You are on page 1of 6

BÀI 9: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH

BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 – 1921)

Câu 1. Sau cách mạng 1905 - 1907, Nga theo thể chế chính trị nào?
A. Xã hội chủ nghĩa. B. Quân chủ chuyên chế.
C. Dân chủ đại nghị. D. Quân chủ lập hiến.
Câu 2. Đến năm 1917 nước Nga tiến sát tới một cuộc cách mạng vì
A. Nga lâm vào khủng hoảng toàn diện, Nga hoàng không còn khả năng thống trị như cũ.
B. nhận được sự giúp đỡ và chi viện rất lớn về của cải, vật chất của các nước đế quốc.
C. mâu thuẫn xã hội gay gắt, nhất là mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với Nga hoàng.
D. có hệ tư tưởng tiên tiến, có chính Đảng tiên phong lãnh đạo, có Lê-nin đứng đầu.
Câu 3. Trước cách mạng 1917, mâu thuẫn xã hội chủ yếu tồn tại ở Nga là
A. giữa tư sản với vô sản. B. giữa Nga hoàng với nhân dân.
C. giữa nước Nga với các thuộc địa. D. giữa đế quốc Nga với đế quốc khác.
Câu 4. Nước Nga trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) thuộc phe
A.trung lập. B. Liên minh. C. Đồng minh. D. Hiệp ước.
Câu 5. Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là?
A. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt hơn. C. Giai cấp tư sản không muốn Nga hoàng tồn
B. Nga hoàng bất lực trong giải quyết mâu tại.
thuẫn. D. Nga hoàng đưa nước Nga tham gia vào
chiến tranh.
Câu 6. Sự kiện mở đầu cuộc cách mạng dân chủ tư sản 2/1917 ở Nga là
A. cuộc tấn công vào Cung điên mùa đông.
B. cuộc nổi dậy của nông dân vùng ngoại ô Mát-xcơ-va.
C. cuộc khởi nghĩa vũ trang của công nhân ở Mát-xcơ-va.
D. cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát.
Câu 7. Cuộc cách mạng tháng Hai ở nước Nga năm 1917 do những giai cấp nào lãnh đạo?
A. Nông dân và công nhân. B. Tư sản và vô sản.
D. Công nhân và binh lính. D. Vô sản và tiểu tư sản.
Câu 8. Chính quyền được thành lập sau cách mạng tháng 2 /1917 ở Nga là
A. chính quyền của giai cấp tư sản và tiểu C. nền chuyên chính của của quý tộc và
tư sản. phong kiến.
B. chính phủ tư sản lâm thời và chính D. nền chuyên chính của giai cấp vô sản
quyền xô viết. và tiểu tư sản.
Câu 9. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga giải quyết nhiệm vụ chính là
A. thành lập chính quyền tư sản.
B. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.
C. giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
Câu 10. Sau cách mạng tháng Hai năm 1917, nước Nga trở thành nước
A. quân chủ lập hiến. C. cộng hòa.
B. xã hội chủ nghĩa. D. dân chủ.
Câu 11. Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga có tính chất là
A. cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. B. cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.
C. cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. D. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Câu 12. Đỉnh cao của hình thức đấu tranh trong cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở
Nga là gì?
A. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
B. Biểu tình thị uy, tổng bãi công chính trị.
C. Chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
D. Khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Câu 13. Cục diện chính trị đặc biệt đã diễn ra sau khi Nga Hoàng bị lật đổ (2/1917) là
A. chính quyền liên hợp được thành lập. C. giai cấp tư sản và phong kiến cùng nắm
B. chính quyền phong kiến vẫn còn tồn chính quyền.
tại. D. hình thành 2 chính quyền song song
của tư sản và công nông binh.
Câu 14. Lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là
A. Lênin. B. Các-mác. C. Ăng-ghen. D. Xtalin.
Câu 15. Sự kiện nào được xem là mở đầu cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
A. Đêm 24/10 các đội cận vệ đánh chiếm vị chí then chốt ở thủ đô.
B. Đêm 25/10 quân khởi nghĩa đánh chiếm Cung điện Mùa Đông.
C. Ngày 27/10 Chính quyền Xô viết được thành lập ở Mát-xcơ-va.
D. Đêm 25/10 Chính quyền Xô viết được thành lập ở Pêtơrô-grat
Câu 16. Nhiệm vụ của cách mạng tháng Mười năm 1917 ở nước Nga là
A. lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời. D. lật đổ chính phủ tư sản lâm thời và chế
B. chống bọn phản động trong nước. độ phong kiến.
C. lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng.
Câu 17. Mục tiêu Luận cương tháng Tư của Lê-nin là gì?
A. Tạo điều kiện cho giai cấp tư sản phát triển.
B. Duy trì chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
C. Chuyển từ chế độ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa.
D. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 18. Tính chất của cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga là
A. cách mạng tư sản. B. cách mạng vô sản.
C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. cách mạng dân tộc dân chủ.
Câu 19. Đâu không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Mười năm 1917 đối với nước
Nga?
A. Mở ra kỉ nguyên mới đối với nước Nga.
B. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc.
C. Đưa nhân dân lao động đứng lên làm chủ đất nước.
D. Giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi áp bức, bóc lột.
Câu 20. Đối với thế giới, cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có ý nghĩa cơ bản là
A. để lại nhiều bài học kinh nghiệm, giai cấp vô sản được giải phóng.
B. giải phóng giai cấp công nhân thế giới, để lại nhiều bài học kinh nghiệm.
C. làm thay đổi cục diện thế giới, giai cấp vô sản đứng lên làm chủ đất nước.
D. làm thay đổi cục diện thế giới, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới.
Câu 21. Ý nào sau đây không phải là kết quả của Cách mạng tháng Mười?
A. Nhà nước Xô viết ra đời. C. Nước Nga rút khỏi chiến tranh đế quốc.
B. Lật đổ chế độ Nga hoàng. D. Lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản.
Câu 22. Tháng 11-1917, dưới sự lãnh đạo của Lê-nin và Đảng Bônsêvích, nhân dân Nga
đứng lên làm cuộc cách mạng
A. dân chủ tư sản. B. cách mạng văn hóa.
C. xã hội chủ nghĩa. D. cách mạng tư sản.
Câu 23. Điểm khác nhau của cách mạng tháng 2/1917 ở Nga với các cuộc cách mạng trước
đó ở Âu - Mĩ là
A. Nhiệm vụ cách mạng. B. Lãnh đạo cách mạng.
C. Lực lượng tham gia. D. Đối tượng cách mạng.
Câu 24. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917 đối với cách mạng Việt Nam là
A. vạch ra kẻ thù chính cho cách mạng Việt Nam.
B. nước Nga giúp đỡ Việt Nam về vật chất lẫn tinh thần.
C. để lại nhiều bài học kinh nghiệm về phương pháp đấu tranh.
D.định hướng con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.
Câu 25. Cuộc cách mạng nào thắng lợi dẫn đến sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu
tiên trên thế giới?
A. Cách mạng Pháp năm 1789. B.Cách mạng Tân Hợi năm 1911.
C.Các mạng tháng Hai ở Nga năm 1917. D. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Câu 26. Nói về ý nghĩa cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, có nhận định:“Giống như
mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu
người bị áp bức, bóc lột trên trái đất…”. Đây là nhận định của
A. Lê-nin B. Hồ Chí Minh C. Xta-lin D. Mao Trạch Đông

BÀI 10: LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921 - 1941)
Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình nước Nga Xô viết khi bước
vào thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước từ năm 1921?
A. Tình hình chính trị không ổn định.
B. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.
C. Các nước bên ngoài can thiệp, giúp đỡ chính quyền Xô viết.
D. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn.
Câu 2.Để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, tháng 3/1921 Lê nin và đảng Bônsêvích đã
thực hiện
A. Chính sách mới. B. Chính sách kinh tế mới.
C. Chính sách cộng sản thời chiến. D. Sắc lệnh ruộng đất.
Câu 3. “NEP” là cụm từ viết tắt của
A. Chính sách kinh tế mới. C. chính sách mới.
B. chính sách cộng sản thời chiến. D. các kế hoạch nhà nước 5 năm.
Câu 4. “Chính sách kinh tế mới” (3.1921) ở nước Nga Xô Viết được bắt đầu từ ngành
A. công nghiệp. B. thương nghiệp.
C. thủ công nghiệp. D. nông nghiệp.
Câu 5. Chính sách kinh tế mới được Lê nin ban hành vào tháng 3/1921, bắt đầu từ nông
nghiệp vì
A. đây là ngành kinh tế then chốt trong xã hội.
B. nông dân chiếm tuyệt đối trong xã hội.
C. chính sách trưng thu lương thực thừa đang làm nhân dân bất bình.
D. các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng đước nhu cầu xuất khẩu của đất nước.
Câu 6. Ý nào sau đây không phải là nội dung của Chính sách kinh tế mới?
A. Nhà nước trưng thu lương thực thừa.
B. Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ.
C.Chế độ trưng thu lương thực thừa thay bằng thuế lương thực.
D. Tư bản nước ngoài được khuyến khích đầu tư kinh doanh vào Nga.
Câu 7. Nội dung cơ bản của “Chính sách kinh tế mới” (3/1921) của nước Nga Xô viết là
A. nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt.
B. thi hành chính sách lao động bắt buộc đối với toàn dân.
C. chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
D.nhà nước kiểm soát nông nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân.
Câu 8. Thực chất của Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga Xô Viết là
A. chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường.
B. chuyển nền kinh tế sản xuất nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế công nghiệp.
C. chuyển từ phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa sang phương thức sản xuất Xã hội chủ
nghĩa.
D. chuyển nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần do Nhà nước kiểm soát.
Câu 9. Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga Xô Viết để lại bài học gì cho công cuộc
đổi mới đất nước của ta hiện nay?
A. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng.
B. Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ty lớn.
C. Chỉ tập trung phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn.
D. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của Nhà nước.

Câu 10. Đánh giá đúng về nội dung chính sách kinh tế mới (1921) của nước Nga Xô viết là
A. phù hợp, sáng tạo, đáp ứng được nguyện vọng nhân dân.
B. không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu tình hình mới.
C. thích hợp trong thời kì đất nước gặp chiến tranh.
D. phù hợp trong mọi hoàn cảnh của đất nước.
Câu 11. Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết thành lập gồm 4 nước đầu tiên là
A. Nga, U-crai-na, Bê- lô- rút-xi-a, Ba Lan.
B. Nga, U-crai-na, Ngoại Cáp-ca-dơ, Ba Lan.
C. Nga, Bê- lô- rút-xi-a, Ngoại Cáp-ca-dơ, Ba Lan.
D. Nga, U-crai-na, Bê- lô- rút-xi-a, Ngoại Cáp-ca-dơ.
Câu 12. Liên Xô là tên gọi tắt của
A. Liên minh các đảng ở nước Nga.
B. Phong trào liên kết toàn Xô viết.
C. Liên hiệp các nước xã hội chủ nghĩa Xô
viết.
D. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô
viết.
Câu 13. Chủ trương của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Xô viết là
A. bình đẳng về mọi mặt và quyền tự quyết của các dân tộc.
B. hợp tác xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
C. cưỡng bức các dân tộc gia nhập Liên bang.
D. tự nguyện gia nhập, không miễn cưỡng.
Câu 14. Trong thời gian (1922 – 1925), những nước nào đã thiết lập quan hệ ngoại giao với
Liên Xô?
A. Cuba, Việt Nam, Đức, Ý, Nhật. B. Anh, Pháp, Đức, Mĩ, Nhật.
C. Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật. D. Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật.
Câu 15. Từ 1922 đến 1933, có hơn 20 nước trên thế giới đã công nhận và thiết lập quan
hệ ngoại giao với Liên xô chứng tỏ điều gì?
A. Các nước Đế quốc đã nể sợ Liên xô.
B. Mâu thẫn giữa TBCN và XHCN đã chấm hết.
C. Khẳng định uy tín ngày càng cao của Liên xô trên trường quốc tế.
D. Liên xô trở thành thị trường tiềm năng đối với nền kinh tế các nước lớn.
Câu 16. Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên xô (1925 – 1941)

A. phát triển nông nghiệp. B. phát triển giao thông vận tải.
C. phát triển văn hóa – giáo dục. D. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Câu 17. Năm 1941, nhân dân Liên xô tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước trong khi
đang tiến hành kế hoạch năm năm lần thứ 3 vì
A. bị phát xít Đức tấn công.
B. bị Mỹ bao vây, cấm vận.
C. Liên xô chuyển sang kế hoạch xây dựng CNXH dài hạn.
D. Liên xô đã hoàn thành công cuộc xây dựng CNHX trước thời hạn.
Câu 18. Mục đích của công cuộc tập thể hóa nông nghiệp ở Liên Xô là
A. hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp.
B. xóa bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến.
C. phát huy quyền làm chủ tập thể của giai cấp nông dân.
D. thực hiện quá trình xây dựng khối liên minh công nông.
Câu 19. Thành tựu cơ bản của Liên xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
(1925-1941) là
A. Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành cường quốc công nghiệp XHCN.
B. đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiên, uy tín của Liên Xô được
nâng cao.
C. hơn 60 triệu người dân thoát nạn mù chữ.
D. hoàn thành tập thể hoá nông nghiệp.
Câu 20. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và lần thứ hai của Liên Xô đều hoàn thành trước
thời hạn chứng tỏ điều gì?
A. Chế độ mới đã phát huy được sức mạnh của toàn dân.
B. Liên xô đã hoàn thành triệt để công nghiệp hoá đất nước.
C. Sự nóng vội đốt cháy giai đoạn của Liên xô trong việc xây dựng CNXH.
D. Liên xô đã trở thành 1 cường quốc công nghiệp đứng số 1 thế giới.
Câu 21. Qua bảng thống kê sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Liên Xô (1929-
1938) Đơn vị: triệu tấn
Sản phẩm 1929 1938
Than 40,1 132,9
Gang 8,0 26,3
Thép 4,9 18,0
Hãy nhận xét về thành tựu của Liên Xô trong lĩnh vực công nghiệp ?
A. Tăng ở mức cao. B. Không có sự chuyển biến.
C. Tăng trung bình. D. Tăng nhưng không đáng kể.

You might also like