You are on page 1of 53

ĐẠI HỌC DUY TÂN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC MÁY TÍNH


KHOA KHOA HỌC MÁY TÍNH
---------------------------

Mạng máy tính


ĐỒ ÁN NHÓM 1: Chương 3 + Chương 4

Thành viên : + Hồ Nhật An


+ Phạm Đức Bình
+ Nguyễn Văn Chương
+ Nguyễn Doãn Thành Long
+ Nguyễn Trường Thanh Lộc
+ Nguyễn Tiến Pháp
+ Trần Văn Quốc Vương

Lớp: CS 252 D
Giảng viên: TRẦN HỮU MINH ĐĂNG

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022


Phân công thành viên trong nhóm:
Chương 3: + Nguyễn Tiến Pháp : 101 - 154 (TN)
+ Trần Văn Quốc Vương: 155 – 210 (TN)
+ Nguyễn Trường Thanh Lộc: 210 – 262 (TN)
+ Nguyễn Văn Chương: 51 - 60 (TL)
+ Hồ Nhật An: 61 - 70 (TL)
+ Phạm Đức Bình: 71 - 80 (TL)
Chương 4: + Nguyễn Doãn Thành Long : 234 – 261 (TN)
82 – 88 (TL)
Cả nhóm đều hoàn thành đúng như phân công
Điểm đánh giá từng thành viên :
+ Hồ Nhật An : 10
+ Phạm Đức Bình: 10
+ Nguyễn Văn Chương: 10
+ Nguyễn Doãn Thành Long: 10
+ Nguyễn Trường Thanh Lộc: 10
+ Nguyễn Tiến Pháp: 10
+ Trần Văn Quốc Vương: 10
Chương 3:
A. PHẦN LÝ THUYẾT

Thứ tự các tầng từ cao đến thấp trong mô hình TCP/IP:


A. Application, Internet, Transport, Network Access
B. Application, Network Access, Transport, Internet
C. Application, Transport, Internet, Network Access
(Ứng dụng, Giao vận, Mạng, Truy nhập mạng)
D. Transport, Internet, Application, Network Access
Thứ tự đúng của các đơn vị dữ liệu trong mô hình TCP/IP:
A. Data, Frame, Segment, Packet, Bit
B. Data, Segment, Frame, Packet, Bit
C. Data, Packet, Frame, Segment, Bit
D. Data, Segment, Packet, Frame, Bit
Mô hình TCP/IP chia hoạt động truyền thông thành mấy tầng:
A. 7 tầng B. 6 tầng.C. 4 tầng ( Truy nhập mạng, Mạng, Giao vận, Ứng dụng)
D. 3 tầng.
Thứ tự các tầng từ thấp đến cao trong mô hình TCP/IP:
A. Ứng dụng, Mạng, Giao vận, Truy nhập mạng
B. Mạng, Giao vận, Truy nhập mạng, Ứng dụng
C. Truy nhập mạng, Mạng, Giao vận, Ứng dụng
D. Truy nhập mạng, Giao vận, Mạng, Ứng dụng
Đơn vị dữ liệu ở tầng Data link là:
A. Byte
B. Data
C. Frame
D. Packet
Đơn vị dữ liệu ở tầng Internet là:
A. Byte
B. Data
C. Frame
D. Datagram
FTP là từ viết tắt của:
A. File Transfer Protocol
B. Folder Transfer Protocol
C. Protocol Transfer Program
D. Protocol Transfer Folder
HTTP là từ viết tắt của:
A. HyperText Transmision Protocol
B. HyperText Transit Protocol
C. HyperText Transfer Protocol
D. HyperText Treat Protocol
Giao thức POP3 sử dụng cổng dịch vụ số:
A. 53
B. 23
C. 25
D. 110
Dịch vụ DNS có chức năng chính là gì:
A. Phân giải tên netbios
B. Phân giải tên miền (IP sang tên và ngược lại)
C. Phân giải địa chỉ MAC
D. Tất cả đều sai
Nhược điểm nếu xây dựng hệ thống dịch vụ tên miền (DNS) theo mô
hình tập trung là:
A. Nếu điểm tập trung bị hỏng, toàn bộ hệ thống sẽ bị tê liệt
B. Số lượng yêu cầu phục vụ tại điểm tập trung duy nhất sẽ rất lớn
C. Chi phí bảo trì hệ thống rất lớn
D. Tất cả câu trả lời trên
Số hiệu cổng (port) của giao thức truyền mail SMTP là:
A. 23
B. 25
C. 21
D. 110
Giao thức truyền thông trong DNS sử dụng cổng dịch vụ số:
A. 21
B. 25
C. 53
D. 110
Trong số các cặp giao thức và cổng dịch vụ sau, cặp nào là sai:
A. SMTP:TCP Port 25
B. FTP:UDP Port 22 (FTP:UDP Port 21)
C. HTTP:TCP Port 80
D. DNS:UDP Port 53
Giao thức nào sau đây hoạt động trên nền giao thức UDP:
A. ARP
B. DNS
C. Telnet
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về ngôn ngữ đánh dấu siêu văn
bản HTML:
A. Là một thủ tục World Wide Web
B. Phương thức liên kết các file văn bản
C. Là công cụ soạn thảo trang thông tin Web
D. Giao diện Web
Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tên gọi loại máy chủ cung
cấp dịch vụ thư điện tử:
A. Web Server
B. Mail Server
C. FTP Server
D. Proxy
Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về đơn vị dữ liệu của tầng Ứng
dụng (Application):
A. Message (Thông điệp)
B. Segment/ Datagram (Đoạn/Bó dữ liệu) (Tầng vận chuyển)
C. Packet (Gói dữ liệu) (Tầng mạng)
D. Frame (Khung dữ liệu) (Tầng liên kết dữ liệu)
HTTP (Hypertex Transfer Protocol) là:
A. Giao thức ứng dụng cho phép các máy tính giao tiếp với nhau qua Web và có khả
năng liên kết các trang Web với nhau.
B. Giao thức tầng vận chuyển cho phép truyền tải các trang Web.
C. Một thành phần tên miền.
D. Giao diện Web.
HTTP làm nhiệm vụ gì:
A. Cung cấp một cơ chế để lấy dữ liệu từ server chuyển đến client
B. Hiển thị các trang Web từ xa trên màn hình và giúp người dùng tương tác với chúng
C. Cung cấp giao diện người dùng như các nút bấm, thanh trượt,…
D. Cung cấp dữ liệu từ server sử dụng giao thức chuyển file (File Transport Protocol)
Trên Internet, email được gửi từ máy nguồn bằng cách thiết lập một kết
nối TCP đến một cổng cụ thể trên máy đích. Cổng đó là:
A. 80
B. 110
C. 25
D. 404
Giao thức được sử dụng để 2 bên truyền file là:
A. HTTP
B. FTP
C. SMTP
D. SNMP
Giả sử có một bản ghi của dịch vụ DNS là (alpha.com, 123.4.5.7, NS).
Chọn câu trả lời đúng:
A. 123.4.5.7 là địa chỉ IP của máy alpha.com
B. alpha.com là một tên miền, không phải là một máy
C. 123.4.5.7 là địa chỉ IP của máy phục vụ thư (mail server) có tên miền là google.com
D. Tất cả đều sai
Giả sử tất cả các máy tính thuê bao Internet của FPT khi truy cập vào
website google.com đều bị chuyển hướng sang một trang web khác.
Các máy tính thuê bao các ISP khác không gặp tình huống này.
Nguyên nhân gây ra lỗi lớn nhất sẽ là:
A. Các máy tính bị nhiễm virus
B. Website google bị lỗi
C. DNS server của FPT bị lỗi
D. Router ra ngoài của ISP FPT bị lỗi
Các Web client thường được gọi là gì:
A. Netscape Navigator
B. Browers
C. Mosaic
D. HTML interpreter (trình thông dịch HTML)
Web server thường sử dụng phần mềm chạy trên:
A. Cổng 25 (truyền tin nhắn email)
B. Cổng 404 (lỗi)
C. Cổng 125
D. Cổng 80
Để thiết kế một trang Web như chúng ta vẫn thấy trên màn hình (các
định dạng font chữ, màu sắc, các hiệu ứng đồ họa, các đường liên kết),
người ta đã phát triển một kiểu định dạng đặc biệt. Định dạng trang
chuẩn được dùng trong Web là:
A. HTTP
B. Mosaic
C. HTML
D. Netscape
Giao thức nào thuộc tầng Application:
A. IP
B. HTTP
C. NFS
D. TCP
Cho biết ứng dụng nào thuộc loại Client/Server:
A. WinWord
B. WWW (World Wide Web)
C. Excel
D. Photoshop
Mã 404 trong thông điệp trả lời từ Web server cho Web client có ý
nghĩa:
A. Server không hiểu yêu cầu của client
B. Đối tượng client yêu cầu không có (Not Found page)
C. Không có câu trả lời nào đúng
D. Yêu cầu của Client không hợp lệ
Giao thức được sử dụng để truyền thư giữa các máy chủ phục vụ thư
(Mail server) là:
A. HTTP
B. FTP
C. SMTP
D. POP
Ứng dụng nào sử dụng mô hình client/server:
A. Bit Torrent
B. Email, Web
C. Skype
D. KaZaA
Ứng dụng nào sử dụng mô hình P2P:
A. Telnet
B. Email
C. Web
D. Skype
Các ứng dụng dùng giao thức TCP:
A. Web, truyền file, Email
B. Web, DNS, điện thoại Internet
C. Hội thảo từ xa, điện thoại Internet, streaming media
D. Telnet, DNS, Email
Các ứng dụng dùng giao thức UDP:
A. Web, truyền file, Email
B. Web, DNS, điện thoại Internet
C. Hội thảo từ xa, điện thoại Internet, streaming media
D. Telnet, DNS, Email
Định danh (identifier) của tiến trình bao gồm:
A. Địa chỉ IP của host
B. Địa chỉ IP và số hiệu cổng liên kết với tiến trình trên host
C. Địa chỉ IP nguồn và địa chỉ IP đích
D. Địa chỉ IP nguồn, số hiệu cổng nguồn, địa chỉ IP đích, số hiệu cổng đích
RTT (Round Trip Time) là:
A. Thời gian khởi tạo kết nối TCP
B. Thời gian để gửi một gói nhỏ đi từ client đến server
C. Thời gian để gửi một gói nhỏ đi từ client đến server và quay lại
D. Thời gian truyền file
Trong cơ sở dữ liệu của DNS lưu trữ các resource record (RR) có dạng:
A. (name, value, type, ttl)
B. (value, name, ttl, type)
C. (value, ttl, name, type)
D. (name, type, ttl, value)
Gói tin TCP yêu cầu kết nối sẽ có giá trị của các cờ:
A. RST=1, SYN=1
B. ACK=1, SYN=1
C. ACK=0, SYN=1
D. FIN=1, SYN=0
Giao thức TCP hoạt động cùng tầng với những giao thức nào:
A. ARP, RARP
B. UDP
C. TELNET, FTP
D. IP, ARP
Các giao thức TCP và UDP hoạt động ở tầng nào:
A. Application
B. Network
C. Transport
D. Presentation
Giao thức UDP được sử dụng cho những ứng dụng:
A. Có yêu cầu liên kết
B. Đòi hỏi độ tin cậy cao
C. Yêu cầu độ trễ nhỏ
D. Không đòi hỏi độ tin cậy cao
Để phát hiện lỗi trong gói tin, người ta sử dụng kỹ thuật:
A. Số thứ tự (sequence number)
B. Số thứ tự ghi nhận (acknowledgement number)
C. Bộ định thời (timer)
D. Checksum
Khi thực thể TCP gửi một gói SYNACK segment với trường
Acknowledgement Number = 100, điều này có nghĩa là:
A. Gói dữ liệu nó gửi đi bắt đầu bằng byte thứ 100 trong dòng dữ liệu
B. Byte dữ liệu đầu tiên trong dòng dữ liệu sẽ gửi đi có số thứ tự là 100
C. Nó sẽ gửi từ byte thứ 100
D. Nó hy vọng nhận được dữ liệu bắt đầu bằng byte có số thứ tự 100
Giao thức giao vận chạy phía trên IP mà không cần thiết lập kết nối
trước khi truyền là:
A. UDP B. TCP
C. http D. FTP
Giao thức TCP có thể xử lý:
A. Gói tin bị mất
B. Các gói tin bị trùng lặp
C. Các gói tin không theo thứ tự
D. Tất cả các phương án trên
Checksum trong gói dữ liệu UDP có độ dài:
A. 4 bit
B. 8 bit
C. 16 bit
D. 32 bit
Vị trí dữ liệu thực sự trong gói dữ liệu TCP bắt đầu từ byte:
A. 40
B. 32
C. 5
D. Không xác định
Với giao thức TCP, bên nhận sẽ thông báo lại cho bên gửi về số lượng
tối đa dữ liệu mà nó có thể nhận được. Giá trị này được xác định tại
trường:
A. Sequence Number
B. Acknowledgement Number
C. Rcvr Number
D. Header length
Sau khi thực thể TCP gửi đi gói SYN segment với trường Sequence
Number = 100, nó nhận được gói ACKSYN với truờng Sequence
Number = 200. Trường Acknowledgment Number của gói ACKSYN
này sẽ là:
A. 100
B. 101
C. 200
D. 201
TCP port mặc định được sử dụng cho FTP server có giá trị là bao nhiêu:
A. 20 và 21
B. 80 và 8080
C. 110 và 80
D. 8080 và 1080
Trong gói dữ liệu UDP (UDP segment), địa chỉ dùng để xác định tiến
trình nhận nằm ở:
A. Byte 1 và 2
B. Byte 3 và 4
C. Byte 5 và 6
D. Không xác định
Giả sử trường Length của một gói dữ liệu UDP có giá trị 150. Dữ liệu
thực sự sẽ có:
A. 67 byte
B. 142 byte
C. 150 byte
D. 158 byte
UDP socket được xác định bởi:
A. Địa chỉ IP nguồn, địa chỉ IP đích
B. Địa chỉ IP nguồn, số port nguồn
C. Địa chỉ IP đích, số port đích
Địa chỉ IP nguồn, địa chỉ IP đích, số port nguồn, số port đích
TCP socket được xác định bởi:
A. Địa chỉ IP nguồn, địa chỉ IP đích
B. Địa chỉ IP nguồn, số port nguồn, địa chỉ IP đích
C. Địa chỉ IP nguồn, địa chỉ IP đích, số port đích
D. Địa chỉ IP nguồn, số port nguồn, địa chỉ IP đích, số port đích
Byte đầu tiên của một địa chỉ IP có dạng: 11100001. Vậy nó thuộc lớp
nào:
A. Lớp B
B. Lớp C
C. Lớp D (Lớp D có 4 bit đầu tiên để nhận dạng là 1110)
D. Lớp E
Trong mạng máy tính dùng giao thức TCP/IP và đều dùng Subnet Mask
là 255.255.255.0 thì cặp máy tính nào sau đây liên thông:
A. 192.168.1.3 và 192.168.100.1
B. 192.168.15.1 và 192.168.15.254
C. 192.168.100.15 và 192.186.100.16
D. 172.25.11.1 và 172.26.11.2
Cho địa chỉ 192.64.10.0/28. Hãy cho biết số lượng mạng con và số
lượng máy trên mỗi mạng con:
A. 6 mạng con, mỗi mạng con có 30 máy
B. 14 mạng con, mỗi mạng con có 14 máy
C. 16 mạng con, mỗi mạng con có 16 máy
D. 8 mạng con, mỗi mạng con có 32 máy
Một mạng lớp B cần chia thành 3 mạng con sử dụng Subnet mask nào
sau đây: A. 255.255.224.0
B. 255.0.0.255
C. 255.255.192.0
D. 255.255.255.224
Cho kết xuất lệnh route print trên máy A, hỏi máy C có địa chỉ IP:
A. 0.0.0.0
B. 172.16.9.12
C. 127.0.0.1
D. 172.16.9.0
Các địa chỉ IP cùng mạng con với địa chỉ 131.107.2.56/28:

11
A. Từ 131.107.2.48 đến 131.107.2.63
B. Từ 131.107.2.49 đến 131.107.2.63
C. Từ 131.107.2.48 đến 131.107.2.62
D. Từ 131.107.2.55 đến 131.107.2.126
Địa chỉ IP nào sau đây cùng địa chỉ mạng (Subnet) với địa chỉ IP
192.168.1.10/24:
A. 192.168.10.1/24
B. 192.168.1.256/24
C. 192.168.11.12/24
D. 192.168.1.33/24
Để biết một địa chỉ IP thuộc lớp địa chỉ nào, căn cứ vào:
A. Giá trị của octet (byte) đầu
B. Giao thức ARP
C. Số dấu chấm trong địa chỉ
D. Địa chỉ của DHCP
Một địa chỉ mạng lớp C được chia thành 5 mạng con (subnet). Mặt nạ
mạng (subnet mask) cần dùng:
A. 255.255.255.224
B. 255.255.255.252
C. 255.255.255.240
D. 255.255.255.248
Trong địa chỉ IPv4, có 5 lớp tất cả: A, B, C, D, E. Lớp C là lớp có dãy
địa chỉ:
A. 224.0.0.0 tới 239.255.255.255
B. 192.0.0.0 tới 223.255.255.255
C. 128.0.0.0 tới 191.255.255.255
D. 240.0.0.0 tới 255.255.255.255
Địa chỉ IP nào sau đây là hợp lệ:
A. 230.20.30.40
B. 192.168.1.2
C. 255.255.255.255
D. Tất cả các câu trên
Cho địa chỉ IP: 192.168.5.39/28. Cho biết địa chỉ mạng của địa chỉ IP
này:
A. 192.168.5.39
B. 192.168.5.32
C. 192.168.5.0
D. Tất cả đều sai
IPv4 có bao nhiêu địa chỉ IP:
A. 2 12

B. 222

12
C. 232
D. 242
IPv4, lớp B có số NetIDs/HostIDs sử dụng tương ứng là:
A. 211 / 221 - 2
B. 214 / 216 - 2
C. 213 / 219 - 2
D. 210 / 222 – 2
Giao thức OSPF sử dụng thuật toán tìm đường đi nào:
A. Flooding
B. Distance vector routing
C. Link state
D. Bellman-Ford
Giao thức RIP sử dụng thuật toán tìm đường đi nào:
A. Flooding
B. Distance vector routing
C. Link state
D. Bellman-Ford
Thông điệp ICMP được đặt trong gói dữ liệu:
A. UDP
B. TCP
C. IP
D. Không xác định
Địa chỉ IP nào sau đây là hợp lệ:
A. 192.168.1.2
B. 255.255.255.254
C. 10.20.30.40
D. A và C đều đúng
Địa chỉ lớp nào cho phép mượn 15 bits để chia subnets:
A. Lớp A
B. Lớp B
C. Lớp C
D. Không câu nào đúng
Giao thức nào sau đây thuộc tầng mạng (Internet Layer) trong mô hình
TCP/IP:
A. FTP
B. IP
C. ARP
D. Cả B và C đều đúng
Việt Nam được trung tâm thông tin Châu Á Thái bình dương APNIC
phân địa chỉ IP thuộc lớp nào:

27
A. Lớp A
B. Lớp B
C. Lớp C
D. Lớp D
Địa chỉ IP 203.162.0.11 thuộc địa chỉ lớp nào:
A. Lớp A B. Lớp B
C. Lớp C D. Lớp D
Cấu trúc khuôn dạng của địa chỉ IP lớp A là:
A. Bit 1: 0, bit 2- 8: NetID, 9-32: HostID
B. Bit 1: 0, bit 2- 16: NetID, 17-32: HostID
C. Bit 1-2: 10, bit 3- 8: NetID, 9 - 32: HostID
D. Bit 1-2: 10, bit 3- 16: NetID, 17 - 32: HostID
Cấu trúc khuôn dạng của địa chỉ IP lớp B là:
A. Bit 1: 0, bit 2- 8: NetID, 9-32: HostID
B. Bit 1: 0, bit 2- 16: NetID, 17-32: HostID
C. Bit 1-2: 10, bit 3- 8: NetID, 9 - 32: HostID
D. Bit 1-2: 10, bit 3- 16: NetID, 17 - 32: HostID
Địa chỉ mạng NetID: 192.168.0.32/27 có dãy địa chỉ máy HostIDs sử
dụng tương ứng là:
A. 192.168.0.33 => 192.168.0.63
B. 192.168.0.32 => 192.168.0.64
C. 192.168.0.32 => 192.168.0.62
D. 192.168.0.33 => 192.168.0.62
Trong Header của IP Packet có chứa:
A. Địa chỉ nguồn
B. Địa chỉ đích
C. Không chứa địa chỉ nào cả
D. Cả địa chỉ nguồn và địa chỉ đích
Giao thức nào được router hay máy tính sử dụng để thông báo cho các
máy tính khác về tình trạng lỗi:
A. TCP
B. UDP
C. IP
D. ICMP
Dịch vụ mạng nào sau đây phải dựa trên ICMP:
A. DNS
B. Ping
C. SMTP
D. X Windows

28
Giải pháp nào sau đây có thể giải quyết tình trạng khan hiếm địa chỉ
IPv4:
A. IPv6
B. Network Address Translation
C. Subnet mask
D. Tất cả các phương án trên
Giao thức RIP được triển khai tại:
A. Máy tính đầu cuối
B. Router
C. Hub
D. Switch
Trong mạng máy tính dùng giao thức TCP/IP và Subnet Mask là
255.255.255.224 hãy xác định địa chỉ broadcast của mạng nếu
biết rằng một máy tính trong mạng có địa chỉ là 192.168.1.1:
A. 192.168.1.31
B. 192.168.1.255
C. 192.168.1.15
D. 192.168.1.96
Nếu 4 PCs kết nối với nhau thông qua HUB thì cần bao nhiêu địa chỉ IP
cho 5 trang thiếi bị mạng này:
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
Các thiết bị mạng nào sau đây có khả năng duy trì và trao đổi thông tin
với nhau về hiện trạng kết nối của toàn bộ mạng trong một xí nghiệp
hoặc một khuôn viên:
A. Bridge
B. Router
C. Repeater
D. Connector
Router là một thiết bị dùng để:
A. Định tuyến giữa các mạng
B. Lọc các gói tin dư thừa
C. Mở rộng một hệ thống mạng
D. Cả 3 đều đúng
Thiết bị Router cho phép:
A. Kéo dài 1 nhánh LAN thông qua việc khuyếch đại tín hiệu truyền đến nó
B. Kết nối nhiều máy tính lại với nhau

29
C. Liên kết nhiều mạng LAN lại với nhau, đồng thời ngăn không cho các packet thuộc
loại broadcast đi qua nó và giúp việc định tuyến cho các packet
D. Định tuyến cho các packet, chia nhỏ các Collision Domain nhưng không chia nhỏ
các Broadcast Domain
Địa chỉ nào thuộc về lớp A:
A. 10001100 11001100 11111111 01011010
B. 11001111 11110000 10101010 01010101
C. 01111010 10100101 11000011 11100011
D. 11011010 10101010 01010101 11110011
Nếu lấy một địa chỉ lớp B để chia subnet với netmask là 255.255.240.0
thì có bao nhiêu subnets có thể sử dụng được:
A. 2
B. 6
C. 30
D. 16
Địa chỉ nào sau đây thuộc lớp A:
A. 172.29.14.10
B. 10.1.1.1
C. 140.8.8.8
D. 203.5.6.7
Máy tính đóng vai trò Router có bao nhiêu địa chỉ IP:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Chức năng chính của router là:
A. Kết nối network với network
B. Chia nhỏ broadcast domain
C. A và B đều đúng
D. A và B đều sai
Trong các địa chỉ sau, chọn địa chỉ không nằm cùng mạng với các địa
chỉ còn lại:
A. 203.29.100.100/255.255.255.240
B. 203.29.100.110/255.255.255.240
C. 203.29.103.113/255.255.255.240
D. 203.29.100.98/255.255.255.240
Địa chỉ nào sau đây là địa chỉ broadcast của mạng lớp B:
A. 149.255.255.255
B. 149.6.255.255
C. 149.6.7.255

30
D. Tất cả đều đúng
Địa chỉ IP 172.200.25.55/255.255.0.0
A. Thuộc lớp A B. Thuộc lớp C
C. Là địa chỉ riêng D. Là địa chỉ broadcast
Chức năng chính của Router:
A. Đẩy các gói tin từ kết nối vào đến kết nối ra
B. Thực hiện các giao thức/giải thuật định tuyến
C. Cả hai chức năng A và B
D. Không thực hiện chức năng nào ở trên
Có địa chỉ 200.23.16.0/23, giá trị 23 là:
A. Số bit trong phần subnet của địa chỉ
B. Số bit trong phần hostID của địa chỉ
C. Số bit xác định lớp A, B, C, D, E
D. Không là giá trị nào trong các trường hợp trên
IPv6 có không gian địa chỉ là:
A. 32 bit
B. 64 bit
C. 128 bit
D. 256 bit
Gói tin IPv6 có bao nhiêu byte trong phần tiêu đề:
A. 20 byte
B. 30 byte
C. 40 byte
D. 50 byte
Đâu là biểu diễn của một địa chỉ IPv6:
A. 1080:0000:0000:0000:0008:0800:200C:417A
B. 1080:0000:0000:0008:0800:200C:417A
C. 1080:0000:0000:0000:0000:0008:0800:200C:417A
D. 1080::0008:0800:200C::417A
Đâu là biểu diễn dạng rút gọn của địa chỉ IPv6:
2001:0F68:0000:0000:0000:0000:1986:69AF
A. 2001:F68:0:0:0:0:1986:69AF
B. 2001:F68::1986:69AF
C. Cả hai biểu diễn trên đều đúng
D. Cả hai biểu diễn trên đều sai
Giao thức nào dùng để chuyển đổi từ địa chỉ IP sang địa chỉ vật lý
MAC:
A. ARP B. RARP
C. ICMP D. TCP

31
Ba byte đầu tiên của địa chỉ MAC cho biết thông tin gì:
A. Tên nhà sản xuất card mạng (NIC)
B. Vùng địa lý của card mạng
C. Số hiệu phiên bản của card mạng
D. Tất cả các câu trên đều sai
Trang thiết bị mạng nào dùng để nối các mạng và kiểm soát được
broadcast:
A. Ethernet switch
B. Bridge
C. Router
D. Hub
Địa chỉ nào dưới đây là địa chỉ tầng 2 (địa chỉ MAC):
A. 192.201.63.251
B. 0000.1234.FEG
C. 19-22-01-63-25
D. 00-00-12-34-FE-AA
Máy tính A và Z có địa chỉ trên 2 SUBNET khác nhau. Điều gì xảy ra
khi máy tính A gửi broadcasts (ARP request) đi tìm địa chỉ MAC của
máy tính Z:
A. Không có trả lời (no response)
B. Router sẽ trả lời với địa chỉ MAC của Z
C. Router sẽ trả lời với địa chỉ MAC của mình
D. Router sẽ gửi tiếp yêu cầu (ARP request) tới subnet của Z và lúc đó Z có thể trả lời
A
Điều gì xảy ra khi máy tính A gửi broadcasts (ARP request) đi tìm địa
chỉ MAC của máy tính B trên cùng một mạng:
A. Máy chủ DNS sẽ trả lời A với địa chỉ MAC của B
B. Tất cả các máy tính trong mạng đều nhận được yêu cầu (ARP request) và tất cả sẽ
trả lời A với địa chỉ MAC của B
C. Tất cả các máy tính trong mạng đều nhận được yêu cầu (ARP request) nhưng chỉ
có B mới trả lời A với địa chỉ MAC của mình
D. Các Router gần nhất nhận được yêu cầu (ARP request) sẽ trả lời A với địa chỉ
MAC của B hoặc sẽ gửi tiếp yêu cầu này tới các router khác (forwards the request
to another router)
Sử dụng lệnh IPconfig khi muốn:
A. Xác định đường đi của các gói tin từ nguồn đến đích
B. Biết trạng thái cấu hình TCP/IP của máy tính (cấu hình về các card mạng)
C. Phân tích gói tin nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể của mạng
D. Kiểm tra lỗi mạng
Lệnh Tracert dùng để:
A. Xác định đường đi của các gói tin từ nguồn đến đích (qua các nút mạng nào)

32
B. Biết trạng thái cấu hình TCP/IP của máy tính (cấu hình về các card mạng)
C. Phân tích gói tin nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể của mạng
D. Kiểm tra lỗi mạng

Lệnh Netstat dùng để:


A. Biết trạng thái cấu hình TCP/IP của máy tính (cấu hình về các card mạng)
B. Phân tích gói tin nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể của mạng
C. Xác định đường đi của các gói tin từ nguồn đến đích
D. Liệt kê tất cả các kết nối vào ra máy tính (Netstat viết tắt của network statistics có
nghĩa là thống kê mạng)
Trong cú pháp lệnh telnet ip/host port bao gồm các tham số:
A. ip là địa chỉ IP của thiết bị nguồn, host là tên thiết bị đầu cuối, port là cổng giao
tiếp với thiết bị đầu cuối
B. ip là địa chỉ IP của thiết bị đầu cuối, host là tên thiết bị đầu cuối, port là cổng để
giao tiếp với thiết bị đầu cuối
C. ip là địa chỉ IP của thiết bị nguồn, host là tên thiết bị nguồn, port là cổng nguồn
D. ip là địa chỉ IP của thiết bị nguồn, host là tên thiết bị đầu cuối, port là cổng nguồn
Wireshark là một công cụ để:
A. Cho biết trạng thái cấu hình của mạng
B. Xác định đường đi của các gói tin từ nguồn đến đích
C. Phân tích gói tin nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể của mạng(Wireshark là ứng
dụng phân tích mạng (network packet analyzer)
D. Truy nhập từ xa
Lệnh nào sẽ hiển thị kết quả dưới đây:
Reply from 74.125.128.102: byte=32 time=50ms TTL=45
Reply from 74.125.128.102: byte=32 time=51ms TTL=45
Reply from 74.125.128.102: byte=32 time=56ms TTL=45
Reply from 74.125.128.102: byte=32 time=52ms TTL=45
Packets: Sent = 4, Received = 4, Lost = 0 <0% lost>
Approximate round trip times in milli-seconds:
Minimum = 50ms, Maximum = 56ms, Average = 52ms
A. Ping
B. Tracert
C. Telnet
D. Ipconfig

33
Lệnh nào sẽ hiển thị kết quả dưới đây:
Proto Local Address Foreign Address State
TCP 0.0.0.0:7 nam-PC:0 LISTENING
TCP 0.0.0.0:9 nam-PC:0 LISTENING
TCP 0.0.0.0:13 nam-PC:0 LISTENING
TCP 0.0.0.0:17 nam-PC:0 LISTENING
A. Ping
B. Tracert
C. Netstat
D. Ipconfig
Công cụ nào sẽ hiển thị các thông tin như dưới đây:
A. Ping
B. Tracert
C. Netstat
D. Wireshark
Lệnh nào sẽ hiển thị kết quả dưới đây:
A. Ping
B. Ping –a
C. Tracert
D. Netstat
Lệnh nào sau đây cho biết địa chỉ IP của máy tính:
A. IP
B. IPCONFIG ((Địa chỉ IP là một địa chỉ cung cấp danh tính cho thiết bị của người dùng trên
C. TCP_IP mạng)
D. FTP

Lệnh PING dùng để:


A. Kiểm tra các máy tính có đĩa cứng hay không
B. Kiểm tra các máy tính trong mạng có liên thông không (Ping là một công cụ cho
mạng máy tính sử dụng trên các mạng TCP/IP để kiểm tra xem có thể kết nối tới
một máy chủ cụ thể nào đó hay không)
C. Kiểm tra các máy tính có hoạt động tốt hay không
D. Kiểm tra các máy tính có truy cập vào Internet không
Lệnh nào dưới đây được dùng để xác định đường truyền (trong hệ điều
hành Windows):
A. Nslookup (Tracert là công cụ dòng lệnh nền tảng Windows dùng để xác định đường
đi từ nguồn tới đích của một gói Giao thức mạng Internet)
B. ipconfig
C. Route D. Tracert

34
Tiện ích TCP/IP nào dùng để kiểm tra sự kết nối mạng:
A. Route
B. ARP
C. Ping
D. Netstat
Chương trình Traceroute sử dụng các giao thức nào:
A. UDP
B. UDP và ICMP
C. TCP và ICMP
D. IGMP
Trong các cơ chế sau đây, cơ chế nào được sử dụng để cài đặt Web
cache:
A. Kiểm chứng và Mã kiểm chứng 401 Authorization require
B. Trường tiêu đề "Last-Modified" và "If-Modified-Since"
C. Phương thức yêu cầu POST
D. A và B (vì web cache lưu trữ dữ liệu trong server để tái sử dụng trong tương lai)
Khi người quản trị phát ra câu lệnh ping 127.0.0.1 từ cmd trên pc.
Nếu nhận được sự trả lời, điều đó có nghĩa là gì?
A. PC có kết nối tới server.
B. PC có kết nối tới thiết bị tầng 3.
C. PC có default gateway đúng.
D. PC được cài đặt bộ giao thức TCP/IP thành công.(Một kỹ thuật phổ biến để xác
minh rằng thiết bị mạng, hệ điều hành và triển khai TCP / IP của máy tính đang hoạt
động chính xác là gửi một yêu cầu ping tới 127.0.0.1)
Địa chỉ ip nào có thể gán được tới một thiết bị khi sử dụng subnetmask
là 27?
A. 17.15.66.128.
B. 100.100.100.160.
C. 10.15.32.17.
D. 192.168.15.63.
E. 10.0.0.0.
Một host cố gắng truyền dữ liệu tới 1 host khác trong mạng LAN, thì
hành động đầu tiên của quá trình đó là gì?
A. Hủy dữ liệu.
B. Gửi dữ liệu tới Default Gateway.
C. Thực hiện cơ chế ARP.
D. Gửi TCP SYN và đợi ACK.
Quá trình tìm địa chỉ MAC từ địa chỉ IP được sử dụng thông qua giao
thức nào?
A. RIP. B. OSPF. C. ARP. D. Inverse ARP.

35
Một công ty cần ít nhất là 300 mạng con, mỗi mạng con có số lượng
host tối đa là 50. Chỉ sử dụng 1 địa chỉ tầng B, subnet mask nào sẽ
được sử dụng để hỗ trợ yêu cầu của công ty này?
A. 255.255.255.0 B. 255.255.255.128
C. 255.255.252.0 D. 255.255.255.224
Địa chỉ ip nào được gán cho 1 thiết bị trong mạng 192.0.2.0/23?
A. 192.0.2.0
B. 192.0.2.255
C. 192.0.3.255
D. 192.0.4.0
Địa chỉ IP nào sẽ được định tuyến thông qua Internet?
A. 10.172.13.65
B. 172.16.223.125
C. 172.64.12.29
D. 192.168.23.252
E. 200.200.200.0
Phát biểu nào sau đây là đúng về các tầng địa chỉ IP?
A. Địa chỉ IP 10.20.10.0 thuộc tầng B.
B. Địa chỉ IP 160.10.10.1 thuộc tầng C.
C. Địa chỉ IP 192.168.10.5 thuộc tầng A.
D. Địa chỉ IP 203.162.10.11 thuộc tầng D.
E. Địa chỉ IP 225.10.10.0 thuộc tầng D.
Máy tính A có địa chỉ IP là 193.160.1.5 nằm trong mạng 193.160.1.0,
máy tính B có địa chỉ IP là 193.160.2.5 trong nhánh mạng địa chỉ
193.160.2.0. Router có các cổng mạng 1 địa chỉ IP là 193.160.1.1, cổng
2 với địa chỉ 193.162.161.1 và cổng 3 - 193.160.2.1?
A. Máy A nối với cổng số 2 của router.
B. Máy A nối với cổng số 3 của router.
C. Máy B nối với cổng số 1 của router.
D. Máy B nối với cổng số 2 của router.
E. Máy B nối với cổng số 3 của router.
Tại sao người quản trị mạng muốn chia các mạng TCP/IP của họ thành
các mạng con (subnet)?
A. Để duy trì các giao tiếp router.
B. Cực tiểu lưu thông (traffic) giữu các segment trên mạng.
C. Để sử dụng địa chỉ IP được hiệu quả hơn.
D. Tất cả ở trên.
Nếu lấy 1 địa chỉ tầng B để chia subnet với netmask là 255.255.240.0 thì
có bao nhiêu subnets có thể sử dụng được (useable subnets)?
A. 2.
B. 6.

36
C. 14.
D. 30.
Địa chỉ nào là địa chỉ broadcast của tầng 2?
A. 111.111.111.110.(broadcast mang hàm nghĩa mô tả hình thức giao tiếp trong mạng
máy tính với một thông điệp được gửi đi mà không có đầu nhận cụ thể.)
B. AAAA.AAAA.AAA.
C. 182.211.255.255.
D. FFFF.FFFF.FFF.
Địa chỉ nào được SWITCH sử dụng khi quyết định gửi data sang cổng
(port) nào?
A. Source MAC address.
B. Network address.
C. Destination MAC address.
D. Subnetwork address.
Thẻ giao tiếp mạng (NIC) thuộc tầng nào trong mô hình OSI?
A. Layer 2.(Vì NIC là card mạng, viết tắt của Network Interface Card)
B. Layer 3.
C. Layer 4.
D. Layer 5.
Địa chỉ nào là địa chỉ Broadcast của tầng C?
A. 190.12.253.255 B. 221.218.253.255
C. 190.44.255.255 D. 129.219.145.255
Số lượng bit nhiều nhất có thể mượn để chia subnets của địa chỉ IP tầng
C là bao nhiêu?
A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.
Địa chỉ 139.219.255.255 là địa chỉ gì?
A. Broadcast tầng B.
B. Broadcast tầng C.
C. Broadcast tầng A.
D. Broadcast tầng D.
Số nhị phân nào dưới đây có giá trị là 164?
A. 10100100
B. 11000100
C. 10010010
D. 10101010
Địa chỉ tầng nào cho phép mượn 16 bits để chia subnets?
A. Tầng A.
B. Tầng B.
C. Tầng C.
D. Không câu nào đúng.

37
Địa chỉ IP nào sau đây không được dùng để kết nối trực tiếp trong mạng
Internet (không tồn tại trong mạng Internet)?
A. 126.0.0.1
B. 201.134.1.2
C. 192.168.98.20
D. Tất cả các câu trên
Trong mạng máy tính dùng giao thức TCP/IP và Subnet Mask là
255.255.255.224. Hãy xác định địa chỉ broadcast của mạng nếu biết
rằng một máy tính trong mạng có địa chỉ 192.168.1.1?
A. 192.168.1.31
B. 192.168.1.15
C. 192.168.1.255
D. 192.168.1.96
Địa chỉ IP: 1111111.11111111.11111111.11111111 còn được gọi là?
A. Địa chỉ Multicast.(Luôn được bắt đầu bởi 8 bit 11111111)
B. Địa chỉ Broadcast.
C. Địa chỉ Loopback.
D. Địa chỉ anycast.
Lệnh nào dưới đây được dùng để xác định đường truyền (trong hệ điều
hành Windows)?
A. nslookup. B. Route.
C. ipconfig. D. Tracert.(Dùng để xác định đường truyền trong hđh Wd)
Giao thức nào sau đây là loại giao thức định tuyến ngoại vùng?
A. RIP
B. OSPF
C. BGP.
D. HSRP
Giao thức nào sau đây là loại giao thức định tuyến nội vùng?
A. RIP
B. BGP
C. HSRP
D. VRRP
Giao thức nào sau đây là loại giao thức định tuyến Vector khoảng cách?
A. IS-IS.
B. OSPF.
C. IGRP.
D. BGP.
Giao thức nào sau đây là loại giao thức định tuyến Liên kết trạng thái?
A. IS-IS.
B. RIP.

38
C. IGRP.
D. BGP.
Nếu 1 máy trong mạng có địa chỉ IP là 172.16.45.14/30, địa chỉ nào sau
đây cùng mạng với thiết bị trên?
A. 172.16.45.11.
B. 172.16.45.13.
C. 172.16.45.15.
D. 172.16.45.16.
Cho địa chỉ 192.168.1.40/28, hãy xác định dãy địa chỉ dùng được cùng
mạng với địa chỉ ip trên?
A. 192.168.1.30 – 192.168.1.47 B. 192.168.1.33 – 192.168.1.45
C. 192.168.1.30 – 192.168.1.46 D. 192.168.1.33 – 192.168.1.46
Cho địa chỉ IP 192.168.200.45/27, hãy xác định số lượng địa chỉ ip dùng
được trong mạng này?
A. 16 máy. B. 14 máy.
C. 30 máy. D. 32 máy.
Byte đầu tiên của một địa chỉ IP có dạng: 11000001, thì nó thuộc tầng
nào?
A. Tầng A.
B. Tầng B.
C. Tầng C.
D. Tầng D.
Byte đầu tiên của một địa chỉ IP có dạng: 11100001, thì nó thuộc tầng
nào?
A. Tầng A.
B. Tầng B.
C. Tầng C.
D. Tầng D.
Lệnh ping sử dụng gói tin nào sau đây?
A. Echo.
B. ARP.
C. RARP.
D. DHCP.
Địa chỉ IP nào sau đây là địa chỉ quảng bá cho một mạng bất kỳ?
A. 172.16.1.255
B. 255.255.255.255
C. 230.20.30.255
D. Tất cả các câu trên.
Trong số các cặp giao thức và cổng dịch vụ sau, cặp nào là SAI?
A. SMTP: TCP Port 25
B. FTP: UDP Port 22

39
C. HTTP: TCP Port 80
D. TFTP: TCP Port 69
E. DNS: UDP Port 53
Protocol nào làm việc ở Transport layer cung cấp virtual cir-cuits giữa
các hosts?
A. IP B. ARP
C. TCP D. UDP
Protocol nào làm việc ở Tranport layer cung cấp một connectionless
giữa các hosts?
A. IP B. ARP
C. TCP D. UDP
Có thể có bao nhiêu host dùng cho mạng có tầng địa chỉ là C với default
subnet mask?
A. 128.
B. 254.
C. 255.
D. 256.

A. 255.248.0.0
B. 255.255.255.1
C. 255.255.255.248
D. 255.255.255.128
Một mạng con tầng B mượn 5 bit để chia subnet thì SM sẽ là?
A. 255.255.248.0
B. 255.255.240.0
C. 255.255.255.248
D. 255.255.248.128

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 51: Hãy trình bày tổng quát mô hình kiến trúc TCP/IP?
Mô hình TCP/IP tiêu chuẩn được chia thành 4 tầng (Layer) chồng lên nhau bao
gồm: Tầng vật lý (Physical) → Tầng mạng (Network) → Tầng giao vận (Transport) và
cuối cùng là Tầng ứng dụng (Application). Mỗi tầng đều có giao thức cụ thể khác nhau.
*Tầng 4 – Tầng Ứng Dụng (Application)
 Cung cấp cho các ứng dụng những trao đổi dữ liệu chuẩn hóa, giao tiếp dữ liệu
giữa 2 máy khác nhau thông qua các dịch vụ mạng khác nhau.
 Bao gồm các giao thức trao đổi dữ liệu hỗ trợ truyền tập tin: HTTP, FTP, Post
Office Protocol 3 (POP3), Simple Mail Transfer Protocol (SMTP) và Simple
Network Management Protocol (SNMP).
 Dữ liệu trong tầng này là dữ liệu ứng dụng thực tế.

40
*Tầng 3 – Tầng Giao Vận (Transport)
 Chịu trách nhiệm duy trì thông tin liên tạc end-to-end trên toàn mạng. TCP xử lý
thông tin liên lạc giữa các máy chủ và cung cấp khả năng kiểm soát luồng, ghép
kênh và độ tin cậy.
 Trong tầng này bao gồm 2 giao thức cốt lõi là TCP và UDP. TCP giúp đảm bảo
chất lượng gói tin và UDP giúp tốc độ truyền tải nhanh hơn.
*Tầng 2 – Tầng Mạng (Network)
 Trong tầng này sẽ có nhiệm vụ xử lý các network packet và kết nối các mạng độc
lập. Từ đó vận chuyển các packet qua network.
 Giao thức: IP và ICMP (Internet Control Message Protocol) – dùng để báo cáo
lỗi.
*Tầng 1 – Tầng Vật Lý (Physical)
 Còn gọi là Link Layer, gồm các giao thức chỉ hoạt động trên một liên kết – thành
phần mạng kết nối các nút hoặc máy chủ trong mạng. Tầng này chịu trách nhiệm
truyền dữ liệu giữa hai thiết bị trong cùng một mạng.
 Các giao thức truyền dữ liệu: Ethernet (cho mạng LAN) và ARP.

Câu 52 : Vai trò và chức năng các tầng trong mô hình TCP/IP?
  *Tầng 4 – Tầng Ứng Dụng (Application)
+ Có vai trò giao tiếp giữ liệu giữa 2 máy khác nhau. thông qua các dịch vụ mạng
khác nhau (duyệt web, chat, gửi email, một số giao thức trao đổi dữ liệu: SMTP, SSH,
FTP,...).
+ Chức năng:
 Dữ liệu khi đến đây sẽ được định dạng theo kiểu Byte nối với Byte
 Các thông tin định tuyến giúp xác định đường đi đúng của 1 gói tin

*Tầng 3 – Tầng Giao Vận (Transport)


+ Vai trò: Ở tầng 3 TCP và UDP sẽ hỗ trợ nhau phân luồng dữ liệu.
+ Chức năng: Chức năng chính của tầng 3 là xử lý vấn đề giao tiếp giữa các máy chủ
trong cùng một mạng hoặc khác mạng được kết nối với nhau thông qua bộ định
*Tầng 2 – Tầng Mạng (Network)
+ Vai trò: Tầng 2 sẽ đảm nhận việc truyền tải dữ liệu một cách hợp lý.
+ Chức năng:
 Định tuyến (Routing): Tìm tuyến đường (qua các nút trung gian) để gửi dữ liệu từ
nguồn tới đích
 Chuyển tiếp (Forwarding): Chuyển gói tin trên cổng vào tới cổng ra theo tuyến
đường
 Định địa chỉ (Addressing): Định danh cho các nút mạng
 Đóng gói dữ liệu (Encapsulating): Nhận dữ liệu từ giao thức ở trên, thêm tiêu đề
mang thông tin điều khiển quá trình truyền dữ liệu từ nguồn tới đích
 Đảm bảo chất lượng dịch vụ(QoS): đảm bảo các thông số phù hợp của đường
truyền theo từng dịch vụ.
* Tầng 1 – Tầng Vật Lý (Physical
41
+ Vai trò: Truyền dữ liệu giữa 2 thiết bị trong cùng 1 mạng.
+ Chức năng: các gói dữ liệu được đóng vào khung (gọi là Frame) và được định
tuyến đi đến đích theo chỉ định ban đầu.

Câu 53: Tầng ứng dụng và các giao thức ứng dụng?
-Là tầng cao nhất của mô hình OSI
 Giao tiếp trực tiếp với các tiến trình ứng dụng
 Thi hành những dịch vụ thông thường của các tiến trình đó
- Cung cấp các dịch vụ mạng
cho các ứng dụng người dùng
 Text-based: truy cập từ xa, email, truyền tập tin, diễn đàn trao đổi,…
 Multimedia: WWW, điện thoại,Internet, hội nghị trực tuyến, âmthanh và video
theo yêu cầu,…

*Các giao thức tầng ứng dụng:


- API: Application Programming Interface o Giao diện giữa tầng ứng dụng và giao vận
- Socket : Internet API
 Hai tiến trình truyền thông với nhau bằng cách gửi/nhận dữ liệu vào/từ socket
-Socket được định danh bởi:
 Địa chỉ IP của máy (IP Address)
 Số hiệu cổng (Port)
 Kiểu giao thức giao vận (TCP/UD

Câu 54: Tầng vận chuyển Host to Host và các giao thức?
-Tầng giao vận Host to Host hay thường gọi là Transport Layer.
-Hai giao thức quan trọng nhất của tầng này là :
1)Giao thức không kết nối: User Datagram Protocol (UDP)
 Cho phép chương trình ứng dụng truy cập trực tiếp đến gói tin của dịch vụ
chuyển giao giống như dịch vụ mà giao thức IP cung cấp.
2)Giao thức điiều khiển truyền tin: Transmission Control Protocol (TCP)
 TCP coi dữ liệu nó gửi đi là 1 dòng byte không phải là gói tin
 TCP đảm bảo số thứ tự của các byte gửi nhận
 TCP chuẩn không bắt hệ thống phải sử dụng một số đặc biệt nào để đánh
số các dòng byte .

Câu 55: Tầng mạng (Internet Layer) và các giao thức tầng mạng?
- Tầng mạng (Internet Layer):
+Truyền dữ liệu từ host-host
+Cài đặt trên mọi hệ thống cuối và bộ định tuyến
+Đơn vị truyền: datagram
+ Bên gửi: nhận dữ liệu từ tầng giao vận, đóng gói
+Bên nhận: mở gói, chuyển phần dữ liệu trong payload cho tầng giao vận
42
+Bộ định tuyến(router): định tuyến và chuyển tiếp gói tin

-Các giao thức:


+ Giao thức định tuyến:
 Tìm đường.
 RIP, OSPF, BGP.
+ICMP
 Báo lỗi.
 KIểm tra trạng thái nút mạng.
+IP
 Định danh
 Đóng gói
 Chuyển tiếp
 Qos

Câu 56: Trình bày khái quát các giao thức định tuyến RIP, OSPF, BGP?
- Giao thức định tuyến RIP
+ RIP là giao thức định tuyến véc tơ khoảng cách. Rip gửi toàn bộ bảng định tuyến ra tất
cả các cổng đang hoạt động đều đặn theo chu kỳ là 30 giây. Rip sử dụng Metric là hop
count để tính ra tuyến đƣờng tốt nhất đến đích. Thuật toán mà Rip sử dụng để xây dựng
nên bảng định tuyến là Bellman-Ford.
+Rip được phát triển vào những năm 1970 bởi Xerox. Năm 1988 đƣợc công
bố chính thức trong RFC 1058.
- Giao thức định tuyến OSPF
+ Open Shortest Path First (OSPF) đƣợc phát triển bởi IETF nhƣ một sự
thay thế những hạn chế của RIP.
+ OSPF là một giao thức định tuyến theo trạng thái đƣờng liên kết, sử dụng thuật toán
Dijkstra để xây dựng bảng định tuyến.
+ Cũng giống nhƣ các giao thức định tuyến theo trạng thái đƣờng liên kết
khác, OSPF có ƣu điểm là hội tụ nhanh, hỗ trợ mạng có kích thƣớc lớn và không
xảy ra vòng lặp định tuyến. Bên cạnh đó OSPF còn có những đặc trƣng sau:
 OSPF có thể chia một AS thành nhiều vùng (Area) khác nhau để giảm lƣu lƣợng
định tuyến, dễ quản trị.
 Là giao thức hỗ trợ chia mạng con
 Sử dụng các DR và BDR để gửi các thông tin định tuyến
- Giao thức định tuyến BGP
+ BGP là một giao thức véc tơ đƣờng đi (path vector). Khác với giao thức định tuyến
khác nhƣ Rip (véc tơ khoảng cách), OSPF (trạng thái liên kết), BGP chọn đƣờng đi tốt
nhất bằng một tập các thuộc tính.
+ Ta đã biết Internet đƣợc tạo ra bởi rất nhiều các AS khác nhau. BGP sử dụng giao
thức vận chuyển TCP với cổng là 179 để thiết lập các phiên liên kết để trao đổi thông tin
định tuyến giữa các AS.

43
Câu 57: Quá trình đóng gói dữ liệu Encapsulation?

- Cụ thể dữ liệu đi từ Layer 7 xuống Layer 1, sau khi xuống một Layer thì dữ liệu sẽ
được thêm vào một gói tin gọi là PDU – Protocol Data Unit. Vậy mục đích nó thêm để
làm gì! Là để mỗi lần dữ liệu đến từng layer thì mỗi layer sẽ hiểu và sẽ xử lý thông tin
tốt nhất.

- Trong mô hình OSI thì các dữ liệu khi xuống Layer Transport thì đã được thêm vào
Transport Header và trở thành các Segments. Để đánh địa chỉ cho gói tin và chỉ định
đường đi cho nó thì các Segments này sẽ xuống layer tiếp theo Layer Network, bằng
cách thêm vào địa chỉ mạng(IP Address) gói tin sẽ trở thành những Packets hay
datagram.

- Sau khi Packets xuống Layer data link thì nó sẽ trở thành các Frames, các frames này
mang theo thông tin địa chỉ vật lý chính là host nguồn và host đích. Các frame sẽ được
đưa thêm vào 2 thông tin là LLC header và MAC header. Tại sao trong Datalink layer
lại có tới 2 thông tin được thêm vào? Điều đó là do trong Datalink layer có 2
sublayer(layer con) là Logical Link Control(LLC) và Media Access Control(MAC).
 Lớp LLC liên kết với Network layer để xác định loại địa chỉ logic đang dùng là gì
và sẽ đóng gói frame theo kiểu tương ứng.
 Lớp MAC lại kết hợp với lớp cuối cùng là Physical Physical để biết môi trường
truyền dẫn bên dưới là gì để có cách thức sử dụng phù hợp.
- Khi các Frames xuống Layer Physical thì dữ liệu sẽ được mã hóa thành dạng tín hiệu
digital, mã hóa thành các bit 0 và 1 để truyền đi trong môi trường mạng, từ đó thiết bị có
thể dễ dàng đọc được.

Câu 58: Quá trình phân mảnh các gói dữ liệu Fragment?
- Trong quá trình truyền dữ liệu, một gói dữ liệu (datagram) có thể được truyền đi
thông qua nhiều mạng khác nhau. Một gói dữ liệu (datagram) nhận được từ một mạng
nào đó có thể quá lớn để truyền đi trong gói đơn ở trên một mạng khác, bởi mỗi loại cấu
trúc mạng cho phép một đơn vị truyền cực đại (Maximum Transmit Unit - MTU), khác
nhau. Đây chính là kích thước lớn nhất của một gói mà chúng có thể truyền. Nếu như
một gói dữ liệu nhận được từ một mạng nào đó mà lớn hơn MTU của một mạng khác thì
nó cần được phân mảnh ra thành các gói nhỏ hơn, gọi là Fragment. Quá trình này gọi là
quá trình phân mảnh. Dạng của một Fragment cũng giống như dạng của một gói dữ liệu
thông thường. Từ thứ hai trong phần header chứa các thông tin để xác định mỗi
Fragment và cung cấp các thông tin để hợp nhất các fragment này lại thành các gói như
ban đầu. Trường identification dùng để xác định Fragment này là thuộc về gói dữ liệu
nào.

Câu 59: Khái niệm đơn vị truyền cực đại MTU (Maximum Transmission Unit)?
44
- Maxium Transmission Unit (MTU) là kích thước gói dữ liệu lớn nhất, được đo bằng
byte, có thể truyền tải qua một mạng lưới.

Câu 60: Quá trình phân mảnh làm tăng thời gian xử lý, làm giảm tính năng của
mạng?
-Quá trình phân mảnh làm tăng thời gian xử lý, làm giảm tính năng của mạng và ảnh
hưởng đến tốc độ trao đổi dữ liệu trong mạng. Hậu quả của nó là các gói bị phân mảnh
sẽ đến đích chậm hơn so với các gói không bị phân mảnh. Mặt khác, vì IP là một giao
thức không liên kết, độ tin cậy không cao, khi một gói dữ liệu bị phân mảnh bị mất thì
tất cả các mảnh sẽ phải truyền lại. Vì vậy phần lớn các ứng dụng tránh không sử dụng kỹ
thuật phân mảnh và gửi các gói dữ liệu lớn nhất mà không bị phân mảnh, giá trị này là
Path MTU

Câu 61: Vai trò và chức năng, cấu trúc gói tin của UPP (User Datagram
Protocol)?
Chức năng:
Vai trò:
Cấu trúc gói tin:
Phần header của UDP chỉ chứa 4 trường dữ liệu, trong đó có 2 trường là tùy chọn.
- Source port: Trường này xác định cổng của người gửi thông tin và có ý nghĩa nếu
muốn nhận thông tin phản hồi từ người nhận. Nếu không dùng đến thì đặt nó bằng 0.
- Destination port: Trường xác định cổng nhận thông tin, và trường này là cần thiết.
- Length: Trường có độ dài 16bit xác định chiều dài của toàn bộ datagram: phần header
và dữ liệu. Chiều dài tối thiểu là 8byte khi gói tin không có dữ liệu, chỉ có header.
- Checksum: Trường checksum 16bit dùng cho việc kiểm tra lỗi của phần header và dữ
liệu. Phương pháp tính checksum được định nghĩa trong RFC 768

Câu 62: Vai trò và chức năng của TCP?


Vai trò:
Giao thức TCP (Transmission Control Protocol - "Giao thức điều khiển truyền vận") là
một trong các giao thức cốt lõi của bộ giao thức TCP/IP. Sử dụng TCP, các ứng dụng
trên các máy chủ được nối mạng có thể tạo các "kết nối" với nhau, mà qua đó chúng có
thể trao đổi dữ liệu hoặc các gói tin. Giao thức này đảm bảo chuyển giao dữ liệu tới nơi
nhận một cách đáng tin cậy và đúng thứ tự. TCP còn phân biệt giữa dữ liệu của nhiều
ứng dụng (chẳng hạn, dịch vụ Web và dịch vụ thư điện tử) đồng thời chạy trên cùng một
máy chủ.

45
Chức năng:
TCP cung cấp khả năng truyền dữ liệu một cách an toàn giữa các thành trong liên mạng.
Cung cấp các chức năng kiểm tra tính chính xác của dữ liệu khi đến đích và truyền lại dữ
liệu khi có lỗi xảy ra. TCP cung cấp các chức năng chính sau:
- Thiết lập, duy trì, giải phóng liên kết giữa hai thực thể TCP.
- Phân phát gói tin một cách tin cậy.
- Tạo số thứ tự (Sequencing) các gói dữ liệu.
- Điều khiển lỗi.
- Cung cấp khả năng đa kết nối cho các quá trình khác nhau giữa thực thể nguồn và
thực thể đích thông qua việc sử dụng số hiệu cổng.
- Truyền dữ liệu theo chế độ song công (Full-Duplex). TCP có những đặc điểm sau:
o Hai thực thể liên kết với nhau phải trao đổi, đàm phán với nhau về các
thông
tin liên kết. Hội thoại, đàm phán nhằm ngăn chặn sự tràn lụt và mất dữ liệu
khi truyền.
o Hệ thống nhận phải gửi xác nhận cho hệ thống phát biết rằng nó đã nhận gói dữ
liệu.
o Các Datagram IP có thể đến đích không đúng theo thứ tự, TCP nhận sắp xếp
lại.
o Hệ thống chỉ phát lại gói tin bị lỗi, không loại bỏ toàn bộ dòng dữ liệu.
Câu 63: Trình bày các đặc điểm của TCP?
 Truyền dữ liệu không lỗi (do có cơ chế sửa lỗi/truyền lại)
 Truyền các gói dữ liệu theo đúng thứ tự
 Truyền lại các gói dữ liệu mất trên đường truyền.
 Loại bỏ các gói dữ liệu trùng lặp.
 Cơ chế hạn chế tắc nghẽn đường truyền.
Câu 64: Điều khiển lưu lượng và điều khiển tắc nghẽn?
Điều khiển lưu lượng

- Để đảm bảo việc truyền thông trên mạng được trong suốt, người ta đưa ra một số
thuật toán giúp cho mạng lưu thông liên tục, đồng thời tăng hiệu suất hoạt động
của mạng lên cao nhất. Đó chính là phương pháp điều khiển lưu lượng, là cách
phòng để tránh xảy ra tắc nghẽn mạng. Nói chung điều khiển lưu lượng liên quan
tới việc vận chuyển kiểu point-to point giữa một người gửi đã biết nào đó với một
người nhận. Công việc của nó là đảm bảo rằng bên gửi tốc độ nhanh không thể
tiếp tục truyền dữ liệu nhanh hơn mức mà bên nhận có thể tiếp thu được. Điều
khiển lưu lượng hầu như luôn luôn liên quan tới một sự phản hồi trực tiếp nào đó
từ phía người nhận tới phía người gửi để bảo cho người gửi về công việc đang
được làmởbên người nhận như thế nào.

Điều khiển tắc nghẽn

- Hiện tượng tắc nghẽn làm giảm hiệu suất sử dụng mạng, thậm chí có thể làm cho
mạng hoàn toàn bị nghẹt, không hoạt động được. Điều khiển tắc nghẽn
(Congestion Control) phải thực hiện nhiệm vụ để đảm bảo rằng mạng có khả
năng vận tải lưu lượng được đưa vào lưu thông. Đó là vấn đề toàn cục, liên quan
đến cả hành vi của mọi Host, Router, các quá trình chứa và chuyển tiếp(store-

46
and-forward) trong mỗi Router, và tất cả các yếu tố khác có khuynh hướng làm
giảm dung lượng vận tải của mạng.

Câu 65: Trình bày các cơ chế cửa sổ động, phát lại thích nghi, điều khiển tắc
nghẽn?
- Cơ chế cửa sổ động là một trong các phương pháp điều khiển thông tin trong
mạng máy tính. Độ lớn của cửa sổ bằng số lượng các gói dữ liệu được gửi liên tục
mà không cần chờ thông báo trả lời về kết quả nhận từng gói dữ liệu đó. Độ lớn
cửa sổ quyết định hiệu suất trao đổi dữ liệu trong mạng. Nếu chọn độ lớn của sổ
cao thì có thể gửi được nhiều dữ liệu trong cùng một đơn vị thời gian. Nếu truyền
bị lỗi, dữ liệu phải gửi lại lớn thì hiệu quả sử dụng đường truyền thấp. Giao thức
TCP cho phép thay đổi độ lớn của sổ một cách động, phụ thuộc vào độ lớn bộ
đệm thu của thực thể TCP nhận.
- Cơ chế phát lại thích nghi: Để đảm bảo kiểm tra và khắc phục lỗi trong việc trao
đổi dữ liệu qua liên mạng, TCP phải có cơ chế đồng hồ kiểm tra phát (Time Out)
và cơ chế phát lại (Retransmission) mềm dẻo, phụ thuộc vào thời gian trễ thực
của môi trường truyền dẫn cụ thể. Thời gian trễ toàn phần RTT (Round Trip
Time) được xác định bắt đầu từ thời điểm phát gói dữ liệu cho đến khi nhận được
xác nhận của thực thể đối tác, là yếu tố quyết định giá trị của đồng hồ kiểm tra
phát Tout. Như vậy Tout phải lớn hơn hoặc bằng RTT.
- Cơ chế điều khiển tắc nghẽn: Hiện tương tắc nghẽn dữ liệu thể hiện ở việc gia
tăng
thời gian trễ của dữ liệu khi chuyển qua mạng. Để hạn chế khả năng dẫn đến tắc
nghẽn dữ liệu trong mạng, điều khiển lưu lượng dựa trên việc thay đổi độ lớn của
sổ phát.
Câu 66: Thiết lập và huỷ bỏ liên kết?
- Thiết lập và huỷ bỏ liên kết: TCP là một giao thức hướng liên kết, tức là cần phải
thiết lập một liên kết giữa một cặp thực TCP trước khi truyền dữ liệu. Sau khi liên
kết được thiết lập, những giá trị cổng (Port) hoạt động như một nhận dạng logic
được sử dụng nhận dạng mạch ảo (Virtual Circuit). Trên kênh ảo dữ liệu được
truyền song công (Full Duplex). Liên kết TCP được duy trì trong thời gian truyền
dữ liệu. Kết thúc truyền, liên kết TCP được giải phóng, các tài nguyên như bộ
nhớ, các bảng trạng thái, … cũng được giải phóng.
- Thiết lập liên kết TCP: Được thực hiện trên cơ sở phương thức bắt tay ba bước
(Tree - Way Handsake)
Câu 67: Độ tin cậy và điều khiển luồng của TCP?
Độ tin cậy
TCP có thể phục hồi dữ liệu đã bị tổn thất, bị mất, bị trùng lặp hoặc truyền đi
không theo thứ tự bằng cách gán một số thứ tự cho từng byte được truyền đi và yêu cầu
một sự xác nhận tích cực (ký hiệu là ACK) của bên nhận được. Nếu không nhận được
ACK trong khoảng thời gian cho phép, dữ liệu sẽ được truyền lại. Ngoài ra, bên nhận có
thể sử dụng số thứ tự để sắp xếp lại các segment nhận được sai thứ tự và loại bỏ các
47
segment trùng lặp. Tổn thất dữ liệu được xử lý bằng cách thêm vào một mã kiểm tra
trong mỗi khối dữ liệu được truyền đi, kiểm tra mã kiểm tra tại nơi nhận và hủy bỏ các
khối dữ liệu bị tổn thất.
Điều khiển luồng
Bên nhận kiểm soát số lượng dữ liệu mà bên gửi truyền đi bằng cách trả lại một
giá trị kích thước cửa sổ (Kích thước của cửa sổ là chiều dài của khối dữ liệu có thể lưu
trong bộ đệm của bên nhận) với mỗi ACK. Giá trị kích thước cửa sổ cho biết số lượng
các byte mà bên gửi có thể truyền đi trước khi được cho phép. Ngoài ra, các số thứ tự và
cửa sổ nhận hoạt động giống như chiếc đồng hồ, có thể thay đổi tại mọi thời điểm khi
bên nhận nhận được một segment mới và xác nhận lại.

Câu 68: Các chức năng chính của IP?


Các chức năng chính của IP:
- IP (Internet Protocol) là giao thức không liên kết. Chức năng chủ yếu của IP là
cung cấp các dịch vụ Datagram và các khả năng kết nối các mạng con thành liên
mạng để truyền dữ liệu với phương thức chuyển mạch gói IP Datagram, thực hiện
tiến trình định địa chỉ và chọn đường. IP Header được thêm vào đầu các gói tin và
được giao thức tầng thấp truyền theo dạng khung dữ liệu (Frame). IP định tuyến
các gói tin thông qua liên mạng bằng cách sử dụng các bảng định tuyến động
tham chiếu tại mỗi bước nhảy. Xác định tuyến được tiến hành bằng cách tham
khảo thông tin thiết bị mạng vật lý và logic như ARP giao thức phân giải địa chỉ.
IP thực hiện việc tháo rời và khôi phục các gói tin theo yêu cầu kích thước được
định nghĩa cho các tầng vật lý và liên kết dữ liệu thực hiện. IP kiểm tra lỗi thông
tin điều khiển, phần đầu IP bằng giá trị tổng CheckSum.
Câu 69: Địa chỉ IP, cấu trúc gói dữ liệu IP?
Cấu trúc gói dữ liệu IP:
- Các gói dữ liệu IP được gọi là các Datagram. Mỗi Datagram có phần tiêu đề (Header)
chứa các thông tin điều khiển. Nếu địa chỉ IP đích cùng mạng với trạm nguồn thì các gói
dữ liệu sẽ được chuyển thẳng tới đích, nếu địa chỉ IP đích không cùng mạng IP với máy
nguồn thì các gói dữ liệu sẽ được gửi đến một máy trung chuyển IP Gateway để chuyển
tiếp. IP Gateway là một thiết bị mạng IP đảm nhận việc lưu chuyển các gói dữ liệu IP
giữa hai mạng IP khác nhau. Hình 3.3 mô tả cấu trúc gói IP.
- VER (4 bits): Version hiện hành của IP được cài đặt.
- IHL (4 bits): Internet Header Length của Datagram, tính theo đơn vị word (32 bits).
- Type of service (8 bits): Thông tin về loại dịch vụ và mức ưu tiên của gói IP.
- Total Length (16 bits): Chỉ độ dài Datagram.
- Identification (16bits): Định danh cho một Datagram trong thời gian sống của nó.
- Flags (3 bits): Liên quan đến sự phân đoạn (Fragment) các Datagram:
- Fragment Offset (13 bits): Chỉ vị trí của Fragment trong Datagram.
- Time to Live (TTL-8 bits): Thời gian sống của một gói dữ liệu.

48
- Protocol (8 bits): Chỉ giao thức sử dụng TCP hay UDP.
- Header Checksum (16 bits): Mã kiểm soát lỗi CRC (Cycle Redundancy Check).
- Source Address (32 bits): địa chỉ của trạm nguồn.
- Destination Address (32 bits): Địa chỉ của trạm đích.
- Option (có độ dài thay đổi): Sử dụng trong trường hợp bảo mật, định tuyến đặc biệt.
- Padding (độ dài thay đổi): Vùng đệm cho phần Header luôn kết thúc ở 32 bits.
- Data (độ dài thay đổi): Độ dài dữ liệu tối đa là 65.535 bytes, tối thiểu là 8 bytes.

Câu 70: Phân mảnh và hợp nhất các gói IP?


Phân mảnh và hợp nhất các gói IP:
- Các gói IP được nhúng trong khung dữ liệu ở tầng liên kết dữ liệu tương ứng
trước khi chuyển tiếp trong mạng. Một gói dữ liệu IP có độ dài tối đa 65.536
byte, trong khi hầu hết các lớp liên kết dữ liệu chỉ hỗ trợ các khung dữ liệu nhỏ
hơn độ lớn tối đa của gói dữ liệu IP nhiều lần (ví dụ độ dài lớn nhất của một
khung dữ liệu Ethernet là 1500 byte). Vì vậy cần thiết phải có cơ chế phân mảnh
khi phát và hợp nhất khi nhận đối với các gói dữ liệu IP.

- Độ dài tối đa của một gói liên kết dữ liệu là MTU (Maximum Transmit Unit). Khi
cần chuyển một gói dữ liệu IP có độ dài lớn hơn MTU của một mạng cụ thể, cần
phải chia gói số liệu IP đó thành những gói IP nhỏ hơn để độ dài của nó nhỏ hơn
hoặc bằng MTU gọi là mảnh (Fragment). Trong phần tiêu đề của gói dữ liệu IP
có thông tin về phân mảnh và xác định các mảnh có quan hệ phụ thuộc để hợp
thành sau này. Quá trình hợp nhất diễn ra ngược lại với quá trình phân mảnh. Khi
IP nhận được một gói phân mảnh, nó giữ phân mảnh đó trong vùng đệm, cho đến
khi nhận được hết các gói IP trong chuỗi phân mảnh có cùng trường định danh.
Khi phân mảnh đầu tiên được nhận, IP khởi động một bộ đếm thời gian (giá trị
ngầm định là 15s). IP phải nhận hết các phân mảnh kế tiếp trước khi đồng hồ tắt.
Nếu không IP phải huỷ tất cả các phân mảnh trong hàng đợi hiện thời có cùng
trường định danh. Khi IP nhận được hết các phân mảnh, nó thực hiện hợp nhất
các gói phân mảnh thành các gói IP gốc và sau đó xử lý nó như một gói IP bình
thường. IP thường chỉ thực hiện hợp nhất các gói tại hệ thống đích của gói.
Câu 71: Trình bày chức năng giao thức thông báo điều khiển mạng ICMP?
Các chức năng chính: ICMP là giao thức điều khiển của tầng IP, sử dụng để trao đổi các
thông tin điều khiển dòng dữ liệu, thông báo lỗi và các thông tin trạng thái khác của bộ
giao thức TCP/IP.
49
- Điều khiển lưu lượng (Flow Control): Khi các gói dữ liệu đến quá nhanh, thiết bị đích
hoặc thiết bị định tuyến ở giữa sẽ gửi một thông điệp ICMP trở lại thiết bị gửi, yêu cầu
thiết bị gửi tạm thời ngừng việc gửi dữ liệu.
- Thông báo lỗi: Trong trường hợp không tới được địa chỉ đích thì hệ thống sẽ gửi một
thông báo lỗi "Destination Unreachable".
- Định hướng lại các tuyến (Redirect Router): Một Router gửi một thông điệp ICMP cho
một trạm thông báo nên sử dụng Router khác. Thông điệp này có thể chỉ được dùng khi
trạm nguồn ở trên cùng một mạng với hai thiết bị định tuyến.
- Kiểm tra các trạm ở xa: Một trạm có thể gửi một thông điệp ICMP "Echo" để kiểm tra
trạm có hoạt động hay không.

Câu 72: Tiến trình của Giao thức phân giải địa chỉ ARP (Address Resolution
Protocol)

Tiến trình của ARP được mô tả như sau:


- IP yêu cầu địa chỉ MAC.
- Tìm kiếm trong bảng ARP.
- Nếu tìm thấy sẽ trả lại địa chỉ MAC.
- Nếu không tìm thấy, tạo gói ARP yêu cầu và gửi tới tất cả các trạm.
- Tuỳ theo gói tin trả lời, ARP cập nhật vào bảng ARP và gửi địa chỉ MAC cho IP.

Câu 73: Nguyên tắc hoạt động, khuôn dạng gói tin của giao thức RARP

- Nguyên tắc hoạt động của RARP ngược với ARP, nghĩa là máy đã biết trước địa
chỉ vật lý MAC tìm địa chỉ IP tương ứng của nó. Máy A cần biết địa IP của nó,
nó gửi gói tin RARP Request chứa địa chỉ MAC cho tất cả các máy trong mạng
LAN. Mọi máy trong mạng đều có thể nhận gói tin này nhưng chỉ có Server mới
trả lại RARP Reply chứa địa chỉ IP của nó.
- Khuôn dạng gói tin RARP tương tự như khuôn dạng gói ARP đã trình bày, chỉ
khác là trường Opcode có giá trị 0×0003 cho mã lệnh yêu cầu(RARP Request) và
có giá trị 0×0004 cho mã lệnh trả lời(RARP Reply).

Câu 74: Các đặc trưng của IPv6


Đặc trưng của IPv6:
- Đơn giản hoá Header: Một số trường trong Header của IPv4 bị bỏ hoặc chuyển thành
các trường tuỳ chọn. Giảm thời gian xử lý và tăng thời gian truyền.
- Không gian địa chỉ lớn: Độ dài địa chỉ IPv6 là 128 bit, gấp 4 lần độ dài địa chỉ IPv4.
Gian địa chỉ IPv6 không bị thiếu hụt trong tương lai.
- Khả năng địa chỉ hoá và chọn đường linh hoạt: IPv6 cho phép nhiều lớp địa chỉ với số
lượng các node. Cho phép các mạng đa mức và phân chia địa chỉ thành các mạng con
riêng lẻ. Có khả năng tự động trong việc đánh địa chỉ. Mở rộng khả năng chọn đường
bằng cách thêm trường “Scop” vào địa chỉ quảng bá (Multicast).
- Tự động cấu hình địa chỉ: Khả năng tự cấu hình của IPv6 được gọi là khả năng cắm và
chạy (Plug and Play). Tính năng này cho phép tự cấu hình địa chỉ cho giao diện mà
không cần sử dụng các giao thức DHCP.
- Khả năng bảo mật: IPsec bảo vệ và xác nhận các gói tin IP:
+ Mã hóa dữ liệu: Phía gửi sẽ tiến hành mã hóa gói tin trước khi gửi.

50
+ Toàn vẹn dữ liệu: Phía nhận có thể xác nhận gói tin nhận được để đảm bảo rằng dữ
liệu không bị thay đổi trong quá trình truyền.
+ Xác nhận nguồn gốc dữ liệu: Phía nhận có thể biết được phía gửi gói tin. Dịch vụ này
phụ thuộc vào dịch vụ toàn vẹn dữ liệu.
+ Antireplay: Phía nhận có thể phát hiện và từ chối gói tin gửi lại.
- Chất lượng dịch vụ QoS (Quanlity Of Service): Chất lượng dịch vụ QoS trong IPv4
không cao.Trong Header IPv4 chứa địa chỉ nguồn và địa chỉ đích, truyền có độ tin cậy
không cao. IPv6 Header có thêm một số trường mới để xử lý và xác định lưu lượng trên
mạng. Do cơ chế xác nhận gói tin ngay trong Header nên việc hỗ trợ QoS có thể thực
hiện được ngay cả khi gói tin được mã hóa qua IPsec.
- Giao thức phát hiện lân cận NDP (Neighbor Discovery Protocol) của IPv6 là một dãy
các thông báo ICMPv6 cho phép quản lý tương tác giữa các node lân cận, thay thế ARP
trong IPv4. Các thông báo ICMPv4 Router Discovery và ICMPv4 Redirect được thay
bởi các thông báo Multicast, Unicast Neighbor Discovery.
- Khả năng mở rộng: Thêm vào trường Header mở rộng tiếp ngay sau Header, IPv6 có
thể được mở rộng thêm các tính năng mới một cách dễ dàng.
- Tính di động: IPv4 không hỗ trợ cho tính di động, IPv6 cho phép nhiều thiết bị di động
kết nối vào Internet theo chuẩn của PCMCIA (Personal Computer Memory Card
International Association) qua mạng công cộng nhờ sóng vô tuyến.
Câu 75: Chất lượng dịch vụ và bảo mật trong IPv6
- Chất lượng dịch vụ QoS (Quanlity Of Service): Chất lượng dịch vụ QoS trong IPv4
không cao.Trong Header IPv4 chứa địa chỉ nguồn và địa chỉ đích, truyền có độ tin cậy
không cao. IPv6 Header có thêm một số trường mới để xử lý và xác định lưu lượng trên
mạng. Do cơ chế xác nhận gói tin ngay trong Header nên việc hỗ trợ QoS có thể thực
hiện được ngay cả khi gói tin được mã hóa qua IPsec.

- Khả năng bảo mật: IPsec bảo vệ và xác nhận các gói tin IP: o Mã hóa dữ liệu: Phía gửi
sẽ tiến hành mã hóa gói tin trước khi gửi. o Toàn vẹn dữ liệu: Phía nhận có thể xác nhận
gói tin nhận được để đảm bảo rằng dữ liệu không bị thay đổi trong quá trình truyền.
Giáo trình Mạng máy tính Trang 89 o Xác nhận nguồn gốc dữ liệu: Phía nhận có thể biết
được phía gửi gói tin. Dịch vụ này phụ thuộc vào dịch vụ toàn vẹn dữ liệu. o Antireplay:
Phía nhận có thể phát hiện và từ chối gói tin gửi lại.

Câu 76: Cấu trúc khuôn dạng Datagram Ipv6


- Cấu trúc bao gồm:
+ Expanded addressing capabilities: IPv6 tăng kích thước của địa chỉ IP từ 32 lên 128
bit. Điều này đảm bảo rằng thế giới sẽ không hết địa chỉ IP.
+ A streamlined 40-byte header: Một số trường IPv4 đã bị loại bỏ hoặc trở thành tùy
chọn. Tiêu đề có độ dài cố định 40 byte kết quả cho phép xử lý dữ liệu IP nhanh
hơn. Bảng mã tùy chọn mới cho phép xử lý tùy chọn linh hoạt hơn.
+ Flow labelling and priority: IPv6 có một định nghĩa khó nắm bắt về luồng . RFC
1752 và RFC 2460 nêu rõ rằng điều này cho phép “ghi nhãn các gói thuộc các luồng cụ
thể mà người gửi yêu cầu xử lý đặc biệt, chẳng hạn như chất lượng dịch vụ không mặc
định hoặc dịch vụ thời gian thực.”

51
+ Version: Trường 4 bit này xác định số phiên bản IP. Không có gì ngạc nhiên khi
IPv6 mang giá trị 6 trong trường này. Lưu ý rằng việc đặt số 4 vào trường này không tạo
ra sơ đồ IPv4 hợp lệ.
+ Traffic Class: Trường 8-bit này giống với trường TOS mà chúng ta đã thấy trong
IPv4
+ Flow Lable: Trường 20 bit này được sử dụng để xác định luồng dữ liệu
+ Payload Length: Giá trị 6 bit này được coi là một số nguyên không dấu cho số byte
trong sơ đồ dữ liệu IPv6 theo sau tiêu đề gói dữ liệu 40 byte có độ dài cố định.
+ Next header: Trường này xác định giao thức mà nội dung (trường dữ liệu) của sơ đồ
dữ liệu này sẽ được phân phối (ví dụ: tới TCP hoặc UDP). Đã phân loại sử dụng các giá
trị giống như trường giao thức trong tiêu đề IPv4.
+ Hop limit: Nội dung của trường này được giảm dần theo từng bộ định tuyến chuyển
tiếp datagram. Nếu số lượng giới hạn bước nhảy bằng không, sơ đồ dữ liệu sẽ bị loại bỏ.
+ Source and destination addresses: Các định dạng khác nhau của địa chỉ IPv6 128-bit
được mô tả trong RFC 4291.
+ Data: Đây là phần tải trọng của gói dữ liệu IPv6. Khi datagram đến đích, trọng tải sẽ
được xóa khỏi IP datagram và được chuyển cho giao thức được chỉ định trong trường
tiêu đề tiếp theo.
Câu 77: So sánh IPv4 header và IPv6 header
IPv4 IPv6
Độ dài địa chỉ là 32 bit (4 byte) Độ dài địa chỉ là 128 bit (16 byte)
IPsec chỉ là tùy chọn IPsec được gắn liền với IPv6
Header của địa chỉ IPv4 không có trường Trường Flow Label cho phép xác định
xác định luồng dữ liệu của gói tin cho các luồng gói tin để các Router c
Router để xử lý QoS.
Việc phân đoạn được thực hiện bởi cả Việc phân đoạn chỉ được thực hiện bởi
Router và máy chủ gửi gói tin máy chủ phía gửi mà không có sự tham
gia của Router
Header có chứa trường Checksum Không có trường Checksum trong IPv6
Header
Header có chứa nhiều tùy chọn Tất cả các tùy chọn có trong Header mở
rộng
Giao thức ARP sử dụng ARP Request Khung ARP Request được thay thế bởi
quảng bá để xác định địa chỉ vật lý. các thông báo Multicast Neighbor
Solicitation
Sử dụng giao thức IGMP để quản lý thành Giao thức IGMP được thay thế bởi các
viên các nhóm mạng con cục bộ thông báo MLD (Multicast Listener
Discovery)
Sử dụng ICMP Router Discovery để xác Sử dụng thông báo quảng cáo Router
định địa chỉ cổng Gateway mặc định phù (Router Advertisement) và ICMP Router
hợp nhất, là tùy chọn. Solicitation thay cho ICMP Router
Discovery, là bắt buộc
Địa chỉ quảng bá truyền thông tin đến tất Trong IPv6 không tồn tại địa chỉ quảng
cả các node trong một mạng con bá, thay vào đó là địa chỉ Multicast
Thiết lập cấu hình bằng thủ công hoặc sử Cho phép cấu hình tự động, không sử
dụng DHCP dụng nhân công hay cấu hình qua
Địa chỉ máy chủ được lưu trong DNS Địa chỉ máy chủ được lưu trong DNS với

52
DHCP với mục đích ánh xạ sang địa chỉ mục đích ánh xạ sang địa chỉ IPv6
IPv4
Con trỏ địa chỉ được lưu trong IN – Con trỏ địa chỉ được lưu trong Ipv6 – INT
ADDR ARPA DNS để ánh xạ địa chỉ DNS để ánh xạ địa chỉ từ IPv4 sang tên
IPv4 sang tên máy chủ máy chủ
Hỗ trợ gói tin kích thước 576 bytes (có thể Hỗ trợ gói tin kích thước 1280 bytes
phân đoạn) (không cần phân đoạn)

Câu 78: Tầng địa chỉ IPv6, biểu diễn, các loại địa chỉ IPv6
-Tầng địa chỉ IPv6:
Một địa chỉ IPv6 gồm có 16 byte = 128 bits. 128 bits của IPv6, được chia ra thành 8
Octet, mỗi Octet chiếm 2 byte (4 bits), gồm 4 số được viết dưới dạng hệ cơ số Hexa và
mỗi nhóm được ngăn cách nhau bằng dấu hai chấm.
- Biểu diễn:
Trong dãy địa chỉ IPv6, nếu có số 0 đứng đầu có thể loại bỏ. Ví dụ 0000 sẽ được viết
thành 0, hoặc 09C0 sẽ được viết thành 9C0.
 Trong dãy địa chỉ IPv6, nếu có các nhóm số 0 liên tiếp, có thể đơn giản các nhóm này
bằng 2 dấu “::” (chỉ áp dụng khi dãy 0 liên tiếp nhau). Tuy nhiên, chỉ được thay thế một
lần như vậy trong toàn bộ một địa chỉ IPv6. Điều này rất dễ hiểu. Nếu chúng ta thực hiện
thay thế hai hay nhiều lần các nhóm số 0 bằng “::”, chúng ta sẽ không thể biết được số
các số 0 trong một cụm “::” để từ đó khôi phục lại chính xác địa chỉ IPv6 ban đầu.
-Loại địa chỉ IPv6 lại chia thành 3 loại chính như sau:
+ Unicast Address: Còn được gọi là địa chỉ đơn hướng. Địa chỉ này được dùng để nhận
dạng một interface. Một gói dữ liệu khi lưu thông trên mạng được gửi đến một địa chỉ
Unicast, sẽ được chuyển đến một interface mang địa chỉ Unicast đó.
+ Anycast Address: Là địa chỉ dùng để nhận dạng một tập hợp interface. Một gói tin gửi
đến địa chỉ Anycast sẽ được chuyển đến interface gần nhất trong tập hợp các interface
mang địa chỉ Anycast đó. Khái niệm “gần nhất” ở đây được xác định thông qua giao
thức định tuyến đang sử dụng.
+ Multicast Address: Địa chỉ này cũng dùng để nhận dang một tập hợp các interface.
Nhưng khác với địa chỉ Anycast, một gói tin khi chuyển đến địa chỉ Multicast được
chuyển đến tất cả các interface mang địa chỉ Multicast này. Loại địa chỉ này cũng giống
với địa chỉ Multicast trong IPv4 (lớp D).

Câu 79: So sánh địa chỉ IPv4 và địa chỉ IPv6


IPv4 IPv6
Version Cùng trường nhưng với các số phiên bản
khác nhau
Tiêu đề Length Được loại bỏ trong IPv6. IPv6 không chứa
trường Tiêu đề Length bởi vì tiêu đề của
IPv6 luôn luôn cố định là 40 byte. Mỗi
tiêu đề mở rộng có kích thước cố định
hoặc có địa chỉ của riêng nó
Type of Service Được thay thế bằng trường Traffic Class
Total Length Được thay thế bằng trường Payload
Length chỉ kích thước của trọng tả

53
Identification,Fragmentation, Fragment Được loại bỏ trong IPv6. Thông tin phân
Offset mảnh không có trong tiêu đề của IPv6. Nó
được chứa trong tiêu đề mở rộng phân
mảnh
Time to live Được thay thế bằng trường Hop Limit
Protocol Được thay thế bằng trường Next Header
Tiêu đề Checksum Được loại bỏ trong IPv6. Trong IPv6 việc
phát hiện lỗi cấp độ bits cho cả gói IPv6
được thực hiện bởi lớp liên kết
Source Address Trường này giống nhau chỉ khác là địa chỉ
IPv6 có 128 bits
Destination Address Trường này giống nhau chỉ khác là địa chỉ
IPv6 có 128 bits
Options Được loại bỏ trong IPv6. IPv4 options
được thay thế bởi IPv6 extension header

Câu 80: Mô hình kiến trúc TCP/IP và so sánh với mô hình OS


-Mô hình kiến trúc TCP/IP

Application Transport Network Network Interface

- So sánh với mô hình OS và TCP/IP 


Giống nhau:

+ OSI và TCP/IP đều có kiến trúc phân lớp.

+OSI và TCP/IP đều có lớp Network và lớp Transport.

+OSI và TCP/IP cùng sử dụng kỹ thuật chuyển Packet.


Khác nhau: 

Nội dung Mô hình OSI Mô hình TCP/IP

Nhiều người cho rằng đây là mô hình cũ, chỉ để


Độ tin cậy và Được chuẩn hóa, nhiều người tin cậ
tham khảo, số người sử dụng hạn chế hơn so với
phổ biến và sử dụng phổ biến trên toàn cầu
TCP/IP

54
Phương pháp
Tiếp cận theo chiều dọc Tiếp cận theo chiều ngang
tiếp cận

Mỗi tầng khác nhau sẽ thực hiện một nhiệm vụ Trong tầng ứng dụng có tầng trình
Sự kết hợp
khác nhau, không có sự kết hợp giữa bất cứ tầng diễn và tầng phiên được kết hợp vớ
giữa các tầng
nào nhau

Phát triển mô hình trước sau đó sẽ phát triển giao Các giao thức được thiết kế trước sa
Thiết kế
thức đó phát triển mô hình

Số lớp (tầng) 7 4

Hỗ trợ truyền thông không kết nối từ


Truyền thông Hỗ trợ cả kết nối định tuyến và không dây
tầng mạng

Tính phụ thuộc Giao thức độc lập Phụ thuộc vào giao thức

Chương 4:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 4.234. Trong các ký hiệu cáp sau đây, cáp nào không thuộc chuẩn Fast
Ethernet?
A. 100Base-F
B. 100Base-FX
55
C. 100Base-TX
D. 1000Base – SX
Câu 4.235. Chiều dài tối đa một đoạn mạng (segment) trong 10Base-5 ?
A. 500 m
B. 100 m
C. 2000 m
D. 187 m
Câu 4.236. Chiều dài tối đa một đoạn mạng (segment) trong 10Base-2 ?
A. 500 m
B. 185 m
C. 2000 m
D. 187 m
Câu 4.237. Chiều dài tối đa một đoạn mạng (segment) trong 10Base-T ?
A. 100 m
B. 185 m
C. 2000 m
D. 187 m
Câu 4.238. Trong các ký hiệu cáp sau đây, cáp nào thuộc chuẩn Fast Ethernet?
A. 10Base-2
B. 10Base-5
C. 10Base-FL
D. 100Base-TX
Câu 4.239. Công nghệ mạng Ethernet là do các tập đoàn nào xây dựng và phát
triển?
A. Xerox, Intel và Digital equipment
B. IBM, Intel và Digital equipment
C. Xerox, Apple và Digital equipment
D. MicroSoft, Intel và Digital equipment
Câu 4.240. Cơ chế truyền thông song công (Full – duplex) là gì?
A. Là cơ chế cho phép truyền thông theo hai hướng và đồng thời
B. Là cơ chế cho phép truyền và nhận thông tin không đồng thời
C. Là cơ chế chỉ cho phép truyền thông tin
D. Là cơ chế chỉ cho phép nhận thông tin
Câu 4.241. Cơ chế truyền thông bán song công (half – duplex) là gì?
A. Là cơ chế cho phép truyền và nhận thông tin đồng thời
B. Là cơ chế cho phép truyền theo hai hướng và không đồng thời
C. Là cơ chế chỉ cho phép truyền thông tin
D. Tất cả đều sai
Câu 4.242. Chữ cái “X” trong chuẩn 100BASE-FX biểu diễn cho thông tin gì?
A. Cơ chế truyền song công (full – dupleX)
B. Cơ chế truyền bán song công (half – dupleX)
C. Do công ty Xerox chế tạo (Xerox corporation)
D. Câu a và c đúng
56
Câu 4.243. Chữ cái “F” trong chuẩn 100BASE-FX biểu diễn cho thông tin gì?
A. Cơ chế truyền song công (Full – Duplex)
B. Mạng Ethernet tốc độ cao (Fast Ethernet)
C. Cáp quang (Fiber-Optic cable)

• Bộ chuyển đổi quang (Fiber Converter)


Câu 4.244. Chữ cái “T” trong chuẩb 100BASE-TX biểu diễn cho thông tin gì?
A. Tốc độ truyền (Transmission speed)
B. Bộ chuyển đổi tín hiệu đầu cuối (Terminal adapter)
C. Cáp xoắn đôi (Twisted-pair cable)
D. Tín hiệu truyền hai chiều (Twin direction signal)
Câu 4.245. Trong LAN, giữa máy tính và Router có thể được kết nối với nhau bằng
cáp UTP (có cặp đầu nối RJ-45) được đấu nối theo chuẩn nào?
A. Cáp UTP đấu nối thẳng
B. Cáp UTP đấu nối chéo
C. Không thể kết nối được
D. Câu a và b đúng
Câu 4.246. Trong LAN, giữa máy tính và Switch có thể được kết nối với nhau bằng
cáp UTP (có cặp đầu nối RJ-45) được đấu nối theo chuẩn nào?
A. Cáp UTP đấu nối thẳng B. Cáp UTP đấu nối chéo
C. Không thể kết nối được D. Câu a và b đúng
Câu 4.247. Trong LAN, giữa máy tính và Hub có thể được kết nối với nhau bằng
cáp UTP (có cặp đầu nối RJ-45) được đấu nối theo chuẩn nào?
A. Cáp UTP đấu nối thẳng
B. Cáp UTP đấu nối chéo
C. Không thể kết nối được
D. Câu a và b đúng
Câu 4.248. Trong LAN, giữa Hub và Switch có thể được kết nối với nhau bằng cáp
UTP (có cặp đầu nối RJ-45) được đấu nối theo chuẩn nào?
A. Cáp UTP đấu nối thẳng
B. Cáp UTP đấu nối chéo
C. Không thể kết nối được
D. Câu a và b đúng
Câu 4.249. Hai Router có thể được kết nối với nhau bằng cáp UTP (có cặp đầu nối
RJ-45) được đấu nối theo chuẩn nào?
A. Cáp UTP đấu nối thẳng B. Cáp UTP đấu nối chéo
C. Không thể kết nối được D. Câu a và b đúng
Câu 4.250. Thứ tự các màu dây trong đầu nối RJ-45 của cáp UTP theo quy ước đấu
cáp chéo như thế nào?
A. Trắng da cam, da cam, xanh da trời, trắng xanh lá cây, trắng xanh da trời, xanh lá
cây, trắng nâu, nâu
B.Trắng da cam, da cam, trắng xanh lá cây, xanh da trời, trắng xanh da trời, xanh lá
cây, trắng nâu, nâu

57
C. Trắng xanh lá cây, xanh lá cây, trắng da cam, xanh da trời, trắng xanh da trời, da
cam, trắng nâu, nâu
D. Trắng da cam, da cam, trắng xanh lá cây, xanh da trời, xanh lá cây, trắng xanh da
trời, trắng nâu, nâu

Câu 4.251. Thứ tự các màu dây trong đầu nối RJ-45 của cáp UTP theo quy ước đấu
cáp thẳng như thế nào?
A. Trắng da cam, da cam, xanh da trời, trắng xanh lá cây, trắng xanh da trời, xanh lá
cây, trắng nâu, nâu
B. Trắng da cam, da cam, trắng xanh lá cây, xanh da trời, trắng xanh da trời, xanh lá
cây, trắng nâu, nâu
C. Trắng da cam, da cam, trắng xanh lá cây, trắng xanh da trời, xanh da trời, xanh lá
cây, trắng nâu, nâu
D. Trắng da cam, da cam, trắng xanh lá cây, xanh da trời, xanh lá cây, trắng xanh da
trời, trắng nâu, nâu
Câu 4.252. Ưu điểm của giao thức CSMA/CD là gì?
A. Việc thêm, bớt hoặc di chuyển các trạm không ảnh hưởng tới các thủ tục của giao
thức
B. Đảm bảo không có xung đột dữ liệu xẩy ra
C. Hiệu suất của mạng cao khi lưu lượng thông tin trao đổi thấp, giao thức đơn giản,
mềm dẻo để thực hiện
D. Câu a và câu c đúng
Câu 4.253. Nhược điểm của giao thức CSMA/CD là gì?
A. Việc thêm các trạm ảnh hưởng tới các thủ tục của giao thức
B. Khi số lượng kết nối trao đổi thông tin tăng thì hiệu suất truyền thông càng giảm
nhanh chóng
C. Việc di chuyển các trạm ảnh hưởng tới các thủ tục của giao thức
D. Việc bớt các trạm ảnh hưởng tới các thủ tục của giao thức
Câu 4.254. Thuật ngữ CSMA/CD là viết tắt của cụm từ nào?
A. Carrier Sensor Multiple Access with Collision Detection
B. Carrier Sense Media Access with Collision Detection
C. Carrier Sense Multiple Access with Collision Detection
D. Carrier Sense Multiple Access with Connection
Detection
Câu 4.255. Công nghệ LAN nào sử dụng CSMA/CD?
A. Ethernet
B. Token Ring
C. FDDI
D. Tất cả câu trên
Câu 4.256. Chức năng của Token Bus
A. Bổ sung định kỳ các trạm nằm ngoài vòng logic nếu có nhu cầu truyền dữ liệu. B.
Loại bỏ một trạm không còn nhu cầu truyền dữ liệu ra khỏi vòng logic.
58
B. Quản lý lỗi.
C. Khởi tạo vòng logic
D. Khôi phục dữ liệu bị mất do gẫy vòng logic
Câu 4.257. Trong phương pháp Token ring cần giải quyết vấn đề phá vỡ hệ thống
A. Một là mất thẻ bài.

• Thẻ bài “bận” lưu chuyển không dừng trên vòng.


• Khởi tạo vòng logic
• Khôi phục dữ liệu bị mất do gẫy vòng logic
Câu 4.258. Phương pháp nào có cơ chế xác nhận ACK
A. CSMA/CD B. TOKEN BUS
C. TOKEN RING D. Cả 3 phương pháp.
Câu 4.259. Phương pháp nào có độ phức tạp hơn các phương pháp còn lại
A. CSMA/CD
B. TOKEN BUS
C. TOKEN RING
D. Cả 3 phương pháp.
Câu 4.260. Phương pháp nào xử lý hiệu quả hơn trong trường hợp tải nhẹ
A. CSMA/CD
B. TOKEN BUS
C. TOKEN RING
D. Cả 3 phương pháp.
Câu 4.261. Câu 7. Những đặc điểm kỹ thuật cơ bản của Ethernet
A. Cấu hình Bus / Star hoặc lai ghép Bus -Star
B. Quy cách kỹ thuật: IEEE 802.3.Phương pháp truy nhập: CSMA/CD.
C. Vận tốc truyền 10Mbps, 100Mbps ... 10Gbps
D. Loại cáp: Cáp đồng trục mảnh, cáp đồng trục dày, cáp xoắn đôi, cáp quang ...
E. Tất cả đều sai.

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 4.82. Phương thức đa truy nhập sử dụng sóng mang có phát hiện
xung đột CSMA/CD.
- Đây là phương pháp truy nhập ngẫu nhiên sử dụng cho mạng có cấu trúc dạng
hình Bus. Tất cả các node truy nhập ngẫu nhiên vào Bus chung. Vì vậy cần có cơ
chế tránh xung đột và nghẽn thông tin. CSMACD là phương pháp cải tiến của
phương pháp CSMA (Nghe trước khi nói - Listen before talk).
Nguyên tắc hoạt động. Khi một trạm truyền dữ liệu, trước hết nó sẽ phải “nghe”
xem đường truyền “bận” hay “rỗi”. Nếu “rỗi” nó sẽ truyền dữ liệu đi (theo khuôn
dạng chuẩn), nếu đường truyền đang “bận” thì nó sẽ thực hiện 1 trong 3 giải thuật
sau:
1. Trạm tạm “rút lui” chờ đợi trong một thời gian ngẫu nhiên, sau đó lại bắt đầu
59
nghe đường truyền (Non persistent)
2. Trạm tiếp tục “nghe” đến khi đường truyền rỗi thì truyền dữ liệu đi với xác
suất bằng 1 (persistent).
3. Trạm tiếp tục “nghe” đến khi đường truyền rỗi thì truyền dữ liệu đi với xác
suất bằng 0<p<1 xác định trước (p-persistent).
Câu 4.83. Ưu, nhược điểm của từng giải thuật trong CSMA/CD.
- Tuy nhiên, có thể có thời gian “chết” của đường truyền vì cả hai cùng đợi. Giải thuật
2 ngược lại, cố gắng giảm được thời gian “chết” của đường truyền nhưng nếu có hơn
một trạm cùng truyền thì khả năng xảy ra xung đột sẽ cao và giải thuật 3 với giá trịp
chọn một cách hợp lý có thể tối thiểu hoá được khả năng xung đột cũng như giảm được
thời gian “chết” của đường truyền.
Tuy nhiên, xung đột xảy ra thường do độ trễ truyền dẫn. CSMA thực chất là các trạm
chỉ không thể biết và tiếp tục truyền dữ liệu dẫn đến tắc nghẽn, xung đột thông tin trên
đường truyền. Giải pháp CSMACD (hay còn gọi là LWT - Listen while talk) Có thể
phát hiện xung đột như sau:
- Khi một trạm đang truyền, vẫn tiếp tục “nghe” đường truyền. Nếu phát hiện thấy xung
đột, nó ngừng ngay việc truyền nhưng vẫn tiếp tục gửi sóng mang đi thêm một thời
gian để đảm bảo rằng các trạm trên mạng đều có thể “nghe” được xung đột đó.
- Sau đó, trạm chờ đợi trong một thời đoạn ngẫu nhiên, nó tiếp tục thử truyền lại theo
nguyên tắc các giải thuật của CSMA.
Với CSMACD, thời gian chiếm dụng vô ích đường truyền giảm xuống đúng bằng thời
gian dùng để phát hiện một xung đột. CSMA/CD cũng sử dụng 3 giải thuật “kiên nhẫn”
của CSMA, trong đó giải thuật (2) (1-persistent) là được dùng hơn cả.
Câu 4.84. Token Bus: Thiết lập vòng logi, duy trì trạng thái thực tế của
mạng và khởi tạo vòng logic khi cài đặt mạng hoặc đứt vòng.

- Để cấp phát quyền truy nhập đường truyền cho một trạm cần truyền dữ liệu, một
thẻ bàiđược lưu chuyển trên một vòng logic được thiết lập bởi các trạm có nhu
cầu. Khi một tram nhận.được thẻ bài nó có quyền truy nhập đường truyền trong
một thời gian xác định và có phép, nó chuyển thẻ bài cho trạm tiếp theo trên vòng
logic. Thẻ bài (Token) là một đơn vị dữ liệu đặc biệt, có kích thước và nội dung
gồm các thông tin điều khiển được quy định riêng cho mỗi phương pháp.
-Thiết lập vòng logic: Vòng logic giữa các trạm có nhu cầu truyền, được xác định
theo một chuỗi có thứ tự mà trạm cuối cùng liền kề với trạm đầu tiên của vòng.
Mỗi trạm được biết địa chỉ của trạm liền kề trước và sau nó. Thứ tự của các trạm
trên vòng logic độc lập với thứ tự vật lý, Các trạm không hoặc chưa có nhu cầu
truyền dữ liệu thì không đưa vào vòng logic và chủng chỉ có thể tiếp nhận dữ liệu.
Duy trì trạng thái thực tế của mạng - Bổ sung định kỳ các trạm nằm ngoài vòng
logic nếu có nhu cầu truyền dữ liệu. - Loại bỏ một trạm không còn nhu cầu truyền
dữ liệu ra khỏi vòng logic.
- Vấn đề quan trọng là phải duy trì được vòng logic bằng việc thực hiện các
60
chức năng:
Bổ sung một trạm vào vòng logic: các trạm nằm ngoài vòng logic cần được
xem xét định kỳ để nếu có nhu cầu truyền dữ liệu thì bổ sung vào vòng logic.
- Loại bỏ một trạm khỏi vòng logic: khi một trạm không còn nhu cầu truyền dữ
liệu cần loại bỏ ra khỏi vòng logic để tối ưu hoá việc điều khiển truy nhập bằng thẻ
bài - Quản lý lỗi: một số lỗi có thể xảy ra như trùng địa chỉ,"đứt vòng"... - Khởi
tạo vòng logic: khi cài đặt mạng hoặc sau " đứt vòng ", cần phải khởi tạo vòng
- Khởi tạo vòng logic: Khi cài đặt mạng hoặc đứt vòng cần phải khởi tạo lại vòng.
Việc khởi tạo vòng logic được thực hiện khi một hoặc nhiều trạm phát hiện Bus
hoạt động vượt qua giá trị ngưỡng thời gian (Time-out) hoặc thẻ bài bị mất. Có
nhiều nguyên nhân, chẳng hạn mạng mất nguồn hoặc trạm giữ thẻ bài hỏng. Lúc
đó, trạm phát hiện sẽ gửi thông bảo yêu cầu thẻ bài tới một trạm được chiđịnh
trước có trách nhiệm sinh thẻ bài mới và chuyến đi theo vòng logic.
Câu 4.85. Token ring, nguyên tắc của phương pháp. Cần giải quyết hai vấn
đề có thể dẫn đến phá vỡ hệ thống.

- Nguyên tắc của phương pháp: Dùng thể tải lưu chuyển trên đường vật lý đểi cấp
phát truy nhập đường truyền. Môi tra Tuần truyền dữ liệu thì về thi đại đến khi nhận
durực Tiật thể và rủi", khi tả trạm sẽ dải bit "sang thái của thể thải sang trang với
bận" và truyền Vũi dari wị dữ liệu cùng với thẻ thải di theo chiều của vùng. Các trại
khác ruốn truyền dữ liệu về tải doi. Du lieu
dễe train dịch phải được map lại, sau đó tiếng với thẻ bài d tiếp thu tiền khi quay về
Wrại THPT, Trại quần tả bả dữ liệu và dối tit trẻ khi thành Tủ" thu là chuyển tiếp
trên vẻng dễ các loại khác có thể nhận được quyền truyền dữ liệu. A C D E A có
nhu cầu truyền dữ liệu dển C. Đợi Free Taker, chuyển sang trạng thái Busy, gửi kirn
Packet dữ liệu Node B dọc phân tích và só sánh địa chỉ đích với địa chỉ MAC. Node
C sao chép dữ liệu
Khi Packet dữ liệu quay về, Node A chuyên trạngthải Token thành Free. ADB

-Sự quay về lại trạm nguồn của dữ liệu và thiếểi nhân tạo ra cơ chế hóa thân tự
dich có thể gửi vào đơn vị dữ liệu phần headerất thông tin về kết quả lễg riên dữ
liệu của viện Chẩg hạn, các thông tin đã có thể là: (1) trạn diện không tồn tại huật
không hoạt động (2) Trạm dich tôn tại những dữ liệu không được an thép (3) dữ liệu
đã được tiếp nhận, (4) colo.
Các vấn đề vẫn quan: Cần giải quyết hai vấn đề có thể dẫn dẫn phá vỡ hệ thang,
Một là rất thị tải. Hai là một thẻ bài “bật" lưu chuyển không dùng trên verg. Có thể
cả vớiều giải pháp khác nhau để khắc phục vấn đề này, sau đây là một giải pháp
dược khuyên nghị:
Đối với vấn đề vật thể tải: Có thể quy định trước mặt trận điều khiển thủ công
Welvet Marine), phát hiện rất thẻ bài sang tich dùng cơ thể ngưỡng thời gian Tivi
Le, Sau khoảng thời gian dà, nếu khang rậm lại được thẻ bài, tranh sẽ phải hiện tri
WH ĐỂ Lục Thi hành : phát lại rẻ tại Tổi.
Đối với viễn tả vẻ hài bận lưu chuyễn trên vùng khăng dùng tram Maricar sử dụng
Hội Dit trên thẻ bài đánh dấu (M=1) khi gặp mặt thẻ bài bám đi qua nó. Nếu nó gia
61
lai mot the biben với bit đã đánh dấu do thi có nghĩa là trum nguy đã không nhận lại
được dam vị dữ liệu của minh và trẻ hải hạn cứ quay vòngã Lũdá, ram Moriar sẽ dải
ba trạng thái của thẻ bài thành phải và chuyển tiếp trên vùng. Tuy nhiên, cần chọn
một giải thut décontram thay the chotram monitor ki bi höng,

Câu 4.86. So sánh CSMA/CD với các phương pháp dùng thẻ bài?

- Độ phức tạp của phương pháp dùng thẻ bài lớn hơn nhiều so với phương pháp truy
nhập ngẫu nhiên CSMACD, xử lý đơn giản hơn. Trong điều kiện tải nhẹ phương pháp
thẻ bài không cao do một trạm có thễđợi khá lâu mới đến lượt (có thẻ bài). Ngược lại,
trong điều kiện tải nặng, phương pháp dùng thẻ bài hiệu quả hơn so với CSMA/CD.
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp dùng thẻ bài là khả năng điều hoà lưu thông trong
mạng bằng cách cho phép các trạm truyền số lượng đơn vị dữ liệu khác nhau khi nhận
được thẻ bài hoặc bằng cách lập chếđộ ưu tiên cấp phát cho các trạm cho
trước.
Câu 4.87. Token ring thế hệ thứ hai: Switched Token Ring, Token ring chuyên
dụng (Dedicated Token ring), Full-duplex Token ring (Token ring song
công (hai chiều), 100 Mbps Token ring (HSTR- high speed token ring).
Câu 4.88. Ethernet và chuẩn IEEE 802

- Ethernet là công nghệ của mạng LAN cho phép truyền tín hiệu giữa các máy tính với
tốc độ
10Mb/s đến 10 Gigabit/s. Trong các kiểu Ethernet thì kiểu sử dụng cáp xoắn đôi là hay
thông dụng nhất. Hiện nay có khoảng 85% mạng LAN sử dụng Công nghệ Ethernet
Năm 1980, Xerox, tập đoàn Intel và tập đoàn Digital Equipment đưa ra tiêu chuẩn
Ethernet 10 Mbps (Tiêu chuẩn DIX).
IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers, Inc- Viện công nghệ điện và
điện tử) đưa ra tiêu chuẩn về Ethernet đầu tiên vào năm 1985 với tên gọi "IEEE 802.3
Carrier Sense Multiple Access with Collision Detection (CSMA/CD) Access Method
and Physical Layer Specifications"
Gần đây, với các phương tiện truyền dẫn và công nghệ mới, Công nghệ Ethernet đã
ngày càng phát triển và đạt được tốc độ trao đổi số liệu đến 10 Gigabit trên giây.
Application Presentation Session Transport Network Data link Physical Medium Upper
Upper Layer Layer Protocols LSAP Protocols
LLC LLC Scope of
MAC MAC IEEE 802
Physical Physical Standard
Medium
Thành phần mạng Ethernet bao gồm:

62
- Data terminal Equipment (DTE): Các thiết bị truyền và nhận dữ liệu DTEs thường là
PC, Workstation, File Server, Print Server ...
- Data Communication Equipment (DCE): Là các thiết bị kết nối mạng cho phép nhận
và chuyên khung trên mạng. DCE có thể là các thiết bịđộc lập như Repeter, Switch,
Router hoặc các khối giao tiếp thông tin như Card mạng, Modem..
- Interconnecting Media: Cáp xoắn đôi, cáp đồng (mỏng/dày), cáp quang.
Những đặc điểm cơ bản của Ethernet
- Cấu hình truyền thống Bus đường thẳng/ Star - Cấu hình khác Star bus
- Kỹ thuật truyền: Base band
- Phương pháp truy nhập: CSMACD - Quy cách kỹ thuật: IEEE 802.3.
- Vận tốc truyền 10Mbps, 100Mbps
10Gbps
- Loại cáp: Cáp đồng trục mảnh, cáp đồng trục dày, cáp xoắn đôi, cáp quang ..

-Chuẩn IEEE 802 bao gồm chức năng tầng vật lý (Physical) và liên kết dữ liệu (Data
Link) trong mô hình OSI. Điều này có nghĩa là Uỷ ban 802 của IEEE nhấn mạnh tới
việc tiêu chuẩn hoá các Công nghệ phần cứng sử dụng tại tầng vật lý và tầng liên kết
dữ liệu.
Chuẩn IEEE chia tầng liên kết dữ liệu thành hai tầng con, tầng điều khiển truy nhập
MAC (Media Access Control) và điều khiển liên kết logic LLC (Logical Link Control).
Tầng LLC (Logical Link Control ):Tất cả mạng LAN theo chuẩn IEEE có cùng lớp
LLC
được định nghĩa bởi 802.2. Dùng chung tầng con LLC, Cơ chế các tầng trên như nhau
bất kể loại phần cứng nào được sử dụng. Giao diện giữa tầng kề trên với LLC được
định nghĩa bởi các điểm LSAP (Link Service Access Points ) LSAP là các địa chỉ liên
kết logic. Địa chỉ Ethernet có nhiều
địa chỉ LSAP, những địa chỉ này cho phép liên kết giữa các thực thể trên mạng. Địa chỉ
MAC là duy nhất.
- Nếu thiết bị là DTE, nó quy định giao diện giữa giữa tầng MAC và tầng mạng. LLC
quản lý liên kết dữ liệu và định nghĩa các điểm truy nhập dịch vụ (Service Access Point
- SAP). LLC Sublayer được tiêu chuẩn hoá trong IEEE 802.2
- Nếu thiết bị DCE là Bridge. Brige cung cấp giao diện LAN-to-LAN sử dụng chung
Protocol (Ethenet to Ethenet) hoặc giữa các LAN sử dụng khác Protocol (như Ethernet
to Token Ring). Bridge được tiêu chuẩn hoá trong IEEE 802.1
- LLC Header

DSAP (1) SSAP (1) Cont (1) Data (43...)


+ DSAP (Destination Service Access Point): Con trỏ thông báo cho NIC vị trí bộ đệm

63
+ SSÁP (Source Service Access Point) Vị trí bộ đệm lưu trữ thông tin đi. + DSÁP and
SSAP cho phép nhiều giao thức cùng sử dụng chung NIC Card. + Cont (Control). Kiều
của LLC.
+ Data: Dữ liệu được đưa xuống từ lớp Network, có chiều dài tối đa là 1497 bytes,
Tầng con LLC cung cấp các dịch vụ sau:
- Type 1: Dịch vụ Datagram không liên kết và không có cơ chế báo nhận biết
(Unacknowledgement). Cung cấp kết nối Point to Point, Multipoint và Broadcast.
- Type 2: Dịch vụ mạch ảo, kiểu liên kết (Connection -Oriented ). Cung cấp các dịch vụ
tuần tự, kiểm soát luồng, không lỗi giữa các LSÁP.
- Type 3: Dịch vụ Datagram kiêu không liên kết và có cơ chế báo nhận biết
(Acknowledgement).
Tầng Ethernet Mac Sublayer: Liên quan đến các phương pháp truy nhập và kiểm soát
truy nhập đến đường truyền chung. Token RING và Ethernet thực hiện trong tầng
MAC bằng các phương pháp khác nhau cùng chia sẻđường truyền,
- Tạo Frame: Thêm các trường PRE, SFD, DE, SA, LengthType, PAD, FCS và dữ
liệu từ LLC đưa xuống tạo thành khung dữ liệu cung cấp cho tầng Vật lý.
- Nhận khung dữ liệu từ tầng Vật lý, kiểm tra lỗi và gữi dữ liệu cho tầng LLC - Điều
khiển truy nhập phương tiện truyền dẫn.
Tầng Vật lý: Xác định tốc độ truyền, phương pháp mã hoá và phương tiện truyền dẫn
và cách thức kết nối vật lý. Tầng vật lý của IEEE 802.3 được phân chia là 2 phần:
- Phần độc lập với đường truyền đặc tả giao diện giữa tầng MAC và tầng vật lý.
- Phần phụ thuộc đường truyền và đặc tả giao diện với đường truyền của LAN và các
tín hiệu trao đổi với đường truyền. Có nhiều tuỳ chọn khác nhau về kiểu đường truyền,
phương thức truyền tín hiệu và tốc độ truyền, cách thức mã hoá.

64
Một mạng con tầng A mượn 5 bit để chia subnet thì SM sẽ là?

65
66
67

You might also like