You are on page 1of 14

CÔNG TY TNHH

KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ Ngày lập/sửa đổi: 3/1/2022


KHẨN CẤP Ngày hiệu lực: 4/01/2022
Trang/tổng số trang: 1/15
Mã số: VV-HSE23

KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ KHẨN CẤP


I. MỤC ĐÍCH:

Để thực hiện các chính sách, pháp luật hiện hành của nhà nước Việt Nam về An toàn sức khỏe
và môi trường nhằm tạo nên một môi trường làm việc an toàn, sạch đẹp, lành mạnh cho người lao
động và cộng đồng xung quanh. Tổng giám đốc Công ty TNHH đã ban hành chính sách Môi
trường như là cam kết của Công ty đối với việc bảo vệ môi trường và sức khỏe của người lao động.
Cụ thể được thể hiện trong việc đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại, xây dựng công trình luôn
chọn phương án và giải pháp đảm bảo an toàn, sức khỏe và môi trường của công ty.

Tuy nhiên, để ngăn ngừa và ứng phó được những tai nạn và sự cố xảy ra trong quá trình làm
việc, Ban giám đốc đã yêu cầu Ban môi trường công ty ban hành kế hoạch ứng phó đối với những
trường hợp khẩn cấp nhằm mục đích giảm thiểu tuyệt đối những thiệt hại về người, tài sản và ảnh
hưởng đến môi trường có thể xảy ra. Để phù hợp với những thay đổi liên quan đến nhân sự trong
công ty, Kế hoạch ứng phó trong những tình huống khẩn cấp được sửa đổi, cập nhật bao gồm các
nội dung sau:

1. Kế hoạch ứng phó khẩn cấp khi xảy ra tình trạng cháy nổ tại nhà máy.

2. Kế hoạch ứng phó khẩn cấp khi xảy ra ngộ độc thực phẩm tại nhà máy.

3. Kế hoạch ứng phó khẩn cấp khi xảy ra tình trạng tràn đổ hóa chất tại nhà máy.

4. Kế hoạch ứng phó khẩn cấp khi xảy ra thiên tai (bão lớn, lốc xoáy, lũ lụt,…)

5. Kế hoạch ứng phó khẩn cấp khi xảy ra động đất.

6. Kế hoạch ứng phó khẩn cấp khi xảy ra đổ vỡ công trình.

7. Kế hoạch ứng phó bạo động – sự cố an ninh.

8. Cách tránh bị ngạt trong đám khói.

9. Kế hoạch ứng phó khẩn cấp khi xảy ra tại nạn điện.

10. Quy trình ứng phó dịch bệnh.

Lưu ý: Các xưởng phải có nghĩa vụ thông báo cho công nhân biết về các kế hoạch ứng phó khẩn
cấp này và dán những kế hoạch này tại nơi dễ nhìn thấy nhất.

1. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ KHẨN CẤP KHI CÓ CHÁY NỔ XẢY RA TẠI NHÀ MÁY

Bước 1: Khi phát hiện cháy, người phát hiện có thể ứng phó như sau:

“Tài liệu này thuộc sở hữu của Công ty, khi chưa được phép thì không được tự ý sao lưu.”
CÔNG TY TNHH
KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ Ngày lập/sửa đổi: 3/1/2022
KHẨN CẤP Ngày hiệu lực: 4/01/2022
Trang/tổng số trang: 2/15
Mã số: VV-HSE23

- La lớn: Cháy, cháy, cháy!!!

- Nhấn chuông báo cháy.

Bước 2: Đội PCCC báo động cho toàn thể nhân viên bảo vệ, nhân viên thợ điện và nhân viên văn
phòng xưởng đọc loa thông báo cho toàn thể nhân viên.

Bước 3: Nhân viên cơ điện khẩn trương tắt hết các nguồn điện trong nhà máy.

Bước 4: Tất cả thành viên trong Đội PCCC nhanh chóng vào vị trí và thi hành nhiệm vụ được
phân công. Đội trưởng đội PCCC Công ty sẽ điều động lực lượng và phối hợp trợ giúp ngay tức
khắc nếu thấy cần thiết.

Bước 5: Tất cả Bảo vệ xưởng phải có mặt tại các cửa thoát hiểm và bảo đảm cửa thoát hiểm đã
được mở đúng quy định và không cho những người không có trách nhiệm vào khu vực cháy.
Những Bảo vệ khác hưỡng dẫn công nhân sơ tán đến khu vực tập trung theo quy định.

Bước 6: Tất cả công nhân phải ngưng ngay công việc, ngắt tất cả thiết bị máy móc và nhanh chóng
chạy ra khỏi khu vực hỏa hoạn dưới sự hướng dẫn của bảo vệ xưởng. Tránh trường hợp hoảng
loạn, xô đẩy, dẫm đạp lên nhau,…

Bước 7: Tại khu tập trung, Tổ trưởng sẽ điểm danh lại số công nhân và nhanh chóng báo cáo các
trường hợp còn kẹt lại cho đội cứu hộ.

Bước 8: Các nhân viên cứu hỏa tiến hành các công việc đã được phân công dưới sự hướng dẫn của
đội trưởng.

Bước 9: Bảo vệ làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, kiểm soát đám đông, tránh sự tren lấn xô đẩy, mất
cắp tài sản hoặc những người không có trách nhiệm trong khu vực hỏa hoạn.

Bước 10: Nếu xét thấy tình trạng nhà máy vượt quá khả năng thì phải gọi ngay cho đội PCCC
chuyên nghiệp hỗ trợ theo số điện thoại khẩn cấp: 114

* SỐ ĐIỆN THOẠI KHẨN CẤP:

Phòng An Toàn: 02116.

Mr. Hiếu: 0974.

2. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ KHẨN CẤP KHI XẢY RA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM TẠI NHÀ
MÁY

A. CÁC BIỂU HIỆN KHI NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM:

“Tài liệu này thuộc sở hữu của Công ty, khi chưa được phép thì không được tự ý sao lưu.”
CÔNG TY TNHH
KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ Ngày lập/sửa đổi: 3/1/2022
KHẨN CẤP Ngày hiệu lực: 4/01/2022
Trang/tổng số trang: 3/15
Mã số: VV-HSE23

- Đau đầu chóng mặt, bủn rủn chân tay, mạch nhanh, huyết áp hạ, kèm sốt.

- Chướng hoặc đầy bụng, buồn nôn hoặc nôn.

- Đau bụng

- Tiêu chảy nhiều lần.

LƯU Ý:

Các triệu chứng của ngộ độc có thể xuất hiện ngay sau hoặc nhiều giờ hoặc nhiều ngày sau khi ăn
thực phẩm không an toàn.

B. XỬ LÝ KHI BỊ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM:

Bước 1: Thông báo ngay cho Phòng Y tế Công ty

Bước 2: Thông báo cho người có trách nhiệm

Bước 3: Người quản lý đơn vị có phương án xử lý kịp thời khi có nguy cơ nhiều người bị ngộ độc
thực phẩm.

Bước 4: Nhanh chóng đưa những người bị ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và
điều trị kịp thời, số điện thoại cấp cứu khẩn cấp: 115

* SỐ ĐIỆN THOẠI KHẨN CẤP : Ms Huệ - Phòng Y tế: 0932.

Phòng An Toàn : 02116.

3. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ KHẨN CÁP KHI XẢY RA TÌNH TRẠNG TRÀN ĐỔ HÓA
CHẤT TẠI NHÀ MÁY

Khi có sự cố tràn hóa chất xảy ra, cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: La lớn để kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người xung quanh

Bước 2: Ngắt hết các nguồn tia lửa/nhiệt/điện ở khu vực xảy ra sự cố (nếu có thể)

Bước 3: Lập biển báo nguy hiểm ngăn chặn không cho mọi người tụ họp lại xem hoặc những
người không có trách nhiệm vào khu vực xảy ra sự cố

Bước 4: Người ứng phó phải tìm đọc nội dung bảng thông tin an toàn hóa chất (MSDS), mang bảo
hộ thích hợp (Găng tay cao su, khẩu trang carbon, kính an toàn, yếm) khi tiến hành công việc.

Bước 5: Cách thức xử lý các tình huống khẩn cấp

“Tài liệu này thuộc sở hữu của Công ty, khi chưa được phép thì không được tự ý sao lưu.”
CÔNG TY TNHH
KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ Ngày lập/sửa đổi: 3/1/2022
KHẨN CẤP Ngày hiệu lực: 4/01/2022
Trang/tổng số trang: 4/15
Mã số: VV-HSE23

Dùng các vật liệu xử lý (cát, vải vụn và vật liệu thấm hút,…), khoanh vùng ngăn chặn không cho
hóa chất tràn ra xung quanh.

- Đối với hóa chất lỏng là dung môi hữu cơ: dùng cát phủ lên vùng tràn đổ cho thấm hút hóa chất.
Sau đó dùng xẻng để thu gom toàn bộ lượng chất thải đưa về nơi xử lý.

- Đối với chất lỏng là keo nước: có thể dùng vải vụn, mút, cát để cô lập vùng tràn đổ, xử lý các
chất cặn, thu gom vật liệu thấm hút đưa về nơi xử lý.

- Đối với chất bột, hột phải dùng xẻng để thu gom và mang bảo hộ lao động phù hợp, tránh hít phải
bụi hóa chất.

Bước 6: Trong các tình huống bất thường khác phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn đặc biệt của người có
trách nhiệm và báo cáo lên cơ quan quản lý môi trường Tỉnh Vĩnh Phúc .

* SỐ ĐIỆN THOẠI KHẨN CẤP : Ms Phương - phòng an toàn: 0975.

4 . KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ KHẨN CẤP KHI XẢY RA THIÊN TAI (BÃO LỚN, LỐC
XOÁY, LŨ LỤT,...)

1. Trong trường hợp khi có lũ lụt xảy ra:

- Phân công một nhân viên người mà am hiểu về địa lý địa phương để theo dõi tình hình diễn biến
của cơn lũ.

- Liên lạc với Ban giám đốc để có quy trình chuẩn bị các bao cát để bịt kín các cửa ra vào cửa sổ
để tránh va chạm, tốc mái, tránh nước ngập, tràn vào trong.

- Kiểm tra các phương tiện dụng cụ sơ cấp cứu và cung cấp nếu thiếu, kiểm tra vị trí của các đèn
báo và các dụng cụ bảo trợ khẩn cấp.

- Tùy từng điều kiện thiên tai mà có cách ứng phó kịp thời về nguồn điện nước, có thể kiểm tra
máy phát điện khẩn cấp xem lượng dầu còn đủ sử dụng hay không, quyết định xem có đóng tắt
nguồn nước, gas và điện không. Trong trường hợp lũ lụt có kế hoạch đóng ngắt các thiết bị điện
tránh bị chập, rò rỉ nguồn điện gây nguy hiểm cho người và tài sản.

- Trong trường hợp 1 hiện tượng thời tiết xấu hoặc 1 cơn lốc xoáy được phát hiện trong khu vực
lân cận của nhà máy, phải thông báo cho mọi người trong nhà máy biết rằng cơ quan dự báo quốc
gia đã phát tin cảnh báo về cơn lốc xoáy về khu vực này. Các nhân viên trực tiếp phải tránh khu
vực cửa sổ và sơ tán về phía trong và phía sau của tòa nhà. Các nhân viên phải có ở đó cho đến khi
còi báo an toàn (all-dael) cất lên.

“Tài liệu này thuộc sở hữu của Công ty, khi chưa được phép thì không được tự ý sao lưu.”
CÔNG TY TNHH
KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ Ngày lập/sửa đổi: 3/1/2022
KHẨN CẤP Ngày hiệu lực: 4/01/2022
Trang/tổng số trang: 5/15
Mã số: VV-HSE23

- Các giám sát viên nên kiểm tra tất cả các khu vực của tòa nhà để đảm bảo cho mọi người được di
chuyển đến nơi tránh bão, lũ được chuẩn bị sẵn. Không khóa cửa thoát hiểm hoặc ngăn cản mợi
người dời khỏi tòa nhà trong trường hợp họ nhất quyết rời khỏi tòa nhà.

- Đảm bảo rằng tất cả các mái nhà hình chữ D là thông thoáng và sạch sẽ không có các mảnh vỡ.

- Nhấc tất cả các nguyên vật liệu, sản phẩm và thiết bị ít nhất 12 inch ra khỏi sàn nhà (sử dụng
pallet)

- Xem lại và duyệt lại quy trình thoát nạn thoát hiểm của công nhân

2. Trong trường hợp cơn lũ, lốc xoáy, bão lớn phát hiện trong khu vực lân cận của nhà máy:

- Tiến hành các hoạt động gia cố bằng bao cát để chống

- Đảm bảo rằng các nguyên vật liệu thiết bị sản phẩm được đặt lên trên cao.

- Cắt nguồn điện bằng cầu giao tổng khi nhà máy trong tình trạng sẵn sàng để sơ tán.

3. Khi tín hiệu báo an toàn được phát trên kênh đài dự báo thời tiết:

- Đưa ra lời thông báo “ Xin mọi người chú ý, cơ quan thời tiết quốc gia đã phát đi tín hiệu an toàn
cho cảnh báo lốc xoáy này. Xin cảm ơn sự hợp tác”.

4. Sơ tán công nhân viên ra khỏi nhà máy nếu như sự an toàn bị đe dọa hoặc được yêu cầu
sơ tán bởi nhà chức trách địa phương:

- Sơ tán công nhân viên ra khỏi các tòa nhà.

- Tập trung tại các khu vực được quy định sẵn

- Đội Ứng phó khẩn cấp nên kiểm tra tất cả các khu vực của tòa nhà để đảm bảo mọi công nhân
viên đã được sơ tán hết

- Phòng Nhân sự và Văn phòng xưởng sẽ tiến hành xác minh dựa trên lịch báo cáo nhân sự hằng
ngày để chắc chắn rằng mọi công nhân viên đều đã ở bên ngoài nhà máy.

5. Trong trường hợp xảy ra thiệt hại:

- Thiết lập sự kiểm soát và an ninh ngay lập tức. Xin hỗ trợ từ bên ngoài (nếu cần thiết)

- Báo cáo với BGĐ thiệt hại về: Mái nhà, kết cấu, nguyên vật liệu, sản phẩm, các thiết bị

- Khi vào tòa nhà phải hết sức cẩn trọng. Rắn và các động vật khác có thể đã vào tòa nhà

- Bảo đảm rằng các thiết bị bảo vệ các nhân thích hợp được cung cấp và khuyến cáo sử dụng

“Tài liệu này thuộc sở hữu của Công ty, khi chưa được phép thì không được tự ý sao lưu.”
CÔNG TY TNHH
KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ Ngày lập/sửa đổi: 3/1/2022
KHẨN CẤP Ngày hiệu lực: 4/01/2022
Trang/tổng số trang: 6/15
Mã số: VV-HSE23

- Đội ứng phó khẩn cấp sẽ kiểm tra lại hệ thống điện trước khi bật nguồn tất cả các thiết bị.

- Thanh tra tòa nhà để đánh giá các thiệt hại: Cấu trúc, NVL, sản phẩm, thiết bị.

6. Nếu có ảnh hưởng đến các công trình:

- Che chắn nguyên vật liệu, sản phẩm, thiết bị máy móc bằng các tấm nhựa

- Đặt các bịch bã mía dưới khu vực bị dò rỉ

- Đặt nguyên vật liệu, sản phẩm, thiết bị lên trên cao, ít nhất là cao 1 pallet

- Chằng dây thừng để giới hạn khu vực bị thiệt hại

- Đặt các biển báo cạnh khu vực

- Bơm hết nước ra khỏi tòa nhà bằng chổi cao su, chổi thường, máy quét. Đảm bảo không xảy ra sự
cố về điện

8. Chứng minh bằng tài liệu các chi phí:

Chứng minh bằng tài liệu các chi phí và thiệt hại phải gánh chịu

* SỐ ĐIỆN THOẠI KHẨN CẤP: Ms Lan: 0865.

Anh Hiếu: 0974.

5. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ KHẨN CẤP KHI XẢY RA ĐỘNG ĐẤT

Bước 1: Dự trữ sẵn thuốc, trang thiết bị sơ cứu thương.

Bước 2: Không để các vật nặng lên giá, kệ để hàng, các giá, kệ cần kê sát và gắn chặt vào tường,
các thiết bị điện như quạt trần, bóng đèn cần bảo dưỡng thường xuyên nhằm đảm bảo độ chắc chắn
không bị rơi, bong khi có động đất xảy ra.

Bước 3: Hướng dẫn công nhân nắm vững các lối thoát hiểm, có kế hoạch thoát hiểm hợp lý tránh
gây tình trạng lộn xộn chen lấn khi có tình huống xảy ra.

Bước 4: Khi phát hiện động đất, Ban an toàn của công ty cần có sự liên lạc mật thiết với trung tâm
dự báo tỉnh để có kế hoạch ứng phó với động đất kịp thời.

Bước 5: Khi động đất xảy ra, lập lức thông báo cho công nhân chui xuống gầm bàn nhằm tránh
các vật nặng rơi xuống đầu, không có gầm bàn lập túc chạy ra góc xưởng không để chạy ra khỏi
xưởng, chỉ khi động đất ngừng mới cho rời khỏi xưởng nếu cần.

“Tài liệu này thuộc sở hữu của Công ty, khi chưa được phép thì không được tự ý sao lưu.”
CÔNG TY TNHH
KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ Ngày lập/sửa đổi: 3/1/2022
KHẨN CẤP Ngày hiệu lực: 4/01/2022
Trang/tổng số trang: 7/15
Mã số: VV-HSE23

Bước 6: Khi di chuyển ra ngoài lấy các vật che chắn lên đầu như cặp tài liệu, vải,...nếu đã ở bên
ngoài nhân viên bảo vệ cần hướng dẫn công nhân lánh ở những khu vực quy định tránh đứng gần
xưởng, tường cao, cây to,.. nhằm tránh sập đổ

Bước 7: Sau chấn động cần xác định có tiếp tục xảy ra chấn động nữa hay không để có thể cho
công nhân tiếp tục vào làm việc.

* SỐ ĐIỆN THOẠI KHẨN CẤP: Ms Lan: 0865.


Anh Hiếu: 0974.
Phòng An Toàn : 02116.

6. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ KHẨN CẤP KHI XẢY RA ĐỔ VỠ CÔNG TRÌNH

Bước 1: Nhà xưởng, khu vực làm việc của công nhân viên phải được xây dựng bằng các vật liệu
chắc chắn, bền.

Bước 2: Cần có kế hoạch kiểm định kiến trúc, hạ tầng tổng thể, mặt bằng các nhà xưởng theo
tháng, theo quý, theo năm để có kế hoạch tu sửa, gia cố.

Bước 3: Khi xảy ra đổ vỡ công trình cần sơ tán công nhân ra khỏi khu vực đổ vỡ, tập trung công
nhân và nhanh chóng báo cáo số lượng công nhân bị kẹt cho đội cứu hộ.

Bước 4: Khi có công nhân bị mắc kẹt cần xác định vị trí, có kế hoạch gọi đội ứng cứu tới để có
biện pháp đưa người bị nạn ra khỏi khu vực đổ vỡ kịp thời cứu chữa.

Bước 5: Tránh hiện tượng chen lấn xô đẩy, làm ảnh hưởng quá trình ứng cứu và dọn dẹp hiện
trường sau đổ vỡ.

Bước 6: Thanh tra công trình để đánh giá thiệt hại về người và tài sản.

* SỐ ĐIỆN THOẠI KHẨN CẤP : Anh Hiếu: 0974.


Phòng An Toàn : 02116.
7. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ BẠO ĐỘNG

Sự cố bạo động: Là sự cố gây mất an an ninh

Bước 1: Ngay khi thấy có sự cố bạo động, cảnh báo những người xung quanh không tham gia, lại
gần đám đông đang hỗn loạn

Bước 2: Liên lạc với ban an ninh nhà máy theo số điện thoại khẩn cấp ngay khi có thể. Hoặc tùy
theo tính chất, quy mô, nếu thấy đông người, có vũ khí thì báo ngay cho cơ quan chức năng: công
an khu vực, cảnh sát cơ động

“Tài liệu này thuộc sở hữu của Công ty, khi chưa được phép thì không được tự ý sao lưu.”
CÔNG TY TNHH
KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ Ngày lập/sửa đổi: 3/1/2022
KHẨN CẤP Ngày hiệu lực: 4/01/2022
Trang/tổng số trang: 8/15
Mã số: VV-HSE23

Bước 3: Tham gia hỗ trợ lực lượng ứng phó trong việc sơ tán tài sản, sơ cấp cứu cho người bị
thương nếu có

Bước 4: Tuân theo sự chỉ đạo của lực lượng ứng cứu của cơ quan chức năng

Bước 5: Thực hiện ghi chép sự cố bạo động, các bước đã thực hiện từ đó rút ra kinh nghiệm, đưa ra
các biện pháp phòng ngừa

* SỐ ĐIỆN THOẠI KHẨN CẤP: Mr Hồng: 0985


Phòng An Toàn : 02116.

8. CÁCH TRÁNH BỊ NGẠT TRONG ĐÁM KHÓI

*Trang bị kỹ năng nhất định

Người ngạt khói, nếu nhẹ, thường có biểu hiện thở dốc, buồn nôn, đau đầu; ở mức độ trung bình,
nạn nhân cảm thấy đau đầu dữ dội, chóng mặt, rối loạn thần kinh, buồn nôn, ngất xỉu; nặng sẽ bị
ngất, hôn mê, co giật, loạn nhịp tim, trụy mạch và tử vong. Các triệu chứng tổn thương bị ngạt khí
là khó thở, mất định hướng, mất tri giác, bị bỏng, cháy da, tóc… nặng thì bỏng đường thở, rối loạn
các chức năng do nhiễm độc khí. Những trường hợp tử vong do ngạt khí thường diễn ra chậm, như
một giấc ngủ sâu, không lường trước được, không gây đau đớn. Đến khi bị sốc do thiếu ôxy, cơ thể
ngột ngạt, khó thở thì lập tức họ đã rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong do ngạt. Theo thống kê
của tạp chí y khoa eMedicineHealth, ngạt khói chiếm 50% - 80% nguyên nhân tử vong trong các
vụ hỏa hoạn.

Vậy khi gặp đám cháy, nhất là với khói mù mịt, dễ làm người dân mất phương hướng, thì phải xử
lý cấp tốc thế nào để tránh bị ngạt khói, bảo vệ tính mạng bởi khác với các căn hộ dưới mặt đất,
khi xảy ra sự cố, việc thoát hiểm của người sống trong các tòa nhà cao tầng khó khăn và nguy hiểm
hơn. Do đó, để giảm thiểu thiệt hại, mỗi người cần trang bị những kỹ năng nhất định để bảo vệ
mình và người thân. Đó là:

- Khi có dấu hiệu hỏa hoạn như khói, mùi khét phải cúp tất cả cầu dao điện, báo động - gọi cứu hỏa
và dùng bình chữa cháy, cát, nước để dập lửa gần chỗ mình.

- Khi có chuông báo cháy, nên đội nón bảo hiểm (loại có kính, trùm đầu) để thoát ra. Sau đó, cần
nhanh chóng tìm cách thoát hiểm bằng cầu thang bộ, tuyệt đối không sử dụng thang máy; lưu ý
đóng chặt cửa bảo hộ sau khi thoát ra. Không chen lấn, xô đẩy nếu không muốn việc thoát hiểm
khó khăn hơn.

- Có thể dùng búa, vật cứng phá cửa sổ, cửa chính tạo lối thoát hiểm và phá bỏ nhanh tất cả cửa
thông hơi đuổi khói.

“Tài liệu này thuộc sở hữu của Công ty, khi chưa được phép thì không được tự ý sao lưu.”
CÔNG TY TNHH
KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ Ngày lập/sửa đổi: 3/1/2022
KHẨN CẤP Ngày hiệu lực: 4/01/2022
Trang/tổng số trang: 9/15
Mã số: VV-HSE23

- Nếu lửa cháy lớn, hãy đội nón bảo hiểm có kính hoặc toàn đầu thoát qua đám cháy. Nhớ quấn
quần áo ướt kín người.

- Trường hợp không thể thoát ra ngoài bằng cửa chính, hãy đóng chặt lại. Nếu khói lùa vào phòng
qua khe cửa, bạn cần dùng khăn ướt chèn chặt và di chuyển sang phòng khác hoặc ra ban công,
cửa sổ thoáng khí.

- Dùng đèn pin, điện thoại vẫy ra hiệu cho người bên dưới biết để ứng cứu.

- Trong mọi tình huống, không nên thoát nạn bằng cách nhảy xuống từ tầng cao. Tìm cách di
chuyển ra ban công, lên tầng thượng - nơi thoáng khí nhất có thể.

* Sơ cứu nạn nhân bị ngạt khói

Các bác sĩ cũng lưu ý thêm khi chúng ta xác định được nguyên nhân chính gây tử vong khi có hỏa
hoạn là khói thì điều cần làm trước tiên là di tản ra khỏi khu vực nhiễm khói càng nhanh càng tốt.
Tuy nhiên, khi gặp sự cố, mọi người thường hoảng loạn, ít có thời gian để phản ứng. Do đó, cần
bình tĩnh tìm ra nguồn khói từ đâu và di chuyển theo hướng ngược lại. Người bị nạn phải cố gắng
không hít khói.

Một nguyên tắc thoát nạn rất quan trọng khi xảy ra cháy là mọi người cần lấy khăn thấm nước ướt
che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở, tránh bị ngạt khói độc gây nguy hiểm. Nạn
nhân có thể sử dụng mặt nạ chống khói (nếu có). Đặc biệt, khi di chuyển, nên cúi thấp người hoặc
di chuyển bằng cách bò xuống sát dưới nền đất vì khói luôn bay trên cao, nhằm tránh lượng khói
hít vào ở mức thấp nhất có thể.

Sơ cứu nạn nhân về ngạt khói, các bác sĩ khuyến cáo cần phải phục hồi hơi thở một cách đầy đủ và
nhanh nhất. Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm đến nơi có không khí trong lành và
thoáng. Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra nhịp thở và mạch đập của nạn nhân rồi hô hấp nhân tạo
nếu cần thiết. Khi đưa đến phòng cấp cứu, nạn nhân sẽ được tiếp ôxy, kiểm tra nhịp thở, mạch đập
và mức phản ứng của nạn nhân. Cần đưa người bị nạn đến phòng cấp cứu nhanh nhất có thể để hạn
chế di chứng. Trong quá trình tới bệnh viện, nếu nạn nhân thở yếu hoặc bất tỉnh, cần phải hà hơi
thổi ngạt. Nặng hơn thì đặt ống thở nội khí quản.

* SỐ ĐIỆN THOẠI KHẨN CẤP : Anh Hiếu: 0974.


Phòng An Toàn : 02116.
9. Kế hoạch ứng phó khẩn cấp khi xảy ra tại nạn điện

Bước 1: Khi phát hiện trường hợp bị điện giật, người phát hiện bình tĩnh và ngay lập tức la lớn “có
người bị điện giật”. Và ngay lập tức, phải tìm mọi cách để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.

“Tài liệu này thuộc sở hữu của Công ty, khi chưa được phép thì không được tự ý sao lưu.”
CÔNG TY TNHH
KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ Ngày lập/sửa đổi: 3/1/2022
KHẨN CẤP Ngày hiệu lực: 4/01/2022
Trang/tổng số trang: 10/15
Mã số: VV-HSE23

Bước 2: Cúp cầu dao điện nhanh nhất

- Người cứu phải đứng trên bàn, ghế hoặc tấm gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su, đeo găng cao su để
kéo nạn nhân tách ra khỏi mạch điện.

- Nếu không có các phương tiện trên có thể dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân
để tách ra.

- Tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào người nạn nhân vì như vậy người đi cứu cũng bị điện
giật

Bước 3: Xác định tình trạng của nạn nhân

Nạn nhân chưa mất tri giác, mất tri giác hay ngừng thở và thực hiện theo các bước bên dưới. Tri
giác: nhận biết rõ ràng, cụ thể. Ví dụ: gần lửa thì biết nóng, gần nước biết lạnh

- Khi người bị điện giật chưa mất tri giác, chỉ bị hôn mê trong giây lát, tim còn đập, thở yếu thì
phải để nạn nhân ra chỗ thoáng khí yên tĩnh chăm sóc cho hồi tĩnh. Gọi nhân viên y tế cơ sở
xác định tình trạng nạn nhân theo số điện thoại 0932. và phòng An toàn cơ sở theo số điện thoại
02116 . và đưa đến bệnh viện gần nhất để theo dõi chăm sóc.
- Khi người bị nạn mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì đặt nạn nhân nơi thoáng
khí, yên tĩnh. Nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra (nếu có), cho nạn
nhân ngửi amoniac, nước tiểu, massage toàn thân cho nóng lên. Gọi nhân viên y tế cơ sở 0932.,
phòng An toàn cơ sở theo số điện thoại 02116 . và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi
chăm sóc
- Nếu người bị nạn không còn thở, tim ngưng đập, toàn thân co giật giống như chết thì phải đưa
nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra.
Nếu lưỡi bị thụt vào thì  kéo ra. Tiến hành làm hô hấp nhận tạo và hà hơi thổi ngạt ngay. Phải
làm liên tục, kiên trì và theo dõi tình trạng của nạn nhân. Gọi nhân viên y tế cơ sở 0932. và
phòng An toàn cơ sở theo số điện thoại 02116 . và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để
theo dõi chăm sóc.

Bước 4: Sơ tán người khỏi khu vực xảy ra sự cố

Bước 5: Xác định nguyên nhân và khắc phục sự cố

Bước 6: Thực hiện báo cáo: Phòng an toàn phải thực hiện báo cáo chi tiết trình đại diện lãnh đạo
và gửi báo cáo nhanh Trong vòng 24 giờ kể từ khi tai nạn xảy ra, báo cáo định kỳ (6 tháng 1 lần)
đến Sở Công Thương theo quy định. Mẫu báo cáo quy định tại phụ lục IV Thông tư 31/2014/TT-
BCT.

“Tài liệu này thuộc sở hữu của Công ty, khi chưa được phép thì không được tự ý sao lưu.”
CÔNG TY TNHH
KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ Ngày lập/sửa đổi: 3/1/2022
KHẨN CẤP Ngày hiệu lực: 4/01/2022
Trang/tổng số trang: 11/15
Mã số: VV-HSE23

III. SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN LẠC KHẨN CẤP

1. Nhân viên y tế: 0932.

2. Phòng an toàn: 02116 .

10. Kế hoạch ứng phó dịch bệnh

Để chủ động các hoạt động phòng chống bệnh, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại do
bệnh dịch gây nên. Công ty xây dựng kế hoạch phòng chống dịch cụ thể như sau:
Bước 1. Cập nhật thông tin, tình hình dịch bệnh
 Phòng hành chính nhân sự, công đoàn phòng an toàn chịu trách nhiệm cập nhật thông tin về tình
hình và công tác phòng, chống dịch bệnh phải được cung cấp thường xuyên, liên tục chính xác.
Các hoạt động phòng, chống dịch bệnh phải kịp thời, hiệu quả.
 Chủ động ngăn chặn không để dịch bệnh xâm nhập và lây lan.
Bước 2. Phối hợp với cơ quan chức năng
Công đoàn cơ sở cùng các phòng ban liên quan:

 Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch

 Kiện toàn Hội đồng phòng, chống dịch bệnh gây ra. Hội đồng thường xuyên kiểm tra, giám sát chỉ
đạo công tác phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả.

 Thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống dịch gây ra để cán bộ, công nhân viên
trong Công ty hiểu và chủ động các biện pháp phòng chống; cách phòng ngừa hiệu quả; có thể biết
cách tự phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh để khai báo kịp thời cho cơ quan y tế; không
để tình trạng hoang mang do thiếu thông tin.
Bước 3. Tổ chức thực hiện
1. Bộ phận hành chính nhân sự

 Phối hợp với cơ quan Y tế trên địa bàn trong việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng,
chống dịch cho cán bộ, công nhân viên.

 Tăng cường pano, áp phích thông tin tuyên truyền trên bảng tin về phòng, chống dịch bệnh viêm
đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra

“Tài liệu này thuộc sở hữu của Công ty, khi chưa được phép thì không được tự ý sao lưu.”
CÔNG TY TNHH
KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ Ngày lập/sửa đổi: 3/1/2022
KHẨN CẤP Ngày hiệu lực: 4/01/2022
Trang/tổng số trang: 12/15
Mã số: VV-HSE23

 Triển khai kiểm tra thân nhiệt đối với tất cả cán bộ, công nhân viên, lái xe, nhà thầu xây lắp và làm
dịch vụ, khách điến làm việc. Những cá nhân có nhiệt độ trên 37,5 độ C được yêu cầu không vào
công ty và đến cơ quan y tế để kiểm tra theo dõi.

 Đề xuất mua sắm, lắp đặt trang thiết bị, vật tư, thuốc diệt khuẩn để phục vụ phòng, chống lây
nhiễm dịch.

 Tổ chức phun khử trùng, tiêu độc toàn bộ khuôn viên Công ty, nơi tập trung đông người, toàn bộ
xe chở hàng hóa, NVL đến và phương tiện đi lại của cán bộ, công nhân viên, khách; Vệ sinh môi
trường sạch sẽ trong toàn bộ khuôn viên để hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan.

 Đề xuất thành lập đội thực hiện phun khử trùng xe chở hàng hóa, NVL đến và phương tiện đi lại
của cán bộ, công nhân viên hàng ngày (nếu cần).

 Bố trí người thực hiện phun khử trùng toàn bộ xe, phương tiện đi lại của CB, CNV, xe chở hàng
hóa, NVL đến và xe của khách như sau:

- Xe của CB, CNV: Phun xe và toàn bộ khu vực để xe sau giờ đến của mỗi ca sản xuất (HC: 8h00);
- Xe chở hàng hóa, NVL đến: Phun toàn bộ bánh và thành của xe trước khi cho vào nhà máy;
- Xe của khách, nhà thầu và xe đến ngoài giờ quy định: Phun toàn bộ xe trước khi vào nhà máy.
2. Bộ phận Bảo vệ:

 Thực hiện kiểm tra thân nhiệt đối với tất cả cán bộ, công nhân viên, lái xe, nhà thầu xây lắp và làm
dịch vụ, khách điến làm việc tại công ty. Ghi lại thông tin những trường hợp có nhiệt độ trên 37,5
độ C vào biểu mẫu và báo cáo phòng TCHC.
 Tăng cường công tác kiểm soát ra vào công ty, đặc biệt đối với nhà thầu xây lắp, bảo dưỡng, làm
dịch vụ và khách đến làm việc.
 Thực hiện phun khử trùng khu vực để xe của ca 3
Bước 4. Nội quy công ty trong thời gian phòng chống dịch bệnh
1. Đối với khách đến làm việc.
 Thực hiện kiểm tra thân nhiệt tại cổng bảo vệ.
 Khai báo tình trạng sức khỏe;
 Khử trùng tay bằng nước rửa tay khô;
 Phải đeo khẩu trang khi đến làm việc;
 Trường hợp khách làm việc phải lưu trú tại nhà nghỉ của Công ty, Bộ phận phục vụ thực hiện cấp
phát chăn, ga, vỏ gối được giặt sấy khi khách đến nghỉ và thay thế giặt sấy lại khi khách ra về.

“Tài liệu này thuộc sở hữu của Công ty, khi chưa được phép thì không được tự ý sao lưu.”
CÔNG TY TNHH
KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ Ngày lập/sửa đổi: 3/1/2022
KHẨN CẤP Ngày hiệu lực: 4/01/2022
Trang/tổng số trang: 13/15
Mã số: VV-HSE23

2. Đối với cán bộ, công nhân viên Công ty:

 Thực hiên kiểm tra thân nhiệt tại cổng bảo vệ

 Khử trùng tay bằng nước rửa tay khô được công ty bố trí tại các khu vực trong nhà xưởng, văn
phòng và các khu vực phụ trợ,…

 Phải đeo khẩu trang khi đến và trong thời gian làm việc

 Áp dụng các biện pháp vệ sinh cá nhân và khử trùng tay theo quy định hiện hành của Công ty
trước khi vào làm việc.

3. Đối với nhà ăn:

 Thực hiện ăn khay riêng biệt cho toàn bộ công nhân và văn phòng

 Khử trùng bát đũa, khay, dụng cụ đựng và chế biến thực phẩm chín bằng nước sôi trước khi sử
dụng.

 Phun khử trùng định kỳ nhà ăn 1 lần/tuần trong thời gian dịch diễn ra.

 Phân chia riêng khu vực ăn ca riêng đối với các khu vực, tổ bộ phận có nguy cơ cao (đã xuất hiện
F0);

4. Bộ phận sản xuất:

 Tăng cường thêm biện pháp khử trùng tay bằng máy xịt cồn tự động sau khi rửa, sấy khô tay trước
khi vào làm việc.

 Bố trí công nhân thực hiện vệ sinh, sát khuẩn tất cả các tay nắm cửa công cộng (nhà vệ sinh, cửa ra
vào khu sản xuất, QA, Chế biến, Chiết rót, SCA…) bằng dung dịch cồn sát khuẩn 3 lần/ngày vào
đầu mỗi ca sản xuất.

 Bố trí công nhân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo kế hoạch này khi phòng
TCHC yêu cầu.

 Tất cả các bộ phận khi phát hiện trường hợp có các triệu chứng bất thường như ho, sốt, khó thở…
phải báo ngay cho phòng TCHC để liên hệ với cơ quan Y tế trên địa bàn thực hiện kiểm tra, theo
dõi và điều trị kịp thời.

Trên đây là Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh; yêu cầu các bộ phận, cá nhân liên quan
nghiêm túc triển khai thực hiện./.

“Tài liệu này thuộc sở hữu của Công ty, khi chưa được phép thì không được tự ý sao lưu.”
CÔNG TY TNHH
KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ Ngày lập/sửa đổi: 3/1/2022
KHẨN CẤP Ngày hiệu lực: 4/01/2022
Trang/tổng số trang: 14/15
Mã số: VV-HSE23

* SỐ ĐIỆN THOẠI KHẨN CẤP:


Ms Huệ y tế: 0932
Phòng bảo vệ: 0796.
Phòng HCNS: 0974.
Phòng An Toàn : 02116.

Lịch sử lập/ chỉnh sửa:

Xét
No. Ngày lập/sửa Tóm tắt nội dung Số bản Số trang Lập/Sửa Phê duyệt
duyệt

“Tài liệu này thuộc sở hữu của Công ty, khi chưa được phép thì không được tự ý sao lưu.”

You might also like