You are on page 1of 14

Hoạt động (brainstorm) công não các vấn đề.......................................................

2
I. Tìm hiểu về Brainstorming...........................................................................2
1. Brainstorming là gì?..................................................................................2
2. Tại sao sử dụng brainstorming?.................................................................2
3. Lợi ích của phương pháp Brainstorming...................................................3
4. Một số nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật động não - brainstorming............3
5. Các phương pháp, kỹ thuật công não.........................................................4
II. Hoạt động công não các vấn đề....................................................................8
1. Xã hội thời điểm hậu covid........................................................................8
2. Du lịch việt nam.........................................................................................8
3. Tồn đọng rác thải y tế sau hậu covid.......................................................10
4. Thiên tai lũ lụt miền trung.......................................................................12
Hoạt động (brainstorm) công não các vấn
đề

a) Tìm hiểu về Brainstorming


b) Brainstorming là gì?
Brainstorming (hay kỹ thuật động não, công não) là một phương pháp tư duy sáng
tạo đặc sắc, do Alex Osborn (Hoa Kỳ) sáng tạo ra. Phương pháp này dùng Mind
Map là công cụ hỗ trợ để phát triển nhiều giải pháp sáng tạo cho một vấn đề. Nó
hoạt động bằng cách nêu ra tất cả các ý tưởng xung quanh một vấn đề, để từ đó rút
ra được những giải pháp mình cho là có khả thi nhất.
Để thực hiện brainstorming, bạn phải có một tâm trạng thật thoải mái, khi đó đầu
óc bạn mới có thể nghĩ ra được nhiều cái hay ho. Bạn đừng tự gò ép chính mình,
hãy để tất cả những ý nghĩ, hình ảnh được tuôn ra một cách phóng khoáng và ngẫu
nhiên, càng nhiều càng tốt. Bạn đừng quan tâm ý kiến đó có ngớ ngẩn hay ngu
ngốc đến thế nào, biết đâu chính cái mà bạn cho là ngớ ngẩn đó lại giúp bạn có
được một ý tưởng cực kỳ sáng tạo và độc đáo mà chưa ai nghĩ tới.

c) Tại sao sử dụng brainstorming?


- Brainstorming cung cấp một môi trường tự do và cởi mở khuyến khích tất
cả mọi người tham gia mà hoạt động theo cách truyền thống không đạt được
Việc giải quyết vấn đề nhóm theo cách truyền thống có thể bị hủy hoại bởi hành vi
nhóm vô ích. Và trong khi điều quan trọng khi giải quyết vấn đề là phải bắt đầu với
một quá trình có hệ thống và được phân tích , tuy nhiên điều này có thể dẫn dắt
một nhóm phát triển nên các ý tưởng còn  hạn chế và không có tính sáng tạo.
Ngược lại, brainstorming cung cấp một môi trường tự do và cởi mở khuyến khích
tất cả mọi người tham gia. Những ý tưởng kỳ quặc được hoan nghênh và tin tưởng,
và tất cả người tham gia được khuyến khích đóng góp một cách đầy đủ, giúp họ
phát triển một loạt các giải pháp sáng tạo phong phú.
- Khi được sử dụng trong quá trình giải quyết vấn đề, brainstorming giúp
mang lại trải nghiệm đa dạng cho các thành viên trong nhóm.
Nó làm tăng sự phong phú của các ý tưởng được khám phá, có nghĩa là bạn thường
có thể tìm ra các giải pháp tốt hơn cho những vấn đề mà bạn phải đối mặt.
Nó cũng có thể giúp bạn có được sự đồng thuận từ các thành viên trong nhóm cho
giải pháp được lựa chọn - dù sao đi nữa, họ sẽ cam kết nhiều hơn cho một cách tiếp
cận nếu họ tham gia phát triển nó. Hơn nữa, vì brainstorming là một hoạt động thú
vị, nó giúp cho các thành viên trong nhóm gắn bó, khi họ giải quyết các vấn đề
trong một môi trường tích cực, bổ ích.
Trong khi brainstorming có thể có hiệu quả, điều quan trọng là tiếp cận nó với một
tâm trí cởi mở và một tinh thần không phán xét. Nếu bạn không làm điều này, mọi
người trở nên im lặng, thì số lượng và chất lượng của các ý tưởng tụt giảm, và tinh
thần chung có thể bị ảnh hưởng.

d) Lợi ích của phương pháp Brainstorming


Tiếng Anh có câu thành ngữ “Two heads are better than one” – xin được chuyển
ngữ tạm là “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Đại ý
là một nhóm người cùng suy nghĩ thì luôn hiệu quả hơn một cá nhân, về cả thể lực
lẫn trí tuệ. Sự đa dạng về lối suy nghĩ, trí tuệ, kinh nghiệm, cách nhìn và văn hóa
của các cá nhân trong nhóm tạo điều kiện cho một loạt ý tưởng đa chiều được sản
sinh ra. Đây là một trong những trường hợp mà số lượng quan trọng hơn chất
lượng. Chính nhờ một khối dữ liệu lớn về giải pháp mà nhóm có thể gọt rũa hoặc
lựa chọn ra giải pháp/ý tưởng vẹn toàn nhất. Đó chính là lợi ích to lớn nhất
của phương pháp brainstorming.

e) Một số nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật động não -


brainstorming
- Tôn trọng mọi ý tưởng đưa ra: Khi các ý tưởng được đưa ra, không được
phép chỉ trích, phê bình ngay. Tất cả các ý tưởng đều được ghi chép lại và phân
tích đánh giá ở các bước sau.
- Tự do suy nghĩ: Không giới hạn việc đưa ra các ý tưởng bay bổng kể cả
những ý tưởng khác thường bởi trên thực tế có những ý tưởng kỳ quặc đã trở
thành hiện thực.
- Kết nối các ý tưởng: Cải thiện, sửa đổi, góp ý xây dựng cho các ý tưởng. Các
câu hỏi thường đặt ra: Ý tưởng được đề nghị chất lượng thế nào? Làm thế nào
để ý tưởng đó đem lại hiệu quả? Cần thay đổi gì để ý tưởng trở nên tốt hơn?...
- Cần quan tâm đến số lượng các ý tưởng: Tập trung suy nghĩ khai thác tạo ra
khối lượng lớn các ý tưởng để sau đó có cơ sở sàng lọc. Có hai lý do chính để
cần số lượng lớn các ý tưởng. Thứ nhất những ý tưởng lúc đầu học viên đưa ra
thông thường là các ý tưởng hiển nhiên, cũ, ít có tính sáng tạo, vì vậy cần có
phương pháp để học viên tạo ra nhiều ý tưởng mới. Thứ hai các ý tưởng giải
pháp càng nhiều, càng có nhiều ý tưởng để lựa chọn.

f) Các phương pháp, kỹ thuật công não.


g) KỸ THUẬT 1: KỸ THUẬT BẬC THANG
- KỸ THUẬT BẬC THANG LÀ GÌ?
Kỹ thuật Bậc thang là một công cụ đơn giản để quản lý cách các thành viên tham
gia vào việc ra quyết định nhóm. Kĩ thuật này được phát triển bởi Steven
Rogelberg, Janet Barnes-Farrell và Charles Lowe năm 1992, nó khuyến khích tất
cả các thành viên đóng góp ở một mức độ cá nhân trước khi bị ảnh hưởng bởi bất
cứ ai khác. Điều này dẫn đến việc mở rộng hơn sự đa dạng của ý tưởng, nó ngăn
không cho mọi người "giấu" ý tưởng của mình trong nhóm, và nó giúp mọi người
tránh việc bị "át vía" hoặc bị áp đảo bởi các thành viên hăng hái và to tiếng hơn.
Tất cả điều này giúp nhóm ra những quyết định tốt hơn.
- CÔNG CỤ NÀY DÙNG NHƯ THẾ NÀO?
Kỹ thuật Bậc thang có năm bước cơ bản và đây là cách nó hoạt động.
Bước 1: Trước khi cùng nhau làm việc nhóm, hãy trình bày nhiệm vụ hoặc vấn đề
với tất cả các thành viên. Cho tất cả mọi người đủ thời gian để suy nghĩ về những
gì cần phải hoàn thành và để hình thành ý kiến riêng của họ về cách tốt nhất để
hoàn thành nhiệm vụ hoặc giải quyết vấn đề.
Bước 2: Thành lập một nhóm nòng cốt gồm hai thành viên. Yêu cầu họ thảo luận
với nhau về vấn đề.
Bước 3: Thêm thành viên thứ ba vào nhóm nòng cốt. Thành viên thứ ba trình bày
ý tưởng cho hai thành viên đầu tiên TRƯỚC KHI nghe những ý tưởng đã được
thảo luận. Sau khi cả ba thành viên đã đưa ra các giải pháp và ý tưởng của mình,
họ thảo luận các lựa chọn của họ với nhau.
Bước 4: Lặp lại quy trình tương tự bằng cách thêm một thành viên thứ tư, v.v ...
vào nhóm. Cho phép thời gian thảo luận sau khi mỗi thành viên bổ sung vào sau
trình bày ý tưởng của mình.
Bước 5: Đi đến quyết định cuối cùng chi khi tất cả các thành viên đã đưa vào và
trình bày trong nhóm ý tưởng của mình.

h) KỸ THUẬT 2: BRAINSTORMING NGƯỢC CHIỀU


Brainstorming ngược chiều giúp bạn giải quyết vấn đề bằng cách kết hợp các kỹ
thuật brainstorming và đảo chiều. Bằng cách kết hợp những điều này, bạn có thể
mở rộng việc sử dụng brainstorming để đưa ra những ý tưởng sáng tạo hơn.
Để sử dụng kỹ thuật này, bạn bắt đầu với một trong hai câu hỏi "đảo ngược".
Thay vì hỏi, "Làm thế nào để tôi giải quyết hoặc ngăn chặn vấn đề này?" hãy hỏi,
"Tôi đã (sẽ) làm gì để gây ra vấn đề này?" Và thay vì hỏi "Làm thế nào để tôi đạt
được những kết quả này?" hãy hỏi, "Làm sao tôi có thể đạt được kết quả ngược
lại?".
CÔNG CỤ NÀY DÙNG NHƯ THẾ NÀO?
- Xác định rõ vấn đề hoặc thách thức, và viết ra.
- Đảo ngược vấn đề hoặc thách thức bằng cách hỏi, "Làm sao tôi có thể gây ra
vấn đề này?" hay "Làm sao tôi có thể đạt được hiệu quả ngược lại?".
- Brainstorm các vấn đề đảo ngược để tạo ra các ý tưởng về giải pháp đảo
ngược. Hãy cho phép việc brainstorm ý tưởng phát triển tự do. Đừng từ chối bất
cứ điều gì ở giai đoạn này.
- Một khi bạn đã brainstorm ra tất cả các ý tưởng để giải quyết vấn đề đảo
ngược, bây giờ hãy đảo chúng lại thành những ý tưởng về giải pháp cho các vấn
đề hoặc thách thức ban đầu.
- Tiếp theo hãy, đánh giá các ý tưởng giải pháp đó. Bạn có thể thấy một giải
pháp tiềm năng không? Hay bạn có thể thấy các thuộc tính của một giải pháp
tiềm năng?
i) KỸ THUẬT 3: STARBURSTING - HIỂU NHỮNG Ý TƯỞNG
MỚI BẰNG NHỮNG CÂU HỎI BRAINSTORMING
Starbursting là một hình thức brainstroming tập trung vào việc tạo ra câu hỏi
hơn là các câu trả lời. Nó có thể được sử dụng lặp đi lặp lại, với các lớp sâu hơn
về các câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra ban đầu. Ví dụ, một đồng nghiệp  gợi ý
về một thiết kế mới của giày trượt băng. Một câu hỏi bạn có thể hỏi là "Khách
hàng là ai?" Câu trả lời: "Người trượt băng". Nhưng bạn cần phải đi xa hơn câu
trả lời này để đảm bảo rằng bạn đặt mục tiêu quảng cáo của bạn một cách chính
xác, do đo bạn có thể hỏi tiếp: "Đó là những nhóm người trượt băng nào?" Câu
trả lời có thể là: "Đó là những người thực hiện nhiều cú nhảy, những người cần
được hỗ trợ thêm", v.v. Điều này sẽ giúp tập trung vào việc marketing, ví dụ
như để cạnh tranh trong việc thuyết phục những người khiêu vũ trên băng và
người trượt băng nghệ thuật, chứ không phải những sân trượt băng mua giày để
cung cấp dịch vụ cho thuê trong công chúng.
CÔNG CỤ NÀY DÙNG NHƯ THẾ NÀO?
Bước 1: Tải xuống mẫu miễn phí của chúng tôi và in ra hoặc lấy một tờ giấy
lớn, vẽ một ngôi sao sáu cánh lớn ở giữa, và viết ý tưởng, sản phẩm hoặc thách
thức của bạn ở giữa.

Bước 2: Viết các từ "Ai", "Cái gì", "Tại sao", “Ở


đâu”, "Khi nào" và "Làm thế nào" ở đầu mỗi
điểm của ngôi sao.
Bước 3: Bainstorm các câu hỏi về ý tưởng hoặc
sản phẩm bắt đầu với mỗi từ để hỏi này. Các câu
hỏi phát ra từ ngôi sao trung tâm. Đừng cố gắng
để trả lời bất kỳ câu hỏi nào trong quá trình đặt
câu hỏi. Thay vào đó, hãy tập trung suy nghĩ càng nhiều câu hỏi càng tốt.
Bước 4: Tùy thuộc vào phạm vi của bài tập, bạn có thể muốn có thêm các lượt
starbusting để khám phá những câu trả lời cho những câu hỏi ban đầu này.
Hình dưới đây cho thấy một số câu hỏi mà bạn có thể tạo ra trong một đợt
starbursting ngắn, tập trung vào sản phẩm giày trượt đã đề cập ở trên.
j) KỸ THUẬT 4: ROUND-ROBIN BRAINSTORMING - GIÚP
CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ THỂ ĐÓNG GÓP
Phương pháp này cho phép các thành viên trong nhóm tạo ra những ý tưởng mà
không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một người nào. Sau đó, bạn có thể đưa những ý
tưởng này vào các giai đoạn tiếp theo của quá trình giải quyết vấn đề. Đây là lý
do tại sao một công cụ như Round-Robin Brainstorming lại rất hữu ích.
Tất cả đều dễ dàng để bắt đầu một buổi brainstorming với những ý định tốt,
nhưng sau đó lại bỏ qua hoặc bỏ lỡ những ý tưởng tiềm năng tuyệt vời, đơn
giản bởi vì một người quyết đoán đã tạo ra tinh thần, không khí chung cho toàn
bộ cuộc họp.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG ROUND-ROBIN BRAINSTORMING?
Round-Robin Brainstorming rất đơn giản:
Bước 1: Tập hợp nhóm của bạn lại với nhau quanh một chiếc bàn. Cung cấp
cho mỗi thành viên các tờ giấy nhỏ để họ có thể ghi lại những ý tưởng của mình
trên từng tờ giấy đó.
Bước 2: Làm người hướng dẫn, giải thích vấn đề bạn muốn giải quyết. Cụ thể
về các mục tiêu của buổi Brainstorming. Trả lời các câu hỏi, nhưng không
khuyến khích việc thảo luận. Mục tiêu trong bước này là để cho phép cá nhân
suy nghĩ sáng tạo mà không có bất kỳ ảnh hưởng từ người khác.
Bước 3: Mỗi thành viên trong nhóm, trong im lặng, nghĩ đến một ý tưởng và
viết nó lên trên một tờ giấy nhỏ.
Bước 4: Một khi mọi người đã viết xuống một ý tưởng, hãy để mỗi người
chuyển ý tưởng của họ cho người bên cạnh mình. Bây giờ mỗi người nên giữ
một tờ giấy mới với ý tưởng của người bên cạnh mình đã được  viết xuống.
Bước 5: Mỗi người sử dụng ý tưởng của người bên cạnh như là nguồn cảm
hứng để tạo ra một ý tưởng khác. Sau đó yêu cầu mỗi người nộp lại tờ giấy của
người bên cạnh và  chuyển ý tưởng mới của họ cho người kế bên để lặp lại
bước 4.
Bước 6: Tiếp tục vòng trao đổi ý tưởng này cho đến khi nào cần thiết để thu
thập một số lượng lớn các ý tưởng. Khi thời gian đã hết, thu thập lại tất cả các ý
tưởng. Bây giờ bạn có thể so sánh chúng, loại bỏ bất kỳ những ý tưởng trùng và
thảo luận thêm về chúng theo yêu cầu.
k)Hoạt động công não các vấn đề
1. Xã hội thời điểm hậu covid.
a) Các vấn đề của xã hội hậu thời là covid
b) Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)  thì đa số người bệnh hồi phục hoàn toàn
sau khi mắc COVID-19, nhưng có khoảng từ 10  đến 20% bị ảnh hưởng lâu
dài biểu hiện ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng  thì gọi đó là tình trạng
hậu COVID-19. Bệnh sau khi mắc COVID là một loạt các vấn đề về sức
khỏe mới, mà mọi người có thể gặp phải  trong khoảng bốn tuần trở lên sau
lần đầu tiên bị lây nhiễm vi-rút COVID-19, thậm chí những người không có
các triệu chứng COVID-19 trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần sau khi bị lây
nhiễm có thể có các biểu hiện hậu COVID-19. Những tình trạng này có thể
xuất hiện rất đa dạng có thể đồng thời  cùng một  lúc hoặc trong khoảng thời
gian khác nhau.
c) Tình trạng hậu COVID-19 là có các biểu hiện bệnh sau khi mắc COVID- 19
có thể được biết đến  với các tên khác nhau như di chứng COVID, hội chứng
COVID kéo dài, COVID-19 hậu cấp tính, tác động lâu dài của COVID hoặc
COVID mạn tính. Hiện nay, các chuyên gia trên toàn thế giới đang nỗ lực
tìm hiểu thêm về các ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn đối với sức khỏe liên
quan đến COVID-19. Tính đến tháng 7 năm 2021 hội chứng "COVID kéo
dài," còn gọi là di chứng hậu COVID có thể được coi là một dạng khuyết tật
theo Đạo luật về người khuyết tật Hoa Kỳ (ADA).
d) Còn theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa hậu covid -19 là tình
trạng bệnh lý xuất hiện ở những người trong tiền sử nhiễm SARS-COVID2,
thường xuất hiện trong vòng 3 tháng sau khi khởi phát covid 19 với triệu
chứng có tác động đến cơ thể và kéo dài ít nhất 2 tháng. Các triệu chứng và
ảnh hưởng của nó cũng cần chú ý chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác.
e) Biểu hiện của hậu covid 19:
f) Mệt mỏi hay chóng mặt.
g) Nguy cơ trở nặng khi bị tái nhiễm covid.
h) Gây ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung tư tưởng và rối loạn giấc ngủ
i) Hệ miễn dịch bị suy giảm, xuất hiện các triệu chứng ho, khó thở, sốt, đau
đầu, đau cơ, đau ngực… phổi bị ảnh hưởng.
j) Các vấn đề liên quan đến sức khoẻ tinh thần; có khả năng bị trầm cảm, stress
sau thời gian dài cách li.
k) -Các giải pháp:
l) Phát triển các hệ thống tư vấn sức khoẻ cho người khỏi covid.
m) Nghiên cứu các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ hậu covid.
n) Quản lý lịch trình tiêm vaccine một cách hợp lý.
o) Phát triển các hệ thống thông minh quản lý số mũi vacxin đã tiêm, tình trạng
bệnh án nhiễm bệnh cũng như các bệnh nền của bệnh nhân
p) Nghiên cứu các biến chủng của virus và mức độ nguy hiểm của biến chủng
này cũng như ngăn ngừa.
q) Du lịch việt nam
a) Tác động của đại dịch đến ngành du lịch Việt Nam
b) Nhà hàng, khách sạn tại các điểm đến du lịch phải đóng cửa vì vắng khách,
doanh thu sụt giảm mạnh.
c) Khách quốc tế, dịch vụ lữ hành, lưu trú đều giảm mạnh
d) Vận tải hàng không chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. 
e) Doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, ăn uống phải tạm
dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng.
f) Xu hướng du lịch hậu covid ở Việt Nam
g) Xu hướng du lịch điểm đến an toàn, thân thiện: Trong tình hình dịch
bệnh diễn biến phức tạp trên Thế giới và Việt Nam, cũng như sự bất ổn
chính trị của một số quốc gia trên thế giới gần đây đã và đang tác động đến
quyết định đến việc đi du lịch của du khách, và điểm đến du lịch an toàn,
thân thiện sẽ là sự lựa chọn, ưu tiên hàng đầu của du khách khi dịch bệnh
được kiểm soát và mọi hoạt động sinh hoạt trở lại trong trạng thái bình
thường mới.
h) Xu hướng du lịch được bảo đảm về chăm sóc sức khỏe cũng như bảo
hiểm cao hơn: Dịch Covid-19 được dự báo sẽ chưa thể kết thúc sớm cho
đến khi có đầy đủ vaccine để tiêm cho mọi người dân. Điều này đồng nghĩa
với việc khách du lịch cần biết thông tin chi tiết về hệ thống chăm sóc sức
khỏe của điểm đến và các gói bảo hiểm du lịch ngoài những thông tin về
điểm đến, dịch vụ…Những thông tin như vậy sẽ giúp khách du lịch giảm bớt
lo lắng và yên tâm để thực hiện những chuyến đi.
i) Xu hướng chuyển từ nhu cầu du lịch quốc tế sang nhu cầu du lịch nội
địa: Việc hạn chế đi lại giữa các quốc gia trong tình hình dịch bệnh Covid-
19, cùng với những lo sợ về tính an toàn và chi phí y tế của điểm đến… thì
du lịch nội địa sẽ là lựa chọn của rất nhiều du khách Việt Nam và các nước
trên thế giới.
j) Xu hướng sử dụng sản phẩm du lịch trọn gói, các gói (combo) thiết kế
sẵn dành cho các nhóm nhỏ hoặc du lịch gia đình cũng sẽ là một trong
những lựa chọn tối ưu của du khách.
k) Xu hướng linh hoạt trong sử dụng dịch vụ: Trong bối cảnh các hạn chế đi
lại cũng như việc đóng cửa biên giới có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào vì dịch
bệnh, khách du lịch sẽ ưu tiên hơn cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
có nhiều lựa chọn linh hoạt và chính sách hợp lý trong việc thay đổi ngày,
hoãn hoặc hủy đặt chỗ vào phút chót nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy
ra trong chuyến du lịch.

l) Giải pháp phát triển sau đại dịch Covid-19:


Để hoạt động du lịch được phục hồi hiệu quả sau dịch Covid-19 và thích ứng với trạng
thái bình thường mới, ngành du lịch Việt Nam cần xây dựng một mô hình phát triển
bền vững hơn, linh hoạt hơn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp.

m) Xây dựng các chiến dịch kích cầu ngay sau khi dịch kết thúc.
n) Xây dựng kế hoạch và dự kiến thời điểm tổ chức các hoạt động xúc tiến lại
các thị trường du lịch quốc tế và nội địa, trong đó đặc biệt quan tâm thúc đẩy
du lịch nội địa.
o) Quảng bá rộng rãi đến người dân với giá thành phù hợp, như giảm phí
các điểm tham quan từ 30% – 50%, trợ giá cho du khách để ngành du lịch
sớm phục hồi sau đại dịch.

p) Du lịch chăm sóc sức khỏe:


 Khai thác suối nước khoáng nóng: Khu du lịch suối khoáng nóng Mỹ Lâm-
Tuyên Quang; khu du lịch suối khoáng nóng Quang Hanh-Quảng Ninh; khu
du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy (Phú Thọ) khai thác theo mô hình
Onsen của Nhật Bản…
 Dịch vụ tắm bùn, spa, xông hơi, massage như khu du lịch Trăm Trứng
(Khánh Hòa), khu du lịch V-resort (Hòa Bình), khu du lịch khoáng nóng Sài
Gòn-Bình Châu (Vũng Tàu)…
 Du lịch thiền/yoga, các liệu pháp spa giải tỏa căng thẳng ở những nơi thiên
nhiên còn hoang sơ, yên tĩnh, không khí trong lành, song hành cùng các tour
du lịch nghỉ dưỡng, khám phá có huấn luyện viên hướng dẫn riêng cho du
khách.
 Phối hợp với ngành y tế để đưa ra các giải pháp mở rộng loại hình du lịch
này.

q) Tồn đọng rác thải y tế sau hậu covid


a) Tình trạng thực tiễn
b) Các cơ sở y tế, cơ sở điều trị, khu cách ly, khu dân cư bị phong tỏa, ngoài
chất thải sinh hoạt thông thường hằng ngày, còn phát sinh chất thải khác như
khẩu trang, khăn lau miệng, các dịch đờm, mũi , bao tay y tế , đồ bảo hộ ,
rác thải nhựa( xi lanh , vỏ thuốc , lọ thuốc đã sử dụng hết ), rác thải nilon….
c) Các loại vacine thải ra dạng ống tiêm kim tiêm , hộp an toàn
d) Những bộ dụng cụ xét nghiệm thải ra mội trường các loại chất thải hóa học
 Những chất thải trên có những chất thải k lây nhiễm, có các loại chất thải
vẫn tiềm ẩn những nguy cơ rất cao có thể tiếp tục lây nhiễm nên nếu chúng
không được xử lí 1 cách an toàn đúng quy định và quy trình sẽ gây nên
những hậu quả rất khó lường và đặt ra đó 1 bài toán khó đối với con người
e) CÁCH GIẢI QUYẾT:
f) Ta luôn thấy vẫn đề xử lí rác thải luôn là một vấn đề hết sức nan giải đối với
nhân loại hơn nữa giờ đây còn là các loại rác thải y tế có sự lây nhiễm và
chủ yếu là rác thải nhựa , mất rát nhiều tgian để phân hủy .. chính vì vậy
chúng ta cần các giải pháp như :
 Sử dụng khẩu trang vải thay vì khẩu trang sd 1 lần
 Tăng tần suất thu gom, vận chuyển từ 2 - 3 ngày/lần lên 1 ngày/lần. Tất
cả chất thải lây nhiễm Covid-19 được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt
tại lò đốt chất thải nguy hại ngay trong ngày
 Rác thải có nguy cơ lây nhiễm dịch được thu gom, xử lý với quy trình
chặt chẽ như khử khuẩn, thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý bằng
phương tiện chuyên dụng.
 Sử dụng các loại hộp đừng bằng giấy thay vì bằng nhựa
 Sản xuất ra các loại vacine lâu dài
 Các thiết bị bảo hộ đc trang bị chế độ tự động khử khuẩn và có sử dụng
nhiều lần
 Sản xuất thêm các loại kit test nhanh mà k sử dụng các chất hóa học
( phát hiện vật lí )
g) Thiên tai lũ lụt miền trung
a) Các vấn đề gặp phải
b) Thiệt hại nặng về kinh tế: hư hại nhà của, hoa màu, gia súc,….
c) Mất điện trên toàn khu vực, ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của người
dân.
d) Học sinh không thể tiếp tục đi học tiếp thu làm chậm kiến thức so với các
khu vực khác
e) Công nhân, người dân mất việc không có thu nhập
f) Khó khăn trong việc tiếp tế lương thực, thực phẩm, thiếu nước sạch sinh
hoạt,…
g) Giải pháp giảm thiệt hại:
h) Trồng lại nhanh các rừng bị tàn phá, loại cây trồng nhanh nhất, lớn nhanh và
hiệu quả cao vẫn là Bạch Đàn.
i) Nạo vét dòng chảy các lòng sông ở miền Trung, cho các công ty khái thác
cát để vừa nạo vét thông dòng chảy và cát đem phúc vụ cho việc xây dựng,
xuất khẩu 
j) Nạo vét ở các cửa biển, đào thêm kênh mở ra biển để khi có lũ thì nước sẽ
rút nhanh, đào kênh ra biển nhưng không cho nước mặn ăn sâu vào trong các
sông chính, đồng ruộng.
k) Xây các hồ nước nhân tạo hoặc khai thông các dòng chảy của sông ở thượng
nguồn với các hồ tự nhiên. Để mùa mưa lũ thì giữ nước lại, mùa nắng thì
tưới tiêu đồng ruộng.
l) Kêu gọi các đơn vị ủng hộ thông qua quỹ phòng chống thiên tai quốc gia
hoặc các cá nhân, tổ chức có uy tín để kịp thời hỗ trợ.
- Nâng công trình lên trên mức lũ

m) Xây dựng bằng vật liệu chống lũ


n) Áp dụng lớp phủ, vật liệu bịt kín và chống thấm
o) Nâng cao hoặc chống ngập các thiết bị HVAC (điều hòa không khí), các thành
phần cơ khí, hệ thống ống nước và hệ thống điện
p) Giám sát việc xả lũ của các hồ chứa.
q) Nâng cao công nghệ dự báo bao gồm hệ thống quan trắc, ra-đa, lưới trạm khí
tượng thủy văn, nhất là tại các vùng địa hình phức tạp, chia cắt để đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của công tác dự báo mưa lũ.
r) Xây dựng nhiều hơn nữa các trạm đo mưa, mực nước tự động tại cộng đồng.
s) Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng
đồng.
t) Bổ sung trạm đo mưa, xây dựng các trạm đo mưa cộng đồng, trạm cứu hộ ở
các tỉnh miền trung 

You might also like