You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH


BỘ MÔN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

BÀI TẬP NHÓM


Học phần: Thuế vụ N16
Giảng viên: Nguyễn Minh Trang

ĐỀ TÀI: SỰ THAY ĐỔI CỦA THUẾ


XUẤT, NHẬP KHẨU TRONG 5 NĂM
(2017 - 2021)

Các thành viên: Nguyễn Hương Thảo - 93044


Hoàng Đoàn Khánh Linh - 92997
Nguyễn Văn Đạt - 92813
Phạm Quang Huy - 93046
Nguyễn Quỳnh Phương - 90429
Lê Duy Hưng - 93110
MỤC LỤC
1. LỜI MỞ ĐẦU 1
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2
2.1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích của thuế xuất nhập khẩu 2
2.2. Nội dung cơ bản của thuế xuất nhập khẩu hiện hành ở Việt Nam 2
3. SỰ THAY ĐỔI CỦA SẮC THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TRONG GIAI ĐOẠN 3
2017-2021
3.1. Sự thay đổi của sắc thuế XNK năm 2018 3
3.2. Sự thay đổi của sắc thuế XNK năm 2021 4
3.3. Tác động của sự thay đổi thuế XNK đến tình hình xuất nhập khẩu
của Việt Nam giai đoạn 2017-2021 5
4. KẾT LUẬN 7
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 8
6. PHỤ LỤC 9
1. LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang từng bước tiến tới hội nhập nền kinh tế thế giới. Để bắt kịp với tiến
trình này, chúng ta phải liên tục có những cải cách nhằm làm phù hợp và thích nghi
với điều kiện và hoàn cảnh của nền kinh tế thế giới. Trong đó việc thực hiện cải cách
về thuế là một vấn đề hết sức quan trọng, nhằm làm tăng sức cạnh tranh trên các lĩnh
vực về thương mại mậu dịch, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

Tiến tới khi Hiệp định về thuế quan AFTA và hội nhập WTO thì những biến đổi về cơ
cấu thuế và nguồn thu ngân sách là một điều không thể tránh khỏi. Vì thế chúng ta cần
phải cải cách thuế nhằm hoàn thiện hệ thống thuế còn nhiều thiếu sót để đáp ứng đòi
hỏi của thời kỳ mới.

Từ khi được thông qua và đưa vào áp dụng tới nay, thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã tạo
nên những biến đổi to lớn đối với nền kinh tế nói chung và cho hoạt động sản xuất
kinh doanh nói riêng. Vậy khi nhìn lại, những sự thay đổi và cải cách về thuế XNK đã
đem lại cho chúng ta những thành tựu gì, liệu rằng còn những "lỗ hổng" nào trong
Luật thuế XNK vẫn đang tồn đọng? Thông qua bài tiểu luận này nhóm chúng em xin
phép được trình bày tới cô sự thay đổi của thuế XNK trong vòng 5 năm gần nhất
(2017-2021).

1
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm, đặc điểm, mục đích của thuế xuất nhập khẩu
2.1.1. Khái niệm
- Thuế xuất nhập khẩu khẩu là một loại thuế gián thu đánh trên hàng hóa được phép xuất khẩu
và nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam
2.1.2. Đặc điểm (Phụ lục 1)
2.1.3. Mục đích (Phụ lục 2)
2.2 Nội dung cơ bản của thuế xuất nhập khẩu hiện hành ở Việt Nam
2.2.1 Phạm vi áp dụng
+) Đối tượng chịu thuế: Hàng hóa được xuất nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam
+) Đối tượng không chịu thuế (Phụ lục 3)
+) Đối tượng nộp thuế:
 Chủ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu
 Tổ chức nhận ủy thác xuất nhập khẩu
 Cá nhân có hàng hóa xuất nhập khẩu khi xuất cảnh nhập cảnh, gửi hoặc nhận hàng hóa
qua cửa khẩu biên giới Việt Nam
+) Đối tượng được ủy quyền bảo lãnh và nộp thay thuế (Phụ lục 4)
+) Tỷ giá xác định trị giá tính thuế, đồng tiền nộp thuế (Phụ lục 5)
2.2.2. Căn cứ tính thuế phương pháp tính thuế
- Hàng hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối:
Thuế xuất nhập = Số lượng đơn vị từng mặt x Mức thuế tuyệt đối quy định
khẩu phải nộp hàng thực tế xuất khẩu trên một đơn vị hàng hóa
nhập khẩu ghi trong tờ khai
hải quan
- Hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm:
Thuế xuất = Số lượng đơn vị từng x Trị giá tính x Thuế suất từng
nhập khẩu mặt hàng thực tế xuất thuế trên một mặt hàng (%)
phải nộp khẩu nhập khẩu ghi đơn vị hàng
trong tờ khai hải quan hóa
- Trị giá tính thuế:
+) Đối với hàng hóa xuất khẩu: trị giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu xuất khẩu (giá FOB
hoặc giá DAF), không bao gồm phí bảo hiểm (I) và phí vận chuyển (F)
+) Đối với hàng nhập khẩu: giá CIF = Giá FOB + I + F
+) Hàng hóa nhập khẩu có hợp đồng mua bán hàng hóa thì trị giá tính thuế hàng hóa nhập
khẩu được xác định theo 6 phương pháp xác định trị giá tính thuế thế nhưng phương pháp
được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp 1: phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị
giá giao dịch hàng hóa nhập khẩu (Phụ lục 6)

2
3. Sự thay đổi của sắc thuế Xuất Nhập Khẩu trong giai đoạn 2017-
2021
Trong giai đoạn 2017-2021, sắc thuế Xuất Nhập Khẩu ở nước ta đã có rất nhiều sự thay đổi,
nhưng sự thay đổi được tập trung chủ yếu vào hai năm trọng điểm: 2018, và 2021.
3.1. Sự thay đổi của sắc thuế XNK năm 2018
Năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 125/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ
1/1/2018 với những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, bổ sung quy định về Chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu đối với linh kiện ô tô giai
đoạn 2018-2022

Kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô qua các tháng năm 2020
và năm 2021 (ĐVT: Triệu USD) Năm 2020
Năm 2021
600
526.8
490.6 480
500 469
451.6
421 426.9 428
384.8 383.8 394.5 398
400 364
345.4 346.8
329.3 327.6 317.1329 320
310.2
300 279.4

198.4
200 161.8

100

0
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Biểu đồ 1: Kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô năm 2020 và năm 2021
Nhờ sự thay đổi này, tính chung cả năm 2021 trị giá nhập khẩu nhóm hàng linh kiện và phụ
tùng ô tô đạt 4,92 tỷ USD, tăng 22,9%, tương ứng tăng 916 triệu USD so với cùng kỳ năm
2020.
Thứ hai, Sửa đổi thuế nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng:
Tăng/giảm so với năm
Năm 2018
2017
Chủng loại
Lượng Trị giá (nghìn Lượng Trị giá
(chiếc) USD) (%) (%)
Tổng 81.609 1.800.343 -16,1 -19,8
Ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống 53.981 1.071.013 38,7 38,7
Ô tô trên 9 chỗ ngồi 804 24.265 1,1 11,2
Ô tô vận tải 21.188 501.682 -40,1 -47,2

3
Bảng 1: Tình hình sản xuất và nhập khẩu mặt hàng ô tô năm 2018
Tính chung cả năm 2018, cả nước nhập khẩu 81.609 ô tô, với tổng kim ngạch 1,8 tỷ USD,
giảm 16,1% về số lượng và 19,8% về trị giá so với năm 2017. Trong đó, ô tô từ 9 chỗ ngồi trở
xuống đạt 53.981 chiếc, tăng 38,7% về số lượng so với năm trước, chiếm đến 66% lượng xe
nhập khẩu của cả nước, ô tô tải đạt 21.188 chiếc, giảm 40,1% so với năm 2017, chiếm 29,6%
lượng ô tô nhập khẩu của cả nước.
3.2. Sự thay đổi của sắc thuế XNK năm 2021
Năm 2021, nhằm góp phần ổn định nền kinh tế, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước trước ảnh hưởng dịch COVID-19. Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 101/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tập trung vào các nhóm sau:
Thứ nhất, điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với một số mặt hàng, sản phẩm
như: thép tấm với mức giảm thuế suất từ 5% đến 10%; Lúa mì từ 3% xuống 0%, Ngô từ 5%
xuống 2% để hỗ trợ cho ngành chăn nuôi trong nước trước sức ép của việc tăng giá nguyên
liệu.

Năm 2021 Tăng / giảm so với năm 2020


Mặt hàng Lượng
Trị giá (tỷ USD) Lượng (%) Trị giá( %)
(triệu tấn)
Ngô 10,03 2,88 -17,0 20,6
Lúa mì 4,68 1,38 59,1 82,8
Thép tấm 1,81 1,64 -36,25 6,19
Bảng 2: Tình hình nhập khẩu của một số mặt hàng năm 2021
- Năm 2021, khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô đạt 10,03 triệu tấn, trị giá đạt hơn 2,88
tỷ USD, giảm 17,0% về khối lượng và tăng 20,6% về trị giá so với năm 2020. Giá
nhập khẩu ngô năm 2021 bình quân đạt 287 USD/tấn, tăng 45,2% so với năm trước.
- Nhập khẩu lúa mỳ tăng cả về lượng và trị giá. Tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm đạt
4,68 triệu tấn, tương đương 1,38 tỷ USD, tăng 59,1% về lượng và tăng 82,8% về kim
ngạch so với năm 2020.
- Trong năm 2021, nhập khẩu mặt hàng thép tấm giảm về lượng nhưng tăng về trị giá.
Cụ thể thép tấm đạt 1,81 triệu tấn với kim ngạch đạt 1,64 tỷ USD, giảm 36,2% về
lượng và tăng 6,1% về trị giá so với năm 2020.
Thứ hai, điều chỉnh thuế suất XNK ưu đãi đối với một số mặt hàng tài nguyên khoáng sản
như đá, clanhke…Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp việc điều chỉnh được thực hiện: các mặt
hàng, sản phẩm làm từ đá theo lộ trình 3 giai đoạn theo 3 năm (2022 - 2024). Mức tăng thuế
suất của mỗi lần điều chỉnh không quá 5%.

4
3.3. Tác động của sự thay đổi thuế XNK đến tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam
giai đoạn 2017-2021

Mức tăng so Mức tăng so Tổng kim


Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất siêu
Năm với năm với năm ngạch XNK
(Tỷ USD) (Tỷ USD) (Tỷ USD)
trước (%) trước (%) (Tỷ USD)

2017 214,02 211,10 425,12 2,92


2018 243,48 13,76 236,69 12,12 480,17 6,79
2019 264,19 8,5 253,07 6,92 517,89 11,12
2020 282,66 6,99 262,7 3,8 545,36 19,96
2021 336,3 18,97 332,2 26,8 668,5 4,1
Bảng 3: Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2021
Số liệu: Tổng cục Hải quan

Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn
2017 - 2021 (ĐVT: Tỷ USD)
800 25

700
19.96 668.5
20
600
545.36
500 517.89
480.17 15
425.12
400 11.12
336.3
332.2 10
300 282.66
6.79236.69 264.19
253.07 262.7
243.48
200 214.02
211.1
4.1 5
2.92
100

0 0
2017 2018 2019 2020 2021

Xuất siêu (Tỷ USD) Xuất khẩu (Tỷ USD)


Nhập khẩu (Tỷ USD) Tổng kim ngạch XNK (Tỷ USD)

Biểu đồ 2: Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022
Giai đoạn năm 2017 – 2021 là giai đoạn nền kinh tế thế giới có nhiều chuyển biến do sự tác
động của đại dịch Covid-19. Ở Việt Nam nhờ có sự thay đổi kịp thời của Chính phủ về sắc
thuế XNK, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta đã có sự tăng trưởng ngoạn mục, trở thành
điểm sáng của nền kinh tế, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021 đạt kỷ lục 668,5 tỷ
USD, tăng 22,6% so với năm trước, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về
thương mại quốc tế; trong đó xuất khẩu tăng 19%, nhập khẩu tăng 26,8%. Cụ thể:

5
Về tổng kim ngạch xuất khẩu: Năm 2021 tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta đạt 336,3 tỷ
USD, mức cao nhất trong 5 năm của giai đoạn 2017 – 2021, tăng hơn 57% so với năm 2017
tức tăng lên tới 122,28 tỷ USD. Nếu lấy năm 2017 làm mốc, có thể thấy năm 2021 cũng là
năm có mức tăng cao nhất so với năm trước đó trong giai đoạn 2017 – 2021, tăng 18,97% so
với năm 2020.
Về tổng kim ngạch nhập khẩu: Năm 2021 cũng là năm tình hình nhập khẩu của nước ta có sự
phát triển rất lớn, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đạt 332,2 tỷ USD, mức cao nhất
trong 5 năm của giai đoạn 2017 – 2021, tăng lên tới 28,8% so với năm 2020.
Từ 2017 đến 2020, cán cân thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa liên tục thặng dư, với mức
xuất siêu năm sau cao hơn năm trước. Năm 2017 đạt 2,92 tỷ USD; năm 2018 tăng lên 6,79 tỷ
USD; năm 2019 đạt 11,12 tỷ USD; năm 2020 đạt 19,96 tỷ USD.

6
4. KẾT LUẬN
Sau một khoảng thời gian được đưa vào áp dụng và thực hiện, thuế XNK đã đi sâu vào
hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, quản
lí hoạt động xuất - nhập khẩu và bảo hộ sản xuất trong nước, góp phần mở rộng quan
hệ kinh tế đối ngoại.

Mặc dù còn nhiều vấn đề nảy sinh cần sửa đổi, bổ sung song nhận được sự hưởng ứng
nhiệt tình của các cá nhân và doanh nghiệp, thuế XNK hứa hẹn sẽ ngày càng phát huy
vai trò tích cực của nó trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

Do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên bài tiểu luận “Tìm hiểu về sự thay đổi của
thuế XNK trong vòng 5 năm gần nhất (2017-2021)” không tránh khỏi thiếu sót nhất
định. Chúng em rất mong đợi những đóng góp và ý kiến xây dựng từ cô, đồng thời
chúng em cũng xin cảm ơn cô đã nhiệt tình hướng dẫn chúng em hoàn thiện bài tiểu
luận này.

Chúng em xin cảm ơn cô!

7
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO

8
6. PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Đặc điểm của thuế XNK
- Đối tượng chịu thuế xuất khẩu nhập khẩu chỉ bao gồm hàng hóa không bao gồm dịch vụ.
- Hàng hóa thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là hàng hóa được phép xuất nhập
khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam.
- Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu u không có sự phân biệt về mục đích
miễn là hàng hóa đó được xuất nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam
thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gắn liền với hoạt động ngoại thương và chịu ảnh hưởng trực
tiếp của các yếu tố quốc tế
Phụ lục 2: Mục đích của thuế XNK
- Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
- Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu
- Bảo hộ sản xuất trong nước
- Góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Phụ lục 3: Đối tượng không chịu thuế
- Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam theo
quy định của pháp luật về hải quan
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại
- Hàng hóa từ khu Phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài và Hàng hóa nhập khẩu từ nước
ngoài vào khu Phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu Phi thuế quan
- Hàng hóa đưa từ khu Phi thuế quan đầy sang khu Phi thuế quan khác
- Hàng hóa là phần Dầu khí thuộc thuế tài nguyên của nhà nước khi xuất khẩu
Phụ lục 4: Đối tượng được ủy quyền bảo lãnh và nộp thay thuế bao gồm:
- Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế ủy quyền nộp thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường
hợp người nộp thay thế cho đối tượng nộp thuế
- Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng
trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật
quản lý thuế
Phụ lục 5: Tỷ giá xác định trị giá tính thuế, đồng tiền nộp thuế
- Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế là tỉ
giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam công bố tại thời điểm tính thuế.
- Đồng tiền nộp thuế thuế thuế xuất nhập khẩu được nộp bằng đồng Việt Nam trường hợp nộp
thuế bằng ngoại tệ thì phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.

9
Phụ lục 6: Phương pháp 1: Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch
hàng hóa nhập khẩu
1. Điều kiện áp dụng
a) Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu
b) Giá cả của việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay khoản thanh toán vì
chúng không thể xác định được trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá tính thuế
c) Sau khi bán lại hàng hóa người nhập khẩu không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số
tiền thu được do việc định đoạt, sử dụng hàng hóa mang lại, không kể các khoản điều chỉnh
d) Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc
biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch
2. Xác định trị giá tính thuế
a. Trị giá tính thuế
Trị giá = Giá mua trên + Các khoản tiền người mua + Các khoản
tính thuế hóa đơn phải trả chưa tính vào giá mua _ điều chỉnh
trên hóa đơn

Tiền người mua phải thanh toán nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại
bao gồm tiền trả trước tiền đặt cọc cho việc sản xuất mua bán vận chuyển bảo hiểm hàng hóa
và các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán như khoản tiền người mua trả cho người thứ
ba theo yêu cầu của người bán khoản tiền được thanh toán bằng cách bù trừ nợ
b. Các khoản điều chỉnh sau cùng các khoản phải cộng và các khoản được trừ
+) Các khoản phải cộng
- Chi phí hoa hồng bán hàng và phí môi giới
- Chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hóa nhập khẩu
- Chi phí đóng gói bao gồm cả vật liệu và chi phí nhân công
- Trị giá của hàng hóa dịch vụ do người mua cung cấp cho người bán miễn phí hoặc giảm giá
để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
- Các khoản tiền mà người mua thu được sau khi định đoạt sử dụng hàng hóa nhập khẩu được
chuyển dưới mọi hình thức cho người bán hàng nhập khẩu
- Chi phí bảo hiểm vận tải bốc hàng dỡ hàng chuyển hàng liên quan đến việc vận chuyển hàng
nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên
+) Các khoản được trừ:
- Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu bao gồm chi phí về xây dựng kiến
trúc lắp đặt bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật
- Chi phí vận chuyển bảo hiểm trong nội địa phát sinh sau khi nhập khẩu
- Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước tính trong giá mua hàng nhập khẩu
- Các chi phí do người mua chịu liên quan đến tiếp thị hàng nhập khẩu
- Khoản lãi suất theo thỏa thuận tài chính của người mua và có liên quan đến việc mua hàng
nhập khẩu sẽ được trừ ra khỏi trị giá giao dịch nếu đủ các điều kiện

10
c. Thuế suất thuế xuất khẩu và nhập khẩu
+) Thuế suất thuế xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu
+) Thuế suất thuế nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng bao gồm:
- Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nhóm nước lãnh thổ
thực hiện đối xử tối Huệ Quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam (Do Bộ Thương mại
thông báo). Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng
hóa
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại các Quyết định của Bộ
trưởng Bộ Tài chính
- Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước,
vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối Huệ Quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về
thuế nhập khẩu với Việt Nam
Thuế suất thông thường = Thuế suất ưu đãi x 150%

11

You might also like