You are on page 1of 12

Vấn đề 01: Nhập môn

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

* Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội khoa học


- Chủ nghĩa xã hội
+ Tư tưởng, lý luận, học thuyết về giải phóng xã hội loài người.
+ Phong trào đấu tranh thực tiễn của nhân dân lao động chống chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công, đòi
quyền dân chủ.
+ Một chế độ xã hội do nhân dân lao động xây dựng trên thực tế dưới sự lãnh đạo của đảng tiên phong của giai
cấp công nhân.
+ Học thuyết của Các Mác và Ăng ghen về hình thái kinh tế - xã hội cao hơn và thay thế cho hình thái kinh tế - xã
hội TBCN.
- Chủ nghĩa xã hội khoa học
+ Theo nghĩa hẹp, là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác Lênin; là hệ thống lý luận chính trị - xã hội
của chủ nghĩa Mác Lênin luận giải về những quy luật và tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình chuyển biến
từ xã hội TBCN lên xã hội CSCN mà giai đoạn đầu là CNXH.
+ Theo nghĩa rộng, là chủ nghĩa Mác Lênin luận giải từ các góc độ triết học, kinh tế chính trị học và chính trị - xã
hội về sự chuyển biến tất yếu của xã hội loài người từ CNTB lên CNXH và CNCS.

* Những điều kiện, tiền đề, khách quan và nhân tố chủ quan dẫn đến sự ra đời của CNXHKH
- Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất TBCN trong điều kiện CM CN.
+ Sự xuất hiện của GCVS trên vũ đài lịch sử nhân tố CT-XH quan trọng.
+ Thực tiễn CM của GCVS - cơ sở chủ yếu và trực tiếp.
- Tiền đề tư tưởng lý luận: Kế thừa toàn bộ giá trị tư tưởng nhân loại trực tiếp nhất là từ:
+ Triết học cổ điển Đức
+ Kinh tế học tư sản cổ điển Anh
+ CNXH không tưởng Pháp
- Tiền đề khoa học tự nhiên: Sự phát triển của KHTN cuối TK 18 - đầu TK 19, đặc biệt là ba phát minh:
+ Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
+ Học thuyết tiến hóa của Đacuyn
+ Học thuyết tế bào
- Nhân tố chủ quan trong sự ra đời của CNXHKH
+ Yêu thương người lao động, hiểu sâu sắc cuộc sống khốn khổ của GCCN trong nền SX TBCN nên đã đứng trên
lợi ích của GCCN.
+ Xây dựng hệ thống lý luận để cung cấp cho GCCN một công cụ sắc bén để nhận thức và cải tạo thế giới.
+ Xuất thân từ tầng lớp trên nhưng Các Mác và Ăng ghen đều tích cực tham gia hoạt động thực tiễn, trí tuệ uyên
bác, học tập không ngừng.

* Đối tượng nghiên cứu: Triết học Mác Lênin; kinh tế chính trị học Mác Lênin; chủ nghĩa xã hội khoa học => thống
nhất, độc lập.

* Chức năng: Giác ngộ và hướng dẫn giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình trong tất cả các thời
kỳ cách mạng.

* Nhiệm vụ của CNXHKH:


- Luận chứng một cách khoa học về tính tất yếu lịch sử của sự thay thế CNTB bằng CNXH gắn liền với sứ mệnh
lịch sử thế giới của GCCN; về địa vị, vai trò của quần chúng do GCCN lãnh đạo trong cuộc đấu tranh cách mạng
thực hiện sự chuyển biến từ CNTB và CNCS.
- Phê phán, đấu tranh bác bỏ những trào lưu tư tưởng chống cộng, chống CNXH, bảo vệ tính khoa học và cách
mạng của chủ nghĩa Mác Lênin và những thành quả của cách mạng XHCN.

* Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận chung nhất là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử của triết học Mác Lênin nhằm luận giải khoa học về sứ mệnh lịch sử của GCCN, về quá trình phát sinh,
hình thành, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa và các khái niệm, phạm trù, các nội dung
khác.

* Ý nghĩa của việc nghiên cứu: Có tính cấp thiết về mặt lý luận và về mặt thực tiễn.
- Đối với việc hoạch định đường lối cách mạng của đảng cộng sản: Trang bị tri thức lý luận chính trị - xã hội &
phương pháp luận khoa học.
- Đối với đảng viên và quần chúng (trong đó có thanh niên, sinh viên): Định hướng đúng đắn cho nhận thức và
hành động trước các vấn đề chính trị - xã hội.
- Đối với các lực lượng tiến bộ nói chung trong cuộc đấu tranh chống thế lực phản động, phản tiến bộ, phản cách
mạng: Ngăn ngừa và đấu tranh chống suy thoái đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa, phai nhạt lý tưởng,
niềm tin cách mạng.

Sự sụp đổ của Liên Xô


Chế độ bao cấp chỉ áp dụng trong thời chiến, nhưng những hậu duệ của Lênin lại áp dụng chính sách này vào thời
bình, gây ra tình trạng quan liêu, dần dẫn đến khủng hoảng.
Quan liêu dẫn đến bất bình, ỷ lại, thủ tiêu động lực lao động.
Sai lầm sự chủ quan trong cải tổ chính sách của Goócbachốp: Đi theo đa nguyên chính trị, từng bước xa rời và
làm trái chủ nghĩa Mác Lênin. Khi Liên Xô khủng hoảng thì từ chức tổng bí thư, cấm đảng cộng sản Liên Xô hoạt
động, đặt đảng cộng sản Liên Xô ra ngoài vòng pháp luật.

Vấn đề 02:
SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

I. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin về GCCN và SMLS của GCCN

01. Khái niệm GCCN:


a) Khái lược sự ra đời của GCCN thế giới
GCCN là con đẻ của nền sx công nghiệp hiện đại, được nền công nghiệp hiện đại rèn luyện và tổ chức lại thành
một lực lượng XH ngày càng hùng mạnh.
Công nhân thủ công nghiệp không nằm trong đối tượng nghiên cứu của CNXHKH.
Nông dân với ruộng đất manh mún, sản xuất nhỏ lẻ. Tư bản châu Âu bán giết hàng triệu nông dân chiếm đoạt
ruộng đất để chăn nuôi cừu, "cừu ăn thịt người", nhằm lấy lông dệt vải. Nên khi nói "con đẻ" bao hàm cả ý nghĩa
đau thương và tràn ngập máu nước mắt. Những người còn sống thì chạy lên thành phố, chờ nền sx thuê mướn họ,
trở thành GCCN. Nhưng nền sx lúc đó cũng chưa đủ sức để đáp ứng việc làm cho tất cả những người đó, nên
những người không có việc làm thì chết đói. Lao động trẻ em bị lạm dụng, bố mẹ chúng làm việc không xuể, hơn
nữa nền sx chuộng lao động trẻ em để đỡ tốn kém chi phí xây cơ sở (hầm, đường), trẻ em phải bò như những con
chuột trong đường hầm. Yêu cầu của sx công nghiệp (sx ngày càng lớn, cần sự tập trung đông đảo), cho nên
những người công nhân cùng thân phận cảnh ngộ dễ dàng tạo thành giai cấp.
GCCN của VN là do hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân chứ không phải là con đẻ của nền sx công nghiệp
hiện đại, nhưng GCCN VN lại sinh ra giữa lòng của một dân tộc nồng nàn yêu nước, nên họ dễ dàng tập hợp lại và
bắt đầu đấu tranh.
b) Đặc trưng cơ bản của GCCN thế giới
- Về phương diện KT-XH:
+ Về phương thức lao động: GCCN là người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành công cụ sx có tính chất
công nghiệp ngày càng hiện đại và XH hoá cao.
VD người nông dân truyền thống gắn chặt với tự nhiên, nông cụ. Có tính chất công nghiệp: những ngành không
phải công nghiệp nhưng gắn với công nghiệp, bị công nghiệp hoá, những người làm trong những ngành này cũng
là công nhân.
Công nhân còn gồm những người đứng máy sản xuất, người bảo trì nâng cấp máy móc, người gián tiếp vận hành
(quản đốc, giám đốc điều hành, giám đốc tài chính).
Những người làm thuê cho lĩnh vực nông nghiệp cho các nhà TB cũng là công nhân nông nghiệp, tương tự với
công nhân dịch vụ, công nhân nông trường, lâm trường, công nhân ngư nghiệp.
Bắt đầu chiếm hữu nô lệ đã có mại dâm, lúc đó chỉ có mại dâm nữ, để thoả mãn những nhu cầu tính dục phóng
túng của đàn ông, là sản phẩm trong một xã hội thiếu văn minh, chà đạp nhân phẩm và thân thể của người khác.
Giáo viên, y bác sĩ là trí thức, không phải công nhân.
+ Về vị trí trong quan hệ sản xuất TBCN: GCCN không sở hữu tư liệu sx chủ yếu của XH.
TK19, đối với Mác, GCCN là vô sản, không bao gồm vô sản lưu manh (không nhà ở, không đấu tranh, thậm chí bị
TS mua chuộc). "Sản" là tư liệu sx, khác với tư liệu tiêu dùng.
Ngày nay, không phải công nhân nào cũng là vô sản, họ có thể có tài sản (như là cổ phiếu cổ phần của công ty họ
làm, cho nên ngày nay ít dùng từ "vô sản". Cho dù 20% công nhân ở Anh, 10% công nhân không phải vô sản thì
tư liệu sx của họ cũng không chiếm quá 5% tư liệu sx của XH. Họ bán cổ phần là một chiêu trò, nhằm phân hoá
GCCN (không phải công nhân nào cũng mua được cổ phiếu), khiến cho công nhân dường như cũng sở hữu
doanh nghiệp cùng ông chủ, lợi tức của doanh nghiệp càng lớn thì họ cũng được hưởng. Cho nên họ trở thành
"những con chim lợn", thậm chí phá hoại sự đấu tranh của những công nhân khác.
- Về phương diện CT-XH:
Là một trong hai lực lượng chính trị cơ bản trong TBCN, có lợi ích đối kháng với GCTS.
Lá cờ của cộng sản chỉ có búa liềm, không có trí thức và nông dân. Trí thức là kẻ cơ hội chính trị, tồn tại qua nhiều
triều đại, nhưng họ không phải kẻ thống trị, chỉ giúp kẻ thống trị thực hiện ước muốn. Nông dân tư hữu liệu sx
(ruộng đất, con vật) nên họ mải chăm lo cho mảnh đất và gia súc, cũng như không có xung đột trực tiếp với tư sản.
Đối kháng gay gắt hơn đối lập, mang tính loại trừ, GCCN đối kháng với tư sản ngay từ khi ra đời.
Có đặc điểm CT-XH của giai cấp lãnh đạo cách mạng mà không giai cấp nào có được:
+ Là giai cấp tiên phong (ngọn gió đi đầu) cách mạng.
Nghĩa đen của cách mạng là chặt đầu, nghĩa bóng là tiêu diệt cái lỗi thời.
+ Là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất.
Vì họ không có gì để mất, đa phần là vô sản. Nông dân tư hữu ruộng đất, họ có ràng buộc nên dễ bị mua chuộc.
Người công nhân nếu mất chỉ mất xiềng xích nô lệ, nếu được thì được cả thế giới về mình. Họ sẽ đi đến tận cùng
của cách mạng.
+ Là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao
Cao nhất là tư sản, là người thầy bất đắc dĩ dạy cho công nhân tính kỷ luật.
+ Là giai cấp có bản chất quốc tế.
c) Định nghĩa khái niệm giai cấp công nhân
* Nội dung SMLS của GCCN
Xoá bỏ sự tư hữu của tư sản, là chế độ tư hữu cuối cùng của loài người; xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sx,
xoá bỏ sự tha hóa của lao động và tình trạng con người bóc lột con người.
Tư hữu của người chủ nô (con người), của địa chủ (ruộng đất), của tư sản (tư liệu sx).
Sứ mệnh là mục tiêu, nhiệm vụ, vai trò; và nó không vĩnh viễn, chỉ trong một giai đoạn lịch sử nhất định, nên gọi là
có tính lịch sử.
Đêm trường Trung Cổ với sự thống trị của thần học, đầy tăm tối và sợ hãi, thủ tiêu sự phát triển của khoa học.
GCTS là người phá bỏ nó ở các nước châu Âu, đó là sứ mệnh cao cả của GCTS. GCTS mở bung sản xuất, tạo ra
khối lượng của cải lớn hơn nhiều so với các giai đoạn trước đó.
Lao động khiến cho con người thoát khỏi động vật, phát triển tư duy, bắt thế giới tự nhiên bộc lộ ra thuộc tính của
nó, họ có như cầu truyền lại kinh nghiệm, nên ngôn ngữ ra đời. Lao động còn là cống hiến cho xã hội (nhưng trong
tư hữu thì lao động bị tha hoá, con người không được sở hữu tư liệu sx).
a) Về chính trị
b) Về kinh tế
c) Về văn hóa, tư tưởng

02. Điều kiện quy định SMLS và việc thực hiện SMLS của GCCN
a) Những điều kiện khách quan quy định SMLS của GCCN
Địa vị của công nhân không phải do họ tạo ra, không phải do họ muốn mà được, mà do điều kiện lịch sử của
CNTB, của xã hội đó, của nền sx đó. Chính lịch sử của các quốc gia, dân tộc đó tạo dựng ra địa vị đó cho công
nhân, lịch sử khiến cho công nhân phải làm những nhiệm vụ mà công nhân phải làm.
- Do địa vị kinh tế của GCCN: GCCN là sản phẩm con đẻ của nền đại công nghiệp TBCN hiện đại, là chủ thể của
quá trình sx vật chất hiện đại. Chính điều kiện khách quan này đã quy định một cách khách quan địa vị kinh tế của
GCCN ở CNTB: đại diện cho sự phát triển của lực lượng sx hiện đại, có tính XH hoá cao và phương thức sx tiên
tiến.
Địa vị KT đó của GCCN đã quy định một cách khách quan SMLS của họ: là lực lượng quyết định phá vỡ QHSX
TBCN khi nó đã trở nên lỗi thời, lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của LLSX; thay thế bằng một QHSX mới, tiến bộ,
phù hợp, mở đường cho sự phát triển của LLSX.
Tính XH hoá: một sản phẩm có sự tham gia của rất nhiều người, mỗi người có vai trò khác nhau.
QHSX đang nằm trong tay TS.
- Do địa vị CT-XH của GCCN
ĐK sống, lao động và quá trình đấu tranh chống áp bức, bóc lột, bất công trong xã hội tư bản chủ nghĩa đã đào
luyện nên giai cấp công nhân với địa vị chính trị - xã hội là một giai cấp tiên tiến nhất, giai cấp cách mạng triệt để
nhất, là lực lượng đối kháng trực diện với giai cấp tư sản.
Với địa vị CT-XH đó, với những đặc điểm CT-XH đã làm nên đặc trưng của GCCN (về phương diện CT-XH) là giai
cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất, tính tổ chức và kỷ luật cao, ý thức tự giác và khả năng đoàn kết quốc tế,
GCCN là giai cấp duy nhất có thể lãnh đạo, dẫn dắt cuộc đấu tranh CM của quần chúng nhằm tự giải phóng mình,
giải phóng quần chúng lao động và giải phóng toàn xã hội.
b) Những điều kiện chủ quan đảm bảo cho việc thực hiện SMLS của GCCN
- Sự phát triển của bản thân GCCN
Sự trưởng thành về CT của GCCN, công nhân phải nhận thức được và muốn làm điều đó.
- Nhân tố chủ quan quan trọng nhất: chính đảng của GCCN
Họ phải đủ sức lãnh đạo được GCCN.
- Liên minh các lực lượng cách mạng

II. Giai cấp công nhân và việc thực hiện SMLS của GCCN hiện nay

01. GCCN hiện nay


a) Những điểm tương đối ổn định của GCCN hiện nay với GCCN TK19
- Là lực lượng sx hàng đầu của XH.
- Vẫn bị GCTS bóc lột giá trị thặng dư
- Phong trào CS và công nhân vẫn là lực lượng đi đầu trong đấu tranh vì dân sinh, dân chủ và tiến bộ XH.
b) Những biến đổi, khác biệt của GCCN hiện nay so với GCCN TK19
- Tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu ngành nghề
- Mở rộng, nâng cao tính chất XH hoá, quốc tế hoá trong lao động, việc làm
- Xu hướng trí tuệ hoá (trí thức hoá, tri thức hoá)
- Biến đổi về sở hữu, thu nhập và mức sống (trung lưu hoá)
- Trở thành giai cấp lãnh đạo XH ở các nước theo CNXH

02. Việc thực hiện SMLS của GCCN hiện nay

III. SMLS của GCCN Việt Nam

Vấn đề 03:
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

I. Điều kiện ra đời và phân kỳ HTKT-XH CSCN


Hình thái KT-XH CSCN là HTKT-XH phát triển cao nhất hiện nay.
- QHSX dựa trên chế độ sở hữu công cộng về TLSX -> thích ứng với LLSX ngày càng phát triển hiện đại, XH hoá
cao.
- Cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn cơ sở hạ tầng của CNTB -> trên cơ sở đó có kiến trúc thượng tầng thực là
của đại đa số nhân dân lao động.
1. Điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của HTKT-XH CSCN
a) Tiền đề về KT-XH
- Sự phát triển của LLSX ngày càng hiện đại và XH hoá cao.
- Những mâu thuẫn nội tại thuộc về bản chất của PTSX TBCN: kinh tế (mâu thuẫn về PTSX) tạo nên khủng hoảng
kinh tế; mâu thuẫn xã hội (đối kháng giai cấp).
- Những mâu thuẫn với xung quanh: giữa các nước tư bản và các nước phụ thuộc; giữa chính các nước tư bản
với nhau; nước giàu và nước nghèo
- Chiến tranh, bóc lột, nghèo nàn, tội ác,...
b) Điều kiện CT-XH
Sự phát triển của GCCN mà đỉnh cao là thắng lợi của cuộc cách mạng XH do GCCN liên minh với các lực lượng
CM tiến hành dưới sự lãnh đạo của đảng CS.
2. Sự phân kỳ của HTKT-XH CSCN
HTKT-XH TBCN hoặc tiền TBCN -> HTKT-XH CSCN (thời kỳ quá độ (những cơn đau đẻ kéo dài) -> CNXH (giai
đoạn thấp) -> CNSC (giai đoạn cao))
Sự bắt đầu HTKT-XH CSCN tính từ khi GCCN giành chính quyền. Sự phân kỳ theo Lênin chia thành các nấc
thang. Mất 300 năm mới quá độ từ PK lên TB, mặc dù bản chất đều là sự tư hữu về TLSX. Để đi đến CNXH là một
quá trình khó khăn và phức tạp, LX là một ví dụ. CNXH xuất hiện khi nền tảng của CNXH ra đời và phát triển dựa
trên nền tảng của chính nó. TQ là nền KT có quy mô lớn nhất thế giới. TQ là chủ nợ lớn nhất thế giới, Mỹ là con nợ
lớn nhất thế giới (phát hành trái phiếu khi khó khăn, TQ là người mua nhiều nhất). VN áp dụng ngoại giao cây tre
(rễ tre không di dời (độc lập dt, CNXH, lợi ích nd), nhưng phương thức ngoại giao thì linh hoạt). Tập trung bao cấp
chỉ có thể áp dụng trong thời chiến và trong CNXH đã thành lập. Nếu đã là CNXH rồi thì mới có thể áp dụng tập
trung bao cấp; nếu áp dụng sớm sẽ dẫn tới quan liêu. Thời kỳ quá độ: làm theo năng lực hưởng theo lao động
(cũng có sự phân phối cho những trường hợp đặc biệt). Thời kỳ CNCS: làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu
(của cải vật chất trong CNCS đã dư thừa (ĐK cần để phân phối theo nhu cầu); ý thức tự giác của con người cực kỳ
cao (tự ý thức về sự đóng góp của mình cho XH để hạn chế nhu cầu của mình).
3. Sáu đặc trưng cơ bản của XHCN
- CNXH giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để con
người phát triển toàn diện.
- CNXH là xã hội do nhân dân lao động làm chủ.
- CNXH có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
chủ yếu.
- CNXH có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của
nhân dân lao động.
- CNXH có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn
nhân loại.
- CNXH bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước
trên thế giới.

II. Thời kỳ quá độ lên CNXH


1. Tính tất yếu và các hình thức quá độ lên CNXH
a) Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH
Bất kỳ nước nào muốn có CNXH, muốn xây dựng HTKT-XH CSCN, thì đều phải trải qua thời kỳ quá độ, dài hay
ngắn còn tùy thuộc vào ĐK KT-XH… của mỗi nước.
b) Các hình thức quá độ lên CNXH
- Hình thức quá độ trực tiếp (từ một nước TBCN phát triển cao: chưa từng xảy ra)
- Hình thức quá độ trực tiếp:
+ Từ một nước TBCN chưa phát triển cao (kiểu đặc biệt).
+ Từ một nước chưa trải qua giai đoạn TBCN (kiểu đặc biệt của đặc biệt).
2. Thực chất, đặc điểm, nội dung của TKQĐ lên CNXH
a) Thực chất
- Là thời kỳ cải biến cách mạng từ XH tiền TBCN và TBCN lên xã hội XHCN.
- Là cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt "ai thắng ai" giữa một bên là GCCN liên minh với các tầng lớp nhân dân lao
động khác đã giành được chính quyền nhà nước, đang phấn đấu đưa đất nước đi lên CNXH, dưới sự lãnh đạo
của đảng CS với một bên là các GCTS thống trị bóc lột đã bị đánh đổ, nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn.
Cuộc đấu tranh đó diễn ra tất cả các lĩnh vực của đời sống XH và là cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp.
b) Nội dung
Là thời kỳ cải tạo cách mạng sâu sắc, triệt để xã hội cũ trên tất cả các lĩnh vực KT, CT, văn hóa, XH, xây dựng
từng bước cơ sở vật chất - kỹ thuật và tinh thần của xã hội XHCN. Đó là thời kỳ lâu dài, gian khổ bắt đầu từ khi
giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền đến khi xây dựng thành công CNXH.
c) Đặc điểm
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ lên CNXH là sự tồn tại đan xen giữa những nhân tố mới và những tàn dư
của xã hội cũ về mọi mặt.
Xã hội của thời kỳ quá độ là xã hội có sự đan xen của nhiều tàn dư về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần
của CNTB hay tiền tư bản với những yếu tố mới mang tính chất XHCN, mới hình thành nhưng chưa phải đã là
những yếu tố phát triển vững chắc của CNXH.
Sự tồn tại đan xen và đấu tranh gay gắt giữa cũ >< mới; tích cực >< tiêu cực; tiến bộ >< phản tiến bộ.
Trên lĩnh vực kinh tế: đan xen các hình thức sở hữu khác nhau.
Trong nền kinh tế của CNQĐ bắt buộc phải có nền KT nhiều thành phần. Hình thức sở hữu tư nhân TLSX của
doanh nhân VN, hình thức sở hữu tư nhân TLSX của tư sản nước ngoài. Sở hữu công hữu của một nhóm người
(tập thể, hợp tác xã) (xe Mỹ Đình); sở hữu công hữu của nhà nước; sở hữu công hữu của toàn dân (sở hữu ruộng
đất ở VN nhưng do nhà nước đại diện -> không hoàn toàn thuộc về nhân dân). Sở hữu công tư liên doanh. Mỗi
quốc gia sẽ chọn ra một kiểu sở hữu đặc trưng làm chế độ sở hữu quốc gia (ở VN là chế độ sở hữu công hữu)
được quy định trong Hiến pháp. Ở VN, sở hữu công hữu là cái mới, sở hữu tư nhân là cái cũ. Sở hữu công hữu giữ
vai trò chủ đạo. Sự tích cực chính là cái mà sở hữu công hữu hướng tới (dân giàu nước mạnh). Sở hữu tư nhân
luôn có sự bóc lột, kinh tế tư nhân có khuynh hướng đi lên CNTB, ngược lại với mục đích của nước ta.
Trên lĩnh vực CT-XH: Mới, tích cực là sự cầm quyền, lãnh đạo của ĐCS, hướng tới những điều tốt đẹp cho toàn
dân. Cái tiêu cực, phản tiến bộ thuộc về xã hội cũ.
Trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng: Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng HCM. Tiến bộ là bởi vì nó đều hướng về nhân
dân. Chúng ta kế thừa văn hóa truyền thống tốt đẹp, cũng như những điều tốt đẹp học được từ nhiều nơi.
Trên lĩnh vực XH: Bên cạnh những quan hệ xã hội văn minh tiến bộ (công bằng, bình đẳng, tự do) đang được xây
dựng và củng cố. Nhưng có những vấn đề làm cản trở.

III. Thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam


1. Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở VN
a) Tính tất yếu của việc bỏ qua chế độ TBCN
- Căn cứ lý luận khoa học:
+ Học thuyết HTKT-XH: Sự chuyển đổi các chế độ là quá trình diễn ra tự nhiên, cho nên rất phong phú. CNXHKH
có đề cập đến các hình thái tiến lên CNXH.
Mỹ cũng bỏ qua chế độ phong kiến. Các nước châu Á cũng bỏ qua chế độ chiếm hữu nô lệ.
+ Lý luận của CNXHKH về những ĐK để một nước có thể bỏ qua chế độ TBCN cần phải đảm bảo các ĐK: phải có
một ĐCS có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo; có những tiềm lực nhất định.
-> VN hoàn toàn có thể và có đủ ĐK bỏ qua chế độ TBCN để quá độ lên CNXH.
- Những căn cứ thực tiễn
+ Phù hợp với xu thế của thế giới trong thời đại ngày nay (thời đại quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới với
mở đầu là CMT10 Nga thành công 1917, một lực lượng từ lý luyện trở thành hiện thực).
+ Thuận theo dòng chuyển động liên tục của cách mạng VN.
+ Phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nhân dân VN.
b) Những điều kiện lịch sử khi VN quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN
c) Nhận thức của ĐCSVN về việc bỏ qua chế độ TBCN
- Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của QHSX và kiến trúc thượng tầng TBCN.
- Nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt về KH và công
nghệ, để phát triển nhanh LLSX, xây dựng nền KT hiện đại.

Vấn đề 04:
DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I. Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ


1. Quan niệm về dân chủ
a) Thuật ngữ "dân chủ"
- Ra đời vào khoảng TK 6 - 7 TCN.
- Trong ngôn ngữ của người Hy Lạp cổ, dân chủ được viết demoskratos trong đó demos là nhân dân (danh từ) và
kratos là cai trị (động từ). Nghĩa này của thuật ngữ dân chủ về cơ bản vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay (quyền
cai trị thuộc về người dân).
b) Quan niệm của chủ nghĩa Mác Lênin về dân chủ
- Thứ nhất, về phương diện quyền lực, quyền dân chủ được hiểu theo nghĩa rộng. Dân chủ là sự thống trị của đại
đa số, là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ nhân của nhà nước, quyền lực nhà nước thuộc sở hữu
của nhân dân, của đại đa số và nó chính là quyền lực căn bản nhất của nhân dân.
Ở XH chiếm hữu nô lệ, dân gói gọn trong chủ nô, tăng lữ; không bao gồm nô lệ.
Trong mọi xã hội, dân không phải là tất cả mọi người (những người chống phá lại nhân dân).
- Thứ hai, xét về phương diện một chế độ xã hội, trong lĩnh vực chính trị, dân chủ là một phạm trù lịch sử, một
phạm trù chính trị, dân chủ mang tính giai cấp sâu sắc (trong các xã hội có giai cấp). Ở phương diện này, dân chủ
là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị, một hình thức hay hình thái nhà nước, là chính thể dân chủ hay chế độ
dân chủ gắn liền với sự thống trị của một giai cấp nhất định. Với nghĩa này, không có dân chủ trừu tượng, phi giai
cấp, ngoài giai cấp; bản chất của dân chủ được thể hiện ở tính giai cấp của nó; dân chủ ra đời và phát triển gắn
liền với nhà nước và mất đi khi nhà nước tiêu vong.
Không bao gồm xã hội nguyên thủy, chỉ xem xét ở những xã hội phân chia giai cấp.
Dân chủ không vĩnh viễn, chỉ tồn tại trong một thời gian lịch sử nhất định. Ở trong xã hội có phân chia giai cấp, dân
trong dân chủ là giai cấp thống trị, chỉ khác chuyện giai cấp thống trị là ai.
Thứ ba, về phương diện tổ chức và quản lý xã hội, dân chủ với tư cách một giá trị xã hội, nó có tính nhân loại. Ở
phương diện này, dân chủ là một nguyên tắc - nguyên tắc dân chủ, đó là nguyên tắc “thiểu số phục tùng đa số”
trong sinh hoạt cộng đồng; nó là một phạm trù vĩnh viễn, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của
con người, của xã hội loài người.
Trong giới động vật, thực vật không có nguyên tắc dân chủ. Nguyên tắc dân chủ tồn tại vĩnh viễn trong xã hội loài
người.
c) Khái lược lịch sử ra đời và phát triển của dân chủ
- Nền dân chủ XHCN
- Nền dân chủ tư sản
- Bước thụt lùi của dân chủ ở chế độ chuyên chế phong kiến
Bởi vì ở chủ nô còn có bầu cử, mua bán (?); phong kiến thì không ai bầu ra vua.
- Dân chủ chủ nô - nền dân chủ đầu tiên trong lịch sử nhân loại
- Hình thức sinh hoạt cộng đồng theo "nguyên tắc dân chủ" ở xã hội nguyên thủy
2.
b) Bản chất của nền dân chủ XHCN
- Chính trị:
+ Đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS, nhất nguyên về chính trị: mang bản chất của GCCN.
+ Có tính nhân dân rộng rãi thể hiện ở mục đích của cơ chế nhất nguyên, một đảng là vì quyền lợi chính trị của
nhân dân - của đại đa số.
+ Có tính dân tộc sâu sắc.
- Kinh tế:
+ Dựa trên chế độ công hữu về TLSX chủ yếu của XH.
+ Thực hiện chế độ phân phối lợi ích chủ yếu là theo kết quả lao động.
+ Vì quyền lợi kinh tế của quần chúng lao động - của đại đa số.
- Tư tưởng văn hóa
+ Lấy hệ tư tưởng khoa học và cách mạng của GCCN - hệ tư tưởng Mác Lênin làm chủ đạo đối với mọi hình thái
ý thức XH.
+ Lấy việc xây dựng nền văn hóa tiến bộ làm chủ đạo đối với đời sống tinh thần của XH.
+ Đem lại quyền làm chủ quá trình sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hóa và tinh thần cho quần chúng nhân
dân - cho đại đa số.
- Bản chất XH của nền dân chủ XHCN
+ Nền dân chủ XHCN có sự kết hợp hài hòa về lợi ích giữa cá nhân, tập thể và lợi ích của toàn xã hội.
+ Thu hút được mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực XH của nhân dân - của đại đa số trong sự nghiệp xây dựng
XH mới.

II. Nhà nước XHCN


1. Sự ra đời, bản chất, chức năng của nhà nước XHCN
2. MQH giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN
- Chính trị
+ Mang bản chất giai cấp của GCCN: bản chất tiến bộ và cách mạng (thúc đẩy theo chiều hướng tiến bộ tốt đẹp).
+ Có tính nhân dân rộng rãi: vì quyền lợi chính trị của nhân dân - của đại đa số.
+ Có tính dân tộc sâu sắc.
- Kinh tế
Là kiểu nhà nước "không nguyên nghĩa", nhà nước "nửa nhà nước";
Vừa là bộ máy chính trị - hành chính, không còn là bộ máy bạo lực của kẻ thiểu số.
Vì quyền lợi KT của quần chúng lao động - của đại đa số.
- Văn hóa, tư tưởng
+ Lấy hệ tư tưởng khoa học và cách mạng của GCCN - hệ tư tưởng Mác Lênin làm chủ đạo đối với mọi hình thái
ý thức XH.
+ Lấy việc xây dựng nền văn hóa tiến bộ làm chủ đạo đối với đời sống tinh thần của XH.
+ Đem lại quyền làm chủ quá trình sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hóa và tinh thần cho quần chúng nhân
dân - cho đại đa số.
- Xã hội: Nhà nước XHCN là "kiểu nhà nước đặc biệt" trong lịch sử.
+ Tính chất XH của nhà nước XHCN ngày càng được mở rộng, sự phân hóa giữa các giai cấp, tầng lớp ngày
càng được thu hẹp -> cơ sở cho sự tồn tại nhà nước không còn nữa.
+ Nhà nước XHCN sẽ "tự tiêu vong" khi XH phát triển đến CNCS.
Nhà nước bình thường luôn duy trì sự tồn tại của mình càng lâu càng tốt, chống lại sẽ bị đàn áp. Nhà nước bình
thường do giai cấp đã giành chiến thắng dùng bạo lực để trấn áp giai cấp thất bại.
Ngoại tình khi hai người chưa lập gia đình là chuyện mà đạo đức điều chỉnh, pháp luật không điều chỉnh.
3. Chức năng của nhà nước XHCN
- Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước,chia thành: chức năng đối nội và đối ngoại.
- Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước, chia thành: chức năng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội…
- Căn cứ vào tính chất của quyền lực nhà nước, chia thành: chức năng giai cấp (trấn áp) và chức năng xã hội (tổ
chức và xã hội).
Xuất phát từ bản chất của nhà nước XHCN, việc thực hiện các chức năng của nhà nước có sự khác biệt so với
các nhà nước trước đó.
4. MQH giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN
Dân chủ XHCN là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động của nhà nước XHCN <-> Nhà nước XHCN là
công cụ quan trọng cho việc thực thi dân chủ XHCN.

Vấn đề 05:
CƠ CẤU XÃ HỘI - GIAI CẤP VÀ LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH

I. Cơ cấu XH - giai cấp trong TKQĐ lên CNXH


1. Cơ cấu xã hội
a) Khái niệm
b) Các loại cơ cấu XH cơ bản
Cơ cấu XH - nghề nghiệp
Cơ cấu XH - dân số
Cơ cấu XH - dân tộc
Cơ cấu XH - tôn giáo
Cơ cấu XH - giai cấp
CNXHKH chỉ tập trung nghiên cứu cơ cấu XH - giai cấp nhằm cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu
vấn đề về liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
2. Cơ cấu xã hội - giai cấp
- Vị trí trong cơ cấu XH: vị trí quyết định.
- Tính quy luật của sự biến đổi cơ cấu XH - giai cấp trong TKQĐ lên CNXH
Biến đổi cơ cấu KT -> Biến đổi cơ cấu XH - giai cấp -> Biến đổi cơ cấu XH - GC gắn liền và bị quy định bởi biến
đổi cơ cấu KT; Cơ cấu XH - GC biến
II. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong TKQĐ lên CNXH
1. Tính tất yếu của liên minh giai cấp trong TKQĐ lên CNXH
Đấu tranh giai cấp chỉ xoay quanh hai giai cấp chủ chốt, những mqh khác chỉ là bị phụ thuộc, ảnh hưởng bởi mqh
với hai giai cấp chủ chốt.
Quan hệ giai cấp, tầng lớp -> (Giành giật) lợi ích (giành sự thống trị, bảo vệ sự thống trị) -> Đấu tranh giữa các
giai cấp, tầng lớp hoặc Liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp
Suy đến cùng, cách mạng bạo loạn lật đổ đều là vì mqh lợi ích.
- Mục tiêu của CM XHCN
+ Giải phóng GCCN, nông dân và các tầng lớp lao động khác (không gồm tư sản).
+ Mác và Ăng ghen: "Tất cả những phong trào lịch sử, từ trước đến nay, đều là do thiểu số thực hiện, hoặc đều
mưu lợi cho thiểu số. Phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số."
2. Nội dung cơ bản của liên minh giữa GCCN với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong TKQĐ lên
CNXH
- Nội dung chính trị: dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp
công nhân, giai cấp nông dân, các tầng lớp lao động khác phải thực hiện những nhiệm vụ chính trị, để đạt mục
đích là xây dựng chế độ chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân.
VN đặt vấn đề liên minh với cả tầng lớp doanh nhân (ở VN không có tư sản), nông dân, trí thức, họ là những tầng
lớp chịu sự lãnh đạo của ĐCS tức là chịu sự lãnh đạo của nhà nước XHCN, quyền lực của nhân dân do nhà nước
đại diện.
- Nội dung kinh tế: thực hiện các mqh công nghiệp-nông nghiệp-KHCN, dịch vụ; thành thị với nông thôn… nhằm
xây dựng QHSX XHCN.
- Nội dung văn hóa, xã hội: nâng cao trình độ học vấn, văn hóa, KHCN, và kỹ năng vận dụng KHCN vào đời sống
cho GCCN, nông dân và các tầng lớp XH.

III. Cơ cấu XH, giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp ở VN trong TKQĐ lên CNXH
1. Cơ cấu XH-GC ở VN trong TKQĐ lên CNXH
a) Đặc điểm nổi bật
- Sự biến đổi cơ cấu XH - giai cấp vừa đảm bảo tính quy luật phổ biến, vừa mang tính đặc thù của XH VN.
- Trong sự biến đổi của cơ cấu XH - giai cấp, vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp ngày càng được khẳng định.
2. Các giai cấp, tầng lớp XH ngày nay khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong XH VN (hai giai hai tầng)
- GCCN -> GC lãnh đạo
- GC nông dân -> Vị trí chiến lược
- Đội ngũ trí thức -> Đặc biệt quan trọng
- Đội ngũ doanh nhân -> Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển bền vững… của nền kinh tế.

Vấn đề 06:
VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG TKQĐ LÊN CNXH

I. Vấn đề dân tộc


1. Khái niệm, đặc trưng cơ bản
a) Lịch sử hình thành dân tộc
Dân tộc ở phương Đông ra đời sớm hơn do hai chất keo gắn kết các tộc người khác nhau tạo thành quốc gia dân
tộc: nhu cầu gắn kết với nhau đề chinh phục tự nhiên, từ cùng nhau chinh phục tự nhiên dẫn đến cùng chia sẻ lợi
ích; nhu cầu gắn kết để có thêm sức mạnh để chống lại các thế lực ngoại xâm. Tuổi đời của các dân tộc phương
Đông đến hàng nghìn năm.
Văn minh phương Tây tính ra chỉ hơn 300 năm tuổi, con đường ra đời của họ gắn với CM dân chủ tư sản (chống
lại phong kiến), tư sản sáp nhập các công quốc, tộc người (do lãnh chúa cai trị) nhỏ lẻ thành nhà nước liên bang.
Ở châu Mỹ, châu Úc, bằng cọ đường ăn hiếp, cướp bóc, diệt chủng, dưới hình thức đoàn thám hiểm, đàn áp cướp
bóc những người da đỏ và da đen.
b) Khái niệm dân tộc
- Dân tộc - tộc người
Trên thế giới có hơn 3000.
- Dân tộc - quốc gia
c) Đặc trưng cơ bản của dân tộc - quốc gia
- Có chung một nhà nước.
- Có chung một tâm lý dân tộc và một nền văn hóa.
- Có chung một ngôn ngữ quốc gia.
- Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế.
- Có chung một lãnh thổ quốc gia ổn định.
2. Hai xu hướng phát triển khách quan
a) Hai xu hướng phát triển khách quan
- Xu hướng hình thành quốc gia - dân tộc độc lập (phát huy tác động nổi bật trong giai đoạn CNTB cạnh tranh tự
do).
Cạnh tranh tự do là không chịu tác động của nhà nước, đế quốc là kẻ đi xâm lược.
- Xu hướng hình thành liên hiệp các dân tộc (phát huy tác động nổi bật trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa).
b) Biểu hiện của hai xu hướng phát triển khách quan của dân tộc trong thời đại ngày nay
- Xét trong phạm vi quốc gia theo CNXH có nhiều dân tộc - tộc người: Xu hướng thứ nhất; Xu hướng thứ hai.
- Xét trong phạm vi mối quan hệ dân tộc quốc tế: Xu hướng thứ nhất; Xu hướng thứ hai.
3. Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác Lênin
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: không được phân biệt về số lượng và trình độ phát triển.
+ Trong phạm vi một quốc gia: bình đẳng giữa các dân tộc trong quốc gia.
+ Trên phạm vi quan hệ quốc tế: bình đẳng giữa các quốc gia trên thế giới.
Phát xít Đức đặt nhân loại trước thảm họa diệt chủng, và nó được sử đồng thuận của người Đức, chính dân tộc
Đức cũng có tư tưởng chúng ta là giống loài thượng đẳng, có tư tưởng chống bình đẳng dân tộc. Dân Do Thái
được Mỹ hỗ trợ thành lập nhà nước Israel trên đất nước Ả Rập (khi đó Ả Rập chưa tuyên bố chủ quyền). Sau đó
Liên Hợp Quốc bảo trợ dân tộc Ả Rập thành lập nhà nước Palestine.
- Các dân tộc được quyền tự quyết:
+ Thế nào là dân tộc tự quyết: bất cứ dân tộc nào đều có quyền quyết định vận mệnh (sự sống hay cái chết, đi
theo con đường nào) của mình.
Một số dân tộc ở VN chỉ còn vài trăm người cấm kết hôn ngoại tộc, cho phép kết hôn cận huyết gây suy đồi nguồn
gien. Ở Tây Nguyên còn tập tục nếu khi mẹ sinh con, mẹ chết thì phải chôn sống đứa con theo quan tài mẹ, cho
nên có rất nhiều đứa trẻ được đồn biên phòng cứu và trở thành con nuôi của đồn biên phòng.
Ở VN chưa có luật cấm tự tử, Nhật Bản thì có (do có nhiều TH tự tử tập thể).
+ Nội dung / biểu hiện của quyền dân tộc tự quyết: Phải đảm bảo cả hai xu hướng phát triển khách quan.
+ Nguyên tắc giải quyết quyền dân tộc tự quyết: Việc chấp nhận, ngăn cản dân tộc liên hiệp hay tách ra độc lập
với dân tộc khác phải đứng trên lập trường cách mạng của GCCN, phải đảm bảo lợi ích của các dân tộc có liên
quan.
Việc chuyển quyền sử dụng đất ở Tây Nguyên có nhiều vấn đề bất cập: người dân từng che chở bộ đội chiến đấu,
từng sống chết với mảnh đất đó lại sống trong khó khăn, còn những vùng đất phì nhiêu lại thuộc về người không
phải bản địa (đặc biệt là người Kinh). Mỹ lợi dụng mâu thuẫn này để kích động thành lập nhà nước Dega tự trị theo
đạo Tin lành Dega, với khẩu hiệu đuổi người Kinh ra khỏi Tây Nguyên, tạo nên bạo động ở Tây Nguyên. Đại tướng
Võ Nguyên Giáp nói Tây Nguyên là nóc nhà của VN, có được Tây Nguyên là có được VN. Việc tách ra không phải
nguyện vọng của người dân Tây Nguyên, mà chỉ là ý đồ của những kẻ phản động.
Đông Timor tách ra nhận được sự ủng hộ của Asian, Liên Hợp Quốc vì họ không xâm phạm lợi ích của ai. Nhưng
Ukraine gia nhập EU hay NATO. Với luật của NATO, các nước thuộc NATO phải chấp nhận Mỹ đặt vũ khí ở quốc
gia đó. Nếu Mỹ đặt vũ khí ở Ukraine, Nga sẽ bị tiêu diệt, cho nên Nga không thể ngồi yên. Putin đã từng là đảng
viên cấp cao, cựu sĩ quan tình báo trong ĐCS Liên Xô, ông chưa từng muốn ra khỏi Đảng mà ĐCS bị Goóc ba
chốp giải thể. Putin khẳng định ông là đảng viên ĐCS Liên Xô và chưa từng ra khỏi Đảng, trong nhiệm kỳ thứ nhất
lên nhậm chức đã yêu cầu các nhà đại tư bản nâng cao chất lượng đời sống của công nhân, nếu không sẽ quốc
hữu hóa tài sản; đánh thuế rất mạnh kinh tế tư nhân.
- Liên hiệp giai cấp công nhân các dân tộc
+ Định nghĩa: Liên hiệp không chỉ là hợp tác về lợi ích, mà bao gồm cả đoàn kết, tương trợ, gắn bó, giúp đỡ.
Để các dân tộc giành được các độc lập và tự quyết thì các người lãnh đạo các dân tộc phải liên hiệp với nhau.
+ Vị trí trong Cương lĩnh dân tộc: Là nội dung quan trọng nhất, là con đường để đạt được hai quyền còn lại. Nó
làm cho cương lĩnh trở thành chỉnh thể, vừa là cương lĩnh khoa học vừa là cương lĩnh cách mạng
Quyền bình đẳng và quyền tự quyết là hai quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của dân tộc, có bình đẳng mới có
tự quyết, nếu có tự quyết thì mới có thể bình đẳng, chúng gắn chặt với nhau.

II. Vấn đề tôn giáo


1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác Lênin
a) Bản chất, nguồn gốc, tính chất, chức năng của tôn giáo
- Khái niệm
+ Tôn giáo: Một hình thái ý thức XH phản ánh hiện thực khách quan; thông qua sự phản ánh đó đó, các lực lượng
tự nhiên trở thành siêu tự nhiên, thần bí,...
Theo luật VN:
Tôn giáo thường có giáo chủ; có hệ thống kinh sách quy định giáo lý giáo luật lễ nghi; có giáo hội; có hệ thống cấp
bậc chức sắc, chức việc, chức vụ…
Tín ngưỡng thì không có giáo chủ, không có giáo lý tín điều, có lễ nghi nhưng không đến mức như tôn giáo, không
có giáo hội; không có chức sắc, chức việc
+ Tín ngưỡng
=> Tín ngưỡng: Niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán
truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Tôn giáo (nằm trong tín ngưỡng): Niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm
đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Ở VN sáu tôn giáo lớn: Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo.
Các tín ngưỡng: thờ anh hùng dân tộc, thờ mẫu tam phủ, thờ tổ tiên, thờ thành hoàng làng.
+ Mê tín dị đoan: Là thứ đeo bám vào tín ngưỡng tôn giáo làm cho tôn giáo tín ngưỡng biến chất. Niềm tin mê
muội mù quáng vào những điều quái gở, nó khác với tín ngưỡng tôn giáo ở chỗ nó không chân chính, nó gây ra
hậu quả xấu.
đặt vấn đề kpop
- Bản chất:
+ Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hóa do con người sáng tạo ra.
+ Tôn giáo là sự phản ánh hư ảo hiện thực khách quan vào đầu óc con người.
- Nguồn gốc
+ Nguồn gốc tự nhiên kinh tế-XH
Nguồn gốc tự nhiên xuất hiện sớm nhất ngay từ thời nguyên thủy, con người không giải thích được sức mạnh của
tự nhiên nên họ tôn sùng và kính sợ nó.
KT-XH từ thời chiếm hữu nô lệ xã hội phân chia địa vị, giai cấp, họ không giải thích được số phận đau khổ của
mình, nên họ quy về học thuyết số phận.
+ Nguồn gốc nhận thức
Từ sự hạn chế về khoa học trong nhận thức của con người.
+ Nguồn gốc tâm lý
Tâm lý sợ hãi: Nỗi sợ lớn nhất là sợ chết.
Tâm lý biết ơn kính trọng: anh hùng dân tộc, ông bà tổ tiên
- Tính chất của tôn giáo (không phải lúc nào cũng mang đủ cả ba)
+ Tính lịch sử: Ra đời và biến đổi gắn với điều kiện lịch sử cụ thể; tôn giáo không vĩnh hằng.
+ Tính quần chúng: Mọi người đều có thể theo, cũng hiếm có người nào không theo, không bị ảnh hưởng bởi tôn
giáo. Nơi sinh hoạt tâm linh (nhà thờ, chùa,...) diễn ra các hoạt động giáo dục, đám cưới
+ Tính chính trị:
b) Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo và nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề tôn giáo trong TKQĐ lên CNXH
- Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo
+ Nhận thức: Trong TKQĐ lên CNXH, trình độ tri thức của nhân dân chưa thật cao; cùng với đó, nhiều hiện tượng
tự nhiên và XH đến nay KH chưa giải thích thấu đáo… nhưng vấn đề đó tạo cơ hội cho sự nhận thức sai lệch của
con người, trong đó bao gồm cả nhận thức tôn giáo, là cơ hội để tôn giáo tiếp tục tồn tại và phát triển.
+ Tâm lý: Tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong đời sống nhân loại, đã ăn sâu vào tiềm thức, lối sống của nhiều người
dân, trở thành tập quán, thói quen,... của một bộ phận không nhỏ nhân dân.
+ Chính trị-XH: Do sự phù hợp, sự tự điều chỉnh; Do nỗi sợ bởi những mối đe dọa trong cuộc sống như chiến
tranh, nghèo đói, bệnh dịch…; Do sự nuôi dưỡng bởi các thế lực chính trị phản động hòng lợi dụng.
+ Kinh tế: Khi còn nhiều thành phần KT khác nhau vận hành theo cơ chế thị trường với những lợi ích khác nhau
nên vẫn còn bất bình đẳng về KT, VH, XH,...; người dân vẫn đang chịu tác động mạnh mẽ của những yếu tố ngẫu
nhiên, may rủi do cơ chế thị trường tạo ra… Do đó, họ vẫn có tâm lý nhờ cậy, cầu mong vào thế lực siêu nhiên.
Hiện tượng phú quý sinh lễ nghĩa, hiện đại có điều kiện kinh tế để phát triển.
+ Văn hóa: Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo vẫn còn có khả năng đáp ứng ở một mức độ nào đó nhu cầu văn hóa
tinh thần của của một bộ phận nhân dân và vẫn còn có ý nghĩa nhất định về giáo dục ý thức cộng đồng, đạo đức,
phong cách, lối sống. Vì vậy việc tôn trọng, kế thừa (có chọn lọc, có định hướng) những giá trị văn hóa trong sinh
tín ngưỡng, tôn giáo là cần thiết.
- Nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề tôn giáo
+ Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không theo tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
Theo, không theo, theo/chịu ảnh hưởng cùng một lúc nhiều tôn giáo.
+ Phát huy mặt tích cực, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng, tôn giáo gắn liền với quá trình
cải tạo XH cũ, xây dựng XH mới.
+ Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.
Tôn trọng sự tự do tôn giáo nhưng kiên quyết ngăn chặn những thế lực đội lốt tôn giáo nhằm mưu đồ chính trị.
+ Có quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tôn giáo.
2. Tín ngưỡng, tôn giáo ở VN và quan điểm, chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và nhà nước ta
hiện nay
a) Đặc điểm tín ngưỡng tôn giáo và quan hệ tín ngưỡng tôn giáo ở VN
b) Quan điểm, chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và nhà nước ta hiện nay
Đại đoàn kết tôn giáo, dân tộc

You might also like