You are on page 1of 4

KHU VỰC VIỆT NAM – CAMBODIA

NHÀ MÁY EVM – TIÊU CHUẨN THAO TÁC ỨNG PHÓ TÌNH HUỐNG
KHẨN CẤP VỀ HỎA HOẠN
Ngày Soạn 27-04-2017 Phiên Bản Bản Thứ 2 Mã Số Tập Đoàn

Mã Số ISO E3-447S001
Biên Soạn CSR Phê Chuẩn Tổng giám đốc
Số Trang (trang 1 / tổng số 6)

1. Mục đích:
Nhằm xác định các hoạt động điều hành tác nghiệp và các trách nhiệm có liên quan tới việc đáp ứng các tình
huống khẩn cấp, đặc biệt là đối với các nguy cơ cháy nổ nhằm giảm đến mức thấp nhất các thiệt hại có thể
có cho tất cả các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của khách sạn cũng như các tác hại đến môi trường.
2. Phạm vi áp dụng:
Toàn thể nhân viên trong công ty và các nhà cung ứng.
Thích hợp trong hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 và OHSAS 18001.
3. Quyền hạn và trách nhiệm:
Ban Chỉ huy PCCC có trách nhiệm tổ chức, chỉ huy, triển khai, điều phối nhân lực và các hoạt động nhằm
ứng phó các tình huống khẩn cấp cháy nổ xảy ra trong công ty. Tất cả nhân viên còn lại trong đơn vị có trách
nhiệm tiến hành các hoạt động đã được phân công và xác định rõ trong tiêu chuẩn này.
4. Định nghĩa: không
5. Nội dung:
5.1 Phân loại đám cháy:
Theo tiêu chuẩn Việt Nam, căn cứ vào trạng thái của chất cháy mà đám cháy được phân thành các loại như sau:
 Chất cháy rắn: Ký hiệu A (chất gỗ, giấy, bông gòn, chất nhựa,…).
 Chất cháy lỏng: Ký hiệu B (dầu lửa, dầu nhớt, sơn, …)
 Chất cháy khí: Ký hiệu C (các khí dễ cháy)
 Chất cháy kim loại: Ký hiệu D
 Cháy điện: Ký hiệu E (dây điện, motor, động cơ, máy biến áp, những máy móc sử dụng điện, những thiết bị dây dẫn
điện.
Phân loại đám cháy và quy ước ký hiệu đám cháy để sản xuất thiết bị phương tiện chữa cháy và sử dụng phương tiện chữa
cháy đúng với từng loại đám cháy (trên các bình chữa cháy ghi ký hiệu chữ gì thì sử dụng chữ được những loại đám cháy
đó).
5.2 Ứng phó khi xảy ra cháy nổ:
5.2.1 Tổ chức chữa cháy và bảo vệ tài sản:
Tiêu lệnh PCCC chung do Công an PCCC quy định:
 Hô to “cháy, cháy, cháy!!!”
 Cúp điện nơi xảy ra cháy.

Chủ Quản Đơn Vị: Xét Duyệt: Phê Chuẩn:


KHU VỰC VIỆT NAM – CAMBODIA
NHÀ MÁY EVM – TIÊU CHUẨN THAO TÁC ỨNG PHÓ TÌNH HUỐNG
KHẨN CẤP VỀ HỎA HOẠN
Ngày Soạn 27-04-2017 Phiên Bản Bản Thứ 2 Mã Số Tập Đoàn

Mã Số ISO E3-447S001
Biên Soạn CSR Phê Chuẩn Tổng giám đốc
Số Trang (trang 2 / tổng số 6)

 Dùng các phương tiện chữa cháy phù hợp có trang bị tại chỗ để dập tắt đám cháy như: các loại bình cứu
hỏa, nước ...;
 Gọi điện thoại số nội bộ 130, 139 (Bảo vệ nội bộ), 162 (SEA), 114 (Công an PCCC) báo cho lực lượng
chữa cháy chuyên nghiệp nội bộ hoặc công an PCCC.
Quy trình chữa cháy được tiến hành như sau:
 Khi nhận được thông báo thì phải báo ngay cho lãnh đạo và Đội PCCC nội bộ.
 Tất cả thành viên trong Đội PCCC của ca trực nhanh chóng vào vị trí và triển khai đội hình chữa cháy
như đã được phân công.
 Trách nhiệm và công việc của các tổ trong Đội PCCC cụ thể như sau :
 Tổ thông tin liên lạc: có trách nhiệm giữ vững thông tin liên lạc với nơi xảy ra cháy và giữa các tổ,
phòng ban trong nội bộ, truyền đạt các thông tin và mệnh lệnh của người chỉ huy cao nhất hiện có
mặt tại chỗ lúc đó.
 Tổ cứu thương: có nhiệm vụ phối hợp với trực tầng và các nhân viên không thuộc đội chữa cháy
thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, sơ cấp cứu và chuyển người bị nạn đến bệnh viện, hướng dẫn thoát
nạn ... Tại khu vực tập trung, nhân viên cứu hộ điểm danh lại quân số để kịp thời thông báo với nhân
viên cứu hộ tại khu vực cháy.
 Tổ xung kích chữa cháy: tiến hành các công việc chữa cháy theo sự chỉ huy và phân công của Đội
trưởng.
 Tổ hướng dẫn thoát nạn: hướng dẫn thoát nạn tới nơi an toàn.
 Tổ bảo vệ làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, bảo vệ tất cả các tài sản đã được mang ra ngoài. Đồng thời,
hướng dẫn lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp nhanh chóng tiếp cận đám cháy, không cho những
người không có nhiệm vụ vào khu vực này, khai thông lối đi cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp đến
đúng nơi làm nhiệm vụ.
 Tổ di chuyển tài sản: vận chuyển hành hàng hóa ra khỏi khu vực nguy hiểm đến khu vực tập trung
an toàn.

Chủ Quản Đơn Vị: Xét Duyệt: Phê Chuẩn:


KHU VỰC VIỆT NAM – CAMBODIA
NHÀ MÁY EVM – TIÊU CHUẨN THAO TÁC ỨNG PHÓ TÌNH HUỐNG
KHẨN CẤP VỀ HỎA HOẠN
Ngày Soạn 27-04-2017 Phiên Bản Bản Thứ 2 Mã Số Tập Đoàn

Mã Số ISO E3-447S001
Biên Soạn CSR Phê Chuẩn Tổng giám đốc
Số Trang (trang 3 / tổng số 6)

Trong quá trình tham gia tổ chức chữa cháy theo các vị trí đã được phân công, tất cả các nhân viên phải lưu
ý đặt nhiệm vụ cứu người là ưu tiên hàng đầu.
5.1.2 Các bước thông tin và xử lý tình hướng sự cố cháy nổ.
Danh mục các số điện thoại khẩn báo cháy: Tham khảo “Sơ đồ tổ chức ứng phó tình huống khẩn cấp tại
EVM” dán tại những vị trí cửa thoát hiểm và thiết bị PCCC.
Khi xảy ra sự cố cháy nổ ở bất kỳ khu vực nào trong trong công ty (bao gồm cả 6 tổ của Đội PCCC) phải
tuân thủ theo các bước sau đây:
 Người phát hiện đầu tiên phải báo động cho mọi người cùng biết bằng cách hô to “Cháy, cháy, cháy!”.
Sau đó, bấm nút báo động khẩn và điện thoại trực tiếp báo cho Bảo vệ nội bộ biết địa điểm xảy ra cháy nổ.
 Tiếp theo đó, Bảo vệ nội bộ phải báo ngay cho ban lãnh đạo và các bộ phận liên quan để thực hiện cúp
điện, tắt gas,…
 Những người trong khu vực cháy nổ phải nhanh chóng cúp ngay cầu dao điện tại khu vực, khóa hệ
thống gas và sử dụng bình bột, bình CO2, nước vách tường để chữa cháy ngay ban đầu.
 Điện thoại báo cho Công an PCCC, các đơn vị bạn ở lân cận để được hỗ trợ.
 Điện thoại cho Công ty Điện lực để cúp điện.
 Nhân viên Thang máy kịp thời hỗ trợ, xử lý các trường hợp khách còn kẹt trong thang máy khi bị cúp
điện (nếu có).
 Cán bộ các đơn vị bị cháy phải báo động cho toàn bộ công nhân hiện có, tổ chức hướng dẫn thoát nạn
theo các hành lang, cầu thang và hướng an toàn.
 Trực chỉ huy PCCC tổ chức điều động việc chữa cháy và cứu nạn; đồng thời chỉ đạo các bộ phận hướng
dẫn di chuyển tài sản ra các
khu vực tập kết an toàn. Báo cáo cho cấp trên và chỉ huy lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp về diễn biến
tình hình sự cố cháy nổ.
5.3 Xử lý sau khi dập tắt đám cháy
 Sau khi dập tắt đám cháy hoàn toàn, đội PCCC phải bảo vệ tốt hiện trường xảy ra đám cháy, giao lại đầy
đủ hiện vật tại chỗ cho Chỉ huy và tổ giám định của Công an PCCC để xác định điều tra nguyên nhân cháy

Chủ Quản Đơn Vị: Xét Duyệt: Phê Chuẩn:


KHU VỰC VIỆT NAM – CAMBODIA
NHÀ MÁY EVM – TIÊU CHUẨN THAO TÁC ỨNG PHÓ TÌNH HUỐNG
KHẨN CẤP VỀ HỎA HOẠN
Ngày Soạn 27-04-2017 Phiên Bản Bản Thứ 2 Mã Số Tập Đoàn

Mã Số ISO E3-447S001
Biên Soạn CSR Phê Chuẩn Tổng giám đốc
Số Trang (trang 4 / tổng số 6)

nổ; đồng thời cử người túc trực tại khu vực cháy để theo dõi những tàn lửa có thể còn sót lại cho đến khi có
lệnh của lãnh đạo thì triển khai khắc phục hậu quả.
 Khi được lệnh khắc phục hậu quả của lãnh đạo:
 Tổ xung kích chữa cháy nhanh chóng thu dọn những dụng cụ chữa cháy, thống kê các loại phương tiện.
 Tổ bảo vệ và tổ di chuyển tài sản bàn giao toàn bộ tài sản đã di chuyển và số hư hỏng cho bộ phận / cá
nhân liên quan.
 Tổ thông tin liên lạc thông báo sự việc cháy và các mệnh lệnh của Lãnh đạo để nhanh chóng ổn định tình
hình.
5.4 Tổ chức họp kiểm điểm rút kinh nghiệm sau khi xảy ra sự cố
 Ban Chỉ huy PCCC có trách nhiệm tổ chức buổi họp soát xét sau khi xảy ra sự cố cháy nổ hoặc sau các
buổi diễn tập PCCC nhằm rút kinh nghiệm và khắc phục các sai sót (nếu có) trong suốt quá trình đáp ứng
với tình huống khẩn cấp.
6. Biểu mẫu:
 Sơ đồ tổ chức ứng phó tình huống khẩn cấp tại EVM
 Sơ đồ thoát hiểm.
7. Văn kiện tham khảo
 Tiêu chuẩn ISO 14001 và 18001.
8. Hiệu lực thi hành:
 Trình tự E3-447S001 biên soạn ngày 27 tháng 04 năm 2017 phiên bản thứ 02 có hiệu lực từ
ngày 27 tháng 04 năm 2017.
 Trình tự E3-447S001 biên soạn ngày 01 tháng 09 năm 2007 phiên bản thứ 01 hết hiệu lực kể từ
ngày bản thứ 02 có hiệu lực.

Chủ Quản Đơn Vị: Xét Duyệt: Phê Chuẩn:

You might also like