại Khartoum trong khi cố gắng chận đứng
lực lượng quân đội áp đảo của Mahdi, một nhà lãnh đạo
thần bí ở Sudan.

41
Lãnh Đạo Thuộc Linh

2. Cuốn Charles E.Cowman của Lettie B.Cowman (NXB Los


Angeles: Oriental Missionary Society, 1928), trang 251.
John R.Mott (1865–1955) là truyền đạo Hội Thánh Giám Lý
đã phục vụ trong phong trào sinh viên Chí Nguyện và Hội
YMCA. Quyển sách nổi tiếng nhất của ông là Evangelizing
the World in Our Generation (Truyền Giáo Thế Giới trong
Thế Hệ của Chúng Ta), 1900. Đây cũng là khẩu hiệu ông
dùng được nhiều người biết đến. Ông là nhà sáng lập
World Council of Churches.
3. P.T.Chandapilla là Tổng Thư Ký của Union of Evangelical
Students (Liên Đoàn Sinh Viên Tin Lành) của Ấn Độ (từ
1956–1971). Mục tiêu của ông là đem Tin Lành chinh phục
giới tri thức Ấn Độ. Nơi gương của Hudson Taylor,
Chandapilla không bao giờ xin giúp đỡ tài chánh. Ông
cộng tác chặt chẽ với Inter-Varsily Fellowship và The
International Fellonship of Evangelical Students.
4. Sách của Montgomery, trang 70.
5. Cuốn D.E. Hoste của Phyllis Thompson (NXB London:
China Inland Mission), trang 122.
6. Bài của A.W. Tozer đăng trong tạp chí The Reaper (Con
Gặt), tháng 2 năm 1962, trang 459. Aiden Wilson Tozer
(1897–––1963) là một mục sư của hội Christian and
Missionary Alliance. Trong số ba mươi quyển sách của ông,
quyển nổi tiếng nhất là The Pursuit of God (1948).

42
Lãnh Đạo Thuộc Linh

7. Cuốn Doctor Sangter của Paul E.Sangster (NXB London:


Epworth, 1962), trang 109.
8. Cuốn Revivals, Their Laws and Leaders của James Burns
(NXB London: Hodder and Stoughton, 1909), trang 95. Lời
văn trưng dẫn nầy đã được viết bằng lối văn mới.
9. Sách của Montgomery, trang 70.
10, Cuốn John R. Mott của B.Matthews (NXB London:
S.C.M.Press, 1934), trang 346.
11. John Geddie (1815–1872), sinh ở Scotland, được gọi là
cha đẻ của hội truyền giáo hải ngoại của Hội Thánh Trưởng
Lão ở Canada. Ông đã làm giáo sĩ ở quần đảo New
Hebrides (trước đây gọi là Aneityum) vào năm 1848.
12. Sách của Mattirews, trang 353.

43
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Chương 5:
BẠN CÓ THỂ TRỞ THÀNH
MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO HAY KHÔNG?
“Hãy sai người đi do thám đất Ca-na-an mà Ta ban cho dân
Y-sơ-ra-ên. Mỗi bộ tộc phải gửi một người, là một trong số
những người lãnh đạo của họ.”
- Dân số ký 13:2

Khi Chúa Jêsus chọn lựa những người lãnh đạo, Ngài
bỏ qua mọi ý kiến phổ biến đương thời về hạng người nào
mới thích hợp với vai trò lãnh đạo. Nhóm môn đồ của
Chúa Jêsus không phải là những người học rộng, họ cũng
không có những ảnh hưởng lớn - họ là một nhóm người đa
dạng, thuộc đủ mọi thành phần được kết hợp lại để thay
đổi thế giới này.
Ngày nay, bất cứ chiến dịch nào nhằm mục đích thay
đổi đều cần có những giám đốc, những nhà cố vấn, những
đạo diễn. Trong nhóm người của Chúa Jêsus, phải chăng đã
có những nhà chính trị, chuyên viên tài chính, vận động
viên, giáo sư hay các bậc tu hành được công nhận? Thay
vào đó, Chúa Jêsus đã tìm kiếm những người khiêm tốn,
chưa bị vẩn đục bởi các triết lý của thời đại đương thời.
Chúa Jêsus đã lựa chọn từ những người lao động, chứ
không phải từ các giới chức tôn giáo chuyên nghiệp. Khi
Hudson Taylor làm y như vậy, chọn lựa phần lớn những
44
Lãnh Đạo Thuộc Linh

nam nữ tín hữu để đưa vào đoàn truyền giáo của ông tại
Trung Hoa, thì các giới chức tôn giáo đã bàng hoàng kinh
ngạc. Ngày nay đây là một thủ tục đã được công nhận cách
rộng rãi, nhưng cũng không phải luôn luôn được chấp nhận.
Chúa Jêsus đã chọn những người ít học, nhưng chẳng
bao lâu họ đã tỏ ra là những người đầy phẩm chất đáng
trọng. Ngài đã nhìn thấy trong họ tiềm năng mà không ai
thấy, và dưới bàn tay khéo léo của Ngài họ đã nổi lên như
những nhà lãnh đạo làm rúng động thế giới. Cộng với tài
năng tiềm ẩn của họ là sự tận hiến, tận trung đã được mài
dũa trong trường thất bại và lao nhọc.
Phẩm chất tự nhiên của người lãnh đạo rất là quan
trọng. Nhiều khi những năng khiếu nầy vẫn nằm tiềm ẩn và
không được khám phá ra. Nếu xem xét một cách cẩn thận,
chúng ta có thể tìm ra được tiềm năng lãnh đạo của một
người. Và nếu chúng ta có tiềm năng, chúng ta phải rèn
luyện và sử dụng những tài năng đó cho công việc Chúa.
Sau đây là một số phương cách để khám phá ra tiềm năng
của bạn:
 Bạn có bao giờ bỏ được một thói quen xấu? Để lãnh
đạo người khác bạn phải làm chủ được những sở thích
của bạn.
 Bạn có tự chủ được khi mọi sự trở nên sai lạc không?
Người lãnh đạo mà không tự chủ được trước hoạn nạn
sẽ không được kính trọng và không gây được ảnh

45
Lãnh Đạo Thuộc Linh

hưởng. Người lãnh đạo phải bình tĩnh giữa nghịch cảnh
và hồi phục nhanh chóng trước kết quả bất như ý.
 Bạn có suy nghĩ cách độc lập không? Một người lãnh
đạo phải biết sử dụng ý kiến tốt nhất của người khác để
đưa ra các quyết định. Người lãnh đạo không thể đợi
người khác quyết định thay cho mình.
 Bạn xử trí được những sự phê bình không? Bạn có thấy
được ích lợi gì từ sự phê bình không? Người khiêm
nhường có thể học hỏi được nhiều từ sự phê bình nhỏ
mọn lẫn sự phê bình vì sự ganh ghét.
 Bạn có thể chuyển sự bất tiện trở thành một cơ hội sáng
tạo không?
 Bạn có sẵn sàng nhận sự hợp tác của những người khác
đồng thời chiếm được sự kính trọng và sự tin tưởng của
họ không?
 Bạn có thể áp đặt kỷ luật mà không sử dụng quyền
hành được không? Người lãnh đạo thật sự phải có
phẩm chất tinh thần nội tại và không cần phô bày sức
mạnh bề ngoài.
 Bạn có phải là người giảng hòa không? Người lãnh đạo
phải có khả năng hòa giải với những người đối địch và
giảng hòa được khi những cuộc tranh luận tạo ra sự thù
nghịch.
 Người ta có tin cậy bạn trong những hoàn cảnh khó
khăn, tế nhị không?
46
Lãnh Đạo Thuộc Linh

 Bạn có thuyết phục được người ta vui vẻ làm được một


số công việc hợp pháp mà bình thường họ không muốn
làm không?
 Bạn có thể chấp nhận sự chống đối của người khác về
quan điểm và quyết định của bạn mà bạn không cảm
thấy bị xúc phạm không? Người lãnh đạo luôn luôn gặp
chống đối.
 Bạn có ưa kết bạn và giữ được bạn của mình không?
Vòng vây những người bạn trung thành của bạn là một
bằng chứng về tiềm năng lãnh đạo của bạn.
 Bạn có dựa vào lời khen của người khác để tiếp tục làm
việc không? Bạn có giữ được sự ổn định khi gặp sự
chống nghịch và thậm chí gặp lúc tạm thời bị mất sự tin
tưởng không?
 Bạn có cảm thấy thoải mái khi đang có mặt người lạ
hay không? Bạn có cảm thấy hồi hộp khi thượng cấp
của bạn có mặt không?
 Những người dưới quyền của bạn có thường thoải mái
không? Một người lãnh đạo phải có cảm tình và thân
thiện.
 Bạn có thích tiếp xúc người khác không? Đủ hạng
người? Đủ mọi chủng tộc? Không có thành kiến?
 Bạn có thể tha thứ không? Hay bạn cưu mang sự thù
hận và ghi khắc sự bất mãn đối với những người làm
thương tổn bạn?
47
Lãnh Đạo Thuộc Linh

 Bạn có tương đối lạc quan không? Bi quan và lãnh đạo


không thể pha trộn nhau được.
 Bạn có cảm thấy một nỗi đam mê chính đại như của
Phao-lô là người nói rằng “Tôi chỉ làm một điều!” hay
không? Một động cơ duy nhất như vậy sẽ tập trung
được khả năng và sức lực của bạn vào mục đích mong
muốn. Những người lãnh đạo cần sự tập trung mạnh
mẽ.
 Bạn có sẵn sàng nhận trách nhiệm hay không?
 Cách chúng ta xử trí những mối quan hệ cho chúng ta
biết khá nhiều về tiềm năng lãnh đạo của chúng ta.
R.E.Thompson gợi ý những cách thử nghiệm sau đây:
 Những sự thất bại của người khác có làm bạn khó chịu
hay thách thức bạn?
 Bạn “tận dụng” người ta hay động viên người ta?
 Bạn hướng dẫn người ta hay khai thác người ta?
 Bạn phê phán hay khích lệ?
 Bạn lẩn tránh hay tìm kiếm đến với người có nhu cầu
hoặc vấn đề đặc biệt?
Những sự thử nghiệm nầy không có ý bao nhiêu trừ phi
chúng ta hành động để sửa chữa lại khuyết điểm và lấp đầy
sự thiếu sót trong quá trình huấn luyện của chúng ta. Có lẽ
sự thử nghiệm cuối cùng về tiềm năng lãnh đạo là bạn có
“yên nghỉ” trên những kết quả phân tích đó hay bạn làm

48
Lãnh Đạo Thuộc Linh

một điều gì đó đối với kết quả ấy. Tại sao bạn không lấy ra
những điểm yếu và thất bại bạn đang nhận biết và cùng
hiệp tác với Đức Thánh Linh là Linh kỷ luật, để tập trung
làm cho vững mạnh những lĩnh vực yếu đuối và sửa chữa
những lỗi lầm.
Những phẩm chất mong muốn đều hiện diện đầy đủ
trong bản tánh của Chúa chúng ta. Mỗi Cơ đốc nhân phải
thường xuyên liên tục cầu nguyện để những phẩm chất đó
nhanh chóng trở thành bản tánh riêng của mình.
Việc tăng thêm tiềm năng lãnh đạo vào đời sống chúng
ta thường đòi hỏi chúng ta phải vứt bỏ đi những yếu tố tiêu
cực vốn trì kéo chúng ta lại. Nếu chúng ta quá nhạy cảm
khi bị phê bình và vội vàng tự biện hộ thì điều đó cần loại
bỏ đi. Nếu chúng ta cứ nại đủ lý do cho sự thất bại và cố
quy trách nhiệm cho người khác hoặc cho hoàn cảnh, thì
điều đó cũng cần bỏ đi. Nếu chúng ta không khoan dung,
nhân nhượng hoặc quá cứng nhắc đến nỗi người có sáng
kiến quanh ta cảm thấy ngại góp ý, điều đó cần phải bỏ đi.
Nếu chúng ta bị rối rắm bởi bất cứ điều gì không được
trọn vẹn trong chúng ta và trong người khác, điều đó cần
loại bỏ đi. Người quá cầu toàn thường đặt những mục tiêu
vượt khỏi tầm tay với, rồi chìm sâu vào mặc cảm giả dối khi
thấy mình thiếu hụt. Thế giới chúng ta không toàn vẹn, và
chúng ta không thể mong đợi điều không thể xảy ra, việc
đặt ra những mục tiêu vừa phải, thực tế sẽ giúp một người
cầu toàn vượt qua vấn đề khó khăn mà không chán nản.
49
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Nếu bạn không thể giữ được một sự bí mật, bạn đừng
thử làm người lãnh đạo. Nếu bạn không chịu nhường một
điểm nào đó khi ý kiến người khác tốt hơn, bạn không thể
thành công trong thuật lãnh đạo. Nếu bạn muốn duy trì một
hình ảnh bất khả chiến bại, bạn nên tìm một việc khác mà
làm, đừng làm người lãnh đạo.
GHI CHÚ
1. Bài của R.E.Thompson đăng trong tạp chí Workd Vision
(Hoàn Cầu Khải Tượng), tháng 12, 1966, trang 4

50
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Chương 6:
NHỮNG NHẬN ĐỊNH CỦA PHAO-LÔ
VỀ LÃNH ĐẠO
“Vậy, giám mục cần phải không chỗ trách được, chỉ một
chồng một vợ, tiết chế, sáng suốt, khả kính, hiếu khách, có
tài dạy dỗ, không nghiện rượu, không thô bạo nhưng hòa
nhã, không gây gổ, và không tham tiền. Người ấy phải
khéo quản trị gia đình mình, dạy dỗ con cái luôn biết thuận
phục và lễ phép; vì người nào không biết quản trị gia đình
mình thì làm sao chăm sóc Hội Thánh của Đức Chúa Trời
được? Tân tín hữu không được làm giám mục, vì có thể do
kiêu căng mà rơi vào án phạt dành cho ma quỷ. Người
giám mục còn phải được người ngoại đạo làm chứng tốt, để
khỏi rơi vào sự sỉ nhục và cạm bẫy của ma quỷ.”
- I Ti-mô-thê 3:2-7

Có lần một người bạn đã nói với tôi, “Phải chăng bạn
phải khiêm nhường để thấy chính những lỗi lầm của bạn cứ
lẫn tránh hoài trên đôi chân nhỏ bé của bạn!” Lời nhận xét
này nhắc tôi rõ hơn biết bao về những nguyên tắc thuộc
linh khi chúng ta thấy những nguyên tắc ấy cứ “lẩn tránh
hoài” thay vì đem ra áp dụng cụ thể. Sứ đồ Phao-lô đã áp
dụng vào bản thân ông những nguyên tắc lãnh đạo mà ông
đã mô tả trong những thư tín của ông. Xem xét cuộc đời
của ông, chúng ta có thể thấy rõ ràng hơn về sự lãnh đạo.
51
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Danh tiếng của một nhà lãnh đạo vĩ đại càng ngày
càng tăng theo năm tháng. Chắc chắc sự vĩ đại về phương
diện thuộc linh và đạo đức của Phao-lô càng tăng hơn nữa
khi chúng ta càng nghiên cứu và phân tích về ông nhiều
hơn nữa. A.W.Tozer đã gọi ông là Cơ Đốc nhân thành công
nhất thế giới. Điều mỉa mai và lạ lùng là Đức Chúa Trời lại
lựa chọn một trong những người chống nghịch mạnh mẽ
nhất đối với phong trào Cơ Đốc sơ khai và đã khiến ông trở
thành nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất.
Phao-lô đã được trang bị đặc biệt cho vai trò chính yếu
mà Đức Chúa Trời kêu gọi ông. Ngày nay một con người kỳ
diệu tương tự như ông phải là người có thể nói tiếng Hoa
tại Bắc Kinh, biết trưng dẫn Khổng Tử và Mạnh Tử, viết về
thần học đầy sức thuyết phục và dạy tại Trường Đại Học
Oxford, đồng thời biện minh cho chính nghĩa của mình
bằng tiếng Nga cách trôi chảy trước Viện Hàn Lâm Khoa
Học Sô Viết. Dù so sánh cách nào đi nữa, Phao-lô chắc
chắn là một trong những nhà lãnh đạo đa năng, linh hoạt
nhất mà Hội Thánh từng biết.
Sự linh hoạt của ông thật rõ ràng khi ông tiếp xúc được
dễ dàng với đủ mọi thành phần thính giả khác nhau. Phao-lô
có thể diễn thuyết cho các chính khách lẫn những binh sĩ,
người lớn lẫn trẻ em, vua chúa lẫn các quần thần. Ông
tranh luận dễ dàng với các triết gia, các nhà thần học, và
những người thờ phượng tà thần.

52
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Phao-lô nắm rất vững Cựu Ước. Ông là học trò cưng
của vị giáo sư danh tiếng Ga-ma-li-ên và là một sinh viên
xuất sắc nhất. Ông đã làm chứng: “Trong Do Thái giáo, tôi
vượt xa nhiều người Do Thái cùng thời với tôi, vì tôi đã quá
hăng say với các truyền thống của tổ phụ mình. (Ga-la-ti 1:14).
Là một nhà lãnh đạo có năng lực tự nhiên, Phao-lô đã
trở thành một nhà lãnh đạo thuộc linh vĩ đại khi lòng và trí
của ông được Chúa Jêsus bắt phục.
Phao-lô có một tham vọng vô biên, lấy Đấng Christ làm
trọng tâm. Tình yêu cao cả của ông đối với Đấng Christ
chính là những động cơ mạnh mẽ suốt đời ông (Rô-ma 1:14;
I Cô-rinh-tô 5:14). Sự đam mê truyền giáo chân chính của
ông đã giúp ông vượt qua được mọi hàng rào văn hóa và
chủng tộc. Ông quan tâm đến tất cả mọi người. Ông không
phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội, học thức.
Ngoài việc học ở trường và kinh nghiệm sống, Phao-lô
còn vui hưởng sự soi sáng và hướng dẫn của Đức Thánh
Linh. Những phẩm chất của người lãnh đạo được Phao-lô
dạy dỗ ngày nay vẫn thích đáng y như trong thế kỷ đầu tiên.
Chúng ta không dám xem đó như một thứ đồ cổ hoặc bất
cẩn coi thường xem đó như một thứ lựa chọn tùy thích hay
không.
Phân đoạn từ thư I Ti-mô-thê được trưng dẫn ở đầu
chương này đưa ra những phẩm chất của người lãnh đạo
thuộc linh. Chúng ta hãy xem trở lại và nghiên cứu từng
phần.
53
Lãnh Đạo Thuộc Linh

CÁC PHẨM CHẤT XÃ HỘI


Về khía cạnh quan hệ trong Hội Thánh, người lãnh đạo
phải không chỗ trách được. Những kẻ ưa phê phán phải
không có đất đứng. Đời sống người lãnh đạo không tạo bàn
đạp nào cho những kẻ ưa phê phán tấn công, và dù có kết
án vẫn không thành đạt được. Kẻ thù của người đó sẽ
không tìm được cớ gì để nói xấu, đàm tiểu hoặc mở chiến
dịch đâm thọc.
Về khía cạnh quan hệ ngoài Hội Thánh, người lãnh đạo
thuộc linh phải vui hưởng một danh tiếng tốt. Tác giả sách
nầy có biết một vị trưởng lão làm thương gia, ông thường
được mời giảng ngày Chúa nhật. Những nhân công của vị
trưởng lão nầy thường nói rằng họ có thể biết được Chúa
nhật nào ông được mời giảng, bởi vì vào ngày thứ hai kế đó
ông hay nổi nóng. Những người ngoài Hội Thánh có thể
nhìn thấy rõ khi đời sống chúng ta không đạt như lời làm
chứng của chúng ta. Chúng ta không thể hy vọng dẫn dắt
được người ta đến với Đấng Christ bằng cách nêu gương
mẫu thuẫn như thế. Tuy nhiên, dù những người ngoài có
phê phán, họ vẫn kính trọng những lý tưởng cao cả của
người Cơ Đốc. Khi một người lãnh đạo Cơ Đốc có đầy
những lý tưởng cao cả sống một đời sống thánh thiện và vui
vẻ trước mặt những người chưa tin Chúa, thì họ sẽ mong
muốn có được kinh nghiệm sống như thế. Bản tánh của
người lãnh đạo phải đem lại sự kính trọng của người chưa
tin, phải khích lệ sự tin tưởng của họ và khêu gợi sự mong
54
Lãnh Đạo Thuộc Linh

muốn của họ. Thực hành nêu gương thì có tiềm năng mạnh
mẽ hơn là lời nói suông.
NHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC
Những nguyên tắc đạo đức thông thường đối với đời
sống Cơ Đốc nhân lại thường xuyên bị tấn công hơn cả và
không có điều gì bị tấn công nhiều hơn là về phương diện
tình dục. Người lãnh đạo Cơ Đốc phải không chỗ trách
được ở cái điểm quan trọng và đặc biệt nầy. Chung thủy
với một người bạn đời trong hôn nhân là việc bình thường
theo lời Kinh Thánh. Người lãnh đạo thuộc linh phải là
người có đời sống đạo đức không ai chê trách được.
Người lãnh đạo thuộc linh phải hiền hòa, đằm tính,
không ghiền rượu. Người ghiền rượu tỏ ra là người có đời
sống bản thân không trật tự. Ở đâu người ta cũng chê bai
người say và người Cơ Đốc say sưa lại càng bị chê bai
nhiều hơn cả. Một người lãnh đạo không nên để cho tật
ham mê bí mật làm lu mờ lời chứng công khai.
NHỮNG PHẨM CHẤT VỀ TÂM TRÍ
Một người lãnh đạo phải sáng suốt, biết phán xét tỉnh
táo. Nguyên tắc nầy mô tả “tình trạng tâm trí quân bình kết
quả được do thói quen tự chủ". Đây là một tính chất nội
tâm có được từ sự tự đặt mình vào kỷ luật mỗi ngày. Jeremy
Taylor gọi phẩm chất nầy là “thắt lưng lý trí và kềm chế
đam mê.” Những người Hy Lạp cổ vốn đánh giá cao phẩm
chất này đã mô tả nó như là một tâm trí có kỷ luật không bị

55
Lãnh Đạo Thuộc Linh

dẫn dụ bởi sự thúc đẩy bất ngờ hoặc rơi vào các thái cực.
Chẳng hạn, sự can đảm đối với người Hy Lạp là “sự trung
gian bằng vàng” giữa sự hấp tấp và sự nhút nhát; sự thanh
khiết là trung gian giữa tính cả thẹn và sự vô luân. Cũng
một thể ấy, người lãnh đạo Cơ Đốc có tâm trí sáng suốt
kiểm soát được mọi phần trong nhân cách, thói quen và
những ham muốn của mình.
Về thái độ cư xử, người lãnh đạo phải thật đáng kính.
Một đời sống có trật tự là kết quả của một tâm trí có kỷ
cương. Đời sống của người lãnh đạo phải phản ánh vẻ đẹp
và sự trật tự của Đức Chúa Trời.
Và người lãnh đạo cũng phải sẵn sàng dạy và có tài dạy
dỗ. Trong đời sống người lãnh đạo, khi ước muốn nầy được
tìm thấy nó liền rực sáng. Nó tạo cơ hội giúp người khác
hiểu thêm ý nghĩa đời sống thuộc linh. Người lãnh đạo cảm
thấy niềm vui của Đức Thánh Linh và muốn người khác
cũng biết được Đức Chúa Trời. Hơn nữa, trách nhiệm dạy
dỗ của người lãnh đạo cho những người dưới quyền phải
được hỗ trợ bởi một đời sống không chỗ trách được.
Dạy dỗ là công việc khó khăn, muốn làm tốt phải tốn
thời gian, sự chuẩn bị, nghiên cứu và cầu nguyện. Samuel
Brengle đã than thở:
"Ôi, đối với các giáo sư giữa vòng chúng ta, là những
nhà lãnh đạo biết cách đọc được tâm hồn và áp dụng chân
lý cho những nhu cầu của người khác, giống như những
thầy thuốc giỏi đọc được bệnh nhân và áp dụng đúng thuốc
56
Lãnh Đạo Thuộc Linh

đúng phương. Có những thứ bệnh linh hồn rõ ràng và


không rõ ràng, cấp tính và kinh niên, hời hợt và sâu sắc mà
chân lý trong Chúa Jêsus sẽ chữa lành. Nhưng không phải
cùng một chân lý cho mọi thứ nhu cầu, cũng như không
phải cùng một thứ thuốc cho mọi thứ bệnh. Đó là lý do tại
sao chúng ta phải hết sức chuyên cần nghiên cứu Kinh
Thánh và cầu nguyện để được sự soi sáng đầy quyền năng
và thường xuyên liên tục của Đức Thánh Linh."
John Wesley có những ân tứ này. Ông không bao giờ sa
đắm vào sự gièm pha rẻ rúng của trí tuệ và ông luôn luôn
cố gắng gia thêm sự hiểu biết Kinh Thánh và sự tươi mới
tâm linh giữa vòng dân chúng. Ông có ân tứ thông minh và
có tài về văn chương Anh ngữ. Một diễn giả nổi danh đã
tuyên bố rằng ông không biết một bài giảng nào cho thấy
bằng chứng lớn hơn về một sự am tường về văn chương cổ
và văn chương phổ thông hơn là những bài giảng của John
Wesley. Thế nhưng ông được người ta biết đến khắp nơi
như là “người của một quyển sách”. Sự hiểu biết rộng rãi,
tập chú vào Kinh Thánh là một ương cao cả về trí tuệ được
tận hiến của một người lãnh đạo thuộc linh.

57
Lãnh Đạo Thuộc Linh

CÁC PHẨM CHẤT BẢN THÂN


Nếu bạn chọn đánh đá nhau hơn là việc giải quyết một
vấn đề, thì không nên nghỉ đến việc lãnh đạo Hội Thánh.
Người lãnh đạo Cơ Đốc phải ôn hòa và mềm mại, không
ưa thích tranh cãi. R.C.Trench nói rằng người lãnh đạo phải
là người biết sửa chữa và điều chỉnh lại sự bất công của
công lý. Triết gia Aristotle đã dạy rằng một nhà lãnh đạo
phải là người “nhớ điều tốt hơn là điều xấu, điều tốt mình
nhận được hơn là điều tốt mình làm ra”. Người lãnh đạo
phải tích cực ân cần, không thụ động và không dễ rút lui,
nhưng có tính khí điềm đạm, luôn luôn tìm ra giải pháp hòa
bình và có thể làm cho tình huống dễ bùng nổ trở nên hòa
giải.
Người lãnh đạo cũng phải tỏ ra là người hiếu khách.
Chức vụ hầu việc Chúa không bao giờ để cho người ta thấy
ra vẻ khó chịu, trái lại sẵn sàng cống hiến những cơ hội
phục vụ.
Sự tham lam và kẻ song sinh của nó là sự tham tiền,
không thích hợp với phẩm chất người lãnh đạo thuộc linh.
Phần thưởng về tài chính không thể xen vào tâm trí người
lãnh đạo khi người đó thi hành chức vụ. Người lãnh đạo
phải sẵn sàng nhận lãnh một nhiệm vụ được giao với một
số tiền thù lao thấp cũng y như với số thù lao cao.
Trước khi đi Madeley, mục sư John Fletcher được ân
nhân của mình là ông Hill nói rằng mục sư có thể có được
một chức vụ tại Dunham ở Cheshire, là nơi “giáo khu thì
58
Lãnh Đạo Thuộc Linh

nhỏ, nhiệm vụ thì nhẹ nhàng và thu nhập thì cao”. Hơn nữa,
đó lại là “vùng quê cảnh đẹp”.
Mục sư Fletcher đã trả lời, “À, thưa ông, Dunham như
vậy không thích hợp với tôi. Ở đó có quá nhiều tiền và quá
ít công việc”.
Ông Hill nói, “Thật tội nghiệp khi từ chối một cuộc
sống như thế. Vậy ông có thích Madeley không ?”
“Vâng, thưa ông, đó chính là nơi dành cho tôi”. Và
trong Hội Thánh đó, con người không quan tâm đến tiền
bạc đó đã có một chức vụ nổi tiếng, đáng nhớ và mãi trong
thế hệ nầy người ta vẫn còn cảm nhận được.
NHỮNG PHẨM CHẤT TRONG GIA ĐÌNH
Người lãnh đạo Cơ Đốc đã lập gia đình phải tỏ ra khả
năng “khéo cai trị nhà riêng mình, giữ con cái mình cho
vâng phục và ngay thật trọn vẹn” (I Ti-mô-thê 3:4). Chúng
ta không thể chấp nhận hình ảnh của một vị tộc trưởng
nghiêm khắc, không hề mỉm miệng cười, không hưởng ứng
đối với tiếng cười và thản nhiên đối với cảm xúc. Nhưng
Phao-lô thúc đẩy hình ảnh một gia đình có tôn ti trật tự là
nơi sự kính trọng lẫn nhau và sự hòa hợp xây dựng là
những yếu tố chính. Nhiều mục sư và giáo sĩ đã không tận
dụng hết mọi tiềm năng của mình chỉ vì thất bại trong việc
cai trị nhà riêng.
Để đạt được điểm nầy, người vợ phải hoàn toàn chia sẻ
những ước vọng thiêng liêng của người lãnh đạo là chồng

59
Lãnh Đạo Thuộc Linh

mình và phải sẵn sàng tham gia vào những hy sinh cần thiết.
Nhiều vị lãnh đạo có tài đã đánh mất chức vụ cao quí và
hiệu quả thuộc linh chỉ vì quí bà vợ không chịu hiệp tác.
Không có một kỷ cương nhân đức và phước hạnh trong gia
đình mình, liệu một người hầu việc Chúa có mong quản trị
được chức vụ mình không? Nếu con cái được nuôi dưỡng
không kỷ cương, liệu người hầu việc Chúa có ân cần tiếp
khách được không? Liệu chức vụ phục vụ các gia đình khác
có hiệu quả không nếu gia đình của người phục vụ đó cứ
lộn xộn?
Trong khi người lãnh đạo chăm lo cho Hội Thánh và
công tác Truyền Giáo, ông không được phép bỏ bê gia đình
mình vốn là trách nhiệm bản thân chính yếu của ông. Việc
hoàn thành một nhiệm vụ trong nước Chúa không phải là
cớ để không làm một nhiệm vụ khác. Có đủ thời gian cho
mọi nhiệm vụ hợp pháp của một người. Phao-lô ngụ ý rằng
khả năng lãnh đạo của một người ở gia đình là yếu tố mạnh
mẽ tỏ ra người đó sẵn sàng để lãnh đạo trong chức vụ hầu
việc Chúa.
TRƯỞNG THÀNH
Sự trưởng thành thuộc linh là điều cần thiết cho chức
vụ lãnh đạo giỏi. Một người mới tin Chúa không nên đẩy
vào chức vụ. Cây cối cần thời gian để đâm rễ và cứng cáp,
quá trình đó không thể nào vội vã. Hạt giống phải đâm rễ
vững vàng trước khi nó có thể trổ hoa kết quả. JA. Bengle
nói rằng người mới tin Chúa thường "có nhiều lá, nhiều
60
Lãnh Đạo Thuộc Linh

dây” nhưng lại “chưa được tỉa sửa bởi thập tự giá”. Trong
ITi-mô-thê 3:10, khi đề cập đến các phẩm hạnh của người
chấp sự, Phao-lô dặn bảo, “những người đó cũng phải chịu
thử thách trước đã”.
Hội Thánh Ê-phê-sô đã được thành lập mười năm rồi
khi Ti-mô-thê đến làm mục sư tại đó. Hội Thánh nầy có vô
số những giáo sư tài giỏi, có nhiều người kinh nghiệm
trưởng thành, vì thế Phao-lô cứ nhấn mạnh rằng vị mục sư
mới của Hội Thánh đó phải trưởng thành không phải là giá
cả như những người khác nhưng phải đâm rễ thuộc linh
thật sâu và có kết quả. Phao-lô đã không nhấn mạnh đến sự
trưởng thành như là một phẩm hạnh để lãnh đạo một Hội
Thánh mới thành lập tại Cơ-rết (Tít 1:5–9), là nơi chưa có
những tín hữu trưởng thành. Trong những giai đoạn đầu xây
dựng một Hội Thánh, chúng ta không thể nhấn mạnh đến
sự trưởng thành, nhưng ta phải chăm lo để những người
phát triển công việc được ổn định về tâm tính, có cái nhìn
thuộc linh và không có tham vọng về chức tước, địa vị.
Phao-lô cảnh cáo rằng một người chưa sẵn sàng cho sự
lãnh đạo mà cứ liều đảm nhận vai trò, “có thể tự kiêu mà sa
vào án phạt của ma quỷ” (ITi-mô-thê 3:6). Một người mới
tin Chúa chưa có sự ổn định thuộc linh cần thiết để lãnh
đạo người khác cách khôn ngoan. Giao nhiệm vụ then chốt
quá sớm ngay cho những người tỏ ra có triển vọng cũng
không phải là khôn ngoan, e rằng có thể làm hư hỏng
những người đó. Lịch sử của Hội Thánh và công cuộc
61
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Truyền Giáo đầy rẫy những gương về những người lãnh đạo
thất bại vì được giao nhiệm vụ quá sớm. Một người mới tin
Chúa thình lình được đặt vào quyền hành cao trên người
khác thường đối diện với hiểm họa tự cao. Thay vào đó,
người mới tin Chúa có triển vọng nên được giao phó nhiều
cơ hội để phục vụ trong những nhiệm vụ khiêm nhường và
ít nổi bật để người đó có thể phát triển được cả những ân tử
tự nhiên lẫn những ân tử thuộc linh. Người đó không nên
được thăng tiến quá nhanh, e rằng rơi vào chỗ tự kiêu tự
đại. Cũng không nên gò ép người đó quá, e rằng người đó
nản lòng, thối chí.
Phao-lô đã không chỉ định các trưởng lão ở mọi nơi
ông đến trong cuộc hành trình truyền giáo lần thứ nhất. Đôi
lúc ông đợi cho đến chuyến đi sau khi các vấn đề về sự
phát triển thuộc linh được thỏa mãn (Công Vụ 14:23).
Ti-mô-thê đã qui đạo trong cuộc hành trình truyền giáo lần
thứ nhất, nhưng vẫn chưa được tấn phong cho đến cuộc
hành trình truyền giáo lần thứ hai.
Dietrich Bonhoeffer đã viết như sau: “Dấu hiệu của một
người trưởng thành so với một thanh niên non nớt, là người
đó tìm thấy trọng tâm của mình ở một nơi được giao phó và
cho dù người đó có mong muốn đạt được điều mình ao ước
bao nhiêu, thì điều ao ước đó vẫn không khiến người đời
bỏ khỏi chỗ đứng của mình và làm trọn phận sự của mình”.
Đây là điều một người mới qui đạo thấy khó làm. Đây là

62
Lãnh Đạo Thuộc Linh

một đức tính đi kèm theo một người trưởng thành và ổn


định.
Sự trưởng thành được tỏ ra trong tinh thần hào hiệp cao
thượng và một khải tượng rộng rãi. Cuộc tiếp xúc của Phao-
lô với Đấng Christ đã biến đổi ông từ một đầu óc hẹp hòi
đến một nhà lãnh đạo đầy lòng quản đại. Sự ngự trị của
Đấng Christ trong lòng ông đã mở rộng lòng yêu thượng
của ông đối với người khác, mở rộng quan niệm của ông về
thế giới và làm sâu sắc thêm niềm tin tưởng của ông.
Tầm quan trọng của những phẩm chất cần có nói trên
trong cương vị người lãnh đạo giữa Hội Thánh Cơ Đốc
cũng được thừa nhận ngay cả giữa vòng thế tục. Ông
Onosander dù không phải là Cơ Đốc nhân cũng đã mô tả
về một người chỉ huy lý tưởng: “Người ấy phải biết tự chế
cách thận trọng, tỉnh táo, thanh đạm, chịu khó, thông minh,
không tham tiền, không quá trẻ hay quá già, nếu được thì là
người cha trong gia đình, biết ăn nói thông thạo và có tiếng
tốt”.
Nếu thế giới đòi hỏi những tiêu chuẩn như vậy cho
người lãnh đạo của họ, thì Hội Thánh của Đức Chúa Trời
hằng sống cần phải lựa chọn người lãnh đạo của mình càng
cẩn thận hơn.
GHI CHÚ
1. Sách giải nghĩa thư tín Ti-mô-thê và Tít của William
Barclay, (NXB Edinburgh: St.Andrews, năm 1960), trang 92.
Jeremy Taylor (1613–1667) là một giám mục Anh quốc giáo
63
Lãnh Đạo Thuộc Linh

và là Tuyên Uý cho vua Charles I. Ngày nay ông nổi tiếng


về các tác phẩm bồi linh, đặc biệt là quyển Holy Living
(Sống Thánh, 1650) và Holy Dying (Chết Thánh, 1651) viết
sau khi vua Charles bị chém đầu và Oliver Cromwell đạt
đến đỉnh cao thắng lợi. Taylor là một trong những diễn giả
nổi tiếng nhất đương thời ông.
Mạnh Tử (khoảng 372—289 T.C), triết gia Trung Quốc
được nhắc đến trong phân đoạn ba, là học trò ưu tú nhất
của Khổng Tử. Ông cổ võ cho các đức hạnh lớn như tình
yêu, sự công chính, sự đứng đắn và sự khôn ngoan. Phiên
âm ra tiếng La tỉnh, tên ông là Meng-Tzu nghĩa là thầy
Mạnh. Ông được tôn như là bậc Đệ Nhị Thánh Hiền (sau
Khổng Tử).
2. Cuốn Samuel Logan Brengle của C.W.Hall, (NXB New
York: Salvation Army, năm 1933), trang 112.
3. John William Fletcher (1729–1785) là mục sư chánh xứ
Madeley ở Shropshire. Sinh ra tại Thụy Sĩ, ông tham gia
phong trào Methodist (Giám Lý) trong giáo hội Anh quốc
giáo. Ông được nhớ đến về đức thánh thiện và nhiệt tâm
phục vụ giữa vòng những người thợ mỏ than.
4. Sách giải nghĩa I và II Ti-mô-thê và Tít của William
Hendriksen, (NXB London: Banner of Truth, năm 1959),
trang 36.
Dietrich Bonhoeffer, được nhắc đến nhưng không được kể
chi tiết, là một lãnh tụ của Hội Thánh thầm lặng tại Đức

64
Lãnh Đạo Thuộc Linh

trong thời Đức Quốc Xã. Ông bị quân Đức Quốc Xã hành
quyết năm 1954 ngay trước khi quân đội đồng minh đến
được trại tù.
5. Được trưng dẫn trong sách của Barclay, trang 86.

65
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Chương 7:
NHỮNG NHẬN ĐỊNH CỦA PHI-E-RƠ
VỀ SỰ LÃNH ĐẠO
"Tôi gửi lời khuyên nhủ đến các trưởng lão trong anh em,
vì tôi cũng là một trưởng lão, là nhân chứng về sự thương
khó của Đấng Christ, và cũng là người sẽ được dự phần
trong vinh quang sắp được bày tỏ. Hãy chăn bầy của Đức
Chúa Trời đã giao phó cho anh em, không vì ép buộc
nhưng do tự nguyện, không vì lợi lộc thấp hèn mà với cả
nhiệt tâm, không dùng quyền uy cai trị những người được
giao cho mình, nhưng làm gương tốt cho cả bầy. Rồi khi
Đấng Chăn Chiên tối cao xuất hiện, anh em sẽ được lãnh
mão triều thiên vinh quang không phai tàn.
Cũng vậy, các thanh niên hãy thuận phục các trưởng lão.
Mọi người hãy mặc lấy sự khiêm nhường mà đối đãi với
nhau; vì Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban
ơn cho người khiêm nhường. Vậy, hãy hạ mình dưới cánh
tay quyền năng của Đức Chúa Trời, để đến thời điểm thích
hợp Ngài sẽ nhấc anh em lên. Hãy trao mọi điều lo lắng
mình cho Ngài, vì Ngài luôn chăm sóc anh em."
- I Phi-e-rơ 5:1-7

Phi-e-rơ là nhà lãnh đạo thuộc thể của nhóm sử đồ.


Điều Phi-e-rơ đã làm thì những người khác cũng đã làm;
nơi ông đã đi đến thì những người khác cũng đã đi đến. Lỗi
66
Lãnh Đạo Thuộc Linh

lầm của ông xuất phát từ cá tính nóng nảy của ông cũng có
nhiều, nhưng ảnh hưởng và sự lãnh đạo của ông cũng
chẳng kém. Chúng ta phải suy nghĩ nhiều về lời khuyên
nhủ của Phi-e-rơ sau những năm trưởng thành dành cho
những nhà lãnh đạo thuộc linh của mọi thế hệ.
Phi-e-rơ-thúc giục phải thấy được rằng “bầy của Đức
Chúa Trời” đã giao cho anh em cần phải được nuôi dưỡng
và chăm sóc thích đáng (I Phi-e-rơ 5:2). Đó là trách nhiệm
chính của người chăn bầy. Trong những lời này, chúng ta
có thể nghe âm hưởng của cuộc đối thoại không bao giờ
quên được giữa Chúa Jêsus và Phi-e-rơ sau lần ông thất bại,
cuộc đối thoại đó đã phục hồi ông và bảo đảm cho ông về
tình yêu thương liên tục và sự chăm sóc của Chúa Jêsus
(Giăng 21:15-22).
Cũng vậy, “những người kiều ngụ trên đất” này
(I Phi-e-rơ 1:1) mà Phi-e-rơ viết thư cho họ, chính họ
đang trải qua những thử thách cam go. Phi-e-rơ cảm thương
cho họ và cảm thấy như mình đang cùng ở với họ, ông đã
viết thư cho các trưởng lão.
Phi-e-rơ không đến với độc giả của mình từ trên cao,
như là một sứ đồ đạo hạnh. Ông nhận lấy cái vị trí của một
trưởng lão đồng công, cùng làm việc bên cạnh những người
khác, cùng mang những gánh nặng tương tự. Ông cũng viết
thư cho họ với tư cách một người chứng kiến sự đau đớn
của Đấng Christ, một người mà tấm lòng đã bị hạ xuống vì
sự thất bại, đã tan vỡ và đã bị chinh phục bởi tình yêu ở
67
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Gô-gô-tha. Ông là một nhà lãnh đạo nhìn ngang vào những
người khác chớ không phải từ bên trên nhìn xuống. Công
tác của người chăn bầy đòi hỏi tấm tống của người chăn
bầy.
Trước hết, Phi-e-rơ nói đến động cơ của nhà lãnh đạo.
Nhà lãnh đạo thuộc linh phải tiếp cận công tác một cách
sẵn lòng chớ không phải bởi ép tình. Những nhà lãnh đạo
Hội Thánh trong thời của Phi-e-rơ đã đối diện với những
thách thức có thể làm sờn ngã tấm lòng gan dạ nhất, tuy
nhiên Phi-e-rơ thúc giục họ đừng ngã lòng hay rút lui trước
những thách thức đó. Những người lãnh đạo cũng không
nên chỉ phục vụ vì cảm thức về bổn phận nhưng phải phục
vụ vì lòng yêu thương. Công tác mục vụ và giúp đỡ những
tân tín hữu tăng trưởng cần được thực hiện “theo Đức Chúa
Trời muốn” chở không phải do những sự ưa thích cá nhân
chỉ đạo. Barclay đã nắm bắt được tinh thần này. Phi-e-rơ
nói cùng những nhà lãnh đạo rằng: “Hãy chăn dắt dẫn
sự của anh em giống như Đức Chúa Trời vậy”. Như dân
Y-sơ-ra-ên được biệt riêng cho Đức Chúa Trời thể nào thì
dân sự mà chúng ta phải phục vụ trong Hội Thánh hay ở
bất kỳ nơi nào khác là phần phân chia riêng cho chúng ta;
toàn thể thái độ chúng ta đối với họ phải là thái độ của Đức
Chúa Trời; chúng ta phải chăn dắt họ giống như Đức Chúa
Trời chăn dắt. Thật là một khải tượng phơi bày ra! Thật là
một lý tưởng! Một phán đoán chính xác biết bao! Chính
nhiệm vụ của chúng ta là bày tỏ cho người ta về sự nhẫn

68
Lãnh Đạo Thuộc Linh

nại của Đức Chúa Trời, sự tha thứ của Đức Chúa Trời, tình
yêu thương tìm kiếm của Đức Chúa Trời và sự phục vụ
không bờ bến của Đức Chúa Trời.1
Khi Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta, chúng ta không
thể khước từ vì cảm thấy mình không thích hợp. Không ai
là xứng đáng với sự tin cậy như vậy. Khi Môi-se cố thoái
thác thì Đức Chúa Trời đã nổi giận (Xuất Ai Cập Ký 4:14).
Chúng ta không nên bỏ qua trách nhiệm lãnh đạo vì chúng
ta nghĩ rằng mình không có khả năng.
Nhà lãnh đạo thuộc linh không thể chăm xem tiền bạc
để phục vụ. Phi-e-rơ cảnh cáo rằng đừng làm việc như một
người “tham tiền” (lợi dơ bẩn – I Phi-e-rơ 5:2). Có lẽ Phi-e-rơ
đã nghĩ đến Giu-đa, lòng tham tiền bạc của ông đã dẫn ông
đến chỗ sa ngã. Những nhà lãnh đạo được kêu gọi để lập
đường lối, định ngân sách, quyết định những thứ tự ưu tiên,
giải quyết vấn đề tài sản. Không điều nào trong những điều
này có thể thực hiện tốt nếu lợi ích cá nhân chỉ lờ mờ như
một động cơ ở phía sau. Paul Rees cho rằng lòng tham
muốn mà Phi-e-rơ cảnh cáo ở đây còn trải vượt xa hơn cả
tiền bạc, đạt đến danh vọng và uy tín nữa, đôi khi những
điều này là một sự cám dỗ ngấm ngầm nguy hại hơn. Dù là
vì danh vọng hay là sự giàu sang, thì lòng tham lam cũng
không thể cùng tồn tại với sự lãnh đạo trong Hội Thánh.2
J.H.Jowett đã viết: “Tôi không dám chắc người nào
trong hai người này chiếm giữ lãnh vực thấp kém hơn,
người đói khát tiền bạc hay là người thèm khát sự tán
69
Lãnh Đạo Thuộc Linh

thưởng. Một diễn giả có thể chải chuốt sứ điệp của mình để
dụ dỗ sự nhiệt liệt tán thưởng của công chúng; những công
nhân trong các lĩnh vực khác có thể cố đạt được sự nổi
tiếng, gây ấn tượng hay là muốn người khác biết ơn mình.
Tất cả những điều này đều không thích hợp với nhiệm vụ
của chúng ta. Nó phá hủy đi sự nhận biết về nhu cầu và
những mối hiểm nguy của con chiên”.3
Nhà lãnh đạo Cơ Đốc cũng không được độc tài. “Đừng
áp chế ai” (I Phi-e-rơ 5:3, BDY) cung cách hách dịch, tham
vọng không biết kiềm chế, sự vênh váo gây xúc phạm, lối
nói năng của bạo chúa — Không một thái độ nào như vậy
có thể phù hợp với một người xưng mình là đầy tớ của Con
Đức Chúa Trời.
Người lãnh đạo phải nêu gương tốt cho mọi người.
“Song để làm gương tốt cho cả bầy” (I Phi-e-rơ 5:3). Những
lời này nhắc chúng ta nhớ đến lời khuyên của Phao-lô dành
cho Ti-mô-thê: “Nhưng phải lấy lời nói, nết làm, sự yêu
thương, đức tin và sự tinh sạch mà làm gương cho các tín
đồ.” (I Ti-mô-thê 4:12). Phi-e-rơ dạy rằng các trưởng lão
cần có tinh thần của người chăn. Phi-e-rơ nhắc nhở họ rằng
các trưởng lão không bao giờ được quên rằng bầy mà họ
đang dẫn dắt chính là bầy của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus
là người chăn thủ lãnh; chúng ta là những người phụ tá và
làm việc dưới uy quyền của Ngài.
Nếu được thực thi “như Đức Chúa Trời muốn” thì sự
lãnh đạo bao gồm cả sự cầu thay nữa. Vị thánh đồ, Giám
70
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Mục Azariah của Ấn Độ, đã có lần được Giám Mục


Stephen Neill ghi nhận rằng ông đã dành thì giờ cầu
nguyện đích danh cho từng người lãnh đạo trong giáo khu
rộng lớn của ông. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trong
suốt ba mươi năm ông thi hành chức vụ tại đó, số giao hữu
của giáo khu đã tăng lên gấp ba lần và mức độ hữu hiệu về
đời thuộc linh đã gia tăng bội phần.4
Người lãnh đạo cũng phải trang sức “bằng sự khiêm
nhường” (I Phi-e-rơ 5:5). Động từ được sử dụng ở đây ("mặc
lấy”) ám chỉ đến việc một người nô lệ quấn một chiếc khổ
trắng, điều này làm cho câu này thêm phần ý nghĩa. Phải
chăng Phi-e-rơ nhớ lại cái đêm buồn thảm khi mà ông đã từ
chối nhận lấy chiếc khăn lau để rửa chân cho thầy mình?
Phải chăng lòng kiêu hãnh đã ngăn trở những nhà lãnh đạo
khác phục vụ cách vui mừng? Lòng kiêu ngạo luôn luôn
bám sát gót quyền lực, Đức Chúa Trời không khuyến khích
những người kiêu hãnh phục vụ Ngài. Trái lại, Ngài chống
đối và ngăn trở họ. Nhưng đối với người chăn bầy biết
khiêm nhường và hạ lòng thì Đức Chúa Trời ban thêm
quyền năng và ân điển cho công tác của họ. Trong câu 5,
Phi-e-rơ khuyên giục các nhà lãnh đạo đối đãi với nhau
trong sự khiêm nhường. Còn trong câu 6, ông thách thức
các nhà lãnh đạo phản ứng cách khiêm nhường đối với kỷ
luật của Đức Chúa Trời. Charles B.William đã dịch câu này
như vậy: “Vậy, hãy khiêm nhường thuận phục trong cánh
tay mạnh sức của Đức Chúa Trời”.

71
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Phi-e-rơ đã kết thúc phần dạy dỗ này với việc nhắc đến
phần thưởng ở trên trời: “Khi Đấng làm đầu các kẻ chăn
chiên hiện ra, anh em sẽ được mão triều thiên vinh hiển
chẳng hề tàn héo” (I Phi-e-rơ 5:4). Mão triều của một vận
động viên rồi sẽ khô héo; ngay cả vương miện của một vị
vua rồi cũng có ngày han rỉ. Nhưng không bao giờ có sự
thiệt hại xảy ra như vậy cho người tôi tớ của Đấng Christ là
người đã chọn cho mình cơ nghiệp ở trên trời hơn là những
tiện nghi của trần gian. Có phải chỉ một mình chúng ta thủ
giữ vai trò lãnh đạo chăng? Phải chăng chúng ta làm việc
cách đơn độc? Phi-e-rơ đã công bố rằng chẳng hề có như
vậy. Đức Chúa Trời chia sẻ mọi nỗi thất vọng và âu lo của
chúng ta, Ngài sẽ ban sự cứu giúp và giải tỏa. “Hãy trao
mọi điều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn sóc anh
em” (I Phi-e-rơ 5:7). Người lãnh đạo Cơ Đốc không cần
phải sợ rằng việc chăn bầy của Đức Chúa Trời là một gánh
quá nặng. Theo lời mời gọi của Đức Chúa Trời, người lãnh
đạo có thể chuyển cái gánh nặng thuộc linh sang đôi vai
lớn hơn, mạnh khỏe hơn và dẻo dai hơn. Đức Chúa Trời
chăm sóc bạn, hãy quẳng gánh lo đi.
GHI CHÚ
1. Thư Phi-e-rơ và Giu-đe của William Barclay (NXB
Edinburgh: St.Andrews, năm 1958), trang 156.
2. Cuốn Triumphant in Trouble của Paul S.Rees (NXB
London: Marshall, Morgan & Scott), trang 126.

72
Lãnh Đạo Thuộc Linh

3. Thư Phi-e-rơ của J.HJowett (NXB London: Hodder &


Stoughton), trang 188. Jowett (1863–1923) là một mục sư
của giáo hội Hội Chúng Anh Quốc, ông từng làm mục sư
chủ tọa Hội Thánh trưởng lão ở Đại lộ Thứ năm của Nữu
Ước, sau đó làm mục sư chủ tọa kế nhiệm mục sư
G.Campbell Morgan ở nguyện đường Westminster tại
Luân Đôn.
4. Cuốn On the Ministry, trang 107-108, của giám mục
Stephen Neill Giám mục Azariah (1874––1945) là vị giám
mục Ấn Độ đầu tiên trong giáo hội Anh Quốc Giáo. Ông
đã thành lập Hội Truyền giáo Tinnevelly năm 1903, và là
người đồng sáng lập Hiệp Hội Truyền Giáo Quốc Gia để
truyền bá tin lành tại Ấn Độ.

73
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Chương 8:
NHỮNG PHẨM CHẤT CĂN BẢN
CỦA SỰ LÃNH ĐẠO
"Vậy, giám mục cần phải không chỗ trách được, chỉ một
chồng một vợ, tiết chế, sáng suốt, khả kính, hiếu khách, có
tài dạy dỗ, không nghiện rượu, không thô bạo nhưng hòa
nhã, không gây gổ, và không tham tiền. Người ấy phải khéo
quản trị gia đình mình, dạy dỗ con cái luôn biết thuận phục
và lễ phép; vì người nào không biết quản trị gia đình mình
thì làm sao chăm sóc Hội Thánh của Đức Chúa Trời được?
Tân tín hữu không được làm giám mục, vì có thể do kiêu
căng mà rơi vào án phạt dành cho ma quỷ. Người giám
mục còn phải được người ngoại đạo làm chứng tốt, để khỏi
rơi vào sự sỉ nhục và cạm bẫy của ma quỷ."
I Ti-mô-thê 3:2-7

Chúa Jêsus đã huấn luyện các môn đồ Ngài một cách


tài tình chuẩn bị cho vai trò trong tương lai của họ. Ngài
dạy họ bằng gương mẫu và bằng lời huấn dụ. Sự dạy dỗ
của Ngài được thực hiện “trên đường đi". Chúa Jêsus không
bảo mười hai sứ đồ ngồi lại và ghi chép như trong một lớp
học chính thức. Các lớp học của Chúa Jêsus nằm trên các
đại lộ của cuộc đời. Những nguyên tắc và những giá trị của
Ngài được bắt gặp trong những kinh nghiệm thường nhật.
Chúa Jêsus đã đặt các môn đồ của Ngài vào một chế độ nội
74
Lãnh Đạo Thuộc Linh

trú (Lu-ca 10:17–24) để cho họ học hỏi thông qua thất bại
lẫn thành công (Mác 9:14–29). Ngài ủy thác uy quyền và
trách nhiệm cho họ khi họ đã đủ sức nhận lấy. Lời dạy dỗ
tuyệt diệu của Chúa Jêsus trong Giăng 13 -16 cũng là lời
nhắn nhủ cho buổi lễ tốt nghiệp của họ.
Đức Chúa Trời đã sửa soạn những nhà lãnh đạo ở một
nơi đặc biệt và một nhiệm vụ được ghi tạc trong đầu. Các
phương pháp huấn luyện là thích ứng cho sứ mạng, các ân
tứ thuộc thể và thuộc linh được ban cho nhằm một mục
đích rõ ràng. Một ví dụ là Phao-lô, ông không bao giờ có
thể thành đạt nhiều như vậy nếu không có sự trực tiếp chỉ
đạo và sự ban ơn của thiên thượng.
Tương tự như vậy, Đức Chúa Trời đã sửa soạn
Adoniram Judson để trở thành một giáo sĩ tiên phong ở
Miến Điện bằng cách ban cho nhà lãnh đạo phi thường này
những phẩm chất cần thiết để truyền bá Tin Lành ở tiểu lục
địa Ấn Độ lòng tự tin thăng bằng với sự khiêm tốn, năng lực
được hạn chế bằng sự thận trọng, biết quên mình, can đảm
và có lòng khao khát các linh hồn.
Martin Luther cũng đã được mô tả như là một con
người dễ tiếp cận, không tìm kiếm vinh hoa cá nhân, ông
ăn uống giản dị đến nỗi người ta tự hỏi làm sao ông có thể
sống được khi ăn uống ít ỏi như vậy. Ông rất bình dân, khá
hài hước, dễ vui cười, thật thà và chân thật. Thêm vào
những phẩm tính nầy, ông là một người can đảm, có sức
thuyết phục và hết lòng vì cớ Đấng Christ. Không có gì lạ
75
Lãnh Đạo Thuộc Linh

kỳ khi ông gây được lòng trung thành mà lòng trung thành
đó vững bền như thép.1
Giáo sư G.Warneck đã mô tả Hudson Taylor, một giáo
sĩ tiền phong ở Trung Hoa, rằng: “Một con người đầy đức
tin và Thánh Linh, hoàn toàn đầu phục Đức Chúa Trời và
sự kêu gọi của Ngài, thật sự từ bỏ mình, đầy lòng thương
xót, có năng lực hiếm có trong sự cầu nguyện, có khả năng
tổ chức tài tình, kiên trì không mỏi mệt, gây được ảnh
hưởng cách kỳ lạ trên mọi người và có sự đơn sơ của con
trẻ ở trong mình”.2
Đức Chúa Trời đã ban cho những nhà lãnh đạo này ân
tứ và tài năng thích hợp cho sứ mạng mà họ được kêu gọi.
Điều đã nâng những con người này trổi cao hơn đồng bạn
mình chính là cái mức độ mà họ khai triển những ân tứ đó
thông qua sự tận tụy và kỷ luật.
CÓ KỶ LUẬT
Không có phẩm chất cần thiết này thì những ân tứ khác
vẫn cứ còi cọc: chúng không thể tăng trưởng được. Do đó
kỷ luật phải được xếp hàng đầu trong danh sách của chúng
ta. Chúng ta muốn chinh phục thế giới, trước hết chúng ta
phải chinh phục bản ngã.
Một nhà lãnh đạo là một người đã học biết vâng giữ kỷ
luật được áp đặt từ phía bên ngoài, rồi sau đó tiếp nhận
một kỷ luật nghiêm khắc hơn từ phía bên trong. Những
người chống lại thẩm quyền và coi thường kỷ luật bản thân

76
Lãnh Đạo Thuộc Linh

- họ trốn tránh sự nghiêm khắc và né tránh sự hy sinh thì


không đủ phẩm chất để làm người lãnh đạo.
Nhiều người đã rời bỏ chức vụ lại là những người đã
được ban ân tứ đầy đủ, nhưng trong những lãnh vực của
cuộc sống họ đã phóng túng khỏi sự kiểm soát của Đức
Thánh Linh. Những người biếng nhác và vô tổ chức thì
không bao giờ có thể trở thành những nhà lãnh đạo chân
chính.
Nhiều người có nguyện vọng trở thành người lãnh đạo
đã bị thất bại bởi vì họ không bao giờ chịu học tập noi theo.
Họ giống như những đứa trẻ chơi trò chơi chiến tranh ngoài
đường phố, nhưng tất cả đều im tiếng. Khi bạn hỏi: “Có
hưu chiến xảy ra à?”, thì chúng trả lời: “Không phải, tất cả
chúng tôi đều là tướng lãnh, chẳng có ai chịu vâng lệnh để
thi hành cả”.
Donald Barnhouse đã ghi nhận điều thú vị này, tuổi
bình quân của 40.000 người được liệt kê trong cuốn Who’s
Who in America những con người điều hành quốc gia là
chưa tới hai mươi tám tuổi. Kỷ luật trong giai đoạn đầu của
cuộc sống, là giai đoạn cần được chuẩn bị để có những sự
hy sinh hầu đạt được sự chuẩn bị thích hợp cho nhiệm vụ
của đời sống, dọn đường cho sự thành tựu cao đẹp.3
Một chính khách nổi tiếng nọ đã đọc một bài diễn
thuyết mà nó làm xoay chuyển ngọn triều của quốc sự. Một
người hâm mộ ông đã hỏi rằng: “Xin cho phép tôi được hỏi

77
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Ngài đã dành bao nhiêu thời gian để sửa soạn bài diễn
thuyết ấy?”
Ông đã trả lời: “Thưa ông, tôi đã dành suốt cả đời tôi”.
Người lãnh đạo mẫu mực sẽ làm việc trong khi những
người khác hoang phí thì giờ, sẽ học tập trong khi những
người khác ngủ nghỉ, sẽ cầu nguyện trong khi người khác
mơ mộng. Họ thắng hơn những thói quen nhác nhúa dầu là
trong tư tưởng, trong hành động hay trong cách ăn mặc.
Người lãnh đạo tài ba phải ăn uống đúng, đi đứng chỉnh tề,
biết chuẩn bị chính mình để đánh trận tốt lành. Người ấy sẽ
không ngần ngại nhận lấy nhiệm vụ gian khổ mà những
người khác tránh né, hoặc nhận nhiệm vụ thầm kín mà
những kẻ khác trốn tránh vì nó không được công chúng
khen ngợi. Khi Đức Thánh Linh đầy dẫy đời sống người ấy,
họ sẽ học biết không lùi bước trước hoàn cảnh khó khăn
hay rút lui trước những người khó tiếp xúc. Họ là người
quản trị hiền lành và ôn tồn quở trách khi cần thiết, hoặc sẽ
thực hiện biện pháp kỷ luật cần thiết khi lợi ích của công
việc Chúa đòi hỏi. Người ấy không trì trệ trong công việc
nhưng sẽ thích giải quyết những công việc khó khăn nhất
trước tiên. Lời cầu nguyện của họ sẽ là:
Lạy Chúa, xin hãy làm cho con cứng rắn với chính
mình. Con người hèn nhất này dễ chiều theo tiếng gọi của
tình cảm. Thường đua đòi sự dễ chịu, sự nghỉ ngơi và vui
thú. Bản thân con là kẻ phản bội con nhiều nhất. Là người

78
Lãnh Đạo Thuộc Linh

bạn cạn cợt nhất, là kẻ thù nguy hiểm nhất, là kẻ gây cản
trở khắp đường con đi.
Ít có người trung thực và can đảm trong việc quở trách
với lòng yêu thương hay nói nặng cách thành thật với người
khác cho bằng Fred Mitchell, vị giám đốc người Anh của
Hội Truyền Giáo Nội Địa Trung Hoa và là chủ tịch Hội
Nghị Keswich Anh Quốc. Nhạy cảm và biết cảm thông, ông
không bao giờ chất vấn một cách khó chịu. Ông luôn luôn
nói năng trong tình yêu thương sau khi đã cầu nguyện
nhiều. Những lời ông nói không phải luôn luôn lọt vào tai
của người nghe. Ông đã tâm sự rằng ông đau đớn biết
chừng nào khi việc ông trung tín với công việc của Đức
Chúa Trời đã đưa ông đến chỗ mất một người bạn. Khi đã
cao tuổi, ông Fred đã dành thì giờ nhiều hơn nữa để cầu
nguyện trước khi nói. Thường thường khi ông cần xử lý một
vấn đề kỷ luật hay phải cắt đứt những ước muốn của người
khác thì ông sẽ viết một lá thư và giữ nó lại trong vài ngày.
Lần nào đọc lại bức thư ấy, ông thấy việc gửi bức thư đó đi
là đúng thì ông mới gửi nó đi. Đôi khi ông phải xé bỏ lá thư
đó và viết lại lá thư khác.5
Khi người ta phỏng vấn nhà sáng lập phong trào Chủ
Quyền Hoàn Cầu (World Dominion Movement), ông
Thomas Cochrane, về lĩnh vực truyền giáo, ông đã đối diện
với câu hỏi nầy: “Ông cảm thấy mình được kêu gọi vào vị
trí nào trong lãnh vực truyền giáo?” Ông đã trả lời: “Tôi chỉ
biết rằng tôi mong ước nó là vị trí khó khăn nhất mà quý vị
79
Lãnh Đạo Thuộc Linh

có thể giao cho tôi”. — Đó là câu trả lời của một con người
được rèn tập trong kỷ luật.
Lytton Strachey đã mô tả về cô Florence Nightingale
như sau: Không phải bởi sự dịu dàng và sự quên mình của
người phụ nữ mà cô đã đem lại trật tự cho sự hỗn tạp trong
các bệnh viện ở Scutari, cũng không phải từ nguồn tài
nguyên riêng mà cô đã trang bị quân phục cho Quân Đội
Anh, cũng không phải vì cô có uy thế trên hàng ngũ sĩ quan
đông đảo và hay tị hiềm; nhưng chính là nhờ phương pháp
chặt chẽ, nhờ kỷ luật nghiêm minh, nhờ sự lưu tâm nghiêm
ngặt đến từng chi tiết, nhờ sự thao tác không ngừng và nhờ
sự cương quyết dứt khoát của một ý chí khó chế ngự. Dưới
cái phẩm hạnh tươi mát và êm dịu của cô, ở đó ẩn tàng
ngọn lửa mãnh liệt và nhiệt tình.6
Samuel Chadwick, diễn giả trứ danh của giáo hội Giám
Lý và là hiệu trưởng của trường Đại học Cliff, ông đã tạo
ảnh hưởng nhiều trên thế hệ của ông. Ông thức dậy vào lúc
sáu giờ mỗi sáng, tắm nước lạnh, cả trong mùa hè lẫn mùa
đông. Ngọn đèn ông thắp để học tập ít khi tắt trước khi hai
giờ sáng. Lối sống nghiêm khắc ấy là sự biểu lộ bên ngoài
của kỷ luật chặt chẽ bề trong của ông.7
Suốt cuộc đời của mình, George Whitefield thức dậy
lúc bốn giờ sáng và nghỉ ngơi vào lúc mười giờ mỗi đêm.
Khi thì giờ ấy đã điểm thì ông chổi dậy khỏi chỗ mình, cho
dù khách viếng mình là ai hay đang bàn thảo câu chuyện gì,

80
Lãnh Đạo Thuộc Linh

ông đều nói rất tự nhiên với bạn hữu mình: “Xin lỗi bạn, đã
đến giờ để cho mọi người tốt phải về nhà rồi”.8
Barclay Buxton của Nhật Bản thúc giục các Cơ Đốc
nhân tiến đến đời sống có kỷ luật, dù họ hoạt động trong
kinh doanh hay trong công tác truyền bá Tin Lành. Điều
này bao gồm cả kỷ luật trong việc học Kinh Thánh và cầu
nguyện, trong việc dâng phần mười, trong việc sử dụng thì
giờ, trong việc giữ gìn sức khỏe bằng cách ăn uống thích
hợp, ngủ nghỉ thích hợp và tập thể dục. Nó cũng bao gồm
sự thông công có kỷ luật chặt chẽ giữa vòng các Cơ Đốc
nhân mà họ khác biệt nhau về nhiều phương diện. Việc
ông có những kỷ luật nầy trong đời sống và thúc giục
những kẻ khác là nhờ sự tập tành.
Những phần tiểu sử cá nhân này minh họa cho chúng
ta cái ý nghĩa của một bài thơ vô danh sau đây:
Những độ cao các vĩ nhân đạt và giữ được,
Không phải họ đạt được nhờ bỗng chốc bay cao.
Nhưng trong khi đồng bạn say giấc điệp,
Họ khó nhọc hướng thượng giữa màn đêm.
Nếu một người lãnh đạo chứng tỏ tinh thần kỷ luật bản
thân mạnh mẽ thì những người khác sẽ ý thức điều đó, và
họ thường cộng tác với những kỳ vọng được đặt trên họ.
Có một yếu tố khác trong kỷ luật mà nó ít được lưu ý
đến. Chúng ta phải sẵn sàng nhận lãnh từ người khác cũng
như sẵn sàng ban phát cho người khác. Một số người hy
81
Lãnh Đạo Thuộc Linh

sinh thường bằng lòng về sự hy sinh của chính họ nhưng họ


không sẵn lòng để cho người khác báo đáp lại. Họ không
muốn cảm thấy bị bắt buộc đối với người khác. Sự lãnh đạo
đòi hỏi phải cởi mở đối với những người khác. Bỏ qua việc
tiếp nhận sự tử tế và giúp đỡ là cô lập chính mình, là cướp
mất cơ hội của kẻ khác và là đánh mất đi sự bồi bổ cho
chính mình.
Vào cuối cuộc đời. Giám Mục Westcott đã thú nhận
một lầm lỗi lớn. Ông luôn luôn giúp đỡ người khác nhưng
ông đã quyết liệt từ chối người khác phục vụ mình. Kết quả
là cuộc đời của ông đã có một chỗ trống rỗng mà lẽ ra ở đó
cần có tình bạn và sự chăm sóc của con người.10
CÓ CÁI NHÌN
Những người đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và lâu
dài nhất trên thế hệ của họ là “những người biết nhìn thấy”
- những người đã nhìn xa trông rộng hơn những người khác
- Những con người có đức tin, vì đức tin là nhìn thấy. Môi-se,
một trong những lãnh tụ vĩ đại của cả lịch sử, đã “đứng
vững như thấy Đấng mình không thấy được”. Đức tin của
ông đã cho ông nhìn thấy. Người đầy tớ của tiên tri Ê-li-sê
đã thấy binh đội hùng hậu vây phủ, còn Ê-li-sê thì thấy các
đạo binh của thiên đàng. Đức tin của ông đã cho ông nhìn
thấy.
Pawhatten James đã viết: Người của Đức Chúa Trời đã
nhìn thấu suốt vào những điều thuộc linh. Người ấy có thể
nhìn thấy núi non đầy dẫy xe và ngựa lửa; người ấy có thể
82
Lãnh Đạo Thuộc Linh

thông giải những lời do ngón tay Đức Chúa Trời viết ra trên
vách tường lương tâm, người ấy có thể diễn dịch những lời
theo ý nghĩa thuộc linh của chúng; trong đời này, người ấy
có thể vén bức màn của những điều vật chất và để cho
những vật hay chết thấp thoáng ánh vinh quang mà nó
chiếu tỏa ngôi thi ân của Đức Chúa Trời. Người của Đức
Chúa Trời phải rao ra cái kiểu mẫu đã được chỉ tỏ cho
mình ở trên núi; người ấy phải nói ra cái khải tượng đã
được ban cho mình trên hòn đảo mặc khải … Người ấy
không thể làm điều nào trong những điều này nếu không có
sự nhìn thấu suốt thuộc linh.11
Charles Cowman, nhà sáng lập Hội Truyền Giáo Đông
Phương (Oriental Missionary Society) là “Một con người có
cái nhìn. Suốt cuộc đời, dường như ông thấy được điều mà
đám đông người không nhìn thấy, ông nhìn thấy xa hơn và
đầy đủ hơn nhiều người trong thời của ông. Ông là con
người nhìn thấy những chân trời xã út”.12
Cái nhìn liên quan đến sự thấy trước cũng như sự thấu
suốt. Tổng Thống Mckinley nổi tiếng là con người tài giỏi,
một phần nhờ vào khả năng ông lắng nghe để dự đoán
những điều sắp xảy đến. Ông đã biến đổi sự lắng nghe
thành sự nhìn thấy. Ông thấy được những gì đang chờ đợi
phía trước. Người lãnh đạo phải có thể nhìn thấy kết quả
chung cuộc của đường lối và phương pháp mà người ấy
theo đuổi. Người lãnh đạo cổ trách nhiệm luôn luôn nhìn

83
Lãnh Đạo Thuộc Linh

ra phía trước để thấy được những đường lối sẽ tác động trên
những thế hệ mai sau như thế nào.
Những nhà truyền giáo tiền phong danh tiếng đều là
những người có cái nhìn. Ông Carey đã nhìn thấy toàn cả
địa cầu, trong khi các nhà truyền đạo đồng nghiệp tưởng
rằng thế giới chỉ nằm trong biên cương giáo khu của họ mà
thôi. Henry Martyn đã nhìn thấy Ấn Độ, Ba Tư, và Ả Rập -
thế giới của người Hồi Giáo - trong khi Hội Thánh quê nhà
của ông chỉ tranh cãi về những sự bất đồng ý kiến về thần
học. Người ta đã nói về A.B.Simpson rằng: “Cuộc sống làm
việc của ông dường như chỉ có tiến bước mà thôi trong khi
các bạn đồng công của ông dường như thấy chẳng có gì để
khám phá cả”.
Một đồng nghiệp thâm niên đã có lần bảo với Douglas
Thornton của Ai Cập rằng: “Thornton à, tôi biết cậu khác xa
với những người khác, cậu luôn luôn nhìn vào mục đích
của sự việc. Hầu hết mọi người, kể cả tôi nữa luôn luôn tìm
cách làm sự việc kế tiếp”. Thomton đã trả lời: “Tôi thấy
rằng việc nhìn vào mục đích của sự việc đem lại niềm hứng
khởi giúp cho tôi kiên trì” 13. Một lý tưởng hay một cái nhìn
là tuyệt đối cần thiết cho ông. Ông không thể làm công việc
nếu không có nó. Điều đó giải thích được mức độ rộng lớn
của tầm nhìn và sự lớn lao của kế hoạch của ông.
Đôi mắt chỉ nhìn thì rất phổ thông, nhưng đôi mắt nhìn
thấy được thì có rất ít. Người Pha-ri-si nhìn vào Phi-e-rơ và
chỉ thấy ông là một ngư phủ không có học thức, không
84
Lãnh Đạo Thuộc Linh

đáng để nhìn đến lần thứ hai. Nhưng Chúa Jêsus đã thấy
Phi-e-rơ là một tiên tri và là một nhà giảng đạo, một thánh
đồ và là một nhà lãnh đạo đã giúp đỡ để làm đảo lộn cả thế
giới.
Cái nhìn bao gồm cả sự lạc quan và niềm hy vọng.
Người bi quan nhìn thấy sự khó khăn trong mọi cơ hội.
Người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mọi khó khăn.
Người bị quan có khuynh hướng ngăn cản những người có
cái nhìn tiến lên. Sự thận trọng có vai trò của nó. Những
người thận trọng giúp cho người lãnh đạo lạc quan thành
con người thực tế. Tất cả chúng ta đều sống trong một thế
giới thực tế bị giới hạn và bất động. Các Cơ Đốc nhân thận
trọng đã rút được những bài học có giá trị trong lịch sử và
truyền thống, nhưng họ ở trong nguy cơ bị cột chặt vào quá
khứ. Người nhìn thấy những khó khăn rõ ràng đến nỗi họ
không đếm xỉa đến những điều khả dĩ thì không thể gây
được cái nhìn ở những người khác.
Browning đã mô tả người lạc quan can đảm như sau:
Một con người không bao giờ quay lưng lại.
Nhưng hiên ngang tiến bước.
Không bao giờ ngờ rằng mây sẽ tan,
Không bao giờ mơ mộng, dầu lẽ phải bị chà đạp,
Điều sai trái dường như chiến thắng.
Cái nhìn đưa người ta đến chỗ mạo hiểm, và lịch sử ở
về phía đức tin dám mạo hiểm. Con người có cái nhìn sẽ
85
Lãnh Đạo Thuộc Linh

bước những bước đi tươi mới bằng đức tin băng ngang qua
mương rãnh và hầm hố, chớ không chịu “cầu an” hoặc
không bao giờ liều mạng cách ngu xuẩn.
Bàn về Tổng Giám Mục Mowl, người ta đã ghi lại rằng:
Chính cái dấu hiệu sự cao trọng của ông mà ông không bao
giờ non nớt so với tuổi tác, hoặc là quá già nua. Ông đứng
ở hàng đầu, tiến bước phía trước dẫn đầu hàng quân. Ông
luôn luôn nhìn thấy những chân trời mới. Ông cũng có đầu
óc tiếp thu những tư tưởng mới ở cái lứa tuổi mà nhiều
người có khuynh hướng để cho sự việc xảy ra tùy chúng.14
Những nhà lãnh đạo nhận lấy những bài học của quá
khứ, nhưng không bao giờ chịu hy sinh tương lai vì cớ chỉ
tiếp nối như vậy. Những người có cái nhìn biết ước tính
những quyết định cho tương lai, chuyện trong quá khứ
không thể được lập lại.
Cái nhìn không có nhiệm vụ là mộng tưởng.
Nhiệm vụ không có cái nhìn thì gian lao.
Cái nhìn với nhiệm vụ giúp người hoàn thành sứ mạng.
CÓ SỰ KHÔN NGOAN
“Sự khôn ngoan là khả năng sử dụng sự hiểu biết, bao
gồm sự biện biệt, sự phán đoán, sự minh mẫn và những
năng lực tương tự... Theo Thánh Kinh, sự khôn ngoan là sự
phán đoán đúng về lẽ thật đạo đức và thuộc linh” (từ điển
Webster).

86
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Nếu sự hiểu biết là sự tích lũy các sự kiện, sự thông


minh và là sự phát triển lý trí, thì sự khôn ngoan là sự phân
biệt thiên thượng. Nó là nhìn thấu suốt vào trọng tâm của
sự vật. Sự khôn ngoan liên quan đến sự biết Đức Chúa Trời
và biết sự xảo trá của lòng người. Sự khôn ngoan trổi hơn
cả sự hiểu biết, nó là sự áp dụng đúng sự hiểu biết về
những vấn đề đạo đức và thuộc linh, trong việc xử trí những
tình huống khó xử, trong việc giải quyết những mối liên hệ
phức tạp. Tổng thống Theodore Roosevelt đã nói: “Sự khôn
ngoan chiếm chín phần mười của việc phải khôn ngoan
đúng lúc”. Hầu hết chúng ta “thường khôn ngoan sau khi sự
việc đã xảy ra”.16
Sự khôn ngoan đem lại cho người lãnh đạo một sự
quân bình, giúp tránh được những lệch lạc và đi quá trớn.
Nếu sự hiểu biết đến từ sự học hỏi thì sự khôn ngoan đến từ
sự đầy đẫy Đức Thánh Linh. Khi ấy, người lãnh đạo có thể
áp dụng sự hiểu biết một cách đúng đắn. “Đẩy sự khôn
ngoan” là một trong những đòi hỏi cần thiết đối với người
lãnh đạo, ngay cả đến người phụ tả lãnh đạo nữa, trong Hội
Thánh ban đầu (Công vụ 6:3).
Khôn ngoan, tri thức khác nhau,
Thường không liên hệ nhau đâu bao giờ.
Tri thức có ở trong đầu,
Chỉ là ý tưởng của nhiều tha nhân.
Trí ta chăm chú bao lâu,

87
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Khôn ngoan có được mới là của ta.


Tri thức hãnh diện kiêu sa,
Rằng ta học thức, rằng ta hơn người.
Khôn ngoan khiêm tốn, nhún nhường
Phải cần học tập như chưa biết gì.
- Tác giả vô danh
D.E.Hoste đã biết tầm quan trọng của sự khôn ngoan
đối với những nhà lãnh đạo: Khi một người, vì cơ một chức
vụ đòi hỏi phải tuân phục người khác, bất chấp lý trí và
lương tâm của người ấy thể nào, thì đó là tinh thần chuyên
chế. Trái lại, khi nhờ tập tành vài khôn khéo và sự đồng
cảm, nhờ sự cầu nguyện, sức mạnh thuộc linh và sự khôn
sáng là một người có thể ảnh hưởng trên người khác và làm
cho người khác am hiểu vấn đề, đến nỗi người ấy qua lý trí
và lương tâm của mình mà khiến người kia thay đổi đường
lối này để chấp nhận một đường lối khác, thì đó mới là sự
lãnh đạo thuộc linh chân chính.17
Lời cầu nguyện của Phao-lô cho các tín đồ ở Cô-lô-se
phải luôn luôn ở trên môi miệng của chúng ta: “xin Đức
Chúa Trời ban cho anh em sự hiểu biết tường tận về ý
muốn của Ngài trong mọi sự khôn ngoan và thông hiểu
thuộc linh” (Cô-lô-se 1:9).

88
Lãnh Đạo Thuộc Linh

BIẾT QUYẾT ĐỊNH


Khi đã thâu thập những dữ kiện, có người quyết định
nhanh chóng và rõ ràng là dấu hiệu của một người lãnh
đạo thật sự. Người mộng tưởng có thể nhìn thấy, những
người lãnh đạo phải biết quyết định. Người nông nổi có thể
nhanh chóng nói ra một điều ưa thích, còn người lãnh đạo
thì phải cân nhắc đắn đo và có những quyết định đem lại
những kết quả tốt.
Một khi đã biết chắc ý muốn của Đức Chúa Trời, người
lãnh đạo thuộc linh nhanh chóng hành động mà không e
ngại hậu quả. Khi đã theo đuổi mục đích, người lãnh đạo
không bao giờ còn nhìn lại đằng sau hay toan tính những
biện pháp trốn tránh nếu kế hoạch trở nên khó khăn. Người
lãnh đạo chân chính cũng không bao giờ đổ lỗi về sự thất
bại cho những người thuộc cấp.
Áp-ra-ham đã tỏ ra biết quyết định nhanh chóng và rõ
ràng trước biến cố ở Sô-đôm để giải cứu Lót (Sáng Thế Ký 14).
Trong mối liên hệ của ông đối với Lót, Áp-ra-ham đã tỏ ra
cả hai phương diện chủ động và thụ động của tính thuộc
linh. Trong việc ông nhân nhượng quyền lựa chọn những
cánh đồng một cách vô vị kỷ (Sáng Thế Ký 13), Áp-ra-ham
đã bày tỏ ra sự khoan dung thụ động của lòng tin kính.
Nhưng khi Lót bị bắt làm tù binh trong trận chiến Sô-đôm ở
sách Sáng Thế Ký chương 14, thì Áp-ra-ham đã tỏ ra biết
quyết định tức thời và khởi sự hành động. Ông đuổi theo

89
Lãnh Đạo Thuộc Linh

quân thù cách can đảm và đã chiến thắng đoàn quân đông
đảo hơn. Đó chính là đức tin thật.
Môi-se đã trở thành lãnh tụ của dân Y-sơ-ra-ên, khi ông
từ bỏ quyền bính và đặc quyền của xứ Ai Cập, để đồng
nhất chính mình với những nô lệ Hê-bơ-rơ và đồng chia sẻ
nỗi thống khổ của họ (Hê-bơ-rơ 11:24-27). Đây là những
quyết định lớn lao. Đây chính là đức tin.
Câu hỏi đầu tiên của Phao-lô sau khi ông trở lại đạo
cách lạ lùng là: “Lạy Chúa, con phải làm gì?” (Công Vụ 22:10).
Không chút do dự, Phao-lô đã dựa trên sự hiểu biết mới mẻ
về thần tính của Đấng Christ. Được ban cho ánh sáng thì
phải noi theo. Thấy được nhiệm vụ thì phải làm.
Bảng liệt kê các thánh đồ trong thư Hê-bơ-rơ chương 11 là
một bài học về cái nhìn và cách quyết định. Họ đã có cái
nhìn, đã thấy được giá phải trả, họ đã quyết định và bắt tay
hành động. Chính sự hành động như vậy đã được thấy rõ
trong đời sống những nhà lãnh đạo truyền giáo danh tiếng.
Ông Carey đã thấy được khải tượng ở Kettering và ông đã
quyết định đi Ấn Độ, dù rằng việc đến tại nơi đó thật vô
vàn khó khăn. Ông Livingstone đã thấy khải tượng ở
Dumbarton và ông đã quyết định thắng hơn mọi trở lực, để
đến được Châu Phi. Hoàn cảnh không thể làm cho những
người như vậy thất vọng, khó khăn cũng không làm họ ngã
lòng.
Người lãnh đạo thuộc linh không trì trệ khi đối diện với
một quyết định, nhưng cũng không chao đảo sau khi đã
90
Lãnh Đạo Thuộc Linh

quyết định. Một sự quyết định chân thành nhưng sai lầm thì
còn tệ hại hơn là “những sự thăm dò” yếu ớt hay là những
sự thiếu quyết định ngay từ đầu. Trì trệ một quyết định là
thực sự quyết định một việc đã rồi. Trong hầu hết các quyết
định, yếu tố then chốt không phải là biết thật nhiều về
những gì phải làm, nhưng là phải sống với những hậu quả
của nó.
Charles Cowman nổi tiếng là một con người có mục
đích. Mắt ông luôn chăm chú vào một đối tượng quan trọng.
Đối với ông, cái nhìn là bước đầu tiên trong một chương
trình hành động. Khi nào ông cảm nhận một sự khả dĩ, thì
ông sẽ thấy bứt rứt cho tới khi nào điều ấy được thực hiện
xong.
Một thanh niên nọ bắt đầu làm việc trong đoàn Phòng
Vệ Duyên Hải, chàng được triệu tập cùng với đoạn của
mình để làm công tác cấp cứu rất khó khăn trong một cơn
bão lớn. Mưa gió quất vào mặt, với sự sợ hãi, chàng thanh
niên gào lên cùng vị chỉ huy của mình: “Chúng ta sẽ không
bao giờ trở về được nữa!”. Viên chỉ huy trả lời: “Chúng ta
không cần phải trở về, nhưng chúng ta cần phải ra đi”.
CÓ CAN ĐẢM
Những nhà lãnh đạo đòi hỏi sự can đảm đứng hàng
đầu luôn can đảm về mặt đạo đức cũng như thường xuyên
can đảm về mặt thể xác. Can đảm là phẩm chất của tâm trí
khiến cho người ta đương đầu với sự nguy hiểm hay sự khó

91
Lãnh Đạo Thuộc Linh

khăn một cách vững chắc, không chút sợ hãi, không chút
nản lòng.
Phao-lô đã thú nhận mình biết sợ, nhưng sự sợ hãi
không ngăn chặn được ông. Ông đã ghi lại trong I Cô-rinh-
tô 2:3 rằng: “Chính tôi đã đến với anh em, bộ yếu đuối, sợ
hãi, run rẩy lắm”, nhưng động từ dùng ở đây là đã đến.
Ông đã không ở lại nhà vì sợ cuộc hành trình này. Trong
I Cô-rinh-tô 7:5, Phao-lô thừa nhận rằng ông đã từng trải
“ngoài thì có chiến trận, trong thì có sự lo sợ”. Ông không
coi nhẹ sự nguy hiểm, nhưng ông cũng không bao giờ để
cho nó cản trở ông làm công tác của Chủ mình.
Martin Luther là một trong số những người ít biết sợ
nhất. Khi ông định đến Woms để đối chất với những sự
nghi vấn và những cuộc tranh luận mà sự dạy dỗ của ông
đã gây ra, thì ông đã nói: “Các bạn có thể mong đợi ở nơi
tôi mọi sự, ngoại trừ sự sợ hãi và sự phủ nhận”. Bạn hữu
ông báo trước cho ông về những sự nguy hiểm, nhiều người
nài nỉ ông đừng đi, nhưng Luther đã không nghe. Ông nói:
“Đừng đi đến Worms à! Tôi sẽ đi đến Worms cho dù ở đó
ma quỉ tràn đầy như ngói trên mái nhà.
Khi Luther đến đó, ra trước tòa án của Hoàng Đế
Charles V, người ta đưa ra cho ông một tập những bài mà
ông đã viết và yêu cầu ông rút lại. Luther đã đáp lời: “Trừ
phi có ai trưng được bằng chứng từ trong Thánh Kinh để chỉ
giáo và thuyết phục tôi, hoặc bằng nền tảng lý luận minh
bạch, rõ ràng, bằng không thì tôi không thể và sẽ không rút
92
Lãnh Đạo Thuộc Linh

lại, vì thật không đúng và cũng không khôn ngoan khi hành
động chống lại lương tâm”. Sau đó ông khẳng khái nói
thêm: “Tôi đứng đây. Tôi không thể làm gì khác hơn. Cầu
xin Đức Chúa Trời giúp đỡ tôi! A-men”.
Vài ngày trước khi qua đời Luther đã hồi tưởng lại cái
ngày hôm đó: “Tôi đã không sợ hãi điều gì cả: Đức Chúa
Trời có thể làm cho một người vô cùng dạn dĩ như vậy”.
Không phải mọi người đều có bản tính can đảm. Một
số người có bản tính vốn rụt rè hơn Luther. Nhưng dù
chúng ta dạn đi hay rụt rè, Đức Chúa Trời đều kêu gọi
những người lãnh đạo phải can đảm và đừng khuất phục sự
sợ hãi. Một sự kêu gọi phải can đảm như vậy sẽ không có ý
nghĩa gì nếu không người nào biết sợ điều gì. Vì sự sợ hãi là
một phần của đời sống thực tế nên Đức Chúa Trời đã ban
Thánh Linh Ngài cho chúng ta, Đấng đầy dẫy chúng ta sức
mạnh. Nhưng chúng ta cần phải để cho sức mạnh đó hành
động và đừng sợ hãi.
Chúng ta hãy xem xét hai câu nói tương phản này:
“Những cửa nơi các môn đồ ở đều đóng lại, vì sợ dân Giu-đa”
(Giăng 20:19), và “Khi chúng thấy sự dạn dĩ của Phi-e-rơ và
Giăng” (Công Vụ 4:13). Những câu này mô tả về cùng các
môn đồ và về cùng sự chống đối như nhau. Nhưng điều gì
đã xảy ra giữa lần trước và lần sau? Sự khác nhau chính là
Đức Thánh Linh. “Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh
Linh” (Công Vụ 2:4). Và khi Đức Thánh Linh được giao
quyền điều khiển cá tính thì Ngài không ban cho “tâm thần
93
Lãnh Đạo Thuộc Linh

nhút nhát, bèn là tâm thần mạnh mẽ” (II Ti-mô-thê 1:7).
Những người lãnh đạo can đảm đối diện với những
hoàn cảnh khó chịu và tàn hại bằng sự trầm tĩnh, rồi kiên
quyết hành động để đem lại sự tốt đẹp giữa sự khó khăn,
dẫu cho hành động của họ không được ưa chuộng. Sự lãnh
đạo luôn luôn gặp trở lực và sự chống đối của con người,
nhưng nhờ có sự can đảm cặp theo mà nhiệm vụ được
hoàn thành.
Trong một biến cố xảy ra, người ta luôn luôn kỳ vọng
những người lãnh đạo phải bình tĩnh và can đảm. Trong khi
những người khác không còn biết suy nghĩ thế nào thì
người lãnh đạo vẫn theo đuổi sự việc.
Giữa sự tuyệt vọng, người lãnh đạo phải làm cho
những người khác mạnh mẽ trở lại và đập tan mọi sự đảo
lộn.
Đối diện với binh đội tàn bạo của San-chê-ríp, vua
Ê-xê-chia đã chuẩn bị binh đội của mình và sau đó ông
quyết định làm vững tinh thần của dân sự. Ông nói với họ:
“Khá vững lòng bền chí, chớ sợ, chớ kinh hãi trước mặt vua
A-si-si và đám quân đông đảo theo người... Với người, chỉ
một cánh tay xác thịt, còn với chúng ta, có Giê-hô-va Đức
Chúa Trời của chúng ta, đặng giúp đỡ và chiến tranh thế
cho chúng ta”. Và Kinh Thánh thuật tiếp rằng: “Dân sự bèn
nương cậy nơi lời của Ê-xê-chia, vua Giu-đa” (II Sử-ký 32:7-8).
Đây chính là sự lãnh đạo, một sự lãnh đạo chủ động và
mạnh mẽ.
94
Lãnh Đạo Thuộc Linh

BIẾT KHIÊM TỐN


Khiêm tốn là dấu ấn của người lãnh đạo thuộc linh.
Chúa Jêsus Christ đã bảo các môn đồ Ngài từ bỏ thái độ
kiêu ngạo của những con người chuyên chế đông phương
mà thay vào đó tiếp nhận lấy sự hạ mình của người tôi tớ
(Ma-thi-ơ 20:25-27). Ở thời xưa cũng như ở thời nay, sự
khiêm tốn ít được tán thưởng trong vòng những người làm
chính trị và những nhà doanh thương. Nhưng đừng lo về
điều đó! Người lãnh đạo thuộc linh sẽ phải chọn con
đường ẩn khuất phục vụ hy sinh và sự làm đẹp lòng Đức
Chúa Trời hơn là chọn việc quảng bá chính mình cách chói
lọi của trần gian.
Chúng ta thường nhìn nhận Giăng Báp-tít là con người
cao trọng vì cớ tài hùng biện nảy lửa của ông và sự thẳng
thắn tố giác những kẻ ác đương thời. Lời ông nói xuyên
thấu và phơi bày lòng của nhiều người cai trị hèn hạ.
Những sự cao trọng thật sự của ông được bày tỏ ra trong
một lời khẳng định vô cùng khôn ngoan: “Ngài phải dấy
lên, ta phải hạ xuống” (Giăng 3:30). Ở đây, tầm vóc thuộc
linh của Giăng đã vang lên rõ ràng và mạnh mẽ.
Sự khiêm tốn của người lãnh đạo phải tăng trưởng theo
năm tháng, cũng như những thái độ và những phẩm tính
khác. Chúng ta hãy lưu ý đến sự tiến triển của Phao lộ trong
đức khiêm nhường. Trong buổi đầu chức vụ, ông đã nhận:
“Tôi là rất hèn mọn trong các sứ đồ, không đáng gọi là sứ
đồ” (I Cô-rinh-tô 15:9). Sau này, ông đã tự nhận rằng: “Tôi
95
Lãnh Đạo Thuộc Linh

là kẻ hèn hơn hết mọi thánh đồ” (Ê-phê-sô 3:8). Vào cuối
đời mình, ông đã nói đến lòng thương xót của Đấng Christ
và ý thức về chỗ của mình như sau: “Đức Chúa Jesus Christ
đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội trong những kẻ
có tội đó, ta là đầu” (I Ti-mô-thê 1:15).
William Law đã viết trong cuốn sách sống đạo cổ điển
của ông, cuốn Serious Call, như sau:
Hãy để cho mỗi ngày đều là ngày khiêm tốn, hạ cố đến
mọi kẻ yếu đuối và tật nguyền giữa vòng đồng loại mình,
che chở sự yếu ớt của họ, mến yêu những điểm tốt đẹp của
họ, khích lệ đức hạnh họ, giúp đỡ nhu cầu họ, vui khi họ
hưng thịnh, cảm thương khi họ khốn khó, hãy tiếp nhận
tình bạn của họ, xem nhẹ sự bạc đãi của họ, tha thứ sự ác
độc của họ, hãy làm người tôi tớ cho các tôi tớ và hạ mình
để làm những chức vụ thấp hèn nhất của tầng lớp hèn hạ
nhất của nhân loại.
Một lần nọ, khi Samuel Brengle được giới thiệu là “Tiến
sĩ Brengle vĩ đại”, ông đã ghi trong nhật ký của mình như
sau: Nếu mình dường như vĩ đại theo mắt họ, thì Chúa
đang khoan dung giúp mình thấy được mình tuyệt đối
chẳng là gì cả nếu không có Ngài, và giúp mình thấy mình
thật là hèn mọn. Ngài đã sử dụng mình. Mình được Ngài
quan tâm để sử dụng, điều nầy không phải vì mình mà
được như thế. Cái rìu không thể khoe mình về những cây
cối đã bị đốn ngã. Nó chẳng làm gì được đâu nhưng đó là
do người thợ rừng. Người ấy đã tạo ra nó, mài nó bén nhọn
96
Lãnh Đạo Thuộc Linh

và Người sử dụng nó. Nếu phút giây nào đó Người ném nó


đi thì nó cũng chỉ là cục sắt hen rỉ. Ôi, mong mình không
bao giờ đánh mất cái nhìn này.
Người lãnh đạo thuộc linh ngày nay phải là người vui
vẻ làm việc như là một người phụ tá, một người liên hệ,
phải khiêm nhường giúp người đó thành đạt những việc lớn
lao. Robert Morrison của Trung Hoa đã viết: “Tôi nghĩ rằng
lỗi lầm lớn trong các hội truyền giáo của chúng ta đó là
không ai chịu đứng hàng thứ nhì.”23
PHẢI THANH LIÊM VÀ THÀNH THẬT
Phao-lô đã nói đến những thất bại và những thành công
của mình bằng sự cởi mở mà ít có ai trong chúng ta được
sửa soạn để bắt chước.
Ngay cả trước khi trở lại đạo, ông đã hầu việc Đức
Chúa Trời cách chân thành (I Ti-mô-thê 1:3) và với sự thanh
liêm cá nhân cao độ. Về sau ông đã viết: “Chúng tôi lấy
lòng chân thật ... giảng ra trước mặt Đức Chúa Trời, trong
Đấng Christ” (II Cô-rinh-tô 2:17).
Hai phẩm chất này của người lãnh đạo là một phần
của luật pháp mà Đức Chúa Trời đã ban bố cho dân Y-sơ-
ra-ên (Phục Truyền 18:13). Đức Chúa Trời muốn dân Ngài
bày tỏ ra một đặc tính trong suốt, cởi mở và vô tội.
Một lần nọ, một thương gia tiếng tăm đã trả lời một câu
hỏi: “Nếu tôi phải kể ra một phẩm tính quan trọng nhất đối
với người quản lý hàng đầu, thì tôi xin nói rằng đó là sự

97
Lãnh Đạo Thuộc Linh

liêm khiết cá nhân”. Chắc chắn người lãnh đạo thuộc linh
cần phải thành thật trong lời hứa, trung tín trong nhiệm vụ
được giao, ngay thẳng trong vấn đề tài chánh, trung thành
trong sự phục vụ và phải thực thả trong lời nói.
GHI CHÚ
1. Cuốn Rivivals, Their Laws and Leaders của Jame Burn
(NXB London: Hodder & Stoughton, năm 1909), trang 182.
Martin Luther (1483..-1546) thường được tin là đã mở đầu
cuộc Cải Chánh Tin lành khi ông niêm yết “95 Luận Đề”
(những tuyên bố khái lược về sự hiểu biết Kinh Thánh của
ông tương phản với sự dạy dỗ của giáo hội) tại cửa nhà thờ
Wittenberg, nước Đức, vào tháng mười năm 1517.
Adoniram Judson (1788–1850) đã được nhắc đến ở trước,
ông được nhiều người biết đến như là một giáo sĩ tiền
phong ở Miến Điện.
2. Gustav Warneck (1834-1910) thường được nhận là người
sáng lập bộ môn truyền giáo học. Ông đã giữ chức vụ khoa
trưởng khoa truyền giáo đầu tiên của các trường đại học tại
Halle năm 1896.
3. Donald Grey Barnhouse (1895-1960) công tác tại Bỉ và
Pháp trước khi làm mục sư chủ tọa Hội Thánh Trưởng Lão
thứ mười ở Philadelphia. Ông đã chủ biên tạp chí
Revelation, và tạp chí Eternity sau này, và ông cũng viết rất
nhiều sách,
4. Được phép của Christian Literature Crusade (chiến dịch
Văn Phẩm Cơ-đốc) ở Fort Washington, Pa, Amy Wilson
98
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Carmichael (1867––1915), một giáo sĩ ở Ấn Độ, đã thành


lập Hội Thông Công Dohnavur nhằm giúp trẻ em bị bỏ bê
và bị lạm dụng. Ra đời tại Ái Nhĩ Lan, bà là người phụ nữ
đầu tiên được ủy ban truyền giáo Keswick tài trợ trong lĩnh
vực truyền giáo. Bà đã phục vụ năm mươi sáu năm mà
không hề nghỉ phép để trở về thăm quê nhà và bà đã viết
khoảng ba mươi lăm cuốn sách.
5. Cuốn Climbing on Track của Phyllis Thompson (NXB
London China Inland Mission, năm 1954), trang 116.
6. Florence Nightingale (1820–1910) là vị nữ anh hùng
trong cuộc Chiến Tranh Crimean và là người sáng lập việc
điều dưỡng hiện đại. Ra đời trong giai cấp quí tộc ở Ý, bà
cảm thấy được kêu gọi hầu việc Chúa vào lúc mười bảy
tuổi, bà đã từ bỏ sự giàu sang và quyền lợi của gia đình. Bà
được khen ngợi về công tác phục vụ tại Scutan, Thổ Nhĩ Kỳ,
nhân danh quân đội Anh. Tuy nhiên, bà đã trở thành một
người ẩn dật suốt bốn thập niên cuối của đời bà.
7. Cuốn Samuel Chadwick của N.G.Dunning (NXB London:
Hodder & Stoughton, năm 1934), trang 15. Chadwick sống
từ năm 1860 đến năm 1932.
8. Cuốn George Whitefield của J.R Andrews, (NXB London:
Morgan & Scott, năm 1915), trang 410 411. Barclay Buxton
(1860–1946) được nhắc đến ngay sau phần kể này, ông là
giáo sĩ ở Nhật Bản trong bốn mươi sáu năm.

99
Lãnh Đạo Thuộc Linh

9. Tạp chí World Vision, số phát hành tháng Giêng, năm


1966, trang 5.
10. Brooke Foss Westcott (1825–1901) đã làm việc trong
hai mươi tám năm với Fenton Hort về cuốn The New
Testament in the Original Greek (1881). Các sách chú giải
Kinh Thánh của ông vẫn được nhiều người đọc.
11. Cuốn George W. Truen của Powhatten James (NXB
Nashville: Broadman, 1953), trang 266. Triet đã sống từ
năm 1867––1944.
12. Cuốn Charles E. Cowman của Lettie B. Cowman (NXB
Los Angeles: Oriental Missionary Society, 1928), trang 259.
Charles Cowman đã sáng lập Hội Truyền Giáo Đông
Phương, ngày nay là Hội Truyền Giáo Đông Phương Quốc
Tế, vào năm 1901. Lettie Cowan đã viết cuốn Streams in
the Desert (Suối Nước Giữa Sa mạc), một trong số các sách
bồi linh có nhiều độc giả nhất xưa nay. Tổng thống William
Mckinley (1843––1901) được nhắc đến ngay sau phần kể
nầy, là Tổng thống thứ hai mươi lăm của Hoa Kỳ. Ông đã
qua đời vì vết thương do viên đạn của một cuộc ám sát tại
Buffalo, Nữu Ước.
13. Cuốn Douglas M. Thornton của W. H. T. Gairdner
(NXB London: Hodder & Stoughton), trang 80. Thomton
(1873––1907) là thư ký phụ trách giáo dục cho Liên Đoàn
Truyền Giáo Sinh Viên Chí Nguyện (Student Volunteer
Missionary Union).

100
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Henry Mary (1781–1812), được nhắc đến ở đoạn văn trên,


được thúc giục gia nhập đời sống truyền giáo sau khi đọc
cuốn nhật ký của David Brainerd. Ông làm mục sư tuyên
uý cho cơ quan East India Company Bengal, ông đã phiên
dịch Kinh Thánh Tân Ước ra tiếng Hindustani (một thổ ngữ
ở Ấn Độ).
Albert Benjamin Simpson (1844–1915) là người sáng lập
Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp (Evangelical
Missionary Alliance), về sau này gọi là Hội Christian and
Missionary Alliance, ông đã viết bảy mươi cuốn sách.
14. Cuốn Archbishop Mowll của Marcus Lane (NXB
London: Hodder & Soughton, 1960), trang 202. Howard
West Kilvington Mowll (1890––1958) làm giám mục Anh
Quốc Giáo ở Canada, Trung Hoa và Sydney (Úc Đại Lợi).
15. Sách của Duaning, trang 20.
16. Cuốn John R. Mont của Theodore Roosevel, phần B.
Matthews (NXB London: S.C.M. Press, 1934), trang 355.
Roosevelt (1858–1919) là Tổng thống thứ hai mươi sáu của
Hoa Kỳ.
17. Cuốn D.E. Hoste của Phyllis Thompson (NXB London:
China Inland Mission), trang 155.
18. David Livingstone (1813––1873) bắt đầu làm việc một
xưởng bông từ tuổi mười hai, ông tự học tiếng Hy Lạp, thần
học và y khoa. Năm 1840 ông đến Phi Châu làm việc cho
Hội Truyền Giáo Luân-đôn. Ông được ký giả Henry Stanley,

101
Lãnh Đạo Thuộc Linh

làm việc cho tờ New York Herald, tìm gặp vào năm 1871.
Stanley đã tiếp vị giáo sĩ nẩy với những lời giản dị nhưng
thường được trích dẫn: “Tôi đoán ông là Bác sĩ Livingstone".
19. Sách của Burs, trang 181 182.
20. Sách đã dẫn, trang 167, 168. Những lời nói đích xác
của Luther ở Hội Nghị Worms là đề tài cho các cuộc tranh
luận của những sử gia. Bài viết nguyên thủy của Sanders
trích dẫn từ sách của Bums. Dữ liệu lịch sử gần đây hơn
được dùng để trích dẫn trong ấn bản này. Xin xem bài
“Cuộc Cách Mạng Thình Lình” của James M. Kittelson đăng
trên tờ Christian History, số 34, trang 16. Những lời trích
dẫn trước khi có Hội Nghị Woms và gần lúc Luther qua đời
đều được thuật lại theo như chúng được ghi lại trong sách
của Burns,
21. William Law (1686–1761) là một tác giả viết sách bồi
linh và truyền giáo, và là một nhà thần bí. Ông được nổi
tiếng nhất nhờ cuốn A Serious Call to a Devout and Holy
Life (1728).
22. Cuốn Samuel Lêgan Brengle của C. W. Hall (NXB New
York: Salvation Army, 1933), trang 275.
23. Robert Morrison (17821834) là thông dịch viên cho cơ
quan East India Company ở Canton. Ông đã phiên dịch
Kinh Thánh ra tiếng Canton và đã lao tác trong hai mươi
bảy năm ở Trung Hoa cho khoảng mười hai người qui đạo.

102
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Chương 9:
NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN THIẾT HƠN
CỦA SỰ LÃNH ĐẠO
Các chấp sự cũng phải nghiêm trang, không nói hai lời,
không nghiện rượu, không tham lợi phi nghĩa, nhưng phải
giữ sự mầu nhiệm của đức tin với một lương tâm trong
sáng. Họ cũng phải được thử thách trước, nếu không có gì
đáng trách thì mới được làm chấp sự.
- I Ti-mô-thê 3:8–10

TÍNH KHÔI HÀI

Tính khôi hài của chúng ta là một ân tứ Đức Chúa


Trời ban cho mà nó cần được kiểm soát cũng như cần được
vun đắp. Sự khôi hài trong sáng, lành mạnh sẽ làm thư giãn
sự căng thẳng và giải tỏa những tình huống khó khăn.
Người lãnh đạo có thể sử dụng sự khôi hài để thay thế sự
căng thẳng với ý thức của một người bình thường.
Samuel Johason đã khuyên rằng chúng ta nên dành một
phần thì giờ của mỗi ngày để vui đùa. Tổng giám mục
Whately đã viết “chúng ta không những phải vun trồng
cánh đồng của tâm trí mà còn phải vun đắp những mảnh
đất vui thú nữa”. Agnes Strickland đã nói rằng “Sau đạo đức
thì sự vui cười trong thế giới này là điều mà chúng ta có thể
dành dụm được ít nhất".1

103
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Bị phê bình về việc đem sự hài hước vào bài giảng,


Charles Spurgeon vừa nhắm mắt vừa nói: “Nếu quý vị chỉ
biết được tôi đã cố nén lại bao nhiêu thì hẳn quý vị sẽ khen
ngợi tôi lắm”. Về sau, khi viết về đề tài này, ông đã nói:
“Có những điều trong các bài giảng này có thể tạo ra nụ
cười, nhưng đó là những điều nào? Người giảng đạo không
hoàn toàn chắc chắn rằng việc tạo một nụ cười lại là một
điều tội lỗi, dù sao người ấy nghĩ rằng gây cho người ta vui
cười trong chốc lát vẫn là nhẹ tội hơn là gây cho người ta
ngủ gục trong nửa giờ.”
Helmut Thielecke đã viết: Chúng ta há không thấy rằng
những nét cười đùa của đôi mắt cũng là dấu hiệu của đức
tin như là những nét của sự thận trọng sao? Chỉ là sự khao
khát được làm Báp-tem thôi sao? Hay sự cười đùa là dành
riêng cho người ngoại đạo? . . . Một nhà thờ sẽ rơi vào sự tệ
hại khi trục xuất sự vui cười ra khỏi nơi thánh và để nó lại
cho các quán rượu, cho các hộp đêm và cho các chủ tiệc.
Tính khôi hài là một điều có giá trị và là một chất bôi
trơn quý giá trong đời sống truyền giáo. Thực ra, sẽ là một
thiếu sót lớn nếu người truyền giáo thiếu đi tính khôi hài.
Một người Thụy Điển nọ được bạn hữu thôi thúc bỏ ý định
quay về Ấn Độ để tiếp tục làm giáo sĩ ở đó, vì ở đó thời tiết
rất nóng nực. Người ta thôi thúc anh ta: “Cậu à, ở đó trong
bóng râm mà cũng đã lên tới một trăm hai mươi độ F
(khoảng 50 độ C) kia đấy!"

104
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Người Thụy Điển trả lời với vẻ coi thường: “Phải,


nhưng có phải chúng ta luôn luôn ở trong bóng râm đâu,
phải không?"
A.E.Norrish, một giáo sĩ ở Ấn Độ, đã làm chứng rằng:
Tôi chưa hề thấy sự lãnh đạo mà thiếu tính khôi hài; cái khả
năng này đứng phía bên ngoài người ta và những hoàn
cảnh của người ta để nhìn thấy sự vật gần xa và có thể cười
đùa. Đó là một cái van an toàn quan trọng! Bạn sẽ không
bao giờ dẫn người khác đi xa nếu không có sự vui mừng
của Chúa và bạn đồng hành của nó, đó là tính khôi hài.3
Douglas Thorton thường rất vui tính. Ông có một cách
làm vui bằng việc trộn lẫn hai câu châm ngôn hay hai
thành ngữ tương tự nhau. Có lần ông bảo các đồng bạn
mình rằng ông luôn luôn có hai sợi dây cột cánh tay áo. Rồi
họ lại hỏi ông rằng ông có gắn tấm danh thiếp vào chiếc nơ
(cà vạt) của ông không? Những việc như vậy làm cho vui
những buổi họp có không khí nặng nề và tạo ra những trận
cười lành mạnh.
Sau nửa thế kỷ thi hành chức vụ, F.J.Hallett nói rằng
trong công việc thực tế ở một giáo xứ, người lãnh đạo thành
công nhất là người có tính khôi hài sắc bén được kết hợp
với một ý thức rõ ràng về ân điển của Đức Chúa Trời. Sự
khôi hài đem lại sự nồng thắm, tính đặc sắc và sự hùng hồn
cho các bài giảng.
Đối với những nhà giảng đạo lừng danh, có thể nói
rằng người ấy dùng sự hài hước như là thứ gia vị và một vật
105
Lãnh Đạo Thuộc Linh

gây kích thích. Những trận cười bộc phát từng hồi từng lúc
chỉ làm lắc lư thính giả của người ấy chứ không bao giờ
làm lung lay những vấn đề thiêng liêng. Sau trận vui đùa,
người ấy sẽ nhanh chóng chuyển sang sự thanh nhã. Tính
khôi hài của người ấy không bao giờ rơi vào chỗ phù phiếm,
tiêu phí thì giờ.
Một cách thử nghiệm tốt về tính thích hợp của sự cười
đùa, đó là sự khôi hài chi phối chúng ta hay chúng ta kiểm
soát nó. Người ta đã nói về Kenneth Strachan, tổng giám
đốc Hội Truyền Giáo Mỹ Châu La Tinh, rằng: “Ông có một
tính khôi hài sắc bén nhưng ông ý thức sự thích hợp của sự
việc. Ông biết chỗ nào để cười đùa và ông kiểm soát sự
khôi hài của mình.”
TÍNH NÓNG GIẬN
Điều này có thể đúng sao? Người lãnh đạo lại nóng
giận ư? Thực ra, Chúa Jêsus đã có phẩm tính này, khi chúng
ta biết nóng giận đúng lúc đó là chúng ta đã noi theo gương
Ngài. Trong Mác 3:5, Chúa Jêsus “lấy mắt liếc họ, vừa giận
vừa buồn.”
Cơn giận thánh khiết là đôi phần của lòng yêu thương.
Cả hai đều là thành phần của bổn tánh Đức Chúa Trời.
Tình yêu thương của Chúa Jêsus đối với người teo tay đã
khiến cơn giận Ngài nổi lên cùng những người không chịu
để cho người ấy được chữa lành. Lòng yêu mến của Chúa
Jêsus đối với nhà Đức Chúa Trời đã làm cho Ngài nổi giận

106
Lãnh Đạo Thuộc Linh

cùng những kẻ buôn bán là những người đã biến đền thờ


thành “hang ổ trộm cướp” (Ma-thi-ơ 21:13).
Những người lãnh đạo tài ba - những con người làm
xoay đổi tình thế và chiều hướng của các biến cố - đã nóng
giận trước sự bất công và sự lạm dụng mà chúng làm sỉ
nhục Đức Chúa Trời và hiếp đáp kẻ yếu đuối. Wilberforce
đã gây kinh thiên động địa trong việc giải phóng nô lệ ở
Anh Quốc và trừ khử việc buôn bán nô lệ - ông thật sự đã
giận dữ!
F.W. Robertson mô tả tính nóng giận của ông về một
trường hợp đặc biệt như sau: “Lúc ấy, máu tôi rần rần như
lửa đốt, tôi đã nhớ có lần đó trong đời tôi, tôi đã cảm thấy
vô cùng mạnh mẽ; tôi biết và vui mừng vì biết rằng tôi đang
tuyên án địa ngục của kẻ hèn nhác và kẻ nói dối”. 5 Martin
Luther đã nói rằng ông “không bao giờ làm được điều gì
suôn sẻ cho tới khi nào cơn giận của ông bị kích động, rồi
sau đó ông có thể làm mọi sự cách suông sẻ”.
﹣ Những cơn giận thánh khiết cũng dễ bị lạm dụng.
Nhiều người nóng giận đã để cho cơn giận làm cho họ
thất bại. Giám mục Butler đã chỉ dạy về sáu tình huống
khiến cho cơn giận trở nên tội lỗi:
﹣ Khi quá bực mình hay quá oán hận, chúng ta tưởng
tượng đến việc người ta đã làm tổn thương mình.
﹣ Khi sự tổn thương thực sự xảy ra không lớn lao như là
chúng ta tưởng tượng ra trong đầu.

107
Lãnh Đạo Thuộc Linh

﹣ Khi chúng ta không bị tổn thương mà chúng ta cảm


thấy tức tối vì đau đớn hay khó chịu.
﹣ Khi bị nổi giận quá độ tràn lấn khả năng chế phục của
chúng ta.
﹣ Khi chúng ta muốn thỏa mãn sự bực dọc của mình
bằng việc tìm cách làm tổn thương lại để trả thù.
﹣ Khi chúng ta quá tức tối hay giận dữ về tội lỗi trong
chính đời sống mình mà chúng ta lại sẵn sàng phát ra cơn
giận dữ khi chúng ta thấy kẻ khác phạm lỗi.6
Khi nhắc lại lời khuyên của Thi Thiên 4:4, sứ đồ Phao-lô
bàn về cơn giận thánh khiết như sau: “Ví bằng anh em
đương cơn giận thì chớ phạm tội” (Ê-phê-sô 4:26). Cơn giận
nầy không được vị kỷ và không được tập trung vào sự đau
đớn mà bạn thường xuyên cảm thấy. Để khỏi phạm tội
trong cơn nóng giận như vậy thì phải có lòng nóng nảy vì lẽ
thật và sự thánh khiết với sự vinh hiển của Đức Chúa Trời
là mục tiêu chính của nó.
Người sốt sắng mãnh liệt
Vì Đức Giáo hộ-va!
Nóng nảy và cuồng nhiệt,
Niềm vui kẻ can trường.
Ai buộc người cảm thấy
Nô lệ cho tội ô?

108
Lãnh Đạo Thuộc Linh

TÍNH NHẪN NẠI


Người lãnh đạo thuộc linh cần có khả năng nhẫn nhục.
Chrysostom đã gọi đức nhẫn nại là nữ hoàng của các đức
hạnh. Chúng ta thường nghĩ đến sự nhẫn nhục theo cách
thụ động, như thể người nhẫn nhục là người chịu khuất
phục hay là người gật gù. Những sự suy nghĩ về tính nhẫn
nại như vậy cần sửa lại cho đúng theo tinh thần Thánh Kinh.
Rút ra từ I Phi-e-rơ 1:6 (Theo bản Kinh Thánh Anh ngữ King
James thì từ ngữ dùng ở đây là nhẫn nhục (Patience).
Từ ngữ này không hề hàm ý cái tinh thần ngồi khoanh
tay và chịu đựng mọi sự. Nó là sự chịu đựng bền bỉ và kiên
trì trong sự thử thách. Nó là sự đứng vững của người Cơ
Đốc gan dạ và can đảm chấp nhận mọi điều mà cuộc sống
có thể đem lại cho chúng ta, đó là sự biến đổi cả điều tệ hại
hơn hết thành một bước tiến khác trên con đường vươn lên.
Nó là cái khả năng dũng cảm và đắc thắng chịu đựng mọi
sự, nó giúp cho một người vượt qua chỗ gãy đổ mà không
làm gãy đổ và luôn luôn chào đón những điều không thấy
được cách hân hoan.
Tính nhẫn nại đáp ứng được những thử nghiệm khó
khăn nhất trong các mối liên hệ cá nhân. Phao-lô đã mất
kiên nhẫn trong việc đối xử với Giăng Mác. Hudson Taylor
đã có lần thú nhận rằng: “Cám dỗ lớn lao nhất của tôi là
nóng nảy trước sự ù lì và sự kém hiệu quả và đã làm thất
vọng những người mà tôi nương cậy nơi họ. Sự nóng nảy

109
Lãnh Đạo Thuộc Linh

của tôi chẳng ích lợi gì chỉ có sự ân cần mới có ích mà thôi.
Nhưng, ôi chao, đó quả là một sự thử thách."
Nhiều nhà lãnh đạo có thể thấy mình cũng ở trong sự
tranh chiến của Taylor. Nhưng trước một Thô-ma nghi ngờ,
một Phi-e-rơ vấp ngã, một Giu-đa phản bội, Chúa của
chúng ta đã kiên nhẫn lạ lùng biết bao!
Người lãnh đạo tỏ ra sự kiên nhẫn bằng cách không
vượt quá xa những kẻ theo mình để rồi làm nản lòng họ.
Trong khi tiến hàng đầu, người ấy vẫn giữ gần gũi đủ để
cho họ thấy mình và nghe mình gọi họ tiến lên. Người ấy
cũng không quá mạnh mẽ đến nỗi không thể bày tỏ ra sự
đồng cảm để gây mạnh mẽ đối với sự yếu đuối của đồng
đội mình. Trong Rô-ma 15:1, Phao-lô đã viết: “Vậy, chúng
ta là kẻ mạnh, phải gánh vác sự yếu đuối cho kẻ kém sức.”
Người không biết kiên nhẫn với kẻ kém sức sẽ khiếm
khuyết trong sự lãnh đạo. Bằng chứng sức mạnh của chúng
ta không nằm ở khoảng cách chúng ta chạy trước những
người dự cuộc đua khác mà nằm ở chỗ chúng ta cùng đạt
đích với họ, chúng ta giữ bước chậm lại vì cớ họ và chúng
ta giúp họ vững bước tiến và vượt qua đích.
Emest Gordon đã mô tả về cha mình, ông A.J.Gordon,
như sau: “Ông chịu đựng sự chỉ trích và sự chống đối mà
không chút biện bạch”.9
Khi chúng ta lãnh đạo bằng sự thuyết phục hơn là bằng
mệnh lệnh, thì tính kiên nhẫn rất cần thiết. Những người

110
Lãnh Đạo Thuộc Linh

lãnh đạo phải biết vun đắp một cách đúng đắn nghệ thuật
thuyết phục giúp tối đa cho việc quyết định cá nhân và làm
chủ được kế hoạch. Thường thường, kế hoạch hành động
của người lãnh đạo phải đợi sự ủng hộ của tập thể luôn
luôn phải kiên nhẫn cho tới khi đội ngũ đã sẵn sàng.
D.E.Hoste hồi tưởng lại một nhà lãnh đạo tài ba như sau:
“Tôi không bao giờ quên được cái ấn tượng mà Hudson
Taylor đã tạo cho tôi trong các công việc nầy. Nhiều lần
ông bị buộc phải soạn lại hay gác lại các dự án rất tốt và rất
có ích nhưng đã gặp sự chống đối quyết liệt... Về sau, Chúa
đã đáp lời cầu nguyện kiên trì nhẫn nại của ông, nhiều dự
án trong số những dự án đó đã được thực hiện kết quả." 10
TÍNH THÂN THIỆN
Bạn có thể đánh giá người lãnh đạo qua số lượng và
chất lượng bạn hữu của họ. Nếu phán đoán bằng cái thước
đo ấy thì Phao-lô rất có thiên tài kết thân. Nhất thiết ông là
một con người thích hợp quần. Mối liên hệ giữa ông với
Ti-mô-thê là một mẫu mực về tình bạn giữa hai thế hệ; mối
liên hệ giữa Phao-lô và Lu-ca là một mẫu mực về tình bạn
giữa những người đồng thời.
A.B.Simpson đã kiếm được tặng phẩm quý giá này:
“Vinh quang tột đỉnh của người lãnh đạo đó là người ấy trở
thành bạn của mọi người. Người ấy mến yêu kẻ ở cạnh
mình và người ấy thương yêu cả nhân loại” 11. Tài lãnh đạo
của Đa-vít đã xuất phát từ thiên tài của ông trong việc chiêu
mộ quanh mình những người có tiếng tăm, họ sẵn sàng liều
111
Lãnh Đạo Thuộc Linh

thân vì ông. Ông hoàn toàn chiếm được tình cảm và lòng
trung thành của họ đến nỗi một ước muốn thì thầm của ông
đã trở thành một mệnh lệnh đối với họ (II Sa-mu-ên 23:15-16).
Họ sẵn sàng chết vì ông vì họ đã biết rằng Đa-vít đã hoàn
toàn sẵn sàng chết vì họ.
Sứ đồ Phao-lô cũng đã có những bạn hữu trung thành
“Không con người nào trong Tân Ước có kẻ thù đáng sợ
hơn là Phao-lô có, nhưng cũng ít có người nào trên thế giới
này có những bạn hữu tốt hơn ông có. Họ xúm xít quanh
ông dày đặc đến nỗi chúng tôi nghĩ là họ đánh mất cá tính
của họ trong sự tận tụy của họ”. Phải, Phao-lô đã dẫn các
bạn mình vào đủ mọi cuộc liều thân vì cớ Đấng Christ,
nhưng họ đã theo ông một cách vui vẻ, tin tưởng vào tình
yêu của ông đối với họ, các thư tín của Phao lồ tỏa ra sự
đánh giá nồng thắm và tình cảm cá nhân đối với các bạn
đồng sự của mình..
Người lãnh đạo phải rút ra được điều tốt nhất của mọi
người, còn tính thân thiện làm được cái điều tốt đẹp vượt
xa những sự bàn luận dài dòng hay chỉ thuần lý luận. John
R. Mott góp ý cho các nhà lãnh đạo là “phải cai trị bằng
tấm lòng. Khi lý luận, những cuộc bàn cãi hay những hình
thức thuyết phục khác đã thất bại thì hãy dựa vào tình thân
thiện đích thực của tấm lòng”.
Robert A.Jaffrey đã đóng vai trò chính trong việc đem
Tin Lành đến Việt Nam. Nhờ có phẩm tính này ông đã làm
được nhiều việc đến nỗi tất cả các người lãnh đạo quan
112
Lãnh Đạo Thuộc Linh

trọng đều dự phần. “Không điều gì có thể thế chỗ cho cảm
tình... Trí thông minh cũng không làm được. Sự hiểu biết
Kinh Thánh cũng không đủ. Jaffrey đã yêu mến mọi người
vì cớ họ. Ông thấy vui sướng trước sự hiện diện của mọi
người, vô luận họ thuộc chủng tộc nào, màu da nào”.
Một số ít các nhà lãnh đạo Cơ Đốc vui mừng với tiếng
tăm mà Charles Spurgeon đã giành được, ông là nhà lãnh
đạo lừng danh nhất của Anh vào hậu bán thế kỷ mười chín.
Tiểu sử của ông đã ghi lại rằng: “Ông có một uy quyền
tuyệt đối, không phải vì sự ương ngạnh của ông, dầu rằng
ông là một con người khá ngoan cường, nhưng chính là vì
ông biết nhận thức giá trị. Người ta phục tùng uy quyền của
ông vì chính cái uy quyền đó được hậu thuẫn bằng sự khôn
ngoan kết hợp với tình cảm”.
Có một người trổi hơn cả Spurgeon, hoặc Đa-vít, hoặc
Phao-lô, Người đã cai trị những kẻ theo mình bằng sự thân
thiết và tình cảm. Có lời chép về Người rằng: “Ngài đã yêu
những kẻ thuộc về mình trong thế gian thì cứ yêu cho đến
cuối cùng” (Giăng 13:1): Thực ra, Phi-e-rơ đã thú nhận với
cả tấm lòng tan vỡ để đáp ứng lại tình cảm bền chặt của
Chúa Jêsus: “Lạy Chúa, Chúa biết hết mọi việc, Chúa biết
rằng con yêu Chúa!” (Giăng 21:17).
TÀI KHÔN KHÉO VÀ TÀI NGOẠI GIAO
Ý nghĩa căn bản của chữ “khôn khéo” ("tact") có liên
hệ với việc tiếp xúc. Xúc giác (tactile sense) là khả năng
cảm biến qua sự tiếp xúc. Trong các mối liên hệ, tài khôn
113
Lãnh Đạo Thuộc Linh

khéo là khả năng đối xử với mọi người một cách nhạy cảm,
tránh gây xúc phạm, có một cảm nhận để có lời nói thích
đáng hay cách đáp ứng thích đáng cho một tình huống cần
sự tế nhị.
Tài ngoại giao là cái khả năng xử trí được những tình
huống phức tạp, nhất là trong việc liên can đến những
người ở các nền văn hóa khác và những người bất đồng ý
kiến nào đó.
Người lãnh đạo cần có khả năng hòa giải các quan
điểm đối lập mà không gây công phẫn hoặc làm phạm vào
nguyên tắc. Người lãnh đạo phải có thể chiếu rọi vào đời
sống, vào lòng và trí của người khác, rồi gác qua một bên
những ưa thích cá nhân, xử sự với kẻ khác theo một cách
thức thích hợp với người khác nhất. Những tài năng này
cần phải học hỏi và trau dồi.
Người lãnh đạo cũng cần có khả năng hóa giải những
khác biệt theo một cách thức nhận thức những quyền lợi
chung, có sự khôn ngoan nhưng phải đưa đến một giải
pháp hài hòa. Nền tảng cho tài năng này là hiểu cho được
cách người ta cảm nhận, cách người ta phản ứng như thế
nào.
Giô-suê đã khéo léo tuyệt vời khi ông phân chia đất
hứa cho các chi phái Y-sơ-ra-ên. Một bước sai lầm đã làm
tan rã một dân tộc đã bị lung lay sẵn rồi. Giô-suê đã phải
vừa cứng rắn vừa mềm mỏng. Tài khôn khéo của ông đã
chói sáng trở lại khi các chi phái Ru-bên và Gát xây cất bàn
114
Lãnh Đạo Thuộc Linh

thờ riêng của họ, điều này hầu như gây ra cuộc nội chiến.
Giô-suê đã có được sự khôn ngoan mà ông đã học hỏi
được trong trường học của Đức Chúa Trời. Sự bước đi gần
gũi với Đức Chúa Trời đã đem lại cho ông tài ngoại giao để
lèo lái diễn biến thoát khỏi một sự đổ máu không cần thiết
và hàn gắn lại cả dân tộc.
William Carey cũng là người có tài ngoại giao một
cách vô thức. Một trong những người đồng sự của ông đã
làm chứng rằng: “Ông đã đạt được nghệ thuật cao siêu của
sự cai trị và quản trị người khác mà không cần phải có sự
công nhận thẩm quyền của mình, tức là những người khác
đều cảm thấy họ phải phục tùng ông - mọi sự được thực
hiện mà không cần phải có sự có mặt để chỉ vẽ của ông”. 14
KHẢ NĂNG GÂY PHẤN CHẤN
Khả năng gây phấn khởi để người khác phục vụ và hy
sinh là dấu hiệu của người lãnh đạo của Đức Chúa Trời.
Người lãnh đạo ấy giống như một ngọn đèn cho những
người chung quanh. Charles Cowman làm việc thật chăm
chỉ, nhưng ông cũng có cái khả năng khiến những người
khác cũng làm việc chăm chỉ. Lòng nhiệt thành và sự thúc
đẩy của ông và sự gây phấn khởi của ông - đã lây lan sang
người khác.15
Mục sư Hsi là một trong số những người lãnh đạo rất
nổi danh trong thời của ông ở Trung Hoa. Ông đã có cái
khả năng này ở một mức độ thật phi thường. Một người bạn
đã khen ngợi về sự hiện diện làm gây phấn khởi của mục
115
Lãnh Đạo Thuộc Linh

sư Hsi như sau: “Khả năng của ông trong chiều hướng này
rất đáng chú ý, rõ ràng không cần phải cố gắng, ông dường
như chi phối mọi người. Người ta tự động đi theo ông và tin
cậy ông. Ông cũng có khả năng khởi xướng, có sức lực và
có gan làm việc lớn cách phi thường. Không ai ở với ông
mà không nhận được một lý tưởng hoàn toàn mới mẻ của
đời sống và sự phục vụ Cơ Đốc".16
Nê-hê-mi cũng có phẩm chất nầy. Dân sự tại Giê-ru-
sa-lem thực sự đã rất ngã lòng và nản chí khi ông đến đó.
Không tốn thì giờ để ông tổ chức họ thành một đội ngũ
nhân công làm việc hữu hiệu. Khả năng của ông đã như
vậy trước khi chúng ta đọc thấy: “Vậy, chúng được vững
chắc trong ý nhất định làm công việc tốt lành này”.
Trong một buổi nói chuyện với các thực tập sinh,
tướng Mark Clark nói về Winston Churchill như sau: “Tôi
không dám chắc rằng có người nào trong lịch sử đã nói ra
những lời đanh thép như vậy, nhưng nó đã tạo cho dân tộc
ông một ý thức về sức mạnh, sự dồi dào, thậm chỉ sự hân
hoan nữa”. 17
Khi Pháp quốc rơi vào tay quân Đức để lại nước Anh
chiến đấu một mình, nội các Anh đã họp lại với một cảm
giác vô cùng ảm đạm. Khi thủ tướng Churchill bước vào,
ông nhìn quanh vào các bộ trưởng đang thiểu não, rồi ông
nói: “Thưa quý vị, tôi đã tìm thấy điều khá phấn khởi này”.
Điều khá lạ lùng đó là ông đã có thể làm cho một quốc gia

116
Lãnh Đạo Thuộc Linh

phấn khởi để tham gia vào cuộc phản công một cách hữu
hiệu.
KHẢ NĂNG HÀNH SỰ
Tuy một người lãnh đạo có thể thiêng liêng bao nhiêu,
nhưng người ấy không thể biến cái nhìn thành hành động
mà không cần có khả năng hành sự. Đúng là có những mối
nguy tinh tế nằm trong sự tổ chức, vì dầu sự tổ chức đầy
nhiệt thành đến đâu thì nó cũng không thể thay thế cách
thỏa đáng cho công việc của Đức Thánh Linh. Những việc
thiếu phương pháp và không biết tổ chức cũng đã làm gãy
đổ một cách đáng tiếc cho nhiều người có chức vụ đầy hứa
hẹn.
Bản Kinh Thánh King James dịch Ê-sai 30:18 như sau:
“Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời của sự phán đoán”. Từ
ngữ “phán đoán” ở đây hàm ý về phương pháp, về trật tự,
về hệ thống hay là luật lệ. Như vậy, Đức Chúa Trời có
phương pháp và có thứ tự. Và Đức Chúa Trời đòi hỏi những
người quản lý và những người quản trị của Ngài rằng “mọi
sự đều nên làm cho phải phép và theo thứ tự”. Nhà chú giải
Kinh Thánh, Sir George Smith đã viết: “Một lẽ thật quan
trọng đó là Đấng Toàn Năng và Đấng Giàu Lòng Thương
Xót cũng là Đấng Làm Việc Có Phương Pháp nữa. Không có
tôn giáo nào là trọn vẹn trong bản tín điều của mình, hay là
lành mạnh trong ảnh hưởng của mình, mà không kiên trì
như vậy về tất cả những điều này”.18

117
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Bổn phận của chúng ta là phản ánh sự trật tự của Đức


Chúa Trời trong tất cả những việc chúng ta làm cho Ngài.
Truyền giảng Tin lành không phải là vấn đề tổ chức hóa
người ta vào nước trời, nhưng cũng không phải cộng tác
giảng Tin Lành được biện minh trong việc không biết cách
hoạch định kỹ càng. Chúng ta tùy thuộc vào Đức Thánh
Linh để dẫn đưa những người hoán cải đến sự cứu rỗi,
nhưng chúng ta cũng hoạch định và tiến hành những kế
hoạch của chúng ta để đem Tin Lành đến cho mọi người.
Wesley có thiên tài về việc tổ chức mà sự tổ chức đó
vẫn còn được thấy rõ trong giáo hội ông đã thành lập. Vì
ông là một người hành sự có khả năng thiên phú như vậy
nên phong trào của ông không hề rúng động khi tử thần
cướp đi khỏi phong trào đó sự hiện diện và sự dìu dắt của
ông. Sự phán đoán của ông về những người khác, tài khéo
léo của ông trong việc bố trí họ để có lợi nhiều nhất cho sứ
mạng, và việc ông chinh phục được lòng trung thành của
họ, bày tỏ ra thiên tài ấy và đã giúp phong trào thoát khỏi
những tai biến mà các phong trào khác đã trải qua.19
BIẾT LẮNG NGHE
Để đạt đến cội rễ của mọi nan đề, người lãnh đạo phải
am tường nghệ thuật lắng nghe. Có quá nhiều cái tính chỉ
làm cho người ta ưa nói. Một giáo sĩ đã phàn nàn: “Ông ấy
chẳng chịu nghe tôi gì cả. Ông đã đưa ra câu trả lời trước
khi tôi có cơ hội nêu lên nan đề".

118
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Đối với nhiều người, việc lắng nghe để cảm thông là


không có giá chỉ là sự chờ đợi cho tới khi có ai đó nêu lên
quan điểm. Những việc lắng nghe đích thực thì tìm cách
cảm thông người khác mà không bị thiên kiến. Một nan đề
thường đã được giải quyết phân nửa khi nó được nêu lên.
Một giáo sĩ nọ đã than thở: “Nếu ông ấy chỉ chịu khó lắng
nghe tôi nói. Tôi cần có người để tôi có thể chia sớt nan
đề”.
Người lãnh đạo muốn bày tỏ sự nhạy cảm phải biết
thường xuyên lắng nghe và chịu khó lắng nghe, phải ít nói
và chỉ nói ngắn gọn. Nhiều người được gọi là lãnh đạo mà
lại quá bận bịu với việc lắng nghe. Người lãnh đạo đích
thực phải biết thì giờ dành cho việc lắng nghe bao nhiêu là
có lợi.
Một chính trị gia tập tễnh đã đến với thẩm phán Oliver
Wendell Holmes xin được cố vấn về cách nào để được
trúng cử. Thẩm phán Holmes đã trả lời: “Biết lắng nghe
người khác một cách đồng cảm và cảm thông có lẽ là cơ
chế hữu hiệu trong trần gian này để sống với người ta và
thắt chặt tình thân hữu với họ thì sẽ có ích lợi”.20
NGHỆ THUẬT VIẾT THƯ
Bất kỳ vị trí lãnh đạo nào cũng liên quan nhiều đến
vấn đề thư tín, và thư tín là việc bày tỏ ra chính mình. Hãy
lấy trường hợp Phao-lô làm ví dụ. Chúng ta biết nhiều hơn
về sự thanh liêm đạo đức của ông, sự thật thà khôn khéo
của ông, đời thuộc linh của ông qua các thư tín của ông
119
Lãnh Đạo Thuộc Linh

nhiều hơn nguồn tài liệu nào khác. Khi có một tình huống
nan giải buộc ông phải lưu tâm đến, thì ông liền nhúng bút
vào nước mắt, chứ không phải vào a-xít. “Ấy là đương trong
cơn khốn nạn lớn, tấm lòng quặn thắt, nước mắt dầm dề
mà tôi đã viết thư cho anh em" (I Cô-rinh-tô 2:4).
Sau lá thư nặng lời gửi cho người Cô-rinh-tô lầm lỗi,
tấm lòng dịu hiền của Phao-lô khiến ông tự hỏi mình có
quá nghiêm khắc chăng. “Nếu bức thư tôi, đã làm cho anh em
buồn rầu, thì tôi chẳng lấy làm phàn nàn; mà nếu trước đã
phàn nàn vì tôi thấy bức thư ấy ít nữa cũng làm cho anh em
buồn rầu trong một lúc nay tôi lại mừng... mừng về sự buồn rầu
làm cho anh em xanh lòng hối cải” (II Cô-rinh-tô 7:8-9). Điểm
chính của bức thư ông không phải giành phần thắng trong
sự tranh luận, nhưng là đặt ra một nan đề thuộc linh và tạo
ra sự trưởng thành giữa vòng các Cơ Đốc nhân tại đó. Các
thư của Phao-lô đầy sự khích lệ, thanh tao trong lời khen
ngợi và dồi dào tình cảm. Những người nhận được chúng
luôn luôn được phong phú thêm (Phi-líp 1:27-30). Nhưng
điều đó không giới hạn ông trung thực trong việc sửa sai
những lỗi lầm. “Tôi lấy lẽ thật bảo anh em, lại trở nên thù
nghịch của anh em sao?... Ta muốn ở cùng các con và thay
đổi cách nói, vì về việc các con, ta rất là bối rối khó xử”
(Ga-la-ti 4:16,20).
Sử dụng ngôn ngữ cách rõ ràng là điều quan trọng
trong các lá thư của chúng ta, nhưng tinh thần đúng đắn lại
còn quan trọng hơn. Thư tín là một phương tiện truyền
120
Lãnh Đạo Thuộc Linh

thông không làm thỏa mãn. Chúng không thể mỉm cười khi
đang nói điều khó khăn, do đó, cần phải quan tâm thêm để
giọng thư được thân thiết.
Thư tín đã tạo thành một phần quan trọng trong kế
hoạch chăm sóc của Phao-lô. Đối với George Whitefield
cũng vậy. Người ta nói về ông rằng sau khi giảng luận cho
những đoàn người đông đảo, ông đã làm việc cho đến
khuya để viết thư khích lệ các tân tín hữu.
GHI CHÚ
1. Trích trong cuốn Samuel Logan Brengle của C.W.Hall,
(NXB New York: Salvation Ammy, năm 1933), trang 278,
Samuel Johnson (1709–1784), đã được nhắc đến ở phần
trước, là một thi sĩ người Anh, một nhà văn và là một nhà
soạn từ điển. Cuốn Dictionary of the English Language
(1747) của ông là cuốn từ điển tiêu chuẩn suốt cả một thế
kỷ.
2. Cuốn Encounter with Spurgeon (NXB Philadelphia:
Fortress, năm 1963), trang 26. Charles Haddon Spurgeon
(1834-1892) là một trong số các nhà giảng lừng danh nhất
của thế kỷ mười chín, ông là mục sư của Hội Thánh
Metropolitan Tabemacle tại Luân Đôn trong ba mươi hai
năm.
3. Cuốn Christian Leadership của A.ENorrish (NXB New
Delhi: Masihi Sabiyata Sanstha, năm 1963), trang 28.

121
Lãnh Đạo Thuộc Linh

4. Tạp chí Latin American Evangelist, số ra tháng 5-6, năm


1965.
5. Cuốn Christ and Life của Robert E.Speer (NXB New York:
Revel năm 1901), trang 103. Federick William Robertson
(1816--1853) được tấn phong trong giáo hội Anh Quốc
năm 1840 và được biết đến như là nhà giảng đạo cho dân
nghèo lao động ở Brighton. William Wilberforce (1759–
1833), đã được nhắc đến ở trước, là thành viên của quốc
hội Anh, công tác của ông gặp sự chống đối dữ dội của
những nhà đầu tư có quyền thế, nhưng cuối cùng đã dẫn
đến đạo luật cấm chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ. Năm
1804, ông đã góp phần thành lập Hội Kinh Thánh Anh
Quốc và Hải Ngoại.
6. Sách đã dẫn, trang 104. Bản văn nguyên tác đã được
diễn ý. Joseph Butler (1692––1752) là giám mục Anh Quốc
Giáo, ông được người ta nhớ đến vì cuốn sách Analogy of
Religion (1736), có lẽ là cuốn sách bênh vực đức tin Cơ
đốc hay nhất đã xuất hiện trong thế kỷ mười tám.
7. Cuốn Thư tín Phi-e-rơ và Giu-đe của William Barclay
(NXB Edinburgh: St. Andrews, năm 1960), trang 258. John
Chrysostom (347–407), đã được nhắc đến ở phần trước, là
một trong những Giáo phụ của Hội Thánh ban đầu. Ông đã
là tu sĩ ẩn sĩ trong mười năm, rồi sau đó làm phó tế và linh
mục ở An-ti-ốt, sau đó làm giáo trưởng ở Constantinople.
Ông bị lưu đày vì giảng dạy nghịch cùng sự thối nát và thái
quá của giới linh mục và hoàng gia.
122
Lãnh Đạo Thuộc Linh

8. Cuốn Hudson Taylor and Maria của J.C Pollock (NXB


London: Hodder & Stoughton, năm 1962), trang 35.
9. Cuốn A..Gordon của Earnest Gordon (NXB London:
Hodder & Stougton, năm 1897), trang 191.
10. Cuốn DEHoste của Phyllis Thompson (NXB London:
China Inland Mission), trang 158.
11. Cuốn The Life of AB.Simpson của A.E. Thompson (NXB
Harrisburg: Christian Publications, năm 1920), trang 204,
12. Cuốn St. Paul’s Friends của HCLees (NXB London:
Religious Tract Society, năm 1917), trang 1.
13. Cuốn Let My People Go của A.W.Tozer (NXB
Harrisburg, Pa.. Christian Publication, năm 1957), trang 36,
14. Cuốn William Carey của SP.Carey (NXB London:
Hodder & Stoughton, năm 1923), trang 256.
15. Cuốn Charles E. Cowman của Lettie B.Cowman (NXB
Los Angeles: Oriental Missionary Society, năm 1928), trang
269,
16, Cuốn Pastor Hsi của bà Hudson Taylor (NXB London:
China Inland Mission, năm 1949), trang 164, 167.
17. Mark Clark (1896–1984) là trung tướng trong quân đội
Hoa Kỳ trong Đệ Nhị Thế Chiến. Ông chỉ huy Quân Đoàn
5 trong cuộc hành quân tại Ý và là tư lệnh binh đội Liên
Hiệp Quốc ở Đại Hàn trong cuộc chiến đấu đó,

123
Lãnh Đạo Thuộc Linh

18. Cuốn Sách Ê-sai (The Book of Isaiah) của George Adam
Sinth (NXB London: Hodder & Stoughton), trang 299.
19. Cuốn Rivival, Their Laws and Leaders của James Burns
(NXB London: Hodder & Stoughton, năm 1909), trang 311,
20. Tạp chí World Vision, số ra tháng hai, năm 1966, trang 5.

124
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Chương 10:
TRÊN TẤT CẢ MỌI ĐIỀU KHÁC
“Vậy, xin anh em hãy chọn trong số mình bảy người
được tiếng tốt, đầy dẫy Thánh Linh và khôn ngoan… ọ đã
chọn Ê-tiên là người đầy đức tin và Đức Thánh Linh.”
- Công Vụ 6:3,5

Sự lãnh đạo thuộc linh đòi hỏi phải có những con


người đầy dẫy Đức Thánh Linh. Những phẩm chất khác là
quan trọng nhưng được đầy dẫy Đức Thánh Linh thì không
thể thiếu được.
Sách Công vụ là truyện tích về những người thành lập
Hội Thánh và điều hành công việc Truyền giáo. Điều có ý
nghĩa hơn nhiều về phẩm chất trọng tâm của những người
ấy, dù cho họ chiếm giữ chỉ những vị trí phụ thuộc về trách
nhiệm trong Hội Thánh ban đầu, đó là họ là những người
“đầy dẫy Đức Thánh Linh”. Những người giữ chức việc này
được mọi người biết đến về sự liêm khiết và tài phán đoán
của họ, nhưng nổi bật hơn cả là đời thuộc linh của họ. Một
người có thể có đầu óc khôn sáng và nhiều tài năng trong
nghệ thuật quản trị, nhưng thiếu tính thuộc linh thì người ấy
không thể lãnh đạo thuộc linh cách chân chính được.
Đằng sau tất cả mọi công việc bận rộn của các sứ đồ
có sự điều hành của Đức Thánh Linh. Là Đấng quản trị tối
cao của Hội Thánh và là chiến lược chủ yếu của công việc
125
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Truyền giáo, Ngài phải nổi bật ở khắp mọi nơi. Đức Thánh
Linh không uỷ quyền vào trong những bàn tay trần tục, xác
thịt; ngay cả khi một công việc nào đó không trực tiếp can
dự đến việc dạy dỗ thiêng liêng thì mọi công tác viên cũng
phải được Thánh Linh hướng dẫn và được đầy dẫy Đức
Thánh Linh. Việc lựa chọn những người lãnh đạo của nước
thiên đàng không thể bị ảnh hưởng bởi sự khôn ngoan, sự
giàu có hoặc tình trạng xã hội của thế gian. Điều cần được
xét đến hàng đầu là đời sống thuộc linh. Khi một Hội
Thánh hay tổ chức Truyền giáo theo đuổi một tiêu chuẩn
chọn lựa nào khác hơn, thì nhất thiết nó đã loại bỏ Đức
Thánh Linh ra khỏi công tác lãnh đạo. Kết quả là Đức
Thánh Linh bị làm buồn và bị dập tắt. Sự nghèo đói thuộc
linh và sự chết thuộc linh tất phải thế vào chỗ ấy.
Việc lựa chọn những con người lãnh đạo mà không có
những phẩm chất thuộc linh luôn luôn đưa đến sự quản trị
không thuộc linh. AT Pierson đã so sánh một tình trạng như
vậy với một công ty lớn mà nó muốn tẩy chay Người Điều
Hành Chính của nó. Dần dần, trong ban lãnh đạo, giữa
vòng các giám đốc và các phó chủ tịch, những người được
thay thế là những người chống đối các phương pháp tinh
thần của người chủ chốt. Họ âm thầm phản đối những biện
pháp của người đó, cản trở kế hoạch của người đó, phá
hỏng đường lối chính sách của người đó. Lúc trước người
chủ chốt được sự cộng tác và sự ủng hộ, thì giờ đây họ gặp
sự ù lì và sự lãnh đạm. Cho tới cuối cùng người ấy phải từ

126
Lãnh Đạo Thuộc Linh

chức khỏi cái sự bất lực trong việc thực hiện đường lối.
Đồng một thể ấy, việc chỉ định những người lãnh đạo theo
nhãn quan trần tục hay vật chất sẽ cản trở Đức Thánh Linh
tạo sự tiến bộ thuộc linh trong cương vị ấy.
Đức Thánh Linh không điều khiển người nào đi ngược
với ý muốn của họ. Khi những người thiếu sự thích hợp
thuộc linh để hợp tác với Ngài được tuyển chọn vào vị trí
lãnh đạo, thì Ngài âm thầm rút lui và để cho họ hoàn thành
đường lối riêng của họ, theo tiêu chuẩn của họ mà không
có sự giúp đỡ của Ngài. Kết quả không thể tránh khỏi là nó
trở thành một sự quản trị không thuộc linh.
Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem nghe lời giảng dạy của
các sứ đồ và họ đã chọn bảy người có phẩm chất cần thiết,
kết quả của công tác đầy dẫy Đức Thánh Linh của họ là
Hội Thánh được phước hạnh: Những người được chọn để
phân phối thức ăn và chăm lo phần thuộc thể không bao
lâu lại là những tác nhân mà Đức Thánh Linh dùng để ban
phát phước hạnh thiên thượng. Ê-tiên đã trở thành người
tuận đạo đầu tiên cho Đấng Christ. Sự qua đời của ông đã
đóng một vai trò quan trọng trong việc trở lại đạo của sứ đồ
Phao-lô. Phi-líp đã trở thành nhà truyền giảng Tin Lành và
được Thánh Linh dùng để dẫn đạo một cuộc phấn hưng lớn
tại Sa-ma-ri. Những người lãnh đạo nào đã trung tín sử
dụng các ân tứ đã được ban cho mình sẽ dọn đường để
được cất nhắc đến những trách nhiệm lớn lao và hữu ích
hơn.
127
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Sách Công Vụ Các Sứ đồ đã minh chứng rõ ràng rằng,


những người lãnh đạo có ảnh hưởng thật đầy ý nghĩa trong
hoạt động Cơ đốc là những người đầy dẫy Đức Thánh Linh.
Kinh Thánh tường trình về Đấng đã truyền dặn các môn đồ
Ngài cứ ở trong thành Giê-ru-sa-lem cho đến khi họ được
mặc lấy quyền phép từ trên cao bằng chính Ngài “được
xức . . . bằng Thánh Linh và quyền phép” (Công Vụ 10:38).
Một trăm hai mươi người tại phòng cao đều được đầy dẫy
Đức Thánh Linh (Công Vụ 2:4). Phi-e-rơ được đầy dẫy Đức
Thánh Linh khi ông nói trước Tòa Công Luận (4:8). Ê-tiên
được đầy dẫy Đức Thánh Linh đã làm chứng cho Đấng
Christ và đã chịu chết sáng ngời như một người tuận đạo
(6:3-5; 7:55). Trong sự đầy dẫy Đức Thánh Linh, Phao-lô đã
khởi đầu và hoàn tất chức vụ độc đáo của mình (9:17;
13:9). Ba-na-ba trong đoàn Truyền giáo của Phao-lô cũng
được đầy dẫy Đức Thánh Linh (11:24). Chúng ta phải thật
đui mù mới không thấy được điều kiện rõ ràng này của sự
lãnh đạo thuộc linh.
Những nhà lãnh đạo ban đầu này của Hội Thánh rất
nhạy cảm với sự hướng dẫn của Thánh Linh. Họ đã giao
nộp ý muốn riêng của họ cho quyền điều khiển của Thánh
Linh, họ vui lòng vâng theo sự thôi thúc và sự dẫn dắt của
Ngài. Phi-líp đã rời bỏ cơn phấn hưng đang phát triển ở
Sa-ma-ri để đi vào đồng vắng, nhưng ông cũng đã dẫn được
một người tuyệt vời về với Chúa ở tại đó. Đức Thánh Linh
đã dẫn Phi-e-rơ đến chỗ thắng hơn thiên kiến để rồi gặp

128
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Cọt-nây, nhờ đó phước hạnh được truyền sang dân ngoại


(10-9-23; 11:1-18). Đức Thánh Linh đã kêu gọi và sai phái
Phao-lô và Ba-na-ba làm những nhà Truyền giáo đầu tiên
cho Hội Thánh (13:1-4). Suốt cuộc đời bận rộn của mình,
Phao-lô đã vâng phục những lần cản ngăn và những lần
ràng buộc của Thánh Linh (16:6-8; 19:21; 20:22). Những
người lãnh đạo Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem cũng đã thuận
phục Đức Thánh Linh. “Đức Thánh Linh và chúng ta” là
cách hội nghị biểu quyết cho những điều suy xét của họ
(15:28).
Thánh Linh đã can thiệp trong việc đem Tin Lành đến
cho dân ngoại. Mục đích chính của Thánh Linh là sứ mạng
truyền giáo. Đó há không phải cũng là mục đích chính của
chúng ta hay sao?
Đang khi tôi viết bài này, Đức Thánh Linh đang vận
hành trong các Hội Thánh ở Á Châu, ban cho họ một khải
tượng truyền giáo mới và một niềm say mê truyền giáo mới.
Chẳng hạn như các Hội Thánh ở Nhật Bản đã sai phái giáo
sĩ từ Đài Loan đến Ba Tây (Brazin). Trong lúc số giáo sĩ ở
Châu Âu và Bắc Mỹ vẫn giữ nguyên, thì Nhà Chiến Lược
thiên thượng đã tỉnh thức Hội Thánh Á Châu về nghĩa vụ
truyền giáo của mình. Giờ đây có hơn ba trăm ngàn Cơ
Đốc nhân ở Thế Giới Thứ Ba đã vâng theo tiếng gọi của
Đức Chúa Trời để đi Truyền giáo.
Phao-lô đã khuyên các nhà lãnh đạo ở Hội Thánh
Ê-phê-sô cần phải biết chức vụ của họ: “Anh em hãy giữ
129
Lãnh Đạo Thuộc Linh

lấy mình và luôn cả bầy mà Đức Thánh Linh đã lập anh em


làm kẻ coi sóc” (Công Vụ 20:28). Những người lãnh đạo
này không giữ chức vụ do sự lựa chọn của các sứ đồ hay do
phổ thông đầu phiếu, mà do sự chỉ định thiên thượng. Họ
phải khai trình không những với Hội Thánh mà còn với
Đức Thánh Linh nữa. Thật là một sự ý thức cao độ về sự tin
quyết và trách nhiệm dường bao! Lời dạy dỗ này đã đem lại
cho họ một uy quyền thuộc linh thể nào, thì nó cũng đem
lại cho chúng ta thể ấy.
Không có sự đầy dẫy Đức Thánh Linh này trong ngày
Lễ Ngũ Tuần, thì làm thế nào các sứ đồ có thể đối diện với
nhiệm vụ cao siêu nầy ở phía trước được? Họ cần sức
mạnh siêu nhân cho cuộc chiến đấu không ngừng nghỉ của
họ để chống lại ma quỷ và địa ngục (Lu-ca 24:49; Ê-phê-sô
6:10-18).
Được đầy dẫy Đức Thánh Linh chỉ có nghĩa là Cơ Đốc
nhân tự nguyện đầu phục cuộc đời và ý chí của mình cho
Đức Thánh Linh. Qua đức tin, nhân cách của người tín đồ
được Thánh Linh đầy dẫy, làm chủ và điều khiển. Ý nghĩa
của chữ “đầy dẫy” không phải là “rót vào một bình chứa
thụ động” nhưng là “chiếm hữu tâm trí”. Ý nghĩa đó được
tìm thấy trong Lu-ca 5:26: “Sợ sệt lắm” (Bản King James
dịch là “họ đầy sự kính sợ"). Khi chúng ta mời Đức Thánh
Linh đầy dẫy trong chúng ta thì quyền năng của Đức Thánh
Linh kiểm soát đời sống chúng ta với loại sức mạnh và khát
vọng này.
130
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Đầy dẫy Đức Thánh Linh tức là được Đức Thánh Linh
sai khiến tâm trí, tình cảm, ý chí và sức khỏe của người
lãnh đạo Cơ Đốc đều được dành cho Đức Thánh Linh chỉ
đạo và sử dụng. Dưới sự điều khiển của Đức Thánh Linh,
các tài năng lãnh đạo tự nhiên đều được nâng đến năng lực
cao nhất của chúng, được thánh hóa để dùng vào mục đích
thánh. Qua công tác của kẻ hiện không làm buồn và không
cản trở Đức Thánh Linh, mọi bông trái của Đức Thánh Linh
đều bắt đầu nở rộ trong đời sống của người lãnh đạo. Sự
làm chứng của người ấy có sức chinh phục hơn, sự phục vụ
của người ấy vững bền hơn và lời chứng của người ấy
mạnh mẽ hơn. Mọi sự phục vụ Cơ Đốc chính là sự bày tỏ
quyền năng của Đức Thánh Linh thông qua những tín đồ
đầu phục Ngài (Giăng 7:37-39).
Nếu chúng ta làm ra vẻ mình được đầy dẫy Đức Thánh
Linh, không sẵn lòng để cho Đức Thánh Linh sai khiến
chúng ta, thì chúng ta sẽ tạo ra sự rắc rối mà A.W.Tozer đã
cảnh cáo: Không một người nào mà cái cảm quan của họ
được luyện tập để nhận biết điều tốt và điều xấu lại có thể
phiền muộn khi thấy những linh hồn sốt sắng tìm kiếm sự
đầy dẫy Đức Thánh Linh trong lúc họ đang sống trong tình
trạng bất chấp đạo đức và kề cận tội lỗi. Bất cứ ai muốn
Đức Thánh Linh ở trong mình đều phải tra xét xem trong
đời sống mình có tội lỗi kín giấu nào không. Người ấy phải
loại trừ khỏi lòng mình mọi điều không hòa hợp với bản
tính của Đức Chúa Trời mà Thánh Kinh đã bày tỏ... không

131
Lãnh Đạo Thuộc Linh

thể có sự dung túng điều ác nào, không thể cười cợt với
những điều mà Đức Chúa Trời ghét.2
Sự đầy dẫy Đức Thánh Linh là thiết yếu cho sự lãnh
đạo thuộc linh. Mỗi chúng ta đều sẽ đầy dẫy Đức Thánh
Linh nếu chúng ta thực sự muốn được đầy dẫy.
ÂN TỨ THUỘC LINH
Cơ Đốc nhân khắp mọi nơi đã không khám phá và
không sử dụng những ân tứ thuộc linh. Người lãnh đạo phải
giúp họ dùng những ân tứ ấy để phục vụ nước trời, phát
huy chúng và đánh giá sức mạnh của chúng. Chỉ có đời
thuộc linh thôi thì không đủ để tạo thành người lãnh đạo,
mà cần phải có những tài năng tự nhiên và những ân tứ mà
Đức Chúa Trời ban cho nữa.
Trong cuộc chiến tranh chống lại điều ác, chúng ta cần
có trang bị siêu nhiên mà Đức Chúa Trời đã cung cấp qua
những ấn tứ thuộc linh đã được ban cho Hội Thánh. Để
được sử dụng cách hữu hiệu, những ân tứ ấy phải được dồi
dào nhờ ân điển thuộc linh.
Thường thường chớ không phải luôn luôn, Đức Thánh
Linh ban cho những ân tứ mà nó thích hợp một cách tự
nhiên với bản tính và nhân cách của người lãnh đạo Cơ
Đốc. Đức Thánh Linh nâng những ân từ ấy lên một mức độ
hiệu quả mới. Samuel Chadwick, một nhà giảng đạo có
tiếng của hội Giám Lý, có lần đã nói rằng khi ông được đầy
dẫy Đức Thánh Linh thì ông không nhận được một bộ óc

132
Lãnh Đạo Thuộc Linh

mới, nhưng ông nhận được một tâm trạng mới; không nhận
một cái lưỡi mới nhưng nhận một hiệu quả mới trong cách
nói năng, không nhận được một ngôn ngữ mới, nhưng nhận
được một Kinh Thánh mới. Những phẩm chất tự nhiên của
Chadwick đều được ban cho một sinh khí mới, một năng
lượng mới.
Ấn tứ thuộc linh ban xuống trên đời sống người Cơ
Đốc không trừ khử đi những tài năng tự nhiên nhưng nâng
cao chúng và kích động chúng. Sự tái sinh trong Đấng
Christ không làm thay đổi những tài năng tự nhiên nhưng
khi chúng được đặt dưới sự điều khiển của Đức Thánh Linh
thì chúng được nâng lên mức độ hiệu quả mới. Những khả
năng tiềm ẩn được phát lộ.
Người được Đức Chúa Trời kêu gọi đến sự lãnh đạo
thuộc linh có thể tin tưởng rằng Đức Thánh Linh đã ban
cho mình mọi ân tứ cần thiết cho công tác phục vụ sắp đến.
GHI CHÚ
1. Cuốn The Acts of The Holy Spirit của A.T.Pierson (NXB
London: Morgan & Scott), trang 63. Arthur Tappan Pierson
(1837–1911) là một nhà giảng đạo, một người trước tác, và
là phát ngôn nhân truyền giáo, ông cũng phục vụ với tư
cách một người tư vấn cho cuốn Scofield Reference Bible.
2. Cuốn AW.Tozer của DJ.Fant (NXB Harrisburg: Christian
Publications, năm 1964), trang 73,83.

133
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Chương 11:
CẦU NGUYỆN VÀ SỰ LÃNH ĐẠO
“Vậy, trước hết ta khuyên dặn con phải dâng lời khẩn
nguyện, cầu xin, cảm tạ và cầu thay cho mọi người.”
I Ti-mô-thê 2:1

Hơn ai hết, người lãnh đạo thuộc linh phải dẫn đầu
phần còn lại của Hội Thánh trong sự cầu nguyện. Tuy
nhiên, người lãnh đạo tấn tới nhất là người biết ý thức về
khả năng phát triển vô tận trong đời sống cầu nguyện của
mình. Người ấy không bao giờ cảm thấy rằng mình đã “đạt
đến rồi”. Khoa trưởng C.J.Vaughan có lần đã nói: “Nếu tôi
muốn làm xấu hổ ai thì tôi sẽ hỏi người ấy về sự cầu
nguyện của họ. Tôi biết không có điều gì có thể so sánh với
vấn đề này về những lời tự thú đáng buồn của nó”.
Cầu nguyện là điều cổ xưa nhất, phổ biến nhất, và là
sự biểu lộ mạnh mẽ nhất của bản năng tôn giáo. Nó bao
gồm lời nói đơn sơ nhất trên môi miệng trẻ thơ lẫn những
lời cầu khẩn tuyệt vời của những bậc cao tuổi. Tất cả đều
đến với Đấng Oai Nghiêm ở nơi chí cao. Thực ra, cầu
nguyện là hơi thở sống và là cái không khí quen thuộc của
người Cơ Đốc.
Nhưng, thật là nghịch lý, hầu hết chúng ta đều thấy
khó cầu nguyện. Chúng ta không vui vẻ cách tự nhiên trong
việc đến gần Đức Chúa Trời. Đôi khi chúng ta lấy môi
134
Lãnh Đạo Thuộc Linh

miếng để kiếm sự hài lòng về sự cầu nguyện và quyền năng


của sự cầu nguyện. Chúng ta gọi sự cầu nguyện là không
thể thiếu được, chúng ta biết Kinh Thánh mời gọi chúng ta
cầu nguyện, nhưng chúng ta thường thiếu cầu nguyện.
Chúng ta hãy nhận sự khích lệ qua đời sống của các
thánh đồ lãnh đạo, những người đã thắng hơn sự ngần ngại
tự nhiên này và trở nên mạnh mẽ trong sự cầu nguyện.
Người ta đã nói về Samuei Chadwick rằng: Ông nhất thiết
là một con người cầu nguyện. Mỗi buổi sáng, ông vận động
chút đỉnh đến hơn sáu giờ, rồi ông vào căn phòng nhỏ mà
ông dùng làm nơi thánh riêng của mình để bước vào giờ
tĩnh nguyện trước khi dùng điểm tâm. Ông rất mạnh mẽ
trong sự cầu nguyện chung, vì ông thường xuyên tĩnh
nguyện riêng... khi ông cầu nguyện, ông mong đợi Đức
Chúa Trời làm một điều gì đó. Cuối đời mình, ông đã viết:
“Tôi ước ao tôi cầu nguyện nhiều hơn nữa, dù phải làm
việc ít hơn; từ đáy lòng tôi, tôi ước ao mình đã có thể cầu
nguyện nhiều hơn”!
Một Cơ Đốc nhân danh tiếng đã thú nhận: “Khi tôi
bước vào sự cầu nguyện, tôi thấy lòng mình thật không
muốn đến với Đức Chúa Trời, và khi đã ở với Ngài, tôi thấy
miễn cưỡng phải ở lại”. Do đó, kỷ luật bản thân đóng vai
trò quan trọng. Ông đã khuyên: “Khi bạn cảm thấy khó chịu
nhất phải cầu nguyện thì đừng chiều theo nó, mà phải phấn
đấu và cố gắng cầu nguyện, ngay cả khi bạn nghĩ rằng
mình không thể cầu nguyện”.
135
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Cũng như mọi điều khác, việc làm chủ được nghệ
thuật cầu nguyện cần phải mất nhiều thì giờ. Thì giờ chúng
ta dành cho nó sẽ là một cái thước đo thật về tầm quan
trọng của nó đối với chúng ta. Chúng ta luôn luôn tìm thì
giờ cho những việc quan trọng. Cách bào chữa thông
thường nhất về việc ít dành thì giờ cầu nguyện là nói ra
‘những điều phải làm” mà chúng chiếm đầy cả một ngày
của chúng ta - tất cả chúng ta đều bận bịu. Đối với Martin
Luther, gánh nhiệm vụ quả nặng là lý do đủ khiến ông phải
cầu nguyện nhiều hơn chứ không phải ít đi. Chúng ta hãy
nghe kế hoạch của ông cho công tác của ngày hôm sau:
“Làm việc, làm việc từ tảng sáng cho đến tận khuya. Thực
ra, tôi có quá nhiều việc đến nỗi tôi phải dành ba tiếng
đồng hồ đầu tiên để cầu nguyện”. Nếu Luther thật bận bịu
mà ông đã cầu nguyện thì chúng ta cũng có thể làm như
thế.
Cố giải thích chính xác cách cầu nguyện hoạt động
như thế nào thì bạn chỉ nhanh chóng đụng vào những rắc
rối rất khó hiểu. Những người hoài nghi hiệu lực và quyền
năng của sự cầu nguyện thì thường là những người không
thực hành sự cầu nguyện cách nghiêm túc hay không vâng
theo ý muốn Đức Chúa Trời đã bày tỏ ra. Chúng ta không
thể học hỏi nhiều về sự cầu nguyện trừ phi chúng ta chịu
cầu nguyện. Không một triết lý nào đã dạy được một linh
hồn biết cầu nguyện cả. Những nan đề thuộc trí tuệ liên kết
với sự cầu nguyện được đáp ứng trong niềm vui của lời cầu

136
Lãnh Đạo Thuộc Linh

nguyện được nhận và trong mối thông công mật thiết với
Đức Chúa Trời.
Người lãnh đạo Cơ Đốc nào muốn tìm kiếm một
gương mẫu để noi theo thì phải quay về với cuộc đời của
chính Chúa Jêsus. Niềm tin của chúng ta nơi sự cần thiết
phải cầu nguyện xuất phát từ việc quan sát cuộc đời của
Ngài. Chắc chắn nếu có ai đó có thể duy trì sự sống mà
không cần phải cầu nguyện thì người đó phải chính là Con
Đức Chúa Trời. Nếu cầu nguyện là ngớ ngẩn, là không cần
thiết thì hẳn Chúa Jêsus đã không phí thì giờ cho công việc
đó. Nhưng hãy chờ xem, sự cầu nguyện là điểm nổi bật
trong cuộc đời của Ngài và nó là một phần được nhắc đến
đều đặn trong sự dạy dỗ của Ngài. Sự cầu nguyện giúp
Ngài nhìn thấy mặt đạo đức cách sâu sắc và rõ ràng. Sự cầu
nguyện đem lại cho Ngài lòng can đảm để cam chịu ý
muốn trọn vẹn nhưng đau đớn của Cha Ngài. Sự cầu
nguyện đã dọn đường cho sự hóa hình. Đối với Chúa Jêsus,
sự cầu nguyện không phải là một điều làm thêm cách vội
vã nhưng là một sự cần thiết để đem lại vui mừng.
Trong Lu-ca 5:16, chúng ta có một lời tuyên bố tổng
quát mà nó chiếu tỏ một ánh sáng linh động về sinh hoạt
hằng ngày của Chúa Jêsus: “Song Ngài lánh đi nơi đồng
vắng mà cầu nguyện". Không phải chỉ trong một trường hợp,
mà trong rất nhiều trường hợp, sách tin lành nầy đã nói về
điều sấy. Chính thói quen của Chúa chúng ta là tìm nơi
vắng vẻ để cầu nguyện. Ngài rút lui khỏi mọi người. Ngài
137
Lãnh Đạo Thuộc Linh

có thói quen đi xa tít vào miền không có dân cư sinh sống,


Ngài đã ở trong sa mạc. Điều làm cho những người quan
sát phải ngạc nhiên nằm ở chỗ này, đó là một con người
mạnh mẽ như vậy, được ban cho dư dật quyền năng thuộc
linh như vậy lại thấy chính Ngài cần phải khôi phục nguồn
sức lực, có thể làm tươi mới tinh thần mệt mỏi của Ngài
bằng sự cầu nguyện. Đối với chúng tôi, điều lạ lùng hơn
nữa đó là Ngài, Chúa của sự sống, Lời Vĩnh Hằng, Con Độc
Sanh của Đức Chúa Cha, lại phủ phục chính Ngài cách nhu
mì trước ngôi của Đức Chúa Trời, để nài xin ơn cứu giúp
lúc có cần.2
Chúa Jêsus Christ đã thức thâu đêm để cầu nguyện
(Lu-ca 6:12). Ngài thường chờ dậy từ lúc trời còn mờ mờ để
có sự thông công không đứt quãng với Cha Ngài (Mác 1:35).
Những biến cố quan trọng trong đời sống và trong chức vụ
của Ngài khởi đầu bằng những giai đoạn cầu nguyện cách
đặc biệt, chẳng hạn trong Lu-ca 5:16: “Nhưng Chúa thường
lui vào nơi vắng vẻ để cầu nguyện” (BDY) - một câu nói
bày tỏ ra một thói quen đều đặn. Bằng lời nói và gương
mẫu, Ngài đã giáo huấn môn đồ Ngài tầm quan trọng của
việc ở riêng để cầu nguyện (Mác 6:46, sau khi Ngài cho
năm ngàn người ăn; Lu-ca 9:2), trước khi Ngài hóa hình).
Đối với người được giao phó trách nhiệm lựa chọn nhân sự
để gánh vác trách nhiệm thuộc linh, thì gương thức thâu
đêm cầu nguyện trước khi chọn lựa các sứ đồ của Chúa
Jêsus (Lu-ca 6:12) thật là ngời sáng.

138
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Cả Chúa chúng ta và người nô lệ của Ngài - ông Phao-


lô, đã bày tỏ rõ ràng rằng người cầu nguyện đích thực
không phải là một con người mơ mộng viển vông.
J.H.Jowett đã viết: “Mọi sự cầu nguyện sống động làm tiêu
hao sức sống của một người. Sự cầu thay đích thực là một
sự hy sinh, một sự hy sinh đổ máu”. Chúa Jêsus đã thực
hiện các phép lạ mà không có dấu hiệu căng thẳng nào lộ
ra bên ngoài, nhưng Ngài “đã kêu lớn tiếng khóc lóc mà
dâng những lời cầu nguyện, nài xin” (Hê-bo-rơ 5:7).
Đôi khi sự cầu nguyện của chúng ta mệt mỏi và yếu
đuối so với sự cầu nguyện của Phao-lô hay Ê-pháp-ra.
Phao-lô đã viết trong Cô-lô-se 4:12 rằng: “Ê-pháp-ra... vì
anh em chiến đấu không thôi trong khi cầu nguyện”. Ông đã
nói cùng nhóm tín đồ này rằng: “Tôi muốn anh em biết dường
nào tôi hết sức chiến tranh cho anh em” (Cô-lô-se 2:1). Từ
ngữ Hi-lạp dùng cho chữ “chiến tranh” ở đây là căn ngữ
của các chữ “agony” (cực khổ) hay “agonize” (chịu khổ)
của chúng ta (Anh ngữ). Nó được dùng để mô tả một
người vật lộn với công việc cho đến khi hoàn toàn mệt
mỏi (Cô-lô-se 1:29), hoặc là sự đua tranh trong quảng trường
để giựt giải điền kinh (Cô-rinh-tô 9:25). Nó mô tả một người
lính chiến đấu để bảo toàn mạng sống (II Ti-mô-thê 6:12) hoặc
một người đấu tranh để giải cứu bạn hữu mình thoát khỏi
hiểm nguy (Giăng 18:36). Sự cầu nguyện thật là một sự tập
luyện thuộc linh gian khổ đòi hỏi kỷ luật về tinh thần cao
nhất và sự tập trung nhiều nhất.

139
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Chúng ta thật được khích lệ khi thấy Phao-lô, có lẽ là


nhà quán quân về cầu nguyện vĩ đại nhất, đã thú nhận rằng
“chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện”.
Và rồi ông vội vã nói thêm “Chính Đức Thánh Linh lấy
những sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay
cho chúng ta. Đấng dò xét lòng người hiểu biết ý tưởng của
Thánh Linh là thể nào, vì ấy là theo ý Đức Chúa Trời mà
Ngài cầu thế cho các thánh đồ vậy” (Rô-ma 8:26-27). Đức
Thánh Linh nối kết chúng ta vào sự cầu nguyện và Ngài
tuôn tràn lời nài xin của Ngài vào trong chính chúng ta.
Mọi Cơ Đốc nhân cần được dạy dỗ nhiều hơn về sự
cầu nguyện, và Đức Thánh Linh là vị giáo sư chủ chốt. Việc
Đức Thánh Linh giúp chúng ta trong sự cầu nguyện được
Kinh Thánh đề cập đến thường xuyên hơn bất cứ sự giúp đỡ
nào khác mà Ngài giúp đỡ chúng ta. Mọi sự cầu nguyện
chân thật xuất phát từ việc Đức Thánh Linh hành động
trong linh hồn chúng ta. Cả Phao-lô và Giu-đe đều dạy sự
cầu nguyện linh nghiệm là “sự cầu nguyện trong Thánh
Linh” (nhờ Thánh Linh). Cụm từ này có nghĩa là chúng ta
cầu nguyện theo cùng khuôn mẫu, cùng vấn đề và trong
cùng một danh y như Đức Thánh Linh cầu nguyện. Sự cầu
nguyện thật trào dâng trong tâm linh người Cơ Đốc xuất
phát từ Thánh Linh là Đấng ở trong chúng ta.
Cầu nguyện trong Thánh Linh rất quan trọng vì hai lý
do. Thứ nhất, chúng ta phải cầu nguyện trong vương quốc
của Thánh Linh, vì Đức Thánh Linh là phạm vi và là bầu
140
Lãnh Đạo Thuộc Linh

không khí của đời sống Cơ Đốc. Chúng ta thường thất bại
trong điều này. Việc cầu nguyện nhiều mang tính tâm linh
(tâm lý) hơn là thuộc linh, nó thuộc về lĩnh vực trí óc mà
thôi, nó là sản phẩm của sự suy nghĩ riêng của chúng ta,
chứ không phải là sản phẩm của sự dạy dỗ của Đức Thánh
Linh. Sự cầu nguyện thật thì sâu nhiệm hơn. Nó sử dụng thể
xác, đòi hỏi sự cộng tác của tầm trí và đi vào lĩnh vực siêu
nhiên của Đức Thánh Linh. Sự cầu nguyện như vậy liên hệ
công tác trong miền thiên thượng.
Thứ hai, chúng ta phải cầu nguyện trong quyền năng
và sức lực của Đức Thánh Linh. “Hãy hết lòng cầu nguyện,
nài xin; trong mọi trường hợp, hãy cầu nguyện trong năng
quyền của Thánh Linh” (Ê-phê-sô 6:18, theo bản dịch NEB).
Vì nhiệm vụ siêu phàm của nó, sự cầu nguyện đòi hỏi phải
có năng lực vượt trên năng lực của con người. Chúng ta có
Thánh Linh quyền năng cũng như có Thánh Linh của sự cầu
nguyện. Mọi năng lực phàm nhân của lòng, của trí, của ý
chí có thể làm ra những kết quả lớn lao của người phàm
còn sự cầu nguyện trong Thánh Linh có thể làm phóng
thích những nguồn tài nguyên siêu nhiên.
Đức Thánh Linh sẵn lòng giúp chúng ta cầu nguyện.
Trong từng trở lực trong số ba trở lực chính của chúng ta,
chúng ta có thể mong chờ sự giúp đỡ của Thánh Linh. Đôi
khi chúng ta bị ngăn trở cầu nguyện vì cớ tội lỗi ở trong
lòng chúng ta. Khi chúng ta tăng trưởng trong sự tin cậy và
sự đầu phục thì Đức Thánh Linh sẽ dẫn đưa chúng ta đến
141
Lãnh Đạo Thuộc Linh

dòng huyết của Chúa Jêsus Christ, huyết Ngài xóa sạch mọi
vết ô nhơ.
Đôi khi sự hiểu biết của tâm trí chúng ta ngăn trở
chúng ta cầu nguyện. Những Thánh Linh bất chấp ý tưởng
của Đức Chúa Trời, Ngài chia sẻ sự hiểu biết đó cho chúng
ta khi chúng ta biết chờ đợi và lắng nghe. Đức Thánh Linh
làm việc này bằng cách ban cho chúng ta một sự tin chắc
rõ ràng rằng một điều nào đó chúng ta xin trong lời cầu
nguyện có phải là một phần của ý muốn Đức Chúa Trời đối
với chúng ta hay là không.
Đôi khi chúng ta bị ràng buộc vào trần gian vì cớ sự
yếu đuối của thân xác. Chúng ta bệnh tật, chúng ta đau ốm,
chúng ta yếu mỏng. Đức Thánh Linh sẽ phục hồi thân thể
chúng ta, khiến chúng ta vượt qua sự yếu đuối, ngay cả
những sự yếu đuối gây ra do khí hậu khắc nghiệt của miền
nhiệt đới.
Và rồi, ba điều kiện này cũng chưa phải là đủ, người
lãnh đạo thuộc linh còn phải chống lại Sa-tan trong sự cầu
nguyện nữa. Sa-tan sẽ cố gắng đè bẹp, tạo nghi ngờ, gây
nản chí, làm cho người lãnh đạo mất sự thông công với
Đức Chúa Trời. Trong Đức Thánh Linh, chúng ta có một
đồng minh thiên thượng để chống lại kẻ thù nghịch siêu
nhiên này.
Những người lãnh đạo thuộc linh phải biết sự từng trải
việc cầu nguyện trong Thánh Linh là một phần của sự bước
đi thường nhật của mình. Có bao giờ chúng ta đã cố gắng
142
Lãnh Đạo Thuộc Linh

sống độc lập với Đức Thánh Linh không? Chúng ta đã


không thấy được sự trả lời trọn vẹn cho sự cầu nguyện của
mình không? Chúng ta có thể suốt cả ngày đọc về sự cầu
nguyện nhưng từng trải rất ít về năng quyền của sự cầu
nguyện và vì thế sự hầu việc Chúa của chúng ta rất là còi
cọc, không phát triển.
Kinh Thánh thường giải thích sự cầu nguyện như là
chiến trận thuộc linh: “Vì chúng ta đánh trận... cùng chủ
quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối này,
cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy” (Ê-phê-sô 6:12).
Trong hiện tượng chiến đấu bằng sự cầu nguyện này, có ba
thân vị cùng tham gia. Cơ Đốc nhân đứng ở giữa Đức Chúa
Trời và ma quỷ trong lúc cầu nguyện. Dầu thật là yếu đuối,
Cơ Đốc nhân vẫn giữ một vai trò chiến lược trong trận
chiến giữa con rồng và Chiên Con. Cơ Đốc nhân đang cầu
nguyện không tung ra sức mạnh và quyền uy mà Đấng
Christ chiến thắng đã uỷ thác cho người tín đồ trung kiên
đã được kết hiệp với người bằng đức tin. Đức tin giống
như một mạng lưới qua đó chiến thắng đã giành được
trên Gô-gô-tha đạt đến những phu tù của ma quỷ và giải
cứu họ từ tối tăm qua sáng láng.
Chúa Jêsus không quan tâm nhiều đến kẻ ác và công
việc họ làm cho bằng các thế lực của sự ác, khiến cho
những con người đó phạm tội. Đằng sau sự chối Chúa của
Phi-e-rơ và sự phản Chúa của Giu-đa là bàn tay hung ác
của Sa tan. “Hỡi Sa tan, hãy lui ra đằng sau Ta!”, đó là lời
143
Lãnh Đạo Thuộc Linh

đáp của Chúa để khiển trách sự tự phụ của Phi-e-rơ. Tất cả


mọi người chung quanh chúng ta đều bị trói buộc trong tội
lỗi, làm phu tù cho ma quỷ. Sự cầu nguyện của chúng ta
dâng lên không chỉ để cho họ mà còn để chống lại Sa tan
nữa, hắn cầm giữ họ làm chiến lợi phẩm của hắn. Sa tan
cần phải bị buộc buông thả bàn tay của nó ra, và điều này
chỉ có thể thành tựu được nhờ sự đắc thắng của Đấng
Christ trên thập tự giá.
Như Chúa Jêsus đã xử lý với nguyên nhân của tội lỗi
hơn là hậu quả thế nào, thì người lãnh đạo thuộc linh cũng
phải chấp nhận cùng một phương thức ấy trong sự cầu
nguyện. Người lãnh đạo thuộc linh cần phải biết cách giúp
đỡ những người gia nhập trong cùng chiến trận thuộc linh
ấy.
Trong một thí dụ minh họa, Chúa Jêsus đã so sánh Sa- tan
với một người có sức mạnh, được vũ trang đầy đủ. Trước
khi người nào muốn vào nhà của một người như vậy để giải
thoát cho các phu tù, thì trước nhất phải bắt trói người ấy
lại. Chỉ khi đó thì sự cứu thoát mới có thể thành công
(Ma-thi-ơ 12:29). “Trói người mạnh sức” có nghĩa là gì?
nếu không phải là hòa giải sức mạnh của người ấy bằng
quyền năng đắc thắng của Đấng Christ, Đấng đã đến để
“hủy phá (vô hiệu hóa, làm cho không hoạt động được)
công việc của ma quỷ”? Làm thế nào điều ấy có thể xảy ra
nếu không nhờ lời cầu nguyện của đức tin đã nắm lấy sự
chiến thắng ở Gô-gô-tha và công bố ra trước nan đề đang
144
Lãnh Đạo Thuộc Linh

đối diện? Chúng ta không thể nào hy vọng có một cuộc giải
cứu kết quả thoát khỏi hang ổ của Satan mà trước tiên
không tước vũ khí của đối phương. Qua sự cầu nguyện Đức
Chúa Trời đã mở uy quyền thiên thượng của Ngài ra và
chúng ta có thể công bố nó ra một cách xác quyết. Chúa
Jêsus đã hứa cùng các môn đồ rằng: “Ta đã ban cho các
ngươi... mọi quyền của kẻ nghịch dưới chơn” (Lu-ca 10:19).
Người lãnh đạo thuộc linh phải nhạy bén với cách
thức hữu hiệu nhất để gây ảnh hưởng trên người khác.
Hudson Taylor được nổi tiếng vì câu nói sau đây: “Có thể
cảm hóa người ta, thông qua Đức Chúa Trời, bằng lời cầu
nguyện mà thôi”. Trong suốt sự nghiệp truyền giáo của ông,
ông đã chứng tỏ lẽ thật lời tuyên bố của mình cả ngàn lần.
Tin quyền năng như vậy có hiệu lực là một việc, nhưng
thực hành nó là một việc khác. Người ta rất khó cảm động.
Cầu nguyện cho các sự việc hoặc xin sự tiếp trợ còn dễ hơn
là giải quyết sự ương ngạnh của lòng người. Nhưng trong
những tình huống phức tạp này, người lãnh đạo phải biết sử
dụng quyền năng của Đức Chúa Trời để cảm động lòng
người theo chiều hướng mà người ấy tin đó là ý muốn của
Đức Chúa Trời. Qua sự cầu nguyện, người lãnh đạo có
được chiếc chìa khóa để mở các ổ khóa phức tạp đó.
Địa vị tối cao và sự vinh hiển của con người đó là có
thể thưa vâng hay là không với Đức Chúa Trời. Con người
được ban cho ý chí tự do. Những điều này cũng đặt ra một
nan đề. Nếu nhờ sự cầu nguyện mà chúng ta có thể ảnh
145
Lãnh Đạo Thuộc Linh

hưởng trên hành vi của người khác, vậy thì quyền năng như
vậy có xâm phạm vào ý chí tự do hay không? Phải chăng
Đức Chúa Trời tiết chế sự tự do của một người này để đáp
lời cầu xin của một người khác? Thật khó hình dung ra
được. Tuy nhiên, nếu lời cầu nguyện không thể có ảnh
hưởng trên những diễn biến xảy ra, vậy thì vì sao chúng ta
lại cầu nguyện?
Điểm đầu tiên phải xác định đó là Đức Chúa Trời luôn
luôn tương hợp với chính Ngài. Đức Chúa Trời không bao
giờ mâu thuẫn với chính Ngài. Khi Đức Chúa Trời đáp lời
cầu nguyện, thì sự đáp lời sẽ xảy ra - luôn luôn theo một
cách thức tương hợp với bản tính của Đức Chúa Trời, vì
“Ngài không thể tự chối mình được” (II Ti-mô-thê 2:13).
Không có lời nói hay hành động nào xuất phát từ Đức Chúa
Trời lại mâu thuẫn với lời nói hay hành động khác.
Điểm thứ hai trong việc giải quyết những câu hỏi này
đó là sự cầu nguyện, cầu thay là một mạng lịnh của Đức
Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã truyền cho chúng ta phải cầu
nguyện, và chúng ta có thể tin tưởng rằng khi chúng ta đáp
ứng những điều kiện đã được mặc khải cho sự cầu nguyện,
thì Đức Chúa Trời sẽ đáp lời cầu nguyện của chúng ta. Đức
Chúa Trời không thấy có sự mâu thuẫn nào giữa ý chí tự do
của con người với sự trả lời của Đức Chúa Trời cho sự cầu
nguyện. Khi Đức Chúa Trời truyền cho chúng ta phải cầu
nguyện “cho các vua, cho hết thảy các bậc cầm quyền” thì
điều đó hàm ý quyền năng ảnh hưởng trên diễn biến của
146
Lãnh Đạo Thuộc Linh

những con người và những biến cố. Nếu không, thì tại sao
chúng ta phải cầu nguyện? Nghĩa vụ phải cầu nguyện của
chúng ta vượt trên bất kỳ tình huống nan giải nào liên quan
đến hiệu quả của sự cầu nguyện.
Điểm thứ ba, chúng ta không thể biết được ý muốn
của Đức Chúa Trời về lời cầu nguyện mà chúng ta dâng lên.
Khả năng nhận biết ý muốn Đức Chúa Trời của chúng ta là
cơ sở cho mọi lời cầu nguyện bằng đức tin. Đức Chúa Trời
có thể phán rõ ràng cho chúng ta qua tâm trí và tấm lòng
của chúng ta. Kinh Thánh trực tiếp chỉ dạy chúng ta về ý
muốn của Đức Chúa Trời trong tất cả các vấn đề thuộc
nguyên tắc. Đức Thánh Linh hành động trong lòng chúng ta
để chỉ dạy chúng ta trong ý muốn của Đức Chúa Trời
(Rô-ma 8:26-27). Nếu chúng ta kiên nhẫn tìm kiếm ý muốn
của Đức Chúa Trời về lời nài xin của chúng ta, thì Đức
Thánh Linh sẽ gây ấn tượng trong trí chúng ta và thuyết
phục trong lòng chúng ta. Sự thuyết phục Đức Chúa Trời
ban cho như vậy dẫn chúng ta vượt xa lời cầu nguyện với
niềm hy vọng để đến lời cầu nguyện bằng đức tin.
Khi Đức Chúa Trời đặt gánh nặng trong lòng chúng ta
và giục chúng ta cầu nguyện, thì rõ ràng Ngài định ý đáp
lời cầu nguyện. Người ta hỏi George Mueller rằng ông có
thực sự tin rằng hai con người kia sẽ tin Chúa không, hai
con người mà Mueller đã cầu nguyện cho họ ròng rã hơn
năm mươi năm, Mueller đã đáp lời: “Bạn có nghĩ rằng Đức
Chúa Trời đã giục tôi cầu nguyện suốt bấy nhiều năm mà
147
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Ngài không định ý cứu họ sao?”. Thực ra, cả hai người đều
đã trở về tin Chúa một thời gian ngắn sau khi ông Mueller
qua đời.3
Trong sự cầu nguyện, chúng ta làm việc trực tiếp với
Đức Chúa Trời, và chỉ theo ý nghĩa phụ mà chúng ta mới
làm việc với người khác. Cái đích của sự cầu nguyện là lỗ
tai của Đức Chúa Trời. Sự cầu nguyện làm cảm động người
khác thông qua ảnh hưởng của Đức Chúa Trời trên họ.
Không phải sự cầu nguyện làm cảm động người khác mà
chính là Đức Chúa Trời, Đấng mà chúng ta cầu nguyện
cùng Ngài.
Cầu nguyện làm lay động cánh tay.
Cánh tay lay động thế giới này
Đem lại sự giải cứu liền ngay.
Để lay động người ta, người lãnh đạo phải có thể lay
động Đức Chúa Trời, vì Đức Chúa Trời phán rõ rằng Ngài
làm lay động người ta để đáp lời cầu nguyện. Nếu một
Gia-cốp hay toan tính lại được ban cho "quyền năng với
Đức Chúa trời và người ta” (bản Kinh Thánh tiếng Việt dịch
là “vật lộn cùng Đức Chúa Trời và người ta"), thì chắc chắn
bất kỳ người lãnh đạo nào tuân theo những nguyên tắc cầu
nguyện của Đức Chúa Trời đều có thể tận hưởng chính cái
quyền năng ấy (Sáng-thế Kỷ 32:28).
Sự cầu nguyện ưu thắng, làm lay động người ta, là kết
quả của mối tượng giao đúng đắn với Đức Chúa Trời. Kinh

148
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Thánh đã bày tỏ rất rõ những lý do vì sao lời cầu nguyện


không được đáp lời, mọi lý do đều tựu trưng cho mối thông
công giữa người tín đồ với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời
không cộng tác với những lời cầu nguyện chỉ tìm tư lợi hay
những lời cầu nguyện xuất phát từ những động cơ không
trong sạch. Cơ Đốc nhân nào bám víu vào tội lỗi thì sẽ bịt
lỗ tai của Đức Chúa Trời. Ít nhất thì Đức Chúa Trời cũng
không dung nhường sự vô tín, điều đứng đầu trong các tội
lỗi. “Kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin” (Hê-bơ-rơ 11:6).
Trong tất cả các sự cầu nguyện của chúng ta, động cơ cao
thượng nhất là sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Những người lãnh đạo danh tiếng trong Kinh Thánh
đều là những người nổi tiếng về sự cầu nguyện. “Họ không
phải là những người lãnh đạo vì có ý tưởng cao siêu, vì có
những nguồn tài nguyên bất tận, vì có một nền văn hóa huy
hoàng hay có tài năng thiên phú, nhưng là vì nhờ quyền
năng của sự cầu nguyện mà họ có thể truyền bảo quyền
năng của Đức Chúa Trời”.4
GHI CHÚ
1. Cuốn Samuel Chadwick của N.G.Dunning (NXB London:
Hodder & Stoughton, năm 1934), trang 19.
2. Cuốn The Prayer Life of Our Lord (NXB London: Morgan
& Scott), trang 30–31.
3. George Mueller (1805–1898) là một người lãnh đạo của
phái Plymouth Brethen, người không nhận lương hướng,
ông tin rằng Đức Chúa Trời sẽ chu cấp sự cần dùng của
149
Lãnh Đạo Thuộc Linh

ông nhờ sự cầu nguyện mà thôi. Ông đã thành lập một cô


nhi viện tại Bristol cho hai ngàn cô nhi nhờ vào sức mạnh
của sự cầu nguyện, và ông đã khích lệ mọi người cầu
nguyện trong một chuyến vòng quanh thế giới ở độ tuổi
bảy mươi.
4. Cuốn Prayer and Praying Men của EM.Bounds (NXB
London: Hodder & Stonghton, năm 1921). Edward
Mckendree Bounds (18351913) là một mục sư phái Giám
Lý Episcopal Hoa Kỳ, ông phục vụ các Hội Thánh khắp
miền nam. Ông là một đại uý trong quân đội Liên Bang.

150
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Chương 12:
NGƯỜI LÃNH ĐẠO VÀ THÌ GIỜ
“Hãy tận dụng thì giờ”
- Ê-phê-sô 5:16

Phẩm chất sự lãnh đạo của một người tùy thuộc vào
những gì xảy ra theo thời gian. Tâm tính và sự nghiệp của
người trẻ tùy thuộc vào cách người ấy biết sử dụng thì giờ.
Chúng ta không thể chỉnh đốn những giờ học hay những
giờ làm việc tại sở làm cách tốt đẹp là những giờ đã được
ấn định cho chúng ta - trừ phi chúng ta có thể biết được
mình phải làm những gì trước và sau thời gian đó. Cách
chúng ta sử dụng những giờ thặng dư để chuẩn bị cho công
việc, cho các bữa ăn, cho giấc ngủ quyết định việc chúng
ta sẽ trở thành những người tầm thường hay trở thành
những người tài giỏi. Nhàn hạ là một cơ hội vẻ vang mà
cũng là một nguy cơ tinh tế. Mỗi khoảnh khắc của một
ngày đều là tặng phẩm của Đức Chúa Trời mà chúng ta
đáng phải quan tâm, vì dù thế nào thì thời gian của chúng
ta rất ngắn ngủi mà công tác thì lớn lao.
Từng giờ từng phút được sử dụng cách khôn ngoan sẽ
làm cho cuộc sống phong phú. Một lần nọ, Michelangelo
đang cố gắng hoàn tất một công việc ở vào thời gian hạn
định cuối cùng, thì người đó đã cảnh cáo ông: “Điều này

151
Lãnh Đạo Thuộc Linh

có thể làm cậu phải trả giá mạng sống đấy!”. Ông đã đáp
lời: “Vậy chớ sống để làm gì khác nữa?”
Chắc chắn ngày giờ sẽ trôi qua, nhưng chúng ta có thể
điều hành chúng một cách có mục đích và có kết quả. Triết
gia William James đã khẳng định rằng cách sử dụng tốt nhất
đời người là dùng nó vào một việc gì đó mà nó sẽ kéo dài
cuộc đời ấy. Giá trị của cuộc sống không phải ở độ dài của
nó mà ở chỗ cuộc sống đó đã đem lại được gì, không phải
chúng ta sống bao lâu mà là chúng ta sống cách đầy trọn,
tốt đẹp đến chừng nào.
Thì giờ là vàng bạc, nhưng chúng ta đã hoang phí nó
một cách thiếu suy nghĩ. Môi-se đã biết thì giờ rất có giá trị
và ông đã cầu xin Chúa dạy mình biết đo lường nó mỗi
ngày, chớ không phải là từng năm (Thi Thiên 90:12). Nếu
chúng ta biết chăm sóc từng ngày, thì năm tháng tự nó sẽ
tốt đẹp.
Người lãnh đạo ít khi nói rằng: “Tôi không có thì giờ".
Một lời bào chữa như vậy thường là nơi nương náu cho một
người đầu óc hẹp hòi và làm việc kém hiệu quả. Mỗi chúng
ta đều có đủ thì giờ để làm trọn ý muốn của Đức Chúa Trời
dành cho đời sống chúng ta. Ông J.H.Jowett đã nói:
Tôi nghĩ rằng một trong số những hiện tượng giả dối ở
thời đại chúng ta là một hiện tượng rất quen thuộc, trong đó
chúng ta tỏ ra là chúng ta thường xuyên thiếu thì giờ.
Chúng ta thường nhắc đi nhắc lại điều đó đến nỗi chính sự
nhắc đi nhắc lại ấy đã lừa dối chúng ta, khiến chúng ta tin
152
Lãnh Đạo Thuộc Linh

là như vậy. Không bao giờ con người bận rộn nhất lại là
người không có thì giờ. Họ điều hành ngày giờ của họ chặt
chẽ và có hệ thống đến nỗi bất cứ khi nào bạn nhớ đến họ
thì họ luôn luôn âm ra những khoảng trống để phục vụ phụ
trội một cách vô vị kỷ. Với tư cách một mục sư, tôi thú
nhận rằng những người mà tôi hy vọng tìm được sự phục vụ
phụ trội của họ chính là những người bận bịu nhất.
Nan đề của chúng ta không phải là có quá ít thì giờ,
nhưng là làm thế nào để sử dụng tốt hơn thì giờ mà chúng
ta có. Mỗi chúng ta đều có thời gian bằng với những người
khác. Tổng Thống Hoa Kỳ cũng chỉ có hai mươi bốn tiếng
đồng hồ một ngày y như chúng ta có. Những người khác có
thể trội hơn chúng ta về năng lực, về ảnh hưởng, về tiền
bạc nhưng không một ai có thì giờ trội hơn chúng ta.
Trong ví dụ về các nén bạc (Lu-ca 19:12-27), mỗi đầy
tớ được giao cho một lượng tiền như nhau, mỗi chúng ta
đều được giao cho một lượng thì giờ như nhau. Nhưng ít có
ai trong chúng ta đã sử dụng nó cách khôn ngoan để tạo ra
lợi ích gấp mười lần. Ví dụ này nhận được những năng lực
khác nhau; người đầy tớ ít khả năng nhưng vẫn trung tín
bằng người có khả năng thì cũng nhận phần thưởng y như
nhau. Chúng ta không chịu trách nhiệm về các ơn ban hay
khả năng thiên phú của chúng ta, nhưng chúng ta phải chịu
trách nhiệm về sách lược sử dụng thì giờ của mình.
Khi Phao-lô thúc giục người Ê-phê-sô “tận dụng thì
giờ” (5:16), ông đã xem thì giờ giống như một sự mua bán.
153
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Chúng ta trao đổi thì giờ trong thị trường cuộc sống để lấy
những chức nghiệp, những hoạt động có giá trị hay là
không, có kết quả hay là không. Một cách dịch khác cho
câu Kinh Thánh nầy là: “Hãy mua lấy những cơ hội”, vì thì
giờ là cơ hội. Ở đây chứa đựng tầm quan trọng của một đời
sống được hoạch định cách chu đáo: “Nếu chúng ta tiến
triển về phương diện sử dụng có hiệu quả kinh tế thì giờ, thì
chúng ta đang học biết cách sống. Còn nếu chúng ta thất
bại ở phương diện này, thì chúng ta cũng thất bại trong mọi
lĩnh vực khác”.
Thì giờ mất đi không bao giờ có thể lấy lại được. Thời
gian không thể được tích trữ mà chỉ có thể được tiêu dùng
cách nào cho tốt. Người ta thấy những dòng chữ này được
khắc trên một chiếc đồng hồ đo bằng bóng mặt trời:
Bóng ngón tay tôi để
Chia quá khứ, vị lai;
Trước nó, giờ chưa tới
Tăm tối, ngoài sức bạn;
Đằng sau nó, không bao giờ trở lại.
Giờ trôi qua, không còn thuộc bạn nữa
Trong tay bạn, chỉ có một giờ thôi
Là hiện tại, mà bóng tay đang chỉ.
- Tác giả vô danh

154
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Đối diện với thực tại khắt khe này, người lãnh đạo phải
lựa chọn thứ tự ưu tiên một cách kỹ càng. Người ấy phải
cân nhắc giá trị của những cơ hội và những trách nhiệm
khác nhau. Người lãnh đạo không thể phí thì giờ về những
vấn đề phụ trong khi có những nghĩa vụ cần thiết đòi buộc
phải lưu tâm đến. Từng ngày cần có sự hoạch định chu đáo.
Người nào muốn thăng tiến cần phải biết lựa chọn điều nào
và loại bỏ điều nào, để sau đó tập trung vào những việc
quan trọng nhất.
Việc ghi chép lại từng giờ trong tuần đã được sử dụng
như thế nào cũng rất ích lợi, để sau đó có thể xem xét lại
trong ánh sáng thứ tự ưu tiên của Thánh Kinh. Kết quả có
thể rất lạ lùng. Thường thường việc ghi chép này cho chúng
ta thấy rằng chúng ta đã có nhiều thì giờ hữu ích cho sự
phục vụ Cơ Đốc hơn là chúng ta tưởng.
Giả sử rằng chúng ta chia cho mình một thì giờ rộng
rãi gồm tám giờ đồng hồ một ngày cho việc ngủ nghỉ (một
số ít người cần nhiều hơn thời gian này nữa), ba giờ để ăn
uống và nói chuyện, mười tiếng đồng hồ để làm việc và đi
lại trong năm ngày. Chúng ta vẫn còn ba mươi lăm tiếng
đồng hồ nữa mỗi tuần cần phải lấp kín. Phải sử dụng chúng
thế nào đây? Đầu tư vào việc gì? Sự đóng góp trọn vẹn của
một người cho nước Đức Chúa Trời có thể tùy thuộc vào
cách sử dụng những tiếng đồng hồ này. Chắc chắn những
giờ đồng hồ này sẽ quyết định cuộc sống là tầm thường hay
phi thường.
155
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Vị giáo sĩ dũng cảm Mary Slessor là con gái của một


người say sưa. Năm mười một tuổi, cô đã bắt đầu làm việc
trong một xưởng thợ ở Dundee, tại đây, cô đã làm việc
hằng ngày từ lúc sáu giờ sáng cho đến sáu giờ tối. Những
cái chế độ làm việc khắc nghiệt ấy cũng không thể ngăn
cản cô tự học hành để có được một sự nghiệp cao quý.2
Năm mười lăm tuổi, David Livingston đã làm việc
trong một xưởng bông tại Dumbarton mười bốn tiếng đồng
hồ một ngày. Chắc chắn ông có quyền bào chữa để khỏi
học hành, để khỏi lợi dụng thì giờ nhàn nhã ít ỏi còn lại
của mình. Nhưng ông đã học tiếng La-tinh; năm mười sáu
tuổi ông đã có thể đọc được các tác phẩm của Horace và
Virgil. Năm hai mươi bảy tuổi ông đã học xong một chương
trình học về y khoa lẫn thần học.
Những gương mẫu tương tự như vậy có rất nhiều đến
nỗi ngày nay chúng ta không có cớ gì để viện dẫn rằng
chúng ta không có đủ thì giờ để hoàn thành những điều có
giá trị trong cuộc sống.
Chúa chúng ta đã nêu gương mẫu trọn vẹn về cách sử
dụng thì giờ một cách có sách lược. Ngài trải qua cuộc đời
với những bước chân có đo lường, không bao giờ vội vã,
dầu Ngài luôn luôn bị vây quanh bởi những đoàn dân đông
và những lời thỉnh nguyện. Khi có người đến gần Ngài để
xin Ngài cứu giúp thì Chúa Jêsus đã gây một ấn tượng rằng
Ngài không có điều gì quan trọng hơn là quan tâm đến
những nhu cầu của người đến tìm gặp Ngài.
156
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Bí quyết của sự trầm tĩnh của Chúa Jêsus nằm trong sự


tin chắc của Ngài rằng Ngài đang làm việc theo kế hoạch
Đức Chúa Cha đã ấn định cho cuộc sống Ngài - một kế
hoạch tận dụng từng giờ và được chuẩn bị cho mọi việc bất
ngờ. Qua sự thông giao với Cha Ngài trong sự cầu nguyện,
mỗi ngày Chúa Jêsus nhận lãnh cả những lời Ngài phải nói
lẫn những việc Ngài phải làm. “Những lời ta nói cùng các
ngươi, chẳng phải tự ta nói; ấy là Cha ở trong ta, chính
Ngài làm trọn việc riêng của Ngài” (Giăng 14:10).
Điều quan trọng lớn nhất của Chúa Jêsus là làm xong
công tác đã được uỷ thác cho Ngài trong thì giờ được ban
cho. Ngài ý thức về một sự ấn định giờ giấc của thiên
thượng trong đời sống Ngài (Giăng 7:6; 12:23,27; 13:1;
17:1). Ngay cả đối với mẹ yêu dấu của Ngài, Ngài cũng
bảo rằng: “Giờ ta chưa đến” (2:4). Đáp lại sự bất hạnh xảy
ra cho Ma-ri và Ma-thê, Chúa Jêsus đã dời thời biểu của
Ngài lại hai ngày (11:1-6). Khi nhìn lại cuộc đời của mình
vào lúc cuối, Ngài đã nói: “Con đã tôn vinh Cha trên đất,
làm xong công việc Cha giao cho làm” (17:4). Chúa Jêsus
đã hoàn tất công tác của cuộc đời Ngài, không có điều nào
bị hư hỏng vì cớ vội vàng một cách không thích hợp hay là
chỉ xong việc nửa vời vì cớ thiếu thì giờ. Một ngày hai mươi
bốn giờ đồng hồ của Ngài là đủ để Ngài hoàn thành ý chỉ
trọn vẹn của Đức Chúa Trời.
Chúa Jêsus đã bảo các môn đồ rằng: “Trong ban ngày
há chẳng phải có mười hai giờ sao?” J.Stuart Holden đã
157
Lãnh Đạo Thuộc Linh

nhìn thấy trong lời nói của Chúa chúng ta cả sự ngắn ngủi
lẫn sự đầy đủ của thời gian. Quả thật có mười hai giờ trong
ban ngày, nhưng mười hai giờ trong ban ngày như vậy là
đủ.3
Ý thức về thì giờ, Chúa Jêsus đã dùng thì giờ của Ngài
để làm những điều đáng làm. Ngài không tiêu phí thì giờ
cho những điều không cần thiết. Sức mạnh của đặc tính
đạo đức được bảo tồn nhờ sự biết khước từ điều không
quan trọng.
Không điều nhỏ nhặt nào trong đời tôi,
Là không phải con đường Thầy trải bước;
Từng giờ phút, sức lực, Thầy sử dụng.
Luôn luôn, và tất cả, vì Chúa Cha.
- Tác giả vô danh
Thật thú vị biết bao khi thấy rằng những lời tường thuật
của các sách phúc âm không hàm chứa một sự ám chỉ về
bất kỳ sự gián đoạn nào quấy nhiễu được sự trầm tĩnh của
Con Đức Chúa Trời. Ít có điều gì tạo ra sự căng thẳng trong
một cuộc sống bận bịu hơn là những sự gián đoạn không
mong đợi. Nhưng đối với Chúa Jêsus, không có những điều
như vậy, những biến cố “không mong đợi” luôn luôn được
tiên liệu trong sự hoạch định của Đức Chúa Cha, và vì thế
Chúa Jêsus không bị chúng làm cho Ngài phải bối rối.
Đúng là có những lúc Ngài không có đủ thì giờ để dùng

158
Lãnh Đạo Thuộc Linh

bữa, nhưng Ngài luôn luôn có đủ thì giờ để hoàn thành tất
cả ý muốn của Đức Chúa Cha.
Thường thường, cái áp lực mà người lãnh đạo thuộc
linh cảm thấy xuất phát từ những nhiệm vụ giả định mà
Đức Chúa Trời không có chỉ định; đối với những nhiệm vụ
như vậy, người lãnh đạo không thể mong đợi Đức Chúa
Trời ban cho sức lực phi thường cần thiết.
Một người bận bịu nọ đã kể cho tôi nghe cách ông đối
phó với những điều gây gián đoạn. Ông làm chứng rằng:
“Mãi cho đến vài năm trước đây, tôi luôn luôn bị chúng gây
phiền nhiễu, mà thực ra, đó là một hình thức vị kỷ của
chính tôi. Người ta đã quen xử sự và nói như vầy, “Ồ, tôi
đã giết thì giờ gần hai tiếng đồng hồ ở đây, giữa các chuyến
xe này, và tôi nghĩ rằng tôi sẽ đến gặp được ông”. Điều đó
thường gây phiền nhiễu cho tôi. Nhưng rồi Chúa thuyết
phục tôi rằng Ngài đã sai phái họ. Ngài đã sai Phi-líp đến
gặp hoạn quan Ê-thi-ô-bi. Ngài đã sai Ba-na-ba đến gặp
Sau-lơ. Ngày nay cũng vậy, Đức Chúa Trời đã sai phái
người khác đến với chúng ta.
Do đó, khi có người đến tìm tôi, tôi nói “chắc Chúa đã
sai bạn đến đây. Vậy chúng ta hãy tìm xem thử tại sao Ngài
sai phái bạn. Chúng ta hãy cầu nguyện”. Ôi, việc này đã
tạo được hai điều. Cuộc trao đổi mặc lấy tầm quan trọng
mới vì có Đức Chúa Trời ở trong đó. Nó thường làm ngắn
gọn cuộc trao đổi. Nếu người đến viếng bạn biết bạn đang
tìm kiếm lý do tại sao Đức Chúa Trời đã sai phái họ, mà
159
Lãnh Đạo Thuộc Linh

không có gì hiển nhiên, thì cuộc viếng thăm sẽ dễ chịu và


không dài dòng.
Như vậy, tôi tiếp nhận những sự gián đoạn như là đến
từ Chúa. Chúng nằm trong thời gian biểu của tôi, vì thời
gian biểu đó là do Đức Chúa Trời sắp xếp theo sự đẹp lòng
Ngài.
Phao-lô đã khẳng định rằng Đức Chúa Trời có chương
trình cho mỗi đời sống. Chúng ta “đã được dựng nên trong
Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời
đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo” (Ê-phê-sô 2:10).
Qua sự cầu nguyện hằng ngày, người lãnh đạo khám phá ra
những chi tiết của chương trình đó và xếp đặt công việc
cách phù hợp. Từng giờ phút sẽ được sử dụng cách hữu ích.
John Wesley và F.B.Meyer, những con người đã gây
được ảnh hưởng trên thế giới này cho Đấng Christ, đã phân
chia từng ngày của họ ra thành những khoảng thời gian
năm phút một, và họ cố tận dụng từng khoảng thời gian ấy.
Tất cả chúng ta cũng đều được lợi ích nếu biết áp dụng kỷ
luật tương tự như vậy. Ví dụ như, chúng ta có thể vận dụng
những giây phút hoang phí vào việc đọc thêm sách.
Tiểu sử của Meyer đã thuật cho chúng ta biết ông đã
tận dụng thì giờ như thế nào: Nếu ông phải đáp một
chuyến đi xa bằng xe lửa, ông sẽ chọn cho mình một góc ở
toa xe, mở chiếc cặp mà ông đã mang theo chứa đầy các
loại bút chì văn phòng, và bắt tay làm việc về một vấn đề
khó khăn nào đó, hoàn toàn quên lãng môi trường xung
160
Lãnh Đạo Thuộc Linh

quanh mình. Thường thường, ở những cuộc hội nghị kéo


dài, thậm chí cả trong những cuộc họp uỷ ban, khi diễn tiến
không đòi hỏi ông tập trung chú ý thì ông lại nhè nhẹ mở
cặp ra và tiến hành trả lời các thư từ.
Một con người khác biết tiết kiệm thì giờ là W.E
Sangster. Con trai ông đã viết về ông như sau:
Ông không bao giờ phung phí thì giờ. Sự khác nhau
giữa một phút và hai phúc là một kết quả đáng kể đối với
ông. Từ phòng làm việc ông xuất hiện và nói với tôi: “Con à,
con chẳng chịu làm gì cả. Ba chỉ có đúng hai mươi hai phút
thôi đấy. Chúng ta sẽ đi đạo một chút. Chúng ta có thể đi
dạo quanh chỗ quen thuộc trong thời gian ấy". Rồi ông vụt
bước ra khỏi nhà với tốc độ thật nhanh và tôi thường phải
chạy mới bắt kịp. Sau đó ông nói chuyện về những việc
đang xảy ra (năm phút), viễn cảnh của Surrey trong việc
tranh giải vô định trong vùng (hai phút), điều cần thiết cho
cuộc phục hưng (năm phút), thực tại về con quái vật ở hồ
Loch Ness (hai phút), đời thánh khiết của William Romaine
(ba phút). Vừa lúc ấy đến giờ chúng tôi phải quay về nhà.
Nhà lãnh đạo cần có một cách tiếp cận thời gian thăng
bằng nếu không nó trở thành xiềng xích của ông và làm
ông vấp ngã. Không có sự kiểm soát đúng lúc, người lãnh
đạo sẽ làm việc dưới sự căng thẳng không cần thiết. Ngay
cả khi người lãnh đạo đã làm hết sức để hoàn thành những
bổn phận thường nhật, thì luôn luôn vẫn còn lại một khối
lượng lớn công việc. Mọi sự kêu gọi giúp đỡ không nhất
161
Lãnh Đạo Thuộc Linh

thiết là sự kêu gọi đến từ Đức Chúa Trời, vì không thể đáp
ứng mọi nhu cầu. Nếu người lãnh đạo hoạch định ngày giờ
của mình cách thành thật trong sự cầu nguyện, rồi người ấy
thực thi kế hoạch đó với tất cả năng lực và sự khao khát, thì
vậy là đủ rồi. Người lãnh đạo chỉ chịu trách nhiệm về
những gì nằm trong tầm kiểm soát của mình. Phần còn lại
người ấy sẽ giao phó cho Cha Thiên Thượng toàn năng và
toàn ái của mình.
Sự trì hoãn là kẻ trộm cắp thời gian, là một trong
những khí giới mạnh mẽ nhất của ma quỷ để chiếm đoạt cơ
nghiệp đời đời của chúng ta. Thói quen “lần lữa” thật là
nguy hiểm đối với sự lãnh đạo thuộc linh. Sức mạnh của nó
nằm trong sự chần chừ tự nhiên của chúng ta trong việc có
những quyết định quan trọng. Có những quyết định và thực
hiện những quyết định ấy luôn luôn đòi hỏi có năng lực về
đạo đức. Nhưng việc bỏ qua thì giờ không bao giờ làm cho
hành động được dễ dàng hơn, ngược lại là khác. Hầu hết
các quyết định đều trở nên khó khăn hơn ở ngày hôm sau
và bạn cũng có thể mất đi lợi điểm do sự trì hoãn như vậy.
Cây gai sẽ không bao giờ dễ cầm lấy hơn là trong hiện tại.
“Làm ngay bây giờ” là câu khẩu hiệu đã đưa nhiều
người đến thành công về mặt thuộc thể, và nó cũng hoàn
toàn có giá trị như vậy trong những vấn đề thuộc linh. Một
phương pháp hữu ích để thắng hơn tính trì hoãn đó là đặt
ra hạn định cuối cùng và không bao giờ bỏ lỡ hay trì hoãn
thêm nữa dù chỉ một lần.
162
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Một người suốt cả đời đọc sách đã được bạn hữu ông
hỏi: “làm thế nào bạn dành được thì giờ cho việc đó?”. Ông
đã trả lời: “Tôi chẳng dành thì giờ cho nó; tôi chỉ sử dụng
thì giờ thôi”.6
GHI CHÚ
1. Michelangelo (1475–1564) là một nhà điêu khắc, một
họa sĩ và là một thi sĩ người Ý. Các tác phẩm nổi danh của
ông bao gồm pho tượng “Đa-vít” và trần nhà của Nguyện
Đường Sistine ở Vatican. William James (1842–1910) là
một nhà tâm lý của trường đại học Harvard và là một triết
gia, ông thường được tín nhiệm với việc quảng bá một cách
tiếp cận mới đối với sự hiểu biết được mệnh danh là chủ
nghĩa thực dụng (pram atison).
2. Mary Slessor (1848––1915) đã đến xứ Calabar, thuộc Tây
Phi, vào năm 1876, một vùng không thuộc quyền kiểm soát
của quyền lực thuộc địa nào. Tính khôi hài và lòng can
đảm của cô đã chinh phục được lòng tin của các tù trưởng
hiếu chiến. Cô đã đóng góp rất nhiều cho cuộc sống của trẻ
thơ và phụ nữ.
3. Cuốn The Gospel of the Second Chance của J.Stuart
Holden (NXB London: Marshall Brothers, năm 1912), trang
188.
4. Cuốn FB.Meyer của W.Y.Fullerton (NXB London:
Marshall Morgan & Scott), trang 70. Frederick Brotherton
Meyer (1847–1929) là một nhà giảng đạo phái Báp-tít với
một tòa giảng toàn cầu và một hậu cứ ở Luân Đôn. Ông nổi
163
Lãnh Đạo Thuộc Linh

tiếng về các chiến dịch truyền giảng chống nạn mãi dâm,
say sưa rượu chè, và nạn đấm đá để dành giải thưởng, nhân
danh các trẻ em con hoang và những bà mẹ chưa kết hôn.
John Wesley (1703–1791) nổi danh là nhà đồng sáng lập
giáo hội Giám lý, một con người đầy nghị lực.
5. Cuốn Doctor Sangster của Paul E .Sangster (NXB London:
Epworth, năm 1962), trang 314.
6. Tạp chí Sunday School Times số ra ngày 22 tháng mười
một, năm - 1913, trang 713.

164
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Chương 13:
NGƯỜI LÃNH ĐẠO VÀ VIỆC ĐỌC SÁCH
“Con hãy chú trọng đến việc đọc Kinh Thánh trong các
buổi nhóm, việc khuyên bảo và dạy dỗ cho tới khi ta đến.”
- I Ti-mô-thê 4:13

Đọc sách làm cho con người am hiểu, phát


biểu làm cho con người sẵn sàng, viết lách làm cho con
người chính xác. - Francis Bacon
Lời khuyên của Phao lô dành cho Ti-mô-thê: “Hãy
chăm chỉ đọc sách” chắc chắn là ám chỉ đến việc đọc Kinh
Thánh Cựu ước ở nơi công cộng. Những lời khuyên của
Phao-lô là lời khuyên thích hợp nhất cho những lĩnh vực
đọc sách khác nữa. Các sách của Phao-lô - những sách mà
Phao-lô muốn Ti-mô-thê đem đến cho ông - có lẽ là những
tác phẩm lịch sử của người Do thái, các sách giải nghĩa luật
pháp và tiên tri và có lẽ một số là các áng thi văn của dân
ngoại mà Phao-lô đã trưng dẫn trong các bài giảng và các
bài diễn thuyết của ông. Là một người nghiên cứu đến cùng,
Phao lô muốn dành thì giờ để học hỏi nghiên cứu.
Trong lúc bị giam cầm và không lâu trước khi tử đạo
vào năm 1536, William Tyndale đã viết đơn cho giám đốc
trại giam xin cho ông được nhận một ít đồ cần dùng: Một
chiếc mũ ấm hơn, một ngọn đèn, một mảnh vải để vá ống
quần của tôi . . . Nhưng trên hết, tôi tha thiết van xin lòng
165
Lãnh Đạo Thuộc Linh

nhân từ của ngài hãy thúc giục người tiếp tế để ông ấy làm
ơn cho tôi nhận lại cuốn Kinh Thánh tiếng Hy-bá-lai của tôi,
cuốn văn phạm Hy-bá-lai và cuốn từ điển Hy-bá-lai, nhờ
đó tôi có thể sử dụng thì giờ vào việc học hỏi.
Cả Phao-lô và Tyndale đều tận dụng những ngày cuối
cùng của mình trên đất vào việc nghiên cứu sách. Những
người lãnh đạo thuộc linh ở mọi thế hệ phải có một niềm
say mê un đốt được hiểu biết lời Đức Chúa Trời qua việc
chăm chỉ kêu cứu với sự soi sáng của Đức Thánh Linh.
Nhưng trong chương này, điều quan tâm đặc biệt của
chúng ta là việc đọc sách phụ thêm của người lãnh đạo. .
Người lãnh đạo nào muốn tăng trưởng phần thuộc linh
và phần trí tuệ đều sẽ thường xuyên đọc sách. Các luật sư
phải kiên trì đọc sách để theo sát các vấn đề luật pháp. Các
bác sĩ phải đọc sách theo dõi những sự thay đổi thường
xuyên trong việc chăm sóc sức khỏe. Cũng vậy, người lãnh
đạo thuộc linh phải am hiểu lời Đức Chúa Trời và những
nguyên tắc của Thánh Kinh, cũng phải biết rõ tâm tư của
những người trông chờ nơi người lãnh đạo sự dìu dắt nữa.
Để đạt được điều đó, người lãnh đạo phải có một đời sống
đọc sách năng nổ.
Ngày nay, tập quán đọc các sách cổ điển thuộc linh đã
suy tàn. Ở thời nay, chúng ta có nhiều thì giờ nhàn rỗi hơn
là những người sống trước đây trong lịch sử, nhưng nhiều
người lại bảo rằng mình không có thì giờ để đọc sách. Một

166
Lãnh Đạo Thuộc Linh

người lãnh đạo thuộc linh không thể có một lời bào chữa
như thế.
John Wesley đã có một niềm say mê đọc sách, và hầu
hết ông đã đọc sách trên lưng ngựa. Thường thường ông
phải cởi ngựa hàng năm mười dặm một ngày, đôi khi có
đến chín mươi dặm. Thói quen của ông là cưỡi ngựa với
một cuốn sách về khoa học hay lịch sử hoặc y khoa được
gắn ở đầu yên ngựa, và bằng cách đó ông đã đọc qua hàng
ngàn cuốn sách. Ngoài cuốn Kinh Thánh Tân ước tiếng
Hy Lạp, ba cuốn sách trứ danh đã chiếm hữu tâm trí và tấm
lòng của Wesley trong những ngày ông theo học tại Oxford
là : Imitation of Christ (Bắt Chước Đấng Christ), Holy Living
and Dying (Sống và Chết Thánh Khiết) và cuốn The Serious
Call (Sự Kêu Gọi Hệ Trọng). Ba cuốn sách này là những lời
chỉ dẫn thuộc linh cho ông. Wesley đã bảo với các mục sư
trẻ tuổi trong các Hội Thánh Giám lý phải đọc sách, bằng
không thì hãy nghỉ chức vụ!
Những người lãnh đạo phải quyết định dành tối thiểu
nửa giờ một ngày để đọc sách, những cuốn sách nuôi
dưỡng linh hồn và bồi bổ tâm trí. Trong một loạt sách nhận
định về “Sự Sử Dụng và Sự Lạm Dụng Sách”, A.W.Tozer đã
nói: Tại sao Cơ Đốc nhân ngày nay lại thấy rằng việc đọc
những cuốn sách cao siêu luôn luôn là vượt quá sức của
mình? Chắc chắn rằng năng lực trí tuệ không suy giảm lần
từ thế kỷ này sang thế hệ khác. Chúng ta đều lanh lợi như
cha ông mình, bất kỳ tư tưởng nào họ thưởng thức được thì
167
Lãnh Đạo Thuộc Linh

chúng ta cũng thưởng thức được, nếu chúng ta có lòng ham


thích đủ để cố gắng. Nguyên do chính của sự suy thoái
phẩm chất của văn chương Cơ Đốc ngày nay không phải
thuộc về khả năng mà là thuộc linh. Thưởng thức một cuốn
sách cao siêu đòi hỏi phải có một mức độ hiến dâng cho
Đức Chúa Trời và xa lánh trần gian mà rất ít Cơ Đốc nhân
thời nay có được. Các giáo phụ Cơ Đốc ngày xưa, các nhà
Thần Bí, người phái Thanh Giáo không nỗ lực công phu để
hiểu biết, nhưng họ thường xuyên ở trong một vùng cao,
nơi đó không khí trong lành hiếm có và không có ai ngoại
trừ người được Đức Chúa Trời yêu dấu có thể đến đó . . .
Một lý do tại sao người ta không thể hiểu được những sách
cao siêu cổ điển của Cơ Đốc Giáo đó là tại họ cố gắng để
hiểu mà không hề có ý định vâng theo.2
TẠI SAO PHẢI ĐỌC SÁCH?
“Đọc sách sẽ làm đầy trở lại suối nguồn của sự hưng
phấn”, đó là lời khuyên của Harold Ockeng, người đã đem
theo cả một va-li sách trong tuần trăng mật.3
Quy luật đọc sách nổi tiếng của Bacon là: "Đọc sao
cho không mâu thuẫn hay lẫn lộn, cũng không phải là để
tin hay chấp nhận điều gì, cũng không phải là để tìm những
câu chuyện hay bài diễn thuyết, nhưng là để suy xét và cân
nhắc. Một số sách có thể phải thử nghiệm, một số khác có
thể nuốt trọng và một số ít khác thì phải cần nhai và cần
được tiêu hóa”. Thực ra, nếu chúng ta đọc sách chỉ để tích
lũy trong đầu mình những tư tưởng, để cảm thấy mình hơn
168
Lãnh Đạo Thuộc Linh

người khác hay để tỏ ra là có học thức, thì việc đọc sách


của chúng ta là vô ích và hư không.
Người lãnh đạo thuộc linh nên chọn những cuốn sách
có ích về mặt thuộc linh. Một số tác giả đã thách thức tấm
lòng và lương tâm, và chỉ cho chúng ta hướng đến chỗ cao
nhất; họ thôi thúc chúng ta phục vụ và dẫn chúng ta đến
với Đức Chúa Trời.
Người lãnh đạo thuộc linh cũng nên đọc sách để mở
mang trí tuệ. Điều này đòi hỏi phải chọn những cuốn sách
mà chúng trắc nghiệm tri năng, cung cấp những tư tưởng
tươi mới, thách thức tánh tự phụ và thăm dò những điều
phức tạp.
Người lãnh đạo nên đọc sách để bồi đắp cho sự giảng
dạy và phong cách viết của mình. Về điều nầy, không gì có
thể sánh bằng các tác phẩm của những con người bậc thầy
ấy, họ làm cho chúng ta thêm dồi dào từ ngữ, dạy chúng ta
cách suy nghĩ, chỉ giáo chúng ta nghệ thuật nói năng cách
sắc bén và có kỷ cương. Tozer đã khen ngợi John Bunyan
về sự bình dị, Joseph Addison về sự trong sáng và thanh tao,
John Milton về sự cao thượng và ý tưởng cao siêu, Charles
Dickens về sự lanh lợi và Francis Bacon về sự đứng đắn.
Người lãnh đạo cũng phải đọc sách để nhận được
những thông tin mới, để bắt kịp với thời gian, được am
tường trong lĩnh vực tinh thông của mình.

169
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Người lãnh đạo nên đọc sách để được thông công với
những đầu óc vĩ đại, thông qua các sách mà chúng ta được
thông giao với những nhà lãnh đạo thuộc linh vĩ đại nhất
của các thời đại.
Một cuốn sách tốt có sức mạnh lớn lắm. Trong cuốn
Curiosities of Literature (Những Điều Hay Lạ của Văn
Chương), Benjamin Disraeli đã đưa ra một số trường hợp
trong đó người ta đã chịu ảnh hưởng rất mạnh của chỉ một
cuốn sách mà thôi. Khi tôi đọc tiểu sử của các Cơ Đốc
nhân vĩ đại, nhiều lần một cuốn sách đã gây ra biến cố
trong cuộc đời họ và tạo ra một cuộc cách mạng trong chức
vụ của họ. Cuốn sách đó là cuốn Lectures on Revivals of
Religion (Những Bài Diễn Thuyết Về Các Cuộc Phục Hưng
Tôn Giáo) của Charles G.Finney.5
ĐỌC SÁCH GÌ
Nếu người ta có thể biết một người thông qua tập thể
mà họ sinh hoạt, thì cũng vậy, tâm tính của một người được
phản ánh qua những cuốn sách mà người ấy đọc. Việc đọc
sách của người lãnh đạo là sự biểu lộ bên ngoài những
khao khát và nguyện vọng bên trong của họ. Ngày nay, vô
số nhan đề sách được tung ra từ các nhà in đã làm cho việc
chọn lọc sách trở thành cần thiết. Chúng ta có thể cố gắng
chỉ đọc các sách tốt nhất, chỉ những cuốn sách làm sinh
động sử mệnh của chúng ta. Việc đọc sách của chúng ta
phải được chỉnh đốn bằng việc chúng ta là ai và chúng ta
có ý định hoàn thành những gì.
170
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Một tác giả thời xưa có bút hiệu là Cladius Clear đã nói
rằng một độc giả phải biết chia các sách của mình ra thành
những hạng người. Một số ít sách là “người yêu”, có thể
đồng hành với mình đến chốn lưu đày. Một số sách khác là
“bạn”. Hầu hết các sách đều là “người quen”, đó là các tác
phẩm mà người ấy chỉ nên ở giới hạn cúi chào.
Matthew Amold nghĩ rằng số văn phẩm tốt nhất bao
gồm trong vòng năm trăm cuốn. Daniel Webster thích
thông thạo ít sách hơn là đọc sách một cách tràng giang đại
hải. Đối với những cuốn sách đó, ông nhờ đến sự hiểu biết
đích thực về lòng người, những nguyện vọng và những
thảm trạng của nó, những hy vọng cùng những thất vọng.
Việc đọc sách mà không biết phân biệt thì chẳng giúp ích gì
cho ai. Hobbes, một triết gia người Anh, có lần đã nói:
“Nếu tôi đọc nhiều sách như bao người khác thì tôi sẽ biết
được rất ít”.
Samuel Brengle đã nói về thi văn như vầy: Tôi thích
những nhà thơ mà các tác phẩm của họ bày tỏ ra tính cách
đạo đức cao trọng và niềm say mê chẳng hạn như các tác
phẩm của Tennyson và một số tác phẩm của Browning. Tác
phẩm của những người khác có ánh sáng, nhưng tôi thích
ngọn lửa hơn là chỉ có ánh sáng. Về Shakespeare hả? Đó là
một đầu óc sáng sủa như ánh mặt trời, nhưng thiếu niềm
say mê, chỉ có ánh sáng mà không có sức nóng. Còn
Shelley? Còn Keats thì sao? Tôi cảm thấy họ là những nhà
thơ hoàn hảo, nhưng họ không làm tôi rung động. Thơ hay
171
Lãnh Đạo Thuộc Linh

nhưng họ chỉ là những người bán chữ. Có một sự vô cùng


khác nhau giữa vẻ đẹp của sự thánh khiết và sự thánh khiết
của cái đẹp. Một đằng thì đưa người ta đến chỗ cao thượng
nhất, có đặc tính giống Đức Chúa Trời nhất; còn đằng kia
thường - rất thường - dẫn người ta đến một sự cuống lạc
của xúc cảm.6
Sir W.Robertson Nicoll, là chủ bút của từ British
Weekly (Anh Quốc Tuần Báo) trong nhiều năm, ông đã
nhận thấy tiểu sử là hình thức hấp dẫn nhất trong việc đọc
sách tổng quát, bởi vì tiểu sử truyền đi nhân cách. Đọc về
cuộc đời của những con người nam nữ vĩ đại, đã tận hiến
đời mình, là nhân lại chính tấm lòng của mình hưởng đến
Đức Chúa Trời. Thử nghĩ xem những phong trào truyền
giáo đã được khích lệ như thế nào nhờ tiểu sử của những
con người như William Carey, Adoniram Judson, Hudson
Taylor, Charles Studd hay Albert Simpson.”
Joseph W.Kemp là một con người rất nổi danh về sự
giảng dạy của ông, ông luôn luôn có trong tay mình một
bản tiểu sử cao đẹp. Ransom W.Cooper đã viết: Việc đọc
các tiểu sử cao đẹp tạo nên một phần quan trọng trong sự
giáo dục của một Cơ Đốc nhân. Nó cung cấp cho người ấy
vô số những gương mẫu để dùng trong công tác phục vụ
của mình. Người ấy học biết cách đánh giá giá trị đích thực
của đức tính, biết nắm bắt được mục tiêu công tác cho đời
mình, biết cách tốt nhất để đạt đến mục tiêu đó, sự từ bỏ
mình nào cần có để kiềm chế những nguyện vọng không
172
Lãnh Đạo Thuộc Linh

xứng đáng người ấy luôn luôn học biết cách Đức Chúa Trời
can thiệp vào cuộc đời tận hiến để thực hiện những kế
hoạch của chính mình.
Người lãnh đạo không nên thỏa lòng với những cuốn sách
dễ đọc, cũng không thể thỏa mãn với việc chỉ đọc các sách
thuộc về chuyên môn của mình. Muriel Omrod đã khuyên:
Tốt hơn, chúng ta nên luôn luôn bám lấy một điều gì
vượt sức mình một chút. Chúng ta phải luôn luôn nhắm đọc
một điều gì đó khác hơn không phải chỉ các tác giả mà
chúng ta đồng ý kiến với họ, mà cả những tác giả chúng ta
sẵn sàng gây chiến với họ nữa. Chúng ta đừng lên án họ
ngay chỉ vì bất đồng ý kiến với chúng ta; quan điểm của họ
thách thức chúng ta xem xét sự thật và thử nghiệm xem
quan điểm của họ có nghịch với Thánh Kinh không. Chúng
ta cũng đừng khen ngợi hay chỉ trích một tác giả mà chúng
ta chỉ nghe nói lại qua người thứ hai hay người thứ ba, còn
chính mình thì chưa đích thân đọc các tác phẩm của họ ...
Đừng sợ những tư tưởng mới lạ và cũng đừng mang chúng
theo mình. Người lãnh đạo nên đắm mình vào những cuốn
sách mà nó trang bị mình để phục vụ tốt hơn và lãnh đạo
tốt hơn trong nước của Đức Chúa Trời.
Ít học là điều hiểm nguy
Say sưa nào phải là thị hứng nguồn.
Nốc cạn chén, hại não cần;
Uống có chừng mực, thêm phần bình tâm.
- Alexander Pope
173
Lãnh Đạo Thuộc Linh

ĐỌC CÁCH NÀO


Nhờ đọc sách chúng ta có thể học hỏi. Nhờ suy gẫm
những đề tài chúng ta đọc, chúng ta có thể hái trái từ cây
sách để bồi bổ thêm cho trí óc, và chức vụ của chúng ta.
Trừ phi chúng ta đọc sách với sự suy nghĩ kỹ càng, bằng
không thì chúng ta chỉ phí thì giờ mà thôi.
Khi nhà thơ Southey nói chuyện với một phụ nữ phái
Quaker về cách thế nào ông đã học văn phạm Bồ Đào Nha
trong khi ông tắm, học văn học Pháp trong khi ông mặc áo
quần, học khoa học trong khi ông dùng điểm tâm, v.v.., bận
suốt cả ngày như thế, thì bà đã nhẹ nhàng hỏi: “Thế khi nào
thì ông suy nghĩ?”. Chúng ta có thể đọc sách mà thiếu sự
suy nghĩ, nhưng việc đọc sách như vậy chẳng đem lại lợi
ích gì cho chúng ta cả. Spurgeon đã khuyên các sinh viên
của ông như sau: Hãy thông thạo những sách các bạn có.
Hãy đọc chúng cách kỹ càng. Hãy dầm thấm trong chúng
cho tới khi chúng làm bảo hòa các bạn. Hãy đọc đi đọc lại,
hãy nhai nát và tiêu hóa chúng. Hãy để chúng thấm vào
chính con người của các bạn. Hãy đọc chăm chú một cuốn
sách tốt vài lần, ghi chép và phân tích nó. Người sinh viên
sẽ thấy rằng tinh thần mình được kiến tạo nhờ vào một
cuốn sách đọc kỹ càng hơn là hàng chục cuốn sách mà
mình chỉ đọc thoáng qua. Học ít mà hay kiêu ngạo xuất
phát từ chỗ đọc sách cách vội vã. Một số người mất khả
năng suy nghĩ bởi vì họ đã bỏ qua sự suy gẫm để muốn đọc
cho được nhiều. Trong việc đọc sách, hãy dùng câu khẩu

174
Lãnh Đạo Thuộc Linh

hiệu của các bạn là “Được nhiều, chớ không phải đọc
nhiều".9
 Hãy sử dụng các quy tắc sau đây để làm cho việc đọc
sách của bạn có giá trị và có lợi ích.
 Nếu bạn có khuynh hướng mau quên, hãy dành ít thì
giờ đọc sách thôi. Thói quen đọc rồi quên đi sẽ tạo ra
thói quen quên lãng những vấn đề quan trọng khác.
 Sử dụng cách phân biệt trong việc chọn sách y như
trong việc chọn bạn.
 Hãy đọc sách với bút chì và sổ ghi chép trong tay. Trừ
phi bạn có trí nhớ tốt, bằng không thì nhiều điều nhận
được qua việc đọc sách sẽ bay mất đi trong ngày. Hãy
khai triển một hệ thống ghi chép. Nó sẽ giúp cho trí
nhớ chúng ta rất nhiều.
 Hãy có một “cuốn sách gối đầu giường”, như người ta
thường gọi tức là một cuốn sách ghi những điều lạ lùng,
thú vị và đáng để suy ngẫm. Bằng cách đó, bạn sẽ xây
dựng được một kho tàng tài liệu để sử dụng trong tương
lai.
 Hãy kiểm chứng các dữ kiện lịch sử, khoa học và các
dữ kiện khác.
 Đừng bỏ qua một từ ngữ nào cho tới khi biết được
nghĩa của chúng.
 Thay đổi việc đọc sách để trí nhớ của bạn không bị in
vết. Sự thay đổi làm tươi mới tâm trí cũng như đối với
175
Lãnh Đạo Thuộc Linh

thân thể vậy. Hãy biết liên hệ việc đọc sách của bạn -
lịch sử với thi văn, tiểu sử với các tiểu thuyết về lịch sử.
Chẳng hạn như khi bạn đọc lịch sử về Cuộc Nội Chiến
của Hoa Kỳ thì hãy đọc tiểu sử của Tổng Thống Lincoln
hay của Tướng Grant và thơ của Whitman.
Canon Yates đã khuyên rằng mọi cuốn sách tốt cần
phải đọc ba lần. Lần đầu đọc nhanh và liên tục để giúp cho
trí của bạn có cái nhìn tổng quát và liên kết các tài liệu
trong sách với kiến thức sẵn có của bạn. Lần thứ hai đọc kỹ
và đọc từng chặng. Hãy suy nghĩ và ghi chú. Rồi sau một
thời gian, đọc lại lần thứ ba y như cách đọc lần đầu. Hãy
viết một bài phân tích ngắn về cuốn sách đó ở phía trong
bìa sau của sách. Như vậy cuốn sách đó sẽ in sâu vào trí
nhớ của bạn.
Một mục sư người Tô Cách Lan ở thành phố Lumsden
đã sưu tập mười bảy ngàn cuốn sách mà ông thường đọc
bất chợt và rất hài lòng. Nhưng sau này con trai ông đã nói
rằng: “Dầu ông dành nhiều thì giờ và lao khổ để soạn các
bài giảng, nhưng ông không có được một sự thông công
nào vào giữa các bài giảng và việc đọc sách của ông cả”.10
Hãy coi chừng nguy cơ mắc chứng Lumsden. Sách là
chiếc ống dẫn để chuyển dòng tư tưởng từ tâm trí này sang
tâm trí khác. Nhà giảng đạo ở Lumsden có thể đã có được
sự ích lợi từ nơi các cuốn sách cho đời sống thuộc linh của
chính mình, nhưng giáo dân trong nhà thờ của ông rõ ràng
không bao giờ cảm nhận được cái ảnh hưởng của việc đọc
176
Lãnh Đạo Thuộc Linh

sách của ông. Người lãnh đạo phải luôn luôn khai thông
giữa việc đọc sách với việc nói năng và viết lách, sao cho
những người khác tìm được sự bổ ích, vui tươi và phấn khởi.
Có một mục sư nọ thuộc miền quê nước Úc mà tác giả
biết là một người rất yêu thích sách. Trong buổi đầu chức
vụ, ông đã quyết định phát triển một hội chúng am hiểu
Kinh Thánh và thần học. Ông giúp các tín đồ của ông học
cách yêu thích sách và dẫn dắt họ vào nền văn học thuộc
linh càng ngày càng sâu nhiệm hơn một cách tiến bộ trông
thấy. Kết quả là một số các nông gia trong vùng đã có được
những tủ sách đầy ý nghĩa và có đức tin suy nghĩ chín chắn.
Nhiều mục sư đã thử lãnh đạo theo cách này, hướng
dẫn Hội Thánh tiến đến việc đọc sách cách khôn ngoan và
có một đức tin lớn hơn, phó thác hơn và vươn cao hơn.
GHI CHÚ
1. William Tyndale (1994-1536) là người đầu tiên phiên
dịch Kinh Thánh Tân Ước ra Anh ngữ vào năm 1522, từ
một căn cứ ở nước Đức. Ông đã bị bắt vào năm 1535 và
một năm sau ông bị thiêu sống trên giàn hoa. Trước lúc qua
đời, ông đã dịch xong năm cuốn sách đầu tiên của Cựu
Ước và sách Giôna.
2. Bài “Sử Dụng và Lạm Dụng Sách” của A.W.Tozle đăng
trên tuần báo The Alliance Weekly, số ra ngày 22 tháng hai
năm 1956, trang 2.

177
Lãnh Đạo Thuộc Linh

3. Bài của Harold J.Ockenga đăng trên tạp chí Christianity


Today số ra ngày 4 tháng Ba, năm 1966, trang 36.
4. Lời của Francis Bacon, được trưng dẫn trong tuần báo
The Alliance Weekly số ra ngày 14 tháng Ba năm 1956,
trang 2. Bacon (1561–1626) là một chính khách và là một
học giả, ông phục vụ dưới triều Nữ hoàng Elizabeth I và
Vua James I. Nhiều tác phẩm của ông liên quan đến
phương pháp khoa học, lý thuyết chính trị và lịch sử tư
tưởng. Ông là một thành viên trung thành của giáo hội Anh
Quốc.
5, Charley Finney (1792––1875) được huấn luyện trong
ngành luật, nhưng ông đã chuyển sang thi hành chức vụ
sau khi trở về tin Chúa vào năm 1821. Ông đã dẫn đạo các
cơn phục hưng khắp miền đông bắc, làm mục sư chủ tọa
các Hội Thánh, đã viết sách, chống đối chế độ nô lệ và sự
say sưa, và là hiệu trưởng trường Đại học Oberlin từ năm
1851 đến năm 1866. Cuốn sách được kể ra ở đây xuất bản
vào năm 1835.
6. Cuốn Samuel Logan Brengle của C.W.Hall (NXB New
York: Salvation Army, năm 1923), trang 269.
7. Charles Thomas Studd (1862-1931) được thừa kế một gia
tài lớn, nhưng ông đã phân phát nó và sang làm giáo sĩ ở
Trung Hoa vào năm 1885. Ông cũng đã phục vụ tại Ấn Độ
và Phi Châu, và đã góp phần thành lập phong trào Sinh
Viên Chí Nguyện.

178
Lãnh Đạo Thuộc Linh

8. Lời của Muriel Ornrod đăng trên tạp chí The Reaper, số
phát hành tháng Tám năm 1965, trang 229.
9. Cuốn Encounter With Spurgeon của Helmut Thielecke
(NXB Philadelphia: Fortress, năm 1963), trang 197.
10. Tạp chí The Sunday School Times số ra ngày 22 tháng
Mười Một, năm 1913, trang 715.

179
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Chương 14:
CẢI TIẾN SỰ LÃNH ĐẠO
"Ai lãnh đạo, hãy tận tâm lãnh đạo."
-Rô-ma 12:8 (BDY)

Mỗi Cơ Đốc nhân có nghĩa vụ phải làm người tốt


nhất mà mình có thể làm cho Đức Chúa Trời. Cũng như bất
kỳ sinh hoạt có giá trị nào khác, nếu có thể cải tiến sự lãnh
đạo thì chúng ta phải tìm cách cải tiến nó. Trong khi làm
như vậy, chúng ta chuẩn bị chính mình cho sự phục vụ cao
trọng hơn mà có thể xảy ra ở một khúc quanh sắp đến, dù
hiện nay chúng ta chưa thấy được.
Không phải mọi Cơ Đốc nhân đều được kêu gọi vào
công tác lãnh đạo quan trọng trong Hội Thánh, nhưng mỗi
Cơ Đốc nhân là một người lãnh đạo, vì tất cả chúng ta đều
có ảnh hưởng tới người khác. Tất cả chúng ta phải phấn
đấu để cải tiến tiềm năng lãnh đạo của mình.
Bước đầu tiên hướng đến sự cải tiến là nhận biết
những nhược điểm, biết sửa sai và phát huy các ưu điểm.
Có nhiều lý do để giải thích tại sao sự lãnh đạo của Hội
Thánh chưa phải là sự lãnh đạo tốt nhất, có lẽ một số trong
những lý do đó cũng có thể áp dụng cho bạn.
 Có lẽ chúng ta chưa có một mục tiêu được xác định rõ
ràng để nó thúc đẩy chúng ta, thách thức đức tin và
thống nhất những sinh hoạt trong cuộc sống.
180
Lãnh Đạo Thuộc Linh

 Có lẽ đức tin chúng ta kém cỏi, chúng ta do dự, chưa


dám dấn thân vì nước trời.
 Chúng ta đã bày tỏ nhiệt tâm của sự cứu rỗi trong Đấng
Christ chưa, hay cách cư xử chúng ta tỏ ra bệnh hoạn
và buồn chán? Người lãnh đạo nóng nảy sốt sắng sẽ
sinh ra những người nối theo mình cũng nóng nảy sốt
sắng.
 Có lẽ chúng ta ngần ngại nắm lấy gai góc của hoàn
cảnh khó khăn và đối phó với nó một cách can trường.
Hoặc có lẽ chúng ta trì hoãn, hy vọng rằng những nan
đề ấy rồi sẽ tiêu biến theo thời gian. Người lãnh đạo
tầm thường sẽ trì trệ trong những quyết định khó khăn,
trong sự đàm đạo và trong thư tín. Sự trì hoãn chẳng
giải quyết được gì mà thường nó làm cho nan đề càng
tệ hơn.
 Có lẽ chúng ta đã bỏ chiều sâu để lấy chiều rộng, đã
trải mình cách mỏng manh, chỉ hoàn thành được những
kết quả nông cạn ở mặt ngoài.
HÃY TẬN TÂM LÃNH ĐẠO
Rô-ma 12:1 đưa ra câu mệnh lệnh này cho người lãnh
đạo: “Hãy dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh,
đẹp lòng Đức Chúa Trời”. Thì quá khứ xác định (aorist)
trong tiếng Hy Lạp của động từ “dâng” (là thì mà nó chỉ về
một hành động đã làm xong và dứt điểm) được theo sau
bằng ba mươi sáu động từ ở thì hiện tại (hành động tiếp tục)

181
Lãnh Đạo Thuộc Linh

để chỉ điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta vâng lời và dâng hiến.


Có hai kết quả trong số các kết quả ấy được đặt biệt đáng
lưu tâm ở đây.
Trước hết, “hãy tận tâm lãnh đạo” (Rô-ma 12:8, BDY).
Barclay đã dịch câu này như sau: “Nếu được nhờ cậy để
giao phó công tác lãnh đạo, hãy làm việc đó với lòng nhiệt
thành”. Đây là lời hiệu triệt để dấn mình hết lòng vào công
tác lãnh đạo, để phục vụ toàn lực, không chừa một chỗ nào
cho sự biếng nhác. Bạn có đang làm như vậy chăng?
Sự lãnh đạo của bạn có bày tỏ ra sự sốt sắng điển hình
của Chúa Jêsus không? Khi các môn đệ chứng kiến Thầy
mình bừng bừng cơn giận công nghĩa trước sự xúc phạm
đền thờ Cha Ngài, thì họ nhớ lại lời đã chép: “Sự sốt sắng
về nhà Chúa tiêu đốt tôi” (Giăng 2:17). Lòng sốt sắng của
Chúa Jêsus mạnh mẽ đến nỗi bạn hữu của Ngài tưởng rằng
Ngài đã bị mất trí (Mác 3:21) và các kẻ thù Ngài cáo buộc
Ngài là bị quỷ ám (Giăng 7:20).
Phao-lô cũng đã sốt sắng tương tự như vậy ở giai đoạn
đầu của cuộc sống. Adolph Deissman đã viết: “Ánh sáng
trên đường Đa-mách đã gặp được nhiều vật liệu dễ cháy
trong linh hồn của người bắt bớ đạo non trẻ này. Chúng ta
đã thấy ngọn lửa bùng cháy và chúng ta cảm nhận cái ánh
sáng bùng tỏa sau khi được nhen nhóm đã không mất đi
sức sáng của nó lúc Phao-lô đã cao tuổi”. Chúng ta phải
phấn đấu để có lòng sốt sắng liên tục như vậy khi chúng ta
càng già hơn. Tuổi tác có khuynh hướng làm cho ngọn lửa
182
Lãnh Đạo Thuộc Linh

dập tắt thành đám than hồng – lửa luôn luôn cần có thêm
nhiên liệu mới.
Trước khi trở về tin Chúa, lòng sốt sắng của Phao-lô
đẩy ông đến chỗ cực kỳ hung ác, chống đối các Cơ Đốc
nhân ban đầu, đến nỗi về sau ông đã than khóc về điều đó.
Nhưng cũng chính lòng sốt sắng ấy, sau khi được Đức
Thánh Linh thanh tẩy, nó được đem vào trong cuộc đời mới
của ông trong Đấng Christ và đã đưa đến những thành tựu
lạ lùng cho chính cái Hội Thánh mà ông đã từng có lần ra
sức phá hoại.
Vì được thường xuyên đầy dẫy Đức Thánh Linh nên
tâm trí Phao-lô bùng cháy bằng lẽ thật của Đức Chúa Trời
và lòng ông tỏa sáng bằng tình yêu của Đức Chúa Trời.
Niềm say mê làm rạng danh Đức Chúa Trời là trọng tâm
của cuộc đời ông. Không có gì đáng ngạc nhiên khi người
ta đi theo Phao-lô. Ông đã tận tâm lãnh đạo. Ông lãnh đạo
với lòng sốt sắng nhiệt thành. Tinh thần đời sống ông đã lây
sang những người chung quanh ông.
GIỮ CHO SÔI SỤC
Động từ thứ hai ở thì hiện tại trong Rô-ma 12 mà
chúng tôi muốn nói là ở trong câu 11: “Hãy siêng năng mà
chớ làm biếng, phải có lòng sốt sắng; phải hầu việc Chúa”.
Ông Harrington Lees đã dịch câu này như sau: “Đừng biếng
nhác trong công tác, hãy nhờ Đức Thánh Linh giữ cho sôi
sục, làm công việc của người nô lệ phục vụ chủ mình”.

183
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Câu này chỉ ra động lực để phục vụ cách sốt sắng, bền
bỉ: “Nhờ Đức Thánh Linh giữ cho sôi sục”. Đối với hầu hết
những người làm công tác lãnh đạo, sự sôi sục dễ dàng xảy
ra vào những trường hợp đặc biệt. Đa số người lãnh đạo
từng trải những lúc được kích động thuộc linh mạnh mẽ,
những lúc tấm lòng nung đốt, những lúc gần gũi Đức Chúa
Trời một cách đặc biệt và những lúc kết quả khác thường
trong công tác phục vụ những nan đề là ở chỗ đó! Câu 11
hàm chứa khả năng hấp dẫn về nếp sống “tỏa sáng bằng
Đức Thánh Linh.” Chúng ta sẽ không mất đi sự sôi sục nếu
Đức Thánh Linh là chiếc lò lớn ở trung tâm của cuộc đời
chúng ta.
Nhân vật Cơ Đốc nhân của ông Bunyan đã khám phá
ra bí quyết này khi đến viếng nhà của Thích Thị. Ông
không thể hiểu làm thế nào những ngọn lửa cứ cháy cao
mãi khi mà có người đổ nước lên trên chúng. Sau đó ông
đã thấy một người khác ở phía đằng sau đang rót dầu vào.
Trong bài giảng quan trọng của Chúa về sự cầu nguyện,
Chúa Jêsus đã hứa rằng nếu chúng ta xin thì Đức Chúa Trời
sẽ ban Đức Thánh Linh cho chúng ta. “Vậy nếu các ngươi
là người xấu, còn biết cho con cái mình các vật tốt thay,
huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban Đức
Thánh Linh cho người xin Ngài!” (Lu-ca 11:13). Khi chúng
ta tin cậy Đấng Christ để nhận sự cứu rỗi, thì lời hứa này
được làm tròn trong chúng ta, vì Phao lô đã dạy rằng: “Nếu

184
Lãnh Đạo Thuộc Linh

ai không có Thánh Linh của Đấng Christ, thì người ấy


chẳng thuộc về Ngài" (Rô-ma 8:9).
CẢI TIẾN SỰ LÃNH ĐẠO
Hudson Taylor, người sáng lập Hội Truyền Giáo Nội
Địa Trung Hoa, là một người đơn sơ nhưng tinh nhuệ. Ông
có khả năng nói những điều cực kỳ ý nghĩa bằng một cách
thức đơn sơ có sức lôi cuốn. Trong một lá thư viết năm
1879 cho thư ký hội truyền giáo, ông Taylor đã nói:
Điều quan trọng nhất phải làm là :
1. Cải thiện tính chất công tác.
2. Làm sâu sắc lòng tin kính, sự tận tâm và sự thành
công của những người làm công tác.
3. Nếu được, hãy cất bỏ hòn đá vấp chân.
4. Tra dầu vào các bánh xe khi chúng bị rít.
5. Sửa chữa những gì khiếm khuyết.
6. Bổ sung càng nhiều càng tốt, những gì đang thiếu sót.
Những lời khuyên đơn sơ như vậy bày tỏ sự nhận định
về trách nhiệm của người lãnh đạo. Sau đây là một sự phân
tích tập trung vào sáu lĩnh vực quan trọng cần quan tâm:
Sự Quản Trị - Cải thiện tính chất công tác. Người lãnh
đạo phải khám phá ra những ban ngành nào đang làm việc
kém tiêu chuẩn và sửa chữa khuyết điểm. Điều này có thể
can dự đến việc khai triển những chỉ dẫn cho công việc

185
Lãnh Đạo Thuộc Linh

mới, hoặc thiết lập những thủ tục khai trình mới và những
cách truyền thông khác.
Cường độ thuộc linh - Làm sâu sắc lòng tin kính, sự tận
tụy và sự thành công của những người làm công tác. Sự
sinh động của Hội Thánh hay hội truyền giáo sẽ phản ánh
về những người lãnh đạo của nó. Nước dâng cao theo độ
cao của nguồn. Sức khỏe thuộc linh của ban lãnh đạo phải
ở mức cao nhất giữa vòng các cấp lãnh đạo. Sự thỏa đáp về
công việc cũng rất quan trọng. Nếu người lãnh đạo có thể
chỉ vẽ cho các đồng nghiệp mình những phương pháp cải
tiến để đưa đến thành công, thì ý thức về sự hoàn thành
công tác của họ sẽ được phản ánh trong việc cải thiện
phẩm chất công tác của họ.
Tinh thần đồng đội – Cất bỏ hòn đá vấp chân. Mối bất
hòa giữa một đội ngũ cần phải được giảm đến mức thấp
nhất. Khi những nan đề bị bỏ qua thì tinh thần sẽ sụt giảm
và hiệu năng công tác cũng suy giảm. Nếu nan đề được giải
quyết thì mọi sự đâu sẽ vào đó ngay tức khắc. Nếu nan đề
ấy là một con người, thì người có lỗi cần phải được xử lý
ngay khi mọi sự kiện được làm rõ, và hãy bỏ đi những điều
vụn vặt. Dĩ nhiên nan đề hay con người ấy cần phải được
đối xử bằng sự tra xét cẩn thận và với tình yêu thương,
nhưng không thể hy sinh công việc của Đức Chúa Trời vì
cớ muốn giữ hòa khí.
Mối liên hệ cá nhân - Tra dầu vào các bánh xe khi
chúng bị rít. Mối liên hệ nồng thắm giữa các thành viên
186
Lãnh Đạo Thuộc Linh

trong đội ngũ là rất quan trọng. Một số công tác viên thích
quản lý; một số khác thì muốn thương yêu người ta. Chỉ
những người biết thương yêu thì mới có thể làm người lãnh
đạo. Trong việc chỉ huy người ta, một chút dầu có thể hiệu
lực hơn là cả lọ a-xít.
Giải quyết nan đề - Sửa chữa những gì khiếm khuyết.
Một trong các bổn phận chính của người lãnh đạo là giải
quyết những nan đề dai dẳng trong tổ chức. Tạo ra nan đề
thì dễ, giải quyết chúng mới là khó. Người lãnh đạo phải
đối diện với nan đề một cách thiết thực và theo dõi chúng
cho tới khi được giải quyết.
Lập kế hoạch - Bổ sung những gì đang thiếu sót. Phê
phán những kế hoạch thì dễ hơn là lập ra chúng. Người
lãnh đạo phải nhìn thấy mục tiêu rõ ràng, hoạch định một
cách giàu tưởng tượng, biết áp dụng các chiến thuật để đưa
đến thành công. Trong công tác này luôn luôn có sự cung
cấp không đầy đủ những người sẵn sàng và đủ phẩm chất
để thực hiện công việc.
Có một cách khác nữa để cải tiến tiềm năng lãnh đạo:
Kháng cự cái tư tưởng “lãnh đạo từ phía sau”. Sự lãnh đạo
chân chính luôn luôn là từ trên xuống dưới chớ không bao
giờ từ dưới lên trên. Chính sự lãnh đạo từ phía sau (từ phía
cấp dưới) đã dẫn dân Y-sơ-ra-ên thối lui vào trong đồng
vắng.
Nhiều Hội Thánh và nhiều tổ chức ở trong thế bí, bởi
vì người lãnh đạo đã chấp nhận một loại áp lực từ phía cấp
187
Lãnh Đạo Thuộc Linh

dưới. Không được để cho yếu tố bất đồng ý kiến hay phản
ứng quyết định đường lối chung đi ngược lại với sự nhất trí
của những người lãnh đạo thuộc linh.
GHI CHÚ
1. Sách tham chiếu ở đây là cuốn Pilgrim's Progress (Thiên
Lộ Lịch Trình) của John Bunyan, được xuất bản năm 1678
và hiện được dịch ra hàng trăm thứ tiếng. Bunyan (1628-
1688) đã viết hơn sáu mươi cuốn sách.

188
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Chương 15:
GIÁ TRẢ CỦA SỰ LÃNH ĐẠO
“Các con không biết điều mình xin. Các con
có thể uống được chén Ta uống, và chịu được
báp-têm Ta chịu không?"
- Mác 10:38

Có nguyện vọng lãnh đạo trong nước Đức Chúa Trời


đòi hỏi chúng ta phải sẵn sàng trả một giá cao hơn những
người khác. Thuế trả cho sự lãnh đạo thật rất là nặng, sự
lãnh đạo càng hiệu quả thì thuế càng cao.
Quinton Hogg, người sáng lập Viện Bách Khoa Kỹ
Thuật Luân Đôn, đã cống hiến một gia tài lớn cho công
trường đó. Khi được hỏi xây dựng một học viện lớn như vậy
phải tốn kém mất bao nhiêu, ông Hogg đã trả lời: "Không
nhiều đâu, chỉ bằng máu của một đời người!".
Đó là cái giá phải trả cho mọi thành tựu lớn lao và
không phải chỉ trả tổng cộng một lần một. Thành tựu mua
được theo kế hoạch chi trả theo thời gian đòi hỏi một sự lắp
đặt mới từng ngày. Những bản thiết kế tươi mới thường
xuyên được vẽ ra, và khi ngưng trả giá thì sự lãnh đạo cũng
tàn tạ. Chúa chúng ta đã dạy rằng chúng ta không thể cứu
kẻ khác mà đồng thời lại tiếc chính mình.
Samuel Brengle đã viết: "Sức mạnh thuộc linh là sự
tuôn đổ của sự sống thuộc linh, và như mọi sự sống, từ sự
189
Lãnh Đạo Thuộc Linh

sống của nấm mốc trên tường, đến sự sống của thiên sứ
trưởng ở trước ngai, nó đều đến từ Đức Chúa Trời. Vì vậy,
những ai có nguyện vọng lãnh đạo có thể phải trả giá và
tìm kiếm sự sống từ Đức Chúa Trời." 2
SỰ XẢ THÂN
Đây là một phần của giá phải trả mỗi ngày. Có một cây
thập tự đứng sừng sững trên con đường lãnh đạo thuộc linh
và người lãnh đạo phải vác nó. “Chúa đã vì chúng ta bỏ sự
sống, chúng ta cũng nên bỏ sự sống vì anh em mình vậy”
(I Giăng 3:16). Như cây thập tự của Đấng Christ vắt ngang
vai và lưng của chúng ta thể nào, thì sự sống phục sinh của
Đấng Christ cũng biểu lộ qua chúng ta thể ấy. Không có
thập tự giá thì cũng không có sự lãnh đạo.
“Ai trong vòng các ngươi muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi
mọi mọi người. Vì Con Người đã đến, không phải để người
ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống
mình làm giá chuộc cho nhiều người" (Mác 10:44-45). Mỗi
vị anh hùng đức tin trong Hê-bơ-rơ chương 11 đều được
kêu gọi phải hy sinh như là một phần trong sự phục vụ của
mình. Những người lãnh đạo Hội Thánh nào tỏ ra sẵn sàng
từ bỏ những ưa thích cá nhân, thì sẽ từ bỏ những ước muốn
tự nhiên và chính đáng vì cớ Đức Chúa Trời. Bruce Barton
trưng dẫn một tấm bảng ghi ở một trạm sửa xe như sau:
“Chúng tôi sẽ bò dưới xe của quý khách thường xuyên hơn
và chịu dơ bẩn hơn bất cứ đồng nghiệp nào khác của

190
Lãnh Đạo Thuộc Linh

chúng tôi”3. Đó là loại phục vụ mà Cơ Đốc nhân tìm cách


phục vụ.
Samuel Zwemer lưu ý rằng điều duy nhất Chúa Jêsus
đã bày tỏ cho các môn đồ sau khi sống lại về sự đau đớn
của Ngài đó là các vết sẹo. Trên đường đến làng Em-ma-út,
các môn đồ Ngài không nhận ra Ngài cũng như sứ điệp của
Ngài. Mãi cho tới khi Chúa Jêsus bẻ bánh và họ có thể nhìn
thấy các vết sẹo thì họ mới nhìn biết Ngài là ai. Khi Chúa
Jêsus xuất hiện giữa nhóm người đã bị mất tinh thần tại
phòng cao sau khi Ngài sống lại thì Ngài cho họ xem “tay
và sườn mình” (Giăng 20:20).
Những vết thẹo là dấu chính thức của người môn đồ
trung tín và người lãnh đạo thuộc linh chân chính. Người ta
đã nói về một nhà lãnh đạo rằng: “Ông thuộc vào lớp người
tuận đạo đầu tiên mà linh hồn nóng nảy của họ đã tạo ra sự
toàn thiêu con người thuộc thể” Không có gì làm cảm động
người ta hơn là những dấu đinh và dấu giáo ấy. Những dấu
này là chứng cớ của sự thành thật mà không ai có thể thách
thức được, như Phao-lô đã nhận biết rõ. Ông viết: “Xin
đừng ai làm khó cho tôi, vì trong mình tôi có đốt dấu vết
của Đức Chúa Jêsus” (Ga-la-ti 6:17)
Ngươi không có vết sẹo nào sao?
Không dấu vết ẩn khuất nào trên chân, trên sườn,
trên tay?
Ta nghe người hát lanh lảnh từ miền đất

191
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Ta nghe họ ca ngợi sự sáng người như sao thăng:


Ngươi không vết sẹo nào chăng?
Ngươi không có vết sẹo nào sao?
Còn ta, ta đã bị thương bởi những tay cung thủ,
huyết hồng chan.
Họ đặt ta vào cây gỗ cho đến chết, thân tan nát.
Bầy thú dữ háu mồi vây quanh ta, ta ngất xỉu:
Ngươi không vết thương nào chăng?
Không vết thương? chẳng vết sẹo?
Phải, chủ thể nào thì tớ thể ấy,
Bàn chân ngươi lành lặn. Thể nào theo được xa?
Hỡi người không vết thương, chẳng vết sẹo!
- Amy Carmichael
Phao-lô đã mô tả chính mình và gánh nặng của mình
như vậy: Chúng tôi bị chèn ép mọi cách, nhưng không bị
nghiền nát; bị bối rối, nhưng không tuyệt vọng; bị bắt bớ,
nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu
diệt. Chúng tôi luôn mang sự chết của Đức Chúa Jêsus
trong thân thể mình, để sự sống của Đức Chúa Jêsus cũng
được biểu lộ trong thân thể chúng tôi. Bởi trong khi sống,
chúng tôi thường bị nộp cho sự chết vì cớ Đức Chúa Jêsus,
để cho sự sống của Đức Chúa Jêsus được biểu lộ trong thân
thể hay chết của chúng tôi. (II Cô-rinh-tô 4:8-1)

192
Lãnh Đạo Thuộc Linh

SỰ CÔ ĐỘC
Nietzsche đã tin rằng cuộc sống luôn luôn khó khăn
hơn khi lên cực đỉnh - sự lạnh lẽo gia tăng, gió mạnh hơn,
gánh trách nhiệm nặng nề hơn.
Bởi vì người lãnh đạo phải luôn luôn đi đầu nên người
ấy sống với sự cô độc. Mặc dầu người ấy có thể thân thiện,
nhưng có những lĩnh vực trong cuộc sống mà người ấy phải
độc hành. Dixon Hoste cảm thấy cô độc khi Hudson Taylor
đã hồi hưu và giao công tác lãnh đạo Hội Truyền Giáo Nội
Địa Trung Hoa trên vai ông. Sau khi lãnh trách nhiệm,
Hosie đã nói: “Giờ đây tôi chẳng còn có ai nữa, chẳng có
ai ngoài Đức Chúa Trời!”. Tại đó, ông đã đứng trên núi với
Đức Chúa Trời mình.
Dĩ nhiên chúng ta vui mừng và cần có sự đồng hành
của những người khác, và chúng ta muốn san sẻ với người
khác gánh nặng về trách nhiệm và sự lo toan. Đôi khi đã
phải xé lòng để có những quyết định rất quan trọng ảnh
hưởng đến đời sống của những bạn đồng lao thân yêu - làm
cho họ phải cô độc. Môi-se đã phải trả giá cho sự lãnh đạo
của mình - chịu cô độc trên núi, một mình trong đồng bằng,
chịu hiểu lầm, bị chỉ trích.
Các tiên tri trong Cựu Ước là những người đơn độc.
Hê-nóc bước đi một mình trong một xã hội suy đồi khi ông
rao giảng sự phán xét. Sự bù đắp cho ông là sự hiện diện
của Đức Chúa Trời. Giô-na chỉ có một mình trong thành
Ni-ni-ve bao la, một thành phố dân ngoại gồm cả triệu linh
193
Lãnh Đạo Thuộc Linh

hồn. Nhà giảng đạo cô độc nhất thời nay là người được uỷ
thác một sứ điệp tiên tri đi trước các thời kỳ, một sứ điệp
mà nó cắt ngang sự bình lặng của thời đại.
Phao-lô, con người sống hợp quần, cũng là một con
người cô độc, bị bạn bè hiểu lầm, bị kẻ thù vu oan, bị
các tín đồ bỏ rơi. Lời ông nói cùng Ti-mô-thê thật chua
chát biết bao: “Con biết rằng mọi người ở xứ A-si đã lìa
bỏ ta” (I Ti-mô-thê 1:15).
A.W.Tozer đã viết: “Hầu hết những con người vĩ đại
nhất của thế giới đều đã chịu cô độc. Sự cô độc dường như
là giá mà người thánh đổ phải trả cho nếp sống thánh của
mình”. Người lãnh đạo phải là một con người, trong khi
hân hoan nghênh đón tình bằng hữu và sự ủng hộ của tất
cả mọi người dâng hiến cho, thì phải có đủ sức chịu đựng
bên trong để chống chọi một mình ngay cả đối diện với sự
chống đối gay gắt mà “chẳng có ai ngoài Đức Chúa Trời”.
Không sự đón mừng của chị em, hoặc con gái.
Phải, không sự ở cùng của cha, hoặc con trai.
Một mình trên đất, không nhà trên sông nước.
Ta nhẫn nhục trải qua, cho đến khi công tác hoàn
thành.
- F.W.H. Meyers

194
Lãnh Đạo Thuộc Linh

SỰ MỆT NHỌC
“Thế giới được điều hành bởi những con người mỏi
mệt”. Có lẽ đây là một câu nói hơi quá đáng, nhưng nó có
một chút thực tại ở trong đó. Những yêu cầu của sự lãnh
đạo làm mỏi mòn con người tráng kiện hơn hết. Những
người Cơ Đốc biết chỗ mình có thể tìm được sức lực mới,
“Vậy nên, chúng ta chẳng ngã lòng, dầu người bề ngoài hư
nát, những người bề trong cứ đổi mới càng ngày càng hơn”
(II Cô-rinh-tô 4:16). Ngay cả Chúa Jêsus cũng phải mệt mỏi
trong chức vụ và cần được yên nghỉ (Giăng 4:6). "Chúa Jêsus
đã cảm thấy năng lực cạn đi, nguồn sức lực bên trong thoát ra
khi người phụ nữ có nhu cầu rờ đến áo Ngài" (Mác 5:30).
Không một điều tốt lành dài lâu nào có thể được hoàn
thành mà không có sự tiêu hao năng lực của cân não và sức
lực cá nhân này.
Tinh thần tình trạng khương an không sản sinh ra
những con người lãnh đạo. Nếu một Cơ Đốc nhân không
sẵn sàng dậy sớm và làm việc cho đến khuya, không sẵn
sàng ra sức học tập chuyên cần và làm việc trung tín, thì
con người đó không thể làm thay đổi một thế hệ. Sự mệt
nhọc là giá phải trả cho sự lãnh đạo. Sự tầm thường là kết
quả của sự không bao giờ mệt nhọc.
Douglas Thomton đã viết cho thư ký Hội Truyền Giáo
Church Missionary Society như sau:
"Tôi rất mệt mỏi! Tôi chỉ có thể viết thư vì tôi quá mệt
để có thể làm việc trong giờ này, mỏi mệt đến buồn ngủ...
195
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Tôi đang già đi trước tuổi, người ta bảo tôi như vậy, còn các
bác sĩ bảo rằng tôi không thể sống lâu hơn nếu sự căng
thẳng không giảm bớt. Vợ tôi còn mệt nhọc hơn tôi nữa. Bà
ấy cần được nghỉ ngơi hoàn toàn trong một thời gian ngắn...
Ôi, ước gì Hội Thánh tại quê nhà nhận định được chỉ một
nửa những cơ hội ngày nay! Sẽ không có ai nghe tiếng gọi
sao? Xin hãy làm hết sức để giúp đỡ chúng tôi."
Đây là những nhà lãnh đạo truyền giáo đã mệt nhọc
đang nắm lấy những cơ hội vụt qua trong thời của họ.
BỊ CHỈ TRÍCH
“Không điều gì khác giết hại được sự hiệu quả, khả
năng và sự khởi xướng của người lãnh đạo cho bằng sự chỉ
trích phá hoại . . . Nó có khuynh hướng cản trở và phá
hỏng hiệu năng quá trình suy nghĩ của con người. Nó gặm
nhấm lòng tự trọng của con người và làm suy giảm lòng tin
tưởng của con người nơi khả năng của họ trong phạm vi
trách nhiệm”.9
Không có người lãnh đạo nào sống một ngày mà không
có sự chỉ trích, và lòng khiêm tốn sẽ không bao giờ chịu thử
thách cho bằng khi có sự chỉ trích.
Trong một lá thư gửi cho một mục sư trẻ tuổi, Fred
Mitchell đã có lần viết: Tôi rất vui biết bạn đang nhận
phước hạnh có thể có trong sự chỉ trích xảy ra cho bạn
trong trường hợp này, ngay cả sự công kích cay đắng của
người ấy cũng sẽ tạo ra sự ngọt ngào. Một câu đã giúp ích

196
Lãnh Đạo Thuộc Linh

rất nhiều cho bà Mitchell và chính tôi là: “Điều gì xảy ra


cho chúng ta không thành vấn đề, nhưng phản ứng của
chúng ta đối với điều xảy ra cho chúng ta mới là quan
trọng”. Tôi tưởng rằng bạn phải mong đợi thêm nhiều sự
chỉ trích nữa, vì với trách nhiệm đang gia tăng thì điều này
không thể tránh khỏi. Nó khiến người ta bước đi cách
khiêm nhường với Đức Chúa Trời và hành động theo như
Ngài mong muốn.10
Samuel Brengle, con người được chú ý vì ý thức về sự
thánh khiết của ông, đã cảm nhận sức nóng của lời chỉ
trích có lý do. Thay vì lo bênh vực mình, ông đã đáp lời:
“Từ đáy lòng, tôi xin cảm ơn bạn về lời quở trách. Tôi nghĩ
là tôi đáng bị như vậy. Bạn à, bạn sẽ nhớ cầu nguyện cho
tôi chứ?”. Khi có một lời chỉ trích khác công kích đời sống
thuộc linh của ông, Brengle đã trả lời: “Cảm ơn bạn về lời
chỉ trích đời sống tôi. Nó giúp tôi tự xét mình, hết lòng tìm
kiếm và cầu nguyện; nó luôn luôn dẫn tôi vào ý thức sâu
sắc hơn về sự tùy thuộc của tôi nơi Chúa Jêsus để được
thánh khiết trong lòng và bước vào mối thông công ngọt
ngào hơn với Ngài”.
Với một cách đáp ứng như vậy, sự chỉ trích được biến
đổi từ một lời rủa sả thành một sự phước hạnh, từ một số
nợ trở thành số dư.
Phao-lô đã tìm kiếm ân huệ của Đức Chúa Trời, chớ
không phải của người ta. Công việc khó nhọc của ông không
làm vừa lòng những người xung quanh ông (Ga-la-ti 1:10).
197
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Không phải là Phao-lô không bị sự chỉ trích gây phiền nhiễu.


“Về phần tôi, hoặc bị anh em xử đoán, hoặc bị tòa án nào
của loài người xử đoán, tôi cũng chẳng lấy làm quan hệ
gì . . . Đấng xử đoán tôi ấy là Chúa” (I Cô-rinh-tô 4:3-4).
Phao-lô đã có thể tiếp nhận sự khen ngợi và sự chỉ trích của
người khác cách nhẹ nhàng, vì lòng ông đã được Đức Chúa
Trời chiếm hữu (Cô-lô-se 3:22).
Nhưng, thờ ơ trước ý kiến của người ta về một đời
sống thuộc linh yếu đuối thì kết quả thực là tai họa. Sự độc
lập với ý kiến người ta đó có thể là một cơ nghiệp có giá trị
đối với người mà mục đích đời sống họ là tôn vinh Đức
Chúa Trời. Lỗ tai của Phao-lô được cộng hưởng với tiếng
của Đức Chúa Trời và tiếng nói của loài người trở thành
yếu đi so với nó. Ông không sợ sự phán xét của con người
vì ông đã ý thức mình đang đứng trước một tòa án cao cấp
hơn (II Cô-rinh-tô 8:21).
BỊ KHƯỚC TỪ
Người lãnh đạo nào nói theo những tiêu chuẩn thuộc
linh cao siêu thì có thể thấy chính mình đang theo Thầy
mình trên con đường bị khước từ, vì “Ngài đã đến trong xứ
mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy”.
J.Gregory Mantle thuật chuyện về một mục sư mà hội
chúng của ông đã từ chối tiếp nhận sứ điệp của ông. Vị
mục sư này muốn dẫn giáo hữu mình đến đồng cỏ xanh
tươi và mé nước bình tịnh, nhưng họ không sẵn lòng.
Những thói quen không kỉnh kiền của ban hát đã nhồi nhét
198
Lãnh Đạo Thuộc Linh

nhiều điều vào đầu và vị mục sư yêu cầu ban hát từ nhiệm.
Ban hát đó đã từ nhiệm nhưng họ đã vận động hội chúng
giữ nín lặng trong giờ hát thờ phượng vào ngày Chúa Nhật
sau đó. Vị mục sư đã phải hát một mình.
Cuối cùng, Đức Chúa Trời đã phán với ông. Trên một
ghế đá ở công viên, ông thấy một mảnh giấy báo bị xé bỏ,
ông nhặt lên và đọc được dòng chữ này: “Không con người
nào hoàn toàn được chấp nhận cho đến khi, trước tiên,
người ấy phải hoàn toàn bị khước từ”. Vị mục sư không cần
thêm điều gì nữa. Ông đã hoàn toàn bị khước từ vì cớ Đấng
Christ, và sự nhận thức về sự kiện này của ông là khởi điểm
của một chức vụ có kết quả. Bị người ta khước từ, nhưng
ông được Đức Chúa Trời tiếp nhận.
Khi đáp ứng tiếng gọi rõ ràng của Đức Chúa Trời,
A.B.Simpson đã từ chức mục sư chủ tọa, ông đã học biết ý
nghĩa của “sự nghèo khổ, bị khinh dễ, bị chán bỏ”. Ông đã
từ bỏ một mức lương khả dĩ, một địa vị với tư cách mục sư
trưởng trong một thành phố lớn ở Hoa Kỳ, và mọi quyền lợi
được sự trợ giúp của các hệ phái cho công tác chưa bị thử
thách của ông. Ông không có ai đi theo, không có tổ chức,
không có nguồn vật lực, không có sự ủng hộ của một đại
gia đình, và mọi người thân cận ông đều tiên đoán ông sẽ
gặp thất bại. Ông thường nói rằng ông bị khinh dễ như viên
đá ở ngoài đường trong con mắt của những bạn hữu đã
chối từ ông.

199
Lãnh Đạo Thuộc Linh

“Ông đã bước trên con đường gồ ghề của sự bị khước


từ hoàn toàn mà không hề phàn nàn nhưng vui mừng. Ông
biết rằng dầu ông... sắp phải bước qua lửa và qua nước,
nhưng đó là con đường đã được thiên thượng chỉ định để
dẫn đến chỗ giàu có”. Simpson đã được dẫn đến một chỗ
như vậy. Vào lúc qua đời, ông đã thành lập được năm
trường đào tạo giáo sĩ, hàng trăm giáo sĩ trong mười sáu
quốc gia và nhiều Hội Thánh ở Hoa Kỳ và Gia Nã Đại đã
tạo một ảnh hưởng thuộc linh vượt xa số lượng của họ.
“Thường thường đoàn người đông đảo không nhận biết
một người lãnh đạo cho đến khi người ấy đã ra đi và rồi họ
xây dựng cho người ấy một đài kỷ niệm bằng viên đá mà
họ đã ném vào người ấy trong cuộc sống”.13
ÁP LỰC VÀ SỰ RẮC RỐI
Chúng ta thường ngây thơ nghĩ rằng Cơ đốc nhân càng
tăng trưởng thì càng dễ phân biệt ý muốn của Đức Chúa
Trời. Nhưng sự đối ngược thường xảy ra. Đức Chúa Trời đối
xử với người lãnh đạo trưởng thành như một người thành
nhân, càng ngày Ngài càng để cho họ tự phân biệt thuộc
linh và Ngài càng ít chi dẫn học cách tỉ mỉ hơn như trong
những năm đầu. Kết quả là có thêm nhiều sự rắc rối cho áp
lực của người lãnh đạo.
D.E. Hoste đã nói với một người bạn rằng: Ôi áp lực!
Nó tiếp nối từ giai đoạn này đến giai đoạn khác, thay đổi
theo từng thời kỳ của cuộc sống... Hudson Taylor có lần đã
nói cách nào trong thời son trẻ của ông, những điều đã xảy
200
Lãnh Đạo Thuộc Linh

đến thật rõ ràng, thật nhanh chóng cho ông. Ông nói:
“Nhưng đến bây giờ tôi vẫn cứ tiếp tục, Đức Chúa Trời sử
dụng tôi càng ngày càng nhiều hơn. Tôi thường như một
người đi giữa sương mù, tôi không biết mình phải làm gì”.14
Khi thời điểm phải hành động đã đến, thì Đức Chúa
Trời luôn luôn đáp lại lòng tin cậy của tôi tớ Ngài.
GIÁ PHẢI TRẢ VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC
Những người thân cận với người lãnh đạo cũng phải
trả giá nữa. Đôi khi đó là một cái giá nặng nề hơn. Fred
Mitchell đã viết thư cho con cái ông khi ông nhận lời để trở
thành vị giám đốc người Anh của Hội Truyền Giáo Nội Địa
Trung Hoa như sau: Ba có nhiều nỗi buồn trong lòng và nó
vẫn là một trong những điều hối tiếc lớn nhất của ba, đó là
ba đã không thể giành chính mình ba cho mẹ và cho các
con nhiều hơn. Mùa gặt thì rất lớn mà con gặt thì ít, điều đó
có nghĩa là phải nhờ cậy nhiều đến ba. Ba không biện minh
cho sự thiếu sót của mình, nhưng bất kỳ sự hy sinh nào mà
các con phải chịu vì cớ Chúa Jêsus yêu dấu của chúng ta sẽ
không bao giờ mất phần thưởng đâu.15
GHI CHÚ
1. Cuốn Marks of a Man của Robert E.Speer (NXB New
York: Revel năm 1907), trang 109.
2. Cuốn The Soul Winner's Secret của Samuel Logan
Brengie (NXB London: Salvation Army, 1918), trang 23.

201
Lãnh Đạo Thuộc Linh

3. Sách tham chiếu ở đây là cuốn sách nổi tiếng của năm
1925, cuốn The Man Nobody Knows được viết ra do trạng
sư Bruce Barton nhằm quảng bá. Cuốn sách ngụ ý trình bày
rằng Chúa Jesus là đầu óc kinh doanh nhạy bén nhất và do
đó Ngài là thương gia thành công nhất của mọi thời đại. Kỹ
thuật của Chúa Jesus có thể cách mạng hóa thế giới, Barton
đã biện luận như vậy.
4. Cuốn it is Hard to Be a Christian của Samuel M.Zwemer
(NXB London: Marshalls, năm 1937), trang 139. Samuel
Marinus Zwemer (1867–1952) đã thành lập các hội truyền
giáo cho người Hồi Giáo ở Trung Đông, và về sau là giáo
sư môn lịch sử tôn giáo ở Chủng Viện Princeton, ông đã
viết hơn năm mươi cuốn sách.
5. Cuốn Charles ECowman của Lettie Cowman (NXB Los
Angeles: Oriental Missionary Society, năm 1928), tráng 260.
6. Sử dụng theo giấy phép của Christian Literature Crusade
(Chiến Dịch Văn Phẩm Cơ-đốc), Fort Washington, Pa.
7. Friedrich Nietzsche (1844-1900) được trưởng dưỡng
trong giáo hội Lutheran những trở thành một học giả và là
giáo sư triết của trường đại học, ông đã trở thành một trong
số những nhà vô thần trứ danh nhất của kỷ nguyên cậu đại.
Trong mọi phương diện, ông tìm đủ lý do để chỉ trích đức
tin và đời sống Cơ-đốc, ngoại trừ việc ông thán phục Chúa
Jesus. Nietzsche đã bị mất trí (điên) vào năm 1889 nhưng
ông vẫn tiếp tục xuất bản sách công kích giáo hội, sứ mạng
và nền luân lý của giáo hội. %. Cuốn Douglas M.Thornton
202
Lãnh Đạo Thuộc Linh

của WHT Gairdner (NXB London: Hodder & Stoughton),


trang 225.
9. Lời của R.D.Abella, trong cuốn Evangelical Thought
(Manila).
10. Cuốn Climbing on Track của Phylis Thompson (NXB
London: China Inland Mission, năm 1954), trang 116.
11. Cuốn Samuel Logan Brengle của C.W.Hall (NXB New
York: Salvation Amy, năm 1933), trang 272.
12. Cuốn Beyond Humiliation của I.Gregory Mantle (NXB
Chicago: Moody), trang 140–141
13. Sách của Cowman, trang 258.
14. Cuốn D.E. Hoste của Phyllis Thompson (NXB London:
China Inland Mission), trang 130–131
15. Cuốn Climbing on Track của Phyllis Thompson, trang
115.

203
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Chương 16:
NHỮNG TRÁCH NHIỆM
CỦA SỰ LÃNH ĐẠO
"Chưa kể những việc khác, hằng ngày tôi phải lo lắng
về tất cả các Hội Thánh."
- II Cô-rinh-tô 11:28

Chúa Jêsus đã định nghĩa lãnh đạo là phục vụ, nó áp


dụng cho người lãnh đạo, dầu họ công tác trong tổ chức
thế tục hay tổ chức của Hội Thánh. Tướng Field Marshal
Montgomery đã nói rằng kinh nghiệm chiến tranh của ông
đã dạy cho ông biết rằng bộ chỉ huy phải là người phục vụ,
đoàn quân và một sĩ quan chỉ huy tốt phải phục vụ cấp chỉ
huy của mình trong khi vẫn ẩn danh chính mình.
Trong cuốn sách Training of The Twelve (Huấn Luyện
Mười Hai Sứ Đồ), A.B.Bruce đã viết “Trong các vương quốc
khác, người cai trị là người mà đặc quyền của họ là được
người khác phục vụ. Trong cộng đồng thịnh vượng chung
của Đức Chúa Trời, người cai trị là người xem đặc quyền
của mình là được phục vụ người khác”. John A. Mackay ở
Princeton cho rằng “đầy tớ” là hình ảnh thiết yếu của đạo
người Cơ Đốc. Con Đức Chúa Trời đã trở thành đầy tớ của
Đức Chúa Trời để thi hành sứ mạng của Đức Chúa Trời.
Hình ảnh đó cung cấp mẫu mực cho các hội truyền giáo,

204
Lãnh Đạo Thuộc Linh

các Hội Thánh và cá nhân mỗi tín đồ để làm trọn sứ mạng


Đức Chúa Trời đã giao phó.
Người lãnh đạo chân chính phải chủ yếu quan tâm
đến phúc lợi của kẻ khác, chứ không phải tìm tiện nghi hay
đặc lợi cho chính mình. Người ấy phải bày tỏ sự đồng cảm
trước nan đề của người khác, nhưng sự đồng cảm của
người ấy phải làm cho vững mạnh và khích lệ, chớ không
phải phải làm yếu mềm và ương hèn. Người lãnh đạo thuộc
linh sẽ luôn luôn hướng lòng tin tưởng của người khác về
Đức Chúa Trời. Trong từng trường hợp khẩn cấp, người ấy
thấy được một cơ hội mới để giúp đỡ. Khi Đức Chúa Trời
chọn một người lãnh đạo để kế nhiệm Môi-se, thì người đó
chính là Giô-suê, con người đã chứng tỏ chính mình là một
tôi tớ trung tín (Xuất Ai Cập Ký 33:11).
D.E. Hoste nói về những bí quyết của Hudson Taylor,
người mà Hoste đã nói theo trong công tác lãnh đạo hội
truyền giáo Nội Địa Trung Hoa như sau: Một bí quyết khác
về ảnh hưởng của ông trên chúng tôi nằm ở chỗ ông rất
đồng cảm và xem xét cặn kẽ đến phúc lợi và tiện nghi của
những người chung quanh ông. Tiêu chuẩn cao về sự xả
thân và sự lao lực mà ông luôn luôn giữ cho chính mình,
không bao giờ làm ông thiếu sự dịu dàng và sự thông cảm
đối với những người không thể tiến kịp ông trong những
khía cạnh ấy. Ông tỏ ra rất dịu dàng và nhẫn nại đối với
những thất bại và những thiếu sót của anh em mình, và như

205
Lãnh Đạo Thuộc Linh

thế, trong nhiều trường hợp, đã có thể giúp cho họ đạt đến
bình diện cao hơn của sự tận tuy.2
Kỷ luật là một trách nhiệm khác của người lãnh đạo,
một nhiệm vụ thường ít được hoan nghênh. Bất kỳ xã hội
Cơ Đốc nào cũng đòi hỏi phải có kỷ luật nghiêm túc và
nhân ái để duy trì những tiêu chuẩn thiên thượng trong giáo
lý, trong luân lý và trong hành vi.
Phao-lô đã mô tả tinh thần cần phải có nơi những
người lãnh đạo có bổn phận thực thi kỷ luật. “Hỡi anh em,
ví bằng có người nào tình cờ phạm lỗi gì, anh em là kẻ có
Đức Thánh Linh, hãy lấy lòng mềm mại mà sửa họ lại.
Chính mình anh em lại phải giữ, e cũng bị dỗ dành chăng”
(Ga-la-ti 6:1). Phần phụ thêm căn bản trong mọi kỷ luật là
tình yêu thương. “Hãy răn bảo người ấy như anh em
vậy” (II Tê-sa-lô-ni-ca 3:15). “Vậy tôi xin anh em hãy bày tỏ
lòng yêu thương đối với người đó.” (II Cô-rinh-tô 2:8).
Người đã từng đối diện với những nan đề và những sự yếu
đuối của chính mình, là người có thể giúp đỡ tốt nhất cho
người khác theo một cách vừa yêu thương vừa cứng rắn.
Tinh thần nhu mì sẽ thành công nhiều hơn là tinh thần chỉ
trích, phê phán.
Trong việc tiếp cận với một trường hợp kỷ luật, người
lãnh đạo phải nhớ năm điều chỉ dẫn: (1) trước hết tiến hành
điều tra sơ bộ và một phần nào; (2) sau đó xem xét lại sự
ích lợi toàn bộ đối với công tác và đối với cá nhân đó; (3)
thực thi mọi sự trong tinh thần yêu thương và theo cách có
206
Lãnh Đạo Thuộc Linh

đắn đo, cân nhắc nhiều nhất; (4) luôn luôn để tâm đến khôi
phục thuộc linh của người phạm lỗi; (5) cầu nguyện luôn
cho vấn đề.
Hướng dẫn là lĩnh vực thứ ba trong trách nhiệm. Người
lãnh đạo thuộc linh phải biết mình đang đi đâu trước khi
dẫn đạo người khác. Người lãnh đạo phải đi trước bầy của
mình. Đấng Chăn Chiên đứng đầu đã cho chúng ta gương
mẫu này: “Khi đã đem chiên ra hết, thì đi trước, chiên theo
sau, vì chiên quen tiếng người.” (Giăng 10:4). A.W.Tozer
đã nói: “Người lãnh đạo lý tưởng là người nghe tiếng của
Đức Chúa Trời và ra dấu (cho bầy) theo như tiếng gọi mình
và họ”. Phao-lô đã thách thức các tín đồ ở Cô-rinh-tô: “Hãy
bắt chước tôi, cũng như chính mình tôi bắt chước Đấng
Christ vậy.” (I Cô-rinh-tô 12:1). Phao-lô đã biết mình đang
theo ai, mình đang đi đâu và ông đã có thể thách thức
người khác theo mình.
Không phải dễ dàng để hướng dẫn người ta, ngay cả
những Cơ Đốc nhân trưởng thành, họ có ý kiến riêng của
họ mạnh mẽ lắm. Người lãnh đạo không thể bênh vực ý
muốn mình một cách bất chấp được. D.E.Hoste đã nói:
Trong một hội truyền giáo như hội truyền giáo của chúng ta,
những người điều hành công việc phải được chuẩn bị để
đối phó với những ương ngạnh và chống đối, có thể đình
chỉ những hoạt động mà dầu chúng có thể thực sự tốt và có
ích, không được một số người tham dự vào chấp nhận.
Nhiều lần Hudson Taylor buộc phải hoạch định lại hoặc
207
Lãnh Đạo Thuộc Linh

gác lại những dự án rất tốt và hữu ích. Vì đã gặp sự chống


đối, và điều này có khuynh hướng tạo ra những dự án tệ
hơn là những dự án đã bị bỏ đi hay đã bị điều chỉnh bằng
những sự thay đổi đã xét lại. Về sau, Chúa đã đáp lời cho
sự cầu nguyện kiên trì, nhiều dự án trong số đó đã được
thực hiện.3
Người lãnh đạo phải là người khởi xướng. Một số
người lãnh đạo cố bảo thủ những điều đã có được hơn là
đề xướng những cuộc mạo hiểm mới, nhằm duy trì trật tự
hơn là tạo ra lòng nhiệt tâm. Người lãnh đạo thật phải là
người dám mạo hiểm cũng như giàu tưởng tượng. Người ấy
phải sẵn sàng nhảy vọt cũng như biết giữ tốc độ. Phao-lô
thường xuyên nhận những cuộc dấn thân có tính toán, luôn
luôn biết cẩn trọng và cầu nguyện nhiều, nhưng luôn luôn
vươn tới những gì nằm ngoài xa.
Người lãnh đạo hoặc phải đề xướng những kế hoạch
để bươn tới, hoặc phải biết nhận định những kế hoạch có
giá trị của người khác. Người ấy phải luôn luôn ở phía
trước, hướng dẫn và chỉ lối cho những người ở sau. Người
ấy không đợi sự việc xảy tới, mà phải làm cho chúng xảy ra.
Người ấy phải là người tự khởi động, luôn luôn tìm cách cải
tiến, khao khát thử nghiệm những ý tưởng mới.
Robert Louis Stevenson gọi thái độ giữ sự an toàn là
“cai cảnh nấm mốc u ám”. Hudson Taylor đã bước đi
những bước đức tin mà đối với kẻ khác dường như là kế
hoạch liều lĩnh. Những thành tựu lớn nhất trong lịch sử hội
208
Lãnh Đạo Thuộc Linh

truyền giáo đã xuất phát từ những người lãnh đạo gần gũi
với Đức Chúa Trời, họ đã tiếp nhận những cuộc dấn thân
một cách can đảm và có tính toán.
Phần lớn sự thất bại xảy ra từ chỗ quá thận trọng hơn
là chỗ mạnh dạn thí nghiệm những ý kiến mới. Một người
bạn nọ, được làm tại một trụ sở toàn cầu quan trọng trong
ngành truyền giáo, gần đây đã nhận xét rằng khi người ấy
xem xét lại cuộc đời mình, người ấy thấy hầu hết các thất
bại của mình đều xuất phát từ chỗ không can đảm đủ. Vợ
của Tổng Giám Mục Mowll đã nói rằng “trận tuyến của
Đức Chúa Trời không bao giờ có thể được tiến bước bởi
những con người nam nữ quá thận trọng”.3
Người lãnh đạo không thể cố làm ngơ ý kiến của
những người thận trọng, những người đó có thể giữ cho một
hội truyền giáo tránh được những sai lầm và thiệt hại.
Nhưng không nên để cho sự thận trọng kiềm chế tầm nhìn
và sự khởi xướng, nhất là khi người lãnh đạo biết rõ Đức
Chúa Trời đang điều khiển.
Nhận lãnh trách nhiệm một cách sẵn lòng là dấu hiệu
của người lãnh đạo. Giô-suê là một con người như vậy.
Ông không do dự bước theo một trong số những lãnh tụ vĩ
đại nhất của lịch sử là Môi-se. Giô-suê đã có đủ lý do hơn
Môi-se để nài nỉ Chúa đừng dùng mình, nhưng Giô-suê
không lặp lại cái tội của Môi-se. Thay vào đó, ông tức khắc
chấp nhận nhiệm vụ được giao phó và ông bắt đầu công
tác.
209
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Khi tiên tri Ê-li được cất lên, Ê-li-sê đã không nao núng
bước vào. Ông nhận lấy uy quyền mà chiếc áo choàng rơi
xuống trao cho, và đã trở thành người lãnh đạo với quyền
uy của chính mình.
Trong từng trường hợp này, những người lãnh đạo điều
tin chắc nơi sự kêu gọi thiên thượng của mình. Một khi vấn
đề nầy được xác nhận, thì không ai cần phải do dự làm
những gì Đức Chúa Trời đã đặt ra trước đó.
Tổng giám mục Benson đã sống trong một thời đại
khác, nhưng những quy tắc của ông về cuộc sống vẫn có
giá trị cho thời nay:
• Sốt sắng bắt đầu công việc chính trong ngày.
• Không lằm bằm về sự bận bịu hoặc thiếu thì giờ,
nhưng hãy tận dụng mọi thì giờ mình có.
• Không lằm bằm khi nhận được thư tín.
• Không phóng đại bổn phận bằng cách xem chúng là
nặng quá sức, nhưng hãy làm mọi trách nhiệm cách tự do
và vui vẻ.
• Trước sự chống đối hay chỉ trích, hãy tiếp nhận từ
Đức Chúa Trời tình yêu thật đối với người phạm lỗi, hãy tỏ
ra rộng lượng trong sự phê phán. Mặt khác, hãy lưu tâm
đến sự chỉ trích dù cho nó không đúng lắm, không minh
bạch hay có lẽ khiến bạn nổi giận.
• Đừng tin mọi điều bạn nghe; đừng quan tâm đến lời
bàn tán.
210
Lãnh Đạo Thuộc Linh

• Đừng kiếm lời khen ngợi, lòng biết ơn, sự kính trọng
hay sự chiếu cố về những sự phục vụ trong quá khứ.
• Tránh phàn nàn khi lời khuyên hay ý kiến của bạn
không được lãnh hội hay đã được lãnh hội nhưng bị gạt
qua một bên. Đừng bao giờ để cho mình ở vào chỗ hay
tương phản với bất kỳ ai.
• Đừng ép các cuộc nói chuyện vào nhu cầu riêng của
mình hay đến mối quan tâm của mình.
• Đừng tìm kiếm đặc ân hay sự đồng cảm, đừng yêu
cầu người ta phải dịu dàng nhưng hãy tiếp nhận những gì
đã xảy ra.
• Hãy nhận lỗi, đừng đổ nó cho ai hay buộc ai cùng
chia sẻ lỗi lầm đó.
Hãy biết cảm ơn khi bạn được tín nhiệm trong công
việc hoặc khi bạn được góp ý kiến cho người khác.6
GHI CHÚ
1. Alexander Balmain Bruce (1831-1899) là giáo sư về môn
biện giải và Tân Ước của trường đại học Hội Thánh Tự Do
(Free Church) ở Glasglow, từ năm 1868 đến 1899. Ông đã
viết cuốn Training of The Twelve vào năm 1871.
2. Cuốn D.E. Hoste của Phyllis Thompson (NXB London:
China Inland Mission), trang 217.
3. Sách đã dẫn, trang 158.

211
Lãnh Đạo Thuộc Linh

4. Đăng trong tạp chí The Reaper số phát hành tháng Năm,
năm 1961, trang 89. Robert Louis Stevenson (1850.1894) là
một văn sĩ người Anh, được nổi tiếng với các tác phẩm
Treasure Island và Dr. Jekyll and Mr.Hyde.
5. Cuốn Archbishop Mowl của Marcus Loane (NXB London:
Hodder & Stoughton, năm 1960), trang 249.
6. Trích trong The Life of Robert E. Speer. Đoạn văn này
xuất hiện trong cuốn sách này nhưng đã được diễn ý.
Ewand White Benson (1829–1896) làm tổng giám mục ở
Canterbury vào năm 1882. Sự lãnh đạo của ông trong Anh
Quốc Giáo được đánh dấu bằng những việc liên quan đến
giáo dục và giáo hội ở xứ Wales.

212
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Chương 17:
NHỮNG THỬ NGHIỆM
CỦA SỰ LÃNH ĐẠO
"Đức Chúa Trời thử Áp-ra-ham"
- Sáng-thế Kỷ 22:1
"Bấy giờ Đức Thánh Linh đưa Đức Chúa Jesus đến nơi
đồng vắng đặng chịu ma quỷ cám dỗ."
- Ma-thi-ơ 4:1

Đối với mọi người được giao phó sự lãnh đạo thuộc
linh, việc thử luyện tất nhiên phải có.
SỰ THỎA HIỆP
Chúng ta có thể từ bỏ một nguyên tắc để đạt đến sự
thỏa thuận không? Những tiêu chuẩn thấp kém luôn luôn là
một bước thoái bộ, sự thỏa hiệp hầu như luôn luôn đòi hỏi
điều đó.
Cuộc đấu trí oai hùng giữa Môi-se và Pha-ra-ôn là một
ví dụ cổ điển cho sự cám dỗ về sự thỏa hiệp. Khi Pha-ra-ôn
nhận thức rằng Môi-se muốn dẫn dân Hê-bơ-rơ đi ra khỏi
Ai Cập, thì ông đã sử dụng quỷ kế lẫn sự đe dọa hòng làm
nản lòng Môi-se. Lời mở đầu trước tiên của ông là: “Hãy đi
thờ phượng Đức Chúa Trời theo như người muốn, nhưng
đừng ra khỏi Ai Cập”. Theo ngôn ngữ ngày nay, câu nói này
có nghĩa là “có đạo thì cũng được, nhưng đừng cứ khép

213
Lãnh Đạo Thuộc Linh

mình vào trong đạo, đừng để cho đạo cô lập các người với
thế giới bên ngoài.”
Khi cách đối phó này thất bại, thì Pha-ra-ôn cố thử
cách khác: “Nếu các ngươi phải ra khỏi Ai Cập để thờ
phượng, thì cũng được nhưng đừng đi xa. Có đạo thì cũng
tốt đấy, nhưng không cần thiết phải cuồng tín về đạo. Các
người cứ gần gũi trần gian được chừng nào tốt chừng nấy”.
Nỗ lực lần thứ ba nhắm vào tình cảm tự nhiên: “Những
người đàn ông các ngươi cứ đi thờ phượng, nhưng phải để
đàn bà và con trẻ ở lại đây. Nếu các người phải ly khai trần
gian thì đừng áp đặt cái lối sống khắc khổ ấy trên những
người khác trong gia đình.”
Nỗ lực cuối cùng của Pha-ra-ôn là khơi dậy lòng tham:
“Thôi được, cứ đi. Nhưng hãy để các dàn gia súc ở lại đây.
Đừng để cho những sự tận tụy tôn giáo quái dị của các
người xen vào công việc làm ăn và sự phát đạt.”
Với nhận định thuộc linh rõ ràng. Môi-se cắt ngang
từng mánh khóe, ông nói rằng: “Chúng tôi chẳng để lại một
móng chân nào.” (Xuất Ai Cập Ký 10:26). Như vậy Môi-se
đã vinh dự vượt qua được cuộc thử nghiệm quan trọng cho
công tác lãnh đạo dân sự Đức Chúa Trời của ông.
THAM VỌNG
Tất cả những người lãnh đạo lừng danh kể cả Môi-se
nữa đều đối diện với cuộc thử nghiệm nầy. Trong lúc Môi-se
vắng mặt, ông đang ở trên núi Si-nai, dân Y-sơ-ra-ên đã

214
Lãnh Đạo Thuộc Linh

quay lại thờ hình tượng, và Đức Chúa Trời đã nổi giận, nói
rằng: “Ta sẽ giáng cho dân này dịch lệ và tiêu diệt phần cơ
nghiệp của nó đi; nhưng ta sẽ làm cho ngươi thành một dân
lớn hơn và mạnh hơn nó.” (Dân Số Ký 14:12).
Môi-se đã nghe rất nhiều về sự thường xuyên phàn nàn
và thường xuyên đùa bỡn với tà đạo của dân sự rồi. Tại sao
ông không chấp nhận đề nghị này của Đức Chúa Trời như
là một cách mà dân sự đáng phải chịu, và bắt đầu lại với
một nhóm người nhỏ hơn mà chắc chắn Môi-se có thể
quản trị họ được.
Một cuộc thử nghiệm thật lạ lùng, nó phát ra từ chính
miệng của Đức Chúa Trời. Thay vì có tham vọng cá nhân,
Môi-se đã bày tỏ ra sự cao thượng vô vị kỷ, một sự quan
tâm đích thực đến sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, và lòng
từ bi đối với dân sự bị lầm lạc. Không một giây phút nào cái
tư tưởng về sự phóng đại chính mình lọt được vào đầu óc
cao thượng của ông. Ông đã nắm chặt lấy Đức Chúa Trời
một cách chắc chắn và kiên trì. Qua sự cầu nguyện, Môi-se
đã cứu dân tộc bội đạo đó khỏi sự phán xét.
TÌNH HUỐNG BẤT KHẢ
“Làm thế nào con người này đối diện với những tình
huống bất khả?”. John R. Mott thấy đó là một cách để phân
biệt những người lãnh đạo với những người chỉ biết đi theo.
John R.Mott đã đó là một cách để phân biệt những nhà lãnh
đạo nên nhận những nhiệm vụ khó khăn hơn là những
nhiệm vụ dễ dàng, để mà phát huy tài năng cá nhân, công
215
Lãnh Đạo Thuộc Linh

tác đồng đội và đức tin. Ông nói: “Từ lâu, tôi đã thôi bận
rộn với những công việc nhỏ mà những người khác có thể
làm được. Một người lãnh đạo thật sẽ vươn lên để đối diện
với những hoàn cảnh nan giải và những nan đề phức tạp."
Thời đại của chúng ta ngày nay đặt ra trước người lãnh
đạo những nan đề khó khăn hơn khi trước. Nếu người lãnh
đạo muốn sinh tồn thì họ phải xem sự khó khăn như là điều
tầm thường, xem sự phức tạp chỉ là bình thường.
Môi-se đã đối diện với một tình huống vô kế khả thi
khi dân Y-sơ-ra-ên đặt chân đến Hồng Hải. Phía bên này là
đồng vắng và quân đội của Pha-ra-ôn, phía bên kia là nước,
mà dân Y-sơ-ra-ên thì chẳng có thuyền bè. Môi-se đang ở
trong một ngõ cụt dân sự đang ở trên bờ vực thẳm. Sự phàn
nàn bắt đầu giãy lên khi tinh thần bị sụt giảm: “Xứ Ê-díp-tô
há chẳng có nơi mộ phần, nên nỗi người mới dẫn chúng tôi
vào đồng vắng đặng chết sao?”
Môi-se, con người có đức tin lớn, nương tựa chính
mình vào Đức Chúa Trời. Mệnh lệnh của ông nghe có vẻ
hoàn toàn kỳ quặc, nhưng thật ra, đó chính là cái giây phút
xác định về sự lãnh đạo của ông.
Ngược lại với mọi lý do hữu lý để người ta phải sợ, ông
bảo: “Chớ sợ chi.”
Trong khi đạo quân Pha-ra-ôn tiến nhanh về phía họ,
ông bảo: “Hãy ở đó.”
“Hãy xem sự giải cứu của Đức Giê-hô-va!”

216
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Như thế, trong cái ngày lạ lùng kỳ diệu đó, dân Y-sơ-ra-ên
đã chứng kiến Đức Chúa Trời hành động, niềm hy vọng
của họ được khẳng định, kẻ thù nghịch của họ bị đè bẹp.
Bài học nằm lòng đó là Đức Chúa Trời vui lòng dẫn dắt dân
sự, và rồi đáp lại lòng tin cậy của họ, Ngài bày tỏ cho họ
quyền năng thích hợp cho mọi tình huống bất khả.
Hudson Taylor đã đối diện với nhiều hoàn cảnh khó
khăn trong sự nghiệp chinh phục Trung Hoa về cho Đấng
Christ của mình, ông đã kể ra ba hiện tượng có trong hầu
hết các nhiệm vụ quan trọng được giao phó để làm cho
Đức Chúa Trời - bất khả, khó khăn, hoàn thành.
Đã bao giờ trong cuộc đời bươn chải,
Bạn đặt chân đến bên bờ Hồng Hải,
Mặc cho bạn cố công vùng vẫy,
Không lối thoát, chẳng ngã lùi,
Không cách nào ngoài việc phải băng qua?
Rồi an tĩnh chờ đợi, tin cậy Chúa Giê-hô-va
Cho đến lúc bóng đêm sợ hãi trôi qua,
Ngài sai gió đùa đi dòng nước lũ
Và phán cùng hồn bạn “Hãy bước qua”.
Vào canh sáng, dưới áng mây vần vũ,
Ngoài Chúa ra, bạn chẳng thấy một ai,
Từ lòng biển, Ngài cùng bạn sánh bước

217
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Vào miền đất bạn chẳng từng quen biết;


Niềm sợ hãi trôi qua khi kẻ thủ đã khuất,
Tại nơi đây, không còn nỗi sợ lo;
Cất cao giọng, bạn ngợi ca Cứu Chúa
Trong nơi tốt hơn tay Ngài sắm sẵn cho.
- Annie Johnson Flint
SỰ THẤT BẠI
Nhiều người lên đến đỉnh cao sự nghiệp vẫn che giấu
một ý thức thất bại lớn ở bề trong. Alexander Maclaren,
một nhà giảng đạo lừng danh người Anh, đã từng diễn
thuyết một bài thật hay cho một đoàn công chúng đông đảo,
nhưng rồi khi quay trở về, ông đã tràn ngập nỗi thất vọng.
Ông nói “Tôi không nên giảng như vậy một lần nào nữa”.
Trong khi đó, hội chúng ra về, nhận được đầy ơn phước và
được phấn chấn.2
Có phải sự mong đợi của ông quá cao không? Hay là
ma quỷ đem đến cho ông sự buồn rầu khi mà lẽ ra ông phải
cảm thấy đầy vui sướng?
Cách người lãnh đạo tiếp nhận sự thất bại đóng góp
nhiều cho chương trình làm việc trong tương lai. Phi-e-rơ
dường như không còn đáng là người lãnh đạo sau khi ông
chối Chúa, nhưng sự ăn năn và tình yêu thương đã mở lại
cho ông cánh cửa cơ hội, và sự lãnh đạo của Phi-e-rơ đã
làm cảm động phần còn lại của thế giới Cơ Đốc. “Nơi nào

218
Lãnh Đạo Thuộc Linh

tội lỗi gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật.” Hầu hết các
nhân vật trong Kinh Thánh đều đã nếm mùi thất bại và đã
vùng chỗi dậy. Ngay cả khi bị thất bại vô cùng to lớn,
những người nào muốn tiếp tục công tác lãnh đạo thì
không thể chấp nhận nằm dài trong tro bụi mà thở than cho
sự thất bại của mình. Thực ra, sự thất bại và sự ăn năn của
họ đưa họ đến một nhận thức lớn hơn về ân điển của Đức
Chúa Trời. Họ tiến đến chỗ nhìn biết Đức Chúa Trời của cơ
hội lần thứ hai, đôi khi lần thứ ba, thứ tư nữa.
Sử gia Froude đã viết: “Giá trị của một người phải được
đo lường bằng cả cuộc đời của người ấy, chớ không phải
được đo lường bằng những thất bại của họ chỉ trong một
lần thử thách đặc biệt nào đó. Sứ đồ Phi-e-rơ, dầu đã được
Chúa báo trước, ba lần đã chối Thầy mình ở mức báo động
nguy hiểm nhất; nhưng người Thầy ấy, dù đã biết rõ bản
chất của ông, với những ưu và khuyết điểm của nó, Ngài
vẫn cứ chọn ông." 3
Những người lãnh đạo thành công đã học biết rằng
không có sự thất bại nào nhất thiết phải là sự tận chung,
cho dù là thất bại của chính mình hay của một ai khác.
Nhân vô thập toàn, chúng ta không thể lúc nào cũng đúng.
SỰ GANH TỊ
Đôi khi, hầu hết những người lãnh đạo đối diện với
nan đề về một đối thủ ganh tị. Ngay cả Môi-se cũng phải
đối đầu với cuộc thử nghiệm này. Sự ganh tị là một thứ vũ
khí thông dụng của ma quỷ.
219
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Thách thức như vậy lần đầu tiên xảy ra cho Môi-se là
từ trong chính gia đình ông, từ anh chị của ông. Rõ ràng họ
đã quên rằng nếu không có sự đáp ứng tự từ bỏ mình của
Môi-se đối với sự kêu gọi thiên thượng để dẫn dắt dân sự ra
khỏi đất Ai Cập, thì họ và tất cả mọi người Y-sơ-ra-ên còn
lại đều vẫn phải cứ sống dưới ách nô lệ.
Vào lúc này, Mi-ri-am đã là một phụ nữ lớn tuổi, kinh
nghiệm của bà về Đức Chúa Trời ở đây dạy dỗ về sự ác và
sự xấu xa của lòng ganh tị. Bà đã nói hành Môi-se về việc
ông kết hôn với một phụ nữ Ê-thi-ô-bi. Sự ganh ghét về
chủng tộc không phải chỉ là tội lỗi của thế kỷ hai mươi mà
thôi. Mi-ri-am đã bực mình về sự xâm nhập của một người
ngoại quốc, và bà đã lôi kéo con người nhu nhược A-rôn
vào trong sự nổi loạn của mình.
Không bằng lòng với địa vị thứ yếu của mình, bị ma
quỷ xúi giục, Mi-ri-am và A-rôn đã cố loại bỏ Môi-se bằng
một cuộc lật đổ. Họ đã khoác cho sự phản phúc của mình
lớp áo lòng sùng đạo: “Đức Giê-hô-va chỉ dùng một mình
Môi-se mà phán sao? Ngài hả không dùng chúng ta mà
phán nữa sao?”
Môi-se vô cùng bị tổn thương, nhưng ông không nói lời
nào để bênh vực chính mình. Điều quan tâm chính của ông
là sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, chớ không phải địa vị
và đặc quyền của chính mình. “Vả, Môi-se là người rất
khiêm hòa hơn mọi người trên thế gian.” (Dân Số Ký 12:3).
Cho dầu Môi-se vẫn giữ một sự im lặng trang nghiêm, thì
220
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Đức Chúa Trời không chịu để cho một sự thách đố như vậy
đối với uy quyền của Đầy Tớ Ngài kéo dài mà không có sự
đáp trả.
Vì sự lăng nhục xảy ra cách công khai nên sự phán xét
và hình phạt cũng phải công khai. Lời ký thuật ghi rằng:
“Khi trụ mây rút khỏi trên đền tạm, thì kìa, Mi-ri-am đã bị
phung trắng như tuyết.” (12:10). Một sự hình phạt nặng nề
như vậy cho thấy mức độ nghiêm trọng của tội lỗi bà đã
phạm, và một lần nữa, sự cao thượng của Môi-se lại ngời
sáng. Cách đáp trả duy nhất của ông là cầu nguyện cho chị
mình, và Đức Chúa Trời đã khoan hồng đáp lời trong sự
thương xót.
Bài học cho người lãnh đạo thật rõ ràng. Người nào giữ
vai trò mà Đức Chúa Trời chỉ định, thì không cần phải băn
khoăn về việc bệnh vực cho công việc của mình, khi các
đối thủ mình ganh tị hay phản phúc. Một người lãnh đạo
như vậy được an toàn trong bàn tay Đấng Bảo Hộ thiên
thượng. Thực ra, Đức Chúa Trời đã bày tỏ ra sự an toàn đó
bằng những lời cảnh cáo cho Mi-ri-am “Các ngươi không
sợ mà nói hành kẻ tôi tớ ta, là Môi-se sao?”
Môi-se đã đối diện với một sự thách thức lần thứ hai
do Cô-rê và bộ hạ của hắn, vì chúng ganh tị Môi-se và
A-rôn. Cô-rê đã tự hỏi tại sao hai con người đặc biệt này lại
được hưởng quyền cao chức trọng. Há không phải những
người khác (mà một trong số đó là chính hắn) cũng xứng
đáng và đủ tư cách như vậy hay sao?
221
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Một lần nữa, Môi-se từ chối bênh vực chính mình


trước sự cáo buộc của họ. Đức Chúa Trời đã can thiệp, sự
phán xét đã xảy ra, và Môi-se càng được tôn trọng hơn bao
giờ hết, trong khi đó dân sự được tăng trưởng trong sự kính
sợ Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời sẽ bênh vực những người lãnh đạo mà
Ngài đã chọn. Ngài sẽ tôn quý, bảo vệ và bênh vực họ.
Người lãnh đạo không cần phải lo lắng về việc bênh vực
quyền lợi hay chức vị của mình.
GHI CHÚ
1. Sử dụng với sự cho phép của nhà xuất bản Evangelical
Publishers, Toronto, Canada.
2. Alexander Maclaren (1826−1910) đã làm mục sư trong
bốn mươi lăm năm tại nguyện đường Union Chapel ở
Manchester, Anh Quốc. Ông là chủ tịch đầu tiên của tổ
chức Baptist World Alliance vào năm 1905.
3. James Anthony Froude (1818–1894) là văn sĩ và là sứ giả
người Anh, đã gắn bó với Phong Trào Oxford.

222
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Chương 18:
NGHỆ THUẬT ỦY QUYỀN
“Từ trong Y-sơ-ra-ên, Môi-se chọn ra
những người tài năng, lập họ đứng đầu để cai quản
hàng nghìn người…và trình cho Môi-se những việc lớn,
còn chính họ xét xử các việc nhỏ.”
- Xuất Ai Cập Ký 18:25-26

Một phương diện của công tác lãnh đạo là khả năng
nhận biết những năng lực riêng và những giới hạn của
người khác, biết kết hợp khả năng đó để đặt mỗi người vào
công việc thích hợp mà họ thực hiện tốt nhất. Thành công
trong việc nhận những điều được thực hiện qua người khác
là loại lãnh đạo cao siêu nhất. Dwight L. Moody, một thẩm
phán thông minh sáng suốt, có lần đã nói rằng thà ông đặt
một ngàn người vào công việc hơn là làm công việc của
một ngàn người.! D.E. Hoste đã nói: “Khả năng biết đánh
giá tài năng của đủ mọi hạng người làm công tác và rồi
giúp họ phát huy nhân cách và công việc của họ, là phẩm
chất chủ yếu cho công tắc giám sát trong một hội truyền
giáo như các hội truyền giáo của chúng ta."
Sự ủy quyền có suy nghĩ sẽ giữ cho người lãnh đạo
khỏi nếm mùi thất vọng về việc lấy râu ông nọ cắm cằm bà
kia.

223
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Ủy quyền cho người khác về trách nhiệm, cùng với


thẩm quyền để làm công việc không phải luôn luôn được
ưa chuộng bởi những người thích tự mình thi thố quyền
hành. Họ thích giao trách nhiệm cho người khác, nhưng lại
ngần ngại để cho sợi dây cương quyền bính tuột khỏi tay
mình. Một số người lãnh đạo cũng cảm thấy bị đe dọa bởi
những người thuộc cấp tài giỏi, và do đó, họ ngần ngại ủy
quyền cho. Cho dù lý do cơ bản nào, việc không dám ủy
quyền là không thật thà đối với người thuộc cấp và không
chứng tỏ được mình lãnh đạo thỏa đáng hay hữu hiệu. Một
thái độ như vậy có khuynh hướng được giải thích như là
chứng tỏ thiếu sự tín nhiệm, và điều đó không làm phát huy
sự cộng tác tốt nhất, nó cũng không rút tỉa được những khả
năng đầy đủ của một người được huấn luyện để làm công
tác lãnh đạo.
Có thể người thuộc cấp không làm được nhiệm vụ tốt
bằng người thượng cấp, nhưng kinh nghiệm chứng minh
rằng điều này không nhất thiết như vậy. Được tạo cơ hội,
người trẻ tuổi có thể làm tốt hơn, bởi vì họ có khả năng
cảm nhận xung lực của cuộc sống đương thì. Nhưng trong
bất kỳ trường hợp nào, làm thế nào người lãnh đạo trẻ tuổi
rút được kinh nghiệm, nếu người ấy không được ủy thác cả
trách nhiệm lẫn thẩm quyền để làm nhiệm vụ?
Mức độ mà người lãnh đạo có thể ủy thác công việc
chính là mức độ thành công của người ấy. Một chức vụ

224
Lãnh Đạo Thuộc Linh

một người làm không bao giờ có thể trở nên lớn hơn cái
gánh mà một người có thể mang.
Không dám ủy quyền, người lãnh đạo sẽ vướng vào
đám lầy của những tình tiết phụ; nó làm cho người ấy đảm
đương quá sức, và nó làm người ấy không chú tâm vào
những nhiệm vụ chính. Những người ở dưới quyền người
ấy không thi thố được tiềm năng sẵn có của họ. Đôi khi,
một người cứ làm mãi một việc đem lại kết quả là họ tự
phụ.
Một khi người lãnh đạo dám ủy quyền, thì người đó đã
bày tỏ ra lòng tin tưởng nhiều nhất nơi những người mà
người ấy ủy thác. A.B. Simpson tin cậy những người coi sóc
các trường học mà ông đã thành lập, ông để cho họ tự do
thi thố tài năng của họ.Nếu họ thất bại, Simpson xem đó
như là một sự phản ánh về sự thất bại của chính mình trong
công tác lãnh đạo, vì ông đã chọn họ.
Những người thuộc cấp sẽ làm việc tốt hơn khi họ biết
chắc có sự hỗ trợ của người lãnh đạo, bao lâu mà họ còn
làm việc trong phạm vi trách nhiệm của họ, cho dù dự án
được giao thành công hay thất bại. Sự tin tưởng này, sẽ có
được khi những trách nhiệm được xác định bằng văn bản
rõ ràng, tránh được những sự hiểu sai. Việc không thông tin
rõ ràng đã đưa đến nhiều nan đề không vui.
Paul Super đã viết về công việc của ông với John R. Mott
như sau: Một trong những nguồn tài nguyên lớn nhất của
tôi trong suốt mười năm nay ở Ba Lan là ý thức về sự hỗ trợ
225
Lãnh Đạo Thuộc Linh

của ông. Niềm hãnh diện nhất của tôi là lòng tin của ông
đối với tôi. Chắc chắn một trong những động cơ mạnh mẽ
nhất của tôi là phải xứng đáng với sự hỗ trợ của ông, và
phải đạt được những gì ông mong đợi ở nơi tôi.4
Một thí dụ minh họa rõ ràng trong Kinh Thánh về
nguyên tắc này là câu chuyện Giê-trô, ông gia của Môi-se,
được ghi lại trong Xuất Ai Cập Ký chương 18.
Dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi đất Ai Cập như là một bộ lạc vô
tổ chức, được giải phóng khỏi ách nô lệ. Vào thời kỳ được
ký thuật trong Xuất Ai Cập Ký chương 18, một tinh thần
quốc gia mới mẻ đang phát triển. Giê-trô thấy Môi-se đối
diện với những gánh nặng không thể mang nổi ông phải
giải quyết những nan đề từ tảng sáng cho đến tận chiều tối.
Môi-se là hội đồng lập pháp, Môi-se là hội đồng tư pháp,
Môi-se cũng là ngành hành pháp của tân quốc gia này.
Những quyết định của ông được dân sự tiếp nhận như là ý
chỉ của Đức Chúa Trời.
Giê-trô thấy Môi-se không thể cứ giữ mãi như thế, và
ông đã đưa ra hai luận cứ vững chắc cho việc ủy quyền một
số công việc. Thứ nhất, “con cùng dân sự ở với con sẽ bị
đuối chẳng sai, vì việc đó nặng nề quá sức con, một mình
gánh chẳng nổi” (Xuất Ai Cập Ký 18:18). Môi-se đã tới giới
hạn, hoặc có lẽ vượt quá giới hạn, nguồn sức lực và cảm
xúc của mình. Thứ hai, phương pháp giải quyết nan đề hiện
hành là quá chậm chạp, dân sự trở nên mất kiên nhẫn. Việc
chia sẻ bớt quyền hành sẽ thúc đẩy nhanh chóng hoạt động
226
Lãnh Đạo Thuộc Linh

tư pháp này, và dân chúng sẽ ra về trong sự thỏa mãn


(18:23).
Rồi Giê-trô đề nghị một kế hoạch gồm hai phần. Môi-se
sẽ cứ tiếp tục dạy dỗ những nguyên tắc thuộc linh và thi
hành quyền lãnh đạo về mặt lập pháp. Ông cũng quyết
định những trường hợp khó về mặt từ pháp. Còn phần lớn
công việc của ông sẽ được ủy quyền cho những người
thuộc cấp có năng lực và đáng tin cậy.
Giê-trô đã nói cách khôn ngoan, vì nếu Môi-se qụy ngã
trước sự căng thẳng, thì ông sẽ để lại một mớ hỗn độn ở
phía sau được huấn luyện để lãnh đạo, chưa có ai quản
nhiệm bất kỳ công việc nào. Thất bại trong việc dự trù cho
sự thành công của việc lãnh đạo đã dần dần tạo sự đổ vỡ
cho nhiều Hội Thánh và nhiều hội truyền giáo.
Môi-se đã làm theo lời khuyên của Giê-trô và ông
nhận định được những ích lợi. Ông có thể tập trung vào
những nan đề lớn lao nhất. Tài năng tiềm tàng của nhiều
người chung quanh ông được khám phá ra. Những người
có tài ấy đã có thể trở thành những người chỉ trích ông, cử
để cho ông tiếp tục làm việc một mình, thì giờ đây họ đã
liên kết để cùng ông đối diện với sự thách thức chung. Nan
đề của dân sự được giải quyết một cách có kết quả. Môi-se
đã đặt nền cho công tác lãnh đạo một cách hiệu quả sau
khi ông mất.
Giê-trô đã khích lệ Môi-se bằng việc nêu rõ một
nguyên tắc thuộc linh thích hợp cho mọi thời đại. “Nếu con
227
Lãnh Đạo Thuộc Linh

làm việc này, và Đức Chúa Trời ban lệnh cho con, con
chắc sẽ chịu nổi được.” (18:23). Giê-trô đã đặt lời khuyên
bảo của mình dưới uy quyền của Đức Chúa Trời. Đức Chúa
Trời sẽ chịu mọi trách nhiệm trong việc khiến các tôi tớ
Ngài làm được công việc của họ. Một số nhiệm vụ những
người khác có thể làm tốt hơn, và nên ủy quyền cho những
người đó. Nhưng, nếu như những nhiệm vụ thứ yếu đó
không được thực hiện một cách trọn vẹn, thì việc ủy quyền
vẫn là điều khôn ngoan hơn. Có lẽ Môi-se xử đoán dân sự
tốt hơn bất kỳ người nào trong số bảy mươi người quan xét
thuộc cấp mà ông đã chỉ định, nhưng nếu ông cứ khăng
khăng xử đoán một mình, thì sự nghiệp của ông đã phải bị
đứt đoạn.
Nhận định thuộc linh của Giê-trô có thể được thấy rõ
qua những phẩm chất ông đề ra cho việc chọn lựa nhóm
người này: Những người có năng lực, vì công việc của họ là
lớn lao; những người biết kính sợ Đức Chúa Trời, vì kính sợ
Đức Chúa Trời là khởi đầu sự khôn ngoan, những người
khả kính, họ là những người không nhận của hối lộ, không
tham lam.
Một lỗi lầm lớn đó là tưởng mình có thể làm được
nhiều nhiệm vụ hơn là mình có thể đảm đương. Không có
ích gì trong việc làm nhiều hơn cái khả năng gánh vác công
việc của mình. Chúng ta phải nhận định rõ những giới hạn
của mình. Những Giê-trô của chúng ta thường có thể nhận
định tốt hơn chúng ta về tác động trong mọi nhiệm vụ của
228
Lãnh Đạo Thuộc Linh

chúng ta, chúng ta cần nên lắng nghe họ. Nếu chúng ta phá
luật tự nhiên ví dụ như con người cần phải ngủ cũng như
làm việc - thì chúng ta không thể tránh khỏi phải nhận lấy
hậu quả. Nếu chúng ta không chịu nhận sự thuyết phục của
người ta, và cứ nhận lấy nhiều hơn sức mình có thể làm, thì
Đức Chúa Trời sẽ không chịu trách nhiệm về hậu quả xảy
ra.
Sự lãnh đạo trong việc truyền giáo phải sẵn sàng để ủy
thác trách nhiệm cho những người bản xứ, khi chúng ta
thấy rõ họ đã trưởng thành về mặt thuộc linh. Khi ấy người
giáo sĩ phải đứng bên cạnh họ, sẵn sàng giúp đỡ nhưng
đừng can thiệp vào, hướng dẫn người bản xứ vượt qua
những thử thách và những lỗi lầm, sao cho họ có thể học
hỏi được sự lãnh đạo thuộc linh như người giáo sĩ đã có.
Việc uỷ quyền theo cách đấy làm trọn nhiệm vụ thiết yếu
trong việc khám phá, huấn luyện và sử dụng năng tài tiềm
ẩn của các đồng nghiệp Cơ Đốc bản xứ. Trong những giai
đoạn đầu, sự canh chừng một cách khôn ngoan là cần thiết,
nhưng chỉ can thiệp vào trong trường hợp cấp thiết mà thôi.
Cái cảm giác bị canh chừng sẽ hủy hoại lòng tin tưởng đấy.
Khi W. E. Sangster được chỉ định làm tổng thư ký Ban
Truyền Giáo Quốc Nội của Giáo Hội Giám Lý ở Anh Quốc,
ông đã chia sẻ công tác với những người thuộc cấp, giao
trách nhiệm cho mỗi người và bãi bỏ mọi sự giám sát. Ông
không bao giờ hối tiếc đã đặt lòng tin cậy như vậy. Người
ta nói về Sangster rằng: “Có lẽ khả năng nắm bắt tốt nhất
229
Lãnh Đạo Thuộc Linh

trong công tác lãnh đạo tài tình của ông là nhìn biết tầm
quan trọng của việc uỷ quyền và cẩn thận chọn lựa những
người phụ tá. Ông luôn luôn là một bậc thầy về nghệ thuật
ấy.”
Viết về người lãnh đạo của một hội truyền giáo lớn,
một thành viên của ban lãnh đạo đã nói: “Ông có khả năng
lãnh đạo tài tình, đó là ông không bao giờ can thiệp vào
những người làm việc dưới quyền ông, ông để cho mọi
người làm công việc của chính họ”. Một thành viên khác
đã viết: “Ông biết những gì người ta có thể làm, ông xem
họ làm điều đó, và ông để cho họ làm điều tốt nhất trong
những cơ hội họ có, ông chỉ và xét lại những điều đã làm
sai.”
GHI CHÚ
1. Dwight Lyman Moody (1837–1899) là một trong những
nhà truyền bá tin lành danh tiếng nhất của Hoa Kỳ. Ông
được nổi danh trên bình diện quốc gia sau thành công
trong lần giảng cho các hội nghị ở Tô Cách Lan và Anh
Quốc vào các năm 1873–1875. Ông đã thành lập các viện
giáo dục ở Northfield, Masachusetts và Chicago (về sau gọi
là Moody Bible Institute).
2. Cuốn D. E. Hoste của Phyllis Thompson (NXB London:
China Inland Mission), trang 56.
3. Cuốn The Life of A. B. Simpson của E. A. Thompson
(NXB Harriburg, Pa.: Christian Publications, năm 1920),
trang 208.
230
Lãnh Đạo Thuộc Linh

4. Cuốn John R. Mont của B. Mathews (NXB London:


Hodder & Stoughton, năm 1909), trang 364.
5. Cuốn Doctor Sangster của Paul E. Sangster (NXB London:
Epworth, năm 1962), trang 88, 221.
6. Cuốn Climbing on Track của Phyllis Thompson (NXB
London: China Inland Mission, năm 1954), trang 99.

231
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Chương 19:
THAY THẾ NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO
“Môi-se, đầy tớ Ta, đã chết. Bây giờ con và
cả dân nầy hãy đứng dậy đi qua sông Giô-đanh,
vào đất mà Ta sắp ban cho dân Y-sơ-ra-ên…
Ta sẽ ở với con như Ta đã ở với Môi-se.”
- Giô-suê 1:2,5

Cách trắc nghiệm thật về tài lãnh đạo của một


người là xem sự vững vàng của một tổ chức khi mà người tổ
chức đã ra đi. Sự thật này nằm ở đằng sau lời khuyên của
Ga-ma-li-ên nói cho những người đồng ngũ Pha-ri-si: “Hãy
lánh xa những người đó, để mặc họ đi! Vì nếu mưu luận và
công cuộc này ra bởi người ta, thì sẽ tự hư đi. Nhưng nếu
bởi Đức Chúa Trời ra, thì các người phá diệt những người
đó chẳng nổi.” (Công Vụ 5:38-39). Một công việc được
Đức Chúa Trời thúc giục và được xây dựng trên những
nguyên tắc thuộc linh sẽ vượt qua được những thay đổi đột
ngột của công tác lãnh đạo và thậm chí có thể đem lại kết
quả tốt.
Đôi khi chúng ta hạ thấp Đức Chúa Trời bằng cách suy
nghĩ rằng sự qua đời của một người lãnh đạo quan trọng
chắc sẽ làm cho Đức Chúa Trời sửng sốt, hoặc sẽ buộc Đức
Chúa Trời phải ra tay hành động khẩn cấp. Dầu chúng ta
có thể cảm thấy bàng hoàng hoặc âu lo, thì chúng ta cũng

232
Lãnh Đạo Thuộc Linh

không cần phải run rẩy cho hòm giao ước của Đức Chúa
Trời. Sự lãnh đạo Cơ Đốc khác với sự lãnh đạo của trần thế.
Đức Chúa Trời chọn lựa và chuẩn bị những người lãnh đạo
cho nước Trời (Mác10:40). Không một công việc nào của
Đức Chúa Trời bị để cho kiệt quệ cho đến khi những mục
đích của nó được hoàn thành.
Những phong trào lớn thường bị lâm vào khủng hoảng
khi có sự qua đời của người lãnh đạo. Tuy nhiên, những
khủng hoảng như vậy không nhất thiết nguy hiểm. Lyman
Beecher đã nói rằng ông đã tuyệt vọng khi vị thư ký thứ
nhất của Ủy Ban Truyền Giáo Hoa Kỳ từ trần. Rồi sau đó
một người lãnh đạo khác lên thay và làm việc tốt đến nỗi
Beecher cảm thấy lại tuyệt vọng nữa khi vị thư ký thứ nhì
qua đời. Cuối cùng, vị thư ký thứ ba đã chứng tỏ được tài
năng của mình, Beecher bắt đầu cảm thấy tin tưởng rằng
những nguồn tài nguyên của Đức Chúa Trời cũng nhiều
bằng với nhiệm vụ cần kíp. Khi chính Beecher ra đi, một số
người đã tin rằng không ai có thể thay thế ông. Nhưng tất
cả các chính lẽ của Beecher sự chừng mực, sự chính thống
và các hội truyền giáo hải ngoại đã tìm được những người
lãnh đạo mới, có khả năng, theo thời điểm và theo cách
thức của Đức Chúa Trời.! Thực ra, dầu tài giỏi đến đâu,
không có ai là không thể thiếu được đối với công việc của
nước Trời.
Đức Chúa Trời luôn luôn hành động, dầu chúng ta
không thể nhìn thấy, để sửa soạn những con người mà Ngài
233
Lãnh Đạo Thuộc Linh

đã chọn cho công tác lãnh đạo. Khi có biến cố xảy ra, Đức
Chúa Trời điền người mà Ngài chỉ định vào chỗ được định
cho người ấy. Thường thường một sự thay thế như vậy
không rõ ràng đối với một tổ chức, nhưng thời gian sẽ bày
tỏ người ấy ra.
Những sự ban cho lớn nhất của Đức Chúa Trời dành
cho dân Y-sơ-ra-ên, tốt hơn cả đất hứa, là những con người.
Sự ban cho lớn nhất của Ngài dành cho Hội Thánh là mười
hai người đã được huấn luyện để lãnh đạo.
Thử tưởng tượng xem dân Y-sơ-ra-ên sẽ khủng hoảng
như thế nào khi thì giờ để cho Môi-se lìa khỏi họ đến gần.
Trong bốn thập niên, cả quốc gia đều trông cậy vào ông để
giải quyết nan đề và sự hướng dẫn. Môi-se đã thông giải ý
chỉ của Đức Chúa Trời cho họ. Đúng là có bảy mươi trưởng
lão phục vụ dưới quyền ông, nhưng chưa có một Môi-se
khác. Giờ qua đời gần kề của ông làm gia tăng thêm ý thức
về sự khủng hoảng, nó xảy ra ngay trước ngưỡng cửa bước
vào xứ Ca-na-an. Dân sự khó có thể tin rằng Đức Chúa Trời
đã có một người lãnh đạo mới trong tình trạng dự phòng.
Nhưng Giô-suê đã được chuẩn bị, và biến cố này đưa ông
tiến ra phía trước.
Suốt cả lịch sử, tình huống này thường được lặp đi lặp
lại, mỗi thế hệ học cùng bài học đó. Sự mất mát một người
lãnh đạo danh tiếng làm bừng dậy sự hoài nghi và nỗi sợ
hãi. Phái Giám Lý sẽ ra sao nếu không có Wesley? Hội Cứu

234
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Thế Quân sẽ ra sao nếu không có ông Booth? Hội Thánh


của chúng ta sẽ làm gì khi mục sư chủ tọa bị cất đi?
Con đường vinh quang luôn luôn dẫn đến phần mộ,
nhưng rồi ánh vinh quang mới sẽ được lộ ra. Người lãnh
đạo quan trọng nhất phải bị cất đi một cách không thể
tránh khỏi bởi sự chết hoặc một lý do nào khác, ý thức về
sự mất mát sẽ thay đổi theo mức độ lãnh đạo của người ấy.
Nhưng nhìn lại, người ta thường thấy rằng cái dường như là
thảm trạng đó thực sự đã biến đổi thành những lợi ích nhất
cho công việc.
Chỉ sau khi người lãnh đạo bị cất đi mà tính cách và
những thành quả của người ấy mới được tỏ ra. Mãi cho tới
khi Môi-se qua đời thì dân Y-sơ-ra-ên mới thấy được sự vĩ
đại của ông trong cái viễn cảnh thực của nó. “Sự nhấn
mạnh của cái chết làm cho những bài học của cuộc sống
trở nên trọn vẹn.”
Đồng thời, sự qua đi của một người lãnh đạo đứt đoạn
vai trò của họ cho vừa với tầm cỡ trong mối tương quan với
công việc của Đức Chúa Trời. Dầu cho thành quả của
người ấy lớn lao đến đâu thì không ai là không thể thiếu
được cả. Thì giờ ấy sẽ đến khi công lao đóng góp của họ
không còn cần thiết cho giờ phút ấy nữa. Người lãnh đạo
tài ba nhất có những trách nhiệm và những giới hạn mà
chúng sẽ trở nên rõ rệt khi có người kế nhiệm nối tiếp họ
để xúc tiến công việc. Thường thường người kế nhiệm ít
tiếng tăm và uy tín hơn người sáng lập thì khả năng tốt hơn
235
Lãnh Đạo Thuộc Linh

để phát triển công việc nhờ những tài năng riêng của họ mà
có. Chúng ta phải nhận rằng Giô-suê được trang bị để
chinh phục Ca-na-an tối hơn là Môi-se. Sự ra đi của một
người lãnh đạo tài giỏi và có uy thế nhường chỗ cho những
người khác nổi lên và phát triển. Thường thường, khi gánh
trách nhiệm được đặt một cách thình lình trên vai họ, thì
người thuộc cấp sẽ phát huy khả năng và phẩm tính mà
chính họ và những người khác không ngờ rằng họ đã có.
Giô-suê sẽ không bao giờ được phát huy thành một nhà
lãnh đạo lừng danh nếu ông vẫn cứ là một trong những
tướng tá của Môi-se.
Một sự thay đổi thình lình trong sự lãnh đạo tạo cơ hội
cho Đức Chúa Trời bày ra sự đa năng của Ngài trong việc
hiệu chỉnh phương tiện để đạt đến cứu cánh. Nguồn tài
nguyên của Ngài trong bất kỳ công tác nào Ngài phát khởi
là không thể cạn kiệt được. Nếu một người có nhiều tài
năng mà họ không đặt chúng vào kế hoạch của Đức Chúa
Trời, thì Ngài không chịu khinh dễ đâu. Ngài sẽ dùng một
người có ít tài năng hơn, nhưng những tài năng đó hoàn
toàn được dâng cho Ngài sử dụng, và Ngài sẽ bổ sung vào
những tài năng đó năng quyền mạnh mẽ của chính Ngài.
Phao-lô đã hàm ý điều này khi ông viết cho người Cô-rinh-tô
trong I Cô-rinh-tô 1:26-29.
Hỡi anh em, hãy suy xét rằng ở giữa anh em là kẻ đã
được gọi, không có nhiều người khôn ngoan theo xác thịt,
chẳng nhiều kẻ quyền thế, chẳng nhiều kẻ sang trọng.
236
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những sự dại ở thế gian để


làm hổ thẹn những kẻ khôn; Đức Chúa Trời đã chọn những
sự yếu ở thế gian để làm hổ thẹn những sự mạnh. Đức
Chúa Trời đã chọn những sự hèn hạ và khinh bỉ ở thế gian,
cùng những sự không có, hầu làm những sự có ra không có,
để chẳng ai khoe mình trước mặt Đức Chúa Trời.
Chắc chắn Đức Chúa Trời mong ước dùng sức lực của
những người có tài năng thiên phú, nhưng ít người trong số
họ sẵn lòng như Phao-lô để đặt những tài năng ấy vào
chương trình của Đức Chúa Trời mà không giữ lại mảy may
nào. Khi những người như vậy học biết cách không nhờ cậy
nơi sức lực và sự khôn ngoan mình, nhưng tùy thuộc vào
Đức Chúa Trời, thì họ sẽ hữu dụng cho sự phục vụ Đức
Chúa Trời một cách không giới hạn.
Vào cuối cuộc đời, A.B. Simpson tham dự một hội nghị
quan trọng, tại đó một mục sư khả kính ở New York đã
nhận xét rằng không có một con người nào có phẩm cách
tương đương để nối tiếp công tác lãnh đạo của tổ chức này
khi mà chức vụ của ông Simpson chấm dứt. Vị mục sư này
đề nghị thành lập một cuộc lạc quyên lớn để bảo đảm cho
công việc cứ tiến hành. Simpson chẳng nói lời nào, cũng
chẳng làm gì cả. Ông tin rằng nếu công tác của ông đến từ
Đức Chúa Trời thì không điều gì có thể phá đổ nó; còn nếu
nó không đến từ Đức Chúa Trời thì giữ cho nó tiếp tục cũng
chẳng ích lợi cho một mục đích tốt lành nào cả.2

237
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Trong những tháng cuối của đời mình, A.B Simpson


thật vui mừng, khi đó ông đã nghỉ khỏi chức vụ lãnh đạo
trong Hội Phúc Âm Liên Hiệp, vì cớ các báo cáo cho thấy
công tác truyền giáo đã tăng gia, và địa hạt truyền giáo hải
ngoại có tiến triển. Năm ngay sau khi ông qua đời được
chứng nhận là năm thịnh vượng nhất trong lịch sử xã hội
(Mỹ). Không có tặng vật nào lớn hơn để tỏ lòng tri ân có thể
đáp trả cho phẩm cách lãnh đạo của Simpson.
Chỉ có một Đấng Lãnh Đạo duy nhất giữ chức vụ đời
đời; không cần có người nào kế nhiệm Ngài. Các môn đồ
đã không có hành động nào chứng tỏ họ thay thế Chúa
Jêsus; có bằng chứng ngầm hiểu rằng họ ý thức về sự hiện
diện thường trực của Ngài đang ở cùng họ, là Đấng lãnh
đạo và là Chúa Hằng Sống của họ. Đôi lúc, Hội Thánh đã
mất đi một ý thức sống động về sự hiện diện của Chúa Jêsus,
nhưng không bao giờ có tiếng kêu hoảng hốt của một đạo
quân không người lãnh đạo. Những mối hiểm nguy về tình
trạng cùng khốn của Hội Thánh luôn đè nặng trong lòng
Chúa Jêsus.
Martin Luther đã nói: “Chúng tôi nói tỏ tường với Chúa
chúng ta rằng nếu Ngài muốn có Hội Thánh của Ngài, thì
Ngài phải quan tâm, duy trì và bảo vệ nó, vì chúng tôi
không thể nâng đỡ nó hoặc bảo vệ nó; còn nếu chúng tôi
có thể làm được, thì khi đó chúng tôi sẽ trở thành những
con lừa kiêu kỳ nhất ở dưới trời.”

238
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Vì Đấng Lãnh Đạo của chúng ta vẫn xúc tiến công việc
của Ngài bằng quyền năng của một cuộc sống bất tận -
hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời Ngài vẫn y nguyên
nên những đổi thay trong công tác lãnh đạo của con người
sẽ không làm chúng ta rúng động hoặc thối chí.
GHI CHÚ
1. Thời báo Sunday School Time phát hành ngày 8 tháng
Mười Một năm 1913, trang 682. Lyman Beecher (1775–
1863) là một trong những diễn giả phục hưng lừng danh
của Hoa Kỳ, là mục sư ở New England và là viện trưởng
Chủng Viện Lane.
2. Cuốn The Life of A.B Simpson của A.E. Thompson (NXB
Harrisburg Pa.: Christian Publications, năm 1920), trang
208.

239
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Chương 20:
TẠO THÊM NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO
“Những điều con đã nghe nơi ta trước mặt
nhiều nhân chứng hãy ủy thác cho những người đáng
tin cậy, là những người có khả năng dạy dỗ người khác.”
- II Ti-mô-thê 2:2

Bằng những lời nói này, Phao-lô nhấn mạnh đến


trách nhiệm của người lãnh đạo trong việc huấn luyện
người khác lãnh đạo. Nếu phải thực thi lòng tin cậy của
mình một cách đầy đủ, thì người lãnh đạo phải dành thì giờ
để huấn luyện người khác đến chỗ thành công và thậm chí
có thể thay thế mình nữa. Tầm vóc thuộc linh của Ba-na-ba
có thể nhìn thấy trong việc ông hoàn toàn chẳng ganh tị
chút nào cả khi Phao-lô là người ông bảo trợ lại trổi hơn
chính ông trong tài lãnh đạo và đã trở thành thành viên chủ
chốt trong đoàn truyền giáo. Cũng một thể ấy, người lãnh
đạo phải tạo cơ hội cho những người thuộc cấp thực thi và
phát huy sức mạnh của họ.
John R. Mott tin rằng những người lãnh đạo phải làm
tăng bội phần chính họ bằng cách phát triển thêm những
người lãnh đạo trẻ tuổi hơn, cho họ đóng vai trò của mình
một cách đầy đủ, và phát triển thích hợp khả năng của họ.
Những người trẻ phải cảm thấy được sức mạnh của những
gánh trách nhiệm nặng nề, phải thấy cơ hội để khởi xướng

240
Lãnh Đạo Thuộc Linh

và cảm biết được sức mạnh để có quyết định chung cuộc.


Người lãnh đạo non trẻ phải nhận được sự tin cậy hoàn
toàn để hoàn thành công tác. Nhất là họ phải được tin cậy.
Lỗi lầm là giá trả không thể tránh khỏi trong việc đào tạo
người lãnh đạo.
Trong một cuộc hội thảo truyền giáo gần đây, một nhà
lãnh đạo Á Châu đã phát biểu một cách thành thật về vai
trò của các giáo sĩ Tây Phương rằng: “Người giáo sĩ ngày
nay ở Đông Phương phải là người ít thực hiện hơn và là
người huấn luyện nhiều hơn”.
Điều này có thể không hoàn toàn đúng trong mọi
khung cảnh truyền giáo, nhưng nó thật sự cho thấy một
trong số những nhu cầu lớn trong chiến lược truyền giáo
hiện hành.
Đào tạo những người lãnh đạo mới là một nhiệm vụ
tinh tế. Huấn luyện viên khôn ngoan sẽ không quảng cáo
cho mục đích mà mình thấy được. Giám mục Stephen Neill
đã nói đến nguy cơ của nhiệm vụ này: Nếu chúng ta định
đào tạo một dòng giống những người lãnh đạo, thì điều
chúng ta sẽ đạt được trong việc đó có lẽ và đào tạo ra một
dòng giống gồm những người trí thức bất mãn, nhiều tham
vọng và không bao giờ an nghỉ. Bảo một người rằng họ
được kêu gọi để làm người lãnh đạo là cách tốt nhất làm
cho sự gãy đổ thuộc linh của họ trở thành chắc chắn, vì
trong thế giới Cơ Đốc, tham vọng còn nguy hiểm hơn bất
kỳ tội lỗi nào khác, và nếu được nuông chiều theo, thì nó
241
Lãnh Đạo Thuộc Linh

chẳng ích lợi gì cho một người trong chức vụ cả. Điều quan
trọng nhất ngày này là phẩm chất thuộc linh chứ không
phải phẩm chất tri thức của những người Cơ Đốc bản xứ, là
những người được kêu gọi để gánh vác trách nhiệm trong
những Hội Thánh non trẻ.
Lesslie Newbigin còn đi xa hơn đến chỗ nêu lên vấn
đề Hội Thánh có cần phải khuyến khích cái khái niệm về
sự lãnh đạo hay là không, thật là khó để sử dụng khái niệm
đó mà không bị dẫn đi sai lạc do thành phần đối kháng phi
Cơ Đốc của nó. Hội Thánh cần có các thánh đồ và những
người tôi tớ, chớ không phải là những “lãnh tụ”; và nếu
chúng ta quên quyền ưu tiên của sự phục vụ, thì toàn thể ý
niệm về việc đào tạo người lãnh đạo sẽ trở thành nguy
hiểm. Việc đào tạo người lãnh đạo vẫn phải noi theo khuôn
mẫu mà Chúa chúng ta đã sử dụng với mười hai sứ đồ.
Có lẽ công tác có kết quả và mang tính chiến lược nhất
của các giáo sĩ thời nay là giúp đỡ những người lãnh đạo
của ngày mai phát triển tiềm năng thuộc linh của họ.
Nhiệm vụ này đòi hỏi có sự suy nghĩ kỹ càng, hoạch định
cách khôn ngoan, vô cùng kiên nhẫn và có tình yêu thương
Cơ Đốc đích thực. Nó không thể tùy hứng hoặc được quan
niệm cách mơ hồ. Chúa chúng ta đã dành phần lớn ba năm
chức vụ của Ngài để un đúc tâm tánh và tâm linh của các
môn đồ Ngài.
Phao-lô đã cho thấy sự quan tâm như vậy trong việc
huấn luyện hai thanh niên Ti-mô-thê và Tít. Phương pháp
242
Lãnh Đạo Thuộc Linh

của Phao-lô trong việc chuẩn bị Ti-mô-thê cho Hội Thánh


Ê-phê-sô là chỉ giáo một cách chu đáo.
Khi Phao-lô kết bạn với Ti-mô-thê thì lúc đó chàng độ
hai mươi tuổi. Ti-mô-thể có khuynh hướng đa sầu, chàng
quá dung lượng và thiên vị những người có phẩm trật.
Chàng dễ bị những người chống đối chọc tức. Chàng hay
dựa vào những kinh nghiệm thuộc linh cũ kỹ hơn là nhen
nhúm ngọn lửa sốt sắng hằng ngày.
Nhưng Phao-lô đã đặt hy vọng nhiều ở chàng. Phao-lô
tìm cách sửa đổi tâm tánh nhút nhát của Ti-mô-thê, thay thế
sự mềm yếu bằng thép cứng. Phao-lô đã dẫn Ti-mô-thê vào
những từng trải và gian lao mà chúng rèn luyện tâm tánh
của chàng. Phao-lô không ngần ngại giao phó cho chàng
những nhiệm vụ cao hơn sức chàng đang có. Làm thể nào
khác để một người trẻ phát triển tài năng và niềm tin của
mình nếu không phải bằng cách đẩy họ vào hoàn cảnh bất
khả kháng?
Những chuyến đi với Phao-lô đã đưa Ti-mô-thê vào
chỗ tiếp xúc với những con người có tầm cỡ mà tâm tánh
của họ đã nhen nhóm trong chàng một ước vọng lành
mạnh. Từ nơi người cố vấn dày dặn kinh nghiệm, chàng đã
học biết cách đối phó một cách đắc thắng trước những
biến cố mà Phao-lô đối diện hằng ngày. Phao-lô san sẻ
với Ti-mô-thê công tác rao giảng. Phao-lô giao cho
chàng trách nhiệm thành lập một nhóm tín đồ Cơ Đốc
tại Tê-sa-lô-ni-ca. Những tiêu chuẩn chính xác với những
243
Lãnh Đạo Thuộc Linh

hy vọng cao đẹp, những yêu cầu nặng nề của Phao-lô làm
phát huy trong Ti-mô-thê khả năng tốt nhất, cứu chàng
thoát khỏi một cuộc đời tầm thường.
Paul Rees đã mô tả kinh nghiệm của Douglas Hyde,
người từng là người cộng sản mà sau này tin theo Đấng
Christ, được ghi trong cuốn sách của Hyde, cuốn
Dedication and Leadership Techniques (Kỹ Thuật Tận Hiến
và Lãnh Đạo): Một trong những câu chuyện kỳ thú nhất
trong cuốn sách này là câu chuyện liên quan đến những
năm làm người cộng sản của người ấy có liên quan đến
một thanh niên, người đã trở thành Douglas Hyde và đã
tuyên bố rằng mình muốn trở thành một người lãnh đạo.
Hyde đã nói: “Tôi nghĩ là trong đời tôi, tôi chưa hề thấy ai
trông có vẻ ít giống người lãnh đạo như thế. Ông ta thấp,
béo phì một cách cục mịch, khuôn mặt to, xệ, rất khó ưa...
ông ta bị múp một con mắt, và nói với giọng ca lăm ấp a ấp
úng.”
Thế rồi điều gì đã xảy ra? Ồ, thay vì loại bỏ ông ta như
là một người chẳng làm được tích sự gì cả, Hyde đã cho
ông một cơ hội - một cơ hội để học tập, để thử thách sự tận
tụy của ông, để làm lưu loát giọng nói cà lăm của ông. Và
cuối cùng, ông đã trở thành một người lãnh đạo, một trong
số những đảng viên cộng sản được lựa lọc nhất của các liên
đoàn lao động ở Anh Quốc.
Người lãnh đạo biết quan sát có thể khám phá tài năng
tiềm ẩn nơi một số người hoàn toàn chẳng có hứa hẹn gì cả.
244
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Frank Buchman, người sáng lập phong trào Moral


Rearmament (Tái Vũ Trang Đạo Đức), đã cho thấy có nhiều
tài lãnh đạo. Ông cho rằng nếu ông không thể huấn luyện
người khác làm công việc tốt hơn ông làm, thì ông đã thất
bại. Trong nhiều năm ông đã làm việc để tỏ ra mình là
không thể thiếu được, một cuốn sổ nhật ký hiếm có dành
cho người lãnh đạo.
Không có công việc nào đáng thưởng cho người giáo sĩ
hơn là phát triển thêm người lãnh đạo, vì sự phát triển các
Hội Thánh mới của người giáo sĩ sẽ tùy thuộc nhiều vào
mức độ thuộc linh của những Cơ Đốc bản xứ. Một khi giai
đoạn tiên phong trong bất kỳ lĩnh vực nào đã trôi qua, thì
việc huấn luyện người lãnh đạo sẽ chiếm quyền ưu tiên.
Một trong những mục tiêu chính của người giáo sĩ phải là
sự phát triển đức tin ở nơi những người trẻ đầy hứa hẹn, là
người có thể lãnh đạo Hội Thánh khi đúng lúc.
Chúng ta phải luôn luôn dành chỗ cho những người
bất thường, là người khó un đúc, kẻo e những chương trình
huấn luyện của chúng ta trở thành quá cứng ngắt, và chúng
ta sẽ làm nản lòng những con người ngoại lệ nầy, không
cho họ hầu việc Chúa. Đức Chúa Trời có những “người
ngoại lệ” của Ngài, nhiều người trong số họ đã có những
cống hiến lớn lao cho việc truyền bá Tin Lành cho thế giới.
Ai có thể un đúc cho C.T. Studd? Những con người nam nữ
như vậy không thể được đo lường bằng những tiêu chuẩn

245
Lãnh Đạo Thuộc Linh

bình thường, hoặc đồng hóa họ theo một khuôn mẫu cố


định.
Một vị giáo sĩ như vậy là Douglas Thornton, ông đã tạo
một dấu ấn khó xóa nhòa giữa những người Hồi Giáo ở
Cận Đông. Ông có những tài năng hiếm có, và dù chỉ là
một thanh niên, ông đã không ngần ngại bày tỏ những ý
kiến mà dường như chúng là cấp tiến và không thực tiễn
đối với cấp trên của ông. Tiểu sử của ông đã ghi lại rằng:
Thật đáng ngạc nhiên khi biết rằng ông cảm thấy buộc phải
viết cho xã hội của mình cuốn nhật ký ghi ra những quan
điểm của ông về quá khứ, hiện tại và tương lai của công tác
tại Ai Cập. Đây không phải là một tiền lệ cho những giáo sĩ
non trẻ sau ba tháng rưỡi phục vụ được yêu cầu phải tuân
theo, những cái đầu đã già cỗi, kể cả trường hợp này nữa.
Nhưng Thornton là một con người ngoại lệ, và thời gian đã
chứng tỏ rằng các quan điểm của ông, ngay cả cách biểu lộ
của ông nữa, là đáng để học hỏi. Sẽ không an toàn khi làm
ngơ những quan điểm đó. Hầu hết những người non trẻ đều
dành để những quan sát của họ cho lúc trưởng thành hơn.
Nhưng khi con người ngoại lệ này xuất hiện, có hai điều
phải được tuân giữ con người đó đã phải học biết cách làm
cho những sự quan sát của mình hợp cách, để những bậc
huynh trưởng của mình đi theo mình; còn các bậc huynh
trưởng phải học biết cách học hỏi từ một con người, mặc
cho người đó có thể thiếu sự hiểu biết về địa phương,
nhưng có thể đem lại lợi ích cho họ rất nhiều, nhờ những ý

246
Lãnh Đạo Thuộc Linh

tưởng tươi mới và hợp thời của người ấy. Mỗi điều là một
bài học khó đấy.
Việc huấn luyện người lãnh đạo không thể thực hiện
một cách đại trà. Nó đòi hỏi phải kiên nhẫn, giáo huấn kỹ
càng và cầu nguyện nhiều, phải hướng dẫn một cách cá
nhân suốt một thời gian dài đáng kể. “Môn đồ không thể
được sản xuất hàng loạt. Họ được đào tạo từng người một,
vì phải có người chịu khó nhọc để áp dụng kỷ luật, để chỉ
dạy và soi sáng, nuôi dưỡng và huấn luyện một người trẻ
trung hơn mình”.
Khi một người thực sự được tỏ ra dấu hiệu dành để cho
công tác lãnh đạo, thì Đức Chúa Trời thấy rằng người ấy
cần phải nhận những kỷ luật cần thiết để có thể phục vụ
cách hữu hiệu.
Khi Đức Chúa Trời muốn rèn tập,
Làm rung cảm, huấn luyện một người,
Khi Đức Chúa Trời muốn un đúc một người
Để họ giữ vai trò cao trọng nhất;
Khi Ngài hết lòng khao khát
Tạo một người vĩ đại, can trường
Mà cả thế giới phải kinh ngạc,
Thì hãy nhìn xem phương pháp của Ngài,
Hãy nhìn xem cách thức của Ngài!
Ngài tinh luyện khá khắc nghiệt
247
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Người mà Ngài chọn lựa cách oai quyền!


Ngài đập giã; gầy đau đớn,
Và mạnh tay biến đổi người ấy
Theo khuôn dạng thử rèn,
Mà chỉ một mình Ngài hiểu được
Trong khi lòng đau thương khóc than,
Người giơ tay kêu van!
Hãy nhìn xem cách Ngài uốn nắn
Nhưng không bao giờ làm gãy đổ,
Khi Ngài đảm nhận làm người nên tốt;
Hãy xem cách Ngài sử dụng người Ngài chọn
Cho mọi mục đích ấn định,
Bằng mọi hành động thôi thúc
Để làm lộ ra ánh rạng rỡ của Ngài.
Đức Chúa Trời biết điều Ngài phải làm!
- Tác giả vô danh
GHI CHÚ
1. Bài của Lesslie Newbigin, đăng trong tập chỉ
International Rev Missions, số tháng Tư, năm 1950,
Newbigin đã nghỉ hưu sau bốn mươi năm phục vụ truyền
giáo tại Ấn Độ.
2. Cuốn St. Paul's Friends của H.C. Lees (NXB London:
Religious Tract Society, năm 1917), trang 135–141.
248
Lãnh Đạo Thuộc Linh

3. Bài The Community Cle của Paul S.Rees đăng trên tờ Life
of Faith, số ra ngày 26 tháng Chín năm 1976, trang 3.
4. Cuốn Frank Buchman của P. Howard (NXB London:
Heineman, năm 1961), trang 111. Frank Nathan Daniel
Buchman (1878–1961) là mục sư phái Lutheran, người đã
nản lòng về công việc của mình nên đời đến Anh Quốc vào
năm 1908. Tại đó, ông tiếp xúc với phong trào Keswick và
từng trải sự hoán cải. Năm 1938 ông phát động phong trào
Moral Reammament nhằm phát huy tình yêu thương, sự
thật thà, sự tinh sạch và sự vô kỷ. Phong trào đã bị phía các
Cơ đốc nhân bảo thủ chỉ trích vì đã chủ trương chủ nghĩa
nhân bản. Trong ấn bản đầu tiên của Sanders, ông đã nêu
lên việc không thừa nhận “những công lao của phong trào
của Buchman.
5. Cuốn Douglas B. Thorton của W.HT. Gardner, (NXB
London: Hodder & Stoughton), trang 121.

249
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Chương 21:
NHỮNG HIỂM HỌA CỦA SỰ LÃNH ĐẠO
“E rằng sau khi tôi đã giảng dạy kẻ khác
mà chính mình phải bị bỏ chăng.”
- I Cô-rinh-tô 9:27
Những hiểm họa của sự lãnh đạo thuộc linh thật đặc
biệt tinh vi hơn nhiều so với những sự kêu gọi khác. Người
lãnh đạo không miễn nhiễm với những cám dỗ của xác thịt,
nhưng nguy cơ trong lĩnh vực tâm linh còn lớn hơn, vì kẻ
thù nghịch là Sa tan không bao giờ thôi khai thác lợi điểm
trong bất kỳ lĩnh vực nào của sự yếu đuối.
LÒNG KIÊU NGẠO
Khi một người đạt tới một địa vị, như đã xảy ra cho
những người lãnh đạo trong Hội Thánh, thì khuynh
hướng kiêu ngạo cũng gia tăng. Nếu không được kiểm
soát, thái độ ấy sẽ hủy hoại phẩm cách người ấy, cản
bước tiến xa hơn trong nước của Đức Chúa Trời, vì
“phàm ai có lòng kiêu ngạo lấy làm gớm ghiếc cho Đức
Giê-hô-va” (Châm Ngôn 16:5). Đây là những lời dò xét
mạnh mẽ! Không có điều gì chọc giận Đức Chúa Trời hơn
là sự lừa dối, cái tội lỗi mà mục đích của họ là đặt bản ngã
lên ngôi, làm cho Đức Chúa Trời trở thành một hình ảnh
thứ yếu. Chính tội lỗi đó đã biến chê-ru-bin được xức dầu
trở thành kẻ tàn ác xảo quyệt của địa ngục.

250
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Sự kiêu ngạo có nhiều hình thái, nhưng kiêu ngạo


thuộc linh là trầm trọng hơn cả. Trở thành kiêu ngạo về
những tài năng thuộc linh hay địa vị lãnh đạo là quên rằng
mọi điều chúng ta có là đến từ Đức Chúa Trời, mọi địa vị
chúng ta chiếm giữ là bởi Đức Chúa Trời bổ nhiệm.
Nạn nhân của sự kiêu ngạo thường ít phòng bị về tội
lỗi này. Có ba bước giúp chúng ta nhận rõ vấn đề:
Trắc nghiệm quyền tiên hưởng. Chúng ta phản ứng
như thế nào khi một người khác được chọn vào địa vị
chúng ta mong mình có được hay mình muốn vào đó? Khi
có người khác được cất nhắc thế vào chỗ của chúng ta? Khi
tài năng của người khác dường như giỏi hơn tài năng của
chúng ta?
Trắc nghiệm lòng thành thật. Trong những phút chúng
ta tự phản ánh cách hành thật với chính mình, chúng ta
thường thú nhận chúng ta thường có những nan đề và
những sự yếu đuối. chúng ta sẽ cảm thấy thế nào khi người
khác nhận ra những nan đề đó ở nơi chúng ta?
Trắc nghiệm sự chỉ trích. Bị người khác chỉ trích có
làm cho chúng ta bực mình hay tự biện minh cho mình
không? Chúng ta có vội vàng phê phán kẻ chỉ trích mình
không?
Nếu chúng ta thành thật, khi chúng ta đo lường chính
mình bằng cuộc đời của Chúa Jêsus, Đấng đã hạ mình,
chịu treo thên thập tự giá, thì chúng ta sẽ kinh hãi về sự đê

251
Lãnh Đạo Thuộc Linh

tiện thậm chí sự xấu xa của òng mình và chúng ta sẽ kêu


khóc:
Khoe mình và kiêu hãnh, kể dường bụi phấn
Chính tôi nay được chuộc đây, bởi hồng ân.
LÒNG TỰ TÔN
Đây là một trong những cách biểu lộ mạnh mẽ của
lòng kiêu ngạo, lòng tự tôn là thực hành việc suy nghĩ, nói
năng về chính mình, phóng đại những thành quả của mình
và liên hệ mọi sự đến chính mình hơn là đến Đức Chúa
Trời và dân sự của Đức Chúa Trời. Người lãnh đạo nào
thích thú với sự thán phục của những kẻ theo mình lâu dài
thì sẽ đứng trước hiểm họa của nguy cơ này.
Khi Robert Louis Steveuson đến Samoa, ông được mời
diễn giảng cho việc huấn luyện sinh viên về công tác mục
vụ tại Học Viện Malua. Bài nói chuyện của ông dựa trên
câu chuyện của Hồi Giáo về vị tiên tri che mặt, một vị giáo
sư sáng lạng luôn mang một chiếc khăn che mặt vì ông cho
rằng vinh quang của sự hiện diện của ông là sáng quá sức,
khiến người ta không thể nhìn nổi.
Cuối cùng thì tấm khăn che mặt ấy trở nên rách rưới và
rơi xuống. Và rồi người ta khám phá ra rằng vị tiên tri sáng
lạng kia chỉ là một ông già lụ khụ đang cố che đậy sự xấu xí
của mình. Stevenson tiếp tục chỉ ra rằng, dù cho những lẽ
thật của một nhà giảng đạo giảng dạy cao siêu đến đâu,
dầu cho người ấy cố bào chữa những khuyết điểm của

252
Lãnh Đạo Thuộc Linh

mình khéo léo đến đâu, nhưng khi thời điểm đến, lúc mà
chiếc khăn che mặt rơi đi thì người ta sẽ thấy được con
người ấy thực sự như thế nào. Người lãnh đạo sẽ phản
chiếu sự xấu xa của lòng tự tôn hay sự vinh hiển đã được
hóa hình của Chúa Jêsus Christ?
Thật là một cách trắc nghiệm tốt cho sự lên xuống của
lòng tự tôn để nhận biết xem bạn đã lắng nghe lời khen
ngợi của người khác như thế nào về thế đứng của chính
bạn. Cho tới khi nào bạn có thể nghe lời khen tặng về một
đối thủ mà bạn không hề muốn gièm xiểm hay cố hạ thấp
công việc của người ấy, bằng không thì bạn có thể chắc
chắn rằng, có một sự thôi thúc lớn của lòng tự tôn không
thể dập tắt được trong bản chất của mình cần được đặt
dưới ân điển của Đức Chúa Trời.
LÒNG GHEN TỊ
Người bà con gần của lòng kiêu ngạo bày tỏ về con
người hay ngờ vực các đối thủ, Mỗi-se đã đối diện với một
cám dỗ như vậy qua lòng trung thành của các đồng nghiệp
ông. Giô-suê cảm thấy bị xúc phạm, ông đã báo cáo: Ên-đát
và Mê-đát đang “nói tiên tri tại trại quân. Hỡi Môi-se, chúa
tôi, hãy cấm chúng nó” (Dân số Kỷ 11:27-28).
Nhưng vị lãnh đạo vĩ đại này đã thấy tình huống xảy ra
nhằm mục đích gì, đó là sự tuôn đổ Thần Đức Chúa Trời
trên những người phụ tá mà Môi-se đã lựa chọn. Môi-se
đáp cùng Giô-suê: "Ngươi ganh tị cho ta chăng? Ôi! Chớ
chi cả dân sự của Đức Giê-hô-va đều là người tiên tri"
253
Lãnh Đạo Thuộc Linh

(Dân số Ký 11:29). Trong lòng của Môi-se, sự đố kỵ và sự


ghen tị không có đất đứng. Công việc của Đức Chúa Trời ở
nơi những người khác cần phải được khuyến khích, chớ
không phải bị cấm cản.
SỰ HÂM MỘ
Có người lãnh đạo hay người giảng dạy nào lại không
muốn được dân sự mình ưa thích? Không được ưa thích
không phải là điều tốt, nhưng sự hâm mộ có thể là giá phải
trả quá cao đấy. Chúa Jêsus đã khuyến cáo: “Khốn cho các
ngươi khi mọi người sẽ khen các ngươi.”
Sự tôn thờ nhân cách đã thường được phát triển chung
quanh những người lãnh đạo thuộc linh tài ba. Những
người thuộc cấp thường kinh dị trước đức độ của người
lãnh tụ và họ bày tỏ ra rất mực cung kính như thể người
lãnh đạo đó không phải chỉ là người thôi đâu. Tuy nhiên,
điều tệ hơn là đôi khi người lãnh đạo lại thích hưởng cái bệ
ngai của mình.
Phao-lô đã đối diện với nan để này ở Cô-rinh-tô. Ở đó,
những Cơ Đốc nhân đang chia phe phái để đề cao người
họ ưa thích: một số người thích A-bô-lô, số khác thì thích
Phao-lô. Vị sứ đồ này thấy được nguy cơ và ông lập tức
chặn đứng nó. Không một con người nào trong số này đáng
cho họ tán dương như vậy “ngoài một mình Đức Chúa
Trời” (I Cô-rinh-tô 3:7). Bất kỳ lòng sốt sắng, lòng tận tụy
hay lòng trung thành nào người Cô-rinh-tô đã dành cho

254
Lãnh Đạo Thuộc Linh

những người lãnh đạo thuộc linh của họ đều đáng phải
được gắn chặt vào thân vị của Chúa Jêsus Christ.
Người lãnh đạo thuộc linh đáng được “lấy lòng rất yêu
thương đối với họ vì cớ công việc họ làm”, nhưng lòng kính
mến đó không thể thoái hóa thành những lời nịnh hót.
Người lãnh đạo phải làm công tác gắn bó tình cảm dân sự
vào Chúa Jêsus. Không có gì sai trái trong việc tìm kiếm sự
khích lệ khi sự phục vụ của một người được đánh giá đúng,
nhưng người lãnh đạo cũng phải khước từ việc được thần
tượng hóa.
Trong một bài diễn thuyết cho các sinh viên thần học,
Stephen Neill đã nói: “Được hâm mộ là tình trạng thuộc
linh nguy hiểm nhất, vì nó dễ dàng đưa đến sự kiêu ngạo
thuộc linh nhận dìm người ta vào sự hư mất. Nó là một
triệu chứng phải theo dõi một cách đáng lo ngại, vì nó
thường được mua với giá quá cao bằng sự thỏa hiệp với thế
gian."
Spurgeon cũng cảm thấy được nguy cơ của sự hâm mộ
đang áp sát lòng mình.
Sự thành công dẫn một người đến trước áp lực của
quần chúng, và như vậy nó cám dỗ người ấy giữ lấy những
thành đạt của mình bằng các phương pháp và tập quán của
xác thịt, khiến người ấy hoàn toàn bị khống chế bởi những
đòi hỏi độc tài của sự bành trướng không ngừng. Sự thành
công có thể và sẽ đến với đầu óc tôi, trừ phi tôi nhớ rằng
chính Đức Chúa Trời là Đấng đã hoàn thành công việc,
255
Lãnh Đạo Thuộc Linh

rằng Ngài có thể tiếp tục hoàn thành như vậy không cần có
bất kỳ sự giúp đỡ nào, và rằng Ngài sẽ có thể thực hiện
bằng những phương tiện khác bất cứ khi nào Ngài hạ tôi
xuống.3
George Whitefield rất được hâm mộ, trong những năm
đầu ông tận hưởng sự hoan hô ấy, ông nhớ lại rằng ông đã
cảm thấy thà chết mà bị khinh miệt và chê bai, hơn là chết
mà bị nhạo cười. Nhưng khi sự phục vụ và sự nghiệp của
ông đã tiến triển, thì ông cảm thấy mệt mỏi vì được chú ý,
ông nói “tôi có thể thấy gần như muốn phát bệnh vì cớ
được hâm mộ.”
SỰ KHÔNG THỂ SAI LẦM
Đời thuộc linh không bảo đảm cho sự phán đoán
không thể sai lầm. Người được đầy dẫy Đức Thánh Linh thì
ít lầm lỗi trong sự phán đoán hơn là thành phần thế tục đối
kháng của người ấy, nhưng tất cả chúng ta đều vô thập toàn,
cho dù mức độ thuộc linh của chúng ta phát triển đến đâu
chăng nữa. Ngay cả các sứ đồ cũng có lầm lỗi và cần được
sự sửa sai từ thiên thượng.
Những người lãnh đạo thuộc linh nào đã dành phần
lớn cuộc đời mình để tìm biết Đức Chúa Trời, để cầu
nguyện và để vật lộn với những nan đề phục hưng, thì đều
thấy rất khó để nhìn nhận cái khả năng phán đoán sai lầm
hay vấp phải lầm lỗi. Chắc chắn người lãnh đạo ấy phải là
một người mạnh mẽ và quả quyết, bênh vực cho điều mình
tin. Nhưng sự sẵn sàng nhìn nhận sai lầm và không vội vàng
256
Lãnh Đạo Thuộc Linh

xét đoán đồng bạn mình sẽ làm gia tăng ảnh hưởng của
một người hơn là làm giảm đi. Những người bên dưới sẽ
mất lòng tin nơi một người lãnh đạo mà họ tỏ ra họ tin rằng
chính mình là không thể sai lầm. Một điều kỳ lạ nhưng rất
đúng, đó là một sự nhận thức về sự không thể sai lầm ở một
lĩnh vực này của cuộc sống thường cùng tồn tại với sự rất
khiêm tốn ở những lĩnh vực khác.
SỰ KHÔNG THỂ THIẾU ĐƯỢC
Nhiều Cơ Đốc nhân có ảnh hưởng thường sa bại trước
sự cám dỗ đấy. Dường như các Cơ Đốc nhân đặc biệt có
xu hướng với điều này. Họ bám lấy quyền hành khá lâu sau
khi lẽ ra họ đã phải chuyển giao cho những người trẻ trung
hơn. Tác giả đã gặp một người Cơ Đốc kỳ lạ, ở lứa tuổi
chín mươi mà ông vẫn còn làm Giám Thị Trường Chúa
Nhật của Hội Thánh. Những người trẻ tuổi rất sẵn sàng và
có khả năng nhưng không một ai trong nhà thờ có thể
khuyên bảo vị tín đồ này hồi hưu cả. Một kết quả bất hạnh
đó là những người trẻ tuổi có năng lực để giữ một vai trò đã
bị kiềm hãm và ứ đọng.
Đôi khi, những người cấp dưới thành thật và có hảo ý
đã khuyến khích cho cái khái niệm về sự không thể thiếu
được này, điều đó đã nuôi dưỡng bản ngã của người lãnh
đạo và thậm chí làm cho người ấy ít khách quan trong việc
thi hành chức vụ. Chúng ta thực sự trở nên ít khách quan
trong công việc của chúng ta khi chúng ta càng cao tuổi.

257
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Một vị giáo sĩ nọ đã khiến cho một Hội Thánh tin rằng


ông là người không thể thiếu được, ông đã làm cho Hội
Thánh một điều bất công. Từ những ngày đầu công tác, lẽ
ra vị giáo sĩ phải hoạch định về một công việc phải làm.
Ban lãnh đạo bản xứ cần học biết cách nương cậy nơi Chúa,
cách huấn luyện những người lãnh đạo thuộc linh cho
chính mình, và cách nhận trách nhiệm công tác.
SỰ PHẤN KHỞI VÀ SỰ NẢN LÒNG
Mọi công việc của Đức Chúa Trời bao gồm những khi
thất vọng lẫn những lúc vui sướng. Người lãnh đạo đứng
trước hiểm họa trở nên quá chán nản bởi một việc này
hoặc quá phấn khởi bởi một việc khác. Tìm được sự quân
bình ở chỗ này không phải dễ.
Khi bảy mươi môn đồ thi hành sứ mạng trở về, họ rất
phấn khởi với những thành quả; nhưng Chúa Jêsus đã hạn
chế niềm vui khôn xiết của họ: “Chớ mừng vì quỉ phục các
ngươi, nhưng hãy mừng vì tên các ngươi đã ghi trên thiên
đàng” (Lu-ca 10:20).
Sau bị kịch ở núi Cạt-mên, Ê-li nản lòng đến nỗi ông
muốn chết. Đức Giê-hô-va đã chỉnh đốn lòng tự thương hại
mình của ông theo một cách tầm thường nhất, bằng việc
nài ép ông hai giấc ngủ dài và hai bữa ăn dọn sẵn. Chỉ khi
đó thì những bài học thuộc linh mới bắt đầu, và chúng tạo
ra một sự khác biệt suốt đời cho Ê-li. Sự nản lòng của ông
là không có cơ sở: Bảy ngàn người Y-sơ-ra-ên trung tín vẫn

258
Lãnh Đạo Thuộc Linh

chưa cúi lạy Ba-anh. Bằng việc chạy trốn, Ê-li đã tước mất
của số người còn sót lại nầy sự lãnh đạo mà họ rất cần có.
Không phải tất cả những lý tưởng và mục đích của
chúng ta cho công việc của Đức Chúa Trời đều sẽ được
thực hiện. Những người mà chúng ta tin cậy sẽ làm cho
chúng ta thất vọng; những kế hoạch được hoan nghênh sẽ
khiến cho nạn nhân chóng chết hoặc đau ốm. Những người
lãnh đạo biết hy sinh sẽ bị suy diễn thành những con người
ích kỷ, giả hình. Những điều xấu xảy ra, nhưng người lãnh
đạo thuộc linh nên phân biệt những nguyên do gây nản chí
để xử lý nó một cách thích hợp.
F.B. Meyer là một người vô cùng lạc quan, luôn luôn
hy vọng, luôn luôn đầy sức sống, luôn luôn tin tưởng vào
cái thiện sẽ thắng cái ác. Nhưng ông cũng là một con người
biết suy nghĩ rất sắc bén... không để cho những quan niệm
bi quan của cuộc sống thỉnh thoảng lấn lướt mình. Đôi khi
ông cũng đã trải qua những hố sâu thất vọng của con người.
Ông cũng đã rất thường xuyên chứng kiến quá rõ ràng mặt
trái của cuộc sống chớ không phải chỉ thỉnh thoảng mới
buồn bã hay bị quan.
Một loại nản chí khác được Spurgeon mô tả trong bài
diễn văn của ông nhan đề: “Sự Yếu Mềm của Người Thi
Hành Chức Vụ”.
Trước bất kỳ thành quả lớn lao nào cũng rất thường có
một mức độ buồn nản nào đó . . . Tôi đã từng có kinh
nghiệm như vậy khi lần đầu tiên tôi làm mục sư chủ tọa ở
259
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Luân Đôn. Sự thành đạt của tôi làm tôi sợ hãi, ý nghĩ về sự
nghiệp mà dường như rộng mở không làm cho tôi vui
sướng, nhưng nó đưa tôi vào chỗ sâu thẳm nhất, khiến tôi
càu nhàu về sự khốn khổ của mình, và chẳng tìm thấy chỗ
cho một sự vinh hiển ở trên nơi rất cao. Tôi là ai mà phải
cứ tiếp tục lãnh đạo một đoàn dân chúng đông đảo đến thế?
Tôi muốn đi đến ngôi làng vắng lặng của mình, hoặc di
chuyển sang Hoa Kỳ và tìm một tổ ấm cô quạnh trong khu
rừng vắng, nơi đó tôi có thể thỏa đáp cho những việc mà
chúng đòi hỏi ở nơi tôi. Chính lúc ấy bức màn đang vén lên
trong cuộc đời sự nghiệp của tôi, và tôi thật sợ những gì sẽ
được bày tỏ ra. Tôi hy vọng mình không kém đức tin,
nhưng tôi đã nhác sợ và ý thức nhiều về sự không thích hợp
của chính mình ... Sự buồn lo này xảy ra cho tôi mỗi khi
Chúa sắp sửa ban một ơn phước lớn hơn cho chức vụ của
tôi.
Có những lúc mọi sự đều trôi chảy. Mục đích được đạt
đến, kế hoạch được thành tựu, Đức Thánh Linh hành động,
nhiều linh hồn được cứu, nhiều tín đồ được phước. Khi
Robert Murray McCheyne trải qua những lúc như vậy, ông
đã quỳ xuống và đội tượng trưng chiếc vương miện của sự
thành công lên trán của Chúa, Đấng mà sự thành công đó
đáng thuộc về Ngài. Thói quen đó đã giúp ông khỏi nhận
lấy cho mình vinh quang của sự thành đạt mà nó chỉ thuộc
về một mình Đức Chúa Trời mà thôi.

260
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Samuel Chadwick đã nói cách khôn ngoan rằng “nếu


thành công thì đừng gáy, nếu thất bại thì đừng quác.”
NGƯỜI TIÊN TRI HAY NHÀ LÃNH ĐẠO?
Đôi khi chúng ta đứng trước một ngã ba đường, cả hai
lối đều trông có vẻ đúng và tốt. Chẳng hạn như một người
giảng đạo có tài lãnh đạo đối diện với sự quyết định sẽ làm
một nhà lãnh đạo được hâm mộ hay làm một người tiên tri
không được hâm mộ. A.C. Dixon đã từng đối diện với một
tình huống nan giải như vậy: Mỗi người giảng đạo chủ yếu
phải là một tiên tri của Đức Chúa Trời, rao giảng theo như
Đức Chúa Trời truyền bảo mà không lo ngại kết quả. Khi
người ấy đã ý thức về sự kiện mình là người lãnh đạo trong
Hội Thánh mình, hoặc trong hệ phái mình, thì người ấy đã
tiến đến một sự khủng hoảng trong chức vụ. Giờ đây người
ấy phải chọn một trong ba con đường, làm tiên tri cho Đức
Chúa Trời hay làm lãnh đạo cho con người. Nếu họ muốn
vừa làm tiên tri vừa làm người lãnh đạo, thì họ có thể thất
bại trong cả hai. Nếu người ấy quyết định làm tiên tri chỉ
khi người ấy có thể làm mà vẫn không mất đi sự lãnh đạo
của mình, thì người ấy có thể trở thành một nhà ngoại giao
mà không phải là tiên tri gì cả. Nếu người ấy quyết định
duy trì sự lãnh đạo bằng mọi giá, thì người ấy dễ dàng trở
thành một chính trị gia, người giật dây để nhận được hoặc
giữ vững địa vị của mình, Dixon đã đưa ra tối đa những sự
khác biệt giữa người lãnh đạo và người tiên tri. Tuy nhiên,
trong thực tế, các vai trò đó trùng lặp lên nhau. Nhưng có
261
Lãnh Đạo Thuộc Linh

những tình huống mở ra mà trong đó người lãnh đạo phải


chọn lựa giữa một chức vụ thuộc linh và một sự lãnh đạo
mà nó có thể cản ngăn họ thực hiện tốt nhất chức vụ đó.
Hiểm họa là nằm ở chỗ này.
Reuben A.Torrey, người mà Đức Chúa Trời đã dùng ở
khúc quanh của thế kỷ này để đem lại phấn hưng cho cả
nửa thế giới, đã đối diện với một sự lựa chọn như vậy.
Dixon đã viết về ông như sau: Hàng ngàn người đã nghe
Tiến Sĩ Torrey, họ biết con người đó và sứ điệp của ông.
Ông ham mến Kinh Thánh, tin rằng đó là Lời vô ngộ của
Đức Chúa Trời. Ông rao giảng nó với sự sốt sắng của niềm
tin sắt đá. Ông không bao giờ đi hàng hai. Ông thà chọn
làm tiên tri cho Đức Chúa Trời hơn là chỉ làm một người
lãnh đạo của loài người, và đó là bí quyết mà ông có sức
mạnh với Đức Chúa Trời và với loài người.
THIẾU PHẨM CHẤT
Dầu thành công như là một nhà truyền giáo và nhà
lãnh đạo, Phao-lô không bao giờ không e sợ một cách đầy
cảnh giác rằng sau khi đã dạy dỗ kẻ khác mà chính mình
lại không đủ phẩm chất (bị bỏ) (I Cô-rinh-tô 9:27). Đối với
ông, viễn cảnh nầy là một sự cảnh cáo thường trực để
chống lại sự biếng nhác và sự tự mãn. Điều này cũng phải
như vậy đối với mọi người nào được giao phó trách nhiệm
thuộc linh.
Từ ngữ Hy lạp dùng cho chữ “thiếu phẩm chất” (các
bản dịch khác dịch là bị bỏ” hay “không được thừa nhận")
262
Lãnh Đạo Thuộc Linh

trong câu 27 (bản dịch NTV) được dùng cho những kim loại
không thích hợp cho việc đúc tiền. Những kim loại ấy
không thể qua nổi sự thử nghiệm. Quá trình tinh luyện cho
thấy chúng nằm dưới mức tiêu chuẩn. Ở đây, Phao-lô đề
cập đến việc bị mất phần thưởng ưa thích vì cớ không làm
đúng quy luật của cuộc thi.
Ẩn dụ của Phao-lô ở đây đặt ông vào hai vai trò. Ông
vừa là một người dự đua trong cuộc thi, mà cũng vừa là
người loan báo thể lệ cuộc thi và kêu gọi các vận động viên
tiến vào mức khởi hành. Phao-lô sợ rằng sau khi loan báo
(dạy dỗ), chính ông lại không đạt được những tiêu chuẩn
mà mình đã rao giảng. Trong trường hợp đó, cương vị làm
người loan báo của ông chỉ còn dùng để làm nặng thêm lỗi
lầm, sự xấu hổ và sự sỉ nhục của chính mình.
Ở đây, sự thất bại trước mắt Phao-lô là sự thất bại về
thể xác, để cảnh giác sự thất bại đó, đòi hỏi phải có kỷ luật
bản thân cách nghiêm khắc. Charles Hodge khẳng định
rằng, trong Kinh Thánh, thân xác là “ngôi và là cơ thể của
tội ác, là toàn thể bản chất tội lỗi của chúng ta. Nó không
phải chỉ là cái bổn tính nhục dục mà Phao-lô muốn chế
phục, nhưng là tất cả những xu hướng xấu xa của lòng
ông."
Phao-lô tin rằng ông có thể bị thiếu phẩm chất không
phải chỉ bởi vì những sai lầm của giáo lý, hoặc là những
phán đoán không đúng về luân lý, nhưng là vì những dục
vọng của thân xác. Phao-lô hành động để làm chủ những
263
Lãnh Đạo Thuộc Linh

sự thèm khát của thân xác qua những biện pháp kỷ luật
thích hợp một mặt không phải là khổ tu (như là gây tổn
thương cho chính mình bằng cách từ khước những nhu cầu
cơ bản), mặt khác, cũng không phải là nuông chiều chính
mình (chẳng hạn như làm mất đi sức lực do việc ăn uống
bừa bãi). Phao-lô không muốn chiều theo những sự thèm
khát của thân xác, để cho chúng làm chủ mình. Ông cương
quyết chỉ thỏa đáp những nhu cầu và những điều cần thiết
của thần thể mình mà thôi. A.S. Way đã dịch câu Kinh
Thánh nầy như sau: “Tôi đe dọa cái thú tính của chính
mình, đối xử với nó không như chủ của tôi mà như nô lệ
của tôi”.
GHI CHÚ
1. Bài của Robert Louis Stevenson, đăng trong tạp chí The
Reaper, phát hành tháng Bảy năm 1942, trang 96,
2. Bài của Stephen Neill, đăng trong tạp chí The Record,
phát hành ngày 28 tháng Ba năm 1947, trang 161.
3. Cuốn Encounter with Spurgeon của Helmut Thiecke,
(NXB Philadelphin: Fortness, năm 1963).
4. Cuốn FB Meyer của W.Y. Fullerton (NXB London:
Marshall, Morgan & Scott), trang 172.
5. Được trưng dẫn trong sách của Thielecke, trang 219.
6. Cuốn Samuel Chadwick của N.G. Dunning (NXB London:
Hodder & Stoughton, năm 1934), trang 206.

264
Lãnh Đạo Thuộc Linh

7, Cuốn A.C. Dixon của H.C.A. Dixon (NXB New York,


Putnam, năm 1931), trang 277. Ami Clarence Dixon (1854–
1925) làm mục sư chủ tọa cho Hội Thánh Moody Memorial
Church và Metropolitan Tabernacle ở Luân Đôn.
8. Sách đã dẫn, trang 158. Reuben Archer Torrey (1856–
1928) là mục sư của phái Hội Chúng (Congregationalist) và
là giám thị đầu tiên của Viện Thánh Kinh Moody (sau đó
gọi là Chicago Evangelization Society) và là mục sư chủ tọa
của Hội Thánh Moody Memorial Church (sau gọi là
Chicago Avenue Church). Ông điều hành các chiến dịch
truyền giảng Châu Âu, Châu Á và Đồng Phương. Sau nầy
ông là viện trưởng Viện Thánh Kinh ở Los Angeles (bây giờ
là Đại Học Đường Biola) và là mục sư của Hội Thánh
Church of the Open Door ở trung tâm Los Angeles.
9. Charles Hodge (1797–1878), được trích dẫn ở đây nhưng
không kể chuyện về ông, là giáo sư thần học của Chủng
Viện Princeton. Là một người bảo thủ về các vấn đề giáo lý
thuộc phái Trưởng Lão (Presbyterian), ông tin rằng Kinh
Thánh cho phép có chế độ nô lệ và chỉ lên án việc lạm
dụng nó mà thôi, một lập trường mà nó khiến ông tranh
luận nhiều ở đỉnh cao sự nghiệp của ông.

265
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Chương 22:
NHÀ LÃNH ĐẠO NÊ-HÊ-MI
“Đức Chúa Trời tôi ôi,
xin hãy nhớ đến tôi và làm ơn cho tôi!”
- Nê-hê-mi 13:31

Nê-hê-mi là một trong số những nhà lãnh đạo gây


khích lệ nhất trong Kinh Thánh. Nhiều lúc, phương pháp
của ông dường như hơi mạnh bạo, nhưng Đức Chúa Trời
đã sử dụng chúng để làm thành những cuộc cải cách khả
quan trong sinh hoạt của dân tộc ông trong một thời gian
ngắn thật lạ lùng. Sự phân tích tư cách và những phương
pháp của ông cho thấy rằng những phương pháp ông đã
dùng rất là hữu hiệu chỉ vì nhờ vào phẩm chất của chính
đặc tính của ông.
ĐẶC TÍNH CỦA ÔNG
Cái ấn tượng đầu tiên mà độc giả có khi đọc câu
chuyện này là Nê-hê-mi là một người cầu nguyện. Đối với
Nê-hê-mi, cầu nguyện là một phần bình thường của nếp
sống và việc làm. Cầu nguyện là phản ứng đầu tiên của ông khi
nghe biết về tình thế của những người di dân tại Giê-ru-sa-lem.
Nê-hê-mi không phải là người khách lạ ở nơi ngôi ân
phước (Nê-hê-mi 1:4,6; 2:4; 4:4,9; 5:19; 6:14; 13:14,22,29).
Ông đã tỏ ra can đảm khi đối diện với hiểm nguy.
“Một người như tôi đây sẽ chạy trốn ư? Người nào như tôi
266
Lãnh Đạo Thuộc Linh

đây vào trong đền thờ mà lại được sống sao? Tôi không vào
đầu” (6:11). Một sự không sợ hãi vững chãi như vậy hẳn sẽ
làm phấn khởi cho những người nào thối chí.
Sự quan tâm đích thực của ông đến sự khương an của
kẻ khác thật là rõ ràng, ngay cả kẻ thù của ông cũng nhận
thấy điều đó (2:10). Ông biểu lộ mối quan tâm của mình
qua sự kiêng ăn, cầu nguyện và nước mắt (1:4-6). Nê-hê-mi
đồng nhất chính mình với dân mình trong sự buồn rầu và
tội lỗi của họ: “Tôi xưng những tội của dân Y-sơ-ra-ên mà
chúng tôi đã phạm với Ngài. Và lại tôi và nhà của tổ phụ
tôi cũng có phạm tội” (câu 6).
Nê-hê-mi đã phô bày một sự tiên liệu sắc bén. Ông
biết rằng chắc chắn sẽ có sự chống đối nổi lên, do đó ông
đã xin vua ban cho những lá thư để bảo đảm cho cuộc
hành trình và cho những nguồn tài vật để hoàn thành
nhiệm vụ, “gỗ làm khuôn cửa của thành điện . . . và làm
vách thành” (2:8). Ông hoạch định kỳ càng chiến lược của
mình.
Qua tất cả các cuộc dấn thân và sự gan dạ của ông, ở
đó đều có sự thận trọng. Ông không vội vàng bắt tay vào
công việc ngay khi vừa đến nơi, nhưng ông đã chờ đợi ba
ngày để lượng giá tình hình (2:11). Và khi đã bắt tay vào
việc thì ông không tổ chức một cuộc bàn bạc, nói hết mọi
vấn đề, ông vẫn giữ bí mật những mục đích của mình, kể
cả việc ông giám sát trong đêm.

267
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Nê-hê-mi đã có thể có những quyết định rõ ràng. Ông


đã không bịt tai trước tiếng kêu dai dẳng, nhưng ông đã
quặn thắt cõi lòng và đã làm một cuộc phán xét. Những
quyết định của ông không chút thiên vị, ông không ưu đãi
ai. Khi cần phải khiển trách, ông đã khiển trách những
người tước vị và các quan trưởng cũng như những công
nhân (5:7).
Nê-hê-mi là một con người biết cảm thông một cách
khác thường. Ông lắng nghe những lời than trách và biết
hành động để cứu chữa (4:10–14, 5:1-13). Ông để cho
người ta “khóc lóc trên vai mình”. Ông đã đồng cảm với
người khác.
Nê-hê-mi là một con người thực tế, ông hiểu được
những động cơ của cái thế giới thực tế. “Chúng tôi cầu
nguyện cùng Đức Chúa Trời chúng tôi và lập kẻ ngày đêm
canh giữ họ” (4:9).
Ông đã nhận lấy trách nhiệm với sự chú tâm đến
những việc xảy ra sau đó trong tất cả những việc giao phó
cho, những điều vui thích lẫn những điều khó chịu, cho tới
khi công việc được hoàn thành. Nê-hê-mi cũng một nhà
quản trị tài ba, một người quản lý điềm tĩnh trước cơn
khủng hoảng, một người chủ xướng không sợ hãi, một con
người can đảm quyết định và là một nhà lãnh đạo biết kiên
nhẫn. Ông cương nghị khi đối diện với những sự đe dọa và
biết cảnh giác để phòng sự phản bội một nhà lãnh đạo đã

268
Lãnh Đạo Thuộc Linh

chinh phục và đã giữ vững được lòng tin trọn vẹn của
những người theo mình.
PHƯƠNG PHÁP CỦA ÔNG
Nê-hê-mi đã lên tinh thần cho những đồng nghiệp
mình, đó là một phần quan trọng trong công tác của bất kỳ
người lãnh đạo nào. Ông gây dựng đức tin họ bằng cách
xoay hướng chú tâm của họ khỏi sự bất khả để hướng đến
sự vĩ đại của Đức Chúa Trời. Suốt cả phần kỹ thuật đều có
những lời bảo đảm như vầy “Đức Chúa Trời của các từng
trời sẽ ban cho chúng ta sự hanh thông” (2:20) và “sự vui vẻ
của Đức Giê-hô-va là sức lực của các ngươi” (8:10).
Đức tin gây dựng đức tin. Sự bi quan làm mất đức tin.
Nhiệm vụ chủ yếu của người lãnh đạo thuộc linh là gây
dựng đức tin của người khác.
Nê-hê-mi đã khuyến khích người khác rất nhiều. Khi
ông vừa đến, dân chúng nản lòng và bị mất tinh thần.
Trước tiên, ông nhen nhúm lại niềm hy vọng bằng cách làm
chứng về cái nhìn và sự thần hựu của Đức Chúa Trời, rồi
sau đó, ông đảm bảo sự hợp tác của họ. “Tôi cũng thuật
cho chúng làm sao tay nhơn từ của Đức Chúa Trời tôi đã
giúp đỡ tôi và các lời vua đã nói cùng tôi. Chúng nói: Nào,
ta hãy trỗi dậy và xây sửa lại! Vậy chúng được vững chắc
trong ý nhất định làm công việc tốt lành nầy” (2:18).
Lầm lỗi và thất bại cần phải được sửa chữa, nhưng có
phương pháp làm cho mọi sự sẽ khác đi. Nê-hê-mi có thể

269
Lãnh Đạo Thuộc Linh

nêu ra những điểm thiếu sót của dân sự và hy vọng một


ngày nào đó họ sẽ khá hơn. Đức tin của ông và tính kỷ luật
cá nhân cao độ của ông đã chinh phục được sự tin tưởng
của họ và làm cho ông trở thành có uy quyền.
Nê-hê-mi cũng đối diện ngay với những nhược điểm
tiềm tàng trong kế hoạch. Chúng ta có thể kể ra hai trường
hợp để minh họa.
Dân sự đã nản chí và mệt mỏi. Những người chống đối
làm cho cuộc sống khốn khổ thêm (4:10-18). Rác rưởi đang
chồng chất và cản trở tiến trình. Trước tiên, Nê-hê-mi đã
hướng cái nhìn của họ về Đức Chúa Trời, rồi ông trang bị
vũ trang cho họ và dẫn họ vào những điểm chiến lược. Ông
sử dụng sức mạnh của đơn vị gia đình, sắp đặt để một nửa
gia đình làm việc trong khi nửa còn lại canh gác và nghỉ
ngơi. Dân sự đã phục hồi được sự can đảm của họ khi
Nê-hê-mi giải quyết những nan đề thực tế bằng những
hành động có tính cách quyết định.
Trong trường hợp thứ hai, dân sự được tỉnh ngộ do
lòng tham của chính những người anh em giàu có của họ
(5:1-15). Hầu hết dân sự sống nhờ đất đã bị cầm cố, một số
người đã bán con cái làm nô lệ để trả mọi chi phí. “Không
còn thuộc nơi quyền tay chúng tôi chuộc nó lại, vì đồng
ruộng và vườn nho chúng tôi đã thuộc về kẻ khác” (câu 5).
Thật là một sự rắc rối thảm hại: Con cái của những “người
vô sản” trở thành nạn nhân của một nền kinh tế mà trong
đó sự giàu có này nằm trong tay của một thiểu số, và những
270
Lãnh Đạo Thuộc Linh

người thuộc thiểu số này lại không chịu buông bàn tay bóp
chặt của họ.
Nê-hê-mi lắng nghe nỗi niềm của họ và cảm thông sự
khốn khổ của họ. Ông quở trách những người quyền quý
về việc cho vay nặng lãi vô lương tâm của họ (5:7) và kêu
gọi họ hãy cứu vãn ngay (câu 11). Sự thương thuyết của
ông có hiệu quả đến nỗi những người quyền quý đã giản dị
đáp lời: “Chúng tôi sẽ làm như vậy, y theo ông đã nói” (câu 12).
Nê-hê-mi cũng đã phục hồi uy quyền của Lời Đức
Chúa Trời trong đời sống của dân sự (8:1-8). Những cuộc
cải cách mà ông đã lập được hẳn đã tồn tại thật ngắn ngủi
hoặc thậm chí không thể có được nếu không nhờ đó. Ông
đã khôi phục Lễ Lều Tạm mà nó chẳng còn được tuân giữ
kể từ thời của Giô-suê. Ông đã dẫn dân sự đến sự ăn năn
thông qua việc đọc luật pháp (9:3-5). Ông đã thanh lọc đền
thờ khỏi ảnh hưởng của dân ngoại (13:4-9). Ông khuyến
khích việc dâng phần mười, tái lập sự an nghỉ của ngày sa
bát, cấm kết hôn với dân ngoại đạo, và như vậy ông đã
khôi phục lại được đặc tính riêng của dân Y-sơ-ra-ên như là
tuyển dân của Đức Chúa Trời.
Nê-hê-mi cũng đã lập những dự án và tổ chức lại dân
sự. Trước khi lập kế hoạch chi tiết ông xem xét lại tình hình
một cách cặn kẽ (2:11-16). Ông đánh giá một cách chi tiết
giá trị từng cá nhân. Ông không bỏ qua việc cai sổ, một
công việc không mấy thú vị. Rồi ông xác lập những mục
tiêu then chốt, giao chúng cho những người lãnh đạo có
271
Lãnh Đạo Thuộc Linh

trách nhiệm (những người có đức tin và lòng tin kính), và


đặt họ vào công việc (7:1-3). Ông đã có những nhận định
thích hợp đối với những người lãnh đạo cấp dưới, nhắc đến
họ một cách đích danh và vị trí mà mỗi người phải cộng tác
(7:1-3). Họ được tạo ý thức rằng họ không phải chỉ là
những bánh xe trong một cỗ máy. Ông thực hiện việc uỷ
quyền trách nhiệm một cách khôn ngoan. “Tôi giao phó
việc cai trị Giê-ru-sa-lem cho Ha-na-nia, em tôi, và cho
Ha-na-nia, quan tể cung” (7:2). Ông đặt những tiêu chuẩn
cao cho những người thuộc cấp mà ông chọn lựa, ví dụ
trong việc chọn Ha-na-nia, “vì người là một người trung tín
và kính sợ Đức Chúa Trời hơn nhiều kẻ khác”. Tất cả
những điều này đã làm phát huy tiềm năng lãnh đạo của
những người khác.
Nê-hê-mi cũng đối diện với sự chống đối mà không
buộc phải đối đầu một cách thô bạo. Ông tiếp nhận sự lăng
nhục, sự nói bóng nói gió, sự hăm dọa và sự phản bội. Ông
bước đi xuyên qua những điều đó với đầu ngẩng cao và
mắt mở lớn, và luôn cầu nguyện (49). Khi có thể được, ông
chỉ làm ngơ như không biết có kẻ thù nghịch. Ông luôn
luôn để phòng (câu 16). Ông không bao giờ để cho sự
chống đối làm cho sức lực của ông lệch khỏi nhiệm vụ
chính yếu. Ông luôn luôn giữ đức tin nơi Đức Chúa Trời
(câu 20).

272
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Việc trắc nghiệm sự lãnh đạo thuộc linh là thành quả


của mục tiêu của nó. Trong trường hợp của Nê-hê-mi, lời
ký thuật ghi lại rõ ràng rằng:
Vậy …. vách thành sửa xong” (6:15).

273
Lãnh Đạo Thuộc Linh

CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


Cuốn Lãnh Đạo Thuộc Linh nầy là một cuốn sách rất
hữu ích cho hầu hết mọi người muốn cải tiến khả năng
lãnh đạo của mình.
Việc nghiên cứu và thảo luận cuốn sách nầy trong một
nhóm nhỏ gồm những bạn hữu thân thiết có thể đem lại lợi
ích nhiều hơn. Phần hướng dẫn nghiên cứu nầy được khai
triển để các nhóm nhỏ thảo luận những ý niệm có trong
sách nầy trong sáu buổi thảo luận. Dạng thức cho mỗi buổi
thảo luận được chia làm ba phần:
Phần mở đầu: bắt đầu với những kinh nghiệm quen
thuộc trong đời sống, giúp tất cả các thành viên trong nhóm
tham dự vào việc thảo luận. Đối với buổi thảo luận dài một
tiếng đồng hồ thì chỉ nên dành khoảng hơn năm phút cho
các câu hỏi này.
Phần Tập Trung: thảo luận tập trung vào những điểm
chính của ba hoặc bốn chương trong sách, và đưa ra sự
thảo luận kỹ hơn dựa trên các khúc Kinh Thánh then chốt.
Những câu hỏi nầy cần khoảng 40–45 phút của thời gian
thảo luận điển hình.
Phần Phương Hướng Ứng Dụng: nhằm thúc đẩy các
thành viên trong nhóm thể hiện bằng hành động theo
những đề nghị để áp dụng vào cuộc sống. Hãy dành
khoảng 10-15 phút để thảo luận các câu hỏi này.

274
Lãnh Đạo Thuộc Linh

Mỗi thành viên trong nhóm cần đọc các chương sách
và chuẩn bị phần trả lời trước khi họp nhóm. Hãy chắc
chắn mở đầu và kết thúc buổi thảo luận bằng sự cầu
nguyện.

1. BÀI NGHIÊN CỨU MỘT


Hãy đọc các chương 1–3 trong cuốn Lãnh Đạo Thuộc
Linh, sau đó chuẩn bị phần trả lời cho các câu hỏi sau đây
để thảo luận trong nhóm.
Mở Đầu
1. Hãy nói về thời điểm nào bạn đã mong muốn trở
thành người lãnh đạo trong một lĩnh vực nào đó của cuộc
sống. Địa vị mà bạn muốn có đó là gì? Điều gì đã xảy ra?
Tập Trung Thảo Luận
2. Tại sao các Cơ Đốc nhân ngày nay thấy khó để hết
lòng đồng ý với Phao-lô rằng sự lãnh đạo thuộc linh là một
“ước muốn cao quý”? (Chương 1)
3. Tại sao ngày nay lại thiếu những người lãnh đạo
thuộc linh đến như vậy? (Chương 2)
4. Vai trò của việc huấn luyện người lãnh đạo như thế
nào, nếu sự lãnh đạo thuộc linh chỉ do Đức Chúa Trời trao
cho? (Chương 2)
5. Những phẩm chất lãnh đạo được tán thưởng trong
lĩnh vực làm ăn được so sánh với những phẩm chất cần

275
Lãnh Đạo Thuộc Linh

phải có đối với người lãnh đạo thuộc linh như thế nào?
(Mác 10:41-45).
6. Bạn sẽ mô tả “sự lãnh đạo là phục vụ” như thế nào
cho một nhà thầu trẻ tuổi và rất thành công mà mới đây họ
đã trở thành Cơ Đốc nhân? (Chương 3)
7. Hội Thánh của bạn sẽ khác đi như thế nào nếu nó
khai triển sự lãnh đạo thuộc linh như đã được mô tả trong
chương này? (Chương 3)
8. Nhận định có ý nghĩa nhất về sự lãnh đạo thuộc linh
mà bạn đã có được qua việc đọc ba chương này là gì?
Phương Hướng Ứng Dụng
9. Những ước vọng về sự lãnh đạo nào bạn cần phải
chế ngự?
10. Ở nơi đâu bạn cần phải biểu lộ một thái độ phục
vụ vô kỷ nhiều nhất?

2. BÀI NGHIÊN CỨU HAI


Hãy đọc các Chương 4 -7 trong cuốn Lãnh Đạo Thuộc
Linh, sau đó chuẩn bị phần trả lời cho các câu hỏi sau đây
để thảo luận trong nhóm.
Mở Đầu
1. Những phẩm chất lãnh đạo “tự nhiên” nào mà người
khác nói rằng bạn có?
Tập Trung Thảo Luận
276
Lãnh Đạo Thuộc Linh

2. Theo ý bạn, sự khác biệt chủ yếu giữa sự lãnh đạo tự


nhiên và sự lãnh đạo thuộc linh là gì? (Chương 4)
3. Sự lãnh đạo tự nhiên biến đổi thành sự lãnh đạo
thuộc linh như thế nào? (Chương 4)
4. Mục nào trong bảng liệt kê của Sanders làm bạn
quan tâm nhiều nhất trong việc phát triển của bạn với tư
cách người lãnh đạo? (Chương 5)
5. Hội Thánh của bạn quyết định như thế nào khi có
người thích hợp cho sự lãnh đạo thuộc linh? Quá trình đó
xảy ra như thế nào? (Chương 6)
6. Lời khuyên nào của Phao-lô về sự lãnh đạo là đúng
lúc đối với bạn? (Chương 6)
7. Những yếu kém và những thất bại nào bạn thường
ghi nhận được ở nơi người lãnh đạo? (Chương 7)
8. Để có lòng khiêm tốn, có nhất thiết một người nào
đó phải thất bại thảm hại như Phi-e-rơ không? Những người
mà bạn quen biết đã học biết khiêm tốn bằng cách nào?
(Chương 7)
9. Bạn thích khuôn mẫu lãnh đạo nào hơn, Phi-e-rơ
hay Phao-lô? Tại sao?
Phương Hướng Ứng Dụng
10. Một phẩm chất lãnh đạo thuộc linh nào cần được
lưu tâm nhiều nhất trong đời sống bạn? Bạn sẽ bắt đầu về
điều nầy như thế nào trong tuần lễ này?

277
Lãnh Đạo Thuộc Linh

3. BÀI NGHIÊN CỨU BA


Hãy đọc các chương 8 -10 trong cuốn Lãnh Đạo
Thuộc Linh, sau đó chuẩn bị phần trả lời các câu hỏi sau
đây để thảo luận trong nhóm.
Mở Đầu
1. Nếu bạn được ban cho một điều ước, và bạn có thể
nhận được ngay và vĩnh viễn một phẩm chất lãnh đạo, thì
bạn sẽ chọn phẩm chất nào?
Tập Trung Thảo Luận
2. Tầm nhìn có thể tạo ra những nan đề như thế nào?
(Chương 8)
3. Những người nghiêm nghị có thể học cách để trở
nên vui tính không? Tại sao khó duy trì tính khôi hài khi
lãnh đạo? (Chương 9)
4. Cơn giận có thể giúp ích cho người lãnh đạo như
thế nào? Nó có thể làm tổn thương như thế nào? (Chương 9)
5. Tại sao nhẫn nại là một đức tính rất khó để những
người lãnh đạo phát huy? (Chương 9)
6. Những phẩm chất lãnh đạo nào bạn nghĩ là kém
thiếu nhất giữa vòng người Cơ Đốc?
7. Khi đối diện với một quyết định phải làm một việc
gì hay phải đi đến một nơi nào đó, làm thế nào người lãnh
đạo có thể phân biệt được giữa sự thôi thúc của Đức Thánh
Linh và xu hướng của bản ngã? (Chương 10)

278
Lãnh Đạo Thuộc Linh

8. Sự khác biệt giữa việc có tài năng tự nhiên trong sự


lãnh đạo và có ân tứ Thánh Linh là gì? (Chương 10)
Phương Hướng Ứng Dụng
9. Bạn hãy tự soạn ra cho mình một bảng liệt kê về các
phẩm chất lãnh đạo của mình. Những điểm nào gần đây
bạn đã cải tiến được? Những điểm nào bạn còn cần phải
cải tiến nữa?

4. BÀI NGHIÊN CỨU BỐN


Hãy đọc các Chương 11-14 trong cuốn Lãnh Đạo
Thuộc Linh, sau đó chuẩn bị phần trả lời cho các câu hỏi
sau đây để thảo luận trong nhóm.
Mở Đầu
1. Trung bình trong một tuần, bạn dành thì giờ nhiều
nhất cho hoạt động nào trong các sinh hoạt này: Cắt cỏ/lo
việc nhà? Đọc sách báo/tạp chí ? Xem xi-nê/truyền hình?
Cầu nguyện?
2. Bạn đã cảm thấy buồn về đời sống cầu nguyện của
bạn từ khi nào? Bạn đã làm gì để thay đổi không? (Chương
11)
3. Những trở lực nào cản ngăn người ta cầu nguyện?
(Chương 11)
4. Nếu không tính đến thì giờ thì công tác nào trong
Hội Thánh bạn thích làm nhất? (Chương 12)

279
Lãnh Đạo Thuộc Linh

5. Tại sao những người lãnh đạo thuộc linh thường


cảm thấy chịu áp lực trong việc sử dụng thì giờ? (Chương
12)
6. Nếu bạn bị mắc cạn tại một hoang đảo, thì ba cuốn
sách nào (hay tạp chí nào) bạn mong muốn có nhất?
(Chương 13)
7. Nếu những sổ ghi chép về việc đọc sách của bạn
được giao cho một nhà phân tâm để phân tích tâm tính của
bạn, thì họ sẽ kết luận thế nào về bạn? (Chương 13)
8. Lãnh đạo có sức mạnh nghĩa là gì? Làm thế nào một
người học được cách lãnh đạo như vậy? (Chương 14)
9. Hãy bàn về ý kiến cho rằng sự lãnh đạo thuộc linh
luôn luôn là từ trên xuống chớ không phải từ dưới lên. Có
những sự cực đoan nào tạo ra những nguy cơ cho quan
niệm này không? Quan niệm này giải quyết được những
nan đề nào? (Chương 14)
Phương Hướng Ứng Dụng
10. Trong tuần lễ này, bạn có thể trải qua những bước
nào để bắt đầu sử dụng thì giờ một cách tốt hơn cho nước
Đức Chúa Trời?
11. Làm thế nào bạn có thể kiếm được thì giờ mà bạn
cần có để cầu nguyện?

280
Lãnh Đạo Thuộc Linh

5. BÀI NGHIÊN CỨU NĂM


Hãy đọc các chương 15 - 18 trong cuốn Lãnh Đạo
Thuộc Linh, sau đó chuẩn bị phần trả lời cho các câu hỏi
sau đây để thảo luận trong nhóm.
Mở Đầu
1. Sự lãnh đạo có thể khó khăn và có những đòi hỏi.
Cái giá bạn sẵn sàng để trả là gì?
Tập Trung Thảo Luận
2. Người lãnh đạo phải vác thập tự giá mình có nghĩa
là gì? (Chương 15)
3. Người lãnh đạo phải xử trí với sự chỉ trích và sự từ
khước như thế nào? (Chương 15)
4. Qui tắc về cách sống nào của Benson là khó nhất
cho bạn noi theo? (Chương 16)
5. Sự khác nhau giữa sự thỏa hiệp tốt (không ương
ngạnh) và sự thỏa hiệp xấu (không phó mặc) là gì? Làm thế
nào bạn có thể cho biết khi nào thì sự thỏa hiệp là tốt hay
đúng không? (Chương 17)
6. Bạn phải mất bao lâu để thắng hơn cảm nghĩ về sự
thất bại? Bạn thảo luận về sự thất bại với ai? (Chương 17)
7. Sự trắc nghiệm nào về tài lãnh đạo mà bạn sợ nhất?
(Chương 17)
8. Làm thế nào bạn biết mình đã truyền đạt những sự
chỉ dẫn một cách đầy đủ, kỹ càng? Những hướng dẫn
281
Lãnh Đạo Thuộc Linh

không rõ ràng của bạn trong việc ủy quyền có thể ám ảnh


bạn như thế nào? (Chương 18)
9. Bạn phải làm gì hoặc bạn phải đi đâu để được tươi
tỉnh, được lại sức sau khi mệt nhọc?
10. Trong tuần lễ này, bạn có thể trải qua những bước
nào để chuẩn bị chính mình tốt hơn cho những cuộc trắc
nghiệm tài lãnh đạo mà cuối cùng bạn có thể đối diện trong
tương lai?

6. BÀI NGHIÊN CỨU SÁU


Hãy đọc các Chương 19–22 trong cuốn Lãnh Đạo
Thuộc Linh, sau đó chuẩn bị phần trả lời cho các câu hỏi
sau đây để thảo luận trong nhóm.
Mở Đầu
1. Những sự thay đổi nào là khó khăn đối với bạn
trong năm qua? Tại nơi làm việc? Tại nhà thờ? Tại gia đình?
Tập Trung Thảo Luận
2. Nhìn trở lại, Đức Chúa Trời đã hành động như thế
nào để chuẩn bị bạn cho công tác lãnh đạo? (Chương 19)
3. Bạn đã “nghỉ” khỏi những công tác nào vì phần
đóng góp tốt nhất của bạn đã xong và đã tới lúc chín mùi
để có một người lãnh đạo khác? Cảm nghĩ của bạn ra sao?
(Chương 19)

282
Lãnh Đạo Thuộc Linh

4. Sự hâm mộ tạo ra những nguy cơ nào cho người


lãnh đạo? (Chương 20)
5. Hiểm họa nào trong công tác lãnh đạo làm bạn lo
lắng nhất? (Chương 21)
6. Những lĩnh vực nào phải “tiết chế” là có tính quyết
định để bạn thích hợp cho sự phục vụ thuộc linh? (Chương
21)
7. Bạn phải đối xử thế nào với những người tin rằng
mình không bao giờ sai lầm? (Chương 21)
8. Bạn thán phục điều gì nhất trong sự lãnh đạo của
Nê-hê-mi? (Chương 22)
9. Khi bạn nhìn về cuối cuộc đời mình, những “bức
tường” nào bạn muốn thấy được dựng nên? (Chương 22)
10. Người ta, nam cũng như nữ, phải mong ước ở mức
độ nào đối với những vai trò lãnh đạo khác nhau?
Phương Hướng Ứng Dụng
11. Bạn có thể điều khiển năng lực của chính mình
như thế nào để làm tốt hơn công tác mà Đức Chúa Trời đã
dành cho bạn?

283

You might also like