You are on page 1of 4

Huỳnh Thị Vân Anh - 31211027120

Đề: Chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược kinh doanh của P&G trong bối cảnh Toàn
cầu hóa
BÀI LÀM

I. Giới thiệu về tập đoàn P&G


Procter & Gamble (P&G) được ví như một gã khổng lồ trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, có trụ
sở tại quận trung tâm Cincinnati, Ohio. Nhà sản xuất các sản phẩm gia dụng hàng đầu Hoa
Kỳ, P&G có hoạt động tại gần 80 quốc gia trên thế giới và tiếp thị gần 300 thương hiệu của
mình tại hơn 160 quốc gia; hơn một nửa doanh thu của công ty đến từ thị trường nước ngoài.
P&G nổi tiếng về quảng cáo sản phẩm qua truyền thanh-truyền hình và nhiều sáng kiến kinh
doanh bao gồm quản trị thương hiệu.
Nguồn gốc của doanh nghiệp: Thợ làm nến William Procter, đến từ Anh cùng với thợ làm xà
phòng James Gamble đến từ Ireland cả hai đều di cư đến Mỹ và định cư ở Cincinnati, Ohio.
Alexander Norris, cha vợ của họ, đã thuyết phục họ trở thành đối tác kinh doanh, và năm
1837 Procter & Gamble được thành lập.

II. Chiến lược kinh doanh của P&G:


- Chiến lược cấp công ty
Để phát triển, trước đây P&G đã từng mua lại nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn như công ty thức
ăn vật nuôi Natural Pet Products, Inc, và công ty làm sạch khử mùi không khí AMBI Pur Sara
Lee Corporation. P&G đang giảm các sản phẩm chăm sóc vải của mình xuống khoảng 40
dòng sản phẩm, giảm so với 60 dòng sản phẩm của năm 2007. Ngoài ra, công ty cũng mong
muốn giảm màu mực in nhựa đóng gói từ 4,000 màu xuống còn 1,500 màu và 10,000 màu
mực in xuống còn 200, vốn dự tính sẽ tiết kiệm xấp xỉ khoảng 60 triệu đô. P&G mong muốn
thúc đẩy tăng trưởng ở các thị trường phát triển, chẳng hạn như Brazil và Ấn Độ, các thị
trường mà các nhà phân tích đã đặt cho nó biệt danh là “các thành phố được bao bọc bởi
tường thành” vì các công ty Unilever và Colgate-Palmolive đã có lịch sử thống trị các thị
trường này. Người tiêu dùng ở các thị trường này đang ngày càng sẵn sàng và có thể mua các
sản phẩm đắt tiền, chẳng hạn như dao cạo P&G Gillette Fusion ProGlide. P&G đầu tư gần 2
tỷ đô cho nghiên cứu và phát triển trong năm 2010, nhiều hơn 50% so với đối thủ cạnh tranh
trực tiếp của họ. P&G phấn đấu để tiếp tục việc đổi mới và giới thiệu các sản phẩm mới dựa
trên tiêu chuẩn quốc tế như các chất phụ gia giặt Tide Stain Release và Ariel Professional.
P&G có 50 nhãn hiệu chiếm 90%tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty. P&G thống kê rằng
99% các hộ gia đình ở Canada và Mỹ sử dụng ít nhất một lần các sản phẩm của họ.
- Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh
P&G có 3 đơn vị kinh doanh chiến lược mà họ gọi là các đơn vị kinh doanh toàn cầu:
● Chăm sóc và làm đẹp
● Sức khỏe thể chất và tinh thần
● Chăm sóc gia đình
- Chiến lược cấp chức năng
Chiến lược tài chính của P&G bao gồm:
Tăng trưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu từ một con số sang hai con số
Tạo ra dòng tiền tự do hiệu quả ít nhất 90%
Tăng doanh thu 1% đến 2% so với mức tăng trưởng thị trường ở tất cả chủng loại và khu vực
địa lý.
Ngoài ra, P&G đang tập trung vào việc cải thiện trong các lĩnh vực sau đây:
- Tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn: để đạt được mục tiêu này P&G đã đổi mới sản
phẩm và danh mục đầu tư kinh doanh. Công ty cũng tập trung phục vụ những người
tiêu dùng quan tâm về giá đối với các sản phẩm giá thấp hơn, tạo lợi thế cạnh tranh.
- Đưa sản phẩm đến nhiều khu vực trên thế giới: trọng tâm của việc cải thiện này là
“affordability, accessibility, brand awareness”

III. Quản trị chiến lược của P&G


1. Triết lý kinh doanh
Trong suốt 200 năm hình thành và phát triển, P&G vẫn luôn đi theo một thông điệp cốt lõi
“Touching lives, Improving life” - “Đóng góp nhỏ, Ý nghĩa lớn”, nhân viên P&G đề hướng
đến sự thỏa mãn của khách hàng qua sản phẩm chất lượng và dịch vụ chăm sóc khách hàng
tốt.
Từ triết lý kinh doanh trong chiến lược kinh doanh quốc tế P&G, các doanh nghiệp Việt cần
xây dựng giá trị, thông điệp cốt lõi ngay từ lúc bắt đầu. Chính vì thế để xây dựng được thông
điệp đã đề ra P&G luôn không ngừng kiên trì theo đuổi triết lý kinh doanh này.
2. Mục tiêu của chiến lược kinh doanh
Hiện nay P&G đã có mặt tại hơn 180 quốc gia trên thế giới. Sản phẩm của doanh nghiệp này
được hầu hết người Việt vô cùng tin tưởng và chọn dùng.
Mục tiêu chính thức của chiến lược P&G là xâm nhập và mở rộng thị trường toàn cầu trong
thời gian ngắn. Để làm được điều này P&G đã hành động liên tục để nghiên cứu phát triển
các dòng sản phẩm mới mang đến giá trị lớn cho khách hàng và đẩy mạnh hoạt động truyền
thông. Đây được xem là một chiến lược hiệu quả với những mặt hàng có hiệu suất thấp.
3. Phân tích môi trường kinh doanh
2.1 Phạm vi chiến lược kinh doanh
Trải qua nhiều sự biến động của thị trường tiêu dùng và kinh tế toàn cầu, P&G luôn bám sát
mục tiêu ban đầu “Sự toàn cầu hóa thương hiệu”. Từ mục tiêu, P&G tập trung đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu trong giai đoạn đầu. Khi sàn thương mại điện tử phát triển, P&G nhanh chóng
đưa các sản phẩm lên các sàn thương mại online lớn như Amazon, Shopee. Việc kiên trì theo
đuổi mục tiêu ban đầu và phát triển kênh phân phối online chính là yếu tố sống còn của nhiều
doanh nghiệp hiện nay.
2.2 Lợi thế cạnh tranh
Một trong những điều làm nên thành công của P&G là phát triển đa dạng dòng sản phẩm
trong mỗi thương hiệu và chia sản phẩm theo từng chức năng cụ thể. Một số sản phẩm làm
nên thương hiệu của P&G tại Việt Nam như Chăm sóc trẻ em - Pampers, chăm sóc vải Ariel,
Downy, Tide, chăm sóc phụ nữ - Whisper, Chăm sóc dành cho nam giới - Gillette,..
Với sự khác biệt của mỗi sản phẩm giúp P&G đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng, khiến
họ dễ dàng nhận ra nhu cầu sử dụng. Việc phân chia sản phẩm sẽ giúp P&G dễ dàng đo lường
thị hiếu của người tiêu dùng. Từ đó giúp doanh nghiệp tập trung phát triển những sản phẩm
đem lại doanh thu cao và cải tiến những dòng sản phẩm có doanh thu thấp hơn. Tập trung
phát triển các dòng sản phẩm mới lạ, khác biệt và khó sao chép chính là lợi thế cạnh tranh của
P&G.
4. Quản trị chiến lược theo mô hình 4P
Quản trị chiến lược P&G liên quan đến việc lập kế hoạch, phát triển và thực hiện các chiến
lược để đạt được các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Trong việc hoạch định các chiến lược tiếp
thị, các công ty hướng tới việc thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng để làm tăng lợi nhuận
hơn nữa. Các chiến lược có thể được hoạch định thông qua mô hình 4P: Product, Price, Place,
Promotion.
4.1 Product (Sản phẩm)
Sản phẩm và dịch vụ là những khía cạnh mà thông qua đó công ty chinh phục thị trường mới
cũng như thị trường cũ bằng sản phẩm mới. Theo quan điểm này, quản lý chiến lược P&G đã
phát triển hơn 165 sản phẩm thuộc 10 danh mục khác nhau: Baby, Feminine, Family, Fabric,
Home, Hair, Skin & Personal Care, Grooming, Oral, Personal Health Care
4.2 Price (Giá cả)
Chiến lược kinh doanh dẫn đầu về chi phí còn gọi là chiến lược chi phí thấp được doanh
nghiệp áp dụng trên một số sản phẩm, tập trung vào chi phí hoặc giá cả để đạt được lợi thế
cạnh tranh. Ví dụ dầu gội Pantene so với sản phẩm Dove của Unilever.
4.3 Place (Địa điểm)
P&G bán sản phẩm của mình thông qua các kênh phân phối khác nhau như các nhà bán lẻ,
cửa hàng nhỏ hay các siêu thị
4.4 Promotion (Khuyến mại)
Các hoạt động khuyến mại là cơ sở của chiến lược thị trường, P&G sử dụng các khía cạnh
khác nhau của Promotion mix để tạo nhận biết thương hiệu cho các khách hàng của mình
- Quảng cáo: Truyền hình, Marketing online như Google Ads và mạng xã hội
-Sales promotion: Giảm giá và ưu đãi
-Quan hệ công chúng: Hội chợ triển lãm, trưng bày
-Bán hàng cá nhân
-Marketing trực tiếp: Để khách hàng trực tiếp sử dụng và trải nghiệm sản phẩm thông qua các
hoạt động sampling.
Quản lý chiến lược của P&G dựa trên 3 mục tiêu: đổi mới, phát triển sản phẩm và cải thiện
cuộc sống.
- Phát triển sản phẩm: Công ty hướng tới mục tiêu phát triển sản phẩm qua đó nâng cao
đời sống của khách hàng ở nhiều vùng khác nhau.
- Đổi mới: là trọng tâm của quản lý chiến lược tại P&G, thông qua đó các phương pháp
mới trong hoạt động được tích hợp và sản phẩm được phát triển hàng năm để nâng
cao nhận thức về thương hiệu. Trong thời gian gần đây, công ty đã đầu tư vào việc
sản xuất các sản phẩm hoạt động thông qua trí tuệ nhân tạo ví dụ như tã giấy thông
minh Lumi.
- Cải thiện cuộc sống bởi các sản phẩm được phát triển theo giá cả, chủng loại phù hợp
với mọi tầng lớp nhằm nâng cao mức sống của các vùng miền.
5. Nhận xét về hiệu quả quản trị chiến lược của P&G
Mô hình SWOT
STRENGTHS WEAKNESSES
- P&G tập trung nghiên cứu phát triển các - Hầu hết các sản phẩm của P&G hướng tới
sản phẩm mới bằng công nghệ kỹ thuật tiên khách hàng nữ. Thị phần nam giới của hãng
tiến. khá yếu.
- Thuộc công ty Top đầu thế giới với giá trị - Trong những năm gần đây, hoạt động
tài sản lên tới 119.3 tỷ USD, bán hàng cho truyền thông của P&G yếu kém hơn so với
hơn 4.8 tỷ người trên toàn cầu. Unilever.
- Sở hữu độc quyền 65 thương hiệu hàng - Việc sở hữu nhiều thương hiệu khiến việc
tiêu dùng nổi tiếng như: Downy, Olay, Head kiểm soát hàng hòa khó khăn hơn. Hàng giả
& Shoulders, SK-II… trôi nổi trên thị trường, làm ảnh hưởng đến
- Sở hữu mối quan hệ tốt với các nhà phân uy tín thương hiệu.
phối, đại lý, đơn vị bán lẻ. Từ đó, hoạt động - Quy mô doanh nghiệp lớn khiến quy trình
Marketing thực hiện hiệu quả hơn. ra quyết định kém hiệu quả hơn.
Vòng đời nhiều sản phẩm của P&G lâu.

OPPORTUNITIES THREATS
- Thu nhập trung bình của người dân tại các - Thị trường hàng tiêu dùng ngày càng xuất
nước đang phát triển ngày càng tăng cao. hiện nhiều thương hiệu mới, tạo sức ép cạnh
Điều này giúp P&G kích thích tiêu dùng, tranh lớn.
giúp gia tăng thị phần và lợi nhuận. - Pháp luật tại nhiều quốc gia thay đổi, ảnh
- Hiện nay, sản phẩm dành cho nam chưa hưởng đến quá trình thâm nhập thị trường.
nhiều. P&G có thể đưa ra chiến lược để
giành lại thị phần này.

You might also like