You are on page 1of 6

Các dạng chuẩn

Dữ liệu không được chuẩn hóa


Ví dụ: Dữ liệu của bảng SINHVIEN
Trường hợp 1: Dữ liệu lặp lại

Trường hợp 2: Dữ liệu phức

 Nhược điểm:
- Dư thừa dữ liệu
- Dữ liệu không nhất quán
- Khó cập nhật, truy xuất dữ liệu
 Cần phải chuẩn hóa cơ sở dữ liệu
✓ Mục đích:
+ Giảm dư thùa dữ liệu
+ Đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu
+ Hỗ trợ dễ dàng cập nhật, truy xuất dữ liệu
✓ Các dạng chuẩn hóa (Normalization Form):
+ Dạng chuẩn 1 (1 Normal Form – 1NF)
+ Dạng chuẩn 2 (2 Normal Form – 2NF)
+ Dạng chuẩn 3 (3 Normal Form – 3NF)
+ 4NF, 5NF, 6NF, BCNF, EKNF, ETNF
❖ Dạng chuẩn 1 (1 Normal Form – 1NF)
Quan hệ (bảng) đạt dạng chuẩn 1 khi thỏa mãn các yếu tố sau:
- Các thuộc tính phải là nguyên tố, không được chứa giá trị phức.
- Không chứa các thuộc tính gây lặp
- Không chứa các thuộc tính có thể tính toán từ các thuộc tính khác
- Xác định được thuộc tính khóa chính
Ví dụ: bảng Sinh viên - thiết kế không đạt dạng chuẩn 1

Ví dụ: Bảng Sinh viên – thiết kế đạt dạng chuẩn 1


❖ Dạng chuẩn 2 (2 Normal Form – 2NF)
Quan hệ (bảng) đạt dạng chuẩn 2 khi thỏa mãn các yếu tố sau:
- Phải đạt dạng chuẩn 1.
- Các thuộc tính không phải là khóa chính, phải phụ thuộc hoàn toàn vào khóa
chính. Không được phép phụ thuộc vào 1 phần của khóa chính
Ví dụ: bảng Kết quả thi - thiết kế không đạt dạng chuẩn 2

Khóa chính gồm 2 thuộc tính: Mã SV, Mã Môn học


Thuộc tính không phải khóa chính:
+ Họ tên phụ thuộc vào 1 phần của khóa chính (Mã SV)
+ Tên Môn học phụ thuộc 1 phần của khóa chính (Mã Môn học)
Ví dụ: bảng Kết quả thi - thiết kế đạt dạng chuẩn 2
❖ Dạng chuẩn 3 (3 Normal Form – 3NF)
Quan hệ (bảng) đạt dạng chuẩn 3 khi thỏa mãn các yếu tố sau:
- Phải đạt dạng chuẩn 2
- Các thuộc tính không phải là khóa chính phải phụ thuộc trực tiếp vào khóa
chính. Không được phép phụ thuộc bắc cầu thông qua thuộc tính khác
Ví dụ: bảng Sinh viên - thiết kế chưa đạt dạng chuẩn 3

Khóa chính: Mã SV
Thuộc tính không phải khóa chính:
+ Tên lớp được xác định từ Mã lớp
+ Sĩ số được xác định từ Mã lớp
 2 thuộc tính không phải là khóa chính: Tên lớp, sĩ số không phụ thuộc
trực tiếp vào khóa chính (Mã SV) mà phụ thuộc bắc cầu thông qua thuộc
tính khác (Mã lớp), Mã lớp trong bảng Sinh viên phụ thuộc vào Mã SV
 Ví dụ: bảng Sinh viên - thiết kế đạt dạng chuẩn 3
 Các bước chuẩn hóa quan hệ về dạng chuẩn 3NF
- Kiểm tra quan hệ có đạt chuẩn 2 hay chưa, nếu chưa thì phải chuyển thành dạng
chuẩn 2
- Khi quan hệ đã ở dạng chuẩn 2, thực hiện loại bỏ các phụ thuộc hàm bắc cầu

❖ Dạng chuẩn BC (Boyce-Codd Normal Form – BCNF)


Một lược đồ quan hệ R được gọi là đạt chuẩn BC nếu mọi phụ thuộc hàm
không hiển nhiên của F đều có vế trái là siêu khóa.
Ví dụ:
Cho R(ABCD) có F={AB → CD, AC → B}
R có 2 khoá là AB và AC
Xét lần lượt các phụ thuộc hàm trong F:
▪ AB → CD: có AB là siêu khoá
▪ AC → B: có AC là siêu khoá
 R đạt chuẩn BC
HƯỚNG DẪN BÀI TẬP TÌM BAO ĐÓNG, TÌM KHÓA, DẠNG CHUẨN

Câu 1: Cho lược đồ quan hệ R(ABCDE) và tập phụ thuộc hàm
F = {BC → DE, A → C, AB → D, CD → B, AD → B}

a/ Tìm bao đóng của các tập thuộc tính: AB, EA

b/ Dùng thuật toán tìm khoá hãy tìm tất cả các khoá của lược đồ quan hệ trên.

c/ Xác định dạng chuẩn cao nhất của lược đồ quan hệ trên.
Hướng dẫn
a/ Tìm bao đóng của các tập thuộc tính: AB, EA

- Bao đóng của AB: ABCDE

- Bao đóng của EA: EAC

b/ Dùng thuật toán tìm khoá hãy tìm tất cả các khoá của lược đồ quan hệ trên.

TN = {A}

TG = {B, C, D}

Xi Xi  TN (Xi  TN)+ Si KHÓA

 A AC
B AB U AB AB
C AC AC
D AD U AD AD
BC ABC U ABC
BD ABD U ABD
CD ACD U ACD
BCD ABCD U ABCD
c/ Xác định dạng chuẩn của lược đồ quan hệ trên.

- Ta có: quan hệ R có 2 khóa là AB và AD


- Tồn tại phụ thuộc hàm A → C, C là thuộc tính không khóa không phụ thuộc hàm
đầy đủ vào khóa. Do đó, R không đạt dạng chuẩn 2. Vậy R đạt dạng chuẩn 1.

You might also like