You are on page 1of 2

QE kiểu châu Âu: 60 tỷ euro sẽ

được bơm vào châu Âu mỗi tháng


ECB sẽ triển khai chương trình mua tài sản (bao gồm các chứng khoán của cả khu
vực công và khu vực tư nhân) với khối lượng lên tới 60 tỷ euro (tương đương 69 tỷ
USD) mỗi tháng.

Chủ tịch NHTW châu Âu (ECB) Mario Draghi vừa đưa ra thông báo chính thức về
chương trình nới lỏng định lượng mà ECB sắp thực hiện trong thời gian tới.

Theo đó, ECB sẽ triển khai chương trình mua tài sản (bao gồm các chứng khoán của
cả khu vực công và khu vực tư nhân) với khối lượng lên tới 60 tỷ euro (tương đương
69 tỷ USD) mỗi tháng. QE (Quantitative Easing) sẽ được triển khai cho tới tháng
9/2016, tức ECB sẽ mua các tài sản có tổng giá trị 1.100 tỷ euro.

Mục tiêu của chương trình này là thúc đẩy tăng trưởng và đối phó với các áp lực
giảm phát. Phát biểu tại cuộc họp báo vừa diễn ra tối nay tại Frankfurt, ông Draghi
cho biết quyết định triển khai chương trình mở rộng tài sản của ECB là bước hoàn
thiện của các chương trình mua trái phiếu bảo đảm hiện nay.

"Phần tăng lên đáng kể trong bảng cân đối kế toán của ECB sẽ giúp ích cho hoạt
động cho vay ở eurozone", ông Draghi nói. Lãi suất ở eurozone được giữ nguyên ở
mức thấp kỷ lục. Sau thông báo này, đồng euro ngay lập tức giảm giá 0,6%, xuống
còn 1,1543 USD đổi 1 euro.

Hình 1: Diễn biến của tỷ giá hối đoái giữa đồng euro và USD
Quyết định đã được chờ đợi từ lâu của ECB được nhìn nhận là sẽ mở ra một "mặt
trận mới" trong cuộc chiến trên thị trường tiền tệ toàn cầu trong bối cảnh NHTW các
nước đều đang phá giá đồng nội tệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đồng euro đã giảm 17% kể từ khi ông Draghi đưa ra tín hiệu một làn sóng kích thích
kinh tế mới sắp đến với châu Âu hồi đầu tháng 5. Dự đoán ECB sẽ triển khai gói QE
ngày càng tăng lên kể từ đầu tháng này, sau khi một loạt số liệu cho thấy chỉ số giá
tiêu dùng ở eurozone sụt giảm trong tháng 12 năm ngoái, qua đó đánh dấu tháng sụt
giảm đầu tiên trong hơn 5 năm.

Quyết định của ECB cũng làm trầm trọng thêm sự khác biệt giữa chính sách tiền tệ
của các nền kinh tế lớn trên thế giới. Trong khi Fed vẫn đang xem xét khi nào sẽ tăng
lãi suất, kể từ đầu tuần tới nay, các NHTW ở Đan Mạch, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Canada
và Peru đều bất ngờ thông báo cắt giảm lãi suất. NHTW Thụy Sĩ thậm chí gây sốc
cho giới đầu khi khi thông báo thả nổi đồng franc.

Thu Hương

Theo InfoNet/Bloomberg, FT

You might also like