You are on page 1of 2

.

Để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với quản lý phát triển xã
hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, cần tập trung vào những giải pháp về cơ
chế, chính sách cơ bản sau:               

Trước hết, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện pháp luật về chính sách xã hội, an sinh xã
hội, tạo hành lang pháp lý để kiến tạo mô hình hệ thống an sinh xã hội với các trụ
cột cơ bản để bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công
dân theo hiến định trong một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

Thứ hai, mục tiêu phát triển xã hội bền vững để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc phải
được thực hiện thông qua các giải pháp quản lý phát triển xã hội hiệu quả để giải
quyết hài hòa các quan hệ xã hội, phân hóa giàu nghèo, bảo đảm sự ổn định và phát
triển xã hội bền vững nhằm khắc phục từng bước sự mất cân đối về cơ cấu giai
tầng xã hội, dân cư, ngành nghề, dân tộc, tôn giáo; kiểm soát và xử lý các rủi ro,
mâu thuẫn, xung đột xã hội, để bảo đảm mọi người dân đều được tự do, bình đẳng
cơ hội và điều kiện phát triển toàn diện.

Thứ ba, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội là phải gắn kết chặt chẽ chính sách kinh
tế với chính sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống cho
nhân dân, bảo đảm để nhân dân được hưởng thụ ngày một tốt hơn thành quả của sự
nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội.   

Thứ tư, thực hiện các cơ hội bình đẳng để giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm
và thu nhập cho người lao động thì Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, cơ
chế và giải pháp tích cực để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng
tỷ trọng lao động khu vực chính thức; nâng cao chất lượng nguồn lao động của đất
nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ năm, hoàn thiện chính sách phân phối và phân phối lại phải bảo đảm lợi ích
của Nhà nước, người lao động và cơ quan, doanh nghiệp. Chú trọng phân phối lại
qua phúc lợi xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, giáo dục. Thực hiện chế độ phân
phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế. Mở rộng chính sách phúc lợi
xã hội thành hệ thống chính sách an sinh xã hội đa tầng. Đây là một trong những
chỉ báo quan trọng của một xã hội công bằng và văn minh.

Cuối cùng, coi trọng chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác kế hoạch hóa gia đình,
bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em theo hướng đảm bảo công bằng, giảm
chênh lệch mới về tiếp cận chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân giữa các địa
bàn, các nhóm đối tượng. Đầu tư cho y tế là đầu tư cho phát triển; phòng bệnh hơn
chữa bệnh; chuyển từ cơ chế đầu tư tài chính cho cơ sở y tế sang hỗ trợ trực tiếp
cho người dân thông qua BHYT và tiến tới BHYT toàn dân; bảo đảm để mọi người
dân có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng; bình đẳng giữa
y tế nhà nước và y tế tư nhân, thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực y tế; bảo đảm sự
quản lý, điều tiết và đầu tư thích hợp của Nhà nước trong lĩnh vực này phù hợp với
sự phát triển xã hội, có chính sách hỗ trợ cần thiết đối với người nghèo và các đối
tượng khó khăn.

You might also like