You are on page 1of 3

-Khái niệm về chính sách xã hội:

Chính sách xã hội nhằm xác định và tìm cách giảm thiểu bất bình đẳng trong
tiếp cận dịch vụ và hỗ trợ giữa các nhóm xã hội được xác định theo tình trạng
kinh tế – xã hội, chủng tộc, dân tộc, tình trạng di cư, giới, khuynh hướng tình
dục, khuyết tật và tuổi tác và giữa các quốc gia là bước phát triển mới của lịch
sử lập hiến nước ta trong việc thể chế hóa những tư tưởng, quan điểm và nội
dung cơ bản của chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Các quy định về
chính sách xã hội được thể hiện chủ yếu trong Chương III - Kinh tế, xã hội, văn
hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường và một số quy định trong
Chương II - Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Một trong những yêu cầu cơ bản, quan trọng của chính sách xã hội là sự thống
nhất biện chứng của chúng với chính sách kinh tế. Trình độ phát triển kinh tế là
tiền đề để phát triển chính sách xã hội và ngược lại, sự hợp lý, sự công bằng và
tiến bộ được thực hiện qua chính sách xã hội lại tạo ra những động lực mạnh mẽ
cho việc thực hiện những mục tiêu kinh tế nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh.
Chính sách xã hội phải đạt được những mục tiêu đem lại đời sống tốt đẹp cho
con người, mang lại sự công bằng, dân chủ cho mỗi con người, không theo chủ
nghĩa bình quân. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, chính sách xã
hội phải hướng tới sự công bằng xã hội, phải đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi
và nghĩa vụ giữa các thành phần kinh tế trước pháp luật. Chính sách xã hội hợp
lý là tạo điều kiện phát triển kinh tế bền vững, quan tâm đến lợi ích và phát huy
được tiềm năng lao động sáng tạo của tất cả các giai cấp và tầng lớp dân cư
trong xã hội. về chính sách xã hội tiến bộ và nhân đạo, đảm bảo sự phát triển
toàn diện của con người Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Mục tiêu của chính sách xã hội
thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của
nhân tố con người và vì con người. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế vón
phát triển văn hóa, xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời
sổng vật chất và đời sống tỉnh thần của nhân dân. Coi phát triển kinh tế là cơ
sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội
là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế”.

-Vai trò của CSXH:

Một trong những vai trò của chính sách xã hội đó chính sách này được nhận
định là một trong các công cụ, biện pháp để Nhà nước tiến hành phát triển toàn
diện con người. Hay là chính sách xã hội được nhận định là chính sách đối với
con người, nó phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực con người trong việc ổn định
và phát triển xã hội, nó ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của xã hội.

– Chính sách xã hội phân tích các vai trò khác nhau của: chính phủ quốc gia, gia
đình, xã hội dân sự, thị trường và các tổ chức quốc tế trong việc cung cấp các
dịch vụ và hỗ trợ trong suốt cuộc đời từ thời thơ ấu đến tuổi già. Các dịch vụ và
hỗ trợ này bao gồm hỗ trợ trẻ em và gia đình, đi học và giáo dục, đổi mới nhà ở
và khu vực lân cận, duy trì thu nhập và giảm nghèo, hỗ trợ thất nghiệp và đào
tạo, lương hưu, chăm sóc sức khỏe và xã hội. Chính sách xã hội nhằm xác định
và tìm cách giảm thiểu bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ và hỗ trợ giữa các
nhóm xã hội được xác định theo tình trạng kinh tế – xã hội, chủng tộc, dân tộc,
tình trạng di cư, giới, khuynh hướng tình dục, khuyết tật và tuổi tác và giữa các
quốc gia.

– Những phân hóa, mâu thuẫn và khác biệt xã hội được khắc phục dựa trên một
công cụ cụ thể đó chính là chính sách xã hội. Đồng thời chính sách này còn
được dùng để để điều tiết các quan hệ xã hội nhằm phát huy khả năng của toàn
xã hội vào những mục tiêu chung. Nói một cách đơn giản hơn là khi cơ cấu xã
hội của xã hội đó không còn phù hợp để thúc đẩy xã hội phát triển hay là khi xã
hội có “vấn đề xã hội” nảy sinh, thì lúc này, cần phải điều chỉnh vào các phân
hệ của cơ cấu xã hội bằng cách dùng các chính sách xã hội tác động vào để cho
xã hội được công bằng, tạo môi trường tích cực cho xã hội phát triển và từ đó
hướng tới hình thành cơ cấu xã hội mới phù hợp, tối ưu, đảm bảo cho xã hội tồn
tại và phát triển trong sự ổn định.

Suy đến cùng thì chính sách xã hội hợp lý và giải quyết thỏa đáng các mối quan
hệ xã hội trên nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác nhau cần dựa trên việc đảm bảo
xã hội phát triển trong sự ổn định, đây được xem là một trong những nội dung
tiên quyết.

Sự công bằng xã hội được hướng tới dựa trên vai trò quan trọng của chính sách
xã hội. Cũng chính vì vậy mà nó đã tạo ra tính tích cực, năng động xã hội, làm
cho xã hội phát triển bền vững. Bởi vậy mà sự cân đối mặt bằng giữa các chính
sách, là giải quyết chính sách xã hội sao cho vấn đề lợi ích giữa các đối tượng
có thể có chênh lệch nhưng xã hội chấp nhận được và được xác định chung đó
chính là công bằng. Các động lực xã hội sẽ bị làm triệt tiêu và dẫn tới sự trì trệ
và khủng hoảng xã hội nếu không có chính sách xã hội phù hợp, giải quyết đúng
đắn vấn đề mấu chốt này. Bài học kinh nghiệm qua việc áp dụng một chính sách
cào bằng chung chung trong thời bao cấp trước đây ở nước ta dẫn đến tình trạng
khủng hoảng kinh tế trầm trọng cho thấy rõ điều đó.
Tài liệu tham khảo
https://luatduonggia.vn
https://luanvanviet.com
https://luatminhkhue.vn
giáo trình lịch sử đảng
https://www.studocu.com
https://toc.123docz.net/document/789448-danh-muc-tai-lieu-tham-
khao.htm

You might also like