You are on page 1of 3

- Trình bày một thị trường mới nổi mà bạn biết (có VD điển hình ); Hãy nêu các

nét đặc thù của thị


trường ấy
- Sức hấp dẫn của thị trường này đối với các MNC VN

Bài làm

THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI - MEXICO


I. Tổng quan về thị trường của Mexico
1. Lịch sử về sự phát triển của nền kinh tế ở Mexico
Sau 5 thập kỷ rối loạn chính trị kể từ khi giành được độc lập, 4 chính quyền liên tục
của tổng thống Porfirio Díaz trong suốt 1/4 thế kỷ cuối cùng của thế kỷ 19 vẫn đã làm
cho kinh tế México tăng trưởng mạnh mẽ. Kinh tế tăng trưởng được là nhờ đầu tư
nước ngoài và người nhập cư Châu Âu, sự phát triển mạng lưới đường sắt hiệu quả
và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Năm 1900, GDP bình
quân đầu người của México tương đương với của Argentina và Uruguay, gấp gần ba
lần của Brazil và Venezuela. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ
1876-1910 đạt 3,3%. Sự đàn áp và gian lận chính trị, sự bất bình đẳng tăng lên cực
độ do hệ thống phân phối đất đai latifundia trong đó những đồn điền rộng lớn thuộc
sở hữu của một số ít người, nhưng được canh tác bởi hàng triệu người nông dân chỉ
được trả lương không xứng đáng và sống trong điều kiện tồi tàn, đã dẫn tới cuộc
Cách mạng Mexico (1910-1917), một cuộc xung đột vũ trang dẫn tới sự thay đổi
mạnh mẽ về chính trị, xã hội, văn hoá và cơ cấu kinh tế trong thế kỷ 20 theo hướng
dân chủ xã hội. Tuy nhiên, cuộc nội chiến đã để lại hậu quả nặng nề về kinh tế và
dân số. Việc tái thiết đất nước đã diễn ra trong các thập kỷ tiếp theo.
Thời kỳ 1930-1970 được các sử gia kinh tế gọi là "Thần kỳ Mexico". Đây là thời kỳ
mà tăng trưởng kinh tế dựa vào chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
Các ngành công nghiệp trong nước được bảo hộ và thúc đẩy. Với chiến lược công
nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, México đã có sự bùng nổ kinh tế, các ngành công
nghiệp của nước này nhanh chóng mở rộng sản xuất.[18] Thay đổi quan trọng trong
cơ cấu kinh tế bao gồm phân phối miễn phí đất cho nông dân theo khái niệm ejido,
quốc hữu hóa dầu mỏ và các công ty đường sắt, việc giới thiệu các quyền lợi xã hội
vào hiến pháp, sự ra đời của công đoàn lớn và nhiều ảnh hưởng, và nâng cấp cơ sở
hạ tầng. Trong khi dân số tăng gấp đôi từ năm 1940 đến năm 1970, GDP bình quân
đầu người tăng lên sáu lần.
Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu đã phát huy hiệu quả cực điểm vào
những năm 1960.
Trong giai đoạn 1981-1982, thế giới đã có những thay đổi đột ngột: giá dầu mỏ giảm
do sản xuất thừa và lãi suất tăng. Năm 1982, tổng thống López Portillo ngay trước
khi kết thúc nhiệm kỳ của mình, đã quyết định ngừng thanh toán nợ nước ngoài, phá
giá đồng peso và quốc hữu hóa hệ thống ngân hàng, cùng với nhiều ngành công
nghiệp khác đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng, nhất là ngành
luyện thép.
Bước đi đầu tiên trong quá trình tự do hoá thương mại là việc México ký Hiệp ước
chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) vào năm 1986.
Tổng thống Zedillo và tổng thống Fox tiếp tục đường lối tự do hoá thương mại và
trong thời gian họ cầm quyền, México đã ký kết một số FTA với các nước Mỹ Latinh
và các nước Châu Âu, Nhật Bản và Israel, và cả hai ông đều cố gắng để duy trì sự
ổn định kinh tế vĩ mô. Vì vậy, México đã trở thành một trong những nền kinh tế mở
cửa lớn nhất thế giới về mặt thương mại, và nền kinh tế chuyển dịch cơ bản theo
hướng phù hợp. Tổng giao dịch thương mại với Hoa Kỳ và Canada tăng gấp ba lần,
và tổng số xuất khẩu và nhập khẩu gần như tăng gấp bốn lần vào giữa những năm
1991 và 2003. Bản chất của đầu tư nước ngoài cũng đã thay đổi từ gián tiếp sang
đến trực tiếp (FDI).
2. Sự phát triển của tầng lớp trung lưu
Mexico có GDP danh nghĩa lớn thứ 15 trên thế giới và những cải thiện về kinh tế
trong thập kỷ qua chủ yếu liên quan đến sự tham gia của nó với Hiệp định Thương
mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được thành lập vào năm 1994. NAFTA là một hiệp định
thương mại với Canada, Hoa Kỳ và Mexico cho phép thương mại tự do giữa các
quốc gia. Thông qua NAFTA, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều được giao dịch
trong số ba nước không có thuế quan, chủ yếu là loại bỏ rào cản thương mại đối với
hàng hoá và dịch vụ.
Từ khi Hiệp định NAFTA được ký kết, mức thu nhập trung lưu ở Mexico đã tăng lên
đồng thời và mức sống của tầng lớp trung lưu Mexico đã được cải thiện. Vào năm
2015, tầng lớp trung lưu của Mexico chiếm 47% tổng số hộ gia đình, ở mức 14,6
triệu người. Các tầng lớp trung lưu cũng dự kiến ​sẽ tiếp tục phát triển, với 3. 8 triệu
hộ gia đình dự kiến ​sẽ chuyển sang giai cấp trung lưu vào năm 2030.
Sự ổn định tài chính được cải thiện trong nước và sự hỗ trợ tăng lên của chính phủ
đã giúp cho công bằng về thu nhập ở Mexico. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu cũng
được hưởng lợi từ việc gia tăng sản xuất hàng điện tử và ô tô, vì các quy định của
NAFTA cho phép những hàng hoá này được kinh doanh miễn thuế. Điện tử và xe ô
tô từ lâu đã là trọng tâm sản xuất hàng đầu trong nước, và với mức sản xuất tăng
lên, công nhân trung lưu đang nhìn thấy mức lương được cải thiện dần dần và nhiều
cơ hội việc làm hơn.
Kể từ năm 1994, khi NAFTA đồng ý, cả ngành công nghiệp điện tử và ô tô đã tăng
trưởng đáng kể, như thương mại tự do Bắc Mỹ đã là một chất xúc tác hàng đầu cho
việc tăng sản xuất và sản xuất. Mexico có ngành công nghiệp điện tử lớn thứ sáu
trên thế giới và là nước xuất khẩu thiết bị điện tử lớn nhất sang Hoa Kỳ. Các sản
phẩm điện tử hàng đầu được sản xuất trong ngành bao gồm tivi, màn hình hiển thị,
bảng mạch, chất bán dẫn và máy tính. Nước này cũng là nhà cung cấp thiết bị
truyền thông hàng đầu, bao gồm cả điện thoại di động. Ngoài ra, Mexico là một trong
những nhà sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu thế giới.
3. Mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng và giáo dục
Theo đánh giá của công ty cung cấp cơ sở hạ tầng cho trung tâm dữ liệu toàn cầu
Panduit, trong khi Brazil đứng đầu về số lượng trung tâm dữ liệu trong khu vực,
Mexico đang dần trở thành một thị trường đầy hấp dẫn để phát triển loại cơ sở hạ
tầng này, với nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ từ các "gã khổng lồ" công nghệ như
Amazon, Google, Oracle,... và các doanh nghiệp địa phương. Công ty tư vấn phân
tích thị trường Arizton dự đoán, đến năm 2026 các khoản đầu tư vào thị trường trung
tâm dữ liệu ở Mexico sẽ tăng trưởng với tốc độ hơn 8% mỗi năm. Hiệp hội Các
chuyên gia máy tính quốc tế (ICREA) cho biết, ít nhất 5 "siêu dự án" trung tâm dữ
liệu sẽ được triển khai tại Mexico.
Theo số liệu do Viện Thống kê và Địa lý Mexico (INEGI) công bố mới đây, nền kinh
tế quốc gia này ghi nhận tốc độ tăng trưởng đạt 3% trong năm 2022, vượt tốc độ
tăng trưởng trung bình trong ba thập niên trở lại đây, bất chấp sự giảm nhẹ của GDP
trong giai đoạn ba tháng cuối năm 2022. Các chuyên gia của INEGI đánh giá, việc
hai trụ cột kinh tế là sản xuất-chế tạo và xuất khẩu có sự phục hồi nhanh vượt dự
đoán cùng sức mua trong nước ngày càng tăng do thị trường lao động dần đi vào ổn
định là những nguyên nhân lý giải cho tốc độ tăng trưởng kinh tế nổi bật của Mexico
kinh tế của Mexico

II. Sức hấp dẫn của thị trường này đối với các MNC VN
Nền kinh tế phát triển năng động, Mexico đang dần trở thành khu vực thị
trường hấp dẫn đối với cả thế giới. Được đánh giá là thị trường tương đối dễ tính với
dung lượng nhập khẩu hàng năm khoảng 400 tỷ USD, sức tiêu thụ mạnh, mỗi năm
Mexico nhập khẩu khoảng 900.000 tấn gạo, 1,8 tỷ USD hàng dệt may và 1,1 tỷ USD
hàng giày dép các loại… Ngược lại, Mexico Cũng được biết đến nhờ thế mạnh về
các sản phẩm máy điện, thiết bị điện tử, điều hòa không khí, dụng cụ quang học,
thiết bị y tế.Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại với các đối tác, trong
những năm qua Mexico đã thực hiện nhiều điều chỉnh quan trọng trong Luật Hải
Quan của nước này theo hướng đơn giản hóa thủ tục thông quan hàng hóa,áp dụng
cửa sổ điện tử nhằm tự động hóa nhiều thủ tục ngoại thương...Sức hấp dẫn của thị
trường Mexico đối với các MNC VN Mexico có quan hệ với nhiều khu vực nền kinh
tế quan trọng trên thế giới, ngoài raMexico còn dùng chung ngôn ngữ, chia sẻ nguồn
gốc, lịch sử, nền văn hóa với các nước khu vực Mỹ Latinh được coi là cửa ngõ để
tiếp cận đến các vùng kinh tế năng động như G20, Liên minh Kinh tế Thái Bình
Dương (Pacific Alliance). Bên cạnh đó, Mexico có Hiệp định thương mại tự do với
Châu Âu, Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) và là thành viên của
CPTPP.Do vậy đối với Việt Nam, Mexico là một thị trường rất tiềm năng mà doanh
nghiệp Việt có thể khai thác để xuất khẩu thành công. Với tình hình thế giới có nhiều
biến động, dịch bệnh Covid 19,... giá nhân công và hàng hóa của Trung Quốc ngày
càng tăng nên xu hướng của các công ty nhập khẩu trên thế giới, trong đó có
Mexico,đang có định hướng tìm nhà cung cấp khác, và Việt Nam cũng trong số đó.
Trong Những năm qua, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Mexico
không ngừng được mở rộng và phát triển, đặc biệt kể từ khi Hiệp định CPTPP được
ký kết và đi vào hiệu lực từ đầu năm 2019 đối với hai nước. Theo cam kết của
CPTPP,Mexico xóa bỏ 77% số dòng thuế ngay từ 14/01/2019, tương đương 36,5%
kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 98% số dòng thuế
vào năm thứ 10 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Những ưu đãi này tạo cơ hội lớn cho
một số mặt hàng thế mạnh của Việt Nam có thể tận dụng để đẩy mạnh xuất khẩu
sang Mexico bao gồm nông thủy sản chế biến, cà phê, hàng tiêu dùng, sản phẩm
điện tử, linh kiện và phụ tùng ô tô.
Năm 2022, thương mại song phương tiếp tục đạt con số tăng trưởng ấn tượng, với
trị giá tính đến hết tháng 5/2022 đạt 2,33 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng đạt
21,9%.Nhiều doanh nghiệp ở các ngành hàng khác nhau của Việt Nam tiếp tục quan
tâm tăng cường trao đổi thương mại với các đối tác Mexico.Nhìn rộng hơn, Mexico
là cửa ngõ thuận lợi giúp các doanh nghiệp Việt Nam Thông qua thị trường Mexico
tiếp cận, mở rộng hoạt động tới các thị trường khác ở khu vực Bắc Mỹ và Trung Mỹ.

You might also like