You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM-ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA NGỮ VĂN


-------------------------

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

HỌC PHẦN

VĂN HỌC HÀN QUỐC

Phân tích vấn đề “Văn học Hàn Quốc hiện đại


khai thác mạnh mẽ các chủ đề về gia đình, phụ nữ
và thế giới nhiều biến động thông qua những góc
nhìn đa dạng” qua truyện ngắn Đọc trị liệu (Kim
Kyung-uk)

Sinh viên thực hiện : Hà Phan Lệ Trang


Lớp : 21CVH
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Phương Khánh

Đà Nẵng, tháng 06/2023

2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................3
NỘI DUNG..................................................................................................................................................4
1. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ KIM KYUNG-UK VÀ TRUYỆN NGẮN ĐỌC TRỊ LIỆU
(KIM KYUNG-UK)....................................................................................................................................4
1.1. Tác giả Kim Kyung-uk..................................................................................................4
1.2. Truyện ngắn Đọc trị liệu...............................................................................................4
1.2.1. Tóm tắt tác phẩm.........................................................................................................4
1.2.2. Ý nghĩa tác phẩm.........................................................................................................5
2. CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI QUA KHẢO SÁT TRUYỆN NGẮN
ĐỌC TRỊ LIỆU (KIM KYUNG-UK).................................................................................................7
2.1. Bức chân dung chung của con người trong xã hội hiện đại.......................................7
2.1.1 Con người đang lãng quên ID của chính mình..........................................................7
2.1.2 Con người tổn thương vì định kiến xã hội..................................................................8
2.1.3. Con người và hành trình sống cô độc.......................................................................10
2.2. Hành trình tìm ra chính mình của con người...........................................................10
2.2.1. Con người buông bỏ quá khứ và chấp nhận chính mình........................................10
2.2.2. Con người tiến đến đấu tranh cho cuộc sống tự do hạnh phúc...............................12
2.2.3. Con người lột xác- kén nở ra bướm..........................................................................13
2.3. Yếu tố triết học trong truyện ngắn Đọc trị liệu của Kim Kyung-uk........................14
2.3.1. Sự quy hồi vĩnh hằng trong Phật giáo......................................................................14
2.3.2. Câu chuyện tình yêu dưới góc nhìn triết học hiện sinh...........................................16
KẾT LUẬN...............................................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................20

3
MỞ ĐẦU
Bên cạnh một mảng điện ảnh rực rỡ hay ngành công nghiệp âm nhạc thần
tượng xuất chúng, Hàn Quốc còn có cho mình một nền văn học đa dạng và ấn tượng
không kém. Văn học Hàn Quốc hiện đại lựa chọn khai thác những vấn đề cốt lõi của
xã hội, các chủ đề về gia đình và thế giới nhiều biến động thông qua những góc nhìn
đa dạng. Từ đó giúp người đọc hiểu rõ hơn về chính mình và học được cách sống tự
do, an yên hạnh phúc trước hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống. Trong văn chương
đương đại Hàn Quốc, truyện ngắn là một thể loại mạnh, với sự nổi bật cũng như về số
lượng lẫn chất lượng. Trong bối cảnh xã hội những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế,
chính trị cũng như văn hoá, con người phải đối diện với nhiều vấn đề về mặt cảm xúc
và đời sống tinh thần của họ trở nên nhạy cảm, dễ tổn thương. Một số khía cạnh mà
các nhà văn viết truyện ngắn Hàn Quốc hiện đại hướng đến đó là những nét đặc thù
trong cuộc sống thường ngày, những vấn đề tâm sinh lý con người mắc phải như tình
trạng cô đơn,sự chán chường bế tắc trước cuộc sống thực dụng, ngột ngạt vì định
kiến, con người hiện đại rơi vào khủng hoảng hiện sinh…Cùng với nhau, truyện ngắn
đương đại Hàn Quốc đã chạm đến những xúc cảm và suy tư lay động nhân tình thế
thái ở bất cứ phương trời xa xôi nào của con người. Góp sức mình vào bầu trời văn
học hiện đại rộng lớn ấy, nhà văn Kim Kyung-uk đã viết nên truyện ngắn Đọc trị
liệu. Truyện ngắn nói về phương pháp trị liệu tâm lí bằng việc đọc sách. Trong xã hội
hiện đại, đời sống tinh thần của con người là vấn đề quan tâm hàng đầu bởi họ khó có
thể thích ứng kịp với tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt của xã hội. Truyện ngắn
đề cao tính bản thể của con người, khi đọc sách, từ những thân phận khác nhau trong
thế giới sách, con người sẽ tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Mình là ai giữa cuộc đời
rộng lớn này? Bên cạnh đó tác phẩm còn đề cao sự dũng cảm của con người dám
vượt ra khỏi khuôn khổ, những thiết chế quy luật khắc nghiệt của xã hội, dám sống
4
cuộc đời mình hằng mong ước.

NỘI DUNG

1. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ KIM KYUNG-UK VÀ TRUYỆN NGẮN ĐỌC TRỊ
LIỆU (KIM KYUNG-UK)
1.1. Tác giả Kim Kyung-uk
Nhà văn Kim Kyung uk sinh năm 1971, tại Gwangju. Ông tốt nghiệp Khoa
Ngữ văn Anh và làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ Văn học, Đại học Quốc gia Seoul.
Chính thức gia nhập làng vẫn năm 1993 với truyện vừa "Outsider”, tác phẩm đoạt
giải của Tạp chí Thế giới nhà văn. Hiện ông đang là Giáo sư Khoa Sáng tác, Đại học
Nghệ thuật Tổng hợp Seoul. Đã ra mắt một số tiểu thuyết: Khách sạn Morrison
(1997), Quả táo vàng (2002), Vương quốc ngàn năm (2007), Bỏng chày là gì (2013);
và các tuyển tập truyện ngắn: Tiệm cà phê Baghdad không có cà phê (1996), Ai đã
giết Kurt Cobain (2003), Jang Kuk-young đã chết rồi? (2005), Đọc trị liệu (2008),
Thiếu niên không già (2014).
1.2. Truyện ngắn Đọc trị liệu
1.2.1. Tóm tắt tác phẩm
Truyện ngắn Đọc trị liệu kể về quá trình điều trị tâm lí của một cô gái khi cô
muốn giải quyết dứt khoát chuyện tình cảm với bạn trai cũ. Tuy nhiên chỉ vài phút
ngồi nói chuyện, anh bác sĩ phát hiện ra vấn đề của cô còn nhiều hơn thế nữa. Cô tự
nhận xét bản thân mình là kẻ vô tích sự, cô không biết cũng không hứng thú trong bất
cứ lĩnh vực nào. Hơn nữa quá khứ bị tổn thương tâm lí khi bị gia đình chối bỏ vì tư
tưởng cổ hủ trognj nam khinh nữ đã khiến cô không còn niềm tin vào cuộc sống. Cô
trở nên e dè, nhút nhát tự ti chưa từng thử những điều mới mẻ cũng không dám mơ
mộng những điều xa xôi. Mang một tâm hồn vụn vỡ, cô chấp nhận một mối quan hệ
5
yêu đương với một gã sở khanh, dù biết hắn ngoại tình nhưng cô vẫn lựa chọn nhẫn
nhịn, coi nhưm không biết gì. Có thể thấy, cô gái đang mang mặc cảm quá lớn về bản
thân, nỗi mặc cảm này ngăn cản cô tìm đến giá trị của hạnh phúc. và chưa sẵn sàng
buông bỏ mọi tổn thương để cho phép mình được hạnh phúc. Ca chữa trị này đối với
bác sĩ là ca khó, trong khi anh chỉ cần dựa vào hồ sơ của bệnh nhân là có thể hướng
dẫn họ tự tìm ra câu trả lời cho các vấn đề của mình thông qua các cuốn sách mà anh
giới thiệu. Nhưng cô chẳng có gì đặc biệt cả, mà theo nhận xét của anh: “Nàng là một
cuốn sách không lời tựa, không có mục lục, không thể tìm thấy một dấu hiệu hay một
điều gì có thể hướng dẫn”(2; tr 26) Câu chuyện là những dòng suy tư trăn trở xen lẫn
những ngổn ngang của cảm xúc trong tâm lí vị bác sĩ đang làm nhiệm vụ trị liệu tâm
lí, mà mỗi thay đổi tích cực của cô gái trong suốt quá trình điều trị đều mang laị niềm
tin và sự đón đợi trông chờ của bác sĩ một ngày không xa cô sẽ hoàn toàn lột xác.
Cuối cùng dường như việc trị liệu không chỉ đơn giản là trị liệu tâm lí mà còn hơn thế
nữa, cô đã tìm ra mục đích sống và bản chất thật của chính mình và bắt đầu một hành
trình mới .Quả thật cuộc đời ta chỉ thực sự bắt đầu khi ta nhận ra nó hữu hạn. Cả hai
nhân vật đều không có tên, cũng như kết thúc câu chuyện là kết mở làm kích thích sự
tò mò đồng thời nâng cao trí tưởng tượng của người đọc. Tác phẩm Đọc trị liệu của
Kim Kyung-uk quả nhiên là một liều thuốc chữa lành cho tâm hồn của con người
đặc biệt là người trẻ trong xã hội hiện đại.
1.2.2. Ý nghĩa tác phẩm
Tác phẩm thực sự khiến người đọc phải suy ngẫm lại về cuộc sống và về chính
bản thân mình. Trong xã hội hiện đại phức tạp này, tác giả mong muốn chúng ta hãy
hướng vào đời sống bên trong cũng như thế giới tinh thần của con người. Chúng ta
liệu có đang gặp những vấn đề tâm lí cần phải trị liệu, chúng ta có đang loay hoay khi
bị mắc kẹt trong quá nhiều sự lựa chọn mà không đủ bản lĩnh để từ bỏ hay đấu tranh.
Đời sống tinh thần con người là rất quan trọng bởi nó thể hiện ý chí của con người đó
như thế nào trong cuộc sống phức tạp, tâm lí của họ rất dễ tổn thương bởi những quy
luật khắc nghiệt cũng như sự ngột ngạt trong bối cảnh xã hội hiện đại. Vậy làm sao
6
để có thể tốt cho cả hai? Thật khó để quyết định. Tác phẩm thực sự là tiếng lòng của
tác giả, đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh con người khỏi lối sống vô trách nhiệm với
chính mình. Con người phải nhận thức và đấu tranh tâm lí để thoát khỏi lối sống vô
định như hiện tại và phấn đấu tìm ra chính mình trong xã hội rộng lớn, định vị được
chính mình. Điều này không chỉ giúp con người có một cuộc sống ý nghĩa mà còn thể
hiện ý chí sống mãnh liệt của họ.

7
2. CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI QUA KHẢO SÁT TRUYỆN
NGẮN ĐỌC TRỊ LIỆU (KIM KYUNG-UK)
2.1. Bức chân dung chung của con người trong xã hội hiện đại
2.1.1 Con người đang lãng quên ID của chính mình
ID là viết tắt của từ “Identity” trong tiếng Anh, có nghĩa là “cái tôi”. Trong từ
điển, ID được định nghĩa là “the condition of being oneself or itself, and not another"
(là điều kiện tồn tại của một cá nhân hay cá thể nhất định, không lẫn lộn với ai khác).
Cái tôi hay cá tính thuộc về cá nhân, bất kì ai cũng có riêng cho mình điều đó, nó tạo
cho ta chất riêng hay sự khác biệt để không bị nhầm lẫn với bất kì ai. Nhưng trong
guồng quay kĩ trị của xã hội hiện đại, chúng ta dường như đang đánh mất cái tôi của
chính mình. Cuộc đời này khiến ta quá bận rộn, tất bật, ta cứ loay hoay, vật lộn với
cuộc sống xoay quanh đồng tiền. Con người sống trong sự đè nén về cảm xúc, con
người cảm thấy cô độc trong hành trình sống dài đằng đẵng. Họ sống mòn mỏi trong
cuộc đời dài lê thê không biết khi nào kết thúc và kết thúc như thế nào. Con người
lãng quên đời sống tâm hồn của chính mình, không chủ động dành thời gian để nuôi
dưỡng những đam mê, khát vọng, để mặc cho nó khô cằn và héo úa. Như vị bác sĩ
trong truyện đã có cái nhìn chung về con người hiện đại như sau: “Những người tìm
đến tôi thường là những người bận rộn đến mức không có thời gian để thưởng thức
cảm giác thoả mãn mình là kẻ có ích” (2; tr 21). Chúng ta quá bận rộn để làm ra của
cải, tạo ta giá trị cho xã hội này nhưng không thể tận hưởng thành quả của chính
mình. Chúng ta làm ra của cải nhưng không có thời gian hưởng thụ, không dành thời
gian để nuôi dưỡngg tâm hồn mình, thậm chí dùng tiền ta kiếm được để đi chữa bệnh
tâm lí vì quá trình làm việc quá áp lực và mệt mỏi. Thật là bất hợp lí! Những điều
8
chúng ta muốn làm trước đây, những điều làm ta hạnh phúc và mong đợi, tất cả dần
tan biến vì con người đã từ rất lâu không còn nghĩ về. Cái tôi trong chúng ta mờ nhạt
dần và tệ hơn nữa nó có xu hướng biến mất mãi mãi, nếu ta không kịp đánh thức
mình khỏi lối sống vô tri đó. Như cô gái bệnh nhân trong tác phẩm mà theo nhận xét
của vị bác sĩ là: “Nàng là quyển sách khó đọc về nhiều mặt” (2, tr 26); “Thậm chí
nàng dường như hoàn toàn không biết bản thân mình là người như thế nào, muốn
gì”(2; tr 26). Cô gái không có đam mê, sở thích, hay hứng thú trong bất cứ việc gì,
không thể gọi cho mình một cốc thức uống “Ngay cả trước câu hỏi uống trà. hay cả
phê, nàng cũng do dự một lúc rồi mới bật ra được câu trả lời. Cho tôi thứ như của bác
sĩ ạ, rồi thở phào như vừa trút được gánh nặng” (2; tr 26). Có thể thấy những gì thuộc
về riêng cô gái này, những thứ chỉ riêng cô mới có là không gì cả. Con người chúng
ta cũng vậy, giữa cuộc đời rộng lớn và đầy rẫy sự nhập nhằng này, làm sao để người
khác nhận ra chúng ta nếu trên người chúng ta chẳng có gì đặc biệt? Liệu rằng
chúng ta đã và đang bỏ quên mình quá lâu chăng? Cuộc đời cô gái được bác sĩ nhận
xét là “ Cuốn sách lẻ loi cũ kĩ tình cờ được phát hiện trên giá sách. Một quyển sách
chưa từng được mượn đến nỗi mơ hồ cả về sự tồn tại của mình” (2, tr 22). Chúng ta
liệu là cuốn sách cũ mèm đến bản thân ta còn chán ngấy hay là một quyển sách thú vị
mà mỗi trang trong cuộc đời ta là những điều mới mẻ, đặc biệt. Điều này hoàn toàn
phụ thuộc vào ý thức của chúng ta.
Có thể thấy việc tìm ra bản thể không chỉ là vấn đề của con người Hàn Quốc
mà là vấn đề của nhân loại trong xã hội hiện đại. Mỗi ngày, chúng ta cứ mải miết tìm
kiếm câu trả lời cho hàng vạn câu hỏi trong đầu: Tôi liệu có thành công không? Đến
năm 30 tuổi tôi có mua được nhà không? Bao giờ tôi lấy chồng? Nhưng lại quên đi
mất câu hỏi quan trọng mà giản đơn nhất: Tôi là ai? Làm sao để nhận thức được cuộc
sống này là hữu hạn, chúng ta cần làm gì để không lãng phí một cuộc đời ý nghĩa và
làm sao để giữ gìn được bản thể chính mình mà không bị cuộc sống phức tạp này bào
mòn. Quả thật đó là một câu hỏi lớn cho con người trong xã hội hiện đại.
2.1.2 Con người tổn thương vì định kiến xã hội
9
Xã hội đương thời với nhịp sống hiện đại làm cho vị thế và vai trò của người
phụ nữ ngày càng được nâng cao rõ rệt hơn. Nếu như trước đây phụ nữ “tại gia tòng
phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” cùng với những hà khắc xã hội áp đặt, thì
ngày nay không khó để tìm được một người phụ nữ độc lập mạnh mẽ, có tiếng nói
trong xã hội và có nhiều quyền lực. Tuy nhiên, với sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho
giáo khiến cho xã hội Hàn Quốc hiện đại vẫn tồn tại tư tưởng trọng nam, khinh nữ.
Đất nước Hàn Quốc là nơi chúng ta có thể thấy rõ nhất những mâu thuẫn xã hội sau
khi Nho giáo bị biến dị và trộn lẫn với tư tưởng hiện đại. Ở một vài nơi, người phụ
nữ chịu không ít thiệt thòi về mặt thể xác và tinh thần, điều này khiến họ mang sự tổn
thương tâm lí rất lớn, họ không thể hoà nhập với xã hội, không thể sống hạnh phúc.
Cô gái trong tác phẩm từ nhỏ đã có một tuổi thơ không được trọn vẹn, là con gái thứ
tư trong một gia đình có truyền thống trọng nam khinh nữ. “Đối với người mang từ
tưởng nhất định phải có con trai nối dõi như cha và bà nội thì nàng là đứa con không
được chào đón trong chính ngôi nhà của mình”(2; tr 31). Cô sinh ra như một nỗi ô
nhục đối với dòng họ. Mẹ cô đối xử thậm tệ với cô để sửa chữa lỗi lầm vì đã trót sinh
ra một đứa con gái. Bà chối bỏ đứa con mình rứt ruột sinh ra vì định kiến xã hội “..
mẹ nàng cảm thấy chính bà là kẻ tội đồ. Từ đó mẹ chẳng thèm đoái hoài cho bú khi
nàng khóc ngất. Mẹ nghĩ rằng đối xử tàn nhẫn với nàng là điều ít nhất mẹ có thể làm
được để chuộc lỗi với cha và bà. Khi chập chững biết đi, nàng được gửi về cho ông
bà ngoại” (2; tr 31) Đứa trẻ lớn lên mang một nỗi ám ảnh tâm lí to lớn bản thân là
một điều gì đó xấu hổ và không đáng được sống. Cuộc sống cô nhuốm màu u tối vì
nỗi mặc cả bị phủ nhận khiến cô không thể mở lòng với bất cứ ai. “Nàng không
ngừng phủ định chính bản thân minh nhằm chứng minh rằng sự tồn tại của nàng
không hề có ý nghĩa” (2; tr 32). Điều này ảnh hưởng đến sự mưu cầu hạnh phúc sau
này của không chỉ cô mà tất cả người nữ trên thế giới này. Con người khi mong cầu
hạnh phúc trước hết phải chữa lành đứa trẻ đang tổn thương bên trong mình. Khi
bước vào một mối quan hệ, chúng ta mang một tâm hồn lành lặn sẵn sàng đón đợi và
tận hưởng mọi thứ. Người phụ nữ cũng thế, họ phải từ bỏ suy nghĩ hoài nghi bản thân
10
mình, họ phải tin vào giá trị một người phụ nữ có thể làm được không chỉ dựa vào lời
nói, chúng ta phải tự giải phóng bản thân mình khỏi mọi ràng buộc của xã hội để có
thể tự do sống. Tự do chính là chìa khoá của hạnh phúc.
Qua đó, nhà văn Kim Kyung-uk đã thể hiện mong muốn đến người phụ nữ
Hàn Quốc rằng họ sẽ không còn bó buộc mình trong các lễ giáo hà khắc trong gia
đình, không phải chịu tổn thương từ các định kiến độc hại đối với người phụ nữ. Tác
giả mong họ có thể vững vàng trong cuộc sống, cởi bỏ những nút thắt trong lòng
mình để sống một cuộc sống hạnh phúc thực sự.
2.1.3. Con người và hành trình sống cô độc
Ở một góc nhìn khác, ta nhận thấy con người trong tác phẩm này là còn người
lẻ loi cô độc. Bất kì ai trong chúng ta khi đến với thế giới này, từ khi sinh ra bắt đầu
với sự ngây thơ, rồi lớn lên và vật lộn với những lo toan chung rất đời, như là tiền
bạc, địa vị, các mối quan hệ, nỗ lực, những nỗi thất vọng liên miên nhưng không biết
chia sẻ cùng ai, đều trải qua một khoảng thời gian dài sống trong cô độc. Cô gái trong
truyện có bạn trai nhưng không thể tâm sự hay nói chuyện, sống trong gia đình nhưng
tưởng chừng là người ngoài. Đó là sự cô độc của kiếp người. Chúng ta phải chấp
nhận rằng tri kỷ, người thân có lẽ với đa số chỉ là khái niệm trong văn chương hoặc
điện ảnh, còn lại cơ bản là chúng ta không thể hiểu được nhau. Dù đôi khi ta bất chợt
thấy mình đồng cảm với ai đó, nhưng chỉ bấy nhiêu không đủ để mỗi cá nhân bớt cô
độc khi đêm xuống, bởi cuộc đời rất cá biệt, những tình cảm sâu kín chưa từng bắt
gặp ở bất cứ đâu. Thật đáng buồn khi sống trong xã hội hiện đại, để tìm một ai đó có
thể lắng nghe mình thật khó, con người chỉ có thể tìm đến bác sĩ tâm lí. Cuộc sống
này hữu hạn nhưng cũng rất dài, chúng ta nên dành thời gian cnhiều hơn để bồi
dưỡng các mối quan hệ, chúng ta có đi xa được đến đâu cũng nên dừng chân đôi
chút, để sửa chữa mình. Như vậy ta có thể biến nỗi cô đơn trong mình trở thành động
lực để tồn tại.
Sau quá trình điều trị, vị bác sĩ thậm chí vẫn muốn lắng nghe cô gái tâm sự về
cuộc đời mình, anh muốn hiểu cô dù cô không tiếp tục điều trị nữa. Họ đã và đang
11
trao cho nhau những lí do để sống, dù không chung đường trong tương lai nhưng họ
đã học được cách thoát khỏi sự cô độc lầm lũi trong quá khứ.
2.2. Hành trình tìm ra chính mình của con người.
2.2.1. Con người buông bỏ quá khứ và chấp nhận chính mình
Bác sĩ nhận thấy cô gái đang tự giam hãm chính mình trong khuôn khổ khắc
nghiệt. “Giống như xem việc đưa ra lập trường của mình của mình là tội lỗi, nàng đã
tự nhốt mình trong sự khiêm nhường thanh cao”(2; 29). Bác sĩ khuyên cô gái khi đọc
sách hãy đọc sách với tư cách là tác giả của cuốn sách này. Nghĩa là người tác giả
thật đã chết rồi, vì vậy ta không cần quan tâm đến ý đồ của tác giả muốn nói với
chúng ta là gì: “ Ý đồ hay cuộc sống thật của tác giả không phải điều quan trọng. Hãy
biến quyển sách này thành cái của mình” (2; tr 29) hãy biến câu chuyện mà tác giả
đang kể trong đó thực chất là câu chuyện do mình kể ra và tự bản thân mình sẽ quyết
định cái kết cho câu chuyện, đó là tình huống giả lập cực tốt để con người tự do sáng
tạo, tập đưa ra ý kiến hay quyết định, khiến con người dần bộc lộ cái tôi của mình
trong cuộc sống.
Cô là một con người cũ kĩ, như bác sĩ đã nói, cô sống mòn với những giá trị đã
cũ và mất niềm tin vào cuộc sống. Cô không muốn đổi đôi giày cũ của mình đi để
mua một đôi giày mới vì cô đã quen với nó rồi. Cô không dám chia tay bạn trai khi
biết anh ta ngoại tình với bạn thân vì cô chán nản khi phải tìm một mối quan hệ mới
rồi lại “tìm hiểu tất cả mọi thông tin về quá khứ của nhau, rồi lại bắt đầu điều chính
lẫn nhau để tìm tiếng nói chung và có thể hướng tới tương lai của hai người” (2, tr 3).
Điều này làm ta gợi nhớ đến thuật ngữ Kafkaeque 1 trong các tác phẩm của nhà văn
Kafka, con người mệt mỏi trong cuộc sống nhàm chán trẻ nhạt bởi những sự kiện lặp
đi lặp lại trong cuộc sống khiến họ mất động lực tìm kiếm những điều mới mẻ, bởi họ
không tin vào bản thân mình có thể thay đổi kết cục, “không đủ can đảm rũ bỏ tất cả
và và tìm đến một nơi khác như nàng”, nên khi đọc một cuốn sách chỉ thẳng vào lối
sống hời hợt của mình, cô cảm thấy giật mình: “Cuộc sống của tôi thật đáng xấu hổ.

1
Kafkaeque (kiểu Kafka): Ý nói những tác phẩm được viết theo phong cách của nhà văn Kafka.
12
Ngay khi đọc câu này nàng đã đặt bắn người. Cứ để lộ ra hết những gì mình suy nghĩ
như vậy liệu có được hay không? Chắc hẳn điều làm nàng cảm thấy khó chịu không
phải là nội dung lời bày tỏ mà chính là cách bày tỏ quá lộ liễu” (2; tr 29). Cô gái tâm
đắc với câu văn của Osamu Dazai trong Thất lạc cõi người “Tôi chẳng biết cuộc sống
như thế nào là cuộc sống đúng nghĩa của một con người” (2; tr 30). Điều này chứng
tỏ, cô đã dần nhận thức sự tồn tại của bản thân mình, bên trong đang có sự thay đổi.
Thông qua việc đọc sách, họ đối chiếu so sánh mình với cuộc sống của nhân vật và
nhận ra chính mình. Cuộc đời con người bắt đầu khi con người nhận ra sự hữu hạn
của cuộc sống, vì vậy phải sống một cuộc đời có ý nghĩa. Vậy sau khi nhận thức
được bản thân cô sẽ làm gì để thay đổi cuộc đời mình?
Chi tiết vị bác sĩ tặng cho cô đôi giày mới màn ngụ ý cô hãy thay đổi tư duy
nhận thức của mình và dấn thân vào những điều mới, đừng nên lặp lại những quy
trình sống tẻ nhạt như hiện tại. Một đôi giày mới- một khởi đầu mới cho cô gái và
cho tất cả chúng ta, những ai đang đọc tác phẩm.
2.2.2. Con người tiến đến đấu tranh cho cuộc sống tự do hạnh phúc
Cô gái đã ý thức được sự phản kháng đang diễn ra trong chính bản thân mình,
thông qua việc đọc sách, sự phản kháng thể hiện ở chỗ cô muốn nhận được sự bồi
thường từ quá khứ đã phủ nhận mình, để bản thân mình là tế vật cho những tập tục
lạc hậu và cô đã từ bỏ được sự “xấu hổ” ( xấu hổ vì sống thật với chính mình). Để có
được ý thức mãnh liệt đó, cô đã trải qua quá trình Đọc trị liệu như sau. Khi đọc Tà
dương của Dazai Osamu, cô phẫn nộ sự nhút nhát do dự ngần ngại không dám đấu
tranh vì lẽ phải, vì những người thân yêu của Uehara. Cô cảm động trước Kazuko
người phụ nữ vĩ đại đã không chịu chấp nhận nối bất hạnh của mình như sự an bài
của số phận giống như những người phụ nữ truyền thống khác mà chủ động đi tìm lẽ
sống cho cuộc đời mình. Cô tâm sự về nhân vật “ Dũng khí muốn sinh con với người
mình yêu rồi một mình nuôi nấng nó của Kazuko thật vĩ đại” (2; tr 33). Cô cho rằng
bản thân mình sẽ không làm được như vậy, bởi cô đã quen sống an toàn, cô sợ định
kiến nên chưa từng thay đổi nên khi chứng kiến một nhân vật với một tinh thần mạnh
13
mẽ, phản kháng và đấu tranh đến cùng những giá trị đạo đức cũ, quyết tâm bảo vệ
quyền được sống như một người bình thường sẵn sàng chấp nhận hi sinh của nhân
vật nữ ấy, cô thực sự cảm động. Sự hy sinh đẹp đẽ của nhân vật ấy đã thành công lấy
đi những giọt nước mắt trong cô. Cuộc đời nhân vật đã thay đổi ý thức của cô. Những
suy nghĩ đó từ trước đến nay chưa từng có trong cô giờ đó xuất hiện. Điều này khá
quen thuộc khi ta đọc các vở bi kịch Hi Lạp, cuộc đời bi thảm và sự hi sinh cao cả vì
chân lí, lẽ phải, dám đấu tranh để giành lấy quyền sống thực sự của nhân vật đã thành
công mang lại cảm giác tiếc thương (pity), đau xót cho khán giả, khi họ rơi nước mắt
đó là khi họ nhận thức được nỗi đau mà nhân vật nếm trải. Họ nhận ra rằng để có
được hạnh phúc, con người không còn con đường nào khác là đấu tranh hết mình.
Sau khi đọc sách, từ đây cuộc sống cô sẽ bước sang một trang mới, thực sự có ý
nghĩa. Và như tác giả đã nói, sách mang lại cảm giác giải toả, giác ngộ như những
người Hi Lạp cổ gọi tên đó là sự thanh tẩy (carthasis), khiến lòng người trở nên trong
sạch và hướng tới những giá trị cao cả trogn cuộc sống.
2.2.3. Con người lột xác- kén nở ra bướm
Trải qua quá trình trị liệu bằng việc đọc sách, cô đã có cuộc sống mới với một
tâm hồn hoàn toàn mới. “Càng tư vấn tôi càng cảm nhận được những thay đổi tích
cực ở nàng. Nét mặt nàng đã tươi vui hơn, thói quen không nhìn người khác khi nói
cũng đã được xóa bỏ. Trang phục nhiều màu sắc tươi tắn thay cho những bộ toàn
màu đen lúc trước. Khi nàng tới với đôi giày tôi tặng, tôi nhận ra rằng nàng không
còn là vị khách ngày đầu tiên đến tìm tôi tư vấn nữa. Càng ngày nàng càng trở nên
rạng rỡ. Nàng luôn miệng nói "Tôi phải ăn kiêng” (2; tr 34). Thông qua hình thức trị
liệu tâm lí bằng việc đọc sách, ta nhận thấy những thay đổi không nhỏ trong nhân vật.
Cô đã biết cách chăm sóc chính mình sau nhiều năm bỏ bê. Qua những trang phục
nhiều màu cô mặc, tâm trạng và những sở thích mới của cô, có vẻ như cô đã tìm lại
được giá trị của con người mình. Đặc biệt khi chúng ta để dáng vẻ của cô khi thể hiện
sự yêu thích của cô đối với bộ phim và bàn luận sôi nổi về nó, thậm chí cô còn tiếc vì
bác sĩ không thể bản luận nó cùng cô, dáng vẻ này khác hoàn toàn với dáng vẻ ban
14
đầu lúc mới gặp bác sĩ, cô rũ rưỡi khép nép ngay cả một loại thức uống cô cũng
không biết cách chọn. Quả thật là một sự thay đổi lớn. Ngươi phụ nữ ấy đã tìm thấy
hi vọng trong cuộc sống, tự sống cuộc đời mình mà không cần trị liệu. Điều này đồng
thời làm thời làm dấy lên sự tiếc nuối trong bác sĩ, anh không muốn quá trình trị liệu
dừng lại bởi đây mới là bước khởi đầu của việc giúp cô tìm lại giá trị bản thân, nhưng
có vẻ như anh đã không thể nào “đọc” được cô nữa.
Họ cùng đi uống bia, tâm sự với nhau để hiểu nhau hơn. Sau đó trong cơn men
rượu, họ đã có một đêm với nhau. Tôi không có rằng đó là tai nạn, sự việc này đối
với tôi nó mang tính chất bước ngoặc cho cuộc đời nhân vật, mang đến một sự thay
đổi lớn cho cả hai. Giờ đây, con người phải tự quyết định cho mọi hành động của
mình, thông qua sách, cô đã học được rất nhiều điều, nhưng để viết nên cái kết cho
cuốn sách về cuộc đời chính mình, độc giả phải là người làm điều đó, không phải từ
quyển sách nào cả. Cô gái đã thay đổi ngoạn mục, thay đổi suy nghĩ, ý thức về bản
thân nhiều hơn. Nhưng trong cơn say, cô đã bộc bạch rằng trong suổt bảy năm qua,
cô chưa từng ngủ với bạn trai. Vị bác sĩ có thể đọc vị được ngay trong tiềm thức của
cô vẫn mất tự tin về bản thân, và cô đã chứng minh sự bất lực vô dụng của mình qua
việc không có quan hệ với bất cứ chàng trai nào. Vậy nên theo bác sĩ, đây sẽ là lúc
thích hợp để cô rũ bỏ sự mặc cảm tự ti sâu kín ấy, đã đến lúc lột xác hoàn toàn, quá
trình kén nở ra bướm đã hoàn tất. Cô trở một phiên bản hoàn thiện, bản lĩnh và tự tin
hơn rất nhiều.
Bước cuối của quá trình điều trị, vị bác sĩ lo lắng không biết liệu cô sẽ chọn đối
diện với chính bản thân mình bằng cách ngay tại lúc này đây, đưa ra quyết định một
là về nhà tiếp tục ôm nỗi mặc cảm sâu kín ấy đến cuối đời, hai là không ngần ngại
cùng anh trải qua một đêm, và ngày mai sẽ là khởi đầu mới: “Tôi tự hỏi vào buổi tối
hôm ấy, cái kết nàng mong đợi là gì? Nàng có thể đứng bật dậy, chạy ra ngoài đón
taxi đi nhanh về nhà …Với nàng, đó có thể là kết thúc không tồi nhưng với tôi nó là
một kết thúc đáng thất vọng. Quá thất vọng… Và độc giả đọc câu chuyện này chắc
hẳn cũng sẽ đồng tình với tôi như vậy. Một kết thúc khác có thể chấp nhận được là
15
nàng chấp nhận lời đề nghị của tôi và chúng tôi uống rượu đến cùng” (2; tr 36).
Thông qua việc làm tình một đêm cũng là một bước trong hành trình bứt phá
khỏi giới hạn mà cô đã bó buộc mình suốt bao năm qua, và vì thế nó là một bước
ngoặc hơn trong cuộc đời cô. Qua đêm đó, cả hai không còn gặp lại nhau, quá trình
điều trị tuy ngắn nhưng ngắn đủ dài, tất cả họ giờ đây đã hoàn thành sứ mệnh cuộc
đời mình.
2.3. Yếu tố triết học trong truyện ngắn Đọc trị liệu của Kim Kyung-uk.
2.3.1. Sự quy hồi vĩnh hằng trong Phật giáo
Cô gái hỏi bác sĩ “Làm sao có thể kết thúc mối quan hệ với người bạn trai đã
quen bảy năm, làm sao để kết thúc mối quan hệ ấy mà không cần khóc bù lu bù loa,
cũng không phải hối hận”. Điều này thể hiện trong ý thức cô cũng dần muốn thay đổi
cuộc đời mình thoát khỏi lối sống mòn mỏi cũ kĩ như hiện tại. Để con người bắt đầu
một cuộc sống mới, con người phải giác ngộ về chính cuộc đời mình, phải biết buông
bỏ những điều không cần thiết trong cuộc sống mình để hướng tới những giá trị mới
tốt đẹp hơn, “ Nếu chúng ta chỉ có thể sống duy nhất một lần thì điều đó chẳng khác
gì ta chưa sống một lần nào” 1 đó chính là sự bình yên trong tâm hồn. Đôi khi những
định kiến của xã hội khiến ta mặc cảm và ràng buộc chính mình trong khuôn khổ quá
lâu, chúng ta không đủ dũng cảm để rời đi, huống hồ đây là mối tình bảy năm đối với
cô gái, đơn giản là cô ấy chưa đủ vững vàng, chưa giác ngộ để buông bỏ. Nếu giác
ngộ được mọi sự trên thế gian này đều là vô thường, một mối tình kéo dài đến mấy
mà không có ý nghĩa suy cho cùng cũng chỉ là bóng hình vô tình lướt qua cuộc đời ta.
Vậy nên chớ có níu kéo, giữ khư khư điều làm ta đau khổ. Như vị bác sĩ nói: “Có
những điều đã đi qua thì mãi mãi không bao giờ trở lại”(2; tr27), nên đó là lần đầu
tiên đồng thời cũng sẽ là lần cuối cùng, trên thế gian này không có ngoại lệ, nghĩ như
vậy thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn. Tất cả những gì ta làm được, tất cả những buồn
vui của ta, những người ta hoặc yêu thương hoặc căm ghét, rồi một ngày cũng phải
"để gió cuốn đi", như Trịnh Công Sơn đã hát. Vậy nên một là ta sẽ sống hết mình với

1
Milan Kundera, Đời nhẹ khôn kham ( Dẫn theo Đọc trị liệu- Kim Kyung-uk)
16
lần đầu tiên ấy vì không biết đó có phải là lần cuối không, hoặc ta chọn rời đi nếu ta
không cảm thấy hạnh phúc.
Trong tác phẩm tác giả còn nhắc đến sự luân hồi sinh tử, “sự quy hồi vĩnh
hằng” trong đạo Phật, mọi thứ xuất hiện trong cuộc đời ta đều có nguyên do của nó,
và nếu đến một lúc nào đó điều ấy biến mất, cứ để nó diễn ra như thế, không chấp
niệm, hối hận hay tiếc nuối, bởi “Phương thức của mọi hiện hữu luôn là quá khứ. Bởi
quá khứ không thể hiện hữu nữa nên nó mãi tồn tại. Thế nên quá khứ là tương lai của
hiện tại” (2; tr 27) nghĩa là một ngày nào đó, một người hay vật mà ta hằng mong chờ
sẽ lại xuất hiện trở lại trong cuộc đời của chúng ta mà thôi, nhưng dưới một hình
dạng khác, tuy ta không nhận ra những nó thực sự tồn tại. Vậy nên những điều đã mất
ở quá khứ, cứ để nó trôi qua, vì biết đâu nó đang hiện hữu ở tương lai và chờ chúng
ta. Nếu cứ chấp niệm quá khứ, ta sẽ chẳng thể gặp được điều ấy ở tương lai, quá khứ
là tương lai của hiện tại, đúng vậy. Hãy nhìn cuộc sống này bằng con mắt “vô
tướng”, ta sẽ nhìn thấy được sự tiếp nối, sự luân hồi không ngừng nghỉ của vạn vật.
Và rồi ta sẽ chẳng đau khổ trong cuộc đời vô thuỷ vô chung này nữa bởi “Trong
không gian và thời gian của vũ trụ vô hạn thì cuộc sống của bạn, một lúc nào đó, và ở
một nơi nào đó sẽ được lặp lại” (2; tr 27).
Cô gái sau khi đọc những cuốn sách thấm đẫm triết lí như vậy, sau cùng cô ấy
đã buông bỏ được mối tình ấy, bảy năm không còn là vấn đề quá lớn, bảy năm suy
cho cùng cũng chỉ là một chấm nhỏ trong dòng luân hồi vô tận của con người.
2.3.2. Câu chuyện tình yêu dưới góc nhìn triết học hiện sinh
Vấn đề về hiện sinh được đặt ra khá nhiều trong tác phẩm. Đây cũng là một
trong những vấn đề lớn của nhân loại trong bối cảnh phức tạp của xã hội hiện đại.
Trong tác phẩm, nếu chúng ta nhìn nhận câu chuyện tình yêu cũng như con người của
cô gái bệnh nhân dưới góc độ triết học hiện sinh, ta sẽ thấy tác phẩm này chứa đựng
những giá trị lớn mà ta không ngờ tới. Cụ thể, câu chuyện tình yêu của cô gái khiến
vị bác sĩ liên tưởng tới mối quan hệ giữa Tomas và Sabina, giữa Tomas và Tezera
trong Đời nhẹ khôn kham của nhà văn hiện sinh Milan Kundera. Họ cũng là con
17
người và họ cũng đang loay hoay trong những mối quan hệ chứng minh sự hiện sinh
của mình. Tomas vốn là một người phóng túng, không thích sự ràng buộc. Tomas
ngủ với nhiều người. Anh coi tình dục là thú vui thể xác, niềm vui trong cuộc sống
của anh. Nhưng thực chất anh có đang vui hay không? Tôi nhận thấy anh tìm đến phụ
nữ như một nhu cầu thiết yếu để giải phóng nỗi cô đơn và trống rỗng của anh. Niềm
vui mà anh có chỉ là sự ảo tưởng của một lối sống vô định, vô nghĩa. Sabina cũng là
người phụ nữ phóng khoáng tự do như vậy và họ tìm thấy nhau trong sự cộng hưởng
về tinh thần. Họ tuy không ràng buộc nhau bằng thứ tình yêu đạo đức và đầy mô
phạm của cuộc sống. Họ yêu nhau bằng bản năng khao khát tình yêu, nhưng họ suy
cho cùng chỉ là những cánh chim tự do trong đường băng vô tận mà không có một ý
nghĩa gì về tình yêu thật sự, họ chỉ muốn tự do trải nghiệm đến tận cùng từng khoảnh
khắc của hiện tại. Cho đến khi Tomas gặp Tereza-một cô gái làm pha chế trong quán
rượu mà anh từng ghé trong lúc nghỉ ca làm việc, họ đã tìm thấy nhau bằng tình yêu
sét đánh. Tomas lúc này, vứt bỏ đi nguyên tắc sống tự do anh đã theo đuổi bao lâu
nay, để một người phụ nữ sống trong căn nhà của mình, như vợ chồng. Vậy tình yêu
của Tomas với Sabina và Tomas với Tereza khác nhau ở điểm nào? Nếu với Sabina
là cuộc tình chóng vánh, đến từ dục vọng và bản năng của con người, không ràng
buộc, không trách nhiệm, thì ở cuộc tình với Tereza, anh cảm thấy sự đồng cảm ở đối
phương và lần đầu tiên anh cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm trong một mối
tình. Tình yêu của Tomas và Tereza là tình yêu đích thực, vì nó khiến người ta tự
nguyện ở lại, khiến con người trưởng thành. Tomas từ khi yêu Tereza đã không thể
yêu một người phóng khoáng như Sabina trước kia, và anh đã tìm ra được cảm giác
yêu và được yêu thực sự, anh có trách nhiệm với chọn lựa của mình.
Vậy quay trở lại với chuyện tình yêu của cô gái, bác sĩ tự hỏi cô sẽ chọn cách
yêu như thế nào đây? cô gái cũng giống như anh chàng Tomas kia, đều chưa cảm
nhận được tình yêu đích thực. Tomas trước kia xem tình yêu là thoả mãn dục vọng
cũng như cô gái trị liệu tự trói buộc mình mối quan hệ tình yêu cũ mèm vì sự mặc
cảm trong tư tưởng không dám bứt phá khỏi sự mặc cảm. Nhưng Tomas cuối cùng
18
cũng đã giác ngộ và được nhảy trong điệu nhạc hạnh phúc. Vậy còn cô gái trị liệu?
khi nào cô mới rũ bỏ thứ tình yêu đạo đức đầy mô phạm của cuộc sống ấy? “ Nàng để
lộ sự quyến luyến với cái cũ và điều mà nàng muốn giấu kín là nỗi sợ về sự chia ly”
(2; tr 28).
Theo quan điểm của Nietsche trong Bóng hoàng hôn của thần tượng, việc
“thỏa hiệp và lưỡng lự là một hình thức không trung thực về trí tuệ” (7; tr 45). Nghĩa
là con người phải dũng cảm nói “có” hoặc “không” với cuộc sống, không có con
đường trung gian. Con người phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, không
có chuyện trốn tránh trách nhiệm. Ý nghĩa của một hành động đó thể hiện ý chí sống
của một cá nhân. Cô gái vẫn chưa thực sự đủ bản lĩnh để chịu trách nhiệm cho những
quyết định của mình, như đã nói, cô sợ hãi sự chia ly. Theo Nietsche, ông không bác
bỏ đạo đức nhưng ông phê phán đạo đức mà thực chất là cái mác của những “chân lí”
hoặc thiết lập một khuôn khổ quy tắc buộc người ta phải áp dụng và sống một cuộc
đời chối bỏ bản ngã của mình. Ý nghĩa của sự tồn tại đối với con người ở đây là bản
thân không phủ nhận bản năng của chính mình, con người có thể ham muốn tình dục,
khát khao, đam mê nhưng nhất định phải làm chủ được nó, biết cách bắt đầu cũng
như biết cách dừng lại, chịu trách nhiệm cho những sự lựa chọn của bản thân. Cô gái
trị liệu dĩ nhiên ở thời điểm hỏi vị bác sĩ câu hỏi “Cô thật sự muốn chia tay với bạn
trai à?” (2; tr 28) tỏ ra rất lúng túng vì cô vẫn còn mắc kẹt trong sự chọn lựa giữa đức
hạnh và hạnh phúc thật sự. Ở cuối tác phẩm, mọi thứ đã đi đúng quỹ đạo của nó, cô
gái đã sống một cuộc đời bản lĩnh và mạnh mẽ hơn nhiều, cô đã vượt ra khỏi khuôn
khổ về đạo đức mà cô đã kìm hãm mình bấy lâu. Trải qua một đêm với vị bác sĩ , cô
bình thản rời đi vào sáng hôm sau và tiếp tục viết nên chương mới cuộc đời mình.
Truyện ngắn Đọc trị liệu của nhà văn Kim Kyung-uk đã phô ra chất hiện sinh
chủ nghĩa thông qua nhân vật lối sống vô định, đồng thời thể hiện nỗi trăn trở của tác
giả về con người hiện sinh trong các mối quan hệ trong xã hội hiện đại.

19
KẾT LUẬN
Truyện ngắn Đọc trị liệu của nhà văn Kim Kyung-uk đã đem đến cho người đọc
nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau thông qua từng hình ảnh và lời thoại. Ở Đọc trị
liệu, người đọc có cơ hội được nhìn nhận lại bản thân mình thông qua câu chuyện
được kể của nhân vật. Cả cô gái và bác sĩ đều là những con người bình thường như
chúng ta, trước khi họ thức tỉnh bản thân mình, họ cũng từng là những người lẫm lũi,
mặc cảm dễ bị tổn thương trước hiện thực cuộc sống. Suy cho cùng, ai trong tất cả
chúng ta rồi cũng xứng đáng có được hạnh phúc, quan trọng là chúng ta đủ cởi mở,
dũng cảm từ bỏ cuộc sống tẻ nhạt và bỏ lại sự tự ti lại đằng sau để cho phép chúng ta
được sống hạnh phúc. Qua tác phẩm ta còn cảm nhận được tình người ấm áp giữa
những con người xa lạ, vị bác sĩ và cô gái không phải quan hệ nhân thân ruột thịt,
nhưng giữa họ dường như có sợi dậy liên kết vô hình, họ nâng đỡ tâm hồn nhau, dìu
nhau đi đến bến bờ của hạnh phúc. Cuối câu chuyện, Kim Kyung-uk không nói rõ kết
thúc của câu chuyện như thế nào, có lẽ tác giả đang tạo ra một ô trống để độc giả tự
do sáng tạo ra cái kết cho riêng mình. Chính điều đó đã khiến Đọc trị liệu ghi lại dấu
ấn rõ rệt trong tôi. Như Italo Calvino, một nhà văn người Ý đã từng nói rằng: “ Một

20
tác phẩm kinh điển là một cuốn sách chẳng bao giờ cần kết thúc điều nó cần phải
nói”.

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung (2009), Văn học phương Tây,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Hiền (chủ biên) (2019), Truyện ngắn đương
đại Hàn Quốc, NXB Văn hoá -Văn nghệ Tp HCM.
3. Kundera, M. (2003), Đời nhẹ khôn kham, NXB Văn học, Hà Nội.
4. Thích Nhất Hạnh, Sự tiếp nối của những đám mây, nguồn:
https://langmai.org/cuoc-doi-thien-su-thich-nhat-hanh/dam-may-khong-bao-
gio-chet/su-tiep-noi-cua-dam-may/, truy cập ngày 3/6/2023
5. Nguyễn Hiến Lê (2020), Lão Tử Đạo Đức Kinh, NXB Hồng Đức, Hà Nội.
6. Nguyễn Quỳnh Ly (2022), Review sách: Buổi hoàng hôn của những thần
tượng: Khi chân lí không còn là chân lí, nguồn: https://ybox.vn/vien-sach-
bookademy/review-sach-buoi-hoang-hon-cua-nhung-than-tuong-khi-chan-ly-
khong-con-la-chan-ly-61cf10586122e923ea5e22a0, truy cập ngày 4/6/2023.
7. Nietzche, F.(2023), Buổi hoàng hôn của những thần tượng, NXB Dân trí, Hà
Nội.
8. Linh Nguyễn (2021), Nghĩ: Kafkaesque- Cơn ác mộng của thế giới hiện đại,
nguồn: https://themillennials.life/kafkaesque-con-ac-mong-cua-the-gioi-hien-
dai/, truy cập ngày 4/6/2023.
9. Nguyễn Tuấn (2018), Đời nhẹ khôn kham và những si mê bất tận, nguồn:
https://tuoitre.vn/doi-nhe-khon-kham-va-nhung-si-me-bat-tan-
2018111410523774.htm , truy cập ngày 4/6/2023.

22
------------------------------------------------------------Hết--------------------------------------

23

You might also like