You are on page 1of 2

Viếng lăng Bác

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác


Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng


Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên


Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Mai về miền Nam thương trào nước mắt


Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

“ Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà


Miền nam mong bác nỗi mong cha”
Từ xưa, đồng bài miền nam luôn dành một tình cảm yêu thương đầy thiêng liêng và
cao đẹp cho Bác- người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Và đáp lại những tình
cảm đó, Bác Hồ cũng luôn dành cho đồng bào miền Nam một tình yêu, sự chăm lo,
quan tâm sâu sắc như người cha già lo cho đàn con thơ của mình. Và chính vì lẽ đó
mà bài thơ “Viếng lăng Bác ” của Viễn Phương ra đời. Tác phẩm như một áng thơ thể
hiện sự xót xa, thương tiếc và cả tấm lòng biết ơn của tác giả đối với Bác. Và đoạn
trích trên đã thể hiện (luận điểm của đề bài).
Đầu tiên, khổ thơ đầu là những dòng cảm xúc của tác giả khi mới vào lăng :

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác


Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
Câu thơ đầu của đoạn thơ hiện ra với giọng thơ đầu giản dị, thủ thỉ như một lời tự
bạch của tác giả trước lăng Bác. Cách xưng “con”, gọi “Bác” của tác giả còn gợi cho
ta một tình cảm đầy gần gũi, thân thương như người trong một nhà giữa Bác và nhân
dân cả nước. Bởi vậy mà tác giả đã sử dụng động từ “thăm” thay vì “viếng”, bởi lẽ,
giữa Bác và nhân dân dường như không hề có chút khoảng cách. Hơn thế, “thăm” còn
là một phép nói giảm nói tránh của tác giả để giảm bớt sự mất mát, đau thương khi
hiện tại Bác đã đi vào giấc ngủ ngàn thu. Hơn thế, trong những câu thơ sau, hình ảnh
cây tre hiện ra “xanh xanh”, “bát ngát”, “thẳng hàng”, mờ ảo trong làn sương sớm trên
lăng Bác lại một lần nữa gợi cho ta những hình ảnh bình dị, thân thuộc của làng quê
Việt Nam. Từ lâu, tre gần gũi, mộc mạc như một biểu tượng của làng quê, nó gợi cho
ta về không gian quê hương đầy thương, quen thuộc trong lăng Bác. Tre xanh được
lựa chọn để trồng vào trong lăng Bác, bởi lẽ, tre là một ẩn dụ cho lối sống giản dị,
khiêm tốn và trong trắng của Người. Không những thếm tre còn mang một ý nghĩa ẩn
dụ đầy sâu sắc, nó được nhân hóa “đứng thẳng hàng” như những con người Việt
Nam : trung kiên, ngay thẳng, bất khuất, hiên ngang trước “bão táp mưa sa” của cuộc
chiến. Tre mạnh mẽ, cần cù, sinh trưởng mạnh mẽ trong những điều kiện cằn cỗi nhất
như con người việt nam luôn mạnh mẽ sức sống bền bỉ, kiên cường. Tre như một đội
quân danh dự luôn trong coi trước

You might also like